Kinh tế   17/07/2024

Chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng ở Việt Nam (Phần 1): Mục tiêu rõ ràng

Việt Nam đang quyết tâm trong việc theo đuổi “mục tiêu kép” là chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng.

Image
Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định "Việt Nam sẽ không thiếu điện" trong một phiên thảo luận tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) hôm 26/6, tại TP Đại Liên, Trung Quốc - (C): Dương Giang/TTXVN

Chuyển đổi xanh gắn liền với an ninh năng lượng

Hiện nay, biến đổi khí hậu (climate change) không còn là vấn đề mới mẻ; tình trạng này đang là thách thức lớn đối với an ninh của các quốc gia. Những tác động của biến đổi khí hậu lên mọi mặt của đời sống xã hội đều có thể được cảm nhận một cách rõ ràng. Trước thực trạng đó, kể từ cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học đã “gióng hồi chuông” cảnh báo đến lãnh đạo của các quốc gia về tầm quan trọng của việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Với các quốc gia, việc giảm phát thải khí nhà kính trong mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ bắt buộc. Trong tiến trình đó, việc “khử carbon” (decarbonization) ngành năng lượng thường được xem là bước đi đầu tiên. Điều này là bởi phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mọi hoạt động của con người. Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ngành năng lượng chiếm hơn 3/4 tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2020, năng lượng chiếm khoảng 60% tổng phát thải khí nhà kính, và con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 73% vào năm 2030.

Như vậy, việc giảm phát thải cần bắt đầu từ việc “xanh hóa” ngành năng lượng, bao gồm chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch (fossil-fuel) sang các nguồn năng lượng thay thế không phát thải (năng lượng tái tạo). Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nguy cơ gây gián đoạn nguồn cung năng lượng, vì các nguồn năng lượng tái tạo không đảm bảo ổn định như các nguồn năng lượng truyền thống. Các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện phụ thuộc vào chế độ thủy lưu của các con sông, vốn thay đổi vào các thời điểm trong năm; điện mặt trời có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết vào ban ngày, chẳng hạn như mây hoặc sương mù; và điện gió phụ thuộc vào chế độ gió, cũng thay thổi theo các mùa trong năm.

Trong khi đó, năng lượng lại là “mạch máu” của nền kinh tế toàn cầu và là đầu vào của mọi ngành sản xuất. Sự tăng trưởng “thần tốc” của các nền kinh tế mới nổi (emerging economies) đều gắn liền với sự gia tăng kỷ lục trong tiêu thụ năng lượng, điển hình như tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 2000, và con số này của Ấn Độ là gấp hai lần. Để đảm bảo hoạt động công nghiệp không bị gián đoạn, hai quốc gia này đã ưu tiên cho mục tiêu “ổn định” năng lượng hơn là “giảm phát thải”, khi than đá vẫn là đầu vào năng lượng chủ yếu ở hai nước. Ngoài ra, phát thải khí nhà kính ở một số nền kinh tế phát triển như Nhật Bản hay Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phát thải toàn cầu.

Những chỉ dấu trên cho thấy hai mục tiêu “chuyển đổi xanh” và “an ninh năng lượng” dường như đang “loại trừ” nhau, và các quốc gia có xu hướng ưu tiên cho an ninh hơn là chuyển dịch năng lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các căng thẳng địa chính trị diễn biến phức tạp và tác động tới mọi khía cạnh của nền kinh tế - chính trị quốc tế như hiện nay, “chuyển đổi năng lượng” ngoài việc mang ý nghĩa “xanh”, còn có liên hệ mật thiết đến an ninh năng lượng nói riêng và an ninh quốc gia nói chung.

Minh chứng rõ nét nhất cho mối liên hệ này là tình trạng “chao đảo” của thị trường năng lượng toàn cầu sau cuộc chiến Nga - Ukraine. Các nước châu Âu từ lâu đã phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga, và chỉ riêng nước Đức - đầu tàu kinh tế của châu lục - đã phụ thuộc đến hơn 55%. Dưới tác động của những lệnh trừng phạt mà Brussels nhắm vào Moscow, khí đốt từ Nga sang châu Âu đã liên tục bị cắt giảm. Sự thiếu hụt đột ngột của nguồn cung khí đốt từ Nga đã khiến giá khí đốt toàn cầu tăng vọt, đặt nền kinh tế không chỉ của châu Âu, mà cả châu Á, vào tình trạng lao đao.

Đây không phải lần đầu tiên năng lượng là tâm điểm của các căng thẳng chính trị quốc tế. Từ tháng 10/1973 đến tháng 3/1974, các thành viên Ả Rập của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm vận xuất khẩu dầu sang Mỹ và các nước đồng minh của Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur (giữa Israel và Liên quân các quốc gia Ả Rập do Ai Cập và Syria dẫn đầu). Động thái của các quốc gia Ả Rập đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng nhất trong lịch sử, kéo theo đó là khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu.

Với việc các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và khí đốt là đầu vào quan trọng đối với mọi nền kinh tế trên thế giới, việc phân bố không đồng đều các nguồn tài nguyên này về không gian đã mang lại lợi thế cho một số ít quốc gia. Theo đó, một số nước giàu năng lượng như Nga, các thành viên khối OPEC hay Mỹ có thể “vũ khí hóa” ưu thế về năng lượng của mình thông qua các biện pháp như cắt giảm sản lượng, hạn chế xuất khẩu, hay cấm vận hoàn toàn nguồn cung năng lượng sang các nước “đối thủ” để gây sức ép, buộc họ phải hành xử theo ý chí của mình. Việc tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, do đó, sẽ tạo cơ hội để các quốc gia kể trên sử dụng năng lượng như đòn bẩy chính trị (political leverage) để đe dọa đến an ninh năng lượng của các quốc gia nhập khẩu năng lượng.

Trong khi đó, khác với nhiên liệu hóa thạch, các hạ tầng năng lượng tái tạo, một khi được triển khai có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài và không bị phụ thuộc vào nguyên liệu từ bên ngoài. Cụ thể, vòng đời kỹ thuật của một tấm pin mặt trời kéo dài khoảng 20-30 năm và turbine điện gió là khoảng 20 năm. Trong suốt thời gian này, các thiết bị chỉ cần được tu sửa và bảo trì định kỳ, thay vì được khai thác hoặc nhập khẩu liên tục như dầu mỏ hay khí đốt.

Nhìn chung, việc tăng cường tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn năng lượng (energy mix) không chỉ nhằm giảm phát thải, mà còn nhằm tăng cường khả năng tự chủ năng lượng (energy independence) và đảm bảo an ninh quốc gia. Do đó, việc tiến hành “chuyển đổi xanh” và đảm bảo “an ninh năng lượng” là hai mục tiêu song hành.

Bài toán của Việt Nam

Đối với Việt Nam, việc thực hiện “mục tiêu kép” nêu trên lại càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi, Việt Nam là nước đang phát triển, có nhu cầu năng lượng lớn và tăng dần qua từng năm. Theo ước tính, Việt Nam có hơn 3.000 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm với khoảng 2.590 cơ sở sản xuất công nghiệp, và phần còn lại là các cơ sở sản xuất nông nghiệp, vận tải, công trình xây dựng. Trong đó, các ngành công nghiệp nặng như như xi măng, thép, hóa chất và ngành giao thông vận tải là những ngành tiêu thụ năng lượng cao.

Trong khi đó, Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng thế giới và phải nhập khẩu các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá hay dầu mỏ từ bên ngoài. Cụ thể, năng lực sản xuất xăng, dầu trong nước của Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu, và hơn một nửa trong con số 80% này được chế biến từ dầu thô nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu lượng than kỷ lục, lên đến 51,16 triệu tấn, và chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu than đã đạt hơn 27 triệu tấn, tăng mạnh 60% về lượng so với cùng kỳ năm 2023. Thực tế này khiến giá cả các mặt hàng xăng, dầu và than ở trong nước chịu tác động trực tiếp từ những biến động giá của thị trường năng lượng quốc tế, nhất là khi diễn ra các căng thẳng địa chính trị.

Điển hình là trong năm 2022, ngay sau cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra, giá dầu thô thế giới đã đột ngột “vút tăng”, có lúc lên đến 139 USD/thùng. Giá dầu thế giới tăng khiến Việt Nam phải tốn nhiều chi phí hơn để nhập khẩu các mặt hàng dầu thô lẫn xăng, dầu thành phẩm, với các mức tăng lần lượt là 60,5%, 22,8% và 123,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Điều đó khiến giá xăng, dầu trong nước tăng theo, với 6 tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83%, có lúc vượt mức “đỉnh” 26.140 đồng/lít của tháng 7/2014.

Giá xăng, dầu tăng đột biến làm tăng chi phí sản xuất của hầu hết mọi lĩnh vực, gây áp lực lớn lên tình trạng lạm phát. Điều này là bởi, theo ước tính, ở Việt Nam, chi phí xăng, dầu cho lĩnh vực vận tải chiếm khoảng 35 - 40%, và chi phí vận tải, logistics lại chiếm hơn 30% chi phí sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cứ mỗi 10% gia tăng của giá dầu sẽ làm tăng 0,36% lạm phát, và khiến tăng trưởng kinh tế giảm 0,5%. Theo ước tính, trong năm 2022, giá xăng, dầu tăng đã góp phần tăng lạm phát của nền kinh tế tăng từ 1,44 - 2,7%. Có thể thấy, biến động của giá dầu thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam.

Đối với than, giá cả trong nước của mặt hàng này cũng không tránh khỏi tác động từ tình hình chính trị thế giới. Vẫn trong năm 2022, sau cuộc chiến ở Ukraine, giá than ở nhiều thị trường quốc tế đã liên tục tăng cao. Cụ thể, giá than nhiệt (dùng cho sản xuất điện) trên thế giới đã tăng từ 138 USD/tấn năm 2021 lên đến 345 USD/tấn năm 2022. Tương tự như dầu mỏ, Việt Nam cũng phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc nhập khẩu than, với mức giá nhập than trung bình năm 2022 tăng cao đỉnh điểm, lên đến 5,2 triệu đồng/tấn (trong 8 năm, mức giá than nhập về Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận trên 3 triệu đồng/tấn). Mức giá này khiến tổng kim ngạch nhập khẩu than năm 2022 đạt 7,16 tỷ USD, tăng mạnh 60% về trị giá so với năm 2021.

Giá than tăng cao khiến ngành điện trong nước gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, chi phí nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng cao khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải thu mua điện với giá cao từ các nhà máy và bán lại giá thấp hơn ra thị trường (giá bán lẻ đã được cố định từ năm 2019). Điển hình là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), một doanh nghiệp thuộc EVN, đã phải mua điện với giá 2.500,46 đồng/kWh và bán ra thị trường mức giá bình quân là 1.786 đồng/kWh, tức họ đang phải “bù lỗ” hơn 710 đồng mỗi kWh bán ra. Tình trạng này khiến EVN phải chịu khoản lỗ lớn, lên đến gần 1 tỷ USD trong năm 2022.

Nhìn chung, những chỉ dấu trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam “dễ bị tổn thương” trước những biến động của thị trường năng lượng thế giới - vốn bị chi phối bởi giá các loại nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, ngay cả khi Việt Nam vẫn kiên trì “ở lại” với nhiên liệu hóa thạch, thì cánh cửa cho lựa chọn này cũng sẽ sớm khép lại, khi các nước trên thế giới có xu hướng hạn chế tín dụng cho các dự án năng lượng hóa thạch, và ưu tiên vốn hơn cho năng lượng tái tạo. Thế nên, nếu tiếp tục theo đuổi năng lượng truyền thống, Việt Nam sẽ khó có thể kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đã rất rõ ràng, đó là: dù sớm hay muộn thì việc dịch chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch cũng là điều tất yếu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu trên, khi có ít nhất là 3 văn bản cấp chiến lược quốc gia (national strategy) xoay quanh hai mục tiêu “chuyển đổi xanh” và “an ninh năng lượng”, gồm: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Không dừng lại ở chiến lược, Việt Nam cũng đã đề ra nhiều chính sách về năng lượng trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, giao thông, xây dựng và nông nghiệp cũng như các kế hoạch cụ thể. Trong đó, đáng chú ý nhất là Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch năng lượng quốc gia), với những mục tiêu cụ thể về phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, trong Quy hoạch năng lượng quốc gia, Việt Nam đặt mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% năm 2030 và khoảng 80 - 85% năm 2050. Trong Quy hoạch điện VIII, nước này đề ra mục tiêu cụ thể hơn cho riêng ngành điện, với tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện sẽ đạt khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, và đến năm 2050 là khoảng 67,5 - 71,5%.

Nhận xét về lộ trình “xanh hóa” của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho rằng: “Đây là những mục tiêu đầy tham vọng”, và để thực hiện thành công những gì đã đề ra, quốc gia này cần vượt qua rất nhiều thử thách.

Vậy, với những chiến lược và kế hoạch nêu trên, việc “giải bài toán năng lượng” của Việt Nam có điểm gì nổi bật? Vấn đề trên và những nội dung xoay quanh sẽ được gửi đến quý bạn đọc trong bài viết tiếp theo: “Chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng ở Việt Nam (Phần 2): Còn nhiều thách thức”.

Chuyển đổi xanh gắn liền với an ninh năng lượng

Hiện nay, biến đổi khí hậu (climate change) không còn là vấn đề mới mẻ; tình trạng này đang là thách thức lớn đối với an ninh của các quốc gia. Những tác động của biến đổi khí hậu lên mọi mặt của đời sống xã hội đều có thể được cảm nhận một cách rõ ràng. Trước thực trạng đó, kể từ cuối thế kỷ XX, các nhà khoa học đã “gióng hồi chuông” cảnh báo đến lãnh đạo của các quốc gia về tầm quan trọng của việc thích ứng với biến đổi khí hậu.

Với các quốc gia, việc giảm phát thải khí nhà kính trong mọi lĩnh vực của hoạt động kinh tế - xã hội là một nhiệm vụ bắt buộc. Trong tiến trình đó, việc “khử carbon” (decarbonization) ngành năng lượng thường được xem là bước đi đầu tiên. Điều này là bởi phát thải khí nhà kính từ ngành năng lượng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong mọi hoạt động của con người. Theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), ngành năng lượng chiếm hơn 3/4 tổng lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu. Ở Việt Nam, trong giai đoạn 2010-2020, năng lượng chiếm khoảng 60% tổng phát thải khí nhà kính, và con số này dự kiến sẽ tăng lên khoảng 73% vào năm 2030.

Như vậy, việc giảm phát thải cần bắt đầu từ việc “xanh hóa” ngành năng lượng, bao gồm chuyển dịch từ nhiên liệu hóa thạch (fossil-fuel) sang các nguồn năng lượng thay thế không phát thải (năng lượng tái tạo). Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nguy cơ gây gián đoạn nguồn cung năng lượng, vì các nguồn năng lượng tái tạo không đảm bảo ổn định như các nguồn năng lượng truyền thống. Các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện phụ thuộc vào chế độ thủy lưu của các con sông, vốn thay đổi vào các thời điểm trong năm; điện mặt trời có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết vào ban ngày, chẳng hạn như mây hoặc sương mù; và điện gió phụ thuộc vào chế độ gió, cũng thay thổi theo các mùa trong năm.

Trong khi đó, năng lượng lại là “mạch máu” của nền kinh tế toàn cầu và là đầu vào của mọi ngành sản xuất. Sự tăng trưởng “thần tốc” của các nền kinh tế mới nổi (emerging economies) đều gắn liền với sự gia tăng kỷ lục trong tiêu thụ năng lượng, điển hình như tiêu thụ năng lượng của Trung Quốc tăng hơn gấp ba lần kể từ năm 2000, và con số này của Ấn Độ là gấp hai lần. Để đảm bảo hoạt động công nghiệp không bị gián đoạn, hai quốc gia này đã ưu tiên cho mục tiêu “ổn định” năng lượng hơn là “giảm phát thải”, khi than đá vẫn là đầu vào năng lượng chủ yếu ở hai nước. Ngoài ra, phát thải khí nhà kính ở một số nền kinh tế phát triển như Nhật Bản hay Liên minh châu Âu (EU) vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phát thải toàn cầu.

Những chỉ dấu trên cho thấy hai mục tiêu “chuyển đổi xanh” và “an ninh năng lượng” dường như đang “loại trừ” nhau, và các quốc gia có xu hướng ưu tiên cho an ninh hơn là chuyển dịch năng lượng. Tuy nhiên, trong bối cảnh các căng thẳng địa chính trị diễn biến phức tạp và tác động tới mọi khía cạnh của nền kinh tế - chính trị quốc tế như hiện nay, “chuyển đổi năng lượng” ngoài việc mang ý nghĩa “xanh”, còn có liên hệ mật thiết đến an ninh năng lượng nói riêng và an ninh quốc gia nói chung.

Minh chứng rõ nét nhất cho mối liên hệ này là tình trạng “chao đảo” của thị trường năng lượng toàn cầu sau cuộc chiến Nga - Ukraine. Các nước châu Âu từ lâu đã phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt giá rẻ từ Nga, và chỉ riêng nước Đức - đầu tàu kinh tế của châu lục - đã phụ thuộc đến hơn 55%. Dưới tác động của những lệnh trừng phạt mà Brussels nhắm vào Moscow, khí đốt từ Nga sang châu Âu đã liên tục bị cắt giảm. Sự thiếu hụt đột ngột của nguồn cung khí đốt từ Nga đã khiến giá khí đốt toàn cầu tăng vọt, đặt nền kinh tế không chỉ của châu Âu, mà cả châu Á, vào tình trạng lao đao.

Đây không phải lần đầu tiên năng lượng là tâm điểm của các căng thẳng chính trị quốc tế. Từ tháng 10/1973 đến tháng 3/1974, các thành viên Ả Rập của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cấm vận xuất khẩu dầu sang Mỹ và các nước đồng minh của Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur (giữa Israel và Liên quân các quốc gia Ả Rập do Ai Cập và Syria dẫn đầu). Động thái của các quốc gia Ả Rập đã gây ra cuộc khủng hoảng dầu mỏ nghiêm trọng nhất trong lịch sử, kéo theo đó là khủng hoảng kinh tế trên quy mô toàn cầu.

Với việc các nguồn nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và khí đốt là đầu vào quan trọng đối với mọi nền kinh tế trên thế giới, việc phân bố không đồng đều các nguồn tài nguyên này về không gian đã mang lại lợi thế cho một số ít quốc gia. Theo đó, một số nước giàu năng lượng như Nga, các thành viên khối OPEC hay Mỹ có thể “vũ khí hóa” ưu thế về năng lượng của mình thông qua các biện pháp như cắt giảm sản lượng, hạn chế xuất khẩu, hay cấm vận hoàn toàn nguồn cung năng lượng sang các nước “đối thủ” để gây sức ép, buộc họ phải hành xử theo ý chí của mình. Việc tiếp tục phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, do đó, sẽ tạo cơ hội để các quốc gia kể trên sử dụng năng lượng như đòn bẩy chính trị (political leverage) để đe dọa đến an ninh năng lượng của các quốc gia nhập khẩu năng lượng.

Trong khi đó, khác với nhiên liệu hóa thạch, các hạ tầng năng lượng tái tạo, một khi được triển khai có thể vận hành liên tục trong một thời gian dài và không bị phụ thuộc vào nguyên liệu từ bên ngoài. Cụ thể, vòng đời kỹ thuật của một tấm pin mặt trời kéo dài khoảng 20-30 năm và turbine điện gió là khoảng 20 năm. Trong suốt thời gian này, các thiết bị chỉ cần được tu sửa và bảo trì định kỳ, thay vì được khai thác hoặc nhập khẩu liên tục như dầu mỏ hay khí đốt.

Nhìn chung, việc tăng cường tỷ trọng của năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn năng lượng (energy mix) không chỉ nhằm giảm phát thải, mà còn nhằm tăng cường khả năng tự chủ năng lượng (energy independence) và đảm bảo an ninh quốc gia. Do đó, việc tiến hành “chuyển đổi xanh” và đảm bảo “an ninh năng lượng” là hai mục tiêu song hành.

Bài toán của Việt Nam

Đối với Việt Nam, việc thực hiện “mục tiêu kép” nêu trên lại càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi, Việt Nam là nước đang phát triển, có nhu cầu năng lượng lớn và tăng dần qua từng năm. Theo ước tính, Việt Nam có hơn 3.000 cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm với khoảng 2.590 cơ sở sản xuất công nghiệp, và phần còn lại là các cơ sở sản xuất nông nghiệp, vận tải, công trình xây dựng. Trong đó, các ngành công nghiệp nặng như như xi măng, thép, hóa chất và ngành giao thông vận tải là những ngành tiêu thụ năng lượng cao.

Trong khi đó, Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng thế giới và phải nhập khẩu các nguồn nhiên liệu hóa thạch như than đá hay dầu mỏ từ bên ngoài. Cụ thể, năng lực sản xuất xăng, dầu trong nước của Việt Nam hiện nay mới chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu, và hơn một nửa trong con số 80% này được chế biến từ dầu thô nhập khẩu. Bên cạnh đó, trong năm 2023, Việt Nam đã nhập khẩu lượng than kỷ lục, lên đến 51,16 triệu tấn, và chỉ riêng 5 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu than đã đạt hơn 27 triệu tấn, tăng mạnh 60% về lượng so với cùng kỳ năm 2023. Thực tế này khiến giá cả các mặt hàng xăng, dầu và than ở trong nước chịu tác động trực tiếp từ những biến động giá của thị trường năng lượng quốc tế, nhất là khi diễn ra các căng thẳng địa chính trị.

Điển hình là trong năm 2022, ngay sau cuộc chiến giữa Nga và Ukraine nổ ra, giá dầu thô thế giới đã đột ngột “vút tăng”, có lúc lên đến 139 USD/thùng. Giá dầu thế giới tăng khiến Việt Nam phải tốn nhiều chi phí hơn để nhập khẩu các mặt hàng dầu thô lẫn xăng, dầu thành phẩm, với các mức tăng lần lượt là 60,5%, 22,8% và 123,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Điều đó khiến giá xăng, dầu trong nước tăng theo, với 6 tháng đầu năm 2022, giá xăng dầu trong nước tăng 51,83%, có lúc vượt mức “đỉnh” 26.140 đồng/lít của tháng 7/2014.

Giá xăng, dầu tăng đột biến làm tăng chi phí sản xuất của hầu hết mọi lĩnh vực, gây áp lực lớn lên tình trạng lạm phát. Điều này là bởi, theo ước tính, ở Việt Nam, chi phí xăng, dầu cho lĩnh vực vận tải chiếm khoảng 35 - 40%, và chi phí vận tải, logistics lại chiếm hơn 30% chi phí sản xuất. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, cứ mỗi 10% gia tăng của giá dầu sẽ làm tăng 0,36% lạm phát, và khiến tăng trưởng kinh tế giảm 0,5%. Theo ước tính, trong năm 2022, giá xăng, dầu tăng đã góp phần tăng lạm phát của nền kinh tế tăng từ 1,44 - 2,7%. Có thể thấy, biến động của giá dầu thế giới đã tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Việt Nam.

Đối với than, giá cả trong nước của mặt hàng này cũng không tránh khỏi tác động từ tình hình chính trị thế giới. Vẫn trong năm 2022, sau cuộc chiến ở Ukraine, giá than ở nhiều thị trường quốc tế đã liên tục tăng cao. Cụ thể, giá than nhiệt (dùng cho sản xuất điện) trên thế giới đã tăng từ 138 USD/tấn năm 2021 lên đến 345 USD/tấn năm 2022. Tương tự như dầu mỏ, Việt Nam cũng phải tốn nhiều chi phí hơn cho việc nhập khẩu than, với mức giá nhập than trung bình năm 2022 tăng cao đỉnh điểm, lên đến 5,2 triệu đồng/tấn (trong 8 năm, mức giá than nhập về Việt Nam chưa bao giờ ghi nhận trên 3 triệu đồng/tấn). Mức giá này khiến tổng kim ngạch nhập khẩu than năm 2022 đạt 7,16 tỷ USD, tăng mạnh 60% về trị giá so với năm 2021.

Giá than tăng cao khiến ngành điện trong nước gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, chi phí nhiên liệu đầu vào cho sản xuất điện tăng cao khiến Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải thu mua điện với giá cao từ các nhà máy và bán lại giá thấp hơn ra thị trường (giá bán lẻ đã được cố định từ năm 2019). Điển hình là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC), một doanh nghiệp thuộc EVN, đã phải mua điện với giá 2.500,46 đồng/kWh và bán ra thị trường mức giá bình quân là 1.786 đồng/kWh, tức họ đang phải “bù lỗ” hơn 710 đồng mỗi kWh bán ra. Tình trạng này khiến EVN phải chịu khoản lỗ lớn, lên đến gần 1 tỷ USD trong năm 2022.

Nhìn chung, những chỉ dấu trên cho thấy nền kinh tế Việt Nam “dễ bị tổn thương” trước những biến động của thị trường năng lượng thế giới - vốn bị chi phối bởi giá các loại nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, ngay cả khi Việt Nam vẫn kiên trì “ở lại” với nhiên liệu hóa thạch, thì cánh cửa cho lựa chọn này cũng sẽ sớm khép lại, khi các nước trên thế giới có xu hướng hạn chế tín dụng cho các dự án năng lượng hóa thạch, và ưu tiên vốn hơn cho năng lượng tái tạo. Thế nên, nếu tiếp tục theo đuổi năng lượng truyền thống, Việt Nam sẽ khó có thể kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, bài toán đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam đã rất rõ ràng, đó là: dù sớm hay muộn thì việc dịch chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch cũng là điều tất yếu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã thể hiện quyết tâm hiện thực hóa mục tiêu trên, khi có ít nhất là 3 văn bản cấp chiến lược quốc gia (national strategy) xoay quanh hai mục tiêu “chuyển đổi xanh” và “an ninh năng lượng”, gồm: Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050; Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Không dừng lại ở chiến lược, Việt Nam cũng đã đề ra nhiều chính sách về năng lượng trong các lĩnh vực khác như công nghiệp, giao thông, xây dựng và nông nghiệp cũng như các kế hoạch cụ thể. Trong đó, đáng chú ý nhất là Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) và Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch năng lượng quốc gia), với những mục tiêu cụ thể về phát triển các nguồn năng lượng tái tạo để thay thế nhiên liệu hóa thạch. Theo đó, trong Quy hoạch năng lượng quốc gia, Việt Nam đặt mục tiêu tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng sơ cấp đạt 15 - 20% năm 2030 và khoảng 80 - 85% năm 2050. Trong Quy hoạch điện VIII, nước này đề ra mục tiêu cụ thể hơn cho riêng ngành điện, với tỷ lệ các nguồn năng lượng tái tạo phục vụ sản xuất điện sẽ đạt khoảng 30,9 - 39,2% vào năm 2030, và đến năm 2050 là khoảng 67,5 - 71,5%.

Nhận xét về lộ trình “xanh hóa” của Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho rằng: “Đây là những mục tiêu đầy tham vọng”, và để thực hiện thành công những gì đã đề ra, quốc gia này cần vượt qua rất nhiều thử thách.

Vậy, với những chiến lược và kế hoạch nêu trên, việc “giải bài toán năng lượng” của Việt Nam có điểm gì nổi bật? Vấn đề trên và những nội dung xoay quanh sẽ được gửi đến quý bạn đọc trong bài viết tiếp theo: “Chuyển đổi xanh và an ninh năng lượng ở Việt Nam (Phần 2): Còn nhiều thách thức”.

Từ khoá: Việt Nam an ninh năng lượng chuyển đổi xanh biến đổi khí hậu

BÀI LIÊN QUAN