Kinh tế   01/07/2023

Cơ hội nào cho Việt Nam trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu?

Tuy còn hạn chế ở phân khúc đóng gói và thử nghiệm, Việt Nam là thị trường tiềm năng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong ngành bán dẫn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nội địa cũng đang nỗ lực phát triển công nghệ riêng. Những tín hiệu tích cực này tạo động lực để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu.

Đào Gia Chi

01/07/2023
Image
Hình ảnh mô phỏng bản đồ Việt Nam được xếp từ các chip do FPT sản xuất - (C): VnExpress

Chất bán dẫn là nguyên liệu then chốt để sản xuất vi mạch tích hợp (thường được gọi là “chip”) - thành phần không thể thiếu cho máy tính, điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử và thiết bị thông minh khác… Theo tập đoàn tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey & Company, ngành bán dẫn được dự đoán sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030. Bên cạnh vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, các loại chip tiên tiến còn thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và an ninh quốc phòng. Các hệ thống và nền tảng quốc phòng tiên tiến của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác đều dựa vào chất bán dẫn để hoạt động.

Hiện nay, chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu được nắm giữ phần lớn bởi Mỹ, các đồng minh và các đối tác thân cận như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Hà Lan. Trong đó, mỗi bên chuyên về một hay một vài phân khúc khác nhau trong chuỗi. Mỹ có thế mạnh áp đảo về nghiên cứu và phát triển (R&D) và chiếm hơn 40% thị phần thiết kế chip toàn cầu. Bên cạnh đó, 100% dây chuyền sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới (chip dưới 10 nanomet) hiện ở Đài Loan (92%)Hàn Quốc (8%). Công ty ASML của Hà Lan là nhà cung cấp duy nhất thế hệ thiết bị quét quang khắc mới nhất (công cụ in thạch bản cực tím EUV). Nhật Bản là nhà cung cấp thiết bị lắp ráp lớn nhất ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng nỗ lực để không bị bỏ lại phía sau và đang chạy đua khẳng định vị thế của mình, nhất là qua việc đẩy mạnh đầu tư công để xây dựng ngành bán dẫn độc lập.

Là một quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, Việt Nam đã làm gì để xác lập vị thế của mình trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu?

Thực tế, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành bán dẫn. Việt Nam hiện đứng thứ 3 châu Á (sau Malaysia và Đài Loan) về cung ứng chip sang thị trường Mỹ. Cụ thể, chip bán dẫn thành phẩm từ Việt Nam chiếm hơn 10% sản lượng nhập khẩu chip của Mỹ, nhờ sự hiện diện của Intel Products Vietnam (IPV) - nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất trong mạng lưới của Tập đoàn công nghệ Intel.

Không chỉ dần gầy dựng được vị thế trong trong lĩnh vực chip, Việt Nam còn là công xưởng đang lên trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử và điện thoại thông minh, với 11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của Apple dịch chuyển vào Việt Nam, và 50% sản lượng điện thoại di động của Samsung trên toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam.

Tuy có nhiều tiềm năng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức đáng kể.

Hai thách thức

Thứ nhất, Việt Nam còn ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị vì chưa sở hữu đủ vốn và công nghệ. Một chuỗi cung ứng bán dẫn hoàn thiện bao gồm 3 phân khúc chính: (1) thiết kế, (2) sản xuất và (3) lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói. Tuy đã tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn trong hơn một thập kỷ (từ năm 2010), Việt Nam vẫn còn “mắc kẹt” trong phân khúc thấp của chuỗi cung ứng ngành là khâu lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói (phân khúc 3), thông qua tiếp nhận FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, quốc gia Đông Nam Á vẫn còn thiếu thốn công nghệ (phân khúc 1) và chưa sở hữu nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn riêng (phân khúc 2). Nguyên nhân chủ yếu là tiềm lực tài chính của Việt Nam chưa đủ mạnh. Theo ước tính của Intel, trung bình một nhà máy sản xuất bán dẫn (thường được gọi là “fab”) mất khoảng 3 năm, 10 tỷ USD, và 6.000 công nhân xây dựng để hoàn thành. Hiện nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào FDI phân khúc thấp để có chỗ đứng trong ngành bán dẫn.

Thứ hai, các quốc gia sở hữu công nghệ có xu hướng muốn độc quyền thay vì chia sẻ với đối tác nước ngoài. Ngành bán dẫn không phải là ngành dễ “đi tắt đón đầu” thông qua tìm kiếm chuyển giao công nghệ như phương châm phát triển kinh tế của Việt Nam, bởi công nghệ bán dẫn được liệt vào phạm trù an ninh quốc gia của nhiều cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, và là “vũ khí tự vệ” hàng đầu của Đài Loan. Vai trò quan trọng của công nghệ bán dẫn khiến những “ông lớn” sở hữu nó ra sức bảo vệ, tránh để công nghệ của mình rơi vào tay nước ngoài. Không những thế, chuỗi cung ứng bán dẫn được ví như “miếng bánh đã chia phần” khi nhóm quốc gia dẫn đầu các phân khúc quan trọng nhất đang có xu hướng phối hợp với nhau để xây dựng “sân chơi” riêng, loại trừ sự tham gia của các nước bên ngoài. Nếu muốn tiến gần hơn đến điểm đầu chuỗi cung ứng bán dẫn, Việt Nam sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để phát triển “nhân lực, tài lực, và vật lực” nhằm tự mình tạo nên công nghệ riêng.

Tuy nhiên, nỗ lực “tiến lên” trong chuỗi giá trị bán dẫn của Việt Nam không phải là không có triển vọng. Trên thực tế, dù bị các cường quốc thâu tóm điểm đầu, chuỗi cung ứng bán dẫn vẫn có sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp, từ khâu R&D, đến sản xuất, gia công, lắp ráp, phân phối, và tiêu thụ, trong đó có sự tham gia của Việt Nam. Ngành bán dẫn, với phạm vi hoạt động bao trùm từ kinh tế đến công nghiệp quân sự, ắt hẳn có những “ngách nhỏ” chưa được khai thác. Do đó, Việt Nam vẫn có thể tìm kiếm một “thị trường ngách” để xây dựng vị thế của mình.

Ba cơ hội

Thứ nhất, trong bối cảnh hậu Covid-19, các cường quốc bán dẫn đang nỗ lực đa dạng hoá các điểm đến của các phân khúc và tăng cường đầu tư nhà máy vào thị trường địa phương nhằm tăng cường tính linh hoạt của chuỗi cung ứng.

Vào tháng tháng 3/2023, Ông Takeo Nakajima - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nhận định: “Dưới tác động của đại dịch và lạm phát trong vài năm qua, các công ty toàn cầu đều lên kế hoạch đa dạng hoá chuỗi cung ứng của mình. Đồng thời, họ đều muốn có nhiều đối tác kinh doanh địa phương hơn để giảm chi phí giao hàng, đồng thời tăng tính chủ động trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng”. Xu hướng này được phản ánh qua một số ví dụ thực tế, như công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) có kế hoạch xây dựng nhà máy bán dẫn thứ 2 ở Arizona (Mỹ) trong năm 2023 và dự kiến đưa nhà máy vào hoạt động vào năm 2026. Công ty Micron Technology Inc của Mỹ cũng có kế hoạch đầu tư gần 7 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chip tại Hiroshima (Nhật Bản), dự kiến có thể hoạt động vào năm 2024.

Ngày càng nhiều tập đoàn chuyên về bán dẫn muốn đầu tư hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Vào tháng 8/2022, công ty tự động hóa thiết kế điện tử Synopsys (Mỹ) tuyên bố sẽ thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. Tháng 12/2022, tập đoàn công nghệ Samsung khánh thành trung tâm R&D đầu tiên tại Hà Nội với quy mô 220 triệu USD. Samsung cũng chuẩn bị bắt đầu sản xuất thử nghiệm mảng lưới bóng flip-chip (vật liệu kết nối giữa chip bán dẫn và bo mạch chính để truyền tín hiệu điện và nguồn điện), và dự kiến sản xuất hàng loạt từ tháng 7/2023 tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Vietnam ở Thái Nguyên. Đầu tháng 6/2023, tập đoàn bán dẫn Hàn Quốc Hanmi Semiconductor đã khai trương văn phòng chi nhánh toàn cầu Hanmi tại tỉnh Bắc Ninh. Công ty bán dẫn hàng đầu thế giới Amkor Technology Inc. (Mỹ) cũng đang chuẩn bị mở nhà máy tại Bắc Ninh vào cuối năm nay. Không dừng lại ở đó, công ty ASML (Hà Lan) - nhà cung ứng thiết bị sản xuất chip cho TSMC, Samsung, Intel, cũng cho biết có ý định mở rộng thị trường đầu tư vào Việt Nam.

Làn sóng đầu tư bán dẫn mạnh mẽ nêu trên cho thấy Việt Nam là điểm đến tin cậy cho những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Tuy hầu như chỉ mới được đầu tư ở phân khúc có giá trị thấp nhưng thông qua làn sóng mới này, Việt Nam có cơ hội khẳng định vai trò của mình trong “sân chơi” của ngành bán dẫn toàn cầu.

Thứ hai, sở hữu nguồn nhân công lành nghề và giá thuê lao động phải chăng là những yếu tố thu hút nhiều doanh nghiệp FDI trong ngành bán dẫn đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, với hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động, đồng thời có chi phí thuê lao động và nguồn nhân lực tương đối thấp. Việt Nam quy định mức lương tối thiểu cho Vùng I (nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) là 4.200.000 đồng (khoảng 190 USD) và thấp nhất là vùng IV với mức 3.070.000 đồng (khoảng 132 USD). Trong khi đó, Malaysia và Thái Lan, hai quốc gia cũng có tiềm năng trở thành công xưởng gia công bán dẫn ở Đông Nam Á, có mức lương tối thiểu cao hơn nhiều, lần lượt là 273 USD210 USD. Vì vậy, trong bối cảnh các tập đoàn bán dẫn hàng đầu đang có xu hướng rút dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc để phòng ngừa rủi ro bị đánh cắp công nghệbị gián đoạn chuỗi cung ứng do các chính sách không hoà hợp với sự vận hành của thị trường (cả khi ban hành chính sách Zero Covid lẫn khi quyết định đảo ngược chính sách này), Việt Nam, quốc gia láng giềng của Trung Quốc với nguồn nhân công giá rẻ hơn nhiều (mức lương tối thiểu ở Trung Quốc rơi vào khoảng 359 USD), trở thành “ứng cử viên sáng giá”.

Trong ngắn hạn, duy trì việc tham gia chuỗi giá trị bán dẫn ở phân khúc gia công là “lựa chọn chiến lược” cho Việt Nam, vì không chỉ giúp quốc gia hội nhập vào nền công nghiệp mới của thế giới, mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho phần lớn người dân, vốn có trình độ tay nghề thấp (đến cuối năm 2022, chỉ mới 11,67% lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn cao).

Thứ ba, ý chí và sự nhạy bén khi khai thác thị trường ngách” của các tập đoàn công nghệ trong nước là động lực to lớn thúc đẩy Việt Nam tiến nhanh hơn đến việc sở hữu công nghệ sản xuất chip độc lập.

Cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong lĩnh vực sản xuất chip công nghệ cao không phải là giải pháp tối ưu cho Việt Nam trong ngắn hạn. Lý do là tiềm lực của Việt Nam chưa đủ mạnh để “chạy đua” công nghệ với các nước lớn vốn có nguồn tài chính dồi dào hơn, sở hữu công nghệ độc quyền, và đã đi trước trong nhiều năm như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc. Do đó, Việt Nam rất có thể sẽ bị “vùi dập” nếu “không lượng sức” và cố gắng cạnh tranh với “các ông lớn” trong xu hướng phát triển chip công nghệ cao.

Thay vào đó, Tập đoàn FPT của Việt Nam đã lựa chọn giải pháp khôn ngoan hơn là đầu tư phát triển chip cấp thấp (cỡ lớn) “make in Vietnam” khi nhận thấy thị trường toàn cầu đang thiếu hụt nguồn cung chip cấp thấp do các nước phát triển mải đuổi theo mục tiêu sản xuất chip tiên tiến. Chip của FPT được thiết kế trong nước, sau đó được mang sang sản xuất tại Hàn Quốc, đóng gói ở Đài Loan, và hiện đã được thương mại hoá tại Australia, Đài Loan, Nhật Bản. Tuy mang công nghệ cũ, loại chip cỡ lớn vẫn là nguyên liệu không thể thiếu trong việc sản xuất các thiết bị điện tử như máy in, máy ảnh, thẻ căn cước công dân, thẻ ngân hàng, công nghệ nhận dạng khuôn mặt… Tập đoàn Viettel cũng tạo được tiếng vang lớn khi cùng với công ty Qualcomm (Mỹ) công bố nghiên cứu, sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset ASIC theo tiêu chuẩn Open Ran của Qualcomm trong Hội nghị Di động Thế giới (MWC), diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha) vào tháng 2/2023.

Những thành tựu của các tập đoàn công nghệ trong nước là rất đáng khích lệ. Nỗ lực khai thác “thị trường ngách” của doanh nghiệp, cùng sự cởi mở với FDI ngành bán dẫn của chính phủ đang tạo nên một khởi đầu vững chắc và hài hoà cho ngành bán dẫn còn non trẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, để nâng cao giá trị của mình trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phối hợp và nỗ lực nhiều hơn. Trong đó, đầu tư cho R&D, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đầu quân vào ngành công nghiệp bán dẫn của quốc gia cần được ưu tiên.

Chất bán dẫn là nguyên liệu then chốt để sản xuất vi mạch tích hợp (thường được gọi là “chip”) - thành phần không thể thiếu cho máy tính, điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử và thiết bị thông minh khác… Theo tập đoàn tư vấn chiến lược toàn cầu McKinsey & Company, ngành bán dẫn được dự đoán sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào năm 2030. Bên cạnh vai trò quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, các loại chip tiên tiến còn thúc đẩy tiến bộ trong lĩnh vực khoa học và an ninh quốc phòng. Các hệ thống và nền tảng quốc phòng tiên tiến của Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ cũng như nhiều quốc gia khác đều dựa vào chất bán dẫn để hoạt động.

Hiện nay, chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu được nắm giữ phần lớn bởi Mỹ, các đồng minh và các đối tác thân cận như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Hà Lan. Trong đó, mỗi bên chuyên về một hay một vài phân khúc khác nhau trong chuỗi. Mỹ có thế mạnh áp đảo về nghiên cứu và phát triển (R&D) và chiếm hơn 40% thị phần thiết kế chip toàn cầu. Bên cạnh đó, 100% dây chuyền sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới (chip dưới 10 nanomet) hiện ở Đài Loan (92%)Hàn Quốc (8%). Công ty ASML của Hà Lan là nhà cung cấp duy nhất thế hệ thiết bị quét quang khắc mới nhất (công cụ in thạch bản cực tím EUV). Nhật Bản là nhà cung cấp thiết bị lắp ráp lớn nhất ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng nỗ lực để không bị bỏ lại phía sau và đang chạy đua khẳng định vị thế của mình, nhất là qua việc đẩy mạnh đầu tư công để xây dựng ngành bán dẫn độc lập.

Là một quốc gia đang phát triển ở Đông Nam Á, Việt Nam đã làm gì để xác lập vị thế của mình trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu?

Thực tế, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong ngành bán dẫn. Việt Nam hiện đứng thứ 3 châu Á (sau Malaysia và Đài Loan) về cung ứng chip sang thị trường Mỹ. Cụ thể, chip bán dẫn thành phẩm từ Việt Nam chiếm hơn 10% sản lượng nhập khẩu chip của Mỹ, nhờ sự hiện diện của Intel Products Vietnam (IPV) - nhà máy lắp ráp và thử nghiệm chip lớn nhất trong mạng lưới của Tập đoàn công nghệ Intel.

Không chỉ dần gầy dựng được vị thế trong trong lĩnh vực chip, Việt Nam còn là công xưởng đang lên trong lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử và điện thoại thông minh, với 11 nhà máy trong chuỗi cung ứng của Apple dịch chuyển vào Việt Nam, và 50% sản lượng điện thoại di động của Samsung trên toàn cầu được sản xuất tại Việt Nam.

Tuy có nhiều tiềm năng trong chuỗi giá trị bán dẫn toàn cầu, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức đáng kể.

Hai thách thức

Thứ nhất, Việt Nam còn ở phân khúc thấp trong chuỗi giá trị vì chưa sở hữu đủ vốn và công nghệ. Một chuỗi cung ứng bán dẫn hoàn thiện bao gồm 3 phân khúc chính: (1) thiết kế, (2) sản xuất và (3) lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói. Tuy đã tham gia vào ngành công nghiệp bán dẫn trong hơn một thập kỷ (từ năm 2010), Việt Nam vẫn còn “mắc kẹt” trong phân khúc thấp của chuỗi cung ứng ngành là khâu lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói (phân khúc 3), thông qua tiếp nhận FDI từ các nhà đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, quốc gia Đông Nam Á vẫn còn thiếu thốn công nghệ (phân khúc 1) và chưa sở hữu nhà máy sản xuất linh kiện bán dẫn riêng (phân khúc 2). Nguyên nhân chủ yếu là tiềm lực tài chính của Việt Nam chưa đủ mạnh. Theo ước tính của Intel, trung bình một nhà máy sản xuất bán dẫn (thường được gọi là “fab”) mất khoảng 3 năm, 10 tỷ USD, và 6.000 công nhân xây dựng để hoàn thành. Hiện nay, Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào FDI phân khúc thấp để có chỗ đứng trong ngành bán dẫn.

Thứ hai, các quốc gia sở hữu công nghệ có xu hướng muốn độc quyền thay vì chia sẻ với đối tác nước ngoài. Ngành bán dẫn không phải là ngành dễ “đi tắt đón đầu” thông qua tìm kiếm chuyển giao công nghệ như phương châm phát triển kinh tế của Việt Nam, bởi công nghệ bán dẫn được liệt vào phạm trù an ninh quốc gia của nhiều cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Hà Lan, và là “vũ khí tự vệ” hàng đầu của Đài Loan. Vai trò quan trọng của công nghệ bán dẫn khiến những “ông lớn” sở hữu nó ra sức bảo vệ, tránh để công nghệ của mình rơi vào tay nước ngoài. Không những thế, chuỗi cung ứng bán dẫn được ví như “miếng bánh đã chia phần” khi nhóm quốc gia dẫn đầu các phân khúc quan trọng nhất đang có xu hướng phối hợp với nhau để xây dựng “sân chơi” riêng, loại trừ sự tham gia của các nước bên ngoài. Nếu muốn tiến gần hơn đến điểm đầu chuỗi cung ứng bán dẫn, Việt Nam sẽ mất một khoảng thời gian khá dài để phát triển “nhân lực, tài lực, và vật lực” nhằm tự mình tạo nên công nghệ riêng.

Tuy nhiên, nỗ lực “tiến lên” trong chuỗi giá trị bán dẫn của Việt Nam không phải là không có triển vọng. Trên thực tế, dù bị các cường quốc thâu tóm điểm đầu, chuỗi cung ứng bán dẫn vẫn có sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp, từ khâu R&D, đến sản xuất, gia công, lắp ráp, phân phối, và tiêu thụ, trong đó có sự tham gia của Việt Nam. Ngành bán dẫn, với phạm vi hoạt động bao trùm từ kinh tế đến công nghiệp quân sự, ắt hẳn có những “ngách nhỏ” chưa được khai thác. Do đó, Việt Nam vẫn có thể tìm kiếm một “thị trường ngách” để xây dựng vị thế của mình.

Ba cơ hội

Thứ nhất, trong bối cảnh hậu Covid-19, các cường quốc bán dẫn đang nỗ lực đa dạng hoá các điểm đến của các phân khúc và tăng cường đầu tư nhà máy vào thị trường địa phương nhằm tăng cường tính linh hoạt của chuỗi cung ứng.

Vào tháng tháng 3/2023, Ông Takeo Nakajima - Trưởng Đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), kiêm Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam nhận định: “Dưới tác động của đại dịch và lạm phát trong vài năm qua, các công ty toàn cầu đều lên kế hoạch đa dạng hoá chuỗi cung ứng của mình. Đồng thời, họ đều muốn có nhiều đối tác kinh doanh địa phương hơn để giảm chi phí giao hàng, đồng thời tăng tính chủ động trước sự gián đoạn chuỗi cung ứng”. Xu hướng này được phản ánh qua một số ví dụ thực tế, như công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) có kế hoạch xây dựng nhà máy bán dẫn thứ 2 ở Arizona (Mỹ) trong năm 2023 và dự kiến đưa nhà máy vào hoạt động vào năm 2026. Công ty Micron Technology Inc của Mỹ cũng có kế hoạch đầu tư gần 7 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất chip tại Hiroshima (Nhật Bản), dự kiến có thể hoạt động vào năm 2024.

Ngày càng nhiều tập đoàn chuyên về bán dẫn muốn đầu tư hoặc mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Vào tháng 8/2022, công ty tự động hóa thiết kế điện tử Synopsys (Mỹ) tuyên bố sẽ thâm nhập sâu hơn vào Việt Nam. Tháng 12/2022, tập đoàn công nghệ Samsung khánh thành trung tâm R&D đầu tiên tại Hà Nội với quy mô 220 triệu USD. Samsung cũng chuẩn bị bắt đầu sản xuất thử nghiệm mảng lưới bóng flip-chip (vật liệu kết nối giữa chip bán dẫn và bo mạch chính để truyền tín hiệu điện và nguồn điện), và dự kiến sản xuất hàng loạt từ tháng 7/2023 tại nhà máy Samsung Electro-Mechanics Vietnam ở Thái Nguyên. Đầu tháng 6/2023, tập đoàn bán dẫn Hàn Quốc Hanmi Semiconductor đã khai trương văn phòng chi nhánh toàn cầu Hanmi tại tỉnh Bắc Ninh. Công ty bán dẫn hàng đầu thế giới Amkor Technology Inc. (Mỹ) cũng đang chuẩn bị mở nhà máy tại Bắc Ninh vào cuối năm nay. Không dừng lại ở đó, công ty ASML (Hà Lan) - nhà cung ứng thiết bị sản xuất chip cho TSMC, Samsung, Intel, cũng cho biết có ý định mở rộng thị trường đầu tư vào Việt Nam.

Làn sóng đầu tư bán dẫn mạnh mẽ nêu trên cho thấy Việt Nam là điểm đến tin cậy cho những tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Tuy hầu như chỉ mới được đầu tư ở phân khúc có giá trị thấp nhưng thông qua làn sóng mới này, Việt Nam có cơ hội khẳng định vai trò của mình trong “sân chơi” của ngành bán dẫn toàn cầu.

Thứ hai, sở hữu nguồn nhân công lành nghề và giá thuê lao động phải chăng là những yếu tố thu hút nhiều doanh nghiệp FDI trong ngành bán dẫn đầu tư vào Việt Nam.

Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng”, với hơn 50% dân số trong độ tuổi lao động, đồng thời có chi phí thuê lao động và nguồn nhân lực tương đối thấp. Việt Nam quy định mức lương tối thiểu cho Vùng I (nội thành Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) là 4.200.000 đồng (khoảng 190 USD) và thấp nhất là vùng IV với mức 3.070.000 đồng (khoảng 132 USD). Trong khi đó, Malaysia và Thái Lan, hai quốc gia cũng có tiềm năng trở thành công xưởng gia công bán dẫn ở Đông Nam Á, có mức lương tối thiểu cao hơn nhiều, lần lượt là 273 USD210 USD. Vì vậy, trong bối cảnh các tập đoàn bán dẫn hàng đầu đang có xu hướng rút dây chuyền sản xuất khỏi Trung Quốc để phòng ngừa rủi ro bị đánh cắp công nghệbị gián đoạn chuỗi cung ứng do các chính sách không hoà hợp với sự vận hành của thị trường (cả khi ban hành chính sách Zero Covid lẫn khi quyết định đảo ngược chính sách này), Việt Nam, quốc gia láng giềng của Trung Quốc với nguồn nhân công giá rẻ hơn nhiều (mức lương tối thiểu ở Trung Quốc rơi vào khoảng 359 USD), trở thành “ứng cử viên sáng giá”.

Trong ngắn hạn, duy trì việc tham gia chuỗi giá trị bán dẫn ở phân khúc gia công là “lựa chọn chiến lược” cho Việt Nam, vì không chỉ giúp quốc gia hội nhập vào nền công nghiệp mới của thế giới, mà còn góp phần tạo công ăn việc làm cho phần lớn người dân, vốn có trình độ tay nghề thấp (đến cuối năm 2022, chỉ mới 11,67% lao động Việt Nam có trình độ chuyên môn cao).

Thứ ba, ý chí và sự nhạy bén khi khai thác thị trường ngách” của các tập đoàn công nghệ trong nước là động lực to lớn thúc đẩy Việt Nam tiến nhanh hơn đến việc sở hữu công nghệ sản xuất chip độc lập.

Cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong lĩnh vực sản xuất chip công nghệ cao không phải là giải pháp tối ưu cho Việt Nam trong ngắn hạn. Lý do là tiềm lực của Việt Nam chưa đủ mạnh để “chạy đua” công nghệ với các nước lớn vốn có nguồn tài chính dồi dào hơn, sở hữu công nghệ độc quyền, và đã đi trước trong nhiều năm như Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc. Do đó, Việt Nam rất có thể sẽ bị “vùi dập” nếu “không lượng sức” và cố gắng cạnh tranh với “các ông lớn” trong xu hướng phát triển chip công nghệ cao.

Thay vào đó, Tập đoàn FPT của Việt Nam đã lựa chọn giải pháp khôn ngoan hơn là đầu tư phát triển chip cấp thấp (cỡ lớn) “make in Vietnam” khi nhận thấy thị trường toàn cầu đang thiếu hụt nguồn cung chip cấp thấp do các nước phát triển mải đuổi theo mục tiêu sản xuất chip tiên tiến. Chip của FPT được thiết kế trong nước, sau đó được mang sang sản xuất tại Hàn Quốc, đóng gói ở Đài Loan, và hiện đã được thương mại hoá tại Australia, Đài Loan, Nhật Bản. Tuy mang công nghệ cũ, loại chip cỡ lớn vẫn là nguyên liệu không thể thiếu trong việc sản xuất các thiết bị điện tử như máy in, máy ảnh, thẻ căn cước công dân, thẻ ngân hàng, công nghệ nhận dạng khuôn mặt… Tập đoàn Viettel cũng tạo được tiếng vang lớn khi cùng với công ty Qualcomm (Mỹ) công bố nghiên cứu, sản xuất thành công khối vô tuyến trạm thu phát sóng 5G đầu tiên trên thế giới sử dụng chipset ASIC theo tiêu chuẩn Open Ran của Qualcomm trong Hội nghị Di động Thế giới (MWC), diễn ra tại Barcelona (Tây Ban Nha) vào tháng 2/2023.

Những thành tựu của các tập đoàn công nghệ trong nước là rất đáng khích lệ. Nỗ lực khai thác “thị trường ngách” của doanh nghiệp, cùng sự cởi mở với FDI ngành bán dẫn của chính phủ đang tạo nên một khởi đầu vững chắc và hài hoà cho ngành bán dẫn còn non trẻ của Việt Nam. Tuy nhiên, trong trung và dài hạn, để nâng cao giá trị của mình trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, chính phủ và doanh nghiệp Việt Nam cần phối hợp và nỗ lực nhiều hơn. Trong đó, đầu tư cho R&D, đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao đầu quân vào ngành công nghiệp bán dẫn của quốc gia cần được ưu tiên.

Từ khoá: Việt Nam chuỗi giá trị bán dẫn công nghiệp bán dẫn đầu tư bán dẫn chuỗi cung ứng

BÀI LIÊN QUAN