Văn hoá - Xã hội   22/05/2023

Hồ Trị An hay “Tonlé Sap Việt Nam”: Thách thức từ biến đổi khí hậu và du lịch tự phát

Biến đổi khí hậu và du lịch tự phát đang gây đe dọa nghiêm trọng chất lượng nguồn nước và môi trường sinh thái ven hồ Trị An.

Image
Mực nước hồ Trị An đang giảm sâu - (C): Nhân dân

Trước kia, biến đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và việc xây dựng các đập trên lưu vực sông Mekong đã tác động đến nguồn nước và hệ sinh thái của Tonlé Sap (Biển Hồ) - hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á vắt qua 5 tỉnh của Campuchia, lấy đi sinh kế nghề cá của hàng triệu hộ gia đình. Giờ đây, có một câu chuyện tương tự đang xảy ra trên đất Việt, tại hồ thuỷ điện lớn nhất miền Nam - hồ Trị An (tỉnh Đồng Nai).

Hồ Trị An không chỉ là nguồn cung cấp nước cho Nhà máy Thuỷ điện Trị An, mà còn có chức năng điều tiết nước mùa lũ, cải thiện môi trường sinh thái vùng hồ, và cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 17 triệu người dân vùng hạ lưu Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn hết, hồ còn là nguồn sinh kế của 367 hộ dân nuôi cá bằng lồng bè và hàng trăm hộ dân khác làm nghề khai thác thuỷ sản.

Nếu biến đổi khí hậu và việc các nước trung, thượng nguồn (Thái Lan, Trung Quốc) xây đập thuỷ điện, ngăn dòng, và điều hướng nước là hai nguyên nhân “nổi cộm” lấy đi sức sống của nguồn nước Tonlé Sap, thì biến đổi khí hậu và hoạt động du lịch thiếu bền vững của người dân địa phương đang đe dọa nghiêm trọng nguồn nước hồ Trị An.

Hồ nước “trơ đáy” vì nắng nóng

Hiện tượng nóng lên bất thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực trung và nam Thái Bình Dương (El Nino) trong năm 2023 đang làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng kỷ lục, hạn hán và mưa bão dị thường) ở các quốc gia ven khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vào ngày 17/5, hiện tượng El Nino và hiệu ứng khí nhà kính (greenhouse gas) sẽ đưa nhiệt độ toàn cầu đạt đỉnh kỷ lục mới trong vòng 5 năm tới. Mặc dù được dự báo sẽ xảy ra vào cuối năm 2023, El Nino đã “manh nha” ở Việt Nam trong thời gian gần đây khi nhiệt độ trong nước tăng kỷ lục vào đầu tháng 5 - lần đầu tiên trong lịch sử có nơi nóng đến 44,2 độ C.

Trước sự nóng lên đó, hồ thuỷ điện Trị An trở thành một trong những “nạn nhân” đầu tiên của El Nino tại Việt Nam. Theo số liệu do Công ty Thủy điện Trị An cập nhật đến 15g ngày 21/5, mực nước Hồ Trị An đang ở mức 51,63m, thấp hơn rất nhiều so với mực nước bình thường của hồ là 62m. Vào chiều ngày 7/5, mực nước hồ Trị An chỉ còn 50,5m - cận mực nước chết của hồ là 50m và là mức thấp kỷ lục kể từ năm 2010. Mực nước xuống thấp nhất trong gần 13 năm qua khiến nhiều khu vực trên hồ trơ đáy, phá huỷ sự sống của nhiều loài động, thực vật dưới lòng hồ.

Khó khăn cho người dân địa phương khi lòng hồ Trị An khô cạn

Tuy chưa ghi nhận tác động lên hoạt động thuỷ điện và nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân, nhưng việc hồ khô cạn đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với sinh kế nghề cá ven hồ. Các hộ nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè là đối tượng chịu ảnh hưởng rõ nét nhất. Đặc trưng của cá nuôi lồng bè là chúng rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết và điều kiện nguồn nước. Trước đây, vấn nạn cá chết hàng loạt đã từng xảy ra khi mực nước lòng hồ Trị An xuống thấp. Nay, tình cảnh đó đã lặp lại. Từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, nước hồ bắt đầu rút sâu, khiến các lứa cá giống của các hộ dân đều không sống nổi, nhiều hộ phải gánh nợ vì cá chưa kịp lớn để thu hoạch thì đã mất trắng.

Không chỉ các hộ nuôi thuỷ sản bằng lồng bè, người dân hành nghề đánh bắt trên hồ Trị An cũng lâm vào cảnh lao đao. Ông Văn, một ngư dân trên hồ Trị An than thở rằng, “Năm nào nước cũng xuống theo quy trình vận hành hồ, song năm nay nước rút sâu quá, bình thường bắt chừng 10 kg cá kìm thì nay chỉ kiếm được 2-4 kg mà thôi, bán ra một kg được 60.000 đồng”. Anh Toàn, một ngư dân khác, cho biết “Năm nào nước cũng lên xuống theo quy trình sản xuất điện nhưng năm nay mực nước xuống sâu, lòng hồ khô hạn hơn, người dân muốn đánh cá phải đi xa hơn”.

Du lịch tự phát đe dọa nguồn nước và hệ sinh thái

Nguồn nước sinh hoạt của khoảng 17 triệu dân vùng Đông Nam Bộ đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng bởi hoạt động du lịch tự phát, thiếu bền vững ở khu vực hồ Trị An kể từ sau dịch COVID-19.

Vào năm 2020, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã nhận thấy tiềm năng và mong muốn phát triển ngành du lịch ở khu vực hồ Trị An. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai lúc ấy là ông Lê Kim Bằng từng nhận xét: “Hệ thống đảo trên hồ Trị An có rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng” và có thể đem lại doanh thu “vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng/ha/năm”.

Tuy nhiên, sau ba năm, đến tháng 4 năm nay, kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ở hồ Trị An vẫn còn nằm trên Đề án và vướng nhiều tranh cãi về tính pháp lý cũng như tính bền vững về môi trường. Trong khi đó, trước nhu cầu du lịch sinh thái trên lòng hồ Trị An ngày càng lớn, các nhà đầu tư từ bên ngoài và người dân địa phương đã và đang “đổ xô” đến đây để dựng lên hàng loạt điểm du lịch tự phát và trái phép, lấn chiếm cả vùng bán ngập của lòng hồ và gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Chỉ riêng hai xã Mã Đà và Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã có hơn 50 khu du lịch sinh thái tự phát trên vùng đất nông nghiệp, đất bán ngập của hồ Trị An.

Không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, hoạt động du lịch tự phát, thiếu quy hoạch, không cân nhắc đến yếu tố môi trường còn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái trên hồ Trị An, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản của các hộ ngư dân nơi đây.

Từ đầu thế kỷ XX, việc tận dụng cơ sở hạ tầng thuỷ điện để phát triển du lịch đã không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, bài toán đặt ra cho tỉnh Đồng Nai là cần có biện pháp phát triển du lịch ở hồ Trị An sao cho bền vững, cả về (1) kinh tế - đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, (2) xã hội - đáp ứng nhu cầu du lịch và tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân địa phương, và (3) môi trường - đảm bảo chất lượng nguồn nước của hồ và và môi trường sinh thái trong và quanh hồ.

Là một hồ thuỷ điện địa phương và không mang ý nghĩa khu vực như Tonlé Sap, song, hồ Trị An có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Nam Bộ. Bởi, tình trạng suy giảm mực nước và ô nhiễm môi trường ở hồ Trị An có thể tác động đến hơn 10% dân số, khi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của họ chủ yếu dựa vào nguồn nước này. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và quản lý lỏng lẻo là những nguyên nhân chủ yếu. Thực trạng trên đang gióng lên “hồi chuông báo động” về tác động từ sự “thịnh nộ” của thiên nhiên và tầm nhìn ngắn hạn của con người đối với phát triển bền vững và sinh kế của người dân.

Để đảm bảo an ninh nguồn nước và môi trường sinh thái ven hồ Trị An, chính quyền địa phương cần các chính sách phát triển du lịch bền vững, những cam kết cụ thể đối với bảo tồn môi trường sinh thái, và các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường tại đây.

Trước kia, biến đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và việc xây dựng các đập trên lưu vực sông Mekong đã tác động đến nguồn nước và hệ sinh thái của Tonlé Sap (Biển Hồ) - hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á vắt qua 5 tỉnh của Campuchia, lấy đi sinh kế nghề cá của hàng triệu hộ gia đình. Giờ đây, có một câu chuyện tương tự đang xảy ra trên đất Việt, tại hồ thuỷ điện lớn nhất miền Nam - hồ Trị An (tỉnh Đồng Nai).

Hồ Trị An không chỉ là nguồn cung cấp nước cho Nhà máy Thuỷ điện Trị An, mà còn có chức năng điều tiết nước mùa lũ, cải thiện môi trường sinh thái vùng hồ, và cung cấp nước sinh hoạt cho khoảng 17 triệu người dân vùng hạ lưu Đồng Nai, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh. Hơn hết, hồ còn là nguồn sinh kế của 367 hộ dân nuôi cá bằng lồng bè và hàng trăm hộ dân khác làm nghề khai thác thuỷ sản.

Nếu biến đổi khí hậu và việc các nước trung, thượng nguồn (Thái Lan, Trung Quốc) xây đập thuỷ điện, ngăn dòng, và điều hướng nước là hai nguyên nhân “nổi cộm” lấy đi sức sống của nguồn nước Tonlé Sap, thì biến đổi khí hậu và hoạt động du lịch thiếu bền vững của người dân địa phương đang đe dọa nghiêm trọng nguồn nước hồ Trị An.

Hồ nước “trơ đáy” vì nắng nóng

Hiện tượng nóng lên bất thường của lớp nước biển bề mặt ở khu vực trung và nam Thái Bình Dương (El Nino) trong năm 2023 đang làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu và hiện tượng thời tiết cực đoan (nắng nóng kỷ lục, hạn hán và mưa bão dị thường) ở các quốc gia ven khu vực Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Theo báo cáo của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) vào ngày 17/5, hiện tượng El Nino và hiệu ứng khí nhà kính (greenhouse gas) sẽ đưa nhiệt độ toàn cầu đạt đỉnh kỷ lục mới trong vòng 5 năm tới. Mặc dù được dự báo sẽ xảy ra vào cuối năm 2023, El Nino đã “manh nha” ở Việt Nam trong thời gian gần đây khi nhiệt độ trong nước tăng kỷ lục vào đầu tháng 5 - lần đầu tiên trong lịch sử có nơi nóng đến 44,2 độ C.

Trước sự nóng lên đó, hồ thuỷ điện Trị An trở thành một trong những “nạn nhân” đầu tiên của El Nino tại Việt Nam. Theo số liệu do Công ty Thủy điện Trị An cập nhật đến 15g ngày 21/5, mực nước Hồ Trị An đang ở mức 51,63m, thấp hơn rất nhiều so với mực nước bình thường của hồ là 62m. Vào chiều ngày 7/5, mực nước hồ Trị An chỉ còn 50,5m - cận mực nước chết của hồ là 50m và là mức thấp kỷ lục kể từ năm 2010. Mực nước xuống thấp nhất trong gần 13 năm qua khiến nhiều khu vực trên hồ trơ đáy, phá huỷ sự sống của nhiều loài động, thực vật dưới lòng hồ.

Khó khăn cho người dân địa phương khi lòng hồ Trị An khô cạn

Tuy chưa ghi nhận tác động lên hoạt động thuỷ điện và nguồn cấp nước sinh hoạt cho người dân, nhưng việc hồ khô cạn đã gây thiệt hại nghiêm trọng đối với sinh kế nghề cá ven hồ. Các hộ nuôi trồng thuỷ sản bằng lồng bè là đối tượng chịu ảnh hưởng rõ nét nhất. Đặc trưng của cá nuôi lồng bè là chúng rất mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết và điều kiện nguồn nước. Trước đây, vấn nạn cá chết hàng loạt đã từng xảy ra khi mực nước lòng hồ Trị An xuống thấp. Nay, tình cảnh đó đã lặp lại. Từ sau Tết Nguyên Đán đến nay, nước hồ bắt đầu rút sâu, khiến các lứa cá giống của các hộ dân đều không sống nổi, nhiều hộ phải gánh nợ vì cá chưa kịp lớn để thu hoạch thì đã mất trắng.

Không chỉ các hộ nuôi thuỷ sản bằng lồng bè, người dân hành nghề đánh bắt trên hồ Trị An cũng lâm vào cảnh lao đao. Ông Văn, một ngư dân trên hồ Trị An than thở rằng, “Năm nào nước cũng xuống theo quy trình vận hành hồ, song năm nay nước rút sâu quá, bình thường bắt chừng 10 kg cá kìm thì nay chỉ kiếm được 2-4 kg mà thôi, bán ra một kg được 60.000 đồng”. Anh Toàn, một ngư dân khác, cho biết “Năm nào nước cũng lên xuống theo quy trình sản xuất điện nhưng năm nay mực nước xuống sâu, lòng hồ khô hạn hơn, người dân muốn đánh cá phải đi xa hơn”.

Du lịch tự phát đe dọa nguồn nước và hệ sinh thái

Nguồn nước sinh hoạt của khoảng 17 triệu dân vùng Đông Nam Bộ đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm trầm trọng bởi hoạt động du lịch tự phát, thiếu bền vững ở khu vực hồ Trị An kể từ sau dịch COVID-19.

Vào năm 2020, chính quyền tỉnh Đồng Nai đã nhận thấy tiềm năng và mong muốn phát triển ngành du lịch ở khu vực hồ Trị An. Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai lúc ấy là ông Lê Kim Bằng từng nhận xét: “Hệ thống đảo trên hồ Trị An có rất nhiều tiềm năng để khai thác phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng” và có thể đem lại doanh thu “vài tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng/ha/năm”.

Tuy nhiên, sau ba năm, đến tháng 4 năm nay, kế hoạch phát triển du lịch sinh thái ở hồ Trị An vẫn còn nằm trên Đề án và vướng nhiều tranh cãi về tính pháp lý cũng như tính bền vững về môi trường. Trong khi đó, trước nhu cầu du lịch sinh thái trên lòng hồ Trị An ngày càng lớn, các nhà đầu tư từ bên ngoài và người dân địa phương đã và đang “đổ xô” đến đây để dựng lên hàng loạt điểm du lịch tự phát và trái phép, lấn chiếm cả vùng bán ngập của lòng hồ và gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Chỉ riêng hai xã Mã Đà và Hiếu Liêm (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã có hơn 50 khu du lịch sinh thái tự phát trên vùng đất nông nghiệp, đất bán ngập của hồ Trị An.

Không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, hoạt động du lịch tự phát, thiếu quy hoạch, không cân nhắc đến yếu tố môi trường còn tác động tiêu cực đến hệ sinh thái trên hồ Trị An, từ đó ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản của các hộ ngư dân nơi đây.

Từ đầu thế kỷ XX, việc tận dụng cơ sở hạ tầng thuỷ điện để phát triển du lịch đã không còn là chuyện hiếm. Tuy nhiên, bài toán đặt ra cho tỉnh Đồng Nai là cần có biện pháp phát triển du lịch ở hồ Trị An sao cho bền vững, cả về (1) kinh tế - đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, (2) xã hội - đáp ứng nhu cầu du lịch và tạo nguồn sinh kế ổn định cho người dân địa phương, và (3) môi trường - đảm bảo chất lượng nguồn nước của hồ và và môi trường sinh thái trong và quanh hồ.

Là một hồ thuỷ điện địa phương và không mang ý nghĩa khu vực như Tonlé Sap, song, hồ Trị An có ý nghĩa quan trọng đối với người dân Nam Bộ. Bởi, tình trạng suy giảm mực nước và ô nhiễm môi trường ở hồ Trị An có thể tác động đến hơn 10% dân số, khi hoạt động sinh hoạt và sản xuất của họ chủ yếu dựa vào nguồn nước này. Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và quản lý lỏng lẻo là những nguyên nhân chủ yếu. Thực trạng trên đang gióng lên “hồi chuông báo động” về tác động từ sự “thịnh nộ” của thiên nhiên và tầm nhìn ngắn hạn của con người đối với phát triển bền vững và sinh kế của người dân.

Để đảm bảo an ninh nguồn nước và môi trường sinh thái ven hồ Trị An, chính quyền địa phương cần các chính sách phát triển du lịch bền vững, những cam kết cụ thể đối với bảo tồn môi trường sinh thái, và các biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường tại đây.

Từ khoá: văn hoá - xã hội phát triển bền vững El Nino biến đổi khí hậu hồ Trị An hạn hán du lịch bền vững

BÀI LIÊN QUAN