Kinh tế   23/12/2023

Lao động nhập cư Việt Nam tại Nhật Bản - Những tiếng nói cần được quan tâm

Lao động nhập cư Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của Nhật Bản, đặc biệt là khi nền kinh tế của quốc gia này ngày càng “dễ tổn thương” trước tốc độ già hóa dân số nhanh chóng. Tuy nhiên, quyền lợi cơ bản của nhóm người này đang không được đảm bảo.

Minh Hy

23/12/2023
Image
Trong 11 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã đưa 79.354 lao động sang Nhật Bản làm việc - (C): VnEconomy

Ngày 27/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Sự kiện này mở ra một chương mới, giúp thúc đẩy quan hệ hai nước trên tinh thần mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời đưa Nhật Bản vào “câu lạc bộ” đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam (cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ).

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973), lao động nhập cư Việt Nam tại Nhật Bản đóng vai trò “cầu nối”, giúp thúc đẩy các liên kết về kinh tế và văn hóa - xã hội giữa hai nước. Mặc dù có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của quan hệ song phương, tiếng nói của lao động nhập cư Việt Nam dần trở nên yếu ớt trước những thách thức về điều kiện làm việc, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, vấn đề lương cùng với sự phân biệt trong xã hội Nhật Bản.

Nhật Bản khan hiếm lao động 

Tình trạng già hóa dân số tại Nhật Bản diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Theo số liệu từ Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (tính đến giữa tháng 9), hơn 29,1% dân số Nhật Bản trên 65 tuổi. Trong đó, có khoảng 124.6 triệu người từ 80 tuổi trở lên (chiếm tỷ lệ 10,1%), cho thấy cuộc khủng hoảng nhân khẩu học tại Nhật Bản đang trở nên rõ ràng. 

Việc lực lượng lao động tại Nhật đang bị thu hẹp gây sức ép nặng nề lên lao động trẻ. Điều này có nguồn gốc từ việc tỷ lệ sinh giảm mạnh hằng năm cùng với việc người dân Nhật Bản chuyển sang làm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao thay vì các công việc cần tay nghề thấp hơn. Theo dự báo từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - JICA), nước này cần tới 6,74 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040, gấp bốn lần so với hiện nay. 

Chính sách biệt lập lâu đời và hạn chế nhập cư của Nhật Bản cũng gây trở ngại cho việc giải quyết các vấn đề về dân số. Với việc duy trì bản sắc thời hậu chiến như một quốc gia đồng nhất về sắc tộc và văn hóa, Nhật Bản được đánh giá quốc gia có nền văn hóa mang tính chất đóng, không cởi mở với người nước ngoài, do đó số lượng người nhập cư chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu dân số nước này. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, chỉ khoảng 1,82 triệu trong số 69 triệu người làm việc tại Nhật Bản là người nước ngoài (năm 2022). Con số này đã tăng hơn gấp đôi so với thập kỷ trước (năm 2013 có khoảng 718.000 người). 

Để xử lý các thách thức từ việc thiếu hụt trầm trọng về nguồn lao động, Nhật Bản dần mở cửa đón lao động nước ngoài, từ các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ đến các ngành trí thức công nghệ cao. Nước này thực hiện các chính sách thu hút nhân tàichương trình thực tập sinh kỹ thuật (từ năm 1993) cho các hoạt động hợp tác quốc tế với mục đích chuyển giao kỹ năng cho các cá nhân từ các nước đang phát triển và được quản lý theo các hiệp định song phương. 

Trên danh nghĩa, chương trình thực tập sinh kỹ thuật (TITP) là sáng kiến nhằm hỗ trợ các lao động nước ngoài tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, nhưng thực chất được sử dụng để bù đắp cho vấn đề thiếu lao động phổ thông nhưng theo một cách mới thay vì kêu gọi lao động nhập cư đến làm việc. Lao động nước ngoài tham gia TITP chủ yếu đến từ các quốc gia châu Á. Vào cuối năm 2022, số lượng thực tập sinh nước ngoài đạt khoảng 325.000 người (chiếm tỷ lệ 11% cư dân nước ngoài tại Nhật Bản), trong đó hơn một nửa đến từ Việt Nam. 

Lao động trẻ Việt Nam sang Nhật Bản làm việc

Nhật Bản thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam, thu hút hơn 50% lao động xuất khẩu của nước này (đông nhất trong số các nước phái cử lao động đến Nhật Bản). Hiện có khoảng 250.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, theo sau là các thị trường Đài Loan và Hàn Quốc, với lần lượt khoảng 230.000 và 50.000 người. Công dân Việt Nam chiếm khoảng 25,4% trong tổng số 1.82 triệu lao động người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Trong 11 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã đưa 79.354 lao động sang Nhật Bản làm việc, tăng 14% trong vòng năm năm trở lại đây (so với năm 2018 là 68.737 người). Lao động nhập cư Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề sản xuất và dịch vụ như điều dưỡng, hộ lý, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghệ ô tô, may mặc,… Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có gần 1.700 ứng viên điều dưỡng, hộ lý; 65.000 lao động kỹ thuật, kỹ sư, phiên dịch viên đang làm việc và sinh sống tại Nhật Bản. 

Các chương trình hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản bao gồm:

Thứ nhất, chương trình hợp tác được ký kết giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản - JITCO (hiện nay, JITCO được thay thế bằng Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế - OTIT). Trên cơ sở Bản ghi nhớ về “Chương trình phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản” (năm 1992), Việt Nam đã bắt đầu phái cử thực tập sinh và lao động sang Nhật Bản tu nghiệp. Chương trình này được thiết kế nhằm hỗ trợ đào tạo và nâng cao tay nghề cho thanh niên các nước đang phát triển, giúp bộ phận tu nghiệp được tiếp cận phương pháp và dây chuyền làm việc hiện đại của Nhật Bản, mở ra cơ hội việc làm và đóng góp tích cực cho quê nhà sau khi về nước. 

Thứ hai, chương trình hợp tác với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (IM Japan). Từ năm 2006, Việt Nam đưa thực tập sinh sang Nhật Bản để thực tập kỹ thuật theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Tổ chức IM Japan. Chương trình này phù hợp với tinh thần Quyết định số 71/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ các huyện nghèo nâng cao chất lượng lao động và đẩy mạnh xuất khẩu lao động, qua đó tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2017 - 2023, chỉ riêng khu vực phía Bắc đã có trên 1.500 thực tập sinh xuất cảnh (chiếm 41%). Theo đó, các thực tập sinh được phái cử sẽ hoàn thành chương trình thực tập trong khoảng thời gian 3 năm và không phải nộp bất kỳ khoản phí nào trước khi xuất cảnh, giúp giảm một số gánh nặng về chi phí xuất khẩu lao động cho các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa Việt Nam. Sau khi hoàn thành chương trình và về nước đúng hạn, thực tập sinh sẽ được hỗ trợ một khoản tiền để khởi nghiệp từ IM Japan (thực tập 3 năm nhận 600.000 Yên; 5 năm nhận 1.000.000 Yên). 

Ngoài ra, Việt Nam là nước đầu tiên ký kết với Nhật Bản “Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng” (MOC). Bản ghi nhớ tập trung vào (i) xác định mục tiêu của sự hợp tác, (ii) quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa cơ quan hai nước. Bản ghi nhớ này giúp cơ quan hai nước thực hiện, quản lý chương trình thực tập kỹ năng, đồng thời trao đổi thông tin cho nhau để hướng dẫn, kiểm tra và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.  

Bên cạnh đó, Việt Nam còn cung cấp nhân lực có kỹ thuật, chuyên môn, kỹ năng và tay nghề cao sang Nhật Bản theo chương trình kỹ năng đặc định (KNĐĐ). Khác với phái cử thực tập sinh kỹ thuật, KNĐĐ đòi hỏi lao động có trình độ cao hơn, đồng thời họ có thời gian làm việc dài hạn với mức lương tốt hơn so với thực tập sinh. Cụ thể, KNĐĐ chia làm hai chương trình: KNĐĐ số một và KNĐĐ số hai. Chương trình KNĐĐ số một đòi hỏi lao động có kiến thức, trình độ tay nghề và tiếng Nhật nhất định trong lĩnh vực ngành nghề đặc định. Chương trình còn lại đòi hỏi lao động có kỹ năng lành nghề trong lĩnh vực ngành nghề đặc định. Hiện nay, có khoảng 80.000 lao động kỹ năng đặc định chủ yếu từ thực tập sinh chuyển sang. Ngoài ra, Việt Nam còn phái cử lao động theo các chương trình lao động kỹ thuật, phiên dịch viên, lao động xây dựng, đóng tàu.

Vai trò của lao động nhập cư Việt Nam đối với hai nước

Lựa chọn con đường xuất khẩu lao động giúp phần lớn cá nhân và hộ gia đình Việt Nam nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ vào khoản tiền tích lũy được sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, đồng thời tạo nhiều cơ hội cho người trẻ học hỏi và phát triển kỹ năng nghề nghiệp lâu dài, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Ngược lại, họ cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.

Đối với Nhật Bản, lao động nhập cư Việt Nam góp phần bổ sung cho thị trường lao động đang thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực. Ngoài ra, thông qua việc tiếp nhận lực lượng được phái cử, Nhật Bản có thể tập trung vào sự tiến bộ của các ngành công nghiệp khác, người Nhật có thể tập trung phát triển bản thân và theo đuổi sự nghiệp cá nhân vốn đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao thay vì các công việc tay chân.  

Đặc biệt, phần lớn lao động Việt Nam được phái cử làm điều dưỡng, hộ lý trong các cơ sở y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe có đóng góp thiết thực cho sự ổn định của xã hội Nhật Bản. Theo ước tính, trên 38% người Nhật sẽ bước vào độ tuổi 65 vào năm 2065 -- khiến nước này trở thành “xã hội siêu già” hàng đầu trên thế giới. Già hóa dân số gây áp lực đáng kể lên hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Nhật Bản, bao gồm các chi tiêu công cho y tế, cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, áp lực lên thị trường việc làm trong khi nước này đang khan hiếm nguồn lao động trẻ. 

Từ năm 2012, trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), hai nước đã thống nhất triển khai Chương trình EPA đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc. Hiện nay, các cơ sở y tế Nhật Bản đã tiếp nhận khoảng 1.696 điều dưỡng, hộ lý người Việt được phái cử, qua đó giúp Nhật Bản giảm gánh nặng thiếu nhân lực trong hệ thống y tế. Ngược lại, điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sẽ được huấn luyện, trau dồi tay nghề trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, từ đó tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để phục vụ cho công việc sau khi trở về quê hương.

Đối với Việt Nam, xu hướng xuất khẩu lao động giúp nước này giảm gánh nặng thất nghiệpthiếu việc làm trong nước, đặc biệt trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, lượng kiều hối thu về hằng năm giữ vị trí rất quan trọng trong tổng thể các nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển của quốc gia. Cộng đồng người Việt chiếm 1/4 tổng lao động nước ngoài tại Nhật Bản, đem về 3 tỷ USD mỗi năm, góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối của cả nước. Hiện nay, nguồn kiều hối đang có xu hướng chuyển dịch sang mảng đầu tư bất động sản, các dự án kinh doanh, sản xuất.

Việc xuất khẩu lượng lớn lao động sang Nhật Bản nói riêng và các quốc gia khác nói chung góp phần thay đổi diện mạo và đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn nghèo và các tỉnh biên giới của Việt Nam. Mặt khác, việc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. Việt Nam có thể tận dụng nguồn lao động từ nước ngoài trở về để thúc đẩy tính hiệu quả trong dây chuyền sản xuất và các ngành dịch vụ trọng yếu của cả nước. Lực lượng này được đánh giá có trình độ cao hơn về kỹ năng và tính chuyên nghiệp nhờ vào quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Những tiếng nói cần được quan tâm 

Trước khi có thể cải thiện cuộc sống nhờ vào con đường xuất khẩu lao động, lao động Việt Nam đối mặt với những khó khăn, thách thức trong quá trình sinh sống và làm việc tại đất nước mặt trời mọc.

Thứ nhất, gánh nặng chi phí lên lao động Việt Nam là khá lớn. Lao động Việt Nam tại Nhật Bản phải chịu những chi phí tài chính và cá nhân đáng kể (bao gồm trang trải chi phí đào tạo, ăn ở, học ngoại ngữ và các khoản khác), khiến nhiều người trong số họ mắc nợ. Cụ thể, thực tập sinh Việt Nam phải vay nợ trung bình khoảng 120 triệu để đến Nhật Bản làm việc. Trong một nghiên cứu khác của Tổng cục Thống kê, người lao động phải trả đến 192 triệu để được tuyển dụng một công việc đầu tiên tại Nhật Bản. Các số liệu chỉ ra Việt Nam là quốc gia tốn chi phí cao nhất trong số 15 nước phái cử lao động sang Nhật Bản. Các chuyên gia lý giải nguyên nhân xuất phát từ việc “không tuân thủ quy định cấm thu tiền thế chấp, tiền bảo lãnh, chi phí cho người môi giới cao”. Điều này cho thấy lao động Việt Nam đang phải trả các khoản phí không đúng với quy định về nguyên tắc thu tiền dịch vụ, mức trần tiền dịch vụ doanh nghiệp được phép thu của người lao động. 

Thứ hai, lao động Việt Nam phải đối mặt với vấn đề liên quan đến mức lương và các khoản thuế tại Nhật. Khi so sánh với lao động chính thức, thực tập sinh chỉ nhận được mức lương tối thiểu, mặc dù thời gian và áp lực công việc là tương tự nhau. Thậm chí, lao động người Việt còn bị buộc làm việc dưới mức lương tối thiếu. Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh mức lương tối thiểu từng vùng (thấp nhất là 790 Yên/giờ tại tỉnh Tottori; cao nhất là 1.113 Yên/giờ tại Tokyo). Tuy nhiên, lao động Việt Nam vẫn phải chật vật để xoay sở cho các chi phí hiện tại và tích góp khoản tiền gửi về gia đình tại quê nhà. Ngoài ra, Nhật Bản đánh hai lần thuế (thuế cư trú và thuế thu nhập) đối với thực tập sinh Việt Nam, qua đó càng khiến nhóm này gặp khó khăn chồng chất. 

Thứ ba, lao động nhập cư Việt Nam đối mặt với những căng thẳng tinh thần kéo dài. Điều này chủ yếu đến từ điều kiện làm việc không được đảm bảo, bị lạm dụng, bạo hành và những rào cản vô hình khiến họ khó hòa nhập vào cộng đồng cư dân bản địa.

Về điều kiện làm việc của lao động nhập cư Việt Nam không được đảm bảo, bị lạm dụng và bạo hành. Các cuộc thanh tra của Văn phòng Tiêu chuẩn Lao động cho thấy 7.247 trong số 9.829 địa điểm làm việc (trên 70%) có thực tập sinh kỹ thuật vi phạm các tiêu chuẩn lao động hoặc an toàn lao động và sức khỏe (mức cao nhất kể từ năm 2003), bao gồm hướng dẫn an toàn kém hoặc không trả lương cho việc làm thêm giờ

Chương trình TITP của Nhật Bản bị chỉ trích là “điểm nóng của lạm dụng và phân biệt”. Các nhà phê bình cáo buộc TITP chủ yếu cung cấp lao động “giá rẻ” thay vì phát triển chuyên môn cho thực tập sinh và nó “liên quan đến việc bóc lột và vi phạm nhân quyền trên diện rộng, bao gồm cả nạn buôn người và lao động cưỡng bức”. Theo yêu cầu của TITP, các thực tập sinh không được chuyển đổi nơi làm việc, điều này dẫn đến việc họ dễ bị bóc lột bởi cơ quan chủ quản, thậm chí bị lạm dụng thể chất và tâm lý. Vào tháng 11/2022, nhóm thực tập sinh Việt Nam tại một công ty may mặc ở tỉnh Ehime tố cáo bị bóc lột quá mức mà không được trả lương; cụ thể, họ phải làm thêm hơn 100 giờ mỗi tháng và không nhận được 27 triệu Yên tiền làm thêm kể từ năm 2022. 

Một số lao động Việt Nam thậm chí còn bị bạo hành ngay tại nơi làm việc. Đơn cử, vào đầu năm 2022, một thực tập sinh kỹ thuật người Việt làm việc cho một công ty xây dựng ở Okinawa bị bạo hành bởi ba đồng nghiệp người Nhật. Những người Nhật liên tục đánh vào lưng và thắt lưng bằng chổi hoặc vật hình que, khiến lao động người Việt bị thương nặng. 

Về việc lao động nhập cư Việt Nam khó hòa nhập vào cộng đồng cư dân bản địa. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như rào cản ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa bản địa, và nhận thức của người dân Nhật Bản. Theo chỉ số thông thạo tiếng Anh của Education First, Nhật Bản xếp thứ 87 trong 113 quốc gia, bởi việc sử dụng tiếng Anh đối với người Nhật trong công việc và cuộc sống là không cần thiết. Do đó, những lao động nhập cư bắt buộc phải học tiếng Nhật căn bản để có thể giao tiếp và làm việc, trong khi tiếng Nhật được xếp vào top 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Thực tế là, Nhật Bản đặc biệt chú trọng và đòi hỏi lao động nước ngoài phải thông thạo ngôn ngữ và văn hóa nước này. Không những vậy, lao động nước ngoài được yêu cầu phải cư xử giống như nhân viên Nhật Bản và phải tuân thủ hệ thống tuyển dụng nội bộ của công ty Nhật Bản. Những điều này phần nào khiến lao động nhập cư gặp khó khăn trong quá trình thích ứng với môi trường làm việc và xã hội Nhật Bản.

Nhật Bản cũng quốc gia có nền văn hóa đơn sắc và cư dân bản địa dường như dị ứng với thuật ngữ “người nhập cư”, “lao động nhập cư”. Quan niệm “xã hội đồng nhất” của dân tộc Nhật Bản đóng vai trò then chốt trong cấu trúc bản sắc nước này. Họ cho rằng sự đa dạng sắc tộc tạo ra sự nhầm lẫn, bất hòa và xã hội sẽ hoạt động tốt nhất khi mọi người có cách nhìn, suy nghĩ và hành động giống nhau, giống như ở Nhật Bản. Do đó, chỉ cần không phải là người Nhật, thì những người nước ngoài đều được xem như “du khách”, tức không nên ở quá lâu hoặc định cư tại đây. Trong một nghiên cứu vào năm 2019 về thái độ của công chúng Nhật Bản đối với bộ phận lao động nhập cư, hầu hết người dân có ít hoặc không có sự tương tác với người lao động nhập cư. Thậm chí, chính phủ Nhật Bản cũng rất thận trọng khi nhắc tới các thuật ngữ này. Cố Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng cần “cẩn thận để không bị hiểu lầm là chính sách nhập cư, chúng ta cũng sẽ thảo luận về các cơ chế để tiếp tục sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài theo một hệ thống quản lý đầy đủ”. 

Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông thường xuyên thổi phồng và phóng đại các tin tức liên quan đến người nhập cư, chẳng hạn xem họ là mối đe dọa đối với trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Trong một cuộc khảo sát năm 2017, hơn 60% trong số 3.880 người được hỏi nói rằng sự gia tăng số lượng người nhập cư sẽ “dẫn đến tỷ lệ tội phạm tăng đột biến” và “gây nguy hiểm cho an ninh trật tự”. 

Điều này dẫn đến những hành vi phân biệt đối xử với lao động nhập cư, từ đó làm xói mòn những quyền lợi căn bản của bộ phận này. Không những vậy, sự công nhận danh tính và đóng góp của những lao động nhập cư tại Nhật Bản bị cố tình phớt lờ, xem nhẹ và gạt ra lề xã hội. Tình huống xấu nhất đã xảy ra là một số lao động Việt Nam đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc. Năm 2021, số lượng người Việt Nam bỏ trốn là khoảng 4.772 người, chiếm 66,6% tổng số quốc gia phái cử lao động đến Nhật Bản. Ngoài một số lao động cố tình bỏ trốn để ở lại bất hợp pháp, việc chống chọi với những khó khăn trong cuộc sống mưu sinh nơi đất khách và những hạn chế trong chính sách đối với lực lượng xuất khẩu lao động khiến họ không thể tiếp tục công việc hiện tại. 

Trước những trở ngại và thách thức nêu trên, các nhà hoạch định chính sách từ cả hai nước cần cải cách chính sách và cung cấp nhiều biện pháp hữu hiệu để tăng cường bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động xuất khẩu Việt Nam. Với Nhật Bản, cách chính phủ nước này đối xử với lao động nhập cư Việt Nam sẽ làm xấu đi hình ảnh của quốc gia này trong mắt cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, bảo vệ lao động nhập cư đồng nghĩa với việc bảo vệ nền kinh tế dễ tổn thương trước tác động của tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm mạnh tại Nhật Bản. Đối với Việt Nam, việc hành động để bảo vệ quyền lợi cho lao động được phái cử có thể giúp tăng uy tín và lòng tin của người dân đối với chính phủ. Tuy nhiên, việc bảo vệ nhóm lao động Việt Nam được phái cử đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, sự hợp tác hiệu quả và tinh thần chung sức từ chính phủ và chính quyền địa phương của hai nước.

Ngày 27/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Việt Nam và Nhật Bản đã nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược Toàn diện. Sự kiện này mở ra một chương mới, giúp thúc đẩy quan hệ hai nước trên tinh thần mạnh mẽ, toàn diện và thực chất trên tất cả các lĩnh vực, đồng thời đưa Nhật Bản vào “câu lạc bộ” đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam (cùng Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc và Mỹ).

Kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1973), lao động nhập cư Việt Nam tại Nhật Bản đóng vai trò “cầu nối”, giúp thúc đẩy các liên kết về kinh tế và văn hóa - xã hội giữa hai nước. Mặc dù có những đóng góp tích cực cho sự phát triển của quan hệ song phương, tiếng nói của lao động nhập cư Việt Nam dần trở nên yếu ớt trước những thách thức về điều kiện làm việc, chất lượng cuộc sống không được đảm bảo, vấn đề lương cùng với sự phân biệt trong xã hội Nhật Bản.

Nhật Bản khan hiếm lao động 

Tình trạng già hóa dân số tại Nhật Bản diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Theo số liệu từ Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản (tính đến giữa tháng 9), hơn 29,1% dân số Nhật Bản trên 65 tuổi. Trong đó, có khoảng 124.6 triệu người từ 80 tuổi trở lên (chiếm tỷ lệ 10,1%), cho thấy cuộc khủng hoảng nhân khẩu học tại Nhật Bản đang trở nên rõ ràng. 

Việc lực lượng lao động tại Nhật đang bị thu hẹp gây sức ép nặng nề lên lao động trẻ. Điều này có nguồn gốc từ việc tỷ lệ sinh giảm mạnh hằng năm cùng với việc người dân Nhật Bản chuyển sang làm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao thay vì các công việc cần tay nghề thấp hơn. Theo dự báo từ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (Japan International Cooperation Agency - JICA), nước này cần tới 6,74 triệu lao động nước ngoài vào năm 2040, gấp bốn lần so với hiện nay. 

Chính sách biệt lập lâu đời và hạn chế nhập cư của Nhật Bản cũng gây trở ngại cho việc giải quyết các vấn đề về dân số. Với việc duy trì bản sắc thời hậu chiến như một quốc gia đồng nhất về sắc tộc và văn hóa, Nhật Bản được đánh giá quốc gia có nền văn hóa mang tính chất đóng, không cởi mở với người nước ngoài, do đó số lượng người nhập cư chiếm một phần rất nhỏ trong cơ cấu dân số nước này. Theo dữ liệu từ Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản, chỉ khoảng 1,82 triệu trong số 69 triệu người làm việc tại Nhật Bản là người nước ngoài (năm 2022). Con số này đã tăng hơn gấp đôi so với thập kỷ trước (năm 2013 có khoảng 718.000 người). 

Để xử lý các thách thức từ việc thiếu hụt trầm trọng về nguồn lao động, Nhật Bản dần mở cửa đón lao động nước ngoài, từ các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ đến các ngành trí thức công nghệ cao. Nước này thực hiện các chính sách thu hút nhân tàichương trình thực tập sinh kỹ thuật (từ năm 1993) cho các hoạt động hợp tác quốc tế với mục đích chuyển giao kỹ năng cho các cá nhân từ các nước đang phát triển và được quản lý theo các hiệp định song phương. 

Trên danh nghĩa, chương trình thực tập sinh kỹ thuật (TITP) là sáng kiến nhằm hỗ trợ các lao động nước ngoài tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến từ Nhật Bản, nhưng thực chất được sử dụng để bù đắp cho vấn đề thiếu lao động phổ thông nhưng theo một cách mới thay vì kêu gọi lao động nhập cư đến làm việc. Lao động nước ngoài tham gia TITP chủ yếu đến từ các quốc gia châu Á. Vào cuối năm 2022, số lượng thực tập sinh nước ngoài đạt khoảng 325.000 người (chiếm tỷ lệ 11% cư dân nước ngoài tại Nhật Bản), trong đó hơn một nửa đến từ Việt Nam. 

Lao động trẻ Việt Nam sang Nhật Bản làm việc

Nhật Bản thị trường xuất khẩu lao động lớn nhất của Việt Nam, thu hút hơn 50% lao động xuất khẩu của nước này (đông nhất trong số các nước phái cử lao động đến Nhật Bản). Hiện có khoảng 250.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Nhật Bản, theo sau là các thị trường Đài Loan và Hàn Quốc, với lần lượt khoảng 230.000 và 50.000 người. Công dân Việt Nam chiếm khoảng 25,4% trong tổng số 1.82 triệu lao động người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản. Trong 11 tháng đầu năm 2023, Việt Nam đã đưa 79.354 lao động sang Nhật Bản làm việc, tăng 14% trong vòng năm năm trở lại đây (so với năm 2018 là 68.737 người). Lao động nhập cư Việt Nam chủ yếu làm việc trong các ngành nghề sản xuất và dịch vụ như điều dưỡng, hộ lý, nông nghiệp, cơ khí, xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghệ ô tô, may mặc,… Tính đến cuối năm 2022, Việt Nam có gần 1.700 ứng viên điều dưỡng, hộ lý; 65.000 lao động kỹ thuật, kỹ sư, phiên dịch viên đang làm việc và sinh sống tại Nhật Bản. 

Các chương trình hợp tác đưa lao động Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản bao gồm:

Thứ nhất, chương trình hợp tác được ký kết giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Tổ chức Hợp tác tu nghiệp quốc tế Nhật Bản - JITCO (hiện nay, JITCO được thay thế bằng Hiệp hội thực tập kỹ năng quốc tế - OTIT). Trên cơ sở Bản ghi nhớ về “Chương trình phái cử và tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài vào tu nghiệp tại Nhật Bản” (năm 1992), Việt Nam đã bắt đầu phái cử thực tập sinh và lao động sang Nhật Bản tu nghiệp. Chương trình này được thiết kế nhằm hỗ trợ đào tạo và nâng cao tay nghề cho thanh niên các nước đang phát triển, giúp bộ phận tu nghiệp được tiếp cận phương pháp và dây chuyền làm việc hiện đại của Nhật Bản, mở ra cơ hội việc làm và đóng góp tích cực cho quê nhà sau khi về nước. 

Thứ hai, chương trình hợp tác với Cơ quan phát triển nguồn nhân lực Nhật Bản (IM Japan). Từ năm 2006, Việt Nam đưa thực tập sinh sang Nhật Bản để thực tập kỹ thuật theo Thỏa thuận giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội với Tổ chức IM Japan. Chương trình này phù hợp với tinh thần Quyết định số 71/2009/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ nhằm hỗ trợ các huyện nghèo nâng cao chất lượng lao động và đẩy mạnh xuất khẩu lao động, qua đó tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập và thực hiện giảm nghèo bền vững. Trong giai đoạn 2017 - 2023, chỉ riêng khu vực phía Bắc đã có trên 1.500 thực tập sinh xuất cảnh (chiếm 41%). Theo đó, các thực tập sinh được phái cử sẽ hoàn thành chương trình thực tập trong khoảng thời gian 3 năm và không phải nộp bất kỳ khoản phí nào trước khi xuất cảnh, giúp giảm một số gánh nặng về chi phí xuất khẩu lao động cho các huyện nghèo, vùng sâu vùng xa Việt Nam. Sau khi hoàn thành chương trình và về nước đúng hạn, thực tập sinh sẽ được hỗ trợ một khoản tiền để khởi nghiệp từ IM Japan (thực tập 3 năm nhận 600.000 Yên; 5 năm nhận 1.000.000 Yên). 

Ngoài ra, Việt Nam là nước đầu tiên ký kết với Nhật Bản “Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng” (MOC). Bản ghi nhớ tập trung vào (i) xác định mục tiêu của sự hợp tác, (ii) quy định rõ trách nhiệm và cơ chế phối hợp giữa cơ quan hai nước. Bản ghi nhớ này giúp cơ quan hai nước thực hiện, quản lý chương trình thực tập kỹ năng, đồng thời trao đổi thông tin cho nhau để hướng dẫn, kiểm tra và kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh.  

Bên cạnh đó, Việt Nam còn cung cấp nhân lực có kỹ thuật, chuyên môn, kỹ năng và tay nghề cao sang Nhật Bản theo chương trình kỹ năng đặc định (KNĐĐ). Khác với phái cử thực tập sinh kỹ thuật, KNĐĐ đòi hỏi lao động có trình độ cao hơn, đồng thời họ có thời gian làm việc dài hạn với mức lương tốt hơn so với thực tập sinh. Cụ thể, KNĐĐ chia làm hai chương trình: KNĐĐ số một và KNĐĐ số hai. Chương trình KNĐĐ số một đòi hỏi lao động có kiến thức, trình độ tay nghề và tiếng Nhật nhất định trong lĩnh vực ngành nghề đặc định. Chương trình còn lại đòi hỏi lao động có kỹ năng lành nghề trong lĩnh vực ngành nghề đặc định. Hiện nay, có khoảng 80.000 lao động kỹ năng đặc định chủ yếu từ thực tập sinh chuyển sang. Ngoài ra, Việt Nam còn phái cử lao động theo các chương trình lao động kỹ thuật, phiên dịch viên, lao động xây dựng, đóng tàu.

Vai trò của lao động nhập cư Việt Nam đối với hai nước

Lựa chọn con đường xuất khẩu lao động giúp phần lớn cá nhân và hộ gia đình Việt Nam nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống nhờ vào khoản tiền tích lũy được sau thời gian làm việc tại Nhật Bản, đồng thời tạo nhiều cơ hội cho người trẻ học hỏi và phát triển kỹ năng nghề nghiệp lâu dài, tính kỷ luật và tác phong công nghiệp. Ngược lại, họ cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển kinh tế - xã hội của hai nước.

Đối với Nhật Bản, lao động nhập cư Việt Nam góp phần bổ sung cho thị trường lao động đang thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn nhân lực. Ngoài ra, thông qua việc tiếp nhận lực lượng được phái cử, Nhật Bản có thể tập trung vào sự tiến bộ của các ngành công nghiệp khác, người Nhật có thể tập trung phát triển bản thân và theo đuổi sự nghiệp cá nhân vốn đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên môn cao thay vì các công việc tay chân.  

Đặc biệt, phần lớn lao động Việt Nam được phái cử làm điều dưỡng, hộ lý trong các cơ sở y tế, dịch vụ chăm sóc sức khỏe có đóng góp thiết thực cho sự ổn định của xã hội Nhật Bản. Theo ước tính, trên 38% người Nhật sẽ bước vào độ tuổi 65 vào năm 2065 -- khiến nước này trở thành “xã hội siêu già” hàng đầu trên thế giới. Già hóa dân số gây áp lực đáng kể lên hệ thống chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại Nhật Bản, bao gồm các chi tiêu công cho y tế, cải cách hệ thống chăm sóc sức khỏe, áp lực lên thị trường việc làm trong khi nước này đang khan hiếm nguồn lao động trẻ. 

Từ năm 2012, trong khuôn khổ Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), hai nước đã thống nhất triển khai Chương trình EPA đưa ứng viên điều dưỡng, hộ lý Việt Nam sang Nhật Bản làm việc. Hiện nay, các cơ sở y tế Nhật Bản đã tiếp nhận khoảng 1.696 điều dưỡng, hộ lý người Việt được phái cử, qua đó giúp Nhật Bản giảm gánh nặng thiếu nhân lực trong hệ thống y tế. Ngược lại, điều dưỡng viên và hộ lý Việt Nam sẽ được huấn luyện, trau dồi tay nghề trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, từ đó tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để phục vụ cho công việc sau khi trở về quê hương.

Đối với Việt Nam, xu hướng xuất khẩu lao động giúp nước này giảm gánh nặng thất nghiệpthiếu việc làm trong nước, đặc biệt trong thời kỳ hậu đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, lượng kiều hối thu về hằng năm giữ vị trí rất quan trọng trong tổng thể các nguồn lực bên ngoài cho sự phát triển của quốc gia. Cộng đồng người Việt chiếm 1/4 tổng lao động nước ngoài tại Nhật Bản, đem về 3 tỷ USD mỗi năm, góp phần tạo nguồn thu ngoại tệ, ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối của cả nước. Hiện nay, nguồn kiều hối đang có xu hướng chuyển dịch sang mảng đầu tư bất động sản, các dự án kinh doanh, sản xuất.

Việc xuất khẩu lượng lớn lao động sang Nhật Bản nói riêng và các quốc gia khác nói chung góp phần thay đổi diện mạo và đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo tại các vùng sâu vùng xa, vùng nông thôn nghèo và các tỉnh biên giới của Việt Nam. Mặt khác, việc xuất khẩu lao động sang Nhật Bản tạo điều kiện nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và hội nhập quốc tế. Việt Nam có thể tận dụng nguồn lao động từ nước ngoài trở về để thúc đẩy tính hiệu quả trong dây chuyền sản xuất và các ngành dịch vụ trọng yếu của cả nước. Lực lượng này được đánh giá có trình độ cao hơn về kỹ năng và tính chuyên nghiệp nhờ vào quá trình tích lũy kiến thức và kinh nghiệm trong suốt thời gian sinh sống và làm việc tại Nhật Bản.

Những tiếng nói cần được quan tâm 

Trước khi có thể cải thiện cuộc sống nhờ vào con đường xuất khẩu lao động, lao động Việt Nam đối mặt với những khó khăn, thách thức trong quá trình sinh sống và làm việc tại đất nước mặt trời mọc.

Thứ nhất, gánh nặng chi phí lên lao động Việt Nam là khá lớn. Lao động Việt Nam tại Nhật Bản phải chịu những chi phí tài chính và cá nhân đáng kể (bao gồm trang trải chi phí đào tạo, ăn ở, học ngoại ngữ và các khoản khác), khiến nhiều người trong số họ mắc nợ. Cụ thể, thực tập sinh Việt Nam phải vay nợ trung bình khoảng 120 triệu để đến Nhật Bản làm việc. Trong một nghiên cứu khác của Tổng cục Thống kê, người lao động phải trả đến 192 triệu để được tuyển dụng một công việc đầu tiên tại Nhật Bản. Các số liệu chỉ ra Việt Nam là quốc gia tốn chi phí cao nhất trong số 15 nước phái cử lao động sang Nhật Bản. Các chuyên gia lý giải nguyên nhân xuất phát từ việc “không tuân thủ quy định cấm thu tiền thế chấp, tiền bảo lãnh, chi phí cho người môi giới cao”. Điều này cho thấy lao động Việt Nam đang phải trả các khoản phí không đúng với quy định về nguyên tắc thu tiền dịch vụ, mức trần tiền dịch vụ doanh nghiệp được phép thu của người lao động. 

Thứ hai, lao động Việt Nam phải đối mặt với vấn đề liên quan đến mức lương và các khoản thuế tại Nhật. Khi so sánh với lao động chính thức, thực tập sinh chỉ nhận được mức lương tối thiểu, mặc dù thời gian và áp lực công việc là tương tự nhau. Thậm chí, lao động người Việt còn bị buộc làm việc dưới mức lương tối thiếu. Hiện nay, chính phủ Nhật Bản đã điều chỉnh mức lương tối thiểu từng vùng (thấp nhất là 790 Yên/giờ tại tỉnh Tottori; cao nhất là 1.113 Yên/giờ tại Tokyo). Tuy nhiên, lao động Việt Nam vẫn phải chật vật để xoay sở cho các chi phí hiện tại và tích góp khoản tiền gửi về gia đình tại quê nhà. Ngoài ra, Nhật Bản đánh hai lần thuế (thuế cư trú và thuế thu nhập) đối với thực tập sinh Việt Nam, qua đó càng khiến nhóm này gặp khó khăn chồng chất. 

Thứ ba, lao động nhập cư Việt Nam đối mặt với những căng thẳng tinh thần kéo dài. Điều này chủ yếu đến từ điều kiện làm việc không được đảm bảo, bị lạm dụng, bạo hành và những rào cản vô hình khiến họ khó hòa nhập vào cộng đồng cư dân bản địa.

Về điều kiện làm việc của lao động nhập cư Việt Nam không được đảm bảo, bị lạm dụng và bạo hành. Các cuộc thanh tra của Văn phòng Tiêu chuẩn Lao động cho thấy 7.247 trong số 9.829 địa điểm làm việc (trên 70%) có thực tập sinh kỹ thuật vi phạm các tiêu chuẩn lao động hoặc an toàn lao động và sức khỏe (mức cao nhất kể từ năm 2003), bao gồm hướng dẫn an toàn kém hoặc không trả lương cho việc làm thêm giờ

Chương trình TITP của Nhật Bản bị chỉ trích là “điểm nóng của lạm dụng và phân biệt”. Các nhà phê bình cáo buộc TITP chủ yếu cung cấp lao động “giá rẻ” thay vì phát triển chuyên môn cho thực tập sinh và nó “liên quan đến việc bóc lột và vi phạm nhân quyền trên diện rộng, bao gồm cả nạn buôn người và lao động cưỡng bức”. Theo yêu cầu của TITP, các thực tập sinh không được chuyển đổi nơi làm việc, điều này dẫn đến việc họ dễ bị bóc lột bởi cơ quan chủ quản, thậm chí bị lạm dụng thể chất và tâm lý. Vào tháng 11/2022, nhóm thực tập sinh Việt Nam tại một công ty may mặc ở tỉnh Ehime tố cáo bị bóc lột quá mức mà không được trả lương; cụ thể, họ phải làm thêm hơn 100 giờ mỗi tháng và không nhận được 27 triệu Yên tiền làm thêm kể từ năm 2022. 

Một số lao động Việt Nam thậm chí còn bị bạo hành ngay tại nơi làm việc. Đơn cử, vào đầu năm 2022, một thực tập sinh kỹ thuật người Việt làm việc cho một công ty xây dựng ở Okinawa bị bạo hành bởi ba đồng nghiệp người Nhật. Những người Nhật liên tục đánh vào lưng và thắt lưng bằng chổi hoặc vật hình que, khiến lao động người Việt bị thương nặng. 

Về việc lao động nhập cư Việt Nam khó hòa nhập vào cộng đồng cư dân bản địa. Điều này xuất phát từ một số nguyên nhân như rào cản ngôn ngữ, đặc điểm của nền văn hóa bản địa, và nhận thức của người dân Nhật Bản. Theo chỉ số thông thạo tiếng Anh của Education First, Nhật Bản xếp thứ 87 trong 113 quốc gia, bởi việc sử dụng tiếng Anh đối với người Nhật trong công việc và cuộc sống là không cần thiết. Do đó, những lao động nhập cư bắt buộc phải học tiếng Nhật căn bản để có thể giao tiếp và làm việc, trong khi tiếng Nhật được xếp vào top 10 ngôn ngữ khó học nhất thế giới. Thực tế là, Nhật Bản đặc biệt chú trọng và đòi hỏi lao động nước ngoài phải thông thạo ngôn ngữ và văn hóa nước này. Không những vậy, lao động nước ngoài được yêu cầu phải cư xử giống như nhân viên Nhật Bản và phải tuân thủ hệ thống tuyển dụng nội bộ của công ty Nhật Bản. Những điều này phần nào khiến lao động nhập cư gặp khó khăn trong quá trình thích ứng với môi trường làm việc và xã hội Nhật Bản.

Nhật Bản cũng quốc gia có nền văn hóa đơn sắc và cư dân bản địa dường như dị ứng với thuật ngữ “người nhập cư”, “lao động nhập cư”. Quan niệm “xã hội đồng nhất” của dân tộc Nhật Bản đóng vai trò then chốt trong cấu trúc bản sắc nước này. Họ cho rằng sự đa dạng sắc tộc tạo ra sự nhầm lẫn, bất hòa và xã hội sẽ hoạt động tốt nhất khi mọi người có cách nhìn, suy nghĩ và hành động giống nhau, giống như ở Nhật Bản. Do đó, chỉ cần không phải là người Nhật, thì những người nước ngoài đều được xem như “du khách”, tức không nên ở quá lâu hoặc định cư tại đây. Trong một nghiên cứu vào năm 2019 về thái độ của công chúng Nhật Bản đối với bộ phận lao động nhập cư, hầu hết người dân có ít hoặc không có sự tương tác với người lao động nhập cư. Thậm chí, chính phủ Nhật Bản cũng rất thận trọng khi nhắc tới các thuật ngữ này. Cố Thủ tướng Shinzo Abe nhấn mạnh rằng cần “cẩn thận để không bị hiểu lầm là chính sách nhập cư, chúng ta cũng sẽ thảo luận về các cơ chế để tiếp tục sử dụng nguồn nhân lực nước ngoài theo một hệ thống quản lý đầy đủ”. 

Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông thường xuyên thổi phồng và phóng đại các tin tức liên quan đến người nhập cư, chẳng hạn xem họ là mối đe dọa đối với trật tự xã hội và an ninh quốc gia. Trong một cuộc khảo sát năm 2017, hơn 60% trong số 3.880 người được hỏi nói rằng sự gia tăng số lượng người nhập cư sẽ “dẫn đến tỷ lệ tội phạm tăng đột biến” và “gây nguy hiểm cho an ninh trật tự”. 

Điều này dẫn đến những hành vi phân biệt đối xử với lao động nhập cư, từ đó làm xói mòn những quyền lợi căn bản của bộ phận này. Không những vậy, sự công nhận danh tính và đóng góp của những lao động nhập cư tại Nhật Bản bị cố tình phớt lờ, xem nhẹ và gạt ra lề xã hội. Tình huống xấu nhất đã xảy ra là một số lao động Việt Nam đã bỏ trốn khỏi nơi làm việc. Năm 2021, số lượng người Việt Nam bỏ trốn là khoảng 4.772 người, chiếm 66,6% tổng số quốc gia phái cử lao động đến Nhật Bản. Ngoài một số lao động cố tình bỏ trốn để ở lại bất hợp pháp, việc chống chọi với những khó khăn trong cuộc sống mưu sinh nơi đất khách và những hạn chế trong chính sách đối với lực lượng xuất khẩu lao động khiến họ không thể tiếp tục công việc hiện tại. 

Trước những trở ngại và thách thức nêu trên, các nhà hoạch định chính sách từ cả hai nước cần cải cách chính sách và cung cấp nhiều biện pháp hữu hiệu để tăng cường bảo vệ quyền lợi cho lực lượng lao động xuất khẩu Việt Nam. Với Nhật Bản, cách chính phủ nước này đối xử với lao động nhập cư Việt Nam sẽ làm xấu đi hình ảnh của quốc gia này trong mắt cộng đồng quốc tế. Hơn nữa, bảo vệ lao động nhập cư đồng nghĩa với việc bảo vệ nền kinh tế dễ tổn thương trước tác động của tình trạng già hóa dân số và tỷ lệ sinh giảm mạnh tại Nhật Bản. Đối với Việt Nam, việc hành động để bảo vệ quyền lợi cho lao động được phái cử có thể giúp tăng uy tín và lòng tin của người dân đối với chính phủ. Tuy nhiên, việc bảo vệ nhóm lao động Việt Nam được phái cử đòi hỏi rất nhiều nỗ lực, sự hợp tác hiệu quả và tinh thần chung sức từ chính phủ và chính quyền địa phương của hai nước.

Từ khoá: lao động nhập cư xuất khẩu lao động quan hệ Việt - Nhật Việt Nam - Nhật Bản

BÀI LIÊN QUAN