Văn hoá - Xã hội   01/12/2023

Liệu điện gió ngoài khơi của Việt Nam có “làm nên chuyện”?

Với Việt Nam, phát triển điện gió ngoài khơi là bước đột phá trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Thế nhưng, các rào cản và sự chậm trễ của các bên liên quan có thể làm chậm lại quá trình này.

Image
Hình minh hoạ điện gió ngoài khơi ở Việt Nam - (C): Nhân dân

Để vượt qua “cuộc chiến” chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng là phương cách chủ yếu để giảm phát thải carbon gây hại cho môi trường. Trong đó, năng lượng gió ngoài khơi (offshore wind energy) là nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng to lớn vì nó có thể tạo ra lượng năng lượng cao phục vụ hiệu quả cho sản xuất điện thông qua tốc độ gió mạnh và ổn định trên đại dương. Mặt khác, nguồn năng lượng tái tạo này ít gây tác hại đến môi trường hơn các loại nhiên liệu hóa thạch, than – vốn thường được dùng để sản xuất điện. Phát triển điện gió ngoài khơi cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được 217 triệu tấn khí thải CO₂ vào năm 2035, đồng thời có thể tạo ra nhiều việc làm mỗi năm.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi (offshore wind power) vẫn còn khá mới mẻ. Dù Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực này, nhưng hiện vẫn chưa có dự án nào đi vào hoạt động. Việt Nam cũng vấp phải nhiều khó khăn trong nỗ lực đạt mục tiêu 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2023.

Ngành năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong bối cảnh này, điện gió ngoài khơi là một trong những ngành năng lượng tái tạo đang được ưu tiên. Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là đang ở vào thời điểm thích hợp để phát triển năng lượng gió ngoài khơi. Bởi lẽ, Việt Nam sở hữu các điều kiện thuận lợi:

Vị trí địa lý thuận lợi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi của Việt Nam là triển vọng, với công suất ước tính đạt 475 GW. Bởi lẽ, nước ta có dạng hình chữ S và đường bờ biển dài khoảng 3.260 km. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm khoảng 1.000.000 km² diện tích Biển Đông. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của bán cầu Bắc nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tốc độ gió trung bình trên 6 m/s. Ưu thế về địa lý giúp Việt Nam khai thác nguồn năng lượng gió biển, biến nó thành điện năng.

Chính phủ quan tâm chuyển đổi năng lượng. Nền kinh tế của Việt Nam khá năng động, tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á vào năm 2022 và là mộ trong số ít nền kinh tế tăng trưởng liên tiếp kể từ đại dịch Covid-19. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Hiện nay, Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch từ bên ngoài, đặc biệt là than. Theo Bộ Công Thương, than được khai thác trong nước ở mức 43 - 45 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, con số này chỉ đáp ứng khoảng một nửa lượng than cho các nhà máy điện than. Do đó, tỷ trọng than nhập khẩu với giá cao ngày càng tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 10, nhập khẩu than đạt hơn 41,3 triệu tấn, tăng mạnh 53,6% về lượng so với cùng kỳ. Nếu không sớm chuyển đổi năng lượng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các khó khăn như cạn kiệt nguồn tài nguyên, thiếu hụt năng lượng và phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung năng lượng thế giới.

Để giải quyết các vấn đề trên cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, với tốc độ dẫn đầu ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng cam kết hành động mạnh mẽ trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó ưu tiên khai thác, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch. Ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam. Trong đó, năng lượng tái tạo được đề cập ở mục tiêu số 7: “Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) vào năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Trước những nỗ lực chuyển đổi năng lượng trên, việc đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi là giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần hiện thực hoá các cam kết của Việt Nam hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.

Thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, châu Á đang nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng để giảm phát thải carbon. Điều này đã tạo ra thời cơ thuận lợi để các công ty điện gió của nhiều nước, đặc biệt là châu Âu, nắm bắt cơ hội và tăng cường thâm nhập vào thị trường năng lượng xanh này, mà trong đó, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Theo tờ Nikkei Asia, các tập đoàn, công ty của Nhật Bản và châu Âu đang quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Vào tháng 9/2022, tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã công bố việc triển khai dự án phát điện gió ngoài khơi Việt Nam và tiến hành khảo sát để nghiên cứu các tuyến đường đặt cáp vào tháng 12 cùng năm. Theo kế hoạch, nhà máy điện gió ở Việt Nam với công suất từ 500 MW đến 1 GW sẽ hoạt động vào năm 2030, và nếu các bước đầu thuận lợi, công ty sẽ phát triển các dự án tiếp theo ở khu vực phía Bắc của Việt Nam.

Ngoài ra, vào tháng 4/2022, một công ty Nhật Bản khác là Renova đã Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi với Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác thăm dò, khảo sát ngoài khơi, phát triển dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và hướng tới mục tiêu thương mại hóa. Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - tập đoàn năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới từ Đan Mạch, cũng rất quan tâm đến thị trường này. CIP đã 2 Biên bản ghi nhớ và 1 thoả thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển việc lắp ráp và cung cấp trạm biến áp ngoài khơi cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, CIP đang là nhà đầu tư chính của dự án trang trại điện gió La Gàn (ngoài khơi tỉnh Bình Thuận). Đây sẽ là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam với vốn đầu tư ước tính lên đến 10,5 tỷ USD và công suất 3,5 GW. Gần đây, các doanh nghiệp từ Na Uy, Mỹ, Vương quốc Anh… cũng đang có kế hoạch đầu tư vào thị trường điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Sở hữu nguồn tài nguyên quý giá, nhận được sự quan tâm hướng đến chuyển đổi năng lượng bền vững từ chính phủ và có thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư là những yếu tố giúp Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi. Nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á nổi bật về năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, thử thách vẫn còn nhiều!

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, thực hiện thành công mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Thế nhưng, Việt Nam đang vướng nhiều thách thức trong giai đoạn chuẩn bị dự án, vì đây là lĩnh vực mới và quốc gia này chưa có kinh nghiệm.

Pháp lý chưa hoàn thiện. Đến nay, Việt Nam vẫn “giẫm chân tại chỗ”, và chưa có trang trại gió ngoài khơi nào được vận hành. Chính sách chưa phát triển và thủ tục hành chính chưa hoàn thiện là những “tảng đá” làm cản bước tiến của ngành điện gió ngoài khơi. Tuy Quy hoạch điện VIII được phê duyệt vào ngày 15/5/2023, nhưng kế hoạch thực hiện của Bộ Công Thương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và đang trong quá trình xây dựng, bổ sung. Bên cạnh đó, phát triển điện gió ngoài khơi gắn liền với quy hoạch không gian biển. Quy hoạch không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Hội đồng thẩm định thông qua vào ngày 29/9/2023, song, vẫn cần thêm thời gian để trình lên Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP quy định về thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, cũng đang trong quá trình được sửa đổi, bổ sung.

Quy hoạch tổng thể chưa hoàn thiện, khung pháp lý chưa mạnh và vẫn còn đang hoàn thiện gây nhiều khó khăn: với chính phủ việc cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đo gió, khảo sát ngoài khơi phục vụ đầu tư dự án; và với các nhà đầu tư việc xác định vị trí, quy mô dự án, cũng như các quy định về đấu thầu, giá mua điện. Không chỉ vậy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực này vẫn còn quá phức tạp. Việc phát triển một dự án phải tuân theo ít nhất sáu luật và hơn 20 quy định, dẫn đến tăng chi phí đầu tư, rủi ro và thời gian thực hiện dự án.

Kỹ thuật và công nghệ chưa đáp ứng tình hình thực tế. Điện gió ngoài khơi là ngành công nghiệp mới, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Các kỹ thuật thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì đòi hỏi trình độ cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có kinh nghiệm và còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Vì vậy, Việt Nam đang phụ thuộc phần lớn vào nước ngoài khi vận hành các dự án điện gió ngoài khơi. Bên cạnh đó, nhu cầu về năng lượng tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Nam, trong khi các công trình sản xuất năng lượng tái tạo chủ yếu ở miền Trung và miền Nam. Vì thế, Việt Nam đang thiếu một hệ thống cáp ngầm cho điện gió ngoài khơi và tăng cường kết nối hệ thống điện Bắc - Trung - Nam.

Huy động vốn lớn còn khó khăn. Mỗi dự án điện gió ngoài khơi cần nguồn vốn đầu tư lớn. Song, hành lang pháp lý còn yếu và chính sách ưu đãi bị “đứt gãy” khiến các nhà đầu tư lo lắng. Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về giá ưu đãi (Feed-in Tariff - FIT) cho điện gió có ý nghĩa tích cực đối với quá trình huy động vốn trong và ngoài nước cho năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đối với các dự án sau khi hết hiệu lực giá FIT, giá mua điện phải theo cơ chế chuyển tiếp của Bộ Công Thương và thấp hơn giá FIT. Vào tháng 1, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 21 về khung giá điện gió chuyển tiếp. Đối với nhà máy điện gió trên biển, mức giá trần của khung giá là 1.815,95 đồng/kWh – thấp hơn nhiều so với giá FIT 2.223 đồng/kWh áp dụng cho dự án điện gió trên biển (theo Quyết định 39). Điều này khiến một số nhà đầu tư cảm thấy “thất vọng”. Nếu Chính phủ không sớm có giải pháp ổn định chính sách ưu đãi thì vấn đề này sẽ khiến các nhà đầu tư phải rất “cân nhắc” khi muốn “rót” vốn vào ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Điện gió ngoài khơi rất có tiềm năng phát triển và trở thành thị trường năng động. Tuy vậy, việc trì hoãn giải quyết các vấn đề trên có thể khiến thị trường Việt Nam dần mất đi sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hệ quả là, họ sẽ chuyển hướng đầu tư sang các thị trường khác. Gần đây nhất, Orsted - Tập đoàn phát triển gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, đã quyết định “dừng cuộc chơi” điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Quyết định này gây bất ngờ, tiếc nuối cho nhiều người; song, đây chính là hồi chuông báo động để Việt Nam “thức tỉnh” và giải quyết nhanh chóng các vấn đề còn tồn tại nếu muốn thúc đẩy ngành điện gió ngoài khơi.

Với lợi thế và cơ hội mà Việt Nam đang có, ngành điện gió ngoài khơi có tiềm năng vươn xa hơn trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, mỗi dự án điện gió ngoài khơi cần khoảng 7 - 10 năm “để hoàn thành các khâu khảo sát, đo gió, nghiên cứu địa chất, đánh giá khả thi, đánh giá tác động môi trường, thiết kế, sản xuất các cấu phần, xây dựng, lắp đặt...” nên việc đạt được mục tiêu có 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là khá khó khăn. Để hiện thực hóa những điều này, Việt Nam cần hành động ngay từ bây giờ!

Để vượt qua “cuộc chiến” chống biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng là phương cách chủ yếu để giảm phát thải carbon gây hại cho môi trường. Trong đó, năng lượng gió ngoài khơi (offshore wind energy) là nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng to lớn vì nó có thể tạo ra lượng năng lượng cao phục vụ hiệu quả cho sản xuất điện thông qua tốc độ gió mạnh và ổn định trên đại dương. Mặt khác, nguồn năng lượng tái tạo này ít gây tác hại đến môi trường hơn các loại nhiên liệu hóa thạch, than – vốn thường được dùng để sản xuất điện. Phát triển điện gió ngoài khơi cũng sẽ giúp Việt Nam giảm thiểu được 217 triệu tấn khí thải CO₂ vào năm 2035, đồng thời có thể tạo ra nhiều việc làm mỗi năm.

Tuy nhiên, đối với Việt Nam, ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi (offshore wind power) vẫn còn khá mới mẻ. Dù Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng trong lĩnh vực này, nhưng hiện vẫn chưa có dự án nào đi vào hoạt động. Việt Nam cũng vấp phải nhiều khó khăn trong nỗ lực đạt mục tiêu 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (gọi tắt là Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 5/2023.

Ngành năng lượng tái tạo có triển vọng phát triển

Để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng, nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) đang thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng. Trong bối cảnh này, điện gió ngoài khơi là một trong những ngành năng lượng tái tạo đang được ưu tiên. Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là đang ở vào thời điểm thích hợp để phát triển năng lượng gió ngoài khơi. Bởi lẽ, Việt Nam sở hữu các điều kiện thuận lợi:

Vị trí địa lý thuận lợi. Theo Ngân hàng Thế giới (WB), tiềm năng năng lượng gió ngoài khơi của Việt Nam là triển vọng, với công suất ước tính đạt 475 GW. Bởi lẽ, nước ta có dạng hình chữ S và đường bờ biển dài khoảng 3.260 km. Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm khoảng 1.000.000 km² diện tích Biển Đông. Bên cạnh đó, Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai khí hậu nhiệt đới của bán cầu Bắc nên có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với tốc độ gió trung bình trên 6 m/s. Ưu thế về địa lý giúp Việt Nam khai thác nguồn năng lượng gió biển, biến nó thành điện năng.

Chính phủ quan tâm chuyển đổi năng lượng. Nền kinh tế của Việt Nam khá năng động, tăng trưởng nhanh nhất ở châu Á vào năm 2022 và là mộ trong số ít nền kinh tế tăng trưởng liên tiếp kể từ đại dịch Covid-19. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng làm gia tăng nhu cầu tiêu thụ năng lượng. Hiện nay, Việt Nam đang phụ thuộc nhiều vào nhiên liệu hóa thạch từ bên ngoài, đặc biệt là than. Theo Bộ Công Thương, than được khai thác trong nước ở mức 43 - 45 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, con số này chỉ đáp ứng khoảng một nửa lượng than cho các nhà máy điện than. Do đó, tỷ trọng than nhập khẩu với giá cao ngày càng tăng. Tính từ đầu năm đến tháng 10, nhập khẩu than đạt hơn 41,3 triệu tấn, tăng mạnh 53,6% về lượng so với cùng kỳ. Nếu không sớm chuyển đổi năng lượng, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các khó khăn như cạn kiệt nguồn tài nguyên, thiếu hụt năng lượng và phụ thuộc nhiều hơn vào nguồn cung năng lượng thế giới.

Để giải quyết các vấn đề trên cũng như giảm thiểu ô nhiễm môi trường, Việt Nam đang thúc đẩy chuyển đổi năng lượng, với tốc độ dẫn đầu ở Đông Nam Á. Việt Nam cũng cam kết hành động mạnh mẽ trong thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc. Ngày 11/2/2020, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó ưu tiên khai thác, phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng sạch. Ngày 25/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 136/NQ-CP về 17 mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2030 của Việt Nam. Trong đó, năng lượng tái tạo được đề cập ở mục tiêu số 7: “Đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn năng lượng bền vững, đáng tin cậy và có khả năng chi trả cho tất cả mọi người”. Tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) vào năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cam kết Việt Nam đạt phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Trước những nỗ lực chuyển đổi năng lượng trên, việc đẩy mạnh phát triển điện gió ngoài khơi là giải pháp cần thiết nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, góp phần hiện thực hoá các cam kết của Việt Nam hướng đến các mục tiêu phát triển bền vững.

Thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, châu Á đang nỗ lực thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng để giảm phát thải carbon. Điều này đã tạo ra thời cơ thuận lợi để các công ty điện gió của nhiều nước, đặc biệt là châu Âu, nắm bắt cơ hội và tăng cường thâm nhập vào thị trường năng lượng xanh này, mà trong đó, Việt Nam là điểm đến hấp dẫn cho dòng vốn đầu tư nước ngoài. Theo tờ Nikkei Asia, các tập đoàn, công ty của Nhật Bản và châu Âu đang quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi ở Việt Nam. Vào tháng 9/2022, tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đã công bố việc triển khai dự án phát điện gió ngoài khơi Việt Nam và tiến hành khảo sát để nghiên cứu các tuyến đường đặt cáp vào tháng 12 cùng năm. Theo kế hoạch, nhà máy điện gió ở Việt Nam với công suất từ 500 MW đến 1 GW sẽ hoạt động vào năm 2030, và nếu các bước đầu thuận lợi, công ty sẽ phát triển các dự án tiếp theo ở khu vực phía Bắc của Việt Nam.

Ngoài ra, vào tháng 4/2022, một công ty Nhật Bản khác là Renova đã Bản ghi nhớ về hợp tác phát triển điện gió ngoài khơi với Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam. Theo đó, hai bên sẽ hợp tác thăm dò, khảo sát ngoài khơi, phát triển dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam và hướng tới mục tiêu thương mại hóa. Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) - tập đoàn năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới từ Đan Mạch, cũng rất quan tâm đến thị trường này. CIP đã 2 Biên bản ghi nhớ và 1 thoả thuận hợp tác nhằm đẩy mạnh hợp tác phát triển việc lắp ráp và cung cấp trạm biến áp ngoài khơi cho các dự án điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Bên cạnh đó, CIP đang là nhà đầu tư chính của dự án trang trại điện gió La Gàn (ngoài khơi tỉnh Bình Thuận). Đây sẽ là một trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam với vốn đầu tư ước tính lên đến 10,5 tỷ USD và công suất 3,5 GW. Gần đây, các doanh nghiệp từ Na Uy, Mỹ, Vương quốc Anh… cũng đang có kế hoạch đầu tư vào thị trường điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Sở hữu nguồn tài nguyên quý giá, nhận được sự quan tâm hướng đến chuyển đổi năng lượng bền vững từ chính phủ và có thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư là những yếu tố giúp Việt Nam phát triển điện gió ngoài khơi. Nếu tận dụng tốt cơ hội, Việt Nam có thể đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng và trở thành một trong những quốc gia Đông Nam Á nổi bật về năng lượng tái tạo.

Tuy nhiên, thử thách vẫn còn nhiều!

Phát triển điện gió ngoài khơi sẽ giúp Việt Nam đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng, thực hiện thành công mục tiêu phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 cũng như đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Thế nhưng, Việt Nam đang vướng nhiều thách thức trong giai đoạn chuẩn bị dự án, vì đây là lĩnh vực mới và quốc gia này chưa có kinh nghiệm.

Pháp lý chưa hoàn thiện. Đến nay, Việt Nam vẫn “giẫm chân tại chỗ”, và chưa có trang trại gió ngoài khơi nào được vận hành. Chính sách chưa phát triển và thủ tục hành chính chưa hoàn thiện là những “tảng đá” làm cản bước tiến của ngành điện gió ngoài khơi. Tuy Quy hoạch điện VIII được phê duyệt vào ngày 15/5/2023, nhưng kế hoạch thực hiện của Bộ Công Thương vẫn chưa đáp ứng yêu cầu và đang trong quá trình xây dựng, bổ sung. Bên cạnh đó, phát triển điện gió ngoài khơi gắn liền với quy hoạch không gian biển. Quy hoạch không gian biển Quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã được Hội đồng thẩm định thông qua vào ngày 29/9/2023, song, vẫn cần thêm thời gian để trình lên Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP quy định về thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và Nghị định số 11/2021/NĐ-CP quy định về việc giao các khu vực biển cho tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên biển, cũng đang trong quá trình được sửa đổi, bổ sung.

Quy hoạch tổng thể chưa hoàn thiện, khung pháp lý chưa mạnh và vẫn còn đang hoàn thiện gây nhiều khó khăn: với chính phủ việc cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện đo gió, khảo sát ngoài khơi phục vụ đầu tư dự án; và với các nhà đầu tư việc xác định vị trí, quy mô dự án, cũng như các quy định về đấu thầu, giá mua điện. Không chỉ vậy, thủ tục hành chính trong lĩnh vực này vẫn còn quá phức tạp. Việc phát triển một dự án phải tuân theo ít nhất sáu luật và hơn 20 quy định, dẫn đến tăng chi phí đầu tư, rủi ro và thời gian thực hiện dự án.

Kỹ thuật và công nghệ chưa đáp ứng tình hình thực tế. Điện gió ngoài khơi là ngành công nghiệp mới, yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Các kỹ thuật thi công, lắp đặt, vận hành, bảo trì đòi hỏi trình độ cao. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa có kinh nghiệm và còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này. Vì vậy, Việt Nam đang phụ thuộc phần lớn vào nước ngoài khi vận hành các dự án điện gió ngoài khơi. Bên cạnh đó, nhu cầu về năng lượng tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Nam, trong khi các công trình sản xuất năng lượng tái tạo chủ yếu ở miền Trung và miền Nam. Vì thế, Việt Nam đang thiếu một hệ thống cáp ngầm cho điện gió ngoài khơi và tăng cường kết nối hệ thống điện Bắc - Trung - Nam.

Huy động vốn lớn còn khó khăn. Mỗi dự án điện gió ngoài khơi cần nguồn vốn đầu tư lớn. Song, hành lang pháp lý còn yếu và chính sách ưu đãi bị “đứt gãy” khiến các nhà đầu tư lo lắng. Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg về giá ưu đãi (Feed-in Tariff - FIT) cho điện gió có ý nghĩa tích cực đối với quá trình huy động vốn trong và ngoài nước cho năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, đối với các dự án sau khi hết hiệu lực giá FIT, giá mua điện phải theo cơ chế chuyển tiếp của Bộ Công Thương và thấp hơn giá FIT. Vào tháng 1, Bộ Công Thương ban hành Quyết định 21 về khung giá điện gió chuyển tiếp. Đối với nhà máy điện gió trên biển, mức giá trần của khung giá là 1.815,95 đồng/kWh – thấp hơn nhiều so với giá FIT 2.223 đồng/kWh áp dụng cho dự án điện gió trên biển (theo Quyết định 39). Điều này khiến một số nhà đầu tư cảm thấy “thất vọng”. Nếu Chính phủ không sớm có giải pháp ổn định chính sách ưu đãi thì vấn đề này sẽ khiến các nhà đầu tư phải rất “cân nhắc” khi muốn “rót” vốn vào ngành điện gió ngoài khơi của Việt Nam.

Điện gió ngoài khơi rất có tiềm năng phát triển và trở thành thị trường năng động. Tuy vậy, việc trì hoãn giải quyết các vấn đề trên có thể khiến thị trường Việt Nam dần mất đi sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, hệ quả là, họ sẽ chuyển hướng đầu tư sang các thị trường khác. Gần đây nhất, Orsted - Tập đoàn phát triển gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, đã quyết định “dừng cuộc chơi” điện gió ngoài khơi tại Việt Nam. Quyết định này gây bất ngờ, tiếc nuối cho nhiều người; song, đây chính là hồi chuông báo động để Việt Nam “thức tỉnh” và giải quyết nhanh chóng các vấn đề còn tồn tại nếu muốn thúc đẩy ngành điện gió ngoài khơi.

Với lợi thế và cơ hội mà Việt Nam đang có, ngành điện gió ngoài khơi có tiềm năng vươn xa hơn trong quá trình chuyển đổi năng lượng. Tuy nhiên, mỗi dự án điện gió ngoài khơi cần khoảng 7 - 10 năm “để hoàn thành các khâu khảo sát, đo gió, nghiên cứu địa chất, đánh giá khả thi, đánh giá tác động môi trường, thiết kế, sản xuất các cấu phần, xây dựng, lắp đặt...” nên việc đạt được mục tiêu có 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030 và phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 là khá khó khăn. Để hiện thực hóa những điều này, Việt Nam cần hành động ngay từ bây giờ!

Từ khoá: điện gió năng lượng tái tạo biến đổi khí hậu quản trị khí hậu net zero

BÀI LIÊN QUAN