Văn hoá - Xã hội   20/05/2023

Thách thức an ninh lương thực và nỗ lực ứng phó của Việt Nam

Biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, và bất ổn địa chính trị đang đe dọa an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã làm gì để ứng phó với thách thức này?

Image
Thu hoạch lúa hè ở quận Ô Môn, Thành phố Cần Thơ - (C): Thanh Liêm/TTXVN

Thách thức an ninh lương thực toàn cầu 

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), an ninh lương thực (food security) có nguồn gốc từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, khi các quốc gia thảo luận về vấn đề này tại thời điểm xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu. Mối quan tâm ban đầu xoay quanh vấn đề cung cấp lương thực, nhằm đảm bảo tính sẵn có và sự ổn định về giá của các loại lương thực cơ bản ở cấp quốc gia và quốc tế. Theo báo cáo tại Hội nghị Lương thực thế giới (World Food Conference) năm 1974, an ninh lương thực tập trung vào nguồn cung cấp, cụ thể là “sự sẵn có tại mọi thời điểm của nguồn cung cấp lương thực cơ bản đầy đủ, bổ dưỡng, đa dạng, cân bằng và vừa phải trên thế giới để duy trì sự mở rộng tiêu thụ lương thực ổn định và bù đắp những biến động về sản xuất và giá cả”. 

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới (World Food Summit Conference) năm 1996, an ninh lương thực được định nghĩa là “tất cả mọi người, vào mọi thời điểm, có khả năng tiếp cận về mặt vật chất và kinh tế với thực phẩm đầy đủ, an toàn và bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu ăn uống và sở thích ăn uống của họ để có một cuộc sống năng động và khỏe mạnh”. Định nghĩa này được hoàn thiện trong báo cáo “Tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới 2001” (The state of food insecurity in the world 2001) của FAO, khi bổ sung khả năng tiếp cận về mặt xã hội của con người đối với lương thực. Hiện nay, Ủy ban Liên Hợp Quốc về An ninh Lương thực thế giới cũng có cách định nghĩa tương tự. Như vậy, an ninh lương thực đề cập đến sự sẵn có của lương thực trong một quốc gia và khả năng mà người dân của quốc gia đó tiếp cận, chi trả và được cung cấp đầy đủ thực phẩm. 

Ngược lại, mất an ninh lương thực (food insecurity) xảy ra khi người dân không có đủ khả năng tiếp cận về khía cạnh vật chất, xã hội hoặc kinh tế đối với thực phẩm như định nghĩa ở trên. Theo Chương trình Lương thực thế giới (WFP), hơn 345 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ cao vào năm 2023, gấp đôi con số năm 2022. Bên cạnh đó, hơn 900.000 người đang chiến đấu để tồn tại trong nạn đói thảm khốc, gấp 10 lần so với 5 năm trước. Các con số báo hiệu một sự gia tăng chóng mặt và đáng báo động; nguy hiểm là, tình hình có thể tồi tệ hơn nữa.

Các quốc gia có thu nhập thấp và thường xuyên chìm trong xung đột, vốn dễ “tổn thương” và chịu tác động sâu sắc vì thiếu lương thực, nay tiếp tục đối diện với rủi ro khi khủng hoảng lương thực toàn cầu thêm trầm trọng. Theo FAO, 45 quốc gia (gồm 33 quốc gia ở Châu Phi, 9 quốc gia ở Châu Á, 2 quốc gia ở Châu Mỹ Latinh và Caribe, và 1 quốc gia ở Châu Âu), đang cần hỗ trợ lương thực nhập khẩu để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực quốc gia. Trong đó, từ Hành lang khô Trung Mỹ và Haiti, qua Sahel, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, và sau đó về phía đông tới Sừng châu Phi, Syria, Yemen và đến tận Afghanistan, là những “điểm nóng về nạn đói” hiện nay. 

Khủng hoảng lương thực toàn cầu: vì đâu nên nỗi?

Có ít nhất ba nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu. Thứ nhất, tác động kéo dài của dịch COVID-19 và những hậu quả của nó. Cụ thể, mô hình và tốc độ phục hồi kinh tế giữa các quốc gia, và giữa các khu vực là không đồng đều và có sự phân hóa. Hậu đại dịch, nhóm các quốc gia phát triển phục hồi kinh tế nhanh hơn, trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển có tốc độ phục hồi chậm hơn, do chưa tự chủ được nguồn cung vaccine trong thời gian đầu. Các quốc gia này vừa thực hiện công tác chống dịch, vừa phục hồi sản xuất nên đã chậm hồi phục kinh tế. Ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, những tổn thất về thu nhập chưa được phục hồi. Trong khi đó, giá thực phẩm lại tăng cao do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, công tác vận chuyển trở nên khó khăn với chi phí đắt đỏ. Nói cách khác, các hộ gia đình sẽ có ít thu nhập hơn, khả năng tiếp cận các nguồn lương thực cũng hạn chế. Ngoài ra, họ cũng phải đối mặt với những hậu quả và gián đoạn khác do dịch COVID-19 gây ra. 

Thứ hai, biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu, kéo theo mối đe dọa về an ninh con người. Thiên tai, nhiệt độ tăng cao là những hiện tượng gây nhiều hiểm họa, có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Giá các mặt hàng lương thực chủ lực như lúa mì, ngô, và các loại cây trồng tăng đáng kể và có khả năng sẽ tiếp tục tăng. Nhìn chung, tần suất và cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực. Trong khi đó, chi phí nhập khẩu lương thực cao buộc các nước nghèo phải cắt giảm chi tiêu. 

Thứ ba, các cuộc xung đột cũng gây nên tình trạng mất an ninh lương thực. Hơn 70% người nghèo đói trên thế giới là những người sống tại các khu vực và quốc gia thường xuyên xảy ra và chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh và bạo lực. Chiến tranh Ukraine là minh chứng rõ nét cho vấn đề này. Nga và Ukraine là 2 trong số các nhà sản xuất nông nghiệp và ngũ cốc lớn nhất thế giới. Hai quốc gia này chiếm khoảng 25% xuất khẩu ngũ cốc và hơn 30% xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Chiến tranh Ukraine làm “trầm trọng hơn tình trạng suy dinh dưỡng của hàng triệu người và làm trì hoãn việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho những người đang phải chịu những hình thức mất an ninh lương thực tồi tệ nhất”. Cuộc chiến giữa 2 nước làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gây ảnh hưởng lên giá ngũ cốc, phân bón, và năng lực toàn cầu. Điều này dẫn đến thiếu hụt và thúc đẩy lạm phát giá lương thực cao hơn, cũng như sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ lương thực. Theo đó, các quốc gia sẽ hạn chế hoặc cấm xuất khẩu lương thực nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa, khiến thế giới đối mặt với rủi ro thiếu hụt trầm trọng nguồn cung thực phẩm. Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng lương thực là các quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.

Xung đột vũ trang cộng hưởng với những tác động của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai đã gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tác động đến an ninh lương thực toàn cầu. Bạo động, bạo lực, và di dân hàng loạt của những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng an ninh lương thực có khả năng bùng phát. 

Dấu ấn Việt Nam trong giải quyết khủng hoảng lương thực

Hơn 30 năm kể từ khi tiến hành Đổi mới (1986), Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong giải quyết các vấn đề an ninh lương thực, nạn đói và các khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ một quốc gia thiếu lương thực trầm trọng, phải liên tục nhập khẩu gạo khi nguồn cung nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, Việt Nam trở thành một trong những nhà xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Với bình quân lương thực đầu người ở mức tương đối cao (525 kg/năm), Việt Nam xếp thứ 6 thế giới về khả năng tự cung lương thực. 

Việt Nam cũng xác định an ninh lương thực là “vấn đề quan trọng, thiết yếu của đất nước cả trước mắt và lâu dài”. Việc đảm bảo an ninh lương thực “một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người”. 

Để ứng phó với khủng hoảng lương thực, Chính phủ ban hành và thực thi các chính sách liên quan đến chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, gắn an ninh lương thực quốc gia với cơ cấu lại nền kinh tế. Mục tiêu của nghị quyết là “bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm”. “Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050”, đặt trọng tâm duy trì tính bền vững sản xuất lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 

Năm 2018, “Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025” được khởi động. Chương trình hướng tới “đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam”, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 của Liên Hợp Quốc (xóa đói). Chính phủ thông qua “Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025”, tập trung “phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng”. Năm 2022, Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, góp phần cải thiện dinh dưỡng, giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, và trí tuệ của người Việt Nam, đến năm 2025 người dân đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu. 

Vào tháng 3 năm nay, “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” được ban hành, nhằm thúc đẩy Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững. Một tháng sau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị toàn cầu Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững với trọng tâm là chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, và đạt được tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

Trong bối cảnh xung đột và chiến tranh gây mất an ninh lương thực, Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, nhận định “nguồn cung cấp lương thực từ Việt Nam là hết sức quan trọng”. Năm 2022, trong phiên họp về chủ đề “Xung đột và an ninh lương thực” tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, cho biết Việt Nam muốn trở thành một “Trung tâm sáng tạo về lương thực” của khu vực. 

Bên cạnh nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực trong nước thì Việt Nam cũng đóng góp vào tầm nhìn bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Việt Nam thúc đẩy chính sách “ngoại giao lương thực”, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp đáng kể vào chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đã chuyển giao nhiều giống lúa khác nhau, công nghệ nông nghiệp, kỹ thuật trồng lúa sang các quốc gia Châu Phi. Việt Nam còn cử nhiều chuyên gia nông nghiệp sang giúp các quốc gia trong khu vực trồng lúa, ngô, và nuôi cá, theo mô hình hợp tác ba bên giữa Việt Nam, FAO và một số các quốc gia đối tác tại châu Phi. 

Bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao các kiến thức sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác song phương về xuất khẩu gạo, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản với nhiều quốc gia như Angola, Mozambique, Ai Cập,… Việt Nam cũng phối hợp hành động với các quốc gia và các tổ chức toàn cầu, nhất là thúc đẩy hợp tác ba bên với Liên minh Châu Âu và Châu Phi, để tối đa hóa sự gia tăng bền vững trong sản xuất nông nghiệp và đẩy nhanh việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại là một trong những giải pháp cốt lõi giúp sản xuất đủ lương thực mà vẫn bảo đảm tính bền vững. 

Nhìn chung, Việt Nam đã làm khá tốt việc đảm bảo nguồn cung nội địa, và phối hợp với cộng đồng quốc tế nhằm tháo gỡ những khó khăn về mất an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, những diễn biến khó lường của các cuộc xung đột chính trị, biến đổi khí hậu, và những hậu quả kéo theo, tiếp tục làm sâu sắc tình trạng bất ổn về lương thực trên thế giới. Do đó, Việt Nam cần theo dõi sát sao tình hình chính trị - kinh tế thế giới, có cách tiếp cận thận trọng và toàn diện để hạn chế tối đa các tác động, và duy trì vị thế nhà xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới.

Thách thức an ninh lương thực toàn cầu 

Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), an ninh lương thực (food security) có nguồn gốc từ giữa những năm 70 của thế kỷ XX, khi các quốc gia thảo luận về vấn đề này tại thời điểm xảy ra khủng hoảng lương thực toàn cầu. Mối quan tâm ban đầu xoay quanh vấn đề cung cấp lương thực, nhằm đảm bảo tính sẵn có và sự ổn định về giá của các loại lương thực cơ bản ở cấp quốc gia và quốc tế. Theo báo cáo tại Hội nghị Lương thực thế giới (World Food Conference) năm 1974, an ninh lương thực tập trung vào nguồn cung cấp, cụ thể là “sự sẵn có tại mọi thời điểm của nguồn cung cấp lương thực cơ bản đầy đủ, bổ dưỡng, đa dạng, cân bằng và vừa phải trên thế giới để duy trì sự mở rộng tiêu thụ lương thực ổn định và bù đắp những biến động về sản xuất và giá cả”. 

Tại Hội nghị Thượng đỉnh Lương thực Thế giới (World Food Summit Conference) năm 1996, an ninh lương thực được định nghĩa là “tất cả mọi người, vào mọi thời điểm, có khả năng tiếp cận về mặt vật chất và kinh tế với thực phẩm đầy đủ, an toàn và bổ dưỡng, đáp ứng nhu cầu ăn uống và sở thích ăn uống của họ để có một cuộc sống năng động và khỏe mạnh”. Định nghĩa này được hoàn thiện trong báo cáo “Tình trạng mất an ninh lương thực trên thế giới 2001” (The state of food insecurity in the world 2001) của FAO, khi bổ sung khả năng tiếp cận về mặt xã hội của con người đối với lương thực. Hiện nay, Ủy ban Liên Hợp Quốc về An ninh Lương thực thế giới cũng có cách định nghĩa tương tự. Như vậy, an ninh lương thực đề cập đến sự sẵn có của lương thực trong một quốc gia và khả năng mà người dân của quốc gia đó tiếp cận, chi trả và được cung cấp đầy đủ thực phẩm. 

Ngược lại, mất an ninh lương thực (food insecurity) xảy ra khi người dân không có đủ khả năng tiếp cận về khía cạnh vật chất, xã hội hoặc kinh tế đối với thực phẩm như định nghĩa ở trên. Theo Chương trình Lương thực thế giới (WFP), hơn 345 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ cao vào năm 2023, gấp đôi con số năm 2022. Bên cạnh đó, hơn 900.000 người đang chiến đấu để tồn tại trong nạn đói thảm khốc, gấp 10 lần so với 5 năm trước. Các con số báo hiệu một sự gia tăng chóng mặt và đáng báo động; nguy hiểm là, tình hình có thể tồi tệ hơn nữa.

Các quốc gia có thu nhập thấp và thường xuyên chìm trong xung đột, vốn dễ “tổn thương” và chịu tác động sâu sắc vì thiếu lương thực, nay tiếp tục đối diện với rủi ro khi khủng hoảng lương thực toàn cầu thêm trầm trọng. Theo FAO, 45 quốc gia (gồm 33 quốc gia ở Châu Phi, 9 quốc gia ở Châu Á, 2 quốc gia ở Châu Mỹ Latinh và Caribe, và 1 quốc gia ở Châu Âu), đang cần hỗ trợ lương thực nhập khẩu để giải quyết tình trạng mất an ninh lương thực quốc gia. Trong đó, từ Hành lang khô Trung Mỹ và Haiti, qua Sahel, Cộng hòa Trung Phi, Nam Sudan, và sau đó về phía đông tới Sừng châu Phi, Syria, Yemen và đến tận Afghanistan, là những “điểm nóng về nạn đói” hiện nay. 

Khủng hoảng lương thực toàn cầu: vì đâu nên nỗi?

Có ít nhất ba nguyên nhân chính dẫn đến khủng hoảng lương thực toàn cầu. Thứ nhất, tác động kéo dài của dịch COVID-19 và những hậu quả của nó. Cụ thể, mô hình và tốc độ phục hồi kinh tế giữa các quốc gia, và giữa các khu vực là không đồng đều và có sự phân hóa. Hậu đại dịch, nhóm các quốc gia phát triển phục hồi kinh tế nhanh hơn, trở thành động lực tăng trưởng toàn cầu. Trong khi đó, các quốc gia đang phát triển có tốc độ phục hồi chậm hơn, do chưa tự chủ được nguồn cung vaccine trong thời gian đầu. Các quốc gia này vừa thực hiện công tác chống dịch, vừa phục hồi sản xuất nên đã chậm hồi phục kinh tế. Ở những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch, những tổn thất về thu nhập chưa được phục hồi. Trong khi đó, giá thực phẩm lại tăng cao do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, công tác vận chuyển trở nên khó khăn với chi phí đắt đỏ. Nói cách khác, các hộ gia đình sẽ có ít thu nhập hơn, khả năng tiếp cận các nguồn lương thực cũng hạn chế. Ngoài ra, họ cũng phải đối mặt với những hậu quả và gián đoạn khác do dịch COVID-19 gây ra. 

Thứ hai, biến đổi khí hậu tác động nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu, kéo theo mối đe dọa về an ninh con người. Thiên tai, nhiệt độ tăng cao là những hiện tượng gây nhiều hiểm họa, có tác động trực tiếp đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Giá các mặt hàng lương thực chủ lực như lúa mì, ngô, và các loại cây trồng tăng đáng kể và có khả năng sẽ tiếp tục tăng. Nhìn chung, tần suất và cường độ ngày càng tăng của các hiện tượng khí hậu cực đoan đang gây gián đoạn chuỗi cung ứng, đặc biệt ở các quốc gia có thu nhập thấp và phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu lương thực. Trong khi đó, chi phí nhập khẩu lương thực cao buộc các nước nghèo phải cắt giảm chi tiêu. 

Thứ ba, các cuộc xung đột cũng gây nên tình trạng mất an ninh lương thực. Hơn 70% người nghèo đói trên thế giới là những người sống tại các khu vực và quốc gia thường xuyên xảy ra và chịu ảnh hưởng bởi chiến tranh và bạo lực. Chiến tranh Ukraine là minh chứng rõ nét cho vấn đề này. Nga và Ukraine là 2 trong số các nhà sản xuất nông nghiệp và ngũ cốc lớn nhất thế giới. Hai quốc gia này chiếm khoảng 25% xuất khẩu ngũ cốc và hơn 30% xuất khẩu lúa mì toàn cầu. Chiến tranh Ukraine làm “trầm trọng hơn tình trạng suy dinh dưỡng của hàng triệu người và làm trì hoãn việc cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho những người đang phải chịu những hình thức mất an ninh lương thực tồi tệ nhất”. Cuộc chiến giữa 2 nước làm gián đoạn chuỗi cung ứng, gây ảnh hưởng lên giá ngũ cốc, phân bón, và năng lực toàn cầu. Điều này dẫn đến thiếu hụt và thúc đẩy lạm phát giá lương thực cao hơn, cũng như sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ lương thực. Theo đó, các quốc gia sẽ hạn chế hoặc cấm xuất khẩu lương thực nhằm đảm bảo nguồn cung nội địa, khiến thế giới đối mặt với rủi ro thiếu hụt trầm trọng nguồn cung thực phẩm. Đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất trong cuộc khủng hoảng lương thực là các quốc gia phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài.

Xung đột vũ trang cộng hưởng với những tác động của đại dịch COVID-19, biến đổi khí hậu, thiên tai đã gây nhiều khó khăn cho nền kinh tế thế giới, đặc biệt là tác động đến an ninh lương thực toàn cầu. Bạo động, bạo lực, và di dân hàng loạt của những người chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng an ninh lương thực có khả năng bùng phát. 

Dấu ấn Việt Nam trong giải quyết khủng hoảng lương thực

Hơn 30 năm kể từ khi tiến hành Đổi mới (1986), Việt Nam đã đạt được nhiều thành công trong giải quyết các vấn đề an ninh lương thực, nạn đói và các khủng hoảng kinh tế - xã hội. Từ một quốc gia thiếu lương thực trầm trọng, phải liên tục nhập khẩu gạo khi nguồn cung nội địa không đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, Việt Nam trở thành một trong những nhà xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Với bình quân lương thực đầu người ở mức tương đối cao (525 kg/năm), Việt Nam xếp thứ 6 thế giới về khả năng tự cung lương thực. 

Việt Nam cũng xác định an ninh lương thực là “vấn đề quan trọng, thiết yếu của đất nước cả trước mắt và lâu dài”. Việc đảm bảo an ninh lương thực “một trong những thành tố của an ninh con người, là điều kiện tiên quyết để bảo đảm quyền sống của con người”. 

Để ứng phó với khủng hoảng lương thực, Chính phủ ban hành và thực thi các chính sách liên quan đến chiến lược an ninh lương thực quốc gia. Năm 2021, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 34/NQ-CP về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến năm 2030, gắn an ninh lương thực quốc gia với cơ cấu lại nền kinh tế. Mục tiêu của nghị quyết là “bảo đảm đủ lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng trong nước trong mọi tình huống và một phần cho xuất khẩu; nâng cao thu nhập cho người dân để bảo đảm tiếp cận được lương thực chất lượng, an toàn thực phẩm”. “Kế hoạch hành động ứng phó biến đổi khí hậu ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2050”, đặt trọng tâm duy trì tính bền vững sản xuất lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 

Năm 2018, “Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” đến năm 2025” được khởi động. Chương trình hướng tới “đảm bảo đủ lương thực, thực phẩm, đáp ứng đủ dinh dưỡng cho người dân nhằm nâng cao thể trạng, trí tuệ, tầm vóc con người Việt Nam”, cũng như thực hiện mục tiêu phát triển bền vững số 2 của Liên Hợp Quốc (xóa đói). Chính phủ thông qua “Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025”, tập trung “phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản; bảo vệ môi trường, sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân ở khu vực nông thôn; đảm bảo an ninh lương thực và an ninh quốc phòng”. Năm 2022, Chính phủ phê duyệt “Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045”, góp phần cải thiện dinh dưỡng, giảm thiểu gánh nặng bệnh tật, nâng cao tầm vóc, và trí tuệ của người Việt Nam, đến năm 2025 người dân đạt được tình trạng dinh dưỡng tối ưu. 

Vào tháng 3 năm nay, “Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi Hệ thống lương thực, thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030” được ban hành, nhằm thúc đẩy Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm minh bạch - trách nhiệm - bền vững. Một tháng sau, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tổ chức Hội nghị toàn cầu Hệ thống Lương thực thực phẩm bền vững với trọng tâm là chuyển đổi hệ thống lương thực, thực phẩm lành mạnh, và đạt được tăng trưởng xanh trong nông nghiệp

Trong bối cảnh xung đột và chiến tranh gây mất an ninh lương thực, Rémi Nono Womdim, Trưởng đại diện FAO tại Việt Nam, nhận định “nguồn cung cấp lương thực từ Việt Nam là hết sức quan trọng”. Năm 2022, trong phiên họp về chủ đề “Xung đột và an ninh lương thực” tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hợp Quốc, cho biết Việt Nam muốn trở thành một “Trung tâm sáng tạo về lương thực” của khu vực. 

Bên cạnh nỗ lực đảm bảo an ninh lương thực trong nước thì Việt Nam cũng đóng góp vào tầm nhìn bảo đảm an ninh lương thực toàn cầu. Việt Nam thúc đẩy chính sách “ngoại giao lương thực”, sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp đáng kể vào chuỗi cung ứng lương thực toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đã chuyển giao nhiều giống lúa khác nhau, công nghệ nông nghiệp, kỹ thuật trồng lúa sang các quốc gia Châu Phi. Việt Nam còn cử nhiều chuyên gia nông nghiệp sang giúp các quốc gia trong khu vực trồng lúa, ngô, và nuôi cá, theo mô hình hợp tác ba bên giữa Việt Nam, FAO và một số các quốc gia đối tác tại châu Phi. 

Bên cạnh chia sẻ kinh nghiệm và chuyển giao các kiến thức sản xuất nông nghiệp, Việt Nam đẩy mạnh hợp tác song phương về xuất khẩu gạo, cây công nghiệp, nuôi trồng thủy sản với nhiều quốc gia như Angola, Mozambique, Ai Cập,… Việt Nam cũng phối hợp hành động với các quốc gia và các tổ chức toàn cầu, nhất là thúc đẩy hợp tác ba bên với Liên minh Châu Âu và Châu Phi, để tối đa hóa sự gia tăng bền vững trong sản xuất nông nghiệp và đẩy nhanh việc ứng dụng các kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ hiện đại là một trong những giải pháp cốt lõi giúp sản xuất đủ lương thực mà vẫn bảo đảm tính bền vững. 

Nhìn chung, Việt Nam đã làm khá tốt việc đảm bảo nguồn cung nội địa, và phối hợp với cộng đồng quốc tế nhằm tháo gỡ những khó khăn về mất an ninh lương thực toàn cầu. Tuy nhiên, những diễn biến khó lường của các cuộc xung đột chính trị, biến đổi khí hậu, và những hậu quả kéo theo, tiếp tục làm sâu sắc tình trạng bất ổn về lương thực trên thế giới. Do đó, Việt Nam cần theo dõi sát sao tình hình chính trị - kinh tế thế giới, có cách tiếp cận thận trọng và toàn diện để hạn chế tối đa các tác động, và duy trì vị thế nhà xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới.

Từ khoá: an ninh lương thực food security Việt Nam khủng hoảng lương thực COVID-19 thách thức hậu đại dịch an ninh phi truyền thống

BÀI LIÊN QUAN