An ninh - Quốc phòng   08/12/2023

Thấy gì từ chiến lược răn đe hạt nhân của Nga?

Thông qua sử dụng “con bài” hạt nhân, Nga tiếp tục gửi tín hiệu răn đe đến phương Tây. Dẫu vậy, việc cường quốc này leo thang và cắt đứt các thỏa ước khiến môi trường an ninh quốc tế càng thêm bất ổn.

Võ Xuân Trí

08/12/2023
Image
Tổng thống Nga Vladimir Putin ký luật hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện ngày 2/11/2023 - (C): Anadolu Ajansi

Nga đã và đang làm gì?

Đầu tháng 11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã luật hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty – CTBT) sau khi Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và Duma Quốc gia (Hạ viện) thông qua dự luật này vào tháng 10. Đây là một “bước ngoặt” đáng chú ý sau khi Nga cam kết thực thi các điều khoản CTBT - một thỏa thuận đa phương cấm các thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong mọi trường hợp quân sự hay dân dụng. Trên thực tế, hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực vì 8 trong số 44 quốc gia chủ chốt hiện nắm giữ hoặc có tiềm năng chế tạo vũ khí hạt nhân - gồm Mỹ, Trung Quốc, Iran, Israel, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên - chưa ký kết và phê chuẩn. Tuy nhiên, CTBT vẫn là một cơ sở giúp điều chỉnh hành vi của các thành viên tham gia, với việc không một quốc gia nào, ngoại trừ Triều Tiên, thử nghiệm vũ khí hạt nhân kể từ những năm 90 của thế kỷ XX. 

Nhiều ý kiến cho rằng sau nước đi trên, Nga có khả năng thử nghiệm các vũ khí hạt nhân chiến thuật mới. Đáng chú ý, ngay sau khi thu hồi phê chuẩn CTBT, Nga đã tiến hành một cuộc tập trận lớn để phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình liên lục địa Yars từ sân bay vũ trụ Plesetsk tại bãi thử tên lửa Kura. Trước đó, Moscow cũng đã thử nghiệm thành công “Burevestnik” - một tên lửa hành trình có tầm bắn toàn cầu được lắp đầu đạn hạt nhân - bên cạnh tên lửa siêu thanh Kinzhal và phương tiện bay Avangard. Quá trình phát triển những loại vũ khí này nằm trong khuôn khổ sáng kiến phát triển vũ khí thế hệ mới với khả năng “vượt qua lằn ranh đánh chặn”. Việc không còn bị giới hạn bởi Hiệp ước CTBT có thể mở ra cơ hội để Nga tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình. 

Hàng loạt hành động kể trên đã gián tiếp gửi một “hồi chuông cảnh báo” đến phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Phát biểu trước truyền thông, ông Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, cho biết mục đích của việc Nga rút khỏi hiệp ước CTBT là nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia”, “bảo vệ nhân dân và đảm bảo duy trì sự cân bằng chiến lược toàn cầu”. Ông cũng nhấn mạnh rằng chính “những tiêu chuẩn kép và cách tiếp cận các vấn đề an ninh toàn cầu vô trách nhiệm của Mỹ” là nguyên nhân khiến Nga phải có những hành động cứng rắn để lấy lại thế cân bằng hạt nhân. Đây không phải là lần đầu Nga phát tín hiệu cảnh báo với các gia đối trọng bởi trước đó chính quyền ông Putin nhiều lần đe dọa về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trước sức ép từ phương Tây và diễn biến phức tạp. 

Về diễn ngôn, không ít lần Moscow “úp mở” về nguy cơ kích hoạt hạt nhân trước việc các nước phương Tây liên tục tăng cường viện trợ cho Ukraine hoặc quân đội của ông Zelensky đạt được những bước tiến mới. Vào năm ngoái, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ huy động “tất cả phương tiện sẵn có”, bao gồm vũ khí hạt nhân, để chống lại các mối đe dọa đến lãnh thổ Nga (bao gồm cả 4 khu vực được sáp nhập từ Ukraine là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia). Vào tháng 7, sau khi Kyiv tấn công Moscow bằng máy bay không người lái, ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cảnh báo Nga sẽ “buộc phải sử dụng hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công” và “sẽ không có giải pháp nào khác”. Các kênh truyền thông của quốc gia này cũng tràn ngập những lời lẽ hiếu chiến khi kêu gọi Nga thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Ukraine để triệt để kết thúc cuộc chiến. Mục tiêu sau cùng của điều này vừa là khiến phương Tây sợ hãi, vừa tiếp thêm tinh thần cho một nước Nga đang dần mệt mỏi trong bối cảnh xung đột kéo dài. 

Về hành động, hôm 28/2, Tổng thống Putin đã  ban hành luật đình chỉ việc tham gia Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) sau hơn 5 thập kỷ cam kết tham gia. Nội dung cụ thể của “giao kèo” giữa Moscow và Washington bao gồm việc giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân luôn ở mức 1550 và hạn chế sử dụng các tên lửa hành trình mang năng lượng phân hạch cũng như tên lửa đạn đạo được phóng từ mặt đất hoặc các tàu chiến. Với việc “New START” sẽ hết hiệu lực vào năm 2026 thì Nga và Mỹ, hai cường quốc sở hữu gần 90% đầu đạn trên toàn thế giới, sẽ không còn sở hữu bất cứ khuôn khổ pháp lý nào giúp dự đoán và kiểm soát năng lực hạt nhân vì Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã chấm dứt vào năm 2019. Khi không còn ràng buộc bởi những điều khoản, Nga dự định tăng cường bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược Sarmat lên đến 2.000 đầu đạn nhằm áp đảo phương Tây cũng như có cơ hội triển khai các phương tiện phóng bên ngoài những địa điểm được ghi nhận trong hiệp định. 

Không dừng lại ở đó, vào tháng 3, Nga tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của Belarus - quốc gia đồng minh của mình. Đến tháng 6, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã xác nhận nhập những lô hàng vũ khí chứa đầu đạn hạt nhân. Với việc trước đó Nga đã lắp đặt hệ thống tên lửa hạt nhân Iskander ở Kaliningrad Oblast (vùng lãnh thổ nằm giữa Ba Lan và Lithuania), hành động triển khai ở Ba Lan sẽ tiếp tục gia tăng số lượng và quy mô đe dọa hạt nhân khi trực tiếp “chĩa nòng súng” vào các quốc gia láng giềng có thái độ “rất không thân thiện và thậm chí là thù địch” của Nga. Đây được xem là một bước đi nhằm đáp trả lại các thành viên NATO trong bối cảnh khối liên minh quân sự này “đón chào” thành viên mới là Phần Lan vào tháng 4, qua đó mở rộng gấp đôi chiều dài biên giới tiếp giáp giữa Nga và NATO. 

Những động thái trên là một phần thiết yếu trong chiến lược răn đe của Nga. Là cường quốc sở hữu số lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới với 5.889 đầu đạn, Nga mặc nhiên có tiếng nói trong những vấn đề hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia lẫn khu vực và thường xuyên khiến các chủ thể khác phải dè chừng. Nhìn lại chiều dài lịch sử, hạt nhân từ lâu đã được sử dụng như “át chủ bài” trong đối sách của Moscow. Được xây dựng bởi chính quyền Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh, chiến lược răn đe được Nga kế thừa và phát huy qua các học thuyết hiện đại. Đến khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, chính quyền Putin tiếp tục xem hạt nhân là trọng tâm của chiến lược này khi thường xuyên nhấn mạnh viễn cảnh Nga sẽ kích hoạt vũ khí hủy diệt này trong trường hợp gặp phải “hành vi gây hấn nhằm vào Liên bang Nga và đe dọa đến sự tồn tại của quốc gia”. 

Trong nhận thức của Nga, việc NATO mở rộng thành viên, các hành động hỗ trợ quân sự từ phương Tây cho Ukraine, hay việc quân đội ông Zelensky tái chiếm lãnh thổ các vùng mà Nga đã tuyên bố sáp nhập đều được xem là “hành vi thù địch”. Theo lý luận từ điện Kremlin, Nga có toàn quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại các mối đe dọa. Ngược lại, với ưu thế về quy mô vũ khí nguyên tử của mình thì Tổng thống Putin tự tin tuyên bố “không ai có đủ lý trí sẽ thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào đất Nga”. Qua đó, có thể thấy hạt nhân sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng định hình các chính sách răn đe của Nga. 

Thông điệp của Moscow

Nhìn lại việc Nga hủy bỏ phê chuẩn hiệp ước CTBT nói riêng và quá trình răn đe hạt nhân nói chung trong bối cảnh “chiến dịch quân sự đặc biệt” Nga - Ukraine đang diễn biến căng thẳng, ta có thể thấy nhiều hàm ý. 

Thứ nhất, Nga muốn khẳng định chiến lược răn đe của mình có “sức nặng” về thực tiễn khi lời nói luôn đi đôi với hành động. Xuyên suốt thời gian diễn ra xung đột, nhiều học giả và nhà quan sát phương Tây cho rằng những cảnh cáo từ chính quyền Putin không có tính thực chất vì chỉ mang tính “khoa trương” để “hù dọa” các chủ thể đối trọng. Đối mặt với sự hoài nghi, Nga đã có nhiều động thái cứng rắn - từ nâng cao năng lực quốc phòng, mở rộng phạm vi của “ô hạt nhân” sang các khu vực có vị trí chiến lược đến rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí nguyên tử - nhằm chứng minh những tuyên bố của Nga không chỉ là “lời nói suông”. Tín hiệu mà điện Kremlin gửi đến các nước phương Tây là: hạt nhân vẫn là một yếu tố không thể bỏ qua. Trước thực tế đó, các quốc gia phương Tây nên cân nhắc về việc can dự sâu vào chiến sự Ukraine vì Nga có thể sử dụng bất kì biện pháp vũ trang nào, bao gồm cả hạt nhân, để đối phó với các mối đe dọa đến lợi ích của quốc gia này.    

Thứ hai, nhiều khả năng Nga sẽ tiếp tục sử dụng mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu trong “hoạt động quân sự đặc biệt” (special military operation), mà trọng tâm sẽ là các biện pháp răn đe. Thực tế cho thấy hoạt động của các lực lượng vũ trang thông thường (conventional forces) của Nga không đạt được hiệu quả như mong đợi, và quân đội Nga có dấu hiệu sa lầy trên chiến trường. Trong khi đó, các “đòn giáng” bằng năng lượng cũng không còn sức nặng tuyệt đối, với việc các quốc gia châu Âu đang dần giảm sự phụ thuộc vào Nga khi đã xuất hiện nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ổn định từ MỹNa Uy. Khi những lựa chọn để đối đầu với Ukraine và phương Tây ngày càng ít đi, hạt nhân là một trong những “mũi nhọn” để Nga gây sức ép lên phương Tây khi đây là một công cụ tương đối hữu hiệu. Một mặt, hạt nhân giúp Nga đảm bảo năng lực phòng thủ; mặt khác, nó đã thành công ở mức độ nhất định trong việc răn đe phương Tây. Chính vì lẽ đó, chừng nào cuộc chiến còn kéo dài thì khả năng cao là Nga vẫn sẽ tập trung vào chiến lược răn đe hạt nhân. 

Tương lai nào cho an ninh thế giới?

Việc Nga tận dụng hạt nhân, dù chỉ với mục đích răn đe hơn là sử dụng như một vũ khí thực chiến, đang đe doạ an ninh toàn cầu. Bằng việc rút khỏi hàng loạt các văn kiện quốc tế, như CTBT, New START, Hiệp ước về Lực lượng vũ trang thông thường (CFE), Công ước Vienna về Ngoại giao (Vienna Document), Moscow đang làm suy yếu các thỏa thuận về vũ khí và gây xói mòn các cơ chế kiểm soát hạt nhân thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Khi không còn bị kiềm tỏa bởi những cam kết, các quốc gia có xu hướng tăng cường năng lực quân sự để bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa trong môi trường vô chính phủ. 

Các hành động của Nga có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới, với “trung tâm sân khấu” không còn là Mỹ và Nga mà còn có sự tham gia của nhiều bên khác. Khả năng này là có cơ sở khi Nga đang tăng cường hợp tác với Triều Tiên trong việc triển khai các công nghệ quân sự tân tiến như tên lửa xuyên lục địa (intercontinental ballistic missile - ICBM) hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cho rằng Nga cũng đang hỗ trợ Trung Quốc một lượng lớn uranium, vốn là nguồn nhiên liệu chính cho các lò phản ứng hạt nhân. John Plumb, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách Vũ trụ cho đây là một sự hợp tác “phức tạp” khi đặt trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng kho vũ khí nguyên tử của mình. Ở chiều ngược lại, việc Nga xâm chiếm Ukraine đã dẫn tới việc hình thành liên minh toàn cầu, bao gồm NATO và mối liên minh ba bên gồm Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo đó, cả NATO Mỹ đều tăng cường năng lực chiến đấu bằng hạt nhân nhằm răn đe Nga, cũng như chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn. Trong khi đó, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng tăng cường hợp tác với Mỹ để kiểm soát thông tin tình báo về các hoạt động thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên và hoạt động trao đổi vũ khí của nước này với Nga.

Chính những hành động trên đã “thêm dầu vào lửa” khi làm hằn sâu những bất đồng giữa phương Tây (mà đứng đầu là Mỹ) và Nga. Trong khi Washington chỉ trích việc Moscow thu hồi phê chuẩn CTBT là “vô trách nhiệm, thể hiện những bước đi sai lầm và đáng quan ngại về việc triển khai hạt nhân quy mô lớn” thì phía điện Kremlin lại đáp trả rằng “trước khi đổ lỗi, Mỹ nên tự xem lại mình” cùng những hành vi “đạo đức giả”. Ở khía cạnh quân sự, đáp trả việc Nga tiến hành những cuộc tập trận lớn sau khi rút khỏi CTBT, Mỹ cũng nhanh chóng tiến hành thử nghiệm vũ khí tại bãi Nevada. Trước những căng thẳng, phương Tây nỗ lực để tiến tới hòa đàm, tránh cuộc xung đột leo thang. Đáp lại lời kêu gọi, phát ngôn viên Dmitry Peskov nhấn mạnh “Đối thoại dứt khoát là điều cần thiết nhưng nó không thể diễn ra trong tình huống mà một nước dạy đời nước khác. Chúng tôi không chấp nhận tình huống như vậy”.

Qua những diễn ngôn và hành động đáp trả giữa các bên, có thể thấy trong tương lai gần, thỏa thuận chấm dứt xung đột là điều không khả dĩ bởi sự khác biệt về tầm nhìn chiến lược cũng như hướng giải quyết cho cuộc xung đột giữa phương Tây và Nga. Điều này cũng đồng nghĩa với việc: chừng nào cuộc chiến còn kéo dài và mâu thuẫn còn gia tăng thì khi ấy, kịch bản hạt nhân trở thành công cụ thực chiến thay vì răn đe không phải không phải không có cơ sở. Việc các bên tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân có thể báo hiệu cho một Cuộc chiến tranh Lạnh mới mà về lâu dài sẽ sớm đẩy thế giới rơi vào tình thế “bên miệng hố chiến tranh” (brinkmanship). 

Việc leo thang hạt nhân sẽ tiếp diễn đến khi các bên thành công xuống thang hạt nhân; tuy nhiên, hiện Nga và phương Tây đều không ngừng nâng cao năng lực quốc phòng và chưa có những hành động cụ thể để nối lại việc kiểm soát hạt nhân đa phương. Điều này làm phát sinh câu hỏi: Liệu đâu mới thực sự là thời điểm thích hợp để xuống thang hạt nhân? Lời giải cho nghi vấn này có lẽ vẫn còn xa vời khi chiến tranh Ukraine nói riêng và căng thẳng giữa Nga và phương Tây nói chung vẫn chưa hạ nhiệt.

Với Việt Nam, những căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa phương Tây với Nga và nguy cơ về chiến tranh hạt nhân đang thách thức chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, không chọn bên của quốc gia này. Kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, Việt Nam vẫn kiên định với lập trường trên và đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình tại Ukraine, cũng như không “thiên vị” hay đứng về bất kỳ phía nào. Trong bối cảnh chiến tranh Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam cần tiếp tục kiên định quan điểm “không chọn bên mà chọn lẽ phải và công lý” để tránh việc bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc. Đây sẽ là chiếc “mỏ neo” giúp Việt Nam giữ vững tâm thế trước các biến động của thế giới. 

Nga đã và đang làm gì?

Đầu tháng 11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã luật hủy bỏ phê chuẩn Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện (Comprehensive Nuclear Test Ban Treaty – CTBT) sau khi Hội đồng Liên bang (Thượng viện) và Duma Quốc gia (Hạ viện) thông qua dự luật này vào tháng 10. Đây là một “bước ngoặt” đáng chú ý sau khi Nga cam kết thực thi các điều khoản CTBT - một thỏa thuận đa phương cấm các thử nghiệm vũ khí hạt nhân trong mọi trường hợp quân sự hay dân dụng. Trên thực tế, hiệp ước này chưa bao giờ có hiệu lực vì 8 trong số 44 quốc gia chủ chốt hiện nắm giữ hoặc có tiềm năng chế tạo vũ khí hạt nhân - gồm Mỹ, Trung Quốc, Iran, Israel, Ai Cập, Ấn Độ, Pakistan, Triều Tiên - chưa ký kết và phê chuẩn. Tuy nhiên, CTBT vẫn là một cơ sở giúp điều chỉnh hành vi của các thành viên tham gia, với việc không một quốc gia nào, ngoại trừ Triều Tiên, thử nghiệm vũ khí hạt nhân kể từ những năm 90 của thế kỷ XX. 

Nhiều ý kiến cho rằng sau nước đi trên, Nga có khả năng thử nghiệm các vũ khí hạt nhân chiến thuật mới. Đáng chú ý, ngay sau khi thu hồi phê chuẩn CTBT, Nga đã tiến hành một cuộc tập trận lớn để phóng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình liên lục địa Yars từ sân bay vũ trụ Plesetsk tại bãi thử tên lửa Kura. Trước đó, Moscow cũng đã thử nghiệm thành công “Burevestnik” - một tên lửa hành trình có tầm bắn toàn cầu được lắp đầu đạn hạt nhân - bên cạnh tên lửa siêu thanh Kinzhal và phương tiện bay Avangard. Quá trình phát triển những loại vũ khí này nằm trong khuôn khổ sáng kiến phát triển vũ khí thế hệ mới với khả năng “vượt qua lằn ranh đánh chặn”. Việc không còn bị giới hạn bởi Hiệp ước CTBT có thể mở ra cơ hội để Nga tiếp tục hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân của mình. 

Hàng loạt hành động kể trên đã gián tiếp gửi một “hồi chuông cảnh báo” đến phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Phát biểu trước truyền thông, ông Vyacheslav Volodin, Chủ tịch Duma Quốc gia Nga, cho biết mục đích của việc Nga rút khỏi hiệp ước CTBT là nhằm “bảo vệ an ninh quốc gia”, “bảo vệ nhân dân và đảm bảo duy trì sự cân bằng chiến lược toàn cầu”. Ông cũng nhấn mạnh rằng chính “những tiêu chuẩn kép và cách tiếp cận các vấn đề an ninh toàn cầu vô trách nhiệm của Mỹ” là nguyên nhân khiến Nga phải có những hành động cứng rắn để lấy lại thế cân bằng hạt nhân. Đây không phải là lần đầu Nga phát tín hiệu cảnh báo với các gia đối trọng bởi trước đó chính quyền ông Putin nhiều lần đe dọa về khả năng sử dụng vũ khí nguyên tử trước sức ép từ phương Tây và diễn biến phức tạp. 

Về diễn ngôn, không ít lần Moscow “úp mở” về nguy cơ kích hoạt hạt nhân trước việc các nước phương Tây liên tục tăng cường viện trợ cho Ukraine hoặc quân đội của ông Zelensky đạt được những bước tiến mới. Vào năm ngoái, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ huy động “tất cả phương tiện sẵn có”, bao gồm vũ khí hạt nhân, để chống lại các mối đe dọa đến lãnh thổ Nga (bao gồm cả 4 khu vực được sáp nhập từ Ukraine là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia). Vào tháng 7, sau khi Kyiv tấn công Moscow bằng máy bay không người lái, ông Dmitry Medvedev, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, cảnh báo Nga sẽ “buộc phải sử dụng hạt nhân nếu Ukraine phản công thành công” và “sẽ không có giải pháp nào khác”. Các kênh truyền thông của quốc gia này cũng tràn ngập những lời lẽ hiếu chiến khi kêu gọi Nga thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân nhằm vào Ukraine để triệt để kết thúc cuộc chiến. Mục tiêu sau cùng của điều này vừa là khiến phương Tây sợ hãi, vừa tiếp thêm tinh thần cho một nước Nga đang dần mệt mỏi trong bối cảnh xung đột kéo dài. 

Về hành động, hôm 28/2, Tổng thống Putin đã  ban hành luật đình chỉ việc tham gia Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (New START) sau hơn 5 thập kỷ cam kết tham gia. Nội dung cụ thể của “giao kèo” giữa Moscow và Washington bao gồm việc giới hạn số lượng đầu đạn hạt nhân luôn ở mức 1550 và hạn chế sử dụng các tên lửa hành trình mang năng lượng phân hạch cũng như tên lửa đạn đạo được phóng từ mặt đất hoặc các tàu chiến. Với việc “New START” sẽ hết hiệu lực vào năm 2026 thì Nga và Mỹ, hai cường quốc sở hữu gần 90% đầu đạn trên toàn thế giới, sẽ không còn sở hữu bất cứ khuôn khổ pháp lý nào giúp dự đoán và kiểm soát năng lực hạt nhân vì Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã chấm dứt vào năm 2019. Khi không còn ràng buộc bởi những điều khoản, Nga dự định tăng cường bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược Sarmat lên đến 2.000 đầu đạn nhằm áp đảo phương Tây cũng như có cơ hội triển khai các phương tiện phóng bên ngoài những địa điểm được ghi nhận trong hiệp định. 

Không dừng lại ở đó, vào tháng 3, Nga tuyên bố sẽ triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật trên lãnh thổ của Belarus - quốc gia đồng minh của mình. Đến tháng 6, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã xác nhận nhập những lô hàng vũ khí chứa đầu đạn hạt nhân. Với việc trước đó Nga đã lắp đặt hệ thống tên lửa hạt nhân Iskander ở Kaliningrad Oblast (vùng lãnh thổ nằm giữa Ba Lan và Lithuania), hành động triển khai ở Ba Lan sẽ tiếp tục gia tăng số lượng và quy mô đe dọa hạt nhân khi trực tiếp “chĩa nòng súng” vào các quốc gia láng giềng có thái độ “rất không thân thiện và thậm chí là thù địch” của Nga. Đây được xem là một bước đi nhằm đáp trả lại các thành viên NATO trong bối cảnh khối liên minh quân sự này “đón chào” thành viên mới là Phần Lan vào tháng 4, qua đó mở rộng gấp đôi chiều dài biên giới tiếp giáp giữa Nga và NATO. 

Những động thái trên là một phần thiết yếu trong chiến lược răn đe của Nga. Là cường quốc sở hữu số lượng vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới với 5.889 đầu đạn, Nga mặc nhiên có tiếng nói trong những vấn đề hệ trọng liên quan đến an ninh quốc gia lẫn khu vực và thường xuyên khiến các chủ thể khác phải dè chừng. Nhìn lại chiều dài lịch sử, hạt nhân từ lâu đã được sử dụng như “át chủ bài” trong đối sách của Moscow. Được xây dựng bởi chính quyền Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh, chiến lược răn đe được Nga kế thừa và phát huy qua các học thuyết hiện đại. Đến khi xung đột Nga - Ukraine bùng nổ, chính quyền Putin tiếp tục xem hạt nhân là trọng tâm của chiến lược này khi thường xuyên nhấn mạnh viễn cảnh Nga sẽ kích hoạt vũ khí hủy diệt này trong trường hợp gặp phải “hành vi gây hấn nhằm vào Liên bang Nga và đe dọa đến sự tồn tại của quốc gia”. 

Trong nhận thức của Nga, việc NATO mở rộng thành viên, các hành động hỗ trợ quân sự từ phương Tây cho Ukraine, hay việc quân đội ông Zelensky tái chiếm lãnh thổ các vùng mà Nga đã tuyên bố sáp nhập đều được xem là “hành vi thù địch”. Theo lý luận từ điện Kremlin, Nga có toàn quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để chống lại các mối đe dọa. Ngược lại, với ưu thế về quy mô vũ khí nguyên tử của mình thì Tổng thống Putin tự tin tuyên bố “không ai có đủ lý trí sẽ thực hiện một cuộc tấn công hạt nhân nhắm vào đất Nga”. Qua đó, có thể thấy hạt nhân sẽ tiếp tục là yếu tố quan trọng định hình các chính sách răn đe của Nga. 

Thông điệp của Moscow

Nhìn lại việc Nga hủy bỏ phê chuẩn hiệp ước CTBT nói riêng và quá trình răn đe hạt nhân nói chung trong bối cảnh “chiến dịch quân sự đặc biệt” Nga - Ukraine đang diễn biến căng thẳng, ta có thể thấy nhiều hàm ý. 

Thứ nhất, Nga muốn khẳng định chiến lược răn đe của mình có “sức nặng” về thực tiễn khi lời nói luôn đi đôi với hành động. Xuyên suốt thời gian diễn ra xung đột, nhiều học giả và nhà quan sát phương Tây cho rằng những cảnh cáo từ chính quyền Putin không có tính thực chất vì chỉ mang tính “khoa trương” để “hù dọa” các chủ thể đối trọng. Đối mặt với sự hoài nghi, Nga đã có nhiều động thái cứng rắn - từ nâng cao năng lực quốc phòng, mở rộng phạm vi của “ô hạt nhân” sang các khu vực có vị trí chiến lược đến rút khỏi các hiệp ước kiểm soát vũ khí nguyên tử - nhằm chứng minh những tuyên bố của Nga không chỉ là “lời nói suông”. Tín hiệu mà điện Kremlin gửi đến các nước phương Tây là: hạt nhân vẫn là một yếu tố không thể bỏ qua. Trước thực tế đó, các quốc gia phương Tây nên cân nhắc về việc can dự sâu vào chiến sự Ukraine vì Nga có thể sử dụng bất kì biện pháp vũ trang nào, bao gồm cả hạt nhân, để đối phó với các mối đe dọa đến lợi ích của quốc gia này.    

Thứ hai, nhiều khả năng Nga sẽ tiếp tục sử dụng mọi nguồn lực để đạt được mục tiêu trong “hoạt động quân sự đặc biệt” (special military operation), mà trọng tâm sẽ là các biện pháp răn đe. Thực tế cho thấy hoạt động của các lực lượng vũ trang thông thường (conventional forces) của Nga không đạt được hiệu quả như mong đợi, và quân đội Nga có dấu hiệu sa lầy trên chiến trường. Trong khi đó, các “đòn giáng” bằng năng lượng cũng không còn sức nặng tuyệt đối, với việc các quốc gia châu Âu đang dần giảm sự phụ thuộc vào Nga khi đã xuất hiện nguồn cung khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) ổn định từ MỹNa Uy. Khi những lựa chọn để đối đầu với Ukraine và phương Tây ngày càng ít đi, hạt nhân là một trong những “mũi nhọn” để Nga gây sức ép lên phương Tây khi đây là một công cụ tương đối hữu hiệu. Một mặt, hạt nhân giúp Nga đảm bảo năng lực phòng thủ; mặt khác, nó đã thành công ở mức độ nhất định trong việc răn đe phương Tây. Chính vì lẽ đó, chừng nào cuộc chiến còn kéo dài thì khả năng cao là Nga vẫn sẽ tập trung vào chiến lược răn đe hạt nhân. 

Tương lai nào cho an ninh thế giới?

Việc Nga tận dụng hạt nhân, dù chỉ với mục đích răn đe hơn là sử dụng như một vũ khí thực chiến, đang đe doạ an ninh toàn cầu. Bằng việc rút khỏi hàng loạt các văn kiện quốc tế, như CTBT, New START, Hiệp ước về Lực lượng vũ trang thông thường (CFE), Công ước Vienna về Ngoại giao (Vienna Document), Moscow đang làm suy yếu các thỏa thuận về vũ khí và gây xói mòn các cơ chế kiểm soát hạt nhân thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh. Khi không còn bị kiềm tỏa bởi những cam kết, các quốc gia có xu hướng tăng cường năng lực quân sự để bảo vệ bản thân trước các mối đe dọa trong môi trường vô chính phủ. 

Các hành động của Nga có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới, với “trung tâm sân khấu” không còn là Mỹ và Nga mà còn có sự tham gia của nhiều bên khác. Khả năng này là có cơ sở khi Nga đang tăng cường hợp tác với Triều Tiên trong việc triển khai các công nghệ quân sự tân tiến như tên lửa xuyên lục địa (intercontinental ballistic missile - ICBM) hoặc tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM). Bên cạnh đó, nhiều nguồn tin cho rằng Nga cũng đang hỗ trợ Trung Quốc một lượng lớn uranium, vốn là nguồn nhiên liệu chính cho các lò phản ứng hạt nhân. John Plumb, trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ về chính sách Vũ trụ cho đây là một sự hợp tác “phức tạp” khi đặt trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực mở rộng kho vũ khí nguyên tử của mình. Ở chiều ngược lại, việc Nga xâm chiếm Ukraine đã dẫn tới việc hình thành liên minh toàn cầu, bao gồm NATO và mối liên minh ba bên gồm Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Theo đó, cả NATO Mỹ đều tăng cường năng lực chiến đấu bằng hạt nhân nhằm răn đe Nga, cũng như chuẩn bị cho một cuộc tấn công hạt nhân quy mô lớn. Trong khi đó, ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có xu hướng tăng cường hợp tác với Mỹ để kiểm soát thông tin tình báo về các hoạt động thử nghiệm tên lửa của Triều Tiên và hoạt động trao đổi vũ khí của nước này với Nga.

Chính những hành động trên đã “thêm dầu vào lửa” khi làm hằn sâu những bất đồng giữa phương Tây (mà đứng đầu là Mỹ) và Nga. Trong khi Washington chỉ trích việc Moscow thu hồi phê chuẩn CTBT là “vô trách nhiệm, thể hiện những bước đi sai lầm và đáng quan ngại về việc triển khai hạt nhân quy mô lớn” thì phía điện Kremlin lại đáp trả rằng “trước khi đổ lỗi, Mỹ nên tự xem lại mình” cùng những hành vi “đạo đức giả”. Ở khía cạnh quân sự, đáp trả việc Nga tiến hành những cuộc tập trận lớn sau khi rút khỏi CTBT, Mỹ cũng nhanh chóng tiến hành thử nghiệm vũ khí tại bãi Nevada. Trước những căng thẳng, phương Tây nỗ lực để tiến tới hòa đàm, tránh cuộc xung đột leo thang. Đáp lại lời kêu gọi, phát ngôn viên Dmitry Peskov nhấn mạnh “Đối thoại dứt khoát là điều cần thiết nhưng nó không thể diễn ra trong tình huống mà một nước dạy đời nước khác. Chúng tôi không chấp nhận tình huống như vậy”.

Qua những diễn ngôn và hành động đáp trả giữa các bên, có thể thấy trong tương lai gần, thỏa thuận chấm dứt xung đột là điều không khả dĩ bởi sự khác biệt về tầm nhìn chiến lược cũng như hướng giải quyết cho cuộc xung đột giữa phương Tây và Nga. Điều này cũng đồng nghĩa với việc: chừng nào cuộc chiến còn kéo dài và mâu thuẫn còn gia tăng thì khi ấy, kịch bản hạt nhân trở thành công cụ thực chiến thay vì răn đe không phải không phải không có cơ sở. Việc các bên tăng cường số lượng đầu đạn hạt nhân có thể báo hiệu cho một Cuộc chiến tranh Lạnh mới mà về lâu dài sẽ sớm đẩy thế giới rơi vào tình thế “bên miệng hố chiến tranh” (brinkmanship). 

Việc leo thang hạt nhân sẽ tiếp diễn đến khi các bên thành công xuống thang hạt nhân; tuy nhiên, hiện Nga và phương Tây đều không ngừng nâng cao năng lực quốc phòng và chưa có những hành động cụ thể để nối lại việc kiểm soát hạt nhân đa phương. Điều này làm phát sinh câu hỏi: Liệu đâu mới thực sự là thời điểm thích hợp để xuống thang hạt nhân? Lời giải cho nghi vấn này có lẽ vẫn còn xa vời khi chiến tranh Ukraine nói riêng và căng thẳng giữa Nga và phương Tây nói chung vẫn chưa hạ nhiệt.

Với Việt Nam, những căng thẳng leo thang trong quan hệ giữa phương Tây với Nga và nguy cơ về chiến tranh hạt nhân đang thách thức chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, không chọn bên của quốc gia này. Kể từ khi chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, Việt Nam vẫn kiên định với lập trường trên và đã nhiều lần kêu gọi chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình tại Ukraine, cũng như không “thiên vị” hay đứng về bất kỳ phía nào. Trong bối cảnh chiến tranh Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam cần tiếp tục kiên định quan điểm “không chọn bên mà chọn lẽ phải và công lý” để tránh việc bị cuốn vào vòng xoáy cạnh tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc. Đây sẽ là chiếc “mỏ neo” giúp Việt Nam giữ vững tâm thế trước các biến động của thế giới. 

Từ khoá: vũ khí hạt nhân sắc lệnh hạt nhân Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện Nga Putin

BÀI LIÊN QUAN