An ninh - Quốc phòng   15/01/2024

Triển vọng hợp tác của “Bộ tứ mới” (Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines) trong vấn đề Biển Đông (Phần 2)

Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines có cơ hội thúc đẩy hợp tác để đối phó hiệu quả hơn với Trung Quốc ở Biển Đông. Tuy nhiên, để hiện thực hoá tầm nhìn trên thì “Bộ tứ mới” cần quyết tâm vượt qua một số trở ngại.

Thanh Kỳ

15/01/2024
Image
Tàu chiến Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines tham gia tập trận ở Biển Thái Bình Dương hồi tháng 7/2023 - (C): US Navy/Handout

Đối với “Bộ tứ mới”, sự thống nhất về mục tiêu, tính nhất quán trong hành động và mức độ linh hoạt trong ứng phó với các vấn đề ở khu vực là chìa khoá thúc đẩy các sáng kiến và hành động tập thể, qua đó có thể ngăn Bắc Kinh vươn dài “xúc tu” ra các mục tiêu trọng yếu trên Biển Đông. Không phải ngẫu nhiên mà việc thắt chặt hợp tác trong một khuôn khổ tiểu đa phương có thể giúp Washington, Tokyo, Canberra và Manila kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở khu vực, đặc biệt là trên vùng biển có ý nghĩa chiến lược cả về khía cạnh an ninh lẫn kinh tế như Biển Đông.

Về lý thuyết, sự đồng thuận trong nhận thức và khả năng phối hợp trong hành động giữa bốn quốc gia sẽ là hạt nhân thúc đẩy các hoạt động hợp tác của “Bộ tứ mới”. Là những đồng minh truyền thống của Washington, Tokyo, CanberraManila chia sẻ lợi ích chiến lược với Mỹ trong việc duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực và thế giới, bao gồm Biển Đông. Các quốc gia này có chung lập trường đối với một số vấn đề then chốt, trong đó có việc công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở Den Haag (Hà Lan) vào tháng 7/2016, ủng hộ Philippines trong vụ kiện với Trung Quốc, và phản đối yêu sách chủ quyền phi lý cùng các hành động hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. 

Quan hệ đồng minh thân thiết giữa Mỹ và ba quốc gia còn lại góp phần củng cố tính gắn kết của “Bộ tứ mới” thông qua cam kết an ninh vững chắc và hoạt động hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực quốc phòng. Sự gắn bó này thậm chí còn ở mức độ bền chặt hơn so với những kết nối hiện tại trong các khuôn khổ hợp tác tiểu đa phương giữa các quốc gia cùng chí hướng (like-minded nations) ở khu vực, bao gồm nhóm Tuần tra Eo biển Malacca (Malacca Straits Patrol) gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, các hoạt động tuần tra chung trên Biển Sulu trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác Ba bên (Trilateral Cooperative Agreement) giữa Indonesia, Malaysia và Philippines, hay gần đây là Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN (ASEAN Coast Guard Forum) với tám thành viên ASEAN tham gia, ngoại trừ Campuchia và Myanmar.

Nhờ sự ổn định về mặt tổ chức, “Bộ tứ mới” có thể triển khai hiệu quả các chương trình hành động nhằm đạt được mục tiêu chung. Trong vấn đề Biển Đông, định hướng của nhóm nhiều khả năng sẽ xoay quanh nỗ lực duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Mỹ dẫn dắt (US-led rules-based international order). Nhận thức này cho rằng giữa các quốc gia, việc hình thành một hệ quy chuẩn nhằm thúc đẩy cách hành xử hòa hợp, có thể tiên liệu và dựa trên các giá trị dân chủ tự do trụ cột trong việc xây dựng một cấu trúc ổn định về mặt an ninh, kinh tế và quản trị trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, các thiết chế quốc tế đặt dưới sự lãnh đạo của một (vài) cường quốc đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực duy trì cấu trúc đó. Bất chấp sự nhập nhằng với phạm vi điều chỉnh của luật pháp quốc tế nói chung, Washington và các đồng minh tin tính bền vững của hệ thống này đã được thử thách qua những thăng trầm của lịch sử kể từ khi Chiến tranh Lạnh (1947-1991) kết thúc, thậm chí trong suốt giai đoạn sau Thế chiến II (1939-1945) đến nay. 

Với Mỹ, hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông đi ngược lại lợi ích của các quốc gia ven biển nói riêng, tác động xấu đến hoà bình và ổn định của khu vực “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (“Free and Open Indo-Pacific”) nói chung. Mỹ xem Trung Quốc “đối thủ” duy nhất đủ khả năng thách thức trật tự thế giới mà quốc gia này đã nỗ lực xây dựng và củng cố trong hàng thập kỷ qua. Tư duy chiến lược đóng khung nhận thức của Washington về Bắc Kinh cho rằng mục tiêu của Trung Quốc khi theo đuổi tham vọng “độc chiếm” Biển Đông không gì khác ngoài nỗ lực thay thế vai trò độc tôn của Mỹ ở khu vực và thế giới.

Do đó, Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) trên Biển Đông để thể hiện quyết tâm theo đuổi các biện pháp đảm bảo an ninh mà cường quốc này cho là phù hợp với luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, thông qua thể chế tiểu đa phương như “Bộ tứ mới”, Washington có thể nhận ra rằng việc duy trì can dự chủ động và tích cực ở khu vực trong vai trò đối trọng với Bắc Kinh cũng quan trọng không kém. Khi sức mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế của Trung Quốc thường chi phối các nỗ lực giải quyết những thách thức chung trên Biển Đông, các hoạt động của “Bộ tứ mới” với sự hậu thuẫn của Washington có thể tạo ra khác biệt lớn, như khuyến khích các quốc gia vừa và nhỏ tự tin thể hiện quan điểm hơn trong vấn đề Biển Đông. 

Sự tương phản về cách tiếp cận đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc phần nào tạo nên ảnh hưởng khác nhau của hai siêu cường. Trong khi Trung Quốc theo đuổi chính sách “ngoại giao chiến lang” (wolf warrior diplomacy) – với đặc trưng bởi thái độ thiếu thiện chí, quyết liệt với các tuyên bố mang tính đơn phương như bảo vệ “chủ quyền không thể tranh cãi” (“indisuptable soverignity”) hay kiên trì “quyền và lợi ích lịch sử” (“historic rights and interests”), Washington mang đến sự hài hoà trong nỗ lực can dự vào khu vực và cung cấp các giải pháp đa phương cởi mở hơn, từ đó đảm bảo khả năng thúc đẩy đối thoại giữa các bên tranh chấp. Chính tính xây dựng mang lại cho Mỹ nhiều cơ hội hơn Trung Quốc trong việc tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực. 

Dù Washington và Bắc Kinh đều tham gia các cơ chế hợp tác an ninh - chiến lược quan trọng do ASEAN dẫn dắt, trong đó có Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus), hình ảnh mà hai siêu cường xây dựng có phần khác biệt. Theo một nghiên cứu của RAND Corporation, tổ chức tư vấn chính sách, vào năm 2018, Mỹ sức ảnh hưởng lớn hơn Trung Quốc trong lĩnh vực ngoại giao, chính trị, quân sự và an ninh đối với một số quốc gia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Báo cáo của Viện Yusof Ishak (ISEAS) vào tháng 2/2023 cũng cho thấy đa phần người dân ASEAN được hỏi quan ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Thậm chí, trong tình huống buộc phải “chọn bên” giữa một trong hai siêu cường, thống kê chỉ ra rằng 2/3 số ý kiến nghiêng về Washington.

Với khả năng và cam kết của Mỹ, kết hợp với nguồn lực và quyết tâm từ Nhật Bản, Australia và Philippines, các thành viên dự kiến của “Bộ tứ mới” có cơ hội đa dạng hoá các hoạt động hợp tác nhằm duy trì an ninh trên Biển Đông, như đã được thể hiện ở cả cấp độ song phương lẫn đa phương trong thời gian qua. Các hoạt động này bao gồm tổ chức các cuộc tuần tra chung, tập trận và hỗ trợ huấn luyện, cung cấp trang thiết bị, tài chính và hậu cần cho các nước trong khu vực. Quan trọng hơn, sự năng động trong các hoạt động ngoài thực địa của “Bộ tứ mới” cần được thể hiện tương xứng với các cam kết tăng cường đối thoại, thúc đẩy hoà bình và an ninh chung trong các diễn đàn khu vực do ASEAN dẫn dắt như ARF, EAS hay ADMM-Plus. Bằng cách này, Mỹ và các đồng minh không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao đa phương mà còn cùng các quốc gia trong khu vực xây dựng lộ trình hướng đến một khuôn khổ hợp tác có cách tiếp cận cụ thể, chủ động và giàu sức ảnh hưởng khi giải quyết các thách thức an ninh chung. 

Triển vọng nói trên cũng có thể gợi mở nhiều cơ hội cho ASEAN—tổ chức giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động đối ngoại đa phương ở khu vực nhưng gặp khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung giữa các nước thành viên. Trở ngại của ASEAN nảy sinh ngay cả trong vấn đề triển khai các nội dung hợp tác đã thống nhất. Cơ chế tham vấn và đồng thuận, một trong những thành tố tạo nên Phương thức ASEAN (ASEAN  Way) nhằm thúc đẩy bình đẳng và hợp tác ở khu vực, đang vô tình ngăn tổ chức này giải quyết triệt để các vấn đề cấp bách về mặt an ninh, trong đó có việc hoàn tất Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct - COC) để kiềm chế tốt hơn các hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển. 

Bên cạnh các tổ chức quan trọng như ASEAN, các sáng kiến của “Bộ tứ mới” - tuỳ tình hình thực tế - có thể được mở rộng để bao gồm các quốc gia cùng chí hướng ở khu vực, như Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc hay New Zealand. Năm 2020, Hà Nội, Seoul và Wellington từng tham gia các cuộc điện đàm không chính thức với các thành viên của nhóm Bộ tứ ban đầu (Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ), nhằm tìm giải pháp tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Với “Bộ tứ mới”, việc tăng cường sức ảnh hưởng và tranh thủ sự ủng hộ ở khu vực có thể kéo theo yêu cầu điều chỉnh phạm vi hoạt động để phù hợp với lợi ích của các bên liên quan. Nỗ lực này nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nước nhỏ trước sức ép có thể nảy sinh từ Trung Quốc.

Trong trường hợp của Việt Nam, các cơ chế như “Bộ tứ mới” nên đóng vai trò là một khuôn khổ đa phương mang tính dung nạp, thúc đẩy đối thoại và tăng cường hợp tác khu vực, hơn là trở thành một liên minh “diều hâu” xem cục diện ở Biển Đông là “trò chơi có tổng bằng không” (zero-sum game). Kịch bản nói trên có thể đẩy các quốc gia trong khu vực vào tình thế phải chọn phe giữa hai siêu cường, đồng thời đi ngược nguyên tắc “bốn không” (gồm không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước khác, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) trong Sách trắng Quốc phòng 2019 mà Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi. Trong trường hợp buộc phải lựa chọn giải pháp thực dụng, Hà Nội không muốn “tự làm khó mình” với một lối tư duy nhiều rủi ro, nhất là khi cơ hội vẫn còn cho các cơ chế hợp tác ít mang tính đối đầu hơn, thậm chí là một kịch bản “cùng thắng” (win-win) mà các bên có thể hướng tới.

Tuy nhiên, khó khăn trong hoạt động của “Bộ tứ mới” có thể đến từ trường hợp của Philippines. Nếu nhóm này được thành lập, Philippines sẽ là quốc gia Đông Nam Á duy nhất và cũng là thành viên duy nhất của nhóm có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Hoàn cảnh đặc biệt của Manila có thể sẽ là yếu tố cản trở triển vọng ra đời của “Bộ tứ mới”, nhất là khi xem xét tác động và rủi ro tiềm tàng của Philppines đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ và quan hệ Philippines - Trung Quốc. Ngoài việc cùng là hai trong số các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở khu vực, Manila đang phụ thuộc rất lớn vào Bắc Kinh về kinh tế. Năm 2022, Trung Quốc đối tác thương mại lớn nhất của Philippines, với kim ngạch hai chiều đạt 87,7 tỉ USD. Sang năm 2023, dù các chỉ số sụt giảm, Bắc Kinh tiếp tục đối tác nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu số một của Manila trong nửa đầu năm, đóng góp 16% giá trị hàng xuất khẩu và 22.4% giá trị hàng nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á. 

Kể từ khi cựu Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào năm 2016, Philippines trải qua nhiều biến động trong quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ. Ông Duterte từng tuyên bố “ly khai” với Washington và tái vun đắp quan hệ với Bắc Kinh, sẵn sàng cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thông qua đối thoại. Thậm chí, cựu Tổng thống Philippines còn kêu gọi hai quốc gia tạm gác lại vấn đề Biển Đông để tập trung thúc đẩy đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực hạ tầng cho quốc gia Đông Nam Á. Nỗ lực “cân bằng” với Trung Quốc khiến ông Duterte từ bỏ việc áp dụng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 chống lại yêu sách “đường chín đoạn” phi pháp của Trung Quốc cũng như giải quyết một số vấn đề pháp lý ở Biển Đông. 

Nói cách khác, dù đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, Manila lại là một “nan hoa bất ổn” trong mạng lưới “trục và nan hoa” của Washington ở khu vực, nhất là khi so với Nhật Bản hay Australia. Trong bối cảnh Phillipines có quan hệ phức tạp với Trung Quốc, triển vọng Manila tham gia nhóm “Bộ tứ mới” là không dễ dàng. Ngay cả khi Tổng thống hiện tại của Phillippines là Ferdinand Marcos Jr đảo ngược chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm để “khôi phục” quan hệ đồng minh với Mỹ, khó có thể chắc chắn về lập trường của Phillipines đối với các sáng kiến thúc đẩy an ninh hàng hải ở khu vực, bao gồm “Bộ tứ mới”.

Hơn nữa, việc thiếu tính ổn định và tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của Philippines qua các đời tổng thống sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhóm cũng như tác động đến lòng tin giữa các thành viên còn lại. Xem xét nền chính trị nội bộ tương đối phức tạp của Philippines, chưa rõ liệu người kế nhiệm ông Marcos sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại “thân Mỹ” hay “thân Trung”. Là một nước nhỏ hơn trong quan hệ với hai siêu cường, Manila trên thực tế không có nhiều lựa chọn ngoài nỗ lực duy trì trạng thái cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, để vừa có thể bảo vệ chủ quyền và an ninh với sự “bảo trợ” của Mỹ, vừa hưởng lợi từ quan hệ kinh tế và tăng cường phát triển hạ tầng thông qua duy trì các liên kết kinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên, bất kỳ sự “dao động” nào của Phillippines cũng có thể tạo ra những thách thức đối ngoại và qua đó gây trở ngại cho những nỗ lực cân bằng với các cường quốc.

Quan trọng hơn, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ “Bộ tứ mới” nhiều khả năng sẽ kích động Trung Quốc. Bắc Kinh từng chỉ trích Manila lôi kéo các lực lượng bên ngoài tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông, “phá hoại hòa bình, ổn định khu vực”. Thậm chí, các quốc gia trong “Bộ tứ mới” càng hành động quyết liệt trong vấn đề Biển Đông thì phản ứng của Bắc Kinh sẽ càng mạnh mẽ. Theo đó, Trung Quốc có thể tăng cường hoạt động trên Biển Đông, bao gồm việc xây dựng và quân sự hoá các đảo nhân tạo, triển khai các tàu chiến và máy bay quân sự, thực hiện các cuộc tuần tra và tập trận, đồng thời áp đặt các biện pháp hạn chế hoặc trừng phạt kinh tế đối với Mỹ, Nhật Bản, Philippines và Australia (thậm chí là cả các quốc gia có hợp tác an ninh với bốn cường quốc này). Phản ứng của Bắc Kinh sẽ phụ thuộc vào việc liệu các hoạt động của “Bộ tứ mới” có được tiến hành một cách cẩn trọng và đảm bảo sự phối hợp với các bên liên quan như ASEAN hay không. Tác động tiêu cực từ căng thẳng tiềm tàng giữa Trung Quốc và “Bộ tứ mới” cũng có thể cản trở việc tiếp tục đàm phán COC – vốn gần như đang ở vào trạng thái bế tắc vì chưa có nhiều tiến triển thực chất.

Trung Quốc có lý do để tin rằng “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” (“rules-based” world order) mà Mỹ rao giảng chỉ là kết quả của “trí tưởng tượng” (a myth), đúng hơn là cách Washington khiến cộng đồng quốc tế mù mờ về ý định thực sự nhằm vượt qua những ràng buộc của luật pháp quốc tế để theo đuổi lợi ích thực dụng. Trong trường hợp xấu nhất, quyết tâm duy trì trật tự khu vực của Mỹ và đồng minh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh của các nước trong khu vực, thậm chí châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa Bắc Kinh và một hoặc nhiều nước hợp tác với Mỹ trên Biển Đông. Khi tình hình khu vực và quốc tế ngày càng trở nên khó đoán, bất kỳ một sự cố, một hiểu lầm, một sự chủ quan hay một tính toán sai lầm trong tương tác giữa các quốc gia đều có thể là nguyên nhân bật mở “chiếc hộp Pandora”. Khi đó, hậu quả đối với các cơ chế hợp tác như ASEAN, APEC, ARF, ADMM+, EAS hoặc RCEP sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Viễn cảnh nói trên cũng không phải là điều mà Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines mong muốn.

Như đã đề cập, trong bất kỳ trường hợp nào, lợi ích của Việt Nam—quốc gia có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông—đều sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Tình hình đối đầu giữa Trung Quốc và “Bộ tứ mới” sẽ giới hạn các lựa chọn chính sách đối ngoại và an ninh của Việt Nam. Ngược lại, nếu những kết quả hợp tác từ “Bộ tứ mới” là tích cực và hiệu quả, Hà Nội có thể hưởng lợi từ việc tăng cường an ninh khu vực, đặc biệt là khi các hoạt động chung giữa Mỹ, Nhật Bản, Philippines và Australia có thể tạo ra sức ép đủ lớn buộc Bắc Kinh phải tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Đối với “Bộ tứ mới”, sự thống nhất về mục tiêu, tính nhất quán trong hành động và mức độ linh hoạt trong ứng phó với các vấn đề ở khu vực là chìa khoá thúc đẩy các sáng kiến và hành động tập thể, qua đó có thể ngăn Bắc Kinh vươn dài “xúc tu” ra các mục tiêu trọng yếu trên Biển Đông. Không phải ngẫu nhiên mà việc thắt chặt hợp tác trong một khuôn khổ tiểu đa phương có thể giúp Washington, Tokyo, Canberra và Manila kiềm chế tham vọng bá quyền của Trung Quốc ở khu vực, đặc biệt là trên vùng biển có ý nghĩa chiến lược cả về khía cạnh an ninh lẫn kinh tế như Biển Đông.

Về lý thuyết, sự đồng thuận trong nhận thức và khả năng phối hợp trong hành động giữa bốn quốc gia sẽ là hạt nhân thúc đẩy các hoạt động hợp tác của “Bộ tứ mới”. Là những đồng minh truyền thống của Washington, Tokyo, CanberraManila chia sẻ lợi ích chiến lược với Mỹ trong việc duy trì hoà bình và ổn định ở khu vực và thế giới, bao gồm Biển Đông. Các quốc gia này có chung lập trường đối với một số vấn đề then chốt, trong đó có việc công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở Den Haag (Hà Lan) vào tháng 7/2016, ủng hộ Philippines trong vụ kiện với Trung Quốc, và phản đối yêu sách chủ quyền phi lý cùng các hành động hung hăng của Bắc Kinh trên Biển Đông. 

Quan hệ đồng minh thân thiết giữa Mỹ và ba quốc gia còn lại góp phần củng cố tính gắn kết của “Bộ tứ mới” thông qua cam kết an ninh vững chắc và hoạt động hợp tác sâu rộng trong lĩnh vực quốc phòng. Sự gắn bó này thậm chí còn ở mức độ bền chặt hơn so với những kết nối hiện tại trong các khuôn khổ hợp tác tiểu đa phương giữa các quốc gia cùng chí hướng (like-minded nations) ở khu vực, bao gồm nhóm Tuần tra Eo biển Malacca (Malacca Straits Patrol) gồm Indonesia, Malaysia, Singapore và Thái Lan, các hoạt động tuần tra chung trên Biển Sulu trong khuôn khổ Hiệp định Hợp tác Ba bên (Trilateral Cooperative Agreement) giữa Indonesia, Malaysia và Philippines, hay gần đây là Diễn đàn Cảnh sát biển ASEAN (ASEAN Coast Guard Forum) với tám thành viên ASEAN tham gia, ngoại trừ Campuchia và Myanmar.

Nhờ sự ổn định về mặt tổ chức, “Bộ tứ mới” có thể triển khai hiệu quả các chương trình hành động nhằm đạt được mục tiêu chung. Trong vấn đề Biển Đông, định hướng của nhóm nhiều khả năng sẽ xoay quanh nỗ lực duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ do Mỹ dẫn dắt (US-led rules-based international order). Nhận thức này cho rằng giữa các quốc gia, việc hình thành một hệ quy chuẩn nhằm thúc đẩy cách hành xử hòa hợp, có thể tiên liệu và dựa trên các giá trị dân chủ tự do trụ cột trong việc xây dựng một cấu trúc ổn định về mặt an ninh, kinh tế và quản trị trên phạm vi toàn cầu. Trong đó, các thiết chế quốc tế đặt dưới sự lãnh đạo của một (vài) cường quốc đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực duy trì cấu trúc đó. Bất chấp sự nhập nhằng với phạm vi điều chỉnh của luật pháp quốc tế nói chung, Washington và các đồng minh tin tính bền vững của hệ thống này đã được thử thách qua những thăng trầm của lịch sử kể từ khi Chiến tranh Lạnh (1947-1991) kết thúc, thậm chí trong suốt giai đoạn sau Thế chiến II (1939-1945) đến nay. 

Với Mỹ, hành động hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông đi ngược lại lợi ích của các quốc gia ven biển nói riêng, tác động xấu đến hoà bình và ổn định của khu vực “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” (“Free and Open Indo-Pacific”) nói chung. Mỹ xem Trung Quốc “đối thủ” duy nhất đủ khả năng thách thức trật tự thế giới mà quốc gia này đã nỗ lực xây dựng và củng cố trong hàng thập kỷ qua. Tư duy chiến lược đóng khung nhận thức của Washington về Bắc Kinh cho rằng mục tiêu của Trung Quốc khi theo đuổi tham vọng “độc chiếm” Biển Đông không gì khác ngoài nỗ lực thay thế vai trò độc tôn của Mỹ ở khu vực và thế giới.

Do đó, Mỹ tiến hành các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs) trên Biển Đông để thể hiện quyết tâm theo đuổi các biện pháp đảm bảo an ninh mà cường quốc này cho là phù hợp với luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, thông qua thể chế tiểu đa phương như “Bộ tứ mới”, Washington có thể nhận ra rằng việc duy trì can dự chủ động và tích cực ở khu vực trong vai trò đối trọng với Bắc Kinh cũng quan trọng không kém. Khi sức mạnh vượt trội về quân sự và kinh tế của Trung Quốc thường chi phối các nỗ lực giải quyết những thách thức chung trên Biển Đông, các hoạt động của “Bộ tứ mới” với sự hậu thuẫn của Washington có thể tạo ra khác biệt lớn, như khuyến khích các quốc gia vừa và nhỏ tự tin thể hiện quan điểm hơn trong vấn đề Biển Đông. 

Sự tương phản về cách tiếp cận đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương giữa Mỹ và Trung Quốc phần nào tạo nên ảnh hưởng khác nhau của hai siêu cường. Trong khi Trung Quốc theo đuổi chính sách “ngoại giao chiến lang” (wolf warrior diplomacy) – với đặc trưng bởi thái độ thiếu thiện chí, quyết liệt với các tuyên bố mang tính đơn phương như bảo vệ “chủ quyền không thể tranh cãi” (“indisuptable soverignity”) hay kiên trì “quyền và lợi ích lịch sử” (“historic rights and interests”), Washington mang đến sự hài hoà trong nỗ lực can dự vào khu vực và cung cấp các giải pháp đa phương cởi mở hơn, từ đó đảm bảo khả năng thúc đẩy đối thoại giữa các bên tranh chấp. Chính tính xây dựng mang lại cho Mỹ nhiều cơ hội hơn Trung Quốc trong việc tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực. 

Dù Washington và Bắc Kinh đều tham gia các cơ chế hợp tác an ninh - chiến lược quan trọng do ASEAN dẫn dắt, trong đó có Diễn đàn An ninh Khu vực (ARF), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS) và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM-Plus), hình ảnh mà hai siêu cường xây dựng có phần khác biệt. Theo một nghiên cứu của RAND Corporation, tổ chức tư vấn chính sách, vào năm 2018, Mỹ sức ảnh hưởng lớn hơn Trung Quốc trong lĩnh vực ngoại giao, chính trị, quân sự và an ninh đối với một số quốc gia ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Báo cáo của Viện Yusof Ishak (ISEAS) vào tháng 2/2023 cũng cho thấy đa phần người dân ASEAN được hỏi quan ngại về ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc. Thậm chí, trong tình huống buộc phải “chọn bên” giữa một trong hai siêu cường, thống kê chỉ ra rằng 2/3 số ý kiến nghiêng về Washington.

Với khả năng và cam kết của Mỹ, kết hợp với nguồn lực và quyết tâm từ Nhật Bản, Australia và Philippines, các thành viên dự kiến của “Bộ tứ mới” có cơ hội đa dạng hoá các hoạt động hợp tác nhằm duy trì an ninh trên Biển Đông, như đã được thể hiện ở cả cấp độ song phương lẫn đa phương trong thời gian qua. Các hoạt động này bao gồm tổ chức các cuộc tuần tra chung, tập trận và hỗ trợ huấn luyện, cung cấp trang thiết bị, tài chính và hậu cần cho các nước trong khu vực. Quan trọng hơn, sự năng động trong các hoạt động ngoài thực địa của “Bộ tứ mới” cần được thể hiện tương xứng với các cam kết tăng cường đối thoại, thúc đẩy hoà bình và an ninh chung trong các diễn đàn khu vực do ASEAN dẫn dắt như ARF, EAS hay ADMM-Plus. Bằng cách này, Mỹ và các đồng minh không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động ngoại giao đa phương mà còn cùng các quốc gia trong khu vực xây dựng lộ trình hướng đến một khuôn khổ hợp tác có cách tiếp cận cụ thể, chủ động và giàu sức ảnh hưởng khi giải quyết các thách thức an ninh chung. 

Triển vọng nói trên cũng có thể gợi mở nhiều cơ hội cho ASEAN—tổ chức giữ vai trò trung tâm trong các hoạt động đối ngoại đa phương ở khu vực nhưng gặp khó khăn trong việc tìm tiếng nói chung giữa các nước thành viên. Trở ngại của ASEAN nảy sinh ngay cả trong vấn đề triển khai các nội dung hợp tác đã thống nhất. Cơ chế tham vấn và đồng thuận, một trong những thành tố tạo nên Phương thức ASEAN (ASEAN  Way) nhằm thúc đẩy bình đẳng và hợp tác ở khu vực, đang vô tình ngăn tổ chức này giải quyết triệt để các vấn đề cấp bách về mặt an ninh, trong đó có việc hoàn tất Bộ quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct - COC) để kiềm chế tốt hơn các hành vi hung hăng của Trung Quốc trên biển. 

Bên cạnh các tổ chức quan trọng như ASEAN, các sáng kiến của “Bộ tứ mới” - tuỳ tình hình thực tế - có thể được mở rộng để bao gồm các quốc gia cùng chí hướng ở khu vực, như Việt Nam, Malaysia, Hàn Quốc hay New Zealand. Năm 2020, Hà Nội, Seoul và Wellington từng tham gia các cuộc điện đàm không chính thức với các thành viên của nhóm Bộ tứ ban đầu (Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ), nhằm tìm giải pháp tái cấu trúc chuỗi cung ứng trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Với “Bộ tứ mới”, việc tăng cường sức ảnh hưởng và tranh thủ sự ủng hộ ở khu vực có thể kéo theo yêu cầu điều chỉnh phạm vi hoạt động để phù hợp với lợi ích của các bên liên quan. Nỗ lực này nhằm giảm thiểu rủi ro cho các nước nhỏ trước sức ép có thể nảy sinh từ Trung Quốc.

Trong trường hợp của Việt Nam, các cơ chế như “Bộ tứ mới” nên đóng vai trò là một khuôn khổ đa phương mang tính dung nạp, thúc đẩy đối thoại và tăng cường hợp tác khu vực, hơn là trở thành một liên minh “diều hâu” xem cục diện ở Biển Đông là “trò chơi có tổng bằng không” (zero-sum game). Kịch bản nói trên có thể đẩy các quốc gia trong khu vực vào tình thế phải chọn phe giữa hai siêu cường, đồng thời đi ngược nguyên tắc “bốn không” (gồm không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước khác, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) trong Sách trắng Quốc phòng 2019 mà Việt Nam vẫn kiên trì theo đuổi. Trong trường hợp buộc phải lựa chọn giải pháp thực dụng, Hà Nội không muốn “tự làm khó mình” với một lối tư duy nhiều rủi ro, nhất là khi cơ hội vẫn còn cho các cơ chế hợp tác ít mang tính đối đầu hơn, thậm chí là một kịch bản “cùng thắng” (win-win) mà các bên có thể hướng tới.

Tuy nhiên, khó khăn trong hoạt động của “Bộ tứ mới” có thể đến từ trường hợp của Philippines. Nếu nhóm này được thành lập, Philippines sẽ là quốc gia Đông Nam Á duy nhất và cũng là thành viên duy nhất của nhóm có tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Hoàn cảnh đặc biệt của Manila có thể sẽ là yếu tố cản trở triển vọng ra đời của “Bộ tứ mới”, nhất là khi xem xét tác động và rủi ro tiềm tàng của Philppines đối với vấn đề chủ quyền lãnh thổ và quan hệ Philippines - Trung Quốc. Ngoài việc cùng là hai trong số các quốc gia có tranh chấp chủ quyền ở khu vực, Manila đang phụ thuộc rất lớn vào Bắc Kinh về kinh tế. Năm 2022, Trung Quốc đối tác thương mại lớn nhất của Philippines, với kim ngạch hai chiều đạt 87,7 tỉ USD. Sang năm 2023, dù các chỉ số sụt giảm, Bắc Kinh tiếp tục đối tác nhập khẩu lớn nhất và là thị trường xuất khẩu số một của Manila trong nửa đầu năm, đóng góp 16% giá trị hàng xuất khẩu và 22.4% giá trị hàng nhập khẩu của quốc gia Đông Nam Á. 

Kể từ khi cựu Tổng thống Rodrigo Duterte lên nắm quyền vào năm 2016, Philippines trải qua nhiều biến động trong quan hệ với cả Trung Quốc và Mỹ. Ông Duterte từng tuyên bố “ly khai” với Washington và tái vun đắp quan hệ với Bắc Kinh, sẵn sàng cùng Trung Quốc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông thông qua đối thoại. Thậm chí, cựu Tổng thống Philippines còn kêu gọi hai quốc gia tạm gác lại vấn đề Biển Đông để tập trung thúc đẩy đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực hạ tầng cho quốc gia Đông Nam Á. Nỗ lực “cân bằng” với Trung Quốc khiến ông Duterte từ bỏ việc áp dụng phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 chống lại yêu sách “đường chín đoạn” phi pháp của Trung Quốc cũng như giải quyết một số vấn đề pháp lý ở Biển Đông. 

Nói cách khác, dù đồng minh quan trọng nhất của Mỹ ở Đông Nam Á, Manila lại là một “nan hoa bất ổn” trong mạng lưới “trục và nan hoa” của Washington ở khu vực, nhất là khi so với Nhật Bản hay Australia. Trong bối cảnh Phillipines có quan hệ phức tạp với Trung Quốc, triển vọng Manila tham gia nhóm “Bộ tứ mới” là không dễ dàng. Ngay cả khi Tổng thống hiện tại của Phillippines là Ferdinand Marcos Jr đảo ngược chính sách đối ngoại của người tiền nhiệm để “khôi phục” quan hệ đồng minh với Mỹ, khó có thể chắc chắn về lập trường của Phillipines đối với các sáng kiến thúc đẩy an ninh hàng hải ở khu vực, bao gồm “Bộ tứ mới”.

Hơn nữa, việc thiếu tính ổn định và tính nhất quán trong chính sách đối ngoại của Philippines qua các đời tổng thống sẽ phần nào ảnh hưởng đến sự gắn kết của nhóm cũng như tác động đến lòng tin giữa các thành viên còn lại. Xem xét nền chính trị nội bộ tương đối phức tạp của Philippines, chưa rõ liệu người kế nhiệm ông Marcos sẽ theo đuổi chính sách đối ngoại “thân Mỹ” hay “thân Trung”. Là một nước nhỏ hơn trong quan hệ với hai siêu cường, Manila trên thực tế không có nhiều lựa chọn ngoài nỗ lực duy trì trạng thái cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc, để vừa có thể bảo vệ chủ quyền và an ninh với sự “bảo trợ” của Mỹ, vừa hưởng lợi từ quan hệ kinh tế và tăng cường phát triển hạ tầng thông qua duy trì các liên kết kinh tế với Trung Quốc. Tuy nhiên, bất kỳ sự “dao động” nào của Phillippines cũng có thể tạo ra những thách thức đối ngoại và qua đó gây trở ngại cho những nỗ lực cân bằng với các cường quốc.

Quan trọng hơn, các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ “Bộ tứ mới” nhiều khả năng sẽ kích động Trung Quốc. Bắc Kinh từng chỉ trích Manila lôi kéo các lực lượng bên ngoài tham gia các cuộc tuần tra trên Biển Đông, “phá hoại hòa bình, ổn định khu vực”. Thậm chí, các quốc gia trong “Bộ tứ mới” càng hành động quyết liệt trong vấn đề Biển Đông thì phản ứng của Bắc Kinh sẽ càng mạnh mẽ. Theo đó, Trung Quốc có thể tăng cường hoạt động trên Biển Đông, bao gồm việc xây dựng và quân sự hoá các đảo nhân tạo, triển khai các tàu chiến và máy bay quân sự, thực hiện các cuộc tuần tra và tập trận, đồng thời áp đặt các biện pháp hạn chế hoặc trừng phạt kinh tế đối với Mỹ, Nhật Bản, Philippines và Australia (thậm chí là cả các quốc gia có hợp tác an ninh với bốn cường quốc này). Phản ứng của Bắc Kinh sẽ phụ thuộc vào việc liệu các hoạt động của “Bộ tứ mới” có được tiến hành một cách cẩn trọng và đảm bảo sự phối hợp với các bên liên quan như ASEAN hay không. Tác động tiêu cực từ căng thẳng tiềm tàng giữa Trung Quốc và “Bộ tứ mới” cũng có thể cản trở việc tiếp tục đàm phán COC – vốn gần như đang ở vào trạng thái bế tắc vì chưa có nhiều tiến triển thực chất.

Trung Quốc có lý do để tin rằng “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” (“rules-based” world order) mà Mỹ rao giảng chỉ là kết quả của “trí tưởng tượng” (a myth), đúng hơn là cách Washington khiến cộng đồng quốc tế mù mờ về ý định thực sự nhằm vượt qua những ràng buộc của luật pháp quốc tế để theo đuổi lợi ích thực dụng. Trong trường hợp xấu nhất, quyết tâm duy trì trật tự khu vực của Mỹ và đồng minh có thể ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh của các nước trong khu vực, thậm chí châm ngòi cho một cuộc xung đột quân sự trực tiếp giữa Bắc Kinh và một hoặc nhiều nước hợp tác với Mỹ trên Biển Đông. Khi tình hình khu vực và quốc tế ngày càng trở nên khó đoán, bất kỳ một sự cố, một hiểu lầm, một sự chủ quan hay một tính toán sai lầm trong tương tác giữa các quốc gia đều có thể là nguyên nhân bật mở “chiếc hộp Pandora”. Khi đó, hậu quả đối với các cơ chế hợp tác như ASEAN, APEC, ARF, ADMM+, EAS hoặc RCEP sẽ cực kỳ nghiêm trọng. Viễn cảnh nói trên cũng không phải là điều mà Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines mong muốn.

Như đã đề cập, trong bất kỳ trường hợp nào, lợi ích của Việt Nam—quốc gia có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông—đều sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Tình hình đối đầu giữa Trung Quốc và “Bộ tứ mới” sẽ giới hạn các lựa chọn chính sách đối ngoại và an ninh của Việt Nam. Ngược lại, nếu những kết quả hợp tác từ “Bộ tứ mới” là tích cực và hiệu quả, Hà Nội có thể hưởng lợi từ việc tăng cường an ninh khu vực, đặc biệt là khi các hoạt động chung giữa Mỹ, Nhật Bản, Philippines và Australia có thể tạo ra sức ép đủ lớn buộc Bắc Kinh phải tôn trọng luật pháp quốc tế và chấp nhận đàm phán để giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.

Từ khoá: Bộ tứ Mỹ Nhật Bản Australia Philippines Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

BÀI LIÊN QUAN