Kinh tế   21/06/2023

Trung Quốc tự chủ chất bán dẫn: Liệu khả năng có bắt kịp tham vọng?

Trung Quốc đã công bố nhiều kế hoạch do nhà nước tài trợ với các khoản đầu tư khổng lồ nhằm tự chủ về chất bán dẫn. Tuy nhiên, những trở ngại và thách thức có thể làm chậm lại tham vọng của quốc gia này.

Ân Du

21/06/2023
Image
Trung Quốc là nhà nhập khẩu chip lớn nhất thế giới, với khoản chi hơn 400 tỷ USD hằng năm cho chất bán dẫn - (C): Technology Times

Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu chất bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn có tầm quan trọng chiến lược đối với các nền kinh tế phát triển phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Thật vậy, gần như mọi hệ thống công nghiệp, thương mại và quân sự hiện đại đều cần sự hỗ trợ của chất bán dẫn. Chất bán dẫn có thể được so sánh với năng lượng hoặc dầu mỏ về tầm quan trọng đối với sản xuất kinh tế. Đây cũng là một nguồn đầu vào thiết yếu cho các nền kinh tế hoạt động dựa trên ứng dụng công nghệ số. Vì vậy, việc thiếu chúng có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng đối với sản xuất. 

Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào chất bán dẫn. Quốc gia này nhà nhập khẩu chip lớn nhất thế giới, với khoản chi hơn 400 tỷ USD hằng năm cho chất bán dẫn, vượt xa kim ngạch nhập khẩu dầu thô. Vào tháng 3/2021, trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu, nhập khẩu chất bán dẫn của Trung Quốc gia tăng ở mức cao nhất từ trước đến nay. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, quốc gia này đã nhập khẩu 58,9 tỷ đơn vị bán dẫn trị giá 35,9 tỷ USD. Vào năm 2022, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu trong ngành công nghiệp chip. Lượng tiêu thụ chất bán dẫn của Trung Quốc chiếm hơn 3/4 tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. 

Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của đất nước, chiếm gần 30% GDP. Trong khi đó, nguồn cung chất bán dẫn của Trung Quốc chủ yếu là từ nước ngoài, và quốc gia này chỉ sản xuất khoảng 15% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu. Bắc Kinh phụ thuộc lớn vào “xưởng đúc lớn nhất thế giới” - Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), để cung cấp chip bán dẫn tiên tiến nhất cho ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của quốc gia này. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài. 

Thực tế, chính sự phụ thuộc quá lớn này đã khiến các công ty địa phương Trung Quốc chịu tổn thất đáng kể trước các lệnh cấm từ Mỹ. Điển hình như sự kiện Huawei vướng phải các hạn chế thương mại và sau đó là lệnh trừng phạt của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ năm 2019, khiến doanh thu của Huawei giảm đáng kể và hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh toàn cầu của tập đoàn này bị tàn phá nặng nề. 

Tự chủ chất bán dẫn - mục tiêu đầy tham vọng của Trung Quốc

Nhận thức được những rủi ro khi phụ thuộc vào chip bán dẫn từ nước ngoài, các quan chức Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Vào năm 2014, Trung Quốc thành lập Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp quốc gia (China Integrated Circuit Industry Investment Fund), còn được gọi là Quỹ lớn (Big Fund). Quỹ lớn quản lý hơn 52,5 tỷ USD, với khoảng 84% khoản đầu tư dành cho các công ty thiết kế và sản xuất chip, phần còn lại chủ yếu dành cho các công ty đóng gói và thử nghiệm chip. Ngoài ra, Kế hoạch Mạch tích hợp Quốc gia (National Integrated Circuit Plan) (công bố năm 2014) kêu gọi khoản đầu tư 150 tỷ USD từ chính quyền trung ương cũng như chính quyền các tỉnh và thành phố của Trung Quốc. Mức tài trợ đáng kể đó tương đương với tổng thị trường chất bán dẫn hằng năm của Trung Quốc và gấp đôi số tiền mà ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu nói chung chi hằng năm cho nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó, chính quyền các tỉnh cũng thành lập các quỹ hướng dẫn với tổng trị giá hơn 300 tỷ Nhân dân tệ để hỗ trợ các ngành công nghiệp bán dẫn địa phương. 

Vào năm 2015, Trung Quốc thúc đẩy chiến lược “Made in China 2025”, nêu bật chất bán dẫn là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên công nghệ cao, qua đó thể hiện tầm nhìn tự chủ chất bán dẫn và độc lập công nghệ của cường quốc này. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và thúc đẩy sự hiện diện của các nhà sản xuất công nghệ cao của quốc gia này trên thị trường toàn cầu. Chiến lược này còn nằm trong tầm nhìn chính trị lớn hơn của Trung Quốc là trở thành cường quốc công nghệ thống trị vào năm 2049 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng động lực thúc đẩy Trung Quốc tự chủ về chất bán dẫn là nhằm “thúc đẩy ngành công nghiệp ngược dòng trên chuỗi giá trị - sản xuất chip thay vì sử dụng chip, thiết kế chip thay vì đóng gói chip”. 

Tại Hội nghị Chất bán dẫn Thế giới năm 2020 (World Semiconductor Conference 2020), Wei Shaojun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Trung Quốc (CSIA), nhấn mạnh “không chỉ các công ty Trung Quốc mà cả các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đang coi trọng an ninh của chuỗi cung ứng, điều này thực tế đã thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn các chip được thiết kế trong nước”. 

Theo tài liệu “Một số chính sách thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của ngành công nghiệp vi mạch và công nghiệp phần mềm trong kỷ nguyên mới” (được công bố vào năm 2020), Trung Quốc đặt ra mục tiêu sẽ đạt 70% tỷ lệ tự chủ sản xuất chip vào năm 2025. Theo đó, chính phủ Trung Quốc đã bơm ồ ạt các gói trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn của họ. Kế hoạch “Made in China 2025” và Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (công bố vào tháng 3/2021) đã đề xuất huy động các nguồn lực trên toàn quốc để cải thiện đổi mới, nghiên cứu và phát triển cũng như giáo dục về chất bán dẫn. 

Báo cáo của Đại hội Đại biểu toàn quốc của lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 2022 cũng đã xác định “đẩy nhanh việc thực hiện tự chủ và tự cải thiện công nghệ cao”, và “kiên quyết giành chiến thắng trong cuộc chiến của các công nghệ cốt lõi quan trọng”. Vào tháng 12/2022, Trung Quốc thực hiện gói hỗ trợ hơn 143 tỷ USD được phân bổ trong khoảng 5 năm cho ngành công nghiệp bán dẫn. 

Ngoài đầu tư, chính phủ Trung Quốc có các chính sách khuyến khích sự phát triển của ngành và hỗ trợ các nhà sản xuất chip trong nước, như ưu đãi về thuế, trợ cấp cho các dự án nghiên cứu và phát triển, giảm chi phí vật liệu bán dẫn, và tuyển dụng nhân tài nước ngoài. Bắc Kinh cũng tích cực theo đuổi các cơ hội sáp nhập, mua lại, hoặc hợp tác giữa các công ty trong nước với các cường quốc bán dẫn để thúc đẩy các trung tâm phát triển phần mềm, vật liệu và thiết bị sản xuất. Các hoạt động này đều nhằm định hình lại thị trường bán dẫn trong nước.

Những thách thức mà Trung Quốc đang đối mặt

Trung Quốc đã phải vật lộn trong nhiều năm qua để phát triển ngành công nghiệp chip của mình. Theo các phân tích, Trung Quốc chỉ có thể sản xuất 1/5 số chip mà quốc gia này sử dụng vào năm 2026, vì vậy, mục tiêu 70% như kế hoạch ban đầu sẽ bị bỏ lỡ. Mức độ thành tựu của ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đã không đáp ứng được những kỳ vọng cũng như không thể bắt kịp các đối thủ toàn cầu như Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ. 

Bên cạnh đó, một số ý kiến ​​cho rằng các nhà sản xuất thiết bị chip của Trung Quốc đi sau các đối thủ nước ngoài từ 4 đến 5 năm, thậm chí đến 1 hoặc 2 thập kỷ. Như trường hợp của Tập đoàn sản xuất chip bán dẫn quốc tế (SMIC), nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, đã mất tới 15 năm để đạt được vị trí của TSMC 10 năm trước. 

Các nỗ lực tự chủ hơn về chất bán dẫn của Trung Quốc vấp phải nhiều thách thức. Thứ nhất, việc thiếu sự giám sát hiệu quả cùng những khuyến khích sai lầm từ sự phân tán tài trợ của chính quyền địa phương đã khiến triển vọng đổi mới chip trở nên ảm đạm. Năm 2021 chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các công ty bán dẫn mới tại Trung Quốc, với số lượng tăng gấp 3 lần so với năm 2020, tuy nhiên nhiều công ty trong số đó vướng phải các nghi ngờ về gian lận. Trong 10 tháng đầu năm 2022, có hơn 58.000 công ty mới liên quan đến mạch tích hợp ra đời, nhưng trong số đó, có hơn 13.000 công ty trước đây hoạt động trong các lĩnh vực không liên quan đến công nghệ bán dẫn. Meng Wei, người phát ngôn của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), nhận xét các công ty trong ngành bán dẫn đang gặp vấn đề “3 không” nghiêm trọng: không có kinh nghiệm về chất bán dẫn, không có công nghệ, và không có tài năng. Bên cạnh đó, phần lớn các gói hỗ trợ từ chính phủ thường mong đợi những kết quả nhanh chóng và có thể chứng minh được để nhắm tới các tài trợ tiếp theo trong tương lai, điều này dẫn tới việc lơ là trong giám sát. 

Thứ hai, các khoản đầu tư của Quỹ lớn đã thất bại trong việc giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu. Khả năng cao là một số công ty sẽ đóng cửa, một số khác sẽ tập trung tạo ra các con chip kém tiên tiến hơn, và toàn bộ ngành bán dẫn của Trung Quốc sẽ phải phấn đấu để tự lực hơn. Các vụ bê bối tham nhũng của Quỹ lớn và một chuỗi các vụ bắt giữ một số giám đốc điều hành cũng khiến ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc rơi vào thời kỳ lao đao. Các vụ bê bối này đã ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của quỹ trong năm 2022. Theo các điều tra của ĐCSTQ, các hoạt động vi phạm trong ngành chip bán dẫn đã khiến hàng tỷ USD trước đó bị lãng phí nghiêm trọng.

Thứ ba, Trung Quốc không có một nhóm nghiên cứu chất bán dẫn lớn cũng như thiếu hụt cán bộ có trình độ lâu năm và chuyên môn kỹ thuật vững chắc. Cụ thể, trong số 1.730 công ty thiết kế chip của Trung Quốc (năm 2019), có tới 88,5% có ít hơn 100 nhân viên và chỉ 1% có hơn 1.000 nhân viên. Hạn chế về nguồn nhân lực với chuyên môn cao cũng hạn chế khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc trước các đối thủ toàn cầu của họ.  

Thứ tư, chiến dịch hạn chế bán các công nghệ tiên tiến cho Trung Quốc của Mỹ và các đồng minh sẽ gây áp lực lớn lên nền kinh tế nước này và làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp chip tại đây. Các nhà sản xuất chip của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ khác, bởi các chip bán dẫn cấp thấp do Trung Quốc sản xuất sẽ không thể thay thế được các thiết bị bị cấm từ các nhà cung cấp của Mỹ. 

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chính những lệnh cấm của Mỹ sẽ đẩy nhanh tiến độ để các công ty bản địa Trung Quốc phát triển hệ sinh thái thiết kế chip trong nước và chuỗi cung ứng bán dẫn địa phương về lâu dài. Không những vậy, chính sách của Mỹ có thể giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn về khả năng cạnh tranh kém của các công ty thiết kế chip nội địa của Trung Quốc với các nhà sản xuất chip của Mỹ tại thị trường Trung Quốc. Thay vì chảy vào các công ty Mỹ, doanh thu từ hoạt động cung ứng chip cho thị trường thiết bị điện tử và công nghệ sẽ chuyển sang các công ty bán dẫn địa phương Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, những quan điểm này không thuyết phục. Sự kiện SMIC chế tạo thành công chip 7 nm vào năm 2020 được coi như bước ngoặt trong ngành sản xuất chip của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, TSMC của Đài Loan đã sản xuất hơn 1 tỷ chip 7 nm.  

Tham vọng tự chủ về chất bán dẫn của Trung Quốc là nhằm từng bước độc lập về công nghệ và sau đó là trở thành nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được sự độc lập và liệu việc theo đuổi mục tiêu ấy có hợp lý ngay từ đầu hay không? Vượt qua được những thử thách trước mắt đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn. Liệu Trung Quốc có thể đạt được tham vọng của mình? Nếu đạt được thì trong khoảng thời gian bao lâu? Những câu hỏi này cần thời gian quan sát để có câu trả lời thoả đáng.

Trung Quốc phụ thuộc vào nhập khẩu chất bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn có tầm quan trọng chiến lược đối với các nền kinh tế phát triển phụ thuộc nhiều vào công nghệ. Thật vậy, gần như mọi hệ thống công nghiệp, thương mại và quân sự hiện đại đều cần sự hỗ trợ của chất bán dẫn. Chất bán dẫn có thể được so sánh với năng lượng hoặc dầu mỏ về tầm quan trọng đối với sản xuất kinh tế. Đây cũng là một nguồn đầu vào thiết yếu cho các nền kinh tế hoạt động dựa trên ứng dụng công nghệ số. Vì vậy, việc thiếu chúng có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng đối với sản xuất. 

Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào chất bán dẫn. Quốc gia này nhà nhập khẩu chip lớn nhất thế giới, với khoản chi hơn 400 tỷ USD hằng năm cho chất bán dẫn, vượt xa kim ngạch nhập khẩu dầu thô. Vào tháng 3/2021, trong bối cảnh thiếu chip toàn cầu, nhập khẩu chất bán dẫn của Trung Quốc gia tăng ở mức cao nhất từ trước đến nay. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, quốc gia này đã nhập khẩu 58,9 tỷ đơn vị bán dẫn trị giá 35,9 tỷ USD. Vào năm 2022, Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 90% nhu cầu trong ngành công nghiệp chip. Lượng tiêu thụ chất bán dẫn của Trung Quốc chiếm hơn 3/4 tổng lượng tiêu thụ toàn cầu. 

Ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực công nghệ của đất nước, chiếm gần 30% GDP. Trong khi đó, nguồn cung chất bán dẫn của Trung Quốc chủ yếu là từ nước ngoài, và quốc gia này chỉ sản xuất khoảng 15% sản lượng chất bán dẫn toàn cầu. Bắc Kinh phụ thuộc lớn vào “xưởng đúc lớn nhất thế giới” - Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), để cung cấp chip bán dẫn tiên tiến nhất cho ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng của quốc gia này. Điều này làm dấy lên lo ngại về sự phụ thuộc ngày càng tăng của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài. 

Thực tế, chính sự phụ thuộc quá lớn này đã khiến các công ty địa phương Trung Quốc chịu tổn thất đáng kể trước các lệnh cấm từ Mỹ. Điển hình như sự kiện Huawei vướng phải các hạn chế thương mại và sau đó là lệnh trừng phạt của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump kể từ năm 2019, khiến doanh thu của Huawei giảm đáng kể và hoạt động kinh doanh điện thoại thông minh toàn cầu của tập đoàn này bị tàn phá nặng nề. 

Tự chủ chất bán dẫn - mục tiêu đầy tham vọng của Trung Quốc

Nhận thức được những rủi ro khi phụ thuộc vào chip bán dẫn từ nước ngoài, các quan chức Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Vào năm 2014, Trung Quốc thành lập Quỹ đầu tư công nghiệp mạch tích hợp quốc gia (China Integrated Circuit Industry Investment Fund), còn được gọi là Quỹ lớn (Big Fund). Quỹ lớn quản lý hơn 52,5 tỷ USD, với khoảng 84% khoản đầu tư dành cho các công ty thiết kế và sản xuất chip, phần còn lại chủ yếu dành cho các công ty đóng gói và thử nghiệm chip. Ngoài ra, Kế hoạch Mạch tích hợp Quốc gia (National Integrated Circuit Plan) (công bố năm 2014) kêu gọi khoản đầu tư 150 tỷ USD từ chính quyền trung ương cũng như chính quyền các tỉnh và thành phố của Trung Quốc. Mức tài trợ đáng kể đó tương đương với tổng thị trường chất bán dẫn hằng năm của Trung Quốc và gấp đôi số tiền mà ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu nói chung chi hằng năm cho nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó, chính quyền các tỉnh cũng thành lập các quỹ hướng dẫn với tổng trị giá hơn 300 tỷ Nhân dân tệ để hỗ trợ các ngành công nghiệp bán dẫn địa phương. 

Vào năm 2015, Trung Quốc thúc đẩy chiến lược “Made in China 2025”, nêu bật chất bán dẫn là một trong 10 lĩnh vực ưu tiên công nghệ cao, qua đó thể hiện tầm nhìn tự chủ chất bán dẫn và độc lập công nghệ của cường quốc này. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và thúc đẩy sự hiện diện của các nhà sản xuất công nghệ cao của quốc gia này trên thị trường toàn cầu. Chiến lược này còn nằm trong tầm nhìn chính trị lớn hơn của Trung Quốc là trở thành cường quốc công nghệ thống trị vào năm 2049 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Bên cạnh đó, có quan điểm cho rằng động lực thúc đẩy Trung Quốc tự chủ về chất bán dẫn là nhằm “thúc đẩy ngành công nghiệp ngược dòng trên chuỗi giá trị - sản xuất chip thay vì sử dụng chip, thiết kế chip thay vì đóng gói chip”. 

Tại Hội nghị Chất bán dẫn Thế giới năm 2020 (World Semiconductor Conference 2020), Wei Shaojun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Chất bán dẫn Trung Quốc (CSIA), nhấn mạnh “không chỉ các công ty Trung Quốc mà cả các công ty nước ngoài hoạt động tại Trung Quốc đang coi trọng an ninh của chuỗi cung ứng, điều này thực tế đã thúc đẩy việc sử dụng rộng rãi hơn các chip được thiết kế trong nước”. 

Theo tài liệu “Một số chính sách thúc đẩy sự phát triển chất lượng cao của ngành công nghiệp vi mạch và công nghiệp phần mềm trong kỷ nguyên mới” (được công bố vào năm 2020), Trung Quốc đặt ra mục tiêu sẽ đạt 70% tỷ lệ tự chủ sản xuất chip vào năm 2025. Theo đó, chính phủ Trung Quốc đã bơm ồ ạt các gói trợ cấp cho ngành công nghiệp bán dẫn của họ. Kế hoạch “Made in China 2025” và Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (công bố vào tháng 3/2021) đã đề xuất huy động các nguồn lực trên toàn quốc để cải thiện đổi mới, nghiên cứu và phát triển cũng như giáo dục về chất bán dẫn. 

Báo cáo của Đại hội Đại biểu toàn quốc của lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vào năm 2022 cũng đã xác định “đẩy nhanh việc thực hiện tự chủ và tự cải thiện công nghệ cao”, và “kiên quyết giành chiến thắng trong cuộc chiến của các công nghệ cốt lõi quan trọng”. Vào tháng 12/2022, Trung Quốc thực hiện gói hỗ trợ hơn 143 tỷ USD được phân bổ trong khoảng 5 năm cho ngành công nghiệp bán dẫn. 

Ngoài đầu tư, chính phủ Trung Quốc có các chính sách khuyến khích sự phát triển của ngành và hỗ trợ các nhà sản xuất chip trong nước, như ưu đãi về thuế, trợ cấp cho các dự án nghiên cứu và phát triển, giảm chi phí vật liệu bán dẫn, và tuyển dụng nhân tài nước ngoài. Bắc Kinh cũng tích cực theo đuổi các cơ hội sáp nhập, mua lại, hoặc hợp tác giữa các công ty trong nước với các cường quốc bán dẫn để thúc đẩy các trung tâm phát triển phần mềm, vật liệu và thiết bị sản xuất. Các hoạt động này đều nhằm định hình lại thị trường bán dẫn trong nước.

Những thách thức mà Trung Quốc đang đối mặt

Trung Quốc đã phải vật lộn trong nhiều năm qua để phát triển ngành công nghiệp chip của mình. Theo các phân tích, Trung Quốc chỉ có thể sản xuất 1/5 số chip mà quốc gia này sử dụng vào năm 2026, vì vậy, mục tiêu 70% như kế hoạch ban đầu sẽ bị bỏ lỡ. Mức độ thành tựu của ngành công nghiệp bán dẫn Trung Quốc đã không đáp ứng được những kỳ vọng cũng như không thể bắt kịp các đối thủ toàn cầu như Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ. 

Bên cạnh đó, một số ý kiến ​​cho rằng các nhà sản xuất thiết bị chip của Trung Quốc đi sau các đối thủ nước ngoài từ 4 đến 5 năm, thậm chí đến 1 hoặc 2 thập kỷ. Như trường hợp của Tập đoàn sản xuất chip bán dẫn quốc tế (SMIC), nhà sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc, đã mất tới 15 năm để đạt được vị trí của TSMC 10 năm trước. 

Các nỗ lực tự chủ hơn về chất bán dẫn của Trung Quốc vấp phải nhiều thách thức. Thứ nhất, việc thiếu sự giám sát hiệu quả cùng những khuyến khích sai lầm từ sự phân tán tài trợ của chính quyền địa phương đã khiến triển vọng đổi mới chip trở nên ảm đạm. Năm 2021 chứng kiến sự ra đời của hàng loạt các công ty bán dẫn mới tại Trung Quốc, với số lượng tăng gấp 3 lần so với năm 2020, tuy nhiên nhiều công ty trong số đó vướng phải các nghi ngờ về gian lận. Trong 10 tháng đầu năm 2022, có hơn 58.000 công ty mới liên quan đến mạch tích hợp ra đời, nhưng trong số đó, có hơn 13.000 công ty trước đây hoạt động trong các lĩnh vực không liên quan đến công nghệ bán dẫn. Meng Wei, người phát ngôn của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC), nhận xét các công ty trong ngành bán dẫn đang gặp vấn đề “3 không” nghiêm trọng: không có kinh nghiệm về chất bán dẫn, không có công nghệ, và không có tài năng. Bên cạnh đó, phần lớn các gói hỗ trợ từ chính phủ thường mong đợi những kết quả nhanh chóng và có thể chứng minh được để nhắm tới các tài trợ tiếp theo trong tương lai, điều này dẫn tới việc lơ là trong giám sát. 

Thứ hai, các khoản đầu tư của Quỹ lớn đã thất bại trong việc giúp Trung Quốc giảm phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu. Khả năng cao là một số công ty sẽ đóng cửa, một số khác sẽ tập trung tạo ra các con chip kém tiên tiến hơn, và toàn bộ ngành bán dẫn của Trung Quốc sẽ phải phấn đấu để tự lực hơn. Các vụ bê bối tham nhũng của Quỹ lớn và một chuỗi các vụ bắt giữ một số giám đốc điều hành cũng khiến ngành công nghiệp bán dẫn của Trung Quốc rơi vào thời kỳ lao đao. Các vụ bê bối này đã ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của quỹ trong năm 2022. Theo các điều tra của ĐCSTQ, các hoạt động vi phạm trong ngành chip bán dẫn đã khiến hàng tỷ USD trước đó bị lãng phí nghiêm trọng.

Thứ ba, Trung Quốc không có một nhóm nghiên cứu chất bán dẫn lớn cũng như thiếu hụt cán bộ có trình độ lâu năm và chuyên môn kỹ thuật vững chắc. Cụ thể, trong số 1.730 công ty thiết kế chip của Trung Quốc (năm 2019), có tới 88,5% có ít hơn 100 nhân viên và chỉ 1% có hơn 1.000 nhân viên. Hạn chế về nguồn nhân lực với chuyên môn cao cũng hạn chế khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc trước các đối thủ toàn cầu của họ.  

Thứ tư, chiến dịch hạn chế bán các công nghệ tiên tiến cho Trung Quốc của Mỹ và các đồng minh sẽ gây áp lực lớn lên nền kinh tế nước này và làm chậm sự phát triển của ngành công nghiệp chip tại đây. Các nhà sản xuất chip của Trung Quốc sẽ gặp khó khăn trong quá trình cạnh tranh với các đối thủ khác, bởi các chip bán dẫn cấp thấp do Trung Quốc sản xuất sẽ không thể thay thế được các thiết bị bị cấm từ các nhà cung cấp của Mỹ. 

Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng chính những lệnh cấm của Mỹ sẽ đẩy nhanh tiến độ để các công ty bản địa Trung Quốc phát triển hệ sinh thái thiết kế chip trong nước và chuỗi cung ứng bán dẫn địa phương về lâu dài. Không những vậy, chính sách của Mỹ có thể giúp phá vỡ vòng luẩn quẩn về khả năng cạnh tranh kém của các công ty thiết kế chip nội địa của Trung Quốc với các nhà sản xuất chip của Mỹ tại thị trường Trung Quốc. Thay vì chảy vào các công ty Mỹ, doanh thu từ hoạt động cung ứng chip cho thị trường thiết bị điện tử và công nghệ sẽ chuyển sang các công ty bán dẫn địa phương Trung Quốc. Tuy nhiên, trên thực tế, những quan điểm này không thuyết phục. Sự kiện SMIC chế tạo thành công chip 7 nm vào năm 2020 được coi như bước ngoặt trong ngành sản xuất chip của Trung Quốc. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, TSMC của Đài Loan đã sản xuất hơn 1 tỷ chip 7 nm.  

Tham vọng tự chủ về chất bán dẫn của Trung Quốc là nhằm từng bước độc lập về công nghệ và sau đó là trở thành nhà lãnh đạo công nghệ toàn cầu. Tuy nhiên, làm thế nào để đạt được sự độc lập và liệu việc theo đuổi mục tiêu ấy có hợp lý ngay từ đầu hay không? Vượt qua được những thử thách trước mắt đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn. Liệu Trung Quốc có thể đạt được tham vọng của mình? Nếu đạt được thì trong khoảng thời gian bao lâu? Những câu hỏi này cần thời gian quan sát để có câu trả lời thoả đáng.

Từ khoá: Trung Quốc công nghiệp bán dẫn cạnh tranh chất bán dẫn cạnh tranh cường quốc kinh tế - chính trị

BÀI LIÊN QUAN