Kinh tế   15/02/2024

Việt Nam phát triển kinh tế xanh: Giữa kỳ vọng và hiện thực

Việt Nam mong muốn đạt mục tiêu kép là “phát triển kinh tế và chống biến đổi khí hậu”, nhưng đối diện với nhiều thách thức, quốc gia này nên có cách tiếp cận ra sao?

Image

Việt Nam trước “làn sóng xanh” toàn cầu

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) ở Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), các quốc gia đã đồng thuận “dịch chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch”. Kết quả lịch sử này cho thấy nhân tố môi trường có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Kể từ sau cảnh báo của giới khoa học đến Quốc hội Mỹ vào năm 1988 về mối đe dọa biến đổi khí hậu do tình trạng nóng lên toàn cầu, gây ra bởi “hiệu ứng nhà kính” (greenhouse effect), việc giảm phát thải “khí nhà kính” (greenhouse gas emissions) dần trở thành ngôn ngữ chung trong giới hoạch định chính sách.

Vào năm 1997, các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã nhóm họp tại Kyoto (Nhật Bản) và đưa ra bản dự thảo về Nghị định thư Kyoto, có hiệu lực vào năm 2005, ràng buộc các nước công nghiệp phát triển hạn chế phát thải khí nhà kính. Tiếp nối Nghị định thư Kyoto, đến năm 2015, các quốc gia đã thông qua Thỏa thuận chung Paris, với mục tiêu giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, và quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ báo cáo của các quốc gia trong quá trình giảm phát thải khí nhà kính. Để hiện thực hóa thành công các mục tiêu khí hậu này, các nước tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, hướng đến thay thế và loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Cho đến nay, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm 2023, công suất điện tái tạo toàn cầu đã đạt 507 gigawatt (GW), tăng gần 50% so với năm 2022. Cũng theo dự báo của cơ quan này, công suất điện từ năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới, với điện mặt trời và điện gió chiếm 96%, và các nguồn tái tạo sẽ sớm vượt than để trở thành nguồn cung năng lượng chủ yếu trước năm 2025. Theo tính toán của IEA, nếu thế giới tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng năng lượng tái tạo như hiện nay thì mục tiêu trung hòa carbon (net-zero) trên toàn cầu vào năm 2050 là có thể đạt được. Ngoài ra, nhu cầu cho nhiên liệu hóa thạch cũng như phát thải khí nhà kính được dự kiến sẽ đạt đỉnh trước năm 2030. Những chỉ dấu này cho thấy thế giới đang bước vào hồi kết của “kỷ nguyên năng lượng hoá thạch”.

Việt Nam, trong bối cảnh đó, không nằm ngoài xu hướng trên, bởi nước này là một trong số những quốc gia chịu thiệt hại đáng kể nhất bởi biến đổi khí hậu. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế phía Nam) và đồng bằng Sông Cửu Long (vựa lúa xuất khẩu và là nơi đảm bảo an ninh lương thực) là những nơi dễ bị tổn thương trước tình trạng nước biển dâng caoxâm nhập mặn. Ngoài ra, với địa hình trải dài và có hơn 70% dân số sinh sống dọc theo đường bờ biển và hai vùng đồng bằng lớn (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), Việt Nam còn chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng từ các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, lũ lụt, hạn hán và sạt lở đất (vốn ngày càng thất thường và gia tăng về mức độ do biến đổi khí hậu). Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), những tác động của biến đổi khí hậu đã khiến Việt Nam gánh chịu tổn thất đến 3,2% GDP vào năm 2020, và con số này thậm chí có thể tăng lên 12-14,5% GDP cho đến năm 2050.

Trước làn sóng xanh toàn cầu, cùng những tác động xấu đến môi trường và đời sống người dân do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có hành động quyết liệt. Tại Hội nghị COP26 tổ chức ở Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc đặt biến đổi khí hậu và quản lý môi trường làm trọng tâm của phát triển kinh tế. Theo đó, Việt Nam cam kết ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than (từ năm 2030) và chuyển đổi sang năng lượng sạch. Cụ thể, Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất phát điện từ gió và năng lượng mặt trời lên 31-38 gigawatt (GW) vào năm 2030, và đến năm 2050 sẽ đạt “phát thải ròng bằng 0”. 

Tiếp nối những cam kết được đưa ra tại COP26, trước thềm Hội nghị COP27 ở Ai Cập, Việt Nam đã nộp Báo cáo “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC) cập nhật tới Ban thư ký Công ước với cam kết mạnh mẽ hơn so với năm 2020. Cụ thể, Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện (từ nội lực quốc gia) đến năm 2030 từ 9% lên 15,8%; và đóng góp có điều kiện (với sự hỗ trợ từ quốc tế) từ 27% lên 43,5%. Mới đây nhất, tại hội nghị COP28, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tái khẳng định quyết tâm của Việt Nam đối với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050, và kêu gọi các nước phát triển hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu khí hậu. 

Việt Nam cũng tích cực hợp tác với các nước có “truyền thống” trong lĩnh vực kinh tế xanh như Đan Mạch, Hà LanĐức. Vào tháng 11/2023, Việt Nam và Đan Mạch đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh (Green Strategic Partnership), tạo khuôn khổ để các doanh nghiệp Đan Mạch tăng cường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh ở Việt Nam, với nhà máy 1 tỷ USD của công ty Lego tại Bình Dương như hình mẫu đầu tiên. Cùng thời điểm, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính; nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tiếp tục đẩy mạnh khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước (thiết lập năm 2010) và hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Đầu năm nay, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã bày tỏ mong muốn Đức hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính xanh (green finance) nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xanh. 

Ngoài ra, từ khoá “kinh tế xanh” hay những nội dung có liên quan cũng xuất hiện trong hầu hết các tuyên bố chung sau các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Việt Nam và các nước. Hợp tác trong các lĩnh vực như: chuyển đổi năng lượng công bằng, năng lượng tái tạo, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu,... đều được đề cập trong các tuyên bố chung khi lãnh đạo các nước Mỹ, Trung Quốc, Indonesia đến Việt Nam. 

Với những động thái trên, Việt Nam mong muốn cho thế giới thấy nước này nghiêm túc với những cam kết đầy tham vọng về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện những cam kết khí hậu của Việt Nam không thể tách rời yêu cầu tăng trưởng kinh tế ở trong nước, với mục tiêu xuyên suốt kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021) là đưa đất nước trở thành nước phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao (18.000 USD) vào năm 2045. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đồng thời “mục tiêu kép” này, Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nên có cách tiếp cận ra sao?

Những thách thức nội tại và ngoại tại

Trước hết, kinh tế xanh là lĩnh vực tương đối mới mẻ với Việt Nam, và nước này chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị và pháp lý. Cụ thể, một trong số những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi xanh thành công là việc phát triển thị trường carbon. Tuy nhiên, so với Singapore, quốc gia đã có hệ thống thuế carbon và cơ chế định giá carbon (carbon pricing) hoàn thiện, Việt Nam hiện vẫn chưa có thị trường carbon và đang trong giai đoạn xây dựng đề án thành lập. 

Việc chưa có khung pháp lý hoàn thiện để quản lý thị trường carbon gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Trong nước, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang “loay hoay” vì chưa có “ngôn ngữ chung” quy định về tiêu chuẩn xanh và do đó chậm thích ứng. Trong khi đó, với doanh nghiệp nước ngoài, việc thiếu khung pháp lý hoàn thiện khiến họ khó tiếp cận thị trường carbon tiềm năng của Việt Nam, và do đó hạn chế đầu tư vào các dự án xanh của Việt Nam. Ngoài ra, việc thiếu những cơ chế, và quy định rõ ràng trong quản lý thị trường carbon còn tiềm ẩn nguy cơ doanh nghiệp thực hiện “tẩy xanh” (greenwashing - tuyên truyền sai lệch về tính thân thiện với môi trường của doanh nghiệp để hưởng ưu đãi), gây lãng phí nguồn lực và làm tổn hại môi trường.

Bên cạnh đó, khó khăn về vốn cũng là rào cản lớn đối với tiến trình chuyển đổi xanh của Việt Nam. Theo báo cáo năm 2022 của McKinsey, Việt Nam sẽ cần khoản đầu tư 30 tỷ USD hàng năm để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), 58% các dự án năng lượng tái tạo hiện nay ở Việt Nam được đầu tư bởi nguồn vốn trong nước, và chỉ có 12% dự án được đầu tư hoàn toàn bởi vốn nước ngoài. Trong tương lai, khi nhu cầu năng lượng tái tạo bùng nổ, chỉ riêng nguồn vốn trong nước có thể sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực ngày càng tăng trưởng này; do đó, Việt Nam rất cần nguồn vốn từ bên ngoài.

Trong bối cảnh đó, việc thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm Các đối tác Quốc tế (International Partners Group) (bao gồm EU, G7, Đan Mạch và Na Uy) vào tháng 12/2022 có thể được xem như một lời giải phù hợp cho bài toán về nguồn vốn. Theo đó, các đối tác cam kết huy động số tiền ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để giải quyết nhu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Tuy nhiên, trước Việt Nam, đã có hai quốc gia thông qua JETP là Nam Phi và Indonesia, và thực tế tại đây cho thấy chương trình JETP được triển khai chậm chạp, và cũng chỉ đóng góp một phần nhỏ nhu cầu thực tế của các nước này trong việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh. 

Bên cạnh JETP, hoạt động đầu tư hỗ trợ chống biến đổi khí hậu giữa các nước phát triển và đang phát triển cũng diễn ra ảm đạm. Tại hội nghị COP25 ở Đan Mạch vào năm 2009, các nước phát triển đã cam kết hỗ trợ ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển đến năm 2020, để giúp các nước này giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên trong suốt thời gian đó, mục tiêu này đã không đạt được (năm 2021 chỉ đạt được 89,6 tỷ USD), và phải đến năm 2022 thì khoản hỗ trợ được cung cấp mới vượt qua mốc 100 tỷ USD. Thậm chí, con số 100 tỷ USD, nếu được cung cấp đầy đủ và đúng như cam kết, thì cũng chỉ là “muối bỏ bể” so với nhu cầu thực tế để các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu, vốn lên đến 2000 tỷ USD mỗi năm trước năm 2030. Sự hạn chế về hỗ trợ cũng như sự thiếu quyết tâm của các nước phát triển đến từ việc các nước này phải cân nhắc đến các ưu tiên kinh tế và chính trị trong nước, vốn quan trọng hơn các cam kết quốc tế, khi thực hiện những khoản đầu tư, cho vay, viện trợ dành cho các nước đang phát triển.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng lưới điện còn hạn chế cũng khiến Việt Nam khó tận dụng tối đa tiềm năng của điện sạch từ các nguồn tái tạo. Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc khai thác điện gió (nhất là điện gió ngoài khơi) và điện mặt trời. Cho đến nay, việc phát triển năng lượng tái tạo đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, khi chỉ trong hai năm 2020 và 2021, lần lượt có 15 nhà máy điện mặt trời và 84 nhà máy điện gió đi vào hoạt động. Tuy nhiên, phần lớn năng lực sản xuất điện mặt trời và điện gió của Việt Nam tập trung ở miền Trung và miền Nam, và do đó, sự gia tăng nhanh chóng của các nhà máy điện tái tạo vượt quá khả năng đáp ứng của lưới điện khu vực này. Việc năng lực truyền tải điện còn hạn chế khiến nguồn điện dồi dào ở miền Nam không được truyền tải ra miền Bắc, và dẫn đến nghịch lý về sự mất cân đối: miền Nam thừa điện tái tạo nhưng miền Bắc thiếu điện. Tình trạng này nếu không được giải quyết sẽ gây lãng phí tiềm năng điện tái tạo to lớn của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc nâng cấp lưới điện đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lên đến 33,4 tỷ USD, cũng như thời gian và sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành. Nhưng thực tế cho thấy, ở ngay cả những nước phát triển như Mỹ hay Anh, tình trạng tắc nghẽn lưới điện và các dự án điện tái tạo phải “nằm chờ” hòa lưới điện vẫn còn là thực trạng chung. So với các nước phát triển, Việt Nam, với sự hạn chế về nguồn vốn, kỹ thuật, cùng sự phối hợp chồng chéo, quan liêu, thiếu hiệu quả giữa các cơ quan chính quyền trong quản lý đầu tư các dự án chuyển đổi năng lượng, có khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện trong thời gian tới.

Cuối cùng, trở lực lớn nhất của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh chính là sự phụ thuộc của nước này vào nguồn nguyên liệu than đá trong phát triển kinh tế. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, với đóng góp to lớn đến từ lĩnh vực công nghiệp sản xuất định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, công nghiệp cũng là ngành “ngốn” nhiều năng lượng nhất, chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia (năm 2022). Việc duy trì tăng trưởng công nghiệp sản xuất để phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc nhu cầu năng lượng sẽ tăng đáng kể trong nhiều năm tới. Theo ước tính của Bộ Công thương, giai đoạn 2021-2030, nhu cầu điện sẽ tăng khoảng 8-8,5% mỗi năm.

Để đáp ứng “cơn khát” năng lượng này của ngành công nghiệp, nhiệt điện than vẫn được xem là một giải pháp khó bị thay thế. Điều này đến từ tính chất sẵn có và ổn định của than so với nhiên liệu tái tạo (vốn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết). Theo đó, tính đến tháng 2/2023, than đá vẫn chiếm đến 41,3% tỷ trọng nguồn cung nhiên liệu sản xuất điện ở Việt Nam, và 82% nhà máy điện than ở nước này có tuổi đời dưới 10 năm (và sẽ còn hoạt động thêm ít nhất 40 năm nữa nếu xét theo giới hạn tuổi đời kỹ thuật). Thực tế này đã khiến phát thải CO2 ở Việt Nam tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2010-2020 (từ 47,46 triệu tấn vào năm 2010 lên đến 126,08 triệu tấn vào năm 2020) và trong trung và ngắn hạn sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu “net-zero” theo đúng cam kết, Việt Nam không chỉ phải dừng xây mới các nhà máy nhiệt điện than (gồm 11 nhà máy đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII), mà còn phải ngừng hoạt động trước thời hạn các nhà máy nhiệt điện than hiện tại. Việc gấp rút chuyển dịch năng lượng từ than đá sang các nguồn tái tạo có thể gây ra cú sốc về giá năng lượng (ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô), hoặc những sự cố kỹ thuật liên quan đến lưới điện truyền tải (ảnh hưởng đến an ninh năng lượng). Sau rốt, xét thấy nhu cầu than vẫn còn đáng kể, cũng như ngành than là sinh kế của hơn 100.000 lao động tại Việt Nam, việc tiếp tục xem than đá như nguồn “điện nền” đảm bảo an ninh năng lượng và ổn định kinh tế vĩ mô có thể vẫn sẽ là một lựa chọn chính trị của giới hoạch định chính sách tại Việt Nam.

Từ lý tưởng đến hiện thực!

Như vậy, đối diện với nhiều rào cản trong chặng đường hướng tới phát triển kinh tế xanh, Việt Nam nên có cách tiếp cận “thực tế” hơn. Theo đó, một số cam kết liên quan đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cũng như giảm dần tỷ trọng than trong nền kinh tế, cần được xem lại. Bởi lẽ, để đảm bảo mục tiêu quan trọng hơn là phát triển kinh tế, một số mục tiêu khí hậu cần tạm thời được gác lại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ từ bỏ các cam kết quốc tế về khí hậu, bởi xu thế phát triển kinh tế xanh là tất yếu và bắt buộc. Việc chỉ chú trọng đến phát triển đơn thuần, không mang tính bền vững và gây tổn hại môi trường sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với việc thích ứng với môi trường. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần “thận trọng” hơn trong quá trình chuyển đổi xanh. 

Cụ thể, việc xây dựng hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng và chuyển dịch năng lượng cần được thực hiện đồng bộ, chậm nhưng hiệu quả, không nóng vội. Đây là quá trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn từ cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Điều này là bởi Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa, còn phụ thuộc vào hỗ trợ quốc tế và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như nhân lực để thích ứng với lĩnh vực mới mẻ này.

Việc có cách tiếp cận thực tế và thận trọng là một điều cần thiết, bởi lẽ nếu không quản lý và thực thi chính sách một cách hiệu quả thì hai mục tiêu “xanh” và “kinh tế” có thể triệt tiêu lẫn nhau, buộc Việt Nam đánh đổi một trong hai. Điều này có thể gây ra nhiều bất bình nghiêm trọng trong xã hội, khi người dân trong nước, vốn trải qua nhiều khó khăn kinh tế từ sau đại dịch COVID-19, liên tục chứng kiến các cường quốc xả thải ồ ạt khí nhà kính và tàn phá môi trường để phát triển nền kinh tế của họ. Tâm lý “bất mãn” này có thể làm xói mòn lòng tin của người dân và gây ra nhiều bất ổn xã hội, đe dọa đến an ninh quốc gia.

Việt Nam trước “làn sóng xanh” toàn cầu

Tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 28 (COP28) ở Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE), các quốc gia đã đồng thuận “dịch chuyển khỏi nhiên liệu hóa thạch”. Kết quả lịch sử này cho thấy nhân tố môi trường có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Kể từ sau cảnh báo của giới khoa học đến Quốc hội Mỹ vào năm 1988 về mối đe dọa biến đổi khí hậu do tình trạng nóng lên toàn cầu, gây ra bởi “hiệu ứng nhà kính” (greenhouse effect), việc giảm phát thải “khí nhà kính” (greenhouse gas emissions) dần trở thành ngôn ngữ chung trong giới hoạch định chính sách.

Vào năm 1997, các bên tham gia Công ước khung Liên Hợp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) đã nhóm họp tại Kyoto (Nhật Bản) và đưa ra bản dự thảo về Nghị định thư Kyoto, có hiệu lực vào năm 2005, ràng buộc các nước công nghiệp phát triển hạn chế phát thải khí nhà kính. Tiếp nối Nghị định thư Kyoto, đến năm 2015, các quốc gia đã thông qua Thỏa thuận chung Paris, với mục tiêu giới hạn nhiệt độ trung bình toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, và quy định chặt chẽ hơn về nghĩa vụ báo cáo của các quốc gia trong quá trình giảm phát thải khí nhà kính. Để hiện thực hóa thành công các mục tiêu khí hậu này, các nước tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo, hướng đến thay thế và loại bỏ nhiên liệu hóa thạch.

Cho đến nay, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế đã đem lại nhiều kết quả khả quan. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong năm 2023, công suất điện tái tạo toàn cầu đã đạt 507 gigawatt (GW), tăng gần 50% so với năm 2022. Cũng theo dự báo của cơ quan này, công suất điện từ năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng trong 5 năm tới, với điện mặt trời và điện gió chiếm 96%, và các nguồn tái tạo sẽ sớm vượt than để trở thành nguồn cung năng lượng chủ yếu trước năm 2025. Theo tính toán của IEA, nếu thế giới tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng năng lượng tái tạo như hiện nay thì mục tiêu trung hòa carbon (net-zero) trên toàn cầu vào năm 2050 là có thể đạt được. Ngoài ra, nhu cầu cho nhiên liệu hóa thạch cũng như phát thải khí nhà kính được dự kiến sẽ đạt đỉnh trước năm 2030. Những chỉ dấu này cho thấy thế giới đang bước vào hồi kết của “kỷ nguyên năng lượng hoá thạch”.

Việt Nam, trong bối cảnh đó, không nằm ngoài xu hướng trên, bởi nước này là một trong số những quốc gia chịu thiệt hại đáng kể nhất bởi biến đổi khí hậu. Theo đó, Thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm kinh tế phía Nam) và đồng bằng Sông Cửu Long (vựa lúa xuất khẩu và là nơi đảm bảo an ninh lương thực) là những nơi dễ bị tổn thương trước tình trạng nước biển dâng caoxâm nhập mặn. Ngoài ra, với địa hình trải dài và có hơn 70% dân số sinh sống dọc theo đường bờ biển và hai vùng đồng bằng lớn (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), Việt Nam còn chịu nhiều thiệt hại nghiêm trọng từ các hiện tượng thời tiết cực đoan khác như bão, lũ lụt, hạn hán và sạt lở đất (vốn ngày càng thất thường và gia tăng về mức độ do biến đổi khí hậu). Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới (World Bank), những tác động của biến đổi khí hậu đã khiến Việt Nam gánh chịu tổn thất đến 3,2% GDP vào năm 2020, và con số này thậm chí có thể tăng lên 12-14,5% GDP cho đến năm 2050.

Trước làn sóng xanh toàn cầu, cùng những tác động xấu đến môi trường và đời sống người dân do biến đổi khí hậu, Việt Nam đã có hành động quyết liệt. Tại Hội nghị COP26 tổ chức ở Glasgow (Scotland, Vương quốc Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh sự cần thiết của việc đặt biến đổi khí hậu và quản lý môi trường làm trọng tâm của phát triển kinh tế. Theo đó, Việt Nam cam kết ngừng xây dựng các nhà máy nhiệt điện than (từ năm 2030) và chuyển đổi sang năng lượng sạch. Cụ thể, Việt Nam đặt mục tiêu tăng gấp đôi công suất phát điện từ gió và năng lượng mặt trời lên 31-38 gigawatt (GW) vào năm 2030, và đến năm 2050 sẽ đạt “phát thải ròng bằng 0”. 

Tiếp nối những cam kết được đưa ra tại COP26, trước thềm Hội nghị COP27 ở Ai Cập, Việt Nam đã nộp Báo cáo “Đóng góp do quốc gia tự quyết định” (NDC) cập nhật tới Ban thư ký Công ước với cam kết mạnh mẽ hơn so với năm 2020. Cụ thể, Việt Nam đã tăng mức đóng góp giảm phát thải không điều kiện (từ nội lực quốc gia) đến năm 2030 từ 9% lên 15,8%; và đóng góp có điều kiện (với sự hỗ trợ từ quốc tế) từ 27% lên 43,5%. Mới đây nhất, tại hội nghị COP28, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tái khẳng định quyết tâm của Việt Nam đối với mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (net-zero) vào năm 2050, và kêu gọi các nước phát triển hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu khí hậu. 

Việt Nam cũng tích cực hợp tác với các nước có “truyền thống” trong lĩnh vực kinh tế xanh như Đan Mạch, Hà LanĐức. Vào tháng 11/2023, Việt Nam và Đan Mạch đã thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh (Green Strategic Partnership), tạo khuôn khổ để các doanh nghiệp Đan Mạch tăng cường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, tăng trưởng xanh ở Việt Nam, với nhà máy 1 tỷ USD của công ty Lego tại Bình Dương như hình mẫu đầu tiên. Cùng thời điểm, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính; nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí tiếp tục đẩy mạnh khuôn khổ Đối tác chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, quản lý nước (thiết lập năm 2010) và hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu. Đầu năm nay, nhân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã bày tỏ mong muốn Đức hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn tài chính xanh (green finance) nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xanh. 

Ngoài ra, từ khoá “kinh tế xanh” hay những nội dung có liên quan cũng xuất hiện trong hầu hết các tuyên bố chung sau các cuộc gặp gỡ giữa lãnh đạo Việt Nam và các nước. Hợp tác trong các lĩnh vực như: chuyển đổi năng lượng công bằng, năng lượng tái tạo, phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu,... đều được đề cập trong các tuyên bố chung khi lãnh đạo các nước Mỹ, Trung Quốc, Indonesia đến Việt Nam. 

Với những động thái trên, Việt Nam mong muốn cho thế giới thấy nước này nghiêm túc với những cam kết đầy tham vọng về chống biến đổi khí hậu và phát triển bền vững. Tuy nhiên, việc thực hiện những cam kết khí hậu của Việt Nam không thể tách rời yêu cầu tăng trưởng kinh tế ở trong nước, với mục tiêu xuyên suốt kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (2021) là đưa đất nước trở thành nước phát triển, có thu nhập bình quân đầu người cao (18.000 USD) vào năm 2045. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đồng thời “mục tiêu kép” này, Việt Nam còn gặp nhiều thách thức, cả bên trong lẫn bên ngoài. Trong bối cảnh đó, Việt Nam nên có cách tiếp cận ra sao?

Những thách thức nội tại và ngoại tại

Trước hết, kinh tế xanh là lĩnh vực tương đối mới mẻ với Việt Nam, và nước này chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị và pháp lý. Cụ thể, một trong số những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi xanh thành công là việc phát triển thị trường carbon. Tuy nhiên, so với Singapore, quốc gia đã có hệ thống thuế carbon và cơ chế định giá carbon (carbon pricing) hoàn thiện, Việt Nam hiện vẫn chưa có thị trường carbon và đang trong giai đoạn xây dựng đề án thành lập. 

Việc chưa có khung pháp lý hoàn thiện để quản lý thị trường carbon gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Trong nước, vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang “loay hoay” vì chưa có “ngôn ngữ chung” quy định về tiêu chuẩn xanh và do đó chậm thích ứng. Trong khi đó, với doanh nghiệp nước ngoài, việc thiếu khung pháp lý hoàn thiện khiến họ khó tiếp cận thị trường carbon tiềm năng của Việt Nam, và do đó hạn chế đầu tư vào các dự án xanh của Việt Nam. Ngoài ra, việc thiếu những cơ chế, và quy định rõ ràng trong quản lý thị trường carbon còn tiềm ẩn nguy cơ doanh nghiệp thực hiện “tẩy xanh” (greenwashing - tuyên truyền sai lệch về tính thân thiện với môi trường của doanh nghiệp để hưởng ưu đãi), gây lãng phí nguồn lực và làm tổn hại môi trường.

Bên cạnh đó, khó khăn về vốn cũng là rào cản lớn đối với tiến trình chuyển đổi xanh của Việt Nam. Theo báo cáo năm 2022 của McKinsey, Việt Nam sẽ cần khoản đầu tư 30 tỷ USD hàng năm để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Tuy nhiên, theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), 58% các dự án năng lượng tái tạo hiện nay ở Việt Nam được đầu tư bởi nguồn vốn trong nước, và chỉ có 12% dự án được đầu tư hoàn toàn bởi vốn nước ngoài. Trong tương lai, khi nhu cầu năng lượng tái tạo bùng nổ, chỉ riêng nguồn vốn trong nước có thể sẽ không đủ để đáp ứng nhu cầu của lĩnh vực ngày càng tăng trưởng này; do đó, Việt Nam rất cần nguồn vốn từ bên ngoài.

Trong bối cảnh đó, việc thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) giữa Việt Nam và Nhóm Các đối tác Quốc tế (International Partners Group) (bao gồm EU, G7, Đan Mạch và Na Uy) vào tháng 12/2022 có thể được xem như một lời giải phù hợp cho bài toán về nguồn vốn. Theo đó, các đối tác cam kết huy động số tiền ban đầu 15,5 tỷ USD trong vòng 3 đến 5 năm tới để giải quyết nhu cầu chuyển đổi năng lượng công bằng của Việt Nam. Tuy nhiên, trước Việt Nam, đã có hai quốc gia thông qua JETP là Nam Phi và Indonesia, và thực tế tại đây cho thấy chương trình JETP được triển khai chậm chạp, và cũng chỉ đóng góp một phần nhỏ nhu cầu thực tế của các nước này trong việc thực hiện mục tiêu chuyển đổi xanh. 

Bên cạnh JETP, hoạt động đầu tư hỗ trợ chống biến đổi khí hậu giữa các nước phát triển và đang phát triển cũng diễn ra ảm đạm. Tại hội nghị COP25 ở Đan Mạch vào năm 2009, các nước phát triển đã cam kết hỗ trợ ít nhất 100 tỷ USD mỗi năm cho các nước đang phát triển đến năm 2020, để giúp các nước này giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên trong suốt thời gian đó, mục tiêu này đã không đạt được (năm 2021 chỉ đạt được 89,6 tỷ USD), và phải đến năm 2022 thì khoản hỗ trợ được cung cấp mới vượt qua mốc 100 tỷ USD. Thậm chí, con số 100 tỷ USD, nếu được cung cấp đầy đủ và đúng như cam kết, thì cũng chỉ là “muối bỏ bể” so với nhu cầu thực tế để các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu, vốn lên đến 2000 tỷ USD mỗi năm trước năm 2030. Sự hạn chế về hỗ trợ cũng như sự thiếu quyết tâm của các nước phát triển đến từ việc các nước này phải cân nhắc đến các ưu tiên kinh tế và chính trị trong nước, vốn quan trọng hơn các cam kết quốc tế, khi thực hiện những khoản đầu tư, cho vay, viện trợ dành cho các nước đang phát triển.

Ngoài ra, cơ sở hạ tầng lưới điện còn hạn chế cũng khiến Việt Nam khó tận dụng tối đa tiềm năng của điện sạch từ các nguồn tái tạo. Việt Nam có tiềm năng to lớn trong việc khai thác điện gió (nhất là điện gió ngoài khơi) và điện mặt trời. Cho đến nay, việc phát triển năng lượng tái tạo đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng, khi chỉ trong hai năm 2020 và 2021, lần lượt có 15 nhà máy điện mặt trời và 84 nhà máy điện gió đi vào hoạt động. Tuy nhiên, phần lớn năng lực sản xuất điện mặt trời và điện gió của Việt Nam tập trung ở miền Trung và miền Nam, và do đó, sự gia tăng nhanh chóng của các nhà máy điện tái tạo vượt quá khả năng đáp ứng của lưới điện khu vực này. Việc năng lực truyền tải điện còn hạn chế khiến nguồn điện dồi dào ở miền Nam không được truyền tải ra miền Bắc, và dẫn đến nghịch lý về sự mất cân đối: miền Nam thừa điện tái tạo nhưng miền Bắc thiếu điện. Tình trạng này nếu không được giải quyết sẽ gây lãng phí tiềm năng điện tái tạo to lớn của Việt Nam.

Tuy nhiên, việc nâng cấp lưới điện đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lên đến 33,4 tỷ USD, cũng như thời gian và sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ, ngành. Nhưng thực tế cho thấy, ở ngay cả những nước phát triển như Mỹ hay Anh, tình trạng tắc nghẽn lưới điện và các dự án điện tái tạo phải “nằm chờ” hòa lưới điện vẫn còn là thực trạng chung. So với các nước phát triển, Việt Nam, với sự hạn chế về nguồn vốn, kỹ thuật, cùng sự phối hợp chồng chéo, quan liêu, thiếu hiệu quả giữa các cơ quan chính quyền trong quản lý đầu tư các dự án chuyển đổi năng lượng, có khả năng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn nữa trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng lưới điện trong thời gian tới.

Cuối cùng, trở lực lớn nhất của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi xanh chính là sự phụ thuộc của nước này vào nguồn nguyên liệu than đá trong phát triển kinh tế. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc, với đóng góp to lớn đến từ lĩnh vực công nghiệp sản xuất định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, công nghiệp cũng là ngành “ngốn” nhiều năng lượng nhất, chiếm hơn 47% tổng tiêu thụ năng lượng quốc gia (năm 2022). Việc duy trì tăng trưởng công nghiệp sản xuất để phát triển kinh tế đồng nghĩa với việc nhu cầu năng lượng sẽ tăng đáng kể trong nhiều năm tới. Theo ước tính của Bộ Công thương, giai đoạn 2021-2030, nhu cầu điện sẽ tăng khoảng 8-8,5% mỗi năm.

Để đáp ứng “cơn khát” năng lượng này của ngành công nghiệp, nhiệt điện than vẫn được xem là một giải pháp khó bị thay thế. Điều này đến từ tính chất sẵn có và ổn định của than so với nhiên liệu tái tạo (vốn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết). Theo đó, tính đến tháng 2/2023, than đá vẫn chiếm đến 41,3% tỷ trọng nguồn cung nhiên liệu sản xuất điện ở Việt Nam, và 82% nhà máy điện than ở nước này có tuổi đời dưới 10 năm (và sẽ còn hoạt động thêm ít nhất 40 năm nữa nếu xét theo giới hạn tuổi đời kỹ thuật). Thực tế này đã khiến phát thải CO2 ở Việt Nam tăng hơn gấp đôi trong giai đoạn 2010-2020 (từ 47,46 triệu tấn vào năm 2010 lên đến 126,08 triệu tấn vào năm 2020) và trong trung và ngắn hạn sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Tuy nhiên, để đạt mục tiêu “net-zero” theo đúng cam kết, Việt Nam không chỉ phải dừng xây mới các nhà máy nhiệt điện than (gồm 11 nhà máy đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VIII), mà còn phải ngừng hoạt động trước thời hạn các nhà máy nhiệt điện than hiện tại. Việc gấp rút chuyển dịch năng lượng từ than đá sang các nguồn tái tạo có thể gây ra cú sốc về giá năng lượng (ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô), hoặc những sự cố kỹ thuật liên quan đến lưới điện truyền tải (ảnh hưởng đến an ninh năng lượng). Sau rốt, xét thấy nhu cầu than vẫn còn đáng kể, cũng như ngành than là sinh kế của hơn 100.000 lao động tại Việt Nam, việc tiếp tục xem than đá như nguồn “điện nền” đảm bảo an ninh năng lượng và ổn định kinh tế vĩ mô có thể vẫn sẽ là một lựa chọn chính trị của giới hoạch định chính sách tại Việt Nam.

Từ lý tưởng đến hiện thực!

Như vậy, đối diện với nhiều rào cản trong chặng đường hướng tới phát triển kinh tế xanh, Việt Nam nên có cách tiếp cận “thực tế” hơn. Theo đó, một số cam kết liên quan đến phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, cũng như giảm dần tỷ trọng than trong nền kinh tế, cần được xem lại. Bởi lẽ, để đảm bảo mục tiêu quan trọng hơn là phát triển kinh tế, một số mục tiêu khí hậu cần tạm thời được gác lại. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ từ bỏ các cam kết quốc tế về khí hậu, bởi xu thế phát triển kinh tế xanh là tất yếu và bắt buộc. Việc chỉ chú trọng đến phát triển đơn thuần, không mang tính bền vững và gây tổn hại môi trường sẽ gây thiệt hại lớn hơn nhiều so với việc thích ứng với môi trường. Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần “thận trọng” hơn trong quá trình chuyển đổi xanh. 

Cụ thể, việc xây dựng hành lang pháp lý, cơ sở hạ tầng và chuyển dịch năng lượng cần được thực hiện đồng bộ, chậm nhưng hiệu quả, không nóng vội. Đây là quá trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và sự kiên nhẫn từ cả chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Điều này là bởi Việt Nam vẫn là nước đang phát triển, đang trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa, còn phụ thuộc vào hỗ trợ quốc tế và chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như nhân lực để thích ứng với lĩnh vực mới mẻ này.

Việc có cách tiếp cận thực tế và thận trọng là một điều cần thiết, bởi lẽ nếu không quản lý và thực thi chính sách một cách hiệu quả thì hai mục tiêu “xanh” và “kinh tế” có thể triệt tiêu lẫn nhau, buộc Việt Nam đánh đổi một trong hai. Điều này có thể gây ra nhiều bất bình nghiêm trọng trong xã hội, khi người dân trong nước, vốn trải qua nhiều khó khăn kinh tế từ sau đại dịch COVID-19, liên tục chứng kiến các cường quốc xả thải ồ ạt khí nhà kính và tàn phá môi trường để phát triển nền kinh tế của họ. Tâm lý “bất mãn” này có thể làm xói mòn lòng tin của người dân và gây ra nhiều bất ổn xã hội, đe dọa đến an ninh quốc gia.

Từ khoá: chuyển đổi xanh kinh tế xanh biến đổi khí hậu phát thải ròng phát triển bền vững

BÀI LIÊN QUAN