Kinh tế   26/06/2024

Việt Nam tăng tốc xây dựng cáp quang biển

Trước việc các tuyến cáp quang biển thường xuyên vấp phải sự cố, chính phủ đang nỗ lực xây dựng các tuyến cáp quang mới để cải thiện tình hình dù còn nhiều thách thức.

Image
Tuyến cáp quang biển APG được các nhân viên kỹ thuật sửa chữa khi gặp sự cố vào năm 2023 - (C): Telecom HCM

Cáp quang biển là loại cáp viễn thông có lõi bằng sợi thủy tinh hoặc nhựa, truyền dẫn tín hiệu dưới dạng xung ánh sáng do một diode phát sáng (LED) hoặc laser truyền vào, sau đó cảm ứng quang ở đầu phát chuyển xung ánh sáng này ngược trở lại thành dữ liệu. Vì chỉ truyền tín hiệu ánh sáng, do đó cáp quang có tốc độ truyền tải rất nhanh, không bị nhiễu, khó bị can thiệp (như nghe trộm, đánh cắp tín hiệu), không cháy (do không có điện chạy qua như cáp đồng). Hơn nữa, độ suy giảm tín hiệu của cáp quang cực kỳ thấp và có dung lượng truyền tải cao. 

Với ưu điểm vượt trội như vậy, cáp quang biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại Internet ngày nay, chiếm đến 99% lưu lượng dữ liệu của toàn thế giới. 

Thực trạng cáp quang biển của Việt Nam 

Hiện nay, Việt Nam đang có năm tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế bao gồm AAG (châu Á - Mỹ); APG (châu Á - Thái Bình Dương); SMW-3 (Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu); IA (Liên Á) và AAE-1 (châu Á - châu Phi - châu Âu). Số lượng tuyến cáp quang biển này là rất khiêm tốn khi so với một số quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan (13 tuyến), Philippines (24 tuyến), Malaysia (25 tuyến), Singapore (39 tuyến) và Indonesia (59 tuyến). 

Trong khi đó, theo thống kê của trang DataReportal tính đến tháng 1/2024, có khoảng 78,44 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, đứng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia (185,3 triệu người) và Philippines (86,98 triệu người). Với số lượng lớn như vậy, hạ tầng cáp quang hiện tại của Việt Nam về lâu dài đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. 

Hơn nữa, theo báo cáo “Hạ tầng số quốc gia - Nền tảng cho phát triển Việt Nam hướng tới năm 2045” do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông công bố vào tháng 1/2024, băng thông quốc tế của Việt Nam hầu như không tăng trong giai đoạn từ năm 2019 đến thời điểm ra báo cáo, gây ra nguy cơ không đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng vào năm 2025. 

Tuy nhiên, thực trạng kể trên chỉ mới xét trong điều kiện cáp quang biển hoạt động bình thường, bởi có một thách thức khác còn quan trọng và thường xuyên xảy ra hơn là những sự cố đối với các tuyến cáp. Sự cố có thể xem là nghiêm trọng nhất diễn ra từ tháng 11/2022. Theo đó, vào ngày 24/11, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố ở hướng đi Hong Kong, sau đó sang tháng 12, đến lượt tuyến AAG mất kết nối với tất cả các hướng. Chưa dừng lại ở đó, ngày 21/1/2023, tuyến APG (có băng thông lớn nhất trong năm tuyến của Việt Nam) mất kết nối với hướng đi Malaysia và Singapore. Một tuần sau, tuyến cáp IA trở thành tuyến thứ tư gặp sự cố khi mất kết nối với hướng đi Singapore. Như vậy, tại thời điểm đó, chỉ còn mỗi tuyến SMW-3 (có tuổi thọ lớn nhất trong năm tuyến) là còn hoạt động bình thường.  

Còn trong thời điểm hiện nay, tình trạng không tốt của các tuyến cáp quang biển vẫn chưa cải thiện hơn là bao, với ba trong số năm tuyến cáp quang biển đang gặp sự cố. Cụ thể, tuyến IA gặp lỗi rò nguồn trên nhánh S1 đi Singapore vào ngày 13/6. Trong khi đó, sự cố với tuyến APG (từ ngày 10/3) và AAE-1 (từ ngày 23/5) vẫn chưa được khắc phục. Cả ba tuyến trên đều chưa rõ thời điểm nào có thể khắc phục xong và quay trở lại hoạt động bình thường. 

Theo thống kê từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, các tuyến cáp quang biển của Việt Nam gặp sự cố trung bình 10 lần mỗi năm. Đây là con số khá cao so với trung bình của thế giới, bởi công ty nghiên cứu thị trường TeleGeography cho biết rằng mỗi năm trên toàn cầu xảy ra khoảng 100 sự cố liên quan đến cáp biển. Như vậy, mặc dù số lượng cáp quang biển mà Việt Nam kết nối với thế giới không nhiều, nhưng số lần gặp sự cố lại chiếm tới 10% sự cố trên toàn cầu.  

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cáp quang biển dễ gặp sự cố là vì lớp vỏ bảo vệ của chúng không đủ khả năng chống chọi nếu bị mỏ neo của các tàu chở hàng với tải trọng chục nghìn tấn móc và rê đi. Theo thống kê của Uỷ ban Bảo vệ Cáp Quốc tế (International Cable Protection Committee), từ năm 1959 đến 2021, có gần 41% các vụ đứt cáp là từ hoạt động đánh bắt cá, 16% do mỏ neo của tàu thuỷ, và chỉ 0,1% do bị cá tấn công. Trong khi đó, phía Viettel cho rằng vùng biển Đông Nam Việt Nam vừa có mực nước nông, vừa là khu vực tàu bè hoạt động nhộn nhịp, neo đậu trái phép, vì thế càng tăng nguy cơ gặp sự cố đối với các tuyến cáp quang.  

Tuy nhiên, cáp quang lại không hề dễ khắc phục nếu gặp sự cố, vì toàn bộ năm tuyến cáp quang mà Việt Nam đang khai thác đều không phải do quốc gia Đông Nam Á này sở hữu, mà thông qua một liên minh gồm nhiều quốc gia và công ty viễn thông quản lý. Do đó, quá trình sửa chữa thường tốn nhiều thời gian, ít nhất từ một tháng trở lên. Từ thực trạng trên kết hợp với số lượng trung bình 10 sự cố mỗi năm, các nhà mạng ở Việt Nam thường chỉ có thể khai thác ba trên năm tuyến ở một thời điểm nhất định, khiến số lượng cung ứng vốn đã ít lại càng ít hơn.  

Như vậy, so với các quốc gia trong khu vực thì số lượng cáp quang biển của Việt Nam là tương đối khiêm tốn, trong khi số lượng người dùng lại lớn, gây áp lực lên các nhà mạng viễn thông trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân. Không chỉ thiếu về số lượng, quốc gia Đông Nam Á cũng yếu về chất lượng khi thường xuyên gặp phải sự cố, hệ quả là gần như không thể vận hành cùng lúc toàn bộ các tuyến cáp quang biển hiện có.

Vẫn còn nhiều thách thức phía trước

Để khắc phục những khó khăn nêu trên, Việt Nam đang xây dựng những tuyến cáp quang mới. Trong thời gian tới, có ba tuyến cáp sắp được đưa vào vận hành là ADC, SJC2 và ALC. Theo đó, ADC (Asia Direct Cable) là tuyến cáp biển dài khoảng 9.800km kết nối Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, tập đoàn Viettel là đơn vị đầu tư vào tuyến cáp quang này, sử dụng thành phố Quy Nhơn làm điểm cập bờ, dự kiến đưa vào hoạt động trong quý III năm nay. Đây sẽ là tuyến có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp 3 lần tuyến cáp APG. 

Tiếp theo, SJC2 (South East Asia - Japan 2 Cable System) có chiều dài 10.500km, kết nối Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cũng giống với ADC, thành phố Quy Nhơn là điểm cập bờ tại Việt Nam của SJC2, nhưng do tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) làm chủ đầu tư. Tuyến cáp này dự kiến đưa vào vận hành trong quý I/2025.       

Tuyến còn lại là ALC (Asia Link Cable), có chiều dài 7.200km, kết nối Singapore, Malaysia, Brunei, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc. Với dự án này, công ty cổ phần Viễn thông FPT là nhà thầu tại Việt Nam, chọn thành phố Đà Nẵng làm điểm cập bờ, và có kế hoạch đi vào hoạt động chính thức trong quý III/2025.  

Cùng với đó, vào tháng 4 vừa qua, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel đã ký kết biên bản ghi nhớ với tập đoàn Singapore Telecommunications Limited để hợp tác triển khai tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS). Theo thỏa thuận, trạm cập bờ tại Việt Nam và Singapore là trục chính của tuyến, đồng thời có thêm các nhánh nối Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Nếu thuận lợi, VTS sẽ được đưa vào vận hành trong quý II/2027.  

Ở góc độ vĩ mô, chính phủ Việt Nam cũng thể hiện tham vọng đẩy nhanh phát triển hệ thống cáp quang biển. Cụ thể, vào ngày 14/6/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức phê duyệt “Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Theo Chiến lược, Việt Nam sẽ triển khai thêm tối thiểu 10 tuyến cáp quang biển mới cho đến năm 2030, nghĩa là nâng tổng số lên tối thiểu 15 tuyến (vì hiện nay đang có năm tuyến). Trong số đó, chính phủ đặt mục tiêu đưa vào hoạt động tối thiểu hai tuyến cáp quang do chính do Việt Nam làm chủ, kết nối trực tiếp tới các trung tâm kỹ thuật số của khu vực. Ngoài ra, theo Chiến lược, Việt Nam phấn đấu đến năm 2035 sẽ đưa hệ thống cáp quang biển nằm trong nhóm dẫn đầu của khu vực về cả số lượng, dung lượng và chất lượng. 

Tuy nhiên, mục tiêu mà Chiến lược trên đưa ra là một thách thức khi xét đến tình hình phát triển cáp quang biển hiện tại của Việt Nam. Nếu ADC, SJC2 và ALC hoàn thành đúng tiến độ dự kiến, Việt Nam sẽ có tổng cộng tám tuyến cáp hoạt động khi hết năm 2025 (trong trường hợp tuyến SMW-3 vẫn chưa “về hưu”). Như vậy, trong giai đoạn 2025-2030, Việt Nam sẽ phải tăng tốc làm thêm bảy tuyến nữa để đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có tuyến VTS được lên kế hoạch để xây dựng trong khoảng thời gian này. Trong quá khứ, Việt Nam đã từng mất đến 19 năm (1999-2017) để đưa vào vận hành năm tuyến đang hoạt động hiện nay. 

Cùng với đó, mục tiêu nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực về cáp quang biển khi đến năm 2035 cũng không dễ dàng, vì nếu có khoảng 15 tuyến cáp quang biển ở thời điểm đó, Việt Nam cũng chỉ nhiều hơn Thái Lan ở thời điểm hiện nay, và vẫn ít hơn Philippines, Malaysia, Singapore, và Indonesia.         

Ngoài ra, cạnh tranh Mỹ - Trung cũng có thể khiến quá trình tăng tốc xây dựng thêm các tuyến cáp quang biển của Việt Nam bị ảnh hưởng. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã ban hành chương trình Clean Network, nhằm ngăn chặn các dự án cáp ngầm dưới biển của Mỹ sử dụng công nghệ Trung Quốc. Nỗ lực của Washington là nhằm kiềm chế Bắc Kinh trở thành quốc gia thống trị trong lĩnh vực cáp ngầm. Sau đó, Mỹ cũng ngăn chặn bốn dự án cáp quang xuyên Thái Bình Dương do các tập đoàn Google, Amazon, Apple, Meta và Microsoft làm chủ đầu tư. Các dự án kể trên đều có điểm cập bờ tại Hong Kong, khiến chính phủ Mỹ lo ngại có thể bị Trung Quốc đánh cắp dữ liệu và làm lộ bí mật quốc gia. 

Từ sự “định hướng” của chính phủ, các tập đoàn của Mỹ bắt đầu tìm cách tránh Trung Quốc, và cũng tránh luôn tuyến đường qua Biển Đông (nghĩa là Việt Nam cũng bị ảnh hưởng). Chẳng hạn, Meta cùng Google đang xây dựng các tuyến cáp Apricot (kết nối Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Guam, Indonesia, Singapore), Echo (kết nối Mỹ, Palau, Guam, Indonesia, và Singapore); Meta cùng tập đoàn viễn thông và vận tải Keppel (có trụ sở tại Singapore) xây dựng tuyến Bifrost (kết nối Mỹ, Mexico, Guam, Philippines, Indonesia, và Singapore).    

Để đáp trả các nỗ lực kiềm chế của Mỹ, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách kéo dài quá trình cấp phép cho dự án SJC2. Việt Nam cũng là nạn nhân của sự chậm trễ trên, bởi như đã đề cập, quốc gia này là một phần của dự án SJC2. Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang lập kế hoạch phát triển tuyến cáp biển mới có tên EMA để kết nối châu Á với Trung Đông và châu Âu. Dự án này sẽ xuất phát từ Hong Kong, tiến xuống đảo Hải Nam (Trung Quốc), kết nối đến Singapore, Pakistan, Saudi Arabia, Ai Cập và Pháp. 

Trước những thách thức trên, chính phủ Việt Nam cần dồn hết toàn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công, cũng như sớm lên kế hoạch và khởi công những tuyến cáp quang mới để kịp mục tiêu đề ra đến năm 2030. Cùng với đó, Việt Nam cần ưu tiên hơn vào việc phát triển các tuyến cáp ngắn, kết nối trực tiếp đến những quốc gia lân cận kiểu như VTS (thay vì tham gia vào những liên minh cáp quang quy mô lớn như năm tuyến đang hoạt động). 

Những tuyến cáp ngắn như vậy có thể giúp Việt Nam linh hoạt hơn trong quá trình vận hành và cũng chủ động hơn trong việc sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, việc đẩy mạnh xây dựng các tuyến cáp ngắn với những quốc gia láng giềng cũng là cách để Hà Nội mở ra cơ hội hợp tác, tiến tới trao đổi chia sẻ kinh nghiệm vận hành và sửa chữa.  

Tóm lại, Việt Nam đang có tham vọng vươn mình trong lĩnh vực cáp quang biển, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu khu vực, đủ sức đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, cạnh tranh Mỹ - Trung khiến các tập đoàn công nghệ của Mỹ tìm cách né tránh đi qua Biển Đông, trong khi Trung Quốc ngày càng có nhiều quyền lực hơn tại khu vực này. 

Thực trạng trên khiến các mục tiêu mà Việt Nam đề ra vào năm 2030 và 2035 gặp nhiều thách thức, đòi hỏi chính phủ nước này phải dốc toàn lực để khắc phục, đồng thời ưu tiên phát triển các tuyến cáp quang kết nối trực tiếp đến những quốc gia lân cận nhằm tăng tính linh hoạt và chủ động.

Cáp quang biển là loại cáp viễn thông có lõi bằng sợi thủy tinh hoặc nhựa, truyền dẫn tín hiệu dưới dạng xung ánh sáng do một diode phát sáng (LED) hoặc laser truyền vào, sau đó cảm ứng quang ở đầu phát chuyển xung ánh sáng này ngược trở lại thành dữ liệu. Vì chỉ truyền tín hiệu ánh sáng, do đó cáp quang có tốc độ truyền tải rất nhanh, không bị nhiễu, khó bị can thiệp (như nghe trộm, đánh cắp tín hiệu), không cháy (do không có điện chạy qua như cáp đồng). Hơn nữa, độ suy giảm tín hiệu của cáp quang cực kỳ thấp và có dung lượng truyền tải cao. 

Với ưu điểm vượt trội như vậy, cáp quang biển đóng vai trò vô cùng quan trọng trong thời đại Internet ngày nay, chiếm đến 99% lưu lượng dữ liệu của toàn thế giới. 

Thực trạng cáp quang biển của Việt Nam 

Hiện nay, Việt Nam đang có năm tuyến cáp quang biển kết nối đi quốc tế bao gồm AAG (châu Á - Mỹ); APG (châu Á - Thái Bình Dương); SMW-3 (Đông Nam Á - Trung Đông - Tây Âu); IA (Liên Á) và AAE-1 (châu Á - châu Phi - châu Âu). Số lượng tuyến cáp quang biển này là rất khiêm tốn khi so với một số quốc gia Đông Nam Á khác như Thái Lan (13 tuyến), Philippines (24 tuyến), Malaysia (25 tuyến), Singapore (39 tuyến) và Indonesia (59 tuyến). 

Trong khi đó, theo thống kê của trang DataReportal tính đến tháng 1/2024, có khoảng 78,44 triệu người Việt Nam sử dụng Internet, đứng thứ ba ở Đông Nam Á sau Indonesia (185,3 triệu người) và Philippines (86,98 triệu người). Với số lượng lớn như vậy, hạ tầng cáp quang hiện tại của Việt Nam về lâu dài đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước. 

Hơn nữa, theo báo cáo “Hạ tầng số quốc gia - Nền tảng cho phát triển Việt Nam hướng tới năm 2045” do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông công bố vào tháng 1/2024, băng thông quốc tế của Việt Nam hầu như không tăng trong giai đoạn từ năm 2019 đến thời điểm ra báo cáo, gây ra nguy cơ không đủ đáp ứng nhu cầu của người dùng vào năm 2025. 

Tuy nhiên, thực trạng kể trên chỉ mới xét trong điều kiện cáp quang biển hoạt động bình thường, bởi có một thách thức khác còn quan trọng và thường xuyên xảy ra hơn là những sự cố đối với các tuyến cáp. Sự cố có thể xem là nghiêm trọng nhất diễn ra từ tháng 11/2022. Theo đó, vào ngày 24/11, tuyến cáp AAE-1 gặp sự cố ở hướng đi Hong Kong, sau đó sang tháng 12, đến lượt tuyến AAG mất kết nối với tất cả các hướng. Chưa dừng lại ở đó, ngày 21/1/2023, tuyến APG (có băng thông lớn nhất trong năm tuyến của Việt Nam) mất kết nối với hướng đi Malaysia và Singapore. Một tuần sau, tuyến cáp IA trở thành tuyến thứ tư gặp sự cố khi mất kết nối với hướng đi Singapore. Như vậy, tại thời điểm đó, chỉ còn mỗi tuyến SMW-3 (có tuổi thọ lớn nhất trong năm tuyến) là còn hoạt động bình thường.  

Còn trong thời điểm hiện nay, tình trạng không tốt của các tuyến cáp quang biển vẫn chưa cải thiện hơn là bao, với ba trong số năm tuyến cáp quang biển đang gặp sự cố. Cụ thể, tuyến IA gặp lỗi rò nguồn trên nhánh S1 đi Singapore vào ngày 13/6. Trong khi đó, sự cố với tuyến APG (từ ngày 10/3) và AAE-1 (từ ngày 23/5) vẫn chưa được khắc phục. Cả ba tuyến trên đều chưa rõ thời điểm nào có thể khắc phục xong và quay trở lại hoạt động bình thường. 

Theo thống kê từ Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel, các tuyến cáp quang biển của Việt Nam gặp sự cố trung bình 10 lần mỗi năm. Đây là con số khá cao so với trung bình của thế giới, bởi công ty nghiên cứu thị trường TeleGeography cho biết rằng mỗi năm trên toàn cầu xảy ra khoảng 100 sự cố liên quan đến cáp biển. Như vậy, mặc dù số lượng cáp quang biển mà Việt Nam kết nối với thế giới không nhiều, nhưng số lần gặp sự cố lại chiếm tới 10% sự cố trên toàn cầu.  

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cáp quang biển dễ gặp sự cố là vì lớp vỏ bảo vệ của chúng không đủ khả năng chống chọi nếu bị mỏ neo của các tàu chở hàng với tải trọng chục nghìn tấn móc và rê đi. Theo thống kê của Uỷ ban Bảo vệ Cáp Quốc tế (International Cable Protection Committee), từ năm 1959 đến 2021, có gần 41% các vụ đứt cáp là từ hoạt động đánh bắt cá, 16% do mỏ neo của tàu thuỷ, và chỉ 0,1% do bị cá tấn công. Trong khi đó, phía Viettel cho rằng vùng biển Đông Nam Việt Nam vừa có mực nước nông, vừa là khu vực tàu bè hoạt động nhộn nhịp, neo đậu trái phép, vì thế càng tăng nguy cơ gặp sự cố đối với các tuyến cáp quang.  

Tuy nhiên, cáp quang lại không hề dễ khắc phục nếu gặp sự cố, vì toàn bộ năm tuyến cáp quang mà Việt Nam đang khai thác đều không phải do quốc gia Đông Nam Á này sở hữu, mà thông qua một liên minh gồm nhiều quốc gia và công ty viễn thông quản lý. Do đó, quá trình sửa chữa thường tốn nhiều thời gian, ít nhất từ một tháng trở lên. Từ thực trạng trên kết hợp với số lượng trung bình 10 sự cố mỗi năm, các nhà mạng ở Việt Nam thường chỉ có thể khai thác ba trên năm tuyến ở một thời điểm nhất định, khiến số lượng cung ứng vốn đã ít lại càng ít hơn.  

Như vậy, so với các quốc gia trong khu vực thì số lượng cáp quang biển của Việt Nam là tương đối khiêm tốn, trong khi số lượng người dùng lại lớn, gây áp lực lên các nhà mạng viễn thông trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân. Không chỉ thiếu về số lượng, quốc gia Đông Nam Á cũng yếu về chất lượng khi thường xuyên gặp phải sự cố, hệ quả là gần như không thể vận hành cùng lúc toàn bộ các tuyến cáp quang biển hiện có.

Vẫn còn nhiều thách thức phía trước

Để khắc phục những khó khăn nêu trên, Việt Nam đang xây dựng những tuyến cáp quang mới. Trong thời gian tới, có ba tuyến cáp sắp được đưa vào vận hành là ADC, SJC2 và ALC. Theo đó, ADC (Asia Direct Cable) là tuyến cáp biển dài khoảng 9.800km kết nối Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Tại Việt Nam, tập đoàn Viettel là đơn vị đầu tư vào tuyến cáp quang này, sử dụng thành phố Quy Nhơn làm điểm cập bờ, dự kiến đưa vào hoạt động trong quý III năm nay. Đây sẽ là tuyến có dung lượng băng thông lớn nhất Việt Nam, gấp 3 lần tuyến cáp APG. 

Tiếp theo, SJC2 (South East Asia - Japan 2 Cable System) có chiều dài 10.500km, kết nối Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Cũng giống với ADC, thành phố Quy Nhơn là điểm cập bờ tại Việt Nam của SJC2, nhưng do tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) làm chủ đầu tư. Tuyến cáp này dự kiến đưa vào vận hành trong quý I/2025.       

Tuyến còn lại là ALC (Asia Link Cable), có chiều dài 7.200km, kết nối Singapore, Malaysia, Brunei, Philippines, Việt Nam và Trung Quốc. Với dự án này, công ty cổ phần Viễn thông FPT là nhà thầu tại Việt Nam, chọn thành phố Đà Nẵng làm điểm cập bờ, và có kế hoạch đi vào hoạt động chính thức trong quý III/2025.  

Cùng với đó, vào tháng 4 vừa qua, Tổng Công ty Giải pháp Doanh nghiệp Viettel đã ký kết biên bản ghi nhớ với tập đoàn Singapore Telecommunications Limited để hợp tác triển khai tuyến cáp quang biển Vietnam - Singapore Cable System (VTS). Theo thỏa thuận, trạm cập bờ tại Việt Nam và Singapore là trục chính của tuyến, đồng thời có thêm các nhánh nối Campuchia, Thái Lan và Malaysia. Nếu thuận lợi, VTS sẽ được đưa vào vận hành trong quý II/2027.  

Ở góc độ vĩ mô, chính phủ Việt Nam cũng thể hiện tham vọng đẩy nhanh phát triển hệ thống cáp quang biển. Cụ thể, vào ngày 14/6/2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chính thức phê duyệt “Chiến lược phát triển hệ thống cáp quang quốc tế của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035”. Theo Chiến lược, Việt Nam sẽ triển khai thêm tối thiểu 10 tuyến cáp quang biển mới cho đến năm 2030, nghĩa là nâng tổng số lên tối thiểu 15 tuyến (vì hiện nay đang có năm tuyến). Trong số đó, chính phủ đặt mục tiêu đưa vào hoạt động tối thiểu hai tuyến cáp quang do chính do Việt Nam làm chủ, kết nối trực tiếp tới các trung tâm kỹ thuật số của khu vực. Ngoài ra, theo Chiến lược, Việt Nam phấn đấu đến năm 2035 sẽ đưa hệ thống cáp quang biển nằm trong nhóm dẫn đầu của khu vực về cả số lượng, dung lượng và chất lượng. 

Tuy nhiên, mục tiêu mà Chiến lược trên đưa ra là một thách thức khi xét đến tình hình phát triển cáp quang biển hiện tại của Việt Nam. Nếu ADC, SJC2 và ALC hoàn thành đúng tiến độ dự kiến, Việt Nam sẽ có tổng cộng tám tuyến cáp hoạt động khi hết năm 2025 (trong trường hợp tuyến SMW-3 vẫn chưa “về hưu”). Như vậy, trong giai đoạn 2025-2030, Việt Nam sẽ phải tăng tốc làm thêm bảy tuyến nữa để đạt mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có tuyến VTS được lên kế hoạch để xây dựng trong khoảng thời gian này. Trong quá khứ, Việt Nam đã từng mất đến 19 năm (1999-2017) để đưa vào vận hành năm tuyến đang hoạt động hiện nay. 

Cùng với đó, mục tiêu nằm trong nhóm dẫn đầu khu vực về cáp quang biển khi đến năm 2035 cũng không dễ dàng, vì nếu có khoảng 15 tuyến cáp quang biển ở thời điểm đó, Việt Nam cũng chỉ nhiều hơn Thái Lan ở thời điểm hiện nay, và vẫn ít hơn Philippines, Malaysia, Singapore, và Indonesia.         

Ngoài ra, cạnh tranh Mỹ - Trung cũng có thể khiến quá trình tăng tốc xây dựng thêm các tuyến cáp quang biển của Việt Nam bị ảnh hưởng. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã ban hành chương trình Clean Network, nhằm ngăn chặn các dự án cáp ngầm dưới biển của Mỹ sử dụng công nghệ Trung Quốc. Nỗ lực của Washington là nhằm kiềm chế Bắc Kinh trở thành quốc gia thống trị trong lĩnh vực cáp ngầm. Sau đó, Mỹ cũng ngăn chặn bốn dự án cáp quang xuyên Thái Bình Dương do các tập đoàn Google, Amazon, Apple, Meta và Microsoft làm chủ đầu tư. Các dự án kể trên đều có điểm cập bờ tại Hong Kong, khiến chính phủ Mỹ lo ngại có thể bị Trung Quốc đánh cắp dữ liệu và làm lộ bí mật quốc gia. 

Từ sự “định hướng” của chính phủ, các tập đoàn của Mỹ bắt đầu tìm cách tránh Trung Quốc, và cũng tránh luôn tuyến đường qua Biển Đông (nghĩa là Việt Nam cũng bị ảnh hưởng). Chẳng hạn, Meta cùng Google đang xây dựng các tuyến cáp Apricot (kết nối Nhật Bản, Đài Loan, Philippines, Guam, Indonesia, Singapore), Echo (kết nối Mỹ, Palau, Guam, Indonesia, và Singapore); Meta cùng tập đoàn viễn thông và vận tải Keppel (có trụ sở tại Singapore) xây dựng tuyến Bifrost (kết nối Mỹ, Mexico, Guam, Philippines, Indonesia, và Singapore).    

Để đáp trả các nỗ lực kiềm chế của Mỹ, Trung Quốc đã trả đũa bằng cách kéo dài quá trình cấp phép cho dự án SJC2. Việt Nam cũng là nạn nhân của sự chậm trễ trên, bởi như đã đề cập, quốc gia này là một phần của dự án SJC2. Bên cạnh đó, Bắc Kinh đang lập kế hoạch phát triển tuyến cáp biển mới có tên EMA để kết nối châu Á với Trung Đông và châu Âu. Dự án này sẽ xuất phát từ Hong Kong, tiến xuống đảo Hải Nam (Trung Quốc), kết nối đến Singapore, Pakistan, Saudi Arabia, Ai Cập và Pháp. 

Trước những thách thức trên, chính phủ Việt Nam cần dồn hết toàn lực đẩy nhanh tiến độ các dự án đang thi công, cũng như sớm lên kế hoạch và khởi công những tuyến cáp quang mới để kịp mục tiêu đề ra đến năm 2030. Cùng với đó, Việt Nam cần ưu tiên hơn vào việc phát triển các tuyến cáp ngắn, kết nối trực tiếp đến những quốc gia lân cận kiểu như VTS (thay vì tham gia vào những liên minh cáp quang quy mô lớn như năm tuyến đang hoạt động). 

Những tuyến cáp ngắn như vậy có thể giúp Việt Nam linh hoạt hơn trong quá trình vận hành và cũng chủ động hơn trong việc sửa chữa khi có sự cố xảy ra. Ngoài ra, việc đẩy mạnh xây dựng các tuyến cáp ngắn với những quốc gia láng giềng cũng là cách để Hà Nội mở ra cơ hội hợp tác, tiến tới trao đổi chia sẻ kinh nghiệm vận hành và sửa chữa.  

Tóm lại, Việt Nam đang có tham vọng vươn mình trong lĩnh vực cáp quang biển, trở thành một trong những quốc gia hàng đầu khu vực, đủ sức đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân. Tuy nhiên, cạnh tranh Mỹ - Trung khiến các tập đoàn công nghệ của Mỹ tìm cách né tránh đi qua Biển Đông, trong khi Trung Quốc ngày càng có nhiều quyền lực hơn tại khu vực này. 

Thực trạng trên khiến các mục tiêu mà Việt Nam đề ra vào năm 2030 và 2035 gặp nhiều thách thức, đòi hỏi chính phủ nước này phải dốc toàn lực để khắc phục, đồng thời ưu tiên phát triển các tuyến cáp quang kết nối trực tiếp đến những quốc gia lân cận nhằm tăng tính linh hoạt và chủ động.

Từ khoá: cáp quang biển Việt Nam kinh tế Việt Nam

BÀI LIÊN QUAN