An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 (Phần 3)
Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào sáu chủ đề trọng điểm: chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Thông qua loạt bài này, chúng tôi kỳ vọng góp phần thúc đẩy các cuộc thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi cơ hội và thách thức đan xen, đồng thời các tương tác quyền lực làm gia tăng tính bất ổn và sự không chắc chắn. Mời quý độc giả cùng đón đọc bài viết thứ ba: "Eo biển Đài Loan: Khu vực “thử nghiệm quyền lực”".


Bước sang năm 2025, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục chứng kiến những bất ổn an ninh kéo dài. Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine chưa có hồi kết đã bước sang năm thứ ba, trong khi Myanmar vẫn chìm trong bạo lực triền miên gần bốn năm kể từ cuộc đảo chính quân sự. Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan đối mặt với nguy cơ xung đột vũ trang. Cùng lúc đó, các diễn biến trên Biển Đông và sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của BRICS – khối đa phương lớn nhất toàn cầu – cũng là những chuyển động địa chính trị đáng chú ý tại khu vực.
Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào 6 chủ điểm chính: Chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Với việc trình bày súc tích và bàn luận trực tiếp các khía cạnh chủ yếu của vấn đề, các tác giả không chỉ cung cấp bức tranh khái quát về tình hình các “điểm nóng” trong năm 2024 mà còn đưa ra những dự báo cho năm 2025.
Với chuỗi bài này, chúng tôi mong muốn thúc đẩy các thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi các cơ hội và thách thức đan xen, và cũng là nơi mà các tương tác quyền lực khiến tính bất ổn và sự không chắc chắn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Bài viết thứ ba: Eo biển Đài Loan: Khu vực “thử nghiệm quyền lực”
Là một khu vực “nhạy cảm chiến lược” ở châu Á - Thái Bình Dương, eo biển Đài Loan vừa là tuyến đường hàng hải quan trọng, vừa là tâm điểm của những xung đột địa chính trị giữa các cường quốc. Đối với Trung Quốc, đây là một thách thức về mặt đối ngoại và quân sự trong hành trình hiện thực hóa tham vọng “thống nhất đất nước” (unification). Trong thông điệp năm mới 2025, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố “không ai có thể ngăn chặn” (no one can stop) Đài Loan thống nhất với đại lục. Ngược lại, Mỹ và các đồng minh coi eo biển là tuyến phòng ngự quan trọng nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài ra, Đài Loan còn là trung tâm sản xuất chip bán dẫn hàng đầu và giữ vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc an ninh eo biển bị đe dọa sẽ khiến hoạt động thương mại qua khu vực bị cản trở.
Nguy cơ xung đột tại eo biển luôn hiện hữu, khi Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn và điều động máy bay xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Các hoạt động này được coi là một phần trong chiến lược gây áp lực và phô diễn sức mạnh quân sự của Bắc Kinh đối với Đài Bắc mà không dẫn tới xung đột trực tiếp. Qua các hành động này, Bắc Kinh cũng gửi thông điệp đến các quốc gia khác về lập trường kiên định của cường quốc này trong vấn đề Đài Loan.
Tại eo biển, Mỹ và các đồng minh tăng cường hiện diện quân sự thông qua các hoạt động tự do hàng hải, thường xuyên điều động tàu chiến và tiến hành các chuyến bay tuần tra qua eo biển nhằm bác bỏ các hành động bá quyền của Trung Quốc và gián tiếp thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan. Các chuyến thăm Đài Loan của các chính trị gia Mỹ và phương Tây khiến Bắc Kinh “khó chịu” và đáp trả với các tuyên bố cứng rắn. Lãnh đạo Trung Quốc coi việc can dự với Đài Loan tương đương với sự can thiệp vào công việc nội bộ và vi phạm chủ quyền của nước này.
Với các yếu tố địa chính trị phức tạp, sự cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc và những diễn biến trong chính sách của các bên liên quan, tình hình an ninh tại eo biển Đài Loan trong thời gian tới có thể chịu tác động bởi diễn biến trong quan hệ Mỹ - Trung, chính sách của Đài Loan, sự tham gia của các quốc gia trong khu vực, cùng các yếu tố mới.
Trước hết, Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai nhân tố then chốt định hình cục diện an ninh tại eo biển. Khi căng thẳng giữa hai cường quốc này leo thang trên nhiều phương diện, từ thương mại, công nghệ đến quân sự, eo biển Đài Loan trở thành một khu vực thử nghiệm quyền lực. Mỹ tăng cường hỗ trợ Đài Loan thông qua cung cấp vũ khí, thực hiện các chuyến thăm cấp cao và tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Đáp lại, Trung Quốc không ngừng thực hiện các cuộc tập trận quân sự xung quanh Đài Loan, đồng thời đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ về việc thống nhất lãnh thổ.
Tuy nhiên, “trạng thái” hiện tại của Mỹ và Trung Quốc có những thay đổi đáng kể. Trung Quốc đang đương đầu với “tình trạng thừa mứa” trong nền kinh tế, sự già hóa dân số và các làn sóng tấn công “trả thù xã hội”. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh có khả năng sẽ gia tăng áp lực với Đài Loan nhằm chuyển hướng sự chú ý nội bộ ra bên ngoài. Cụ thể, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành động quyết liệt và cứng rắn hơn để duy trì tình trạng căng thẳng nhưng vẫn tránh đối đầu quân sự trực tiếp. Trong khi đó, việc ông Donald Trump “trở lại” với tầm nhìn “Nước Mỹ trên hết” đã dẫn tới sự thiếu nhất quán trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, nhất là trước khả năng Trung Quốc tấn công hòn đảo. Đài Bắc có thể sẽ phải chi trả nhiều hơn để sở hữu vũ khí từ Mỹ. Tuy vậy, Washington sẽ không đưa ra một cam kết rõ ràng về việc bảo vệ Đài Loan.
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới cục diện an ninh eo biển là chính sách của Đài Loan. Đài Loan luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của một chính sách phòng thủ vững mạnh, nhằm đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sự “mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) của Mỹ buộc Đài Loan phải nỗ lực tăng cường khả năng phòng vệ, tích cực mở rộng quan hệ với các cường quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia, thay vì “bỏ hết trứng vào một giỏ” hay “trông chờ” Mỹ bảo vệ. Ngoài việc tăng cường chi tiêu quốc phòng và đầu tư vào các hệ thống vũ khí phòng thủ tiên tiến, Đài Loan cũng cần thúc đẩy các chiến lược “chiến tranh phi đối xứng” (asymmetric warfare) để hạn chế ưu thế quân sự của Trung Quốc.
Vai trò của các bên trung lập cũng ảnh hưởng tới tình hình an ninh eo biển. Các quốc gia như Nhật Bản, Australia, và các quốc gia khác trong khu vực cũng đang tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ nhằm ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines, đều quan tâm đến an ninh hàng hải và ổn định khu vực, vì eo biển Đài Loan là một trong những tuyến đường biển quan trọng. Tình hình an ninh tại đây phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các quốc gia và tình trạng cân bằng quyền lực giữa các cường quốc, vì dù mỗi quốc gia có các mục tiêu chiến lược riêng nhưng chia sẻ lợi ích của việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Tình trạng bất ổn dưới ngưỡng chiến tranh tại eo biển vẫn sẽ được duy trì trong thời gian tới. Trung Quốc tiếp tục duy trì trạng thái căng thẳng có kiểm soát bằng cách gia tăng các hoạt động quân sự nhưng không dẫn đến xung đột trực tiếp, tăng cường sử dụng “các chiến thuật vùng xám” (gray zone tactics) và phổ biến thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, an ninh tại eo biển có thể bị tác động bởi một số yếu tố mới, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ quân sự (như áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trong các hoạt động giám sát và phòng thủ, nâng cao khả năng tác chiến điện tử và không gian mạng), thay đổi trong cấu trúc liên minh khu vực với việc hình thành các quan hệ đối tác an ninh mới giữa các quốc gia, biến động kinh tế toàn cầu và các thách thức an ninh phi truyền thống (dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…).
Tóm lại, tình hình an ninh tại eo biển Đài Loan dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với các thách thức đa chiều về quân sự, ngoại giao và kinh tế. Mặc dù khả năng xung đột trên quy mô lớn vẫn ở mức thấp, nhưng việc duy trì ổn định khu vực đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và cả cộng đồng quốc tế.
Mời quý vị tiếp tục đón đọc bài viết tiếp theo trong chuỗi bài "An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025" vào ngày mai 16/1/2025 với tựa đề: "Tổng tuyển cử ở Myanmar: mong manh và hình thức".

Bước sang năm 2025, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục chứng kiến những bất ổn an ninh kéo dài. Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine chưa có hồi kết đã bước sang năm thứ ba, trong khi Myanmar vẫn chìm trong bạo lực triền miên gần bốn năm kể từ cuộc đảo chính quân sự. Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan đối mặt với nguy cơ xung đột vũ trang. Cùng lúc đó, các diễn biến trên Biển Đông và sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của BRICS – khối đa phương lớn nhất toàn cầu – cũng là những chuyển động địa chính trị đáng chú ý tại khu vực.
Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào 6 chủ điểm chính: Chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Với việc trình bày súc tích và bàn luận trực tiếp các khía cạnh chủ yếu của vấn đề, các tác giả không chỉ cung cấp bức tranh khái quát về tình hình các “điểm nóng” trong năm 2024 mà còn đưa ra những dự báo cho năm 2025.
Với chuỗi bài này, chúng tôi mong muốn thúc đẩy các thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi các cơ hội và thách thức đan xen, và cũng là nơi mà các tương tác quyền lực khiến tính bất ổn và sự không chắc chắn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Bài viết thứ ba: Eo biển Đài Loan: Khu vực “thử nghiệm quyền lực”
Là một khu vực “nhạy cảm chiến lược” ở châu Á - Thái Bình Dương, eo biển Đài Loan vừa là tuyến đường hàng hải quan trọng, vừa là tâm điểm của những xung đột địa chính trị giữa các cường quốc. Đối với Trung Quốc, đây là một thách thức về mặt đối ngoại và quân sự trong hành trình hiện thực hóa tham vọng “thống nhất đất nước” (unification). Trong thông điệp năm mới 2025, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố “không ai có thể ngăn chặn” (no one can stop) Đài Loan thống nhất với đại lục. Ngược lại, Mỹ và các đồng minh coi eo biển là tuyến phòng ngự quan trọng nhằm kiềm chế sự bành trướng của Trung Quốc trong khu vực. Ngoài ra, Đài Loan còn là trung tâm sản xuất chip bán dẫn hàng đầu và giữ vai trò then chốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Việc an ninh eo biển bị đe dọa sẽ khiến hoạt động thương mại qua khu vực bị cản trở.
Nguy cơ xung đột tại eo biển luôn hiện hữu, khi Trung Quốc liên tục tổ chức các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn và điều động máy bay xâm nhập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Các hoạt động này được coi là một phần trong chiến lược gây áp lực và phô diễn sức mạnh quân sự của Bắc Kinh đối với Đài Bắc mà không dẫn tới xung đột trực tiếp. Qua các hành động này, Bắc Kinh cũng gửi thông điệp đến các quốc gia khác về lập trường kiên định của cường quốc này trong vấn đề Đài Loan.
Tại eo biển, Mỹ và các đồng minh tăng cường hiện diện quân sự thông qua các hoạt động tự do hàng hải, thường xuyên điều động tàu chiến và tiến hành các chuyến bay tuần tra qua eo biển nhằm bác bỏ các hành động bá quyền của Trung Quốc và gián tiếp thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan. Các chuyến thăm Đài Loan của các chính trị gia Mỹ và phương Tây khiến Bắc Kinh “khó chịu” và đáp trả với các tuyên bố cứng rắn. Lãnh đạo Trung Quốc coi việc can dự với Đài Loan tương đương với sự can thiệp vào công việc nội bộ và vi phạm chủ quyền của nước này.
Với các yếu tố địa chính trị phức tạp, sự cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc và những diễn biến trong chính sách của các bên liên quan, tình hình an ninh tại eo biển Đài Loan trong thời gian tới có thể chịu tác động bởi diễn biến trong quan hệ Mỹ - Trung, chính sách của Đài Loan, sự tham gia của các quốc gia trong khu vực, cùng các yếu tố mới.
Trước hết, Mỹ và Trung Quốc vẫn là hai nhân tố then chốt định hình cục diện an ninh tại eo biển. Khi căng thẳng giữa hai cường quốc này leo thang trên nhiều phương diện, từ thương mại, công nghệ đến quân sự, eo biển Đài Loan trở thành một khu vực thử nghiệm quyền lực. Mỹ tăng cường hỗ trợ Đài Loan thông qua cung cấp vũ khí, thực hiện các chuyến thăm cấp cao và tăng cường hiện diện quân sự trong khu vực. Đáp lại, Trung Quốc không ngừng thực hiện các cuộc tập trận quân sự xung quanh Đài Loan, đồng thời đưa ra các tuyên bố mạnh mẽ về việc thống nhất lãnh thổ.
Tuy nhiên, “trạng thái” hiện tại của Mỹ và Trung Quốc có những thay đổi đáng kể. Trung Quốc đang đương đầu với “tình trạng thừa mứa” trong nền kinh tế, sự già hóa dân số và các làn sóng tấn công “trả thù xã hội”. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh có khả năng sẽ gia tăng áp lực với Đài Loan nhằm chuyển hướng sự chú ý nội bộ ra bên ngoài. Cụ thể, Trung Quốc sẽ tiếp tục các hành động quyết liệt và cứng rắn hơn để duy trì tình trạng căng thẳng nhưng vẫn tránh đối đầu quân sự trực tiếp. Trong khi đó, việc ông Donald Trump “trở lại” với tầm nhìn “Nước Mỹ trên hết” đã dẫn tới sự thiếu nhất quán trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, nhất là trước khả năng Trung Quốc tấn công hòn đảo. Đài Bắc có thể sẽ phải chi trả nhiều hơn để sở hữu vũ khí từ Mỹ. Tuy vậy, Washington sẽ không đưa ra một cam kết rõ ràng về việc bảo vệ Đài Loan.
Yếu tố tiếp theo ảnh hưởng tới cục diện an ninh eo biển là chính sách của Đài Loan. Đài Loan luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của một chính sách phòng thủ vững mạnh, nhằm đối phó với bất kỳ mối đe dọa nào từ bên ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sự “mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity) của Mỹ buộc Đài Loan phải nỗ lực tăng cường khả năng phòng vệ, tích cực mở rộng quan hệ với các cường quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Australia, thay vì “bỏ hết trứng vào một giỏ” hay “trông chờ” Mỹ bảo vệ. Ngoài việc tăng cường chi tiêu quốc phòng và đầu tư vào các hệ thống vũ khí phòng thủ tiên tiến, Đài Loan cũng cần thúc đẩy các chiến lược “chiến tranh phi đối xứng” (asymmetric warfare) để hạn chế ưu thế quân sự của Trung Quốc.
Vai trò của các bên trung lập cũng ảnh hưởng tới tình hình an ninh eo biển. Các quốc gia như Nhật Bản, Australia, và các quốc gia khác trong khu vực cũng đang tăng cường hợp tác an ninh với Mỹ nhằm ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc. Các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam và Philippines, đều quan tâm đến an ninh hàng hải và ổn định khu vực, vì eo biển Đài Loan là một trong những tuyến đường biển quan trọng. Tình hình an ninh tại đây phụ thuộc vào sự hợp tác giữa các quốc gia và tình trạng cân bằng quyền lực giữa các cường quốc, vì dù mỗi quốc gia có các mục tiêu chiến lược riêng nhưng chia sẻ lợi ích của việc duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
Tình trạng bất ổn dưới ngưỡng chiến tranh tại eo biển vẫn sẽ được duy trì trong thời gian tới. Trung Quốc tiếp tục duy trì trạng thái căng thẳng có kiểm soát bằng cách gia tăng các hoạt động quân sự nhưng không dẫn đến xung đột trực tiếp, tăng cường sử dụng “các chiến thuật vùng xám” (gray zone tactics) và phổ biến thông tin sai lệch.
Tuy nhiên, an ninh tại eo biển có thể bị tác động bởi một số yếu tố mới, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ quân sự (như áp dụng trí tuệ nhân tạo và tự động hóa trong các hoạt động giám sát và phòng thủ, nâng cao khả năng tác chiến điện tử và không gian mạng), thay đổi trong cấu trúc liên minh khu vực với việc hình thành các quan hệ đối tác an ninh mới giữa các quốc gia, biến động kinh tế toàn cầu và các thách thức an ninh phi truyền thống (dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu…).
Tóm lại, tình hình an ninh tại eo biển Đài Loan dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp với các thách thức đa chiều về quân sự, ngoại giao và kinh tế. Mặc dù khả năng xung đột trên quy mô lớn vẫn ở mức thấp, nhưng việc duy trì ổn định khu vực đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên liên quan và cả cộng đồng quốc tế.
Mời quý vị tiếp tục đón đọc bài viết tiếp theo trong chuỗi bài "An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025" vào ngày mai 16/1/2025 với tựa đề: "Tổng tuyển cử ở Myanmar: mong manh và hình thức".
Từ khoá: eo biển Đài Loan Đài Loan Trung Quốc châu Á - Thái Bình Dương