Cuộc chiến không khói súng: “Chiến tranh nhận thức” của Trung Quốc đối với Đài Loan
Chi phí cho một cuộc tấn công quân sự vào Đài Loan là quá đắt đỏ. Vì vậy, Trung Quốc đang ưu tiên cho “chiến tranh nhận thức” nhằm từng bước khuất phục ý chí của người dân Đài Loan.

Khuất phục kẻ thù không cần súng đạn
Mức độ phụ thuộc về kinh tế gia tăng cùng lo ngại răn đe hạt nhân (nuclear deterrence) khiến các cường quốc phải rất thận trọng trong việc sử dụng các biện pháp quân sự để đối phó với kẻ thù. Vì lẽ đó, các cường quốc ưu tiên áp dụng các chiến lược và công cụ thay thế sao cho ít tốn kém về khí tài quân sự nhưng vẫn đạt được mục đích. Các chiến lược nhằm thay đổi nhận thức của con người là vũ khí vô cùng nguy hiểm, nhất là khi chúng được áp dụng trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ và phương tiện truyền thông, trí tuệ nhân tạo (AI), và Internet vạn vật (IoT).
Vào tháng 12/2019, Oliver Backes và Andrew Swab, từ Trung tâm Belfer thuộc Đại học Harvard, đã đề cập đến khái niệm “chiến tranh nhận thức” (Cognitive Warfare). Theo hai tác giả, “chiến tranh nhận thức” là chiến lược tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ của đối tượng mục tiêu thông qua sử dụng thông tin nhằm gây ảnh hưởng đến các hành động tiếp theo của họ.
Khái niệm này sau đó được nghiên cứu và phát triển trong “Cognitive Warfare Project” do NATO tài trợ vào năm 2020. Trong tài liệu “Chiến tranh Nhận thức: Một cuộc tấn công vào sự thật và suy nghĩ” (Cognitive Warfare: An Attack on Truth and Thought), chiến tranh nhận thức được định nghĩa là việc “vũ khí hóa dư luận bởi một thực thể bên ngoài, nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách công và/hoặc chính phủ hoặc nhằm gây bất ổn cho các hành động và/hoặc thể chế của chính phủ”. Báo cáo nhấn mạnh “mục tiêu của chiến tranh nhận thức là biến mọi người thành vũ khí”, và “bộ não sẽ là chiến trường của thế kỷ XXI”.
Trong tài liệu “Khái niệm Chiến tranh nhận thức” (The Cognitive Warfare Concept) của Bernard Claverie và François du Cluzel, chiến tranh nhận thức được hiểu là “một hình thức chiến tranh độc đáo sử dụng các công cụ mạng để thay đổi quá trình nhận thức của kẻ thù, khai thác những thành kiến tinh thần hoặc tư duy phản xạ, đồng thời kích động những suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng đến việc ra quyết định và cản trở hành động, với những tác động tiêu cực, cả ở cấp độ cá nhân và tập thể”. Trong một báo cáo khác, François du Cluzel bổ sung chiến lược này “như một phần của chiến lược toàn cầu”, “kết hợp cả thông tin thật và thông tin xuyên tạc (thông tin không đúng), sự thật phóng đại và tin tức bịa đặt (thông tin cố tình làm giả, sai lệch)”.
Hiện nay, chiến tranh nhận thức được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, tuỳ vào cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Về tổng quát, chiến tranh nhận thức được tiến hành nhằm làm suy giảm khả năng nhận biết, hoặc cản trở việc tiếp cận các thông tin đáng tin cậy. Cụ thể hơn, chiến tranh nhận thức có thể được hiểu là việc một thực thể bên ngoài sử dụng dư luận như một vũ khí, với mục tiêu là tạo ra cảm giác bối rối, sợ hãi hoặc mất lòng tin trong dân chúng, thao túng dư luận, gây ảnh hưởng đến chính sách và hành động của chính phủ, của các tổ chức, và định hình bối cảnh chính trị.
Chiến tranh nhận thức được xem như “một mối đe dọa đặc biệt đối với các nền dân chủ; quyền tự do ngôn luận bị lạm dụng và phá hoại bởi thông tin sai lệch”. Theo đó, thông tin là “đạn dược và viên đạn phù hợp phải được bắn vào đúng thời điểm và địa điểm”. Tuy nhiên, chiến tranh nhận thức chỉ là “một cách để đạt được lợi thế chiến lược”, và nên được coi như “một công cụ trong số nhiều công cụ khác”.
Quan trọng là, chiến tranh nhận thức không chỉ giới hạn trong các cuộc xung đột quân sự truyền thống, mà có thể diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh chính trị và kinh tế, tranh chấp chủ quyền, hay được các cường quốc sử dụng để theo đuổi các đại chiến lược. Trường hợp Trung Quốc tiến hành chiến tranh nhận thức đối với Đài Loan là một ví dụ cụ thể.
Trung Quốc tham vọng khuất phục Đài Loan bằng “chiến tranh nhận thức”
Với Trung Quốc, “thống nhất Đài Loan” là “sứ mệnh bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc dùng vũ trang để chiếm Đài Loan trong tương lai gần là không cao. Có dự đoán rằng chi phí cho việc dùng quân sự để khuất phục Đài Loan là quá đắt đỏ, và Trung Quốc sẽ kiên nhẫn chờ đợi Đài Loan đầu hàng. Một nghiên cứu khác cho rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách giáng một đòn tâm lý vào Đài Bắc và bẻ gãy ý chí kháng cự của họ. Lý luận này dựa vào việc Trung Quốc quan sát các động thái phản kháng của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga (từ tháng 2/2022) để điều hướng quyết định. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn lên hòn đảo này, Trung Quốc có thể kích động sự chia rẽ trong lòng xã hội Đài Loan, phát tán thông tin sai lệch và ngăn chặn liên lạc giữa Đài Loan với thế giới bên ngoài.
Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành “Tam chủng chiến pháp” (three warfares), gồm chiến tranh tâm lý (psychological warfare), chiến tranh truyền thông (media warfare), và chiến tranh pháp lý (legal warfare). Trong đó, hai loại chiến tranh đầu tiên nhằm tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của con người. Tuy nhiên, các hành động hiện nay của Trung Quốc đối với Đài Loan đã vượt qua khuôn khổ của hai khái niệm này.
Vì vậy, chiến tranh nhận thức là chiến lược phù hợp hơn hết, và nó được Trung Quốc sử dụng như công cụ để ép buộc Đài Loan chấp nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc” (One-China Principle). Guo Yunfei, Chủ tịch Đại học Kỹ thuật Thông tin thuộc Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng nhận thức là “lĩnh vực cuối cùng của trò chơi quyền lực lớn và đối đầu quân sự”. Các hoạt động trong lĩnh vực nhận thức thể hiện ý tưởng “đánh bại kẻ thù mà không cần chiến đấu”. Ý tưởng này của Guo Yunfei phù hợp với châm ngôn của Tôn Tử, bậc thánh về binh pháp của Trung Quốc, người cho rằng “sự xuất sắc tối cao” là “phá vỡ sự kháng cự của kẻ thù mà không cần chiến đấu”. Cần lưu ý rằng, Trung Quốc không chỉ sử dụng chiến tranh nhận thức một cách đơn lẻ, mà còn tích hợp chúng vào các phương diện khác như kinh tế và quân sự.
Chiến dịch tuyên truyền và thông tin sai lệch
Trung Quốc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để tuyên truyền thông tin sai lệch nhằm tạo bất ổn và gây hoang mang cho người dân Đài Loan. Thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử địa phương tại Đài Loan là lúc Trung Quốc đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch nhằm thao túng và can thiệp vào bầu cử. Năm 2018, Trung Quốc đã thúc đẩy cuộc bầu cử thị trưởng thành phố Cao Hùng của ứng cử viên thân Trung Quốc Han Kuo-yu, khiến cho mức độ tương tác xung quanh chiến dịch tranh cử của ông Han cao bất ngờ trên mạng xã hội, kết quả là ứng viên này giành chiến thắng áp đảo.
Các quan chức Đài Loan đã nhiều lần cảnh báo rằng Bắc Kinh đang tác động đến cử tri thông qua lan truyền thông tin sai lệch trực tuyến. “Các cuộc tấn công tiềm thức” cũng được thực hiện qua việc tìm kiếm liên tục tên của một ứng viên để tác động đến kết quả của thuật toán tìm kiếm. Trong một trường hợp khác, Trung Quốc đã lan truyền câu chuyện sai sự thật rằng Su Chii-cherng, một nhà ngoại giao Đài Loan tại Nhật Bản, đã không giúp đỡ những người Đài Loan bị mắc kẹt trong một cơn bão. Ông Su sau đó đã kết liễu đời mình trước sức ép từ dư luận. Ngoài ra, các thông tin sai lệch khác như bằng tiến sĩ của bà Thái Anh Văn là giả, hay nhà hoạt động dân chủ Joshua Wong của Hong Kong “bắt nạt” một người đàn ông lớn tuổi trong chuyến thăm Đài Loan của ông, được lan truyền rộng khắp tại Đài Loan.
Doublethink Lab, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Đài Loan, đã xác định được các chiến dịch mà Trung Quốc tiến hành để chia rẽ xã hội Đài Loan, bao gồm tường thuật sai lệch về nguồn gốc của COVID-19 và các nỗ lực của chính phủ Đài Loan, nhằm thay đổi số liệu thống kê các ca nhiễm bệnh. Các hoạt động này nhằm làm mất uy tín chính phủ Đài Loan và các cơ quan quản lý, qua đó gây xói mòn lòng tin của người dân vào chính phủ.
Thậm chí, Trung Quốc còn âm mưu tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông của Đài Loan. Cục An ninh Quốc gia Đài Loan tiết lộ rằng Trung Quốc hợp tác với các cơ quan truyền thông Đài Loan nhằm truyền bá cho Bắc Kinh. Ngoài ra, các cơ quan chính phủ của Đài Loan đã hứng chịu hàng chục triệu cuộc tấn công mạng nghiêm trọng mỗi tháng từ Trung Quốc.
Theo Cục Điều tra của Bộ Tư pháp Đài Loan, chính phủ Trung Quốc sử dụng “các trang mạng trực tuyến để tạo ra tin tức giả mạo nhằm thao túng dư luận và gây phân cực xã hội Đài Loan”. Trung Quốc còn nhiều lần đăng tải các video mô phỏng cuộc tấn công của Trung Quốc lên Đài Loan, như “giải phóng Đài Loan” trong một ngày, “nếu chiến tranh nổ ra hôm nay, đây là câu trả lời”, hay công bố video tập trận chiếm đảo lúc Đài Loan đang nghỉ lễ.
Cưỡng chế kinh tế và các mối đe dọa quân sự
Trung Quốc cũng lồng ghép chiến tranh nhận thức vào các biện pháp cưỡng chế kinh tế và đe dọa quân sự, tạo ra tâm lý hoang mang trong dư luận nhằm gây áp lực lên chính phủ và các doanh nghiệp Đài Loan, buộc họ phải tuân theo các yêu cầu của Trung Quốc. Bắc Kinh đánh vào tâm lý “tối đa hóa lợi nhuận” của các nhà kinh doanh để đưa ra các ưu đãi kinh tế cho các doanh nghiệp Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc. Cụ thể, Trung Quốc lần lượt ban hành “31 biện pháp”, và “26 biện pháp” trong vòng 2 năm liên tiếp (2018 và 2019), hướng tới thúc đẩy trao đổi, hợp tác kinh tế và văn hóa xuyên eo biển.
Trung Quốc muốn thông qua các hoạt động này để xây dựng hình tượng “mẫu quốc” luôn tìm cách nâng đỡ và hỗ trợ “đứa con lạc loài”, tạo ra thiện cảm về đại lục trong cộng đồng người Đài Loan. Tuy nhiên, “mẫu quốc” cũng sẵn sàng trừng trị “đứa con lạc loài” thông qua áp đặt các lệnh trừng phạt, tăng cường cưỡng chế kinh tế với những người ủng hộ Đài Loan độc lập. Điều này có thể khiến các cá nhân, doanh nghiệp Đài Loan ít mạo hiểm hơn và phải chấp nhận các lựa chọn kinh tế có sẵn từ Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường hiện diện quân sự và tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan, cũng như xâm nhập vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của hòn đảo. Các cuộc tập trận của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan thường diễn ra sau các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Đài Loan đến Mỹ, và ngược lại. Mối đe dọa từ hoạt động quân sự của Trung Quốc nhằm lan toả cảm giác bất an cho người dân tại hòn đảo và làm gia tăng quan ngại về ý định tấn công Đài Loan của Trung Quốc.
Sự phản kháng của người dân Đài Loan
Thay vì “ngồi im”, người dân Đài Loan đã phản đối sự can thiệp của Trung Quốc bằng nhiều cách khác nhau. Năm 2018, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ độc lập đã tập hợp tại Đài Bắc để phản đối “sự bắt nạt” của Bắc Kinh và kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu Đài Loan có nên chính thức tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc hay không. Ngoài ra, người dân trên hòn đảo sẵn sàng chiến đấu chống lại các chiến dịch gây ảnh hưởng và tin giả thân Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Ching-hsin Yu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử tại Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan (NCCU), số người tự coi mình là người Đài Loan đã tăng từ 17,6% vào năm 1992 lên 60,8% vào năm 2022.
Các chính sách ưu đãi của chính phủ Trung Quốc nhằm thu hút nhân tài và đầu tư của Đài Loan đã không đạt hiệu quả như mong đợi. Từ năm 2014, số lượng người Đài Loan làm việc tại Trung Quốc đã giảm dần còn 163.000 người (tính đến năm 2021). Đầu tư của Đài Loan vào đại lục cũng giảm mạnh, từ 9 tỷ USD năm 2017 xuống còn 1,7 tỷ USD năm 2022. Các doanh nghiệp Đài Loan dần rời khỏi Trung Quốc và chuyển hướng đầu tư sang thị trường Đông Nam Á. Có thể thấy, các biện pháp ưu đãi về kinh tế của Bắc Kinh đã không đủ trở thành động lực khiến công dân Đài Loan ủng hộ thống nhất hay chính sách “một quốc gia, hai chế độ” (nhất quốc lưỡng chế) của Trung Quốc.
Nhìn chung, Trung Quốc không thể khiến Đài Loan phải quỳ gối “chỉ bằng các biện pháp gián tiếp, chẳng hạn như đòn tâm lý thông qua các mối đe dọa hạt nhân, phong tỏa, phổ biến thông tin sai lệch và chặn liên lạc”. Đài Loan có thể “sống sót” trong cuộc chiến này nếu có các biện pháp đối phó thích hợp. Quan trọng hơn hết là người dân hòn đảo bình tĩnh và tỉnh táo trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin.
Chiến tranh nhận thức đang thách thức sự ổn định của các thể chế dân chủ bởi sự bắt nạt và lạm dụng tâm lý mà nó gây ra. Việc đối phó với những thông tin sai lệch và thù địch đang trở thành một vấn đề cấp bách. Các chính phủ và xã hội dân sự cần duy trì cảnh giác và phát triển các chiến lược hiệu quả để đối phó với loại hình chiến tranh này.
Khuất phục kẻ thù không cần súng đạn
Mức độ phụ thuộc về kinh tế gia tăng cùng lo ngại răn đe hạt nhân (nuclear deterrence) khiến các cường quốc phải rất thận trọng trong việc sử dụng các biện pháp quân sự để đối phó với kẻ thù. Vì lẽ đó, các cường quốc ưu tiên áp dụng các chiến lược và công cụ thay thế sao cho ít tốn kém về khí tài quân sự nhưng vẫn đạt được mục đích. Các chiến lược nhằm thay đổi nhận thức của con người là vũ khí vô cùng nguy hiểm, nhất là khi chúng được áp dụng trong kỷ nguyên bùng nổ của công nghệ và phương tiện truyền thông, trí tuệ nhân tạo (AI), và Internet vạn vật (IoT).
Vào tháng 12/2019, Oliver Backes và Andrew Swab, từ Trung tâm Belfer thuộc Đại học Harvard, đã đề cập đến khái niệm “chiến tranh nhận thức” (Cognitive Warfare). Theo hai tác giả, “chiến tranh nhận thức” là chiến lược tập trung vào việc thay đổi cách suy nghĩ của đối tượng mục tiêu thông qua sử dụng thông tin nhằm gây ảnh hưởng đến các hành động tiếp theo của họ.
Khái niệm này sau đó được nghiên cứu và phát triển trong “Cognitive Warfare Project” do NATO tài trợ vào năm 2020. Trong tài liệu “Chiến tranh Nhận thức: Một cuộc tấn công vào sự thật và suy nghĩ” (Cognitive Warfare: An Attack on Truth and Thought), chiến tranh nhận thức được định nghĩa là việc “vũ khí hóa dư luận bởi một thực thể bên ngoài, nhằm gây ảnh hưởng đến chính sách công và/hoặc chính phủ hoặc nhằm gây bất ổn cho các hành động và/hoặc thể chế của chính phủ”. Báo cáo nhấn mạnh “mục tiêu của chiến tranh nhận thức là biến mọi người thành vũ khí”, và “bộ não sẽ là chiến trường của thế kỷ XXI”.
Trong tài liệu “Khái niệm Chiến tranh nhận thức” (The Cognitive Warfare Concept) của Bernard Claverie và François du Cluzel, chiến tranh nhận thức được hiểu là “một hình thức chiến tranh độc đáo sử dụng các công cụ mạng để thay đổi quá trình nhận thức của kẻ thù, khai thác những thành kiến tinh thần hoặc tư duy phản xạ, đồng thời kích động những suy nghĩ lệch lạc, ảnh hưởng đến việc ra quyết định và cản trở hành động, với những tác động tiêu cực, cả ở cấp độ cá nhân và tập thể”. Trong một báo cáo khác, François du Cluzel bổ sung chiến lược này “như một phần của chiến lược toàn cầu”, “kết hợp cả thông tin thật và thông tin xuyên tạc (thông tin không đúng), sự thật phóng đại và tin tức bịa đặt (thông tin cố tình làm giả, sai lệch)”.
Hiện nay, chiến tranh nhận thức được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, tuỳ vào cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Về tổng quát, chiến tranh nhận thức được tiến hành nhằm làm suy giảm khả năng nhận biết, hoặc cản trở việc tiếp cận các thông tin đáng tin cậy. Cụ thể hơn, chiến tranh nhận thức có thể được hiểu là việc một thực thể bên ngoài sử dụng dư luận như một vũ khí, với mục tiêu là tạo ra cảm giác bối rối, sợ hãi hoặc mất lòng tin trong dân chúng, thao túng dư luận, gây ảnh hưởng đến chính sách và hành động của chính phủ, của các tổ chức, và định hình bối cảnh chính trị.
Chiến tranh nhận thức được xem như “một mối đe dọa đặc biệt đối với các nền dân chủ; quyền tự do ngôn luận bị lạm dụng và phá hoại bởi thông tin sai lệch”. Theo đó, thông tin là “đạn dược và viên đạn phù hợp phải được bắn vào đúng thời điểm và địa điểm”. Tuy nhiên, chiến tranh nhận thức chỉ là “một cách để đạt được lợi thế chiến lược”, và nên được coi như “một công cụ trong số nhiều công cụ khác”.
Quan trọng là, chiến tranh nhận thức không chỉ giới hạn trong các cuộc xung đột quân sự truyền thống, mà có thể diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh chính trị và kinh tế, tranh chấp chủ quyền, hay được các cường quốc sử dụng để theo đuổi các đại chiến lược. Trường hợp Trung Quốc tiến hành chiến tranh nhận thức đối với Đài Loan là một ví dụ cụ thể.
Trung Quốc tham vọng khuất phục Đài Loan bằng “chiến tranh nhận thức”
Với Trung Quốc, “thống nhất Đài Loan” là “sứ mệnh bất khả xâm phạm”. Tuy nhiên, khả năng Trung Quốc dùng vũ trang để chiếm Đài Loan trong tương lai gần là không cao. Có dự đoán rằng chi phí cho việc dùng quân sự để khuất phục Đài Loan là quá đắt đỏ, và Trung Quốc sẽ kiên nhẫn chờ đợi Đài Loan đầu hàng. Một nghiên cứu khác cho rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách giáng một đòn tâm lý vào Đài Bắc và bẻ gãy ý chí kháng cự của họ. Lý luận này dựa vào việc Trung Quốc quan sát các động thái phản kháng của Ukraine trước cuộc xâm lược của Nga (từ tháng 2/2022) để điều hướng quyết định. Bên cạnh đó, trước khi tiến hành cuộc tấn công quy mô lớn lên hòn đảo này, Trung Quốc có thể kích động sự chia rẽ trong lòng xã hội Đài Loan, phát tán thông tin sai lệch và ngăn chặn liên lạc giữa Đài Loan với thế giới bên ngoài.
Trước đó, Trung Quốc đã tiến hành “Tam chủng chiến pháp” (three warfares), gồm chiến tranh tâm lý (psychological warfare), chiến tranh truyền thông (media warfare), và chiến tranh pháp lý (legal warfare). Trong đó, hai loại chiến tranh đầu tiên nhằm tác động vào nhận thức, thái độ và hành vi của con người. Tuy nhiên, các hành động hiện nay của Trung Quốc đối với Đài Loan đã vượt qua khuôn khổ của hai khái niệm này.
Vì vậy, chiến tranh nhận thức là chiến lược phù hợp hơn hết, và nó được Trung Quốc sử dụng như công cụ để ép buộc Đài Loan chấp nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc” (One-China Principle). Guo Yunfei, Chủ tịch Đại học Kỹ thuật Thông tin thuộc Lực lượng Hỗ trợ Chiến lược của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) cho rằng nhận thức là “lĩnh vực cuối cùng của trò chơi quyền lực lớn và đối đầu quân sự”. Các hoạt động trong lĩnh vực nhận thức thể hiện ý tưởng “đánh bại kẻ thù mà không cần chiến đấu”. Ý tưởng này của Guo Yunfei phù hợp với châm ngôn của Tôn Tử, bậc thánh về binh pháp của Trung Quốc, người cho rằng “sự xuất sắc tối cao” là “phá vỡ sự kháng cự của kẻ thù mà không cần chiến đấu”. Cần lưu ý rằng, Trung Quốc không chỉ sử dụng chiến tranh nhận thức một cách đơn lẻ, mà còn tích hợp chúng vào các phương diện khác như kinh tế và quân sự.
Chiến dịch tuyên truyền và thông tin sai lệch
Trung Quốc sử dụng các nền tảng truyền thông xã hội để tuyên truyền thông tin sai lệch nhằm tạo bất ổn và gây hoang mang cho người dân Đài Loan. Thời điểm diễn ra các cuộc bầu cử địa phương tại Đài Loan là lúc Trung Quốc đẩy mạnh các chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch nhằm thao túng và can thiệp vào bầu cử. Năm 2018, Trung Quốc đã thúc đẩy cuộc bầu cử thị trưởng thành phố Cao Hùng của ứng cử viên thân Trung Quốc Han Kuo-yu, khiến cho mức độ tương tác xung quanh chiến dịch tranh cử của ông Han cao bất ngờ trên mạng xã hội, kết quả là ứng viên này giành chiến thắng áp đảo.
Các quan chức Đài Loan đã nhiều lần cảnh báo rằng Bắc Kinh đang tác động đến cử tri thông qua lan truyền thông tin sai lệch trực tuyến. “Các cuộc tấn công tiềm thức” cũng được thực hiện qua việc tìm kiếm liên tục tên của một ứng viên để tác động đến kết quả của thuật toán tìm kiếm. Trong một trường hợp khác, Trung Quốc đã lan truyền câu chuyện sai sự thật rằng Su Chii-cherng, một nhà ngoại giao Đài Loan tại Nhật Bản, đã không giúp đỡ những người Đài Loan bị mắc kẹt trong một cơn bão. Ông Su sau đó đã kết liễu đời mình trước sức ép từ dư luận. Ngoài ra, các thông tin sai lệch khác như bằng tiến sĩ của bà Thái Anh Văn là giả, hay nhà hoạt động dân chủ Joshua Wong của Hong Kong “bắt nạt” một người đàn ông lớn tuổi trong chuyến thăm Đài Loan của ông, được lan truyền rộng khắp tại Đài Loan.
Doublethink Lab, một tổ chức nghiên cứu có trụ sở tại Đài Loan, đã xác định được các chiến dịch mà Trung Quốc tiến hành để chia rẽ xã hội Đài Loan, bao gồm tường thuật sai lệch về nguồn gốc của COVID-19 và các nỗ lực của chính phủ Đài Loan, nhằm thay đổi số liệu thống kê các ca nhiễm bệnh. Các hoạt động này nhằm làm mất uy tín chính phủ Đài Loan và các cơ quan quản lý, qua đó gây xói mòn lòng tin của người dân vào chính phủ.
Thậm chí, Trung Quốc còn âm mưu tăng cường kiểm soát các phương tiện truyền thông của Đài Loan. Cục An ninh Quốc gia Đài Loan tiết lộ rằng Trung Quốc hợp tác với các cơ quan truyền thông Đài Loan nhằm truyền bá cho Bắc Kinh. Ngoài ra, các cơ quan chính phủ của Đài Loan đã hứng chịu hàng chục triệu cuộc tấn công mạng nghiêm trọng mỗi tháng từ Trung Quốc.
Theo Cục Điều tra của Bộ Tư pháp Đài Loan, chính phủ Trung Quốc sử dụng “các trang mạng trực tuyến để tạo ra tin tức giả mạo nhằm thao túng dư luận và gây phân cực xã hội Đài Loan”. Trung Quốc còn nhiều lần đăng tải các video mô phỏng cuộc tấn công của Trung Quốc lên Đài Loan, như “giải phóng Đài Loan” trong một ngày, “nếu chiến tranh nổ ra hôm nay, đây là câu trả lời”, hay công bố video tập trận chiếm đảo lúc Đài Loan đang nghỉ lễ.
Cưỡng chế kinh tế và các mối đe dọa quân sự
Trung Quốc cũng lồng ghép chiến tranh nhận thức vào các biện pháp cưỡng chế kinh tế và đe dọa quân sự, tạo ra tâm lý hoang mang trong dư luận nhằm gây áp lực lên chính phủ và các doanh nghiệp Đài Loan, buộc họ phải tuân theo các yêu cầu của Trung Quốc. Bắc Kinh đánh vào tâm lý “tối đa hóa lợi nhuận” của các nhà kinh doanh để đưa ra các ưu đãi kinh tế cho các doanh nghiệp Đài Loan hoạt động tại Trung Quốc. Cụ thể, Trung Quốc lần lượt ban hành “31 biện pháp”, và “26 biện pháp” trong vòng 2 năm liên tiếp (2018 và 2019), hướng tới thúc đẩy trao đổi, hợp tác kinh tế và văn hóa xuyên eo biển.
Trung Quốc muốn thông qua các hoạt động này để xây dựng hình tượng “mẫu quốc” luôn tìm cách nâng đỡ và hỗ trợ “đứa con lạc loài”, tạo ra thiện cảm về đại lục trong cộng đồng người Đài Loan. Tuy nhiên, “mẫu quốc” cũng sẵn sàng trừng trị “đứa con lạc loài” thông qua áp đặt các lệnh trừng phạt, tăng cường cưỡng chế kinh tế với những người ủng hộ Đài Loan độc lập. Điều này có thể khiến các cá nhân, doanh nghiệp Đài Loan ít mạo hiểm hơn và phải chấp nhận các lựa chọn kinh tế có sẵn từ Bắc Kinh.
Ngoài ra, Trung Quốc còn tăng cường hiện diện quân sự và tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần Đài Loan, cũng như xâm nhập vào vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của hòn đảo. Các cuộc tập trận của Trung Quốc tại eo biển Đài Loan thường diễn ra sau các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Đài Loan đến Mỹ, và ngược lại. Mối đe dọa từ hoạt động quân sự của Trung Quốc nhằm lan toả cảm giác bất an cho người dân tại hòn đảo và làm gia tăng quan ngại về ý định tấn công Đài Loan của Trung Quốc.
Sự phản kháng của người dân Đài Loan
Thay vì “ngồi im”, người dân Đài Loan đã phản đối sự can thiệp của Trung Quốc bằng nhiều cách khác nhau. Năm 2018, hàng ngàn người biểu tình ủng hộ độc lập đã tập hợp tại Đài Bắc để phản đối “sự bắt nạt” của Bắc Kinh và kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc liệu Đài Loan có nên chính thức tuyên bố độc lập khỏi Trung Quốc hay không. Ngoài ra, người dân trên hòn đảo sẵn sàng chiến đấu chống lại các chiến dịch gây ảnh hưởng và tin giả thân Trung Quốc. Theo nghiên cứu của Ching-hsin Yu, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bầu cử tại Đại học Quốc lập Chính trị Đài Loan (NCCU), số người tự coi mình là người Đài Loan đã tăng từ 17,6% vào năm 1992 lên 60,8% vào năm 2022.
Các chính sách ưu đãi của chính phủ Trung Quốc nhằm thu hút nhân tài và đầu tư của Đài Loan đã không đạt hiệu quả như mong đợi. Từ năm 2014, số lượng người Đài Loan làm việc tại Trung Quốc đã giảm dần còn 163.000 người (tính đến năm 2021). Đầu tư của Đài Loan vào đại lục cũng giảm mạnh, từ 9 tỷ USD năm 2017 xuống còn 1,7 tỷ USD năm 2022. Các doanh nghiệp Đài Loan dần rời khỏi Trung Quốc và chuyển hướng đầu tư sang thị trường Đông Nam Á. Có thể thấy, các biện pháp ưu đãi về kinh tế của Bắc Kinh đã không đủ trở thành động lực khiến công dân Đài Loan ủng hộ thống nhất hay chính sách “một quốc gia, hai chế độ” (nhất quốc lưỡng chế) của Trung Quốc.
Nhìn chung, Trung Quốc không thể khiến Đài Loan phải quỳ gối “chỉ bằng các biện pháp gián tiếp, chẳng hạn như đòn tâm lý thông qua các mối đe dọa hạt nhân, phong tỏa, phổ biến thông tin sai lệch và chặn liên lạc”. Đài Loan có thể “sống sót” trong cuộc chiến này nếu có các biện pháp đối phó thích hợp. Quan trọng hơn hết là người dân hòn đảo bình tĩnh và tỉnh táo trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin.
Chiến tranh nhận thức đang thách thức sự ổn định của các thể chế dân chủ bởi sự bắt nạt và lạm dụng tâm lý mà nó gây ra. Việc đối phó với những thông tin sai lệch và thù địch đang trở thành một vấn đề cấp bách. Các chính phủ và xã hội dân sự cần duy trì cảnh giác và phát triển các chiến lược hiệu quả để đối phó với loại hình chiến tranh này.
Từ khoá: Đài Loan Trung Quốc chiến tranh nhận thức chiến tranh thông tin tam chủng chiến pháp chiến tranh tâm lý chiến tranh truyền thông chiến tranh pháp lý