“Đối tác khoáng sản”: điểm nhấn trong hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Australia
Khoáng sản là lĩnh vực hợp tác mang lại lợi ích thiết thực và hứa hẹn giúp tăng cường quan hệ Việt Nam - Australia sau khi hai cường quốc tầm trung nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện.


Một chương mới trong quan hệ Việt Nam - Australia
Ngày 7/3 vừa qua, Australia trở thành quốc gia thứ bảy thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Việc nâng cấp diễn ra vào năm nay, thay vì thời điểm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao quan hệ Việt Nam - Australia vào năm ngoái (1973 - 2023), là một điều khá bất ngờ đối với giới quan sát. Dẫu sao chăng nữa, quyết định nâng tầm quan hệ với Canberra có thể từ lâu đã nằm trong tính toán chiến lược của Hà Nội, khi an ninh khu vực và toàn cầu có nhiều bất ổn và Việt Nam cần thêm các đối tác là những “người khổng lồ” để hỗ trợ giải quyết những thách thức mà quốc gia đang đối mặt.
Việc hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên cấp độ cao nhất cho thấy khác biệt về hệ thống chính trị không còn là rào cản lớn cho quan hệ Việt Nam - Australia. Thay vào đó, hai quốc gia đang hướng đến tăng cường hợp tác vì những lợi ích thiết thực hơn.
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia cho thấy khuôn khổ hợp tác mới giữa hai nước sẽ được mở rộng ở một loạt các lĩnh vực, bao gồm khí hậu, môi trường, năng lượng, quốc phòng - an ninh, kinh tế, giáo dục. Bên cạnh tuyên bố chung, hai nước cũng trao đổi 12 văn kiện hợp tác về năng lượng, khoáng sản, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng.
So với nội dung hợp tác với sáu đối tác chiến lược toàn diện trước đó của Việt Nam (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, và Nhật Bản), một trong những nội dung đặc biệt trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện với Australia lần này là hợp tác khoáng sản.
Khoáng sản: trọng tâm hợp tác cần được chú ý
Nội dung hợp tác khoáng sản giữa hai đối tác chiến lược toàn diện được thể hiện rõ nét trong tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ song phương, cụ thể là Hà Nội và Canberra sẽ khởi động cơ chế Đối thoại cấp Bộ trưởng về năng lượng và khoáng sản. Thông qua cơ chế này, hai nước sẽ “tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác về hàng hóa, sản phẩm, công nghệ và dịch vụ liên quan đến hệ thống và phương tiện vận chuyển năng lượng, sản xuất điện, khai thác mỏ, chế biến, khoáng sản và các nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu và khí đốt”.
Ngoài khuôn khổ tuyên bố chung, trong chuyến thăm và làm việc tại Canberra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có phát biểu cho biết Việt Nam xem việc phát triển ngành khai thác mỏ là một nhiệm vụ chiến lược, đòi hỏi nguồn lực và công nghệ hiện đại, đồng thời bày tỏ thiện chí tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài kinh doanh hiệu quả và bền vững ở Việt Nam trong ngành công nghiệp này.
Cùng với đó, Thủ tướng Việt Nam cũng đã có cuộc họp riêng với đại diện hai công ty khai thác, sản xuất khoáng sản lớn của Australia là Australian Strategic Materials (ASM) - tập đoàn mới nổi ở Australia trong lĩnh vực khai thác mỏ, và EQ Resources - tập đoàn hàng đầu Australia về sản xuất và phân phối vonfram. Sau cuộc họp này, cả hai công ty đều cho biết rằng họ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Qua các tương tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các tập đoàn khoáng sản của Australia, có thể thấy rằng Australia nói chung và các công ty khai thác mỏ của quốc gia này nói riêng đang là những đối tác tiềm năng mà Việt Nam muốn kêu gọi hợp tác và đầu tư để nâng cao giá trị ngành khoáng sản trong nước.
Bên cạnh đó, mặc dù không nêu rõ trong tuyên bố chung hay trong các phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhưng đất hiếm rất có thể là một trong những trọng tâm mà Việt Nam và Australia đang hướng đến trong hoạt động hợp tác khoáng sản.
Năm 2012, Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (VIMICO) của Việt Nam và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản đã ký bản ghi nhớ hợp tác để xúc tiến việc khai thác đất hiếm tại mỏ Đông Pao - mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, việc hợp tác sau đó đã phải dừng lại do áp lực cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia hiện giữ vị trí “thống trị” thị trường đất hiếm (khi nắm giữ đến 70% nguồn cung đất hiếm toàn cầu, 85% chế biến đất hiếm và 90% sản lượng nam châm đất hiếm).
Giờ đây, Australia có thể trở thành đối tác tiềm năng thứ hai sau Nhật Bản “lọt vào mắt xanh” của Việt Nam để xúc tiến hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đất hiếm. Australia là nhà sản xuất đất hiếm lớn thứ ba thế giới vào năm 2022 và thứ tư vào năm 2023, trong khi Việt Nam có trữ lượng lớn thứ hai toàn cầu (khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc). Nếu khai thác hiệu quả trữ lượng đất hiếm trong nước, Hà Nội có thể thu được đến 2 tỷ USD mỗi năm từ loại khoáng sản chiến lược này, và Australia – trong vai trò là nhà sản xuất khoáng sản quan trọng hàng đầu – có khả năng hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu đó.
Trước khi thiết lập đối tác chiến lược toàn diện, Australia và Việt Nam đã sẵn có những liên kết tiềm năng trong lĩnh vực khai mỏ nói chung và khai thác đất hiếm nói riêng.
Tháng 4 năm ngoái, AMS đã ký một thỏa thuận ràng buộc với Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE) để mua 100 tấn đất hiếm qua chế biến/năm và cam kết đàm phán thỏa thuận cung cấp dài hạn. Đến cuối tháng 7 năm ngoái, Blackstone Minerals - một trong những công ty khai thác khoáng sản hàng đầu của Australia, cũng là doanh nghiệp hiện đang vận hành dự án khai thác và tinh chế niken Tạ Khoa ở tỉnh Sơn La, đã ký bản ghi nhớ hợp tác khai thác với VTRE trong khuôn khổ dự án trị giá khoảng 100 triệu USD.
Mặc dù các vấn đề pháp lý liên quan đến người đứng đầu VTRE, ông Lưu Anh Tuấn (ghi chú của VSF: Vào tháng 10/2023, ông Lưu Anh Tuấn đã bị buộc tội giả mạo biên lai thuế giá trị gia tăng khi mua bán đất hiếm với Tập đoàn Thái Dương), đã khiến các thương vụ đất hiếm bị đóng băng, Blackstone Minerals vẫn cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam và cho biết họ sẽ tham gia đấu giá nhượng quyền tại mỏ Đồng Pao khi chính phủ Việt Nam có quyết định mời thầu.
Hiện nay, Việt Nam có kế hoạch khai thác 2,02 triệu tấn đất hiếm/năm từ 10 mỏ trong giai đoạn 2021 - 2030, sau đó tăng lên 2,11 triệu tấn từ 13 mỏ trong giai đoạn 2031 - 2050. Với tham vọng đó, công nghệ và kinh nghiệm của Australia, với tư cách là một trong những nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới và đối tác khoáng sản chiến lược của Việt Nam, có thể giúp Hà Nội tiến nhanh hơn trong nỗ lực đạt được các chỉ tiêu khai thác đã đề ra.
Nhìn lại quá khứ, mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2018, hợp tác giữa Việt Nam và Australia trên các lĩnh vực vẫn còn khá giới hạn, quan hệ kinh tế phát triển tương đối chậm trong khi quan hệ quốc phòng chủ yếu liên quan đến nội dung đào tạo và đối thoại cấp cao. Các hoạt động hợp tác nổi bật giữa hai nước xoay quanh mảng giáo dục và khoa học - công nghệ, nhưng những điểm sáng như vậy vẫn chưa đủ để đưa quan hệ đối tác chiến lược phát triển một cách thực chất.
Ở cấp độ hợp tác mới, lĩnh vực khoáng sản có thể mang đến “làn gió mới” cho quan hệ Việt Nam - Australia, biến nó trở thành đòn bẩy để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư song phương, từ đó làm sâu sắc hơn mức độ hợp tác trên các khía cạnh khác. Trụ cột hợp tác này cũng đáng chú ý trong bối cảnh cả Trung Quốc và Mỹ - lần lượt là hai nhà sản xuất đất hiếm lớn thứ nhất và thứ hai thế giới, đều đang quan tâm đến hợp tác đất hiếm với Việt Nam. Việc lựa chọn Canberra làm đối tác chủ đạo trong lĩnh vực khoáng sản thay vì Washington hay Bắc Kinh sẽ giúp Hà Nội giảm bớt áp lực phải “chọn bên” giữa hai siêu cường.
Định vị hợp tác cường quốc tầm trung
Trong số các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, hơn một nửa là các cường quốc tầm trung (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia). Hà Nội cũng được cho là đang xem xét nâng cấp quan hệ với Singapore và Indonesia lên cấp độ tương tự. Điều này cho thấy Việt Nam không chỉ quan tâm đến việc duy trì sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, mà còn tích cực hợp tác với các cường quốc tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm Australia.
Australia là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam thiết lập cơ chế đối thoại cấp cao thường kỳ trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản. Xem xét quan hệ hai nước dưới góc độ hợp tác cường quốc tầm trung, khoáng sản có thể là một lĩnh vực hợp tác chuyên biệt (niche) giàu tiềm năng để làm nền tảng hoặc động lực cho một khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện giữa Hà Nội và Canberra được triển khai theo hướng thực chất và toàn diện.
Theo nghiên cứu của các học giả Việt Nam, ngoại giao chuyên biệt (niche diplomacy) là phương thức hợp tác thường được triển khai bởi các cường quốc tầm trung, và cũng được cho là hướng đi, ưu tiên mới của ngoại giao Việt Nam đến năm 2030. Trong đó, Việt Nam - trong tư cách một cường quốc tầm trung sẽ hướng đến hợp tác với các quốc gia cùng thang bậc quyền lực trong một thị trường “ngách” mà ở đó hai bên có lợi thế tương đồng, với mục tiêu tương tự nhau, nhất là đa dạng hoá quan hệ đối ngoại (với ưu tiên thắt chặt quan hệ với các quốc gia cùng chí hướng) để giảm áp lực từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang thúc đẩy chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc và hạn chế tác động kinh tế - chính trị từ cuộc cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh, sự hợp lực giữa Việt Nam và Australia trong ngành đất hiếm cũng như các ngành khoáng sản chiến lược khác không chỉ có ý nghĩa kinh tế đối với riêng hai nước, mà còn đóng góp tích cực cho an ninh chuỗi cung ứng khoáng sản ở cấp độ toàn cầu.
Tuy nhiên, khi xúc tiến hợp tác khoáng sản, nhất là đất hiếm, với Australia, Việt Nam cũng cần thận trọng dò xét phản ứng từ phía Trung Quốc để tránh gửi sai thông điệp đến quốc gia láng giềng, rằng Hà Nội đang muốn phối hợp với Canberra để trở thành đối trọng với Bắc Kinh trong các ngành khoáng sản chiến lược. Để lĩnh vực hợp tác mới với Australia không làm “mếch lòng” Trung Quốc, Việt Nam cần có các diễn ngôn ngoại giao khéo léo liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, tăng cường đối thoại với Bắc Kinh và tìm cách đa dạng hoá đối tác trong lĩnh vực khoáng sản cũng là điều Hà Nội nên xem xét.

Một chương mới trong quan hệ Việt Nam - Australia
Ngày 7/3 vừa qua, Australia trở thành quốc gia thứ bảy thiết lập khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Việc nâng cấp diễn ra vào năm nay, thay vì thời điểm kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao quan hệ Việt Nam - Australia vào năm ngoái (1973 - 2023), là một điều khá bất ngờ đối với giới quan sát. Dẫu sao chăng nữa, quyết định nâng tầm quan hệ với Canberra có thể từ lâu đã nằm trong tính toán chiến lược của Hà Nội, khi an ninh khu vực và toàn cầu có nhiều bất ổn và Việt Nam cần thêm các đối tác là những “người khổng lồ” để hỗ trợ giải quyết những thách thức mà quốc gia đang đối mặt.
Việc hai nước nâng cấp quan hệ song phương lên cấp độ cao nhất cho thấy khác biệt về hệ thống chính trị không còn là rào cản lớn cho quan hệ Việt Nam - Australia. Thay vào đó, hai quốc gia đang hướng đến tăng cường hợp tác vì những lợi ích thiết thực hơn.
Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Australia cho thấy khuôn khổ hợp tác mới giữa hai nước sẽ được mở rộng ở một loạt các lĩnh vực, bao gồm khí hậu, môi trường, năng lượng, quốc phòng - an ninh, kinh tế, giáo dục. Bên cạnh tuyên bố chung, hai nước cũng trao đổi 12 văn kiện hợp tác về năng lượng, khoáng sản, nông nghiệp, tài chính - ngân hàng.
So với nội dung hợp tác với sáu đối tác chiến lược toàn diện trước đó của Việt Nam (Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, và Nhật Bản), một trong những nội dung đặc biệt trong khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện với Australia lần này là hợp tác khoáng sản.
Khoáng sản: trọng tâm hợp tác cần được chú ý
Nội dung hợp tác khoáng sản giữa hai đối tác chiến lược toàn diện được thể hiện rõ nét trong tuyên bố chung về nâng cấp quan hệ song phương, cụ thể là Hà Nội và Canberra sẽ khởi động cơ chế Đối thoại cấp Bộ trưởng về năng lượng và khoáng sản. Thông qua cơ chế này, hai nước sẽ “tìm kiếm cơ hội tăng cường hợp tác về hàng hóa, sản phẩm, công nghệ và dịch vụ liên quan đến hệ thống và phương tiện vận chuyển năng lượng, sản xuất điện, khai thác mỏ, chế biến, khoáng sản và các nhiên liệu hóa thạch bao gồm than, dầu và khí đốt”.
Ngoài khuôn khổ tuyên bố chung, trong chuyến thăm và làm việc tại Canberra, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có phát biểu cho biết Việt Nam xem việc phát triển ngành khai thác mỏ là một nhiệm vụ chiến lược, đòi hỏi nguồn lực và công nghệ hiện đại, đồng thời bày tỏ thiện chí tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty nước ngoài kinh doanh hiệu quả và bền vững ở Việt Nam trong ngành công nghiệp này.
Cùng với đó, Thủ tướng Việt Nam cũng đã có cuộc họp riêng với đại diện hai công ty khai thác, sản xuất khoáng sản lớn của Australia là Australian Strategic Materials (ASM) - tập đoàn mới nổi ở Australia trong lĩnh vực khai thác mỏ, và EQ Resources - tập đoàn hàng đầu Australia về sản xuất và phân phối vonfram. Sau cuộc họp này, cả hai công ty đều cho biết rằng họ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư tại Việt Nam.
Qua các tương tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính với các tập đoàn khoáng sản của Australia, có thể thấy rằng Australia nói chung và các công ty khai thác mỏ của quốc gia này nói riêng đang là những đối tác tiềm năng mà Việt Nam muốn kêu gọi hợp tác và đầu tư để nâng cao giá trị ngành khoáng sản trong nước.
Bên cạnh đó, mặc dù không nêu rõ trong tuyên bố chung hay trong các phát biểu của Thủ tướng Phạm Minh Chính, nhưng đất hiếm rất có thể là một trong những trọng tâm mà Việt Nam và Australia đang hướng đến trong hoạt động hợp tác khoáng sản.
Năm 2012, Công ty Cổ phần Đất hiếm Lai Châu (VIMICO) của Việt Nam và Công ty phát triển đất hiếm Đông Pao Nhật Bản đã ký bản ghi nhớ hợp tác để xúc tiến việc khai thác đất hiếm tại mỏ Đông Pao - mỏ đất hiếm lớn nhất Việt Nam ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, việc hợp tác sau đó đã phải dừng lại do áp lực cạnh tranh với Trung Quốc, quốc gia hiện giữ vị trí “thống trị” thị trường đất hiếm (khi nắm giữ đến 70% nguồn cung đất hiếm toàn cầu, 85% chế biến đất hiếm và 90% sản lượng nam châm đất hiếm).
Giờ đây, Australia có thể trở thành đối tác tiềm năng thứ hai sau Nhật Bản “lọt vào mắt xanh” của Việt Nam để xúc tiến hợp tác chiến lược trong lĩnh vực đất hiếm. Australia là nhà sản xuất đất hiếm lớn thứ ba thế giới vào năm 2022 và thứ tư vào năm 2023, trong khi Việt Nam có trữ lượng lớn thứ hai toàn cầu (khoảng 22 triệu tấn, chỉ sau Trung Quốc). Nếu khai thác hiệu quả trữ lượng đất hiếm trong nước, Hà Nội có thể thu được đến 2 tỷ USD mỗi năm từ loại khoáng sản chiến lược này, và Australia – trong vai trò là nhà sản xuất khoáng sản quan trọng hàng đầu – có khả năng hỗ trợ Việt Nam đạt được mục tiêu đó.
Trước khi thiết lập đối tác chiến lược toàn diện, Australia và Việt Nam đã sẵn có những liên kết tiềm năng trong lĩnh vực khai mỏ nói chung và khai thác đất hiếm nói riêng.
Tháng 4 năm ngoái, AMS đã ký một thỏa thuận ràng buộc với Công ty Cổ phần Đất hiếm Việt Nam (VTRE) để mua 100 tấn đất hiếm qua chế biến/năm và cam kết đàm phán thỏa thuận cung cấp dài hạn. Đến cuối tháng 7 năm ngoái, Blackstone Minerals - một trong những công ty khai thác khoáng sản hàng đầu của Australia, cũng là doanh nghiệp hiện đang vận hành dự án khai thác và tinh chế niken Tạ Khoa ở tỉnh Sơn La, đã ký bản ghi nhớ hợp tác khai thác với VTRE trong khuôn khổ dự án trị giá khoảng 100 triệu USD.
Mặc dù các vấn đề pháp lý liên quan đến người đứng đầu VTRE, ông Lưu Anh Tuấn (ghi chú của VSF: Vào tháng 10/2023, ông Lưu Anh Tuấn đã bị buộc tội giả mạo biên lai thuế giá trị gia tăng khi mua bán đất hiếm với Tập đoàn Thái Dương), đã khiến các thương vụ đất hiếm bị đóng băng, Blackstone Minerals vẫn cam kết sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam và cho biết họ sẽ tham gia đấu giá nhượng quyền tại mỏ Đồng Pao khi chính phủ Việt Nam có quyết định mời thầu.
Hiện nay, Việt Nam có kế hoạch khai thác 2,02 triệu tấn đất hiếm/năm từ 10 mỏ trong giai đoạn 2021 - 2030, sau đó tăng lên 2,11 triệu tấn từ 13 mỏ trong giai đoạn 2031 - 2050. Với tham vọng đó, công nghệ và kinh nghiệm của Australia, với tư cách là một trong những nhà sản xuất đất hiếm hàng đầu thế giới và đối tác khoáng sản chiến lược của Việt Nam, có thể giúp Hà Nội tiến nhanh hơn trong nỗ lực đạt được các chỉ tiêu khai thác đã đề ra.
Nhìn lại quá khứ, mặc dù hai nước đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2018, hợp tác giữa Việt Nam và Australia trên các lĩnh vực vẫn còn khá giới hạn, quan hệ kinh tế phát triển tương đối chậm trong khi quan hệ quốc phòng chủ yếu liên quan đến nội dung đào tạo và đối thoại cấp cao. Các hoạt động hợp tác nổi bật giữa hai nước xoay quanh mảng giáo dục và khoa học - công nghệ, nhưng những điểm sáng như vậy vẫn chưa đủ để đưa quan hệ đối tác chiến lược phát triển một cách thực chất.
Ở cấp độ hợp tác mới, lĩnh vực khoáng sản có thể mang đến “làn gió mới” cho quan hệ Việt Nam - Australia, biến nó trở thành đòn bẩy để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại và đầu tư song phương, từ đó làm sâu sắc hơn mức độ hợp tác trên các khía cạnh khác. Trụ cột hợp tác này cũng đáng chú ý trong bối cảnh cả Trung Quốc và Mỹ - lần lượt là hai nhà sản xuất đất hiếm lớn thứ nhất và thứ hai thế giới, đều đang quan tâm đến hợp tác đất hiếm với Việt Nam. Việc lựa chọn Canberra làm đối tác chủ đạo trong lĩnh vực khoáng sản thay vì Washington hay Bắc Kinh sẽ giúp Hà Nội giảm bớt áp lực phải “chọn bên” giữa hai siêu cường.
Định vị hợp tác cường quốc tầm trung
Trong số các đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, hơn một nửa là các cường quốc tầm trung (Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia). Hà Nội cũng được cho là đang xem xét nâng cấp quan hệ với Singapore và Indonesia lên cấp độ tương tự. Điều này cho thấy Việt Nam không chỉ quan tâm đến việc duy trì sự cân bằng trong quan hệ với các nước lớn, mà còn tích cực hợp tác với các cường quốc tầm trung ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, trong đó bao gồm Australia.
Australia là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam thiết lập cơ chế đối thoại cấp cao thường kỳ trong lĩnh vực năng lượng và khoáng sản. Xem xét quan hệ hai nước dưới góc độ hợp tác cường quốc tầm trung, khoáng sản có thể là một lĩnh vực hợp tác chuyên biệt (niche) giàu tiềm năng để làm nền tảng hoặc động lực cho một khuôn khổ đối tác chiến lược toàn diện giữa Hà Nội và Canberra được triển khai theo hướng thực chất và toàn diện.
Theo nghiên cứu của các học giả Việt Nam, ngoại giao chuyên biệt (niche diplomacy) là phương thức hợp tác thường được triển khai bởi các cường quốc tầm trung, và cũng được cho là hướng đi, ưu tiên mới của ngoại giao Việt Nam đến năm 2030. Trong đó, Việt Nam - trong tư cách một cường quốc tầm trung sẽ hướng đến hợp tác với các quốc gia cùng thang bậc quyền lực trong một thị trường “ngách” mà ở đó hai bên có lợi thế tương đồng, với mục tiêu tương tự nhau, nhất là đa dạng hoá quan hệ đối ngoại (với ưu tiên thắt chặt quan hệ với các quốc gia cùng chí hướng) để giảm áp lực từ cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia đang thúc đẩy chiến lược đa dạng hóa chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc và hạn chế tác động kinh tế - chính trị từ cuộc cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh, sự hợp lực giữa Việt Nam và Australia trong ngành đất hiếm cũng như các ngành khoáng sản chiến lược khác không chỉ có ý nghĩa kinh tế đối với riêng hai nước, mà còn đóng góp tích cực cho an ninh chuỗi cung ứng khoáng sản ở cấp độ toàn cầu.
Tuy nhiên, khi xúc tiến hợp tác khoáng sản, nhất là đất hiếm, với Australia, Việt Nam cũng cần thận trọng dò xét phản ứng từ phía Trung Quốc để tránh gửi sai thông điệp đến quốc gia láng giềng, rằng Hà Nội đang muốn phối hợp với Canberra để trở thành đối trọng với Bắc Kinh trong các ngành khoáng sản chiến lược. Để lĩnh vực hợp tác mới với Australia không làm “mếch lòng” Trung Quốc, Việt Nam cần có các diễn ngôn ngoại giao khéo léo liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, tăng cường đối thoại với Bắc Kinh và tìm cách đa dạng hoá đối tác trong lĩnh vực khoáng sản cũng là điều Hà Nội nên xem xét.
Từ khoá: Việt Nam - Australia hợp tác khoáng sản cường quốc tầm trung đối tác chiến lược toàn diện