Làm thế nào để “chấm điểm” chính sách đối ngoại của tổng thống Mỹ?
“Người Mỹ liên tục đưa ra những đánh giá có tính đạo đức về các tổng thống và chính sách đối ngoại” (tr. x).


Cuốn sách “Do Morals Matter?: Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump” (tạm dịch: “Đạo đức có quan trọng? Các tổng thống và chính sách đối ngoại từ FDR đến Trump”) được xuất bản vào năm 2020 bởi giáo sư Joseph S. Nye, người đã quá quen thuộc với các nghiên cứu về quyền lực mềm (soft power) trong quan hệ quốc tế.
Lần này, Nye chạm vào một trong những chủ đề thú vị nhưng không kém phần phức tạp: đạo đức. Vì sao “đạo đức” lại có tính “vấn đề”? Trước hết, đạo đức hiện diện rộng khắp trong hầu như tất cả các cân nhắc hành động, dù tính sáng rõ của nó có thể không rõ ràng. Đạo đức cũng gắn liền với cảm quan mang tính nhị nguyên: đúng - sai, tốt - xấu. Các tranh cãi xung quanh việc xem xét một hành vi có thể hiện các giá trị hay kỳ vọng về đạo đức hay không là không kể xiết. Sau nữa, và có lẽ “đau đầu” hơn là, lấy cơ sở hay công cụ nào để đánh giá một việc làm là có “đạo đức” (hay ngược lại)?
Cuốn sách của Nye có bố cục rõ ràng. Trước tiên, Nye giới thiệu các vấn đề thuộc về nền tảng trong chính sách đối ngoại Mỹ như chủ nghĩa đạo đức của Mỹ, chủ nghĩa biệt lệ, chủ nghĩa tự do kiểu Wilson, và trật tự quốc tế tự do hậu Chiến tranh Lạnh. Từ đây, độc giả sẽ hiểu được những khía cạnh khiến chính sách đối ngoại Mỹ quan trọng và thú vị; và những mảnh ghép mà Nye chọn là cần thiết vì chúng hữu ích cho việc nắm bắt sự “tiến hoá” trong tư duy đối ngoại của siêu cường này. Thú vị là, bạn không nhất thiết phải là một chuyên gia về quan hệ quốc tế để có thể nắm bắt những vấn đề trên.
Tiếp đến, như bất kỳ học giả thận trọng và nghiêm túc nào, Nye bàn về các khía cạnh liên quan đến đạo đức. Ông cũng như truy nguyên nguồn gốc triết học và các tương đồng lẫn khác biệt trong quan điểm của những nhà triết học chính trị tiền bối như Immanuel Kant, Jeremy Bentham và John Stuart Mill, thậm chí là Aristotle, về các vấn đề như bản chất người, đức hạnh, lẽ phải, trách nhiệm, tôn giáo, cho đến các phán đoán và “tiêu chuẩn kép” về đạo đức. Nhưng với sự tiết chế, Nye không “nhồi nhét” các vấn đề lý luận hay “khoe khoang” vốn hiểu biết của mình. Thay vào đó, ông chỉ cố gắng giúp người đọc hiểu thêm về “đạo đức” thông qua khơi gợi suy nghĩ sâu sắc hơn về chủ đề này.
Nhưng làm sao để đánh giá các hành vi đối ngoại là “đạo đức”? Và nếu một quyết sách đối ngoại có “đạo đức”, thì tại sao, và “đạo đức” đến mức nào? Để tìm lời giải cho các câu hỏi hóc búa này, Nye thiết lập một bảng điểm 3 chiều (3D scorecard approach) bao gồm ý định (intentions), phương tiện (means), và kết quả (consequences) để đánh giá tính đạo đức trong hành động của các tổng thống Mỹ. Ở mỗi khía cạnh, Nye cung cấp các tiêu chí, mà ông gọi là “Checklist”, để làm cơ sở hiểu rõ hơn về 3 chiều kích phục vụ cho việc đánh giá tính đạo đức của các quyết định về chính sách đối ngoại.
Nhưng Nye cũng nhấn mạnh rằng 3 lăng kính này phải được xem xét một cách tổng hợp dựa sự cân nhắc và cân bằng, thay vì nhìn nhận chúng một cách riêng rẽ. Trong một bài phỏng vấn vào tháng 6/2020, ông nhấn mạnh phải xem xét cả 3 khía cạnh trên như một “gói” (package) có tính “toàn thể” vì một chính sách đối ngoại tốt “không chỉ bao gồm động cơ mà còn cả phương tiện và kết quả”.
Điều này là cần thiết, vì lẽ, các tuyên bố hay mục tiêu về đối ngoại có thể thể hiện rõ các giá trị đạo đức như phục vụ cho lợi ích quốc gia của Mỹ, tôn trọng nhân quyền, tăng cường chủ nghĩa đa phương… nhưng sau rốt, tính đạo đức của chúng dựa trên việc các chính sách được thực thi ra sao. Nói cách khác, có một khoảng cách, đôi khi là khá lớn, giữa kỳ vọng và kết quả, khiến việc xem xét toàn diện trở nên quan trọng. Chẳng hạn, Tổng thống Lyndon B. Johnson và Richard M. Nixon mong muốn bảo vệ chính quyền miền Nam Việt Nam khỏi sự cai trị bởi những người Cộng sản, nhưng rốt cuộc, Johnson – dù không muốn bị coi là “một kẻ nhút nhát” (coward) – lại “sa lầy” và kéo dài cuộc chiến, trong khi Nixon – mỉa mai thay – ca ngợi quyết định chấm dứt sự can dự trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam là “hoà bình trong danh dự” (peace with honor).
Sau đề xuất và lý giải việc áp dụng cách tiếp cận thẻ điểm, giáo sư Nye cung cấp những chính sách căn bản và nổi bật của 14 đời tổng thống Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ Franklin D. Roosevelt đến Donald J. Trump (ở nhiệm kỳ thứ nhất), và “chấm điểm” các quyết định của các tổng thống về đạo đức trên cơ sở xem xét chúng trong các điều kiện và bối cảnh lịch sử cụ thể. Đây là nội dung giàu tri thức và kiến giải về lịch sử, chính trị, văn hoá – xã hội mà Nye đã dày công xây dựng.
Bạn đọc cũng có thể đặt câu hỏi rằng liệu cách tiếp cận thẻ điểm có là câu trả lời tốt nhất cho việc đánh giá các hành vi đạo đức của các tổng thống Mỹ. Bạn có lý khi hoài nghi. Chính Nye cũng nhận ra đây không phải là cách giải thích hay đánh giá tốt nhất khi ông khẳng định: “Phương pháp thẻ điểm 3D này khó có thể giải quyết mọi vấn đề, nhưng nó khuyến khích chúng ta xem xét mọi khía cạnh trong hành động của một tổng thống khi chúng ta so sánh” (tr. 37). Như vậy, trước khi chúng ta có thể tìm ra một cách đánh giá tốt hơn hay toàn diện hơn thì cách tiếp cận của Nye là đóng góp quan trọng trong nỗ lực “chấm điểm” các giá trị đạo đức trong chính sách đối ngoại của các tổng thống Mỹ.
Trên hết, Nye chỉ ra rằng người đứng đầu Nhà Trắng không phải bao giờ cũng chịu sự tác động cứng nhắc của hệ thống quốc tế hay các khuôn khổ pháp lý và các cơ chế ra quyết định. Thay vào đó, các tổng thống Mỹ hoàn toàn có năng lực phán đoán và khả năng đưa ra quyết định về chính sách, thậm chí trong những tình huống khó khăn. Được tin cậy và ở “chốt chặn cuối cùng” khi đưa ra các chính sách đối ngoại khó khăn, tổng thống phải có trí thông minh ngữ cảnh (contextual intelligence) để hiểu sự phức tạp của các tình huống, từ đó đưa ra các quyết định thận trọng. Tuy nhiên, tầm nhìn chiến lược và kỹ năng lãnh đạo cũng rất quan trọng, vì theo Nye, “đối với các tổng thống, sự thận trọng là đức tính cần thiết cho một chính sách đối ngoại tốt, nhưng chưa đủ” (tr. 41). Trên hết, các quyết định đạo đức về chính sách đối ngoại là đầy thử thách vì nó bao hàm cả trực giác và lý trí (tr. 184).
Giáo sư Nye cũng dẫn ra ví dụ về tầm quan trọng của việc “không hành động” (nonactions) và ý nghĩa của nó đối với các hệ luỵ về đạo đức. Đơn cử là trường hợp Tổng thống Mỹ Harry S. Truman sẵn sàng chấp nhận tình thế bế tắc ở Triều Tiên thay vì sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự phản công của Trung Quốc, bất chấp đề xuất của tư lệnh khu vực Mỹ lúc bấy giờ là Tướng Douglas MacArthur. Dù tồn tại những tranh cãi xung quanh mục tiêu tối hậu trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thập niên 50 của thế kỷ trước, việc Tổng thống Truman ưu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân như phương tiện răn đe về ngoại giao và “không hành động” (không sử dụng vũ khí hạt nhân) để chống lại áp lực từ Trung Quốc trong lúc Mỹ chiếm ưu thế về hạt nhân đã giúp thế giới tránh hậu quả của một cuộc chiến tranh mà mức độ khủng khiếp của nó là khó tưởng tượng được. Do đó, quyết định của Truman có thể được ca ngợi vì nó ngăn ngừa bi kịch về một thảm hoạ từ một hành động vô đạo đức.
Trong phần cuối cùng về “Chính sách đối ngoại và những lựa chọn tương lai”, Nye khẳng định những lựa chọn về đạo đức không thể tách rời khỏi chính sách đối ngoại (tr. 181). Và dù bạn đọc có thể tranh cãi về cách mà Nye “chấm điểm” các tổng thống Mỹ (chẳng hạn như Nye đã chỉ trích quá mức Tổng thống Trump, dẫn đến hoài nghi rằng ông có cái nhìn thiên kiến về Trump) thì chính Nye cũng khẳng định thẻ điểm có ý nghĩa “minh họa” (illustrative) hơn là “quyết định” (definitive).
Bạn đọc cũng sẽ không ngạc nhiên khi Nye, vốn ủng hộ chủ nghĩa tự do, cho rằng bên cạnh sức mạnh về kinh tế và quân sự thì các giá trị tự do (liberal values) và quyền lực mềm về sự thu hút (attraction) là rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến các phương tiện mà các tổng thống sử dụng. Theo Nye, quyền lực mềm sẽ tiếp tục là cơ sở để đánh giá tính “đạo đức” và tính chính danh (legitimacy) trong chính sách của các tổng thống Mỹ.
Cuối cùng, Nye cho rằng tham vọng của Trung Quốc, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, xu hướng dân số giảm, sự phức tạp của an ninh mạng, sự trỗi dậy của các chủ thể phi quốc gia (chẳng hạn như các cá nhân và các công ty tư nhân), cùng các loại vũ khí phức tạp với tính sát thương cao, hay trí tuệ nhân tạo sẽ thử thách sức dẻo dai của Mỹ trong việc duy trì trật tự và các thể chế quốc tế cũng như giữ được quan hệ gắn kết với đồng minh. Tiếp theo, Nye kết luận rằng trật tự quốc tế phụ thuộc vào khả năng mà một quốc gia dẫn đầu kết hợp quyền lực và tính chính danh. Lần nữa, đạo đức giữ vai trò quan trọng vì chúng là “một phần bí mật của một trật tự quốc tế thành công” (tr. 217).
Ở cuối cuốn sách, Nye lập luận Mỹ sẽ phải vượt lên các thách thức cả trong và ngoài nước thông qua thực thi quyền lực cùng với những nước khác, vì không quốc gia nào có thể giải quyết các thách thức một mình. Nye cũng nhắn nhủ rằng Mỹ cần vượt lên nền chính trị bản địa bài ngoại vốn đang thu hẹp tầm nhìn đạo đức của siêu cường này.
Mục tiêu quan trọng nhất của Nye trong cuốn sách này có lẽ là để khẳng định rằng: cùng với quyền lực cứng (hard power) thì quyền lực mềm (soft power) giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì chúng giúp tạo nên giá trị đạo đức và tính chính danh cho chính sách đối ngoại.
Tóm lại, Do Morals Matter? là cuốn sách cần thiết cho bất cứ ai mong muốn tìm hiểu về cách mà các cân nhắc về đạo đức đã tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Lý do khá đơn giản. Trong khi có khá nhiều nghiên cứu đi sâu vào lịch sử và các khía cạnh mang tính vấn đề trong chính sách đối ngoại Mỹ (như nhân quyền, vũ khí hạt nhân, khủng bố, viện trợ...) thì người ta lại mong mỏi tìm thấy một khuôn khổ để có thể “chấm điểm” chính sách của các tổng thống Mỹ. Nye đã làm được điều này. Và dù bạn có đồng tình với các đánh giá của Nye hay không, thì chí ít, việc suy nghĩ về các nhận định và đánh giá của tác giả cũng đã khuyến khích đối thoại xây dựng giữa người đọc và người viết.

Cuốn sách “Do Morals Matter?: Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump” (tạm dịch: “Đạo đức có quan trọng? Các tổng thống và chính sách đối ngoại từ FDR đến Trump”) được xuất bản vào năm 2020 bởi giáo sư Joseph S. Nye, người đã quá quen thuộc với các nghiên cứu về quyền lực mềm (soft power) trong quan hệ quốc tế.
Lần này, Nye chạm vào một trong những chủ đề thú vị nhưng không kém phần phức tạp: đạo đức. Vì sao “đạo đức” lại có tính “vấn đề”? Trước hết, đạo đức hiện diện rộng khắp trong hầu như tất cả các cân nhắc hành động, dù tính sáng rõ của nó có thể không rõ ràng. Đạo đức cũng gắn liền với cảm quan mang tính nhị nguyên: đúng - sai, tốt - xấu. Các tranh cãi xung quanh việc xem xét một hành vi có thể hiện các giá trị hay kỳ vọng về đạo đức hay không là không kể xiết. Sau nữa, và có lẽ “đau đầu” hơn là, lấy cơ sở hay công cụ nào để đánh giá một việc làm là có “đạo đức” (hay ngược lại)?
Cuốn sách của Nye có bố cục rõ ràng. Trước tiên, Nye giới thiệu các vấn đề thuộc về nền tảng trong chính sách đối ngoại Mỹ như chủ nghĩa đạo đức của Mỹ, chủ nghĩa biệt lệ, chủ nghĩa tự do kiểu Wilson, và trật tự quốc tế tự do hậu Chiến tranh Lạnh. Từ đây, độc giả sẽ hiểu được những khía cạnh khiến chính sách đối ngoại Mỹ quan trọng và thú vị; và những mảnh ghép mà Nye chọn là cần thiết vì chúng hữu ích cho việc nắm bắt sự “tiến hoá” trong tư duy đối ngoại của siêu cường này. Thú vị là, bạn không nhất thiết phải là một chuyên gia về quan hệ quốc tế để có thể nắm bắt những vấn đề trên.
Tiếp đến, như bất kỳ học giả thận trọng và nghiêm túc nào, Nye bàn về các khía cạnh liên quan đến đạo đức. Ông cũng như truy nguyên nguồn gốc triết học và các tương đồng lẫn khác biệt trong quan điểm của những nhà triết học chính trị tiền bối như Immanuel Kant, Jeremy Bentham và John Stuart Mill, thậm chí là Aristotle, về các vấn đề như bản chất người, đức hạnh, lẽ phải, trách nhiệm, tôn giáo, cho đến các phán đoán và “tiêu chuẩn kép” về đạo đức. Nhưng với sự tiết chế, Nye không “nhồi nhét” các vấn đề lý luận hay “khoe khoang” vốn hiểu biết của mình. Thay vào đó, ông chỉ cố gắng giúp người đọc hiểu thêm về “đạo đức” thông qua khơi gợi suy nghĩ sâu sắc hơn về chủ đề này.
Nhưng làm sao để đánh giá các hành vi đối ngoại là “đạo đức”? Và nếu một quyết sách đối ngoại có “đạo đức”, thì tại sao, và “đạo đức” đến mức nào? Để tìm lời giải cho các câu hỏi hóc búa này, Nye thiết lập một bảng điểm 3 chiều (3D scorecard approach) bao gồm ý định (intentions), phương tiện (means), và kết quả (consequences) để đánh giá tính đạo đức trong hành động của các tổng thống Mỹ. Ở mỗi khía cạnh, Nye cung cấp các tiêu chí, mà ông gọi là “Checklist”, để làm cơ sở hiểu rõ hơn về 3 chiều kích phục vụ cho việc đánh giá tính đạo đức của các quyết định về chính sách đối ngoại.
Nhưng Nye cũng nhấn mạnh rằng 3 lăng kính này phải được xem xét một cách tổng hợp dựa sự cân nhắc và cân bằng, thay vì nhìn nhận chúng một cách riêng rẽ. Trong một bài phỏng vấn vào tháng 6/2020, ông nhấn mạnh phải xem xét cả 3 khía cạnh trên như một “gói” (package) có tính “toàn thể” vì một chính sách đối ngoại tốt “không chỉ bao gồm động cơ mà còn cả phương tiện và kết quả”.
Điều này là cần thiết, vì lẽ, các tuyên bố hay mục tiêu về đối ngoại có thể thể hiện rõ các giá trị đạo đức như phục vụ cho lợi ích quốc gia của Mỹ, tôn trọng nhân quyền, tăng cường chủ nghĩa đa phương… nhưng sau rốt, tính đạo đức của chúng dựa trên việc các chính sách được thực thi ra sao. Nói cách khác, có một khoảng cách, đôi khi là khá lớn, giữa kỳ vọng và kết quả, khiến việc xem xét toàn diện trở nên quan trọng. Chẳng hạn, Tổng thống Lyndon B. Johnson và Richard M. Nixon mong muốn bảo vệ chính quyền miền Nam Việt Nam khỏi sự cai trị bởi những người Cộng sản, nhưng rốt cuộc, Johnson – dù không muốn bị coi là “một kẻ nhút nhát” (coward) – lại “sa lầy” và kéo dài cuộc chiến, trong khi Nixon – mỉa mai thay – ca ngợi quyết định chấm dứt sự can dự trực tiếp của Mỹ tại Việt Nam là “hoà bình trong danh dự” (peace with honor).
Sau đề xuất và lý giải việc áp dụng cách tiếp cận thẻ điểm, giáo sư Nye cung cấp những chính sách căn bản và nổi bật của 14 đời tổng thống Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, từ Franklin D. Roosevelt đến Donald J. Trump (ở nhiệm kỳ thứ nhất), và “chấm điểm” các quyết định của các tổng thống về đạo đức trên cơ sở xem xét chúng trong các điều kiện và bối cảnh lịch sử cụ thể. Đây là nội dung giàu tri thức và kiến giải về lịch sử, chính trị, văn hoá – xã hội mà Nye đã dày công xây dựng.
Bạn đọc cũng có thể đặt câu hỏi rằng liệu cách tiếp cận thẻ điểm có là câu trả lời tốt nhất cho việc đánh giá các hành vi đạo đức của các tổng thống Mỹ. Bạn có lý khi hoài nghi. Chính Nye cũng nhận ra đây không phải là cách giải thích hay đánh giá tốt nhất khi ông khẳng định: “Phương pháp thẻ điểm 3D này khó có thể giải quyết mọi vấn đề, nhưng nó khuyến khích chúng ta xem xét mọi khía cạnh trong hành động của một tổng thống khi chúng ta so sánh” (tr. 37). Như vậy, trước khi chúng ta có thể tìm ra một cách đánh giá tốt hơn hay toàn diện hơn thì cách tiếp cận của Nye là đóng góp quan trọng trong nỗ lực “chấm điểm” các giá trị đạo đức trong chính sách đối ngoại của các tổng thống Mỹ.
Trên hết, Nye chỉ ra rằng người đứng đầu Nhà Trắng không phải bao giờ cũng chịu sự tác động cứng nhắc của hệ thống quốc tế hay các khuôn khổ pháp lý và các cơ chế ra quyết định. Thay vào đó, các tổng thống Mỹ hoàn toàn có năng lực phán đoán và khả năng đưa ra quyết định về chính sách, thậm chí trong những tình huống khó khăn. Được tin cậy và ở “chốt chặn cuối cùng” khi đưa ra các chính sách đối ngoại khó khăn, tổng thống phải có trí thông minh ngữ cảnh (contextual intelligence) để hiểu sự phức tạp của các tình huống, từ đó đưa ra các quyết định thận trọng. Tuy nhiên, tầm nhìn chiến lược và kỹ năng lãnh đạo cũng rất quan trọng, vì theo Nye, “đối với các tổng thống, sự thận trọng là đức tính cần thiết cho một chính sách đối ngoại tốt, nhưng chưa đủ” (tr. 41). Trên hết, các quyết định đạo đức về chính sách đối ngoại là đầy thử thách vì nó bao hàm cả trực giác và lý trí (tr. 184).
Giáo sư Nye cũng dẫn ra ví dụ về tầm quan trọng của việc “không hành động” (nonactions) và ý nghĩa của nó đối với các hệ luỵ về đạo đức. Đơn cử là trường hợp Tổng thống Mỹ Harry S. Truman sẵn sàng chấp nhận tình thế bế tắc ở Triều Tiên thay vì sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn sự phản công của Trung Quốc, bất chấp đề xuất của tư lệnh khu vực Mỹ lúc bấy giờ là Tướng Douglas MacArthur. Dù tồn tại những tranh cãi xung quanh mục tiêu tối hậu trong chính sách đối ngoại của Mỹ trong thập niên 50 của thế kỷ trước, việc Tổng thống Truman ưu tiên sử dụng vũ khí hạt nhân như phương tiện răn đe về ngoại giao và “không hành động” (không sử dụng vũ khí hạt nhân) để chống lại áp lực từ Trung Quốc trong lúc Mỹ chiếm ưu thế về hạt nhân đã giúp thế giới tránh hậu quả của một cuộc chiến tranh mà mức độ khủng khiếp của nó là khó tưởng tượng được. Do đó, quyết định của Truman có thể được ca ngợi vì nó ngăn ngừa bi kịch về một thảm hoạ từ một hành động vô đạo đức.
Trong phần cuối cùng về “Chính sách đối ngoại và những lựa chọn tương lai”, Nye khẳng định những lựa chọn về đạo đức không thể tách rời khỏi chính sách đối ngoại (tr. 181). Và dù bạn đọc có thể tranh cãi về cách mà Nye “chấm điểm” các tổng thống Mỹ (chẳng hạn như Nye đã chỉ trích quá mức Tổng thống Trump, dẫn đến hoài nghi rằng ông có cái nhìn thiên kiến về Trump) thì chính Nye cũng khẳng định thẻ điểm có ý nghĩa “minh họa” (illustrative) hơn là “quyết định” (definitive).
Bạn đọc cũng sẽ không ngạc nhiên khi Nye, vốn ủng hộ chủ nghĩa tự do, cho rằng bên cạnh sức mạnh về kinh tế và quân sự thì các giá trị tự do (liberal values) và quyền lực mềm về sự thu hút (attraction) là rất quan trọng vì chúng ảnh hưởng đến các phương tiện mà các tổng thống sử dụng. Theo Nye, quyền lực mềm sẽ tiếp tục là cơ sở để đánh giá tính “đạo đức” và tính chính danh (legitimacy) trong chính sách của các tổng thống Mỹ.
Cuối cùng, Nye cho rằng tham vọng của Trung Quốc, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, xu hướng dân số giảm, sự phức tạp của an ninh mạng, sự trỗi dậy của các chủ thể phi quốc gia (chẳng hạn như các cá nhân và các công ty tư nhân), cùng các loại vũ khí phức tạp với tính sát thương cao, hay trí tuệ nhân tạo sẽ thử thách sức dẻo dai của Mỹ trong việc duy trì trật tự và các thể chế quốc tế cũng như giữ được quan hệ gắn kết với đồng minh. Tiếp theo, Nye kết luận rằng trật tự quốc tế phụ thuộc vào khả năng mà một quốc gia dẫn đầu kết hợp quyền lực và tính chính danh. Lần nữa, đạo đức giữ vai trò quan trọng vì chúng là “một phần bí mật của một trật tự quốc tế thành công” (tr. 217).
Ở cuối cuốn sách, Nye lập luận Mỹ sẽ phải vượt lên các thách thức cả trong và ngoài nước thông qua thực thi quyền lực cùng với những nước khác, vì không quốc gia nào có thể giải quyết các thách thức một mình. Nye cũng nhắn nhủ rằng Mỹ cần vượt lên nền chính trị bản địa bài ngoại vốn đang thu hẹp tầm nhìn đạo đức của siêu cường này.
Mục tiêu quan trọng nhất của Nye trong cuốn sách này có lẽ là để khẳng định rằng: cùng với quyền lực cứng (hard power) thì quyền lực mềm (soft power) giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì chúng giúp tạo nên giá trị đạo đức và tính chính danh cho chính sách đối ngoại.
Tóm lại, Do Morals Matter? là cuốn sách cần thiết cho bất cứ ai mong muốn tìm hiểu về cách mà các cân nhắc về đạo đức đã tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ. Lý do khá đơn giản. Trong khi có khá nhiều nghiên cứu đi sâu vào lịch sử và các khía cạnh mang tính vấn đề trong chính sách đối ngoại Mỹ (như nhân quyền, vũ khí hạt nhân, khủng bố, viện trợ...) thì người ta lại mong mỏi tìm thấy một khuôn khổ để có thể “chấm điểm” chính sách của các tổng thống Mỹ. Nye đã làm được điều này. Và dù bạn có đồng tình với các đánh giá của Nye hay không, thì chí ít, việc suy nghĩ về các nhận định và đánh giá của tác giả cũng đã khuyến khích đối thoại xây dựng giữa người đọc và người viết.
Từ khoá: Joseph Nye tổng thống Mỹ điểm sách Do Morals Matter?: Presidents and Foreign Policy from FDR to Trump Donald Trump