Quan hệ quốc phòng Nga - Ấn: Vẫn tiến triển dù còn thách thức
Nga kiên trì quyến rũ Ấn Độ bằng chiến thuật chuyển giao công nghệ để giữ lửa cho hợp tác quốc phòng.


Mối quan hệ truyền thống
Nhiều thập kỷ qua, Nga là nhà cung cấp quốc phòng chính của Ấn Độ. Lục quân của New Delhi hiện sở hữu khoảng 2.400 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, 1.000 xe tăng T-90, 2.400 xe chiến đấu bộ binh BMP-2, 150 hệ thống phóng tên lửa đa năng BM-21, 42 hệ thống pháo phản lực tự hành hạng nặng BM-30 Smerch, cùng hàng chục hệ thống phòng không có nguồn gốc từ Nga.
Trong khi đó, Hải quân Ấn Độ đang sở hữu bảy tàu ngầm tấn công lớp Sindhughosh, một tàu sân bay lớp Vikrant, ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Rajput, sáu tàu khu trục nhỏ lớp Talwar, một tàu hộ tống lớp Abhay, ba tàu đổ bộ lớp Kumbhir, và một tàu tiếp liệu lớp Jyoti. Tất cả đều có nguồn gốc từ Nga. Hải quân Ấn Độ cũng sử dụng hơn 40 máy bay chiến đấu đa năng MiG-29, ba máy bay tuần tra Il-38 và hàng chục trực thăng Ka-28 do Nga sản xuất.
Cùng với Lục quân và Hải quân, Không quân cũng sở hữu hàng loạt vũ khí có liên quan đến Nga. Đó là hơn 60 chiếc MiG-29, 50 chiếc MiG-21, 260 tiêm kích Su-30MKI, 6 máy bay tiếp dầu trên không Il-78, 17 máy bay vận tải hạng nặng Il-76, hơn 100 máy bay vận tải hạng trung An-32, hơn 10 biến thể trực thăng tấn công Mi-24, và hơn 200 máy bay trực thăng vận tải Mi-17.
Theo Alexander Mikheev, Tổng Giám đốc tập đoàn Rosoboronexport (nhà xuất khẩu vũ khí thuộc nhà nước Nga), giá trị hợp đồng mua bán vũ khí giữa Moscow và New Delhi trong giai đoạn 1947 - 2005 là 30 tỷ USD, còn 2005 - 2025 là 50 tỷ USD.
Các con số cho thấy triển vọng của quan hệ quốc phòng song phương, nhưng sự phụ thuộc của Ấn Độ vào thiết bị quân sự của Nga đang dần bị xói mòn sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022. Hai tháng sau khi chiến sự bùng phát, New Delhi quyết định hủy bỏ kế hoạch mua 48 máy bay trực thăng Mi-17 V5 từ Moscow, với lý do muốn tập trung thúc đẩy sản xuất nội địa. Đến tháng 5/2022, New Delhi quyết định tạm dừng các cuộc đàm phán với Rosoboronexport về việc mua 10 trực thăng cảnh báo sớm trên không Kamov Ka-31, trị giá 520 triệu USD, do lo ngại vướng vào các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Bên cạnh đó, Ấn Độ bắt đầu hướng sự chú ý ra các đối tác ngoài Nga để đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Tháng 10/2023, quốc gia Nam Á này đã khởi động tiến trình mua 26 máy bay chiến đấu Rafale Marine của Pháp, và hiện mong muốn kết thúc đàm phán, hoàn tất hợp đồng vào cuối năm tài chính hiện tại, cụ thể là trước ngày 31/3/2025. Bên cạnh đó, sau nhiều năm trì hoãn, Ấn Độ có kế hoạch tái khởi động đàm phán với chính quyền Donald Trump để mua thêm sáu máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-8I.
Những động thái của Ấn Độ không chỉ đơn thuần là phản ứng đối với những hạn chế về chuỗi cung ứng của Nga, quốc gia đang vướng các lệnh trừng phạt của phương Tây, mà còn là một sự hiệu chỉnh mang tính chiến lược. Bằng cách đa dạng hóa quan hệ đối tác quốc phòng, New Delhi hướng tới tăng cường năng lực công nghệ và tránh phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp đơn lẻ nào, nhất là khi đối tác lớn nhất - Nga - đang gặp bất ổn địa chính trị.
Nga không bỏ cuộc
Bất chấp những trở ngại, Nga vẫn tích cực triển khai các hoạt động “quyến rũ” để duy trì chỗ đứng tại thị trường Ấn Độ. Giữa năm ngoái, Moscow và New Delhi đã tiến tới những bước cuối cùng nhằm hoàn tất thành lập một liên doanh giữa đôi bên. Liên doanh này sẽ tập trung vào việc bảo trì và sửa chữa các hệ thống phòng không S-400 ở Ấn Độ, đồng thời đặt mục tiêu thành lập hai trung tâm bảo dưỡng và bắt đầu sản xuất phụ tùng tại quốc gia Nam Á này vào năm 2028. Sau đó, Nga cũng hứa sẽ chuyển giao hai hệ thống phòng không S-400 cuối cùng cho Ấn Độ vào năm 2025 (trước đó đã bàn giao ba hệ thống).
Ngày 6/2, Ấn Độ đã ký hợp đồng với Nga để mua tên lửa hành trình chống hạm. Dù hai bên không tiết lộ thêm những chi tiết khác của thỏa thuận, nhưng các tên lửa này được cho là sẽ phục vụ cho tàu ngầm lớp Sindhughosh của Hải quân Ấn Độ. Bên cạnh đó, mẫu tên lửa được bán cho New Delhi cũng được dự đoán là Klub-S (phiên bản xuất khẩu của tên lửa chống hạm 3M-54 Kalibr), có khả năng tấn công chính xác ở tầm xa, với tầm bắn tối đa 300km. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có thể mua tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, có thể di chuyển với tốc độ Mach 9 (khoảng 11.113km/h), và tấn công đối thủ từ khoảng cách hơn 965km.
Chưa dừng lại ở đó, tại triển lãm hàng hàng không vũ trụ Aero India 2025 diễn ra từ ngày 10 - 14/2, Nga đã mang đến hơn 500 sản phẩm quốc phòng từ 10 công ty lớn của nước này, trở thành một trong những quốc gia có sự tham gia lớn nhất tại sự kiện. Moscow đã trưng bày các tên lửa như RVV-MD2 và RVV-B (tấn công các mục tiêu trên không), Kh-35UE (phá hủy tàu chiến và tàu vận tải), Kh-38MLE (tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất), Kh-58UShKE (phá hủy các radar phòng không), và Kh-69 (tên lửa hành trình tàng hình thế hệ mới).
Siêu cường này cũng mang đến máy bay tiếp nhiên liệu IL-78MK-90A, có thể nhanh chóng chuyển đổi thành các phiên bản vận tải, vệ sinh, chữa cháy và bệnh viện y tế khi cần thiết. Hệ thống phòng không và tên lửa đất đối không tầm trung tự động Pantsir-S1 là một sản phẩm đáng chú ý khác.
Tuy vậy, điểm nhấn lớn nhất mà Moscow mang đến chính là tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57. Nga mang đến Aero India 2025 hai nguyên mẫu Su-57E, với một chiếc dùng để thực hiện các cuộc trình diễn trên không, và chiếc còn lại phục vụ cho việc trưng bày. Không chỉ là máy bay có khả năng tàng hình, Su-57 còn sở hữu các công nghệ hàng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay như radar mảng định pha chủ động, hệ thống hỗ trợ phi công, hàng loạt cảm biến và vũ khí hàng không hiện đại. Thậm chí, Phó giám đốc Cơ quan Liên bang Nga về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Mikhail Babich khẳng định Moscow sẵn sàng bắt tay với New Delhi cùng sản xuất Su-57 ngay tại quốc gia Nam Á này, và cam kết chuyển giao toàn bộ công nghệ.
Nhìn chung, các cách tiếp cận ở trên của Nga cho thấy nước này đang cố gắng quyến rũ Ấn Độ bằng việc hứa hẹn cùng hợp tác, rồi tiến tới chuyển giao hoàn toàn công nghệ, điều mà các nhà cung cấp phương Tây thường ít cởi mở hơn nhiều. Sở dĩ Moscow lựa chọn chiến thuật hứa hẹn chuyển giao công nghệ là vì nhiều năm qua New Delhi theo đuổi chiến lược tự lực về sản xuất quốc phòng (tên chính thức là “Atmanirbhar Bharat in Defence”).
Thêm vào đó, việc hợp tác về sửa chữa, bảo trì hệ thống phòng không S-400, bán tên lửa chống hạm, và đề xuất sản xuất Su-57 tại Ấn Độ có thể là cách mà Nga cố gắng đánh vào tâm lý của Ấn Độ. Bởi dù nỗ lực tự lực, New Delhi vẫn chưa thể tự tạo ra các vũ khí như trên. Ngoài ra, với riêng Su-57, đề nghị của Nga dường như đang nhắm vào cảm giác bất an chực chờ của Ấn Độ do quá trình hiện đại hóa thần tốc của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Hiện tại, Bắc Kinh đang sở hữu gần 200 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20, và dự kiến một thập kỷ tới sẽ đạt mức 1.000 chiếc. Chưa dừng lại ở đó, đối thủ không đội trời chung của Ấn Độ là Pakistan đang lên kế hoạch mua khoảng 40 chiếc J-35 (cũng là tiêm kích thế hệ thứ năm) từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, chỉ Nga nỗ lực thôi là chưa đủ để “giữ lửa” cho hợp tác quốc phòng Nga - Ấn. Điều quan trọng là chính Ấn Độ cũng có động lực để tiếp tục duy trì mối quan hệ trên, dù cường độ có thể không còn lớn như trước. Bằng chứng là khi Thủ tướng Narendra Modi sang Moscow hồi tháng 7/2024, các thỏa thuận về quốc phòng và vũ khí là một trong nhiều vấn đề được đôi bên thảo luận. Đối với New Delhi, tiếp tục mua vũ khí của Nga là cách nước này có thể đổi lấy công nghệ quân sự, nhằm tạo ra những bước tiến mạnh mẽ hơn cho chương trình tự lực của mình, đặc biệt là khi Trung Quốc và Pakistan ngày càng thắt chặt quan hệ.
Thêm vào đó, bằng việc “lấy lòng” Nga về vũ khí, Ấn Độ sẽ tiếp tục được mua dầu của Nga với giá thấp hơn mức trần giá 60 USD/thùng do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Những năm qua, lượng dầu mà Nga mua từ Ấn Độ đã tăng rất nhanh, với sản lượng chỉ sau Trung Quốc. Để dễ hình dung, chỉ có 2% nhập khẩu dầu của Ấn Độ đến từ Nga hồi năm 2021, nhưng đến tháng 10/2024, con số này đã tăng 20 lần.
Nhưng Ấn Độ khó mua Su-57
Mặc dù Nga đưa ra lời đề nghị rất hấp dẫn về Su-57, song Moscow sẽ khó nhận được cái gật đầu từ Ấn Độ, vì lúc này có thể chưa phải là thời điểm phù hợp. Thay vì mua máy bay từ nước ngoài, New Delhi có vẻ đang muốn dồn nguồn lực của mình vào việc hiện thực hóa hai tham vọng lớn là chương trình Máy bay Chiến đấu Hạng nhẹ (Light Combat Aircraft - LCA), và Máy bay Chiến đấu Hạng trung Tiên tiến (Advanced Medium Combat Aircraft - AMCA).
Năm 2021, Không quân Ấn Độ đã mua 83 chiếc Tejas Mk 1A thuộc LCA để dần thay thế các máy bay MiG-21 cũ, và có kế hoạch bổ sung thêm 97 máy bay khác trong tương lai, để đạt mức tổng cộng là 180 chiếc Mk 1A. Cùng với đó, Ấn Độ đang tập trung phát triển phiên bản Tejas Mk2, với mục tiêu thay thế khoảng 30% đội bay chiến đấu của nước này vào năm 2035, trong đó chủ yếu là thay thế cho những chiếc MiG-29, Mirage 2000 và Jaguar cũ. Phiên bản này dự kiến sẽ có những cải tiến đáng kể về hiệu suất và khả năng chiến đấu.
Trong khi LCA tập trung phát triển máy bay thế hệ thứ tư, thì AMCA nhắm đến phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm. Ấn Độ dự kiến máy bay AMCA sẽ ra mắt vào năm 2035, nặng 25 tấn, tích hợp các tính năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khoang vũ khí trong thân, máy tính đa nhiệm, khả năng quan sát 360 độ và khả năng bay siêu thanh trong thời gian dài. Sau khi ra mắt năm 2035, New Delhi đặt mục tiêu triển khai 120 chiếc AMCA (tương đương sáu phi đội) cho Không quân.
Dù cả LCA và AMCA đều là những dự án đầy tham vọng, thì nhiều hạn chế của chúng khiến Ấn Độ khó mà dư dả ngân sách để sớm nghĩ đến chuyện mua S-57. Trước hết, dự án LCA đã có tuổi đời hơn 40 năm (khởi phát năm 1983), nhưng cho đến nay, Không quân Ấn Độ vẫn chưa chính thức nhận được những chiếc Mk 1A đầu tiên (dù đã mua năm 2021).
Lý do cho sự chậm trễ đến từ khả năng sản xuất hạn chế của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ. Song điều quan trọng nhất cần nhắc đến là quốc gia Nam Á này vẫn chưa thể tự chủ nhiều linh kiện nhập khẩu, đặc biệt là động cơ. Những năm 1980, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (Defence Research & Development Organisation) của Ấn Độ đã khởi động chương trình phát triển động cơ nội địa Kaveri, song sau đó phải hủy bỏ do đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật và nguồn tài trợ.
Việc không có khả năng sản xuất một động cơ nội địa khả thi buộc Ấn Độ phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài như nhà cung cấp động cơ máy bay GE Aerospace (Mỹ). Chẳng hạn, Mk1A dùng động cơ GE F404, còn phiên bản Mk2 sẽ sử dụng động cơ GE F414. Tuy nhiên, khó khăn là chưa dừng lại khi cho đến nay, GE vẫn chưa bàn giao một động cơ nào cho Ấn Độ, với lý do gặp các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện, GE hứa sẽ bắt đầu bàn giao vào tháng 4 năm nay, tức chậm hai năm so với kế hoạch ban đầu.
Ngoài việc phải vướng bận với nhiều vấn đề phát sinh từ chương trình sản xuất nội địa, Ấn Độ có vẻ cũng đang ưu tiên cho tham vọng mua sắm 114 máy bay chiến đấu đa năng (MRFA), là loại máy bay chiến đấu có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như không chiến tầm gần và tầm xa; tấn công mặt đất và mục tiêu trên biển; trinh sát và tác chiến điện tử; tiếp nhiên liệu trên không (nếu có trang bị phù hợp). Trước mắt, Ấn Độ đã đặt mua 36 chiếc Rafale của Pháp, và 12 chiếc Su-30MKI của Nga.
***
Ấn Độ nhiều khả năng sẽ chưa xem Su-57 là mục tiêu cần phải mua trong ngắn hạn. Tuy vậy, hợp tác quốc phòng Ấn - Nga vẫn được duy trì, với những hợp đồng mới được ký kết hoặc đang trong quá trình đàm phán.
Dù sao đi nữa, Nga vẫn đang và rất có thể sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp vũ khí hàng đầu của Ấn Độ, đặc biệt là nhờ chiến thuật bàn giao công nghệ quân sự, điều làm Moscow nổi bật so với Washington và các đồng minh phương Tây. Nhờ đó, Ấn Độ có thêm nền tảng để ngày càng mở rộng chương trình tự lực của mình cũng như nhận được những ưu đãi về thương mại như mua dầu giá rẻ từ Nga. Suy cho cùng, Ấn Độ không chọn phe sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, mà chọn những phương án mang lại lợi ích tối ưu nhất!

Mối quan hệ truyền thống
Nhiều thập kỷ qua, Nga là nhà cung cấp quốc phòng chính của Ấn Độ. Lục quân của New Delhi hiện sở hữu khoảng 2.400 xe tăng chiến đấu chủ lực T-72, 1.000 xe tăng T-90, 2.400 xe chiến đấu bộ binh BMP-2, 150 hệ thống phóng tên lửa đa năng BM-21, 42 hệ thống pháo phản lực tự hành hạng nặng BM-30 Smerch, cùng hàng chục hệ thống phòng không có nguồn gốc từ Nga.
Trong khi đó, Hải quân Ấn Độ đang sở hữu bảy tàu ngầm tấn công lớp Sindhughosh, một tàu sân bay lớp Vikrant, ba tàu khu trục tên lửa dẫn đường lớp Rajput, sáu tàu khu trục nhỏ lớp Talwar, một tàu hộ tống lớp Abhay, ba tàu đổ bộ lớp Kumbhir, và một tàu tiếp liệu lớp Jyoti. Tất cả đều có nguồn gốc từ Nga. Hải quân Ấn Độ cũng sử dụng hơn 40 máy bay chiến đấu đa năng MiG-29, ba máy bay tuần tra Il-38 và hàng chục trực thăng Ka-28 do Nga sản xuất.
Cùng với Lục quân và Hải quân, Không quân cũng sở hữu hàng loạt vũ khí có liên quan đến Nga. Đó là hơn 60 chiếc MiG-29, 50 chiếc MiG-21, 260 tiêm kích Su-30MKI, 6 máy bay tiếp dầu trên không Il-78, 17 máy bay vận tải hạng nặng Il-76, hơn 100 máy bay vận tải hạng trung An-32, hơn 10 biến thể trực thăng tấn công Mi-24, và hơn 200 máy bay trực thăng vận tải Mi-17.
Theo Alexander Mikheev, Tổng Giám đốc tập đoàn Rosoboronexport (nhà xuất khẩu vũ khí thuộc nhà nước Nga), giá trị hợp đồng mua bán vũ khí giữa Moscow và New Delhi trong giai đoạn 1947 - 2005 là 30 tỷ USD, còn 2005 - 2025 là 50 tỷ USD.
Các con số cho thấy triển vọng của quan hệ quốc phòng song phương, nhưng sự phụ thuộc của Ấn Độ vào thiết bị quân sự của Nga đang dần bị xói mòn sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra hồi tháng 2/2022. Hai tháng sau khi chiến sự bùng phát, New Delhi quyết định hủy bỏ kế hoạch mua 48 máy bay trực thăng Mi-17 V5 từ Moscow, với lý do muốn tập trung thúc đẩy sản xuất nội địa. Đến tháng 5/2022, New Delhi quyết định tạm dừng các cuộc đàm phán với Rosoboronexport về việc mua 10 trực thăng cảnh báo sớm trên không Kamov Ka-31, trị giá 520 triệu USD, do lo ngại vướng vào các lệnh trừng phạt của phương Tây.
Bên cạnh đó, Ấn Độ bắt đầu hướng sự chú ý ra các đối tác ngoài Nga để đa dạng hóa nguồn cung vũ khí. Tháng 10/2023, quốc gia Nam Á này đã khởi động tiến trình mua 26 máy bay chiến đấu Rafale Marine của Pháp, và hiện mong muốn kết thúc đàm phán, hoàn tất hợp đồng vào cuối năm tài chính hiện tại, cụ thể là trước ngày 31/3/2025. Bên cạnh đó, sau nhiều năm trì hoãn, Ấn Độ có kế hoạch tái khởi động đàm phán với chính quyền Donald Trump để mua thêm sáu máy bay tuần tra hàng hải tầm xa P-8I.
Những động thái của Ấn Độ không chỉ đơn thuần là phản ứng đối với những hạn chế về chuỗi cung ứng của Nga, quốc gia đang vướng các lệnh trừng phạt của phương Tây, mà còn là một sự hiệu chỉnh mang tính chiến lược. Bằng cách đa dạng hóa quan hệ đối tác quốc phòng, New Delhi hướng tới tăng cường năng lực công nghệ và tránh phụ thuộc vào bất kỳ nhà cung cấp đơn lẻ nào, nhất là khi đối tác lớn nhất - Nga - đang gặp bất ổn địa chính trị.
Nga không bỏ cuộc
Bất chấp những trở ngại, Nga vẫn tích cực triển khai các hoạt động “quyến rũ” để duy trì chỗ đứng tại thị trường Ấn Độ. Giữa năm ngoái, Moscow và New Delhi đã tiến tới những bước cuối cùng nhằm hoàn tất thành lập một liên doanh giữa đôi bên. Liên doanh này sẽ tập trung vào việc bảo trì và sửa chữa các hệ thống phòng không S-400 ở Ấn Độ, đồng thời đặt mục tiêu thành lập hai trung tâm bảo dưỡng và bắt đầu sản xuất phụ tùng tại quốc gia Nam Á này vào năm 2028. Sau đó, Nga cũng hứa sẽ chuyển giao hai hệ thống phòng không S-400 cuối cùng cho Ấn Độ vào năm 2025 (trước đó đã bàn giao ba hệ thống).
Ngày 6/2, Ấn Độ đã ký hợp đồng với Nga để mua tên lửa hành trình chống hạm. Dù hai bên không tiết lộ thêm những chi tiết khác của thỏa thuận, nhưng các tên lửa này được cho là sẽ phục vụ cho tàu ngầm lớp Sindhughosh của Hải quân Ấn Độ. Bên cạnh đó, mẫu tên lửa được bán cho New Delhi cũng được dự đoán là Klub-S (phiên bản xuất khẩu của tên lửa chống hạm 3M-54 Kalibr), có khả năng tấn công chính xác ở tầm xa, với tầm bắn tối đa 300km. Ngoài ra, Ấn Độ cũng có thể mua tên lửa hành trình siêu thanh Zircon, có thể di chuyển với tốc độ Mach 9 (khoảng 11.113km/h), và tấn công đối thủ từ khoảng cách hơn 965km.
Chưa dừng lại ở đó, tại triển lãm hàng hàng không vũ trụ Aero India 2025 diễn ra từ ngày 10 - 14/2, Nga đã mang đến hơn 500 sản phẩm quốc phòng từ 10 công ty lớn của nước này, trở thành một trong những quốc gia có sự tham gia lớn nhất tại sự kiện. Moscow đã trưng bày các tên lửa như RVV-MD2 và RVV-B (tấn công các mục tiêu trên không), Kh-35UE (phá hủy tàu chiến và tàu vận tải), Kh-38MLE (tấn công chính xác các mục tiêu mặt đất), Kh-58UShKE (phá hủy các radar phòng không), và Kh-69 (tên lửa hành trình tàng hình thế hệ mới).
Siêu cường này cũng mang đến máy bay tiếp nhiên liệu IL-78MK-90A, có thể nhanh chóng chuyển đổi thành các phiên bản vận tải, vệ sinh, chữa cháy và bệnh viện y tế khi cần thiết. Hệ thống phòng không và tên lửa đất đối không tầm trung tự động Pantsir-S1 là một sản phẩm đáng chú ý khác.
Tuy vậy, điểm nhấn lớn nhất mà Moscow mang đến chính là tiêm kích thế hệ thứ năm Su-57. Nga mang đến Aero India 2025 hai nguyên mẫu Su-57E, với một chiếc dùng để thực hiện các cuộc trình diễn trên không, và chiếc còn lại phục vụ cho việc trưng bày. Không chỉ là máy bay có khả năng tàng hình, Su-57 còn sở hữu các công nghệ hàng không tiên tiến nhất của Nga hiện nay như radar mảng định pha chủ động, hệ thống hỗ trợ phi công, hàng loạt cảm biến và vũ khí hàng không hiện đại. Thậm chí, Phó giám đốc Cơ quan Liên bang Nga về Hợp tác Kỹ thuật Quân sự Mikhail Babich khẳng định Moscow sẵn sàng bắt tay với New Delhi cùng sản xuất Su-57 ngay tại quốc gia Nam Á này, và cam kết chuyển giao toàn bộ công nghệ.
Nhìn chung, các cách tiếp cận ở trên của Nga cho thấy nước này đang cố gắng quyến rũ Ấn Độ bằng việc hứa hẹn cùng hợp tác, rồi tiến tới chuyển giao hoàn toàn công nghệ, điều mà các nhà cung cấp phương Tây thường ít cởi mở hơn nhiều. Sở dĩ Moscow lựa chọn chiến thuật hứa hẹn chuyển giao công nghệ là vì nhiều năm qua New Delhi theo đuổi chiến lược tự lực về sản xuất quốc phòng (tên chính thức là “Atmanirbhar Bharat in Defence”).
Thêm vào đó, việc hợp tác về sửa chữa, bảo trì hệ thống phòng không S-400, bán tên lửa chống hạm, và đề xuất sản xuất Su-57 tại Ấn Độ có thể là cách mà Nga cố gắng đánh vào tâm lý của Ấn Độ. Bởi dù nỗ lực tự lực, New Delhi vẫn chưa thể tự tạo ra các vũ khí như trên. Ngoài ra, với riêng Su-57, đề nghị của Nga dường như đang nhắm vào cảm giác bất an chực chờ của Ấn Độ do quá trình hiện đại hóa thần tốc của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA). Hiện tại, Bắc Kinh đang sở hữu gần 200 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm J-20, và dự kiến một thập kỷ tới sẽ đạt mức 1.000 chiếc. Chưa dừng lại ở đó, đối thủ không đội trời chung của Ấn Độ là Pakistan đang lên kế hoạch mua khoảng 40 chiếc J-35 (cũng là tiêm kích thế hệ thứ năm) từ Trung Quốc.
Tuy nhiên, chỉ Nga nỗ lực thôi là chưa đủ để “giữ lửa” cho hợp tác quốc phòng Nga - Ấn. Điều quan trọng là chính Ấn Độ cũng có động lực để tiếp tục duy trì mối quan hệ trên, dù cường độ có thể không còn lớn như trước. Bằng chứng là khi Thủ tướng Narendra Modi sang Moscow hồi tháng 7/2024, các thỏa thuận về quốc phòng và vũ khí là một trong nhiều vấn đề được đôi bên thảo luận. Đối với New Delhi, tiếp tục mua vũ khí của Nga là cách nước này có thể đổi lấy công nghệ quân sự, nhằm tạo ra những bước tiến mạnh mẽ hơn cho chương trình tự lực của mình, đặc biệt là khi Trung Quốc và Pakistan ngày càng thắt chặt quan hệ.
Thêm vào đó, bằng việc “lấy lòng” Nga về vũ khí, Ấn Độ sẽ tiếp tục được mua dầu của Nga với giá thấp hơn mức trần giá 60 USD/thùng do các lệnh trừng phạt của phương Tây. Những năm qua, lượng dầu mà Nga mua từ Ấn Độ đã tăng rất nhanh, với sản lượng chỉ sau Trung Quốc. Để dễ hình dung, chỉ có 2% nhập khẩu dầu của Ấn Độ đến từ Nga hồi năm 2021, nhưng đến tháng 10/2024, con số này đã tăng 20 lần.
Nhưng Ấn Độ khó mua Su-57
Mặc dù Nga đưa ra lời đề nghị rất hấp dẫn về Su-57, song Moscow sẽ khó nhận được cái gật đầu từ Ấn Độ, vì lúc này có thể chưa phải là thời điểm phù hợp. Thay vì mua máy bay từ nước ngoài, New Delhi có vẻ đang muốn dồn nguồn lực của mình vào việc hiện thực hóa hai tham vọng lớn là chương trình Máy bay Chiến đấu Hạng nhẹ (Light Combat Aircraft - LCA), và Máy bay Chiến đấu Hạng trung Tiên tiến (Advanced Medium Combat Aircraft - AMCA).
Năm 2021, Không quân Ấn Độ đã mua 83 chiếc Tejas Mk 1A thuộc LCA để dần thay thế các máy bay MiG-21 cũ, và có kế hoạch bổ sung thêm 97 máy bay khác trong tương lai, để đạt mức tổng cộng là 180 chiếc Mk 1A. Cùng với đó, Ấn Độ đang tập trung phát triển phiên bản Tejas Mk2, với mục tiêu thay thế khoảng 30% đội bay chiến đấu của nước này vào năm 2035, trong đó chủ yếu là thay thế cho những chiếc MiG-29, Mirage 2000 và Jaguar cũ. Phiên bản này dự kiến sẽ có những cải tiến đáng kể về hiệu suất và khả năng chiến đấu.
Trong khi LCA tập trung phát triển máy bay thế hệ thứ tư, thì AMCA nhắm đến phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm. Ấn Độ dự kiến máy bay AMCA sẽ ra mắt vào năm 2035, nặng 25 tấn, tích hợp các tính năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không tiên tiến, khoang vũ khí trong thân, máy tính đa nhiệm, khả năng quan sát 360 độ và khả năng bay siêu thanh trong thời gian dài. Sau khi ra mắt năm 2035, New Delhi đặt mục tiêu triển khai 120 chiếc AMCA (tương đương sáu phi đội) cho Không quân.
Dù cả LCA và AMCA đều là những dự án đầy tham vọng, thì nhiều hạn chế của chúng khiến Ấn Độ khó mà dư dả ngân sách để sớm nghĩ đến chuyện mua S-57. Trước hết, dự án LCA đã có tuổi đời hơn 40 năm (khởi phát năm 1983), nhưng cho đến nay, Không quân Ấn Độ vẫn chưa chính thức nhận được những chiếc Mk 1A đầu tiên (dù đã mua năm 2021).
Lý do cho sự chậm trễ đến từ khả năng sản xuất hạn chế của ngành công nghiệp quốc phòng Ấn Độ. Song điều quan trọng nhất cần nhắc đến là quốc gia Nam Á này vẫn chưa thể tự chủ nhiều linh kiện nhập khẩu, đặc biệt là động cơ. Những năm 1980, Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng (Defence Research & Development Organisation) của Ấn Độ đã khởi động chương trình phát triển động cơ nội địa Kaveri, song sau đó phải hủy bỏ do đối mặt với nhiều thách thức về kỹ thuật và nguồn tài trợ.
Việc không có khả năng sản xuất một động cơ nội địa khả thi buộc Ấn Độ phải phụ thuộc vào các nhà cung cấp nước ngoài như nhà cung cấp động cơ máy bay GE Aerospace (Mỹ). Chẳng hạn, Mk1A dùng động cơ GE F404, còn phiên bản Mk2 sẽ sử dụng động cơ GE F414. Tuy nhiên, khó khăn là chưa dừng lại khi cho đến nay, GE vẫn chưa bàn giao một động cơ nào cho Ấn Độ, với lý do gặp các vấn đề liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu. Hiện, GE hứa sẽ bắt đầu bàn giao vào tháng 4 năm nay, tức chậm hai năm so với kế hoạch ban đầu.
Ngoài việc phải vướng bận với nhiều vấn đề phát sinh từ chương trình sản xuất nội địa, Ấn Độ có vẻ cũng đang ưu tiên cho tham vọng mua sắm 114 máy bay chiến đấu đa năng (MRFA), là loại máy bay chiến đấu có khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như không chiến tầm gần và tầm xa; tấn công mặt đất và mục tiêu trên biển; trinh sát và tác chiến điện tử; tiếp nhiên liệu trên không (nếu có trang bị phù hợp). Trước mắt, Ấn Độ đã đặt mua 36 chiếc Rafale của Pháp, và 12 chiếc Su-30MKI của Nga.
***
Ấn Độ nhiều khả năng sẽ chưa xem Su-57 là mục tiêu cần phải mua trong ngắn hạn. Tuy vậy, hợp tác quốc phòng Ấn - Nga vẫn được duy trì, với những hợp đồng mới được ký kết hoặc đang trong quá trình đàm phán.
Dù sao đi nữa, Nga vẫn đang và rất có thể sẽ tiếp tục là nguồn cung cấp vũ khí hàng đầu của Ấn Độ, đặc biệt là nhờ chiến thuật bàn giao công nghệ quân sự, điều làm Moscow nổi bật so với Washington và các đồng minh phương Tây. Nhờ đó, Ấn Độ có thêm nền tảng để ngày càng mở rộng chương trình tự lực của mình cũng như nhận được những ưu đãi về thương mại như mua dầu giá rẻ từ Nga. Suy cho cùng, Ấn Độ không chọn phe sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, mà chọn những phương án mang lại lợi ích tối ưu nhất!
Từ khoá: Nga Ấn Độ hợp tác quốc phòng công nghệ quốc phòng khí tài quân sự vũ khí