Rủi ro an ninh từ cạnh tranh Mỹ - Trung về trí tuệ nhân tạo

Những tiến bộ mới nhất của Mỹ và Trung Quốc trong cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI) và các rủi ro kéo theo khiến quản trị AI trở thành mối quan tâm toàn cầu.

Bùi Minh Hạnh 14/02/2025
Image
Mỹ - Trung đối đầu trong cuộc chạy đua vũ trang trí tuệ nhân tạo. (C): Financial Times

Nóng bỏng cạnh tranh Mỹ - Trung về AI

Cạnh tranh về trí tuệ nhân tạo (AI) giữa Mỹ và Trung Quốc nổi lên như một trong những vấn đề thời sự, không chỉ tác động đến quan hệ hai nước mà còn góp phần định hình trật tự thế giới mới.

Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị thế dẫn đầu về công nghệ cốt lõi, nghiên cứu nền tảng và nguồn nhân lực chất lượng cao, Trung Quốc đang quyết tâm thu hẹp khoảng cách với Mỹ thông qua chiến lược phát triển AI đầy tham vọng. Từ năm 2017, chính phủ nước này đã công bố lộ trình rõ ràng với mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về AI vào năm 2030. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và nghiên cứu AI. Đến năm 2022, hơn 440 trường đại học tại Trung Quốc đã triển khai các chương trình đào tạo đại học về AI, góp phần đưa quốc gia này trở thành nguồn cung cấp gần một nửa số nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, trong khi Mỹ chỉ chiếm 18%.

Thành công gần đây nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực AI được minh chứng qua sự xuất hiện ấn tượng của DeepSeek, một công ty khởi nghiệp đã tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường toàn cầu. Vào tháng 1, ứng dụng AI của DeepSeek đã vượt qua cả ChatGPT và nhiều ứng dụng khác của Mỹ để trở thành ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên App Store tại xứ cờ hoa. Đặc biệt, công ty này đã phát hành mô hình lập luận mã nguồn mở R1 cạnh tranh trực tiếp với mô hình o1 với khả năng lập luận nâng cao của OpenAI, và nhận được nhiều đánh giá tích cực về hiệu suất và khả năng suy luận.

Điều đáng chú ý nhất trong thành công của DeepSeek là việc họ đã đạt được những tiến bộ này trong bối cảnh Mỹ đang siết chặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI. Trước khi ra mắt phiên bản R1, công ty chỉ sử dụng khoảng 2.000 chip H800 của Nvidia, với chi phí chưa đến 6 triệu USD, để phát triển DeepSeek-V3 nhưng lại cho ra hiệu suất vượt trội so với ChatGPT-4o – phiên bản mới nhất của OpenAI với tính năng trả lời ưu việt hầu hết các câu hỏi, công bố vào tháng 3/2023. Thành tựu này được thực hiện nhờ việc DeepSeek nghiên cứu và áp dụng cấu trúc “hỗn hợp các chuyên gia” (mixture-of-experts), cho phép đào tạo các mô hình nhanh hơn và tiết kiệm chip đáng kể so với các phương pháp thông thường, vốn tiêu tốn hơn 10.000 chip và đòi hỏi ngân sách hàng tỷ USD.

Không chỉ DeepSeek, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba với Moonshot và Tencent với Hunyuan cũng đang nỗ lực cạnh tranh với những tiến bộ mới nhất của OpenAI, góp phần khẳng định vị thế của Trung Quốc trên bản đồ AI toàn cầu.

Thành công của DeepSeek đã góp phần làm gia tăng căng thẳng Mỹ - Trung trong lĩnh vực AI. Tháng 1, Thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley đã đề xuất một dự luật với tên gọi “Đạo luật Tách năng lực trí tuệ nhân tạo của Mỹ khỏi Trung Quốc năm 2025”, nhằm ngăn chặn mọi hình thức hợp tác AI giữa các cá nhân và doanh nghiệp ở Mỹ với các công ty Trung Quốc. Nếu dự luật này được thông qua, các doanh nghiệp Mỹ có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 100 triệu USD nếu họ bị phát hiện tiến hành nghiên cứu AI ở Trung Quốc hoặc hợp tác với các công ty Trung Quốc về công nghệ học máy (machine learning).

Để đối phó với sự vươn lên mạnh mẽ của Bắc Kinh, ngay trong tuần đầu tiên sau khi chính thức trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã công bố dự án “Stargate AI” – một kế hoạch đầy tham vọng với khoản đầu tư lên đến 500 tỷ USD trong bốn năm với sự hậu thuẫn từ các công ty công nghệ hàng đầu như Softbank, OpenAI và Oracle. “Stargate AI” tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng AI tốt nhất thế giới, bao gồm cơ sở hạ tầng cho năng lượng, chip máy tính và trung tâm dữ liệu. Ngoài mục tiêu đảm bảo vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI và mở rộng tính ứng dụng của AI trong các lĩnh vực, dự án này còn hứa hẹn tạo ra 100.000 việc làm mới cho người dân trong nước.

Khe cửa hẹp cho hợp tác Mỹ - Trung

Mặc cho bối cảnh cạnh tranh gay gắt, vẫn có một khe cửa hẹp cho hợp tác Mỹ - Trung về việc thông qua các tiêu chuẩn đạo đức trong phát triển và sử dụng AI. Tháng 11/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp thượng đỉnh tại Sans Francisco (Mỹ) và cho biết sẽ “thúc đẩy hợp tác cùng có lợi” trong một số lĩnh vực kinh tế và an ninh phi truyền thống, trong đó có “trí tuệ nhân tạo (AI)”. Tháng 4 năm ngoái, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Cựu Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp nhau tại Bắc Kinh để tiến hành đàm phán song phương chính thức lần đầu tiên về chủ đề AI. Sau đó một tháng, các đặc phái viên của hai nước đã họp tại Geneva (Thuỵ Sĩ) để tiếp tục trao đổi về chủ đề này.

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn đó khi hai chính phủ đã đạt được rất ít tiến bộ trong các cuộc đàm phán về quản lý các mô hình AI tiên tiến. Cho đến nay, sự phối hợp giữa hai nước về AI vẫn chưa vượt ra ngoài thỏa thuận giữa cựu tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc con người (thay vì AI) phải là người đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là, thông qua các mô hình ngôn ngữ lớn, dữ liệu toàn cầu đang chảy về các công ty “mang quốc tịch” Mỹ và Trung Quốc, gây rủi ro về việc thông tin bị thao túng cho mục đích chính trị. Trong đó, các mô hình của Trung Quốc có thể ẩn chứa rủi ro cao hơn vì nhận được sự hậu thuẫn lớn từ chính phủ, thay vì hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân như các mô hình ở Mỹ.

Ví dụ điển hình là việc các chatbot của Trung Quốc, bao gồm cả DeepSeek, có xu hướng từ chối trả lời những câu hỏi nhạy cảm liên quan đến chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chưa dừng lại ở đó, khi được hỏi về các sự kiện nhạy cảm trong lịch sử Trung Quốc như sự kiện Thiên An Môn, chatbot này cũng từ chối trả lời và khuyên người dùng chuyển sang các chủ đề khác. Trong khi đó, DeepSeek-R1 đã cung cấp thông tin cụ thể về vụ thảm sát khu phố người Hoa ở Boston (Mỹ) chỉ trong vòng 23 giây.

Song, một điểm đáng hoan nghênh là các công ty Trung Quốc đã chủ động hội nhập vào các tiêu chuẩn toàn cầu sẵn có của ngành công nghiệp AI. Tháng 1, DeepSeek cùng 16 công ty khác của Trung Quốc khác đã ký kết Cam kết an toàn trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Safety Commitments), một sáng kiến nội bộ nhưng có nhiều điểm tương đồng với Tuyên bố Seoul (Seoul Declaration) được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh AI Seoul vào tháng 5 năm ngoái, tạo tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành tốt trong ngành AI tại Hội nghị Thượng đỉnh về AI tại Paris (Pháp) vừa qua. Trái với kỳ vọng, Mỹ và Anh đã từ chối ký tuyên bố chung trong khi châu Âu nhấn mạnh “trách nhiệm đạo đức” trong AI, qua đó cho thấy sự chia rẽ giữa các cường quốc về AI.

Thế giới không “miễn nhiễm”!

Cam kết về thực hành tốt trong AI là một chuyện, nhưng để cam kết được thực hiện toàn diện lại là một câu chuyện khác. Trung Quốc đã làm chủ mô hình AI riêng, tuy vậy, có những cáo buộc rằng chính phủ nước này nhúng tay vào việc điều khiển quan điểm chính trị của các mô hình AI. Trong khi đó, một chế tài toàn cầu nhằm ứng phó với các hành vi thao túng AI xuyên biên giới vẫn còn xa vời.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ứng dụng AI để cách mạng hoá công tác thu thập và phân tích thông tin tình báo. Cụ thể, ở Mỹ, Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA)Cục Tình báo Trung ương (CIA) đang tận dụng công nghệ AI để xử lý khối lượng lớn thông tin tình báo nguồn mở (OSINT), ảnh chụp từ vệ tinh và các thông tin liên lạc bị chặn, nhằm nâng cao khả năng nhận thức tình huống. Trong khi đó, Trung Quốc không chỉ áp dụng các công nghệ giám sát thông minh như nhận diện khuôn mặt và dự báo chính sách để đảm bảo an ninh trong nước, mà còn chuyển giao những công nghệ này cho các chế độ độc tài thông qua sáng kiến Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số (DSR), qua đó mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Hệ thống thông tin tình báo dựa trên năng lực xử lý khổng lồ của AI cho phép Mỹ và Trung Quốc thực hiện các hành vi gián điệp mạng và tấn công mạng ngày càng tinh vi hơn, đồng thời có thể can thiệp sâu hơn vào tiến trình bầu cử và tình hình chính trị nội bộ của nhiều quốc gia. Ngoài ra, việc chia sẻ công nghệ giám sát bằng AI giữa các thể chế độc tài thông qua sáng kiến DSR có thể dẫn đến sự lan rộng của các hệ thống kiểm soát xã hội dựa trên AI và làm suy yếu quyền riêng tư và quyền tự do cá nhân ở nhiều nơi trên thế giới.

Cạnh tranh Mỹ - Trung trong lĩnh vực AI còn tiến xa đến mức cả hai quốc gia đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang do AI điều khiển, qua đó làm gia tăng quan ngại về khả năng xói mòn sự giám sát của con người trong các hệ thống chiến đấu tự động. Hiện nay, Quân đội Mỹ đã tích hợp AI vào một loạt các chương trình, bao gồm vũ khí tự động, hệ thống máy bay không người lái và phân tích chiến trường. Trong khi đó, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tích cực theo đuổi vũ khí tự động, máy bay không người lái và hệ thống robot chiến đấu có sự hỗ trợ của AI.

Cuộc chạy đua vũ trang dưới sự điều khiển của AI có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột không mong muốn giữa Bắc Kinh và Washington, nhất là khi xảy ra lỗi thuật toán. Khi đó, máy móc có thể tự động xác định mục tiêu và tấn công nếu con người không can thiệp kịp thời. Khả năng này làm dấy lên những lo ngại về sự vi phạm đạo đức và luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, cuộc chạy đua Mỹ - Trung về AI sẽ ngày càng nguy hiểm hơn nếu nó lan rộng và lôi kéo theo các quốc gia khác nhập cuộc. Rốt cuộc, sự “vươn mình” của AI và cạnh tranh nước lớn trong lĩnh vực này có thể làm suy yếu các nỗ lực kiểm soát vũ khí của con người.

Đối với các quốc gia không phải là “người chơi chính” trong ngành công nghiệp AI, trong đó có Việt Nam, cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung trong lĩnh vực này đặt ra những thách thức lớn. Về chính trị, các nước chậm chân về năng lực AI dễ bị tổn thương hơn trước các hệ thống tấn công tình báo, chiến tranh thông tin ngày càng tinh vi và tiến bộ. Về quốc phòng, Mỹ và Trung Quốc, với nền công nghiệp AI phát triển mạnh và khả năng tích hợp AI vào hệ thống vũ khí, có thể định hình lại cán cân quyền lực toàn cầu. Trái lại, những nước chậm phát triển về AI sẽ phụ thuộc hơn vào các cường quốc công nghệ.

Trước thực tế đó, việc quản lý tiêu chuẩn phát triển và sử dụng AI trở thành một vấn đề toàn cầu (thay vì chỉ giới hạn ở bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc), đòi hỏi sự phối hợp thực hiện và giám sát lẫn nhau giữa nhiều quốc gia. Đồng thời, cũng không thể bỏ qua vai trò của các thể chế đa phương, mà lớn nhất là Liên Hợp Quốc, trong vấn đề này. Tuy nhiên, các khả năng phối hợp và kiềm chế vẫn còn khá xa vời.

Do đó, ngay bây giờ là thời điểm gấp rút để Việt Nam, cũng như các quốc gia đang đóng vai trò “thụ hưởng” thành tựu AI từ hai cường quốc, nghiên cứu kỹ lưỡng các cơ hội và rủi ro từ các mô hình này. Đồng thời, các quốc gia cũng cần tích hợp các tiêu chuẩn và giải pháp thích ứng vào chính sách an ninh quốc gia. Bởi, AI không chỉ đơn thuần là một lĩnh vực khoa học công nghệ, mà đã trở thành “công cụ” chiến lược định hình tương lai của quan hệ quốc tế và an ninh toàn cầu.

Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.

Nóng bỏng cạnh tranh Mỹ - Trung về AI

Cạnh tranh về trí tuệ nhân tạo (AI) giữa Mỹ và Trung Quốc nổi lên như một trong những vấn đề thời sự, không chỉ tác động đến quan hệ hai nước mà còn góp phần định hình trật tự thế giới mới.

Mặc dù Mỹ vẫn giữ vị thế dẫn đầu về công nghệ cốt lõi, nghiên cứu nền tảng và nguồn nhân lực chất lượng cao, Trung Quốc đang quyết tâm thu hẹp khoảng cách với Mỹ thông qua chiến lược phát triển AI đầy tham vọng. Từ năm 2017, chính phủ nước này đã công bố lộ trình rõ ràng với mục tiêu trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về AI vào năm 2030. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào giáo dục và nghiên cứu AI. Đến năm 2022, hơn 440 trường đại học tại Trung Quốc đã triển khai các chương trình đào tạo đại học về AI, góp phần đưa quốc gia này trở thành nguồn cung cấp gần một nửa số nhà nghiên cứu AI hàng đầu thế giới, trong khi Mỹ chỉ chiếm 18%.

Thành công gần đây nhất của Trung Quốc trong lĩnh vực AI được minh chứng qua sự xuất hiện ấn tượng của DeepSeek, một công ty khởi nghiệp đã tạo nên tiếng vang lớn trên thị trường toàn cầu. Vào tháng 1, ứng dụng AI của DeepSeek đã vượt qua cả ChatGPT và nhiều ứng dụng khác của Mỹ để trở thành ứng dụng miễn phí được tải về nhiều nhất trên App Store tại xứ cờ hoa. Đặc biệt, công ty này đã phát hành mô hình lập luận mã nguồn mở R1 cạnh tranh trực tiếp với mô hình o1 với khả năng lập luận nâng cao của OpenAI, và nhận được nhiều đánh giá tích cực về hiệu suất và khả năng suy luận.

Điều đáng chú ý nhất trong thành công của DeepSeek là việc họ đã đạt được những tiến bộ này trong bối cảnh Mỹ đang siết chặt các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip AI. Trước khi ra mắt phiên bản R1, công ty chỉ sử dụng khoảng 2.000 chip H800 của Nvidia, với chi phí chưa đến 6 triệu USD, để phát triển DeepSeek-V3 nhưng lại cho ra hiệu suất vượt trội so với ChatGPT-4o – phiên bản mới nhất của OpenAI với tính năng trả lời ưu việt hầu hết các câu hỏi, công bố vào tháng 3/2023. Thành tựu này được thực hiện nhờ việc DeepSeek nghiên cứu và áp dụng cấu trúc “hỗn hợp các chuyên gia” (mixture-of-experts), cho phép đào tạo các mô hình nhanh hơn và tiết kiệm chip đáng kể so với các phương pháp thông thường, vốn tiêu tốn hơn 10.000 chip và đòi hỏi ngân sách hàng tỷ USD.

Không chỉ DeepSeek, các công ty công nghệ lớn của Trung Quốc như Alibaba với Moonshot và Tencent với Hunyuan cũng đang nỗ lực cạnh tranh với những tiến bộ mới nhất của OpenAI, góp phần khẳng định vị thế của Trung Quốc trên bản đồ AI toàn cầu.

Thành công của DeepSeek đã góp phần làm gia tăng căng thẳng Mỹ - Trung trong lĩnh vực AI. Tháng 1, Thượng nghị sĩ Mỹ Josh Hawley đã đề xuất một dự luật với tên gọi “Đạo luật Tách năng lực trí tuệ nhân tạo của Mỹ khỏi Trung Quốc năm 2025”, nhằm ngăn chặn mọi hình thức hợp tác AI giữa các cá nhân và doanh nghiệp ở Mỹ với các công ty Trung Quốc. Nếu dự luật này được thông qua, các doanh nghiệp Mỹ có thể phải đối mặt với khoản tiền phạt lên đến 100 triệu USD nếu họ bị phát hiện tiến hành nghiên cứu AI ở Trung Quốc hoặc hợp tác với các công ty Trung Quốc về công nghệ học máy (machine learning).

Để đối phó với sự vươn lên mạnh mẽ của Bắc Kinh, ngay trong tuần đầu tiên sau khi chính thức trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã công bố dự án “Stargate AI” – một kế hoạch đầy tham vọng với khoản đầu tư lên đến 500 tỷ USD trong bốn năm với sự hậu thuẫn từ các công ty công nghệ hàng đầu như Softbank, OpenAI và Oracle. “Stargate AI” tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng AI tốt nhất thế giới, bao gồm cơ sở hạ tầng cho năng lượng, chip máy tính và trung tâm dữ liệu. Ngoài mục tiêu đảm bảo vị thế dẫn đầu của Mỹ trong lĩnh vực AI và mở rộng tính ứng dụng của AI trong các lĩnh vực, dự án này còn hứa hẹn tạo ra 100.000 việc làm mới cho người dân trong nước.

Khe cửa hẹp cho hợp tác Mỹ - Trung

Mặc cho bối cảnh cạnh tranh gay gắt, vẫn có một khe cửa hẹp cho hợp tác Mỹ - Trung về việc thông qua các tiêu chuẩn đạo đức trong phát triển và sử dụng AI. Tháng 11/2023, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp thượng đỉnh tại Sans Francisco (Mỹ) và cho biết sẽ “thúc đẩy hợp tác cùng có lợi” trong một số lĩnh vực kinh tế và an ninh phi truyền thống, trong đó có “trí tuệ nhân tạo (AI)”. Tháng 4 năm ngoái, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Cựu Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã gặp nhau tại Bắc Kinh để tiến hành đàm phán song phương chính thức lần đầu tiên về chủ đề AI. Sau đó một tháng, các đặc phái viên của hai nước đã họp tại Geneva (Thuỵ Sĩ) để tiếp tục trao đổi về chủ đề này.

Tuy nhiên, thách thức vẫn còn đó khi hai chính phủ đã đạt được rất ít tiến bộ trong các cuộc đàm phán về quản lý các mô hình AI tiên tiến. Cho đến nay, sự phối hợp giữa hai nước về AI vẫn chưa vượt ra ngoài thỏa thuận giữa cựu tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình về việc con người (thay vì AI) phải là người đưa ra quyết định về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Một vấn đề đáng lo ngại khác là, thông qua các mô hình ngôn ngữ lớn, dữ liệu toàn cầu đang chảy về các công ty “mang quốc tịch” Mỹ và Trung Quốc, gây rủi ro về việc thông tin bị thao túng cho mục đích chính trị. Trong đó, các mô hình của Trung Quốc có thể ẩn chứa rủi ro cao hơn vì nhận được sự hậu thuẫn lớn từ chính phủ, thay vì hoàn toàn thuộc sở hữu tư nhân như các mô hình ở Mỹ.

Ví dụ điển hình là việc các chatbot của Trung Quốc, bao gồm cả DeepSeek, có xu hướng từ chối trả lời những câu hỏi nhạy cảm liên quan đến chính sách của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Chưa dừng lại ở đó, khi được hỏi về các sự kiện nhạy cảm trong lịch sử Trung Quốc như sự kiện Thiên An Môn, chatbot này cũng từ chối trả lời và khuyên người dùng chuyển sang các chủ đề khác. Trong khi đó, DeepSeek-R1 đã cung cấp thông tin cụ thể về vụ thảm sát khu phố người Hoa ở Boston (Mỹ) chỉ trong vòng 23 giây.

Song, một điểm đáng hoan nghênh là các công ty Trung Quốc đã chủ động hội nhập vào các tiêu chuẩn toàn cầu sẵn có của ngành công nghiệp AI. Tháng 1, DeepSeek cùng 16 công ty khác của Trung Quốc khác đã ký kết Cam kết an toàn trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence Safety Commitments), một sáng kiến nội bộ nhưng có nhiều điểm tương đồng với Tuyên bố Seoul (Seoul Declaration) được thông qua tại Hội nghị Thượng đỉnh AI Seoul vào tháng 5 năm ngoái, tạo tiền đề cho việc xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu về thực hành tốt trong ngành AI tại Hội nghị Thượng đỉnh về AI tại Paris (Pháp) vừa qua. Trái với kỳ vọng, Mỹ và Anh đã từ chối ký tuyên bố chung trong khi châu Âu nhấn mạnh “trách nhiệm đạo đức” trong AI, qua đó cho thấy sự chia rẽ giữa các cường quốc về AI.

Thế giới không “miễn nhiễm”!

Cam kết về thực hành tốt trong AI là một chuyện, nhưng để cam kết được thực hiện toàn diện lại là một câu chuyện khác. Trung Quốc đã làm chủ mô hình AI riêng, tuy vậy, có những cáo buộc rằng chính phủ nước này nhúng tay vào việc điều khiển quan điểm chính trị của các mô hình AI. Trong khi đó, một chế tài toàn cầu nhằm ứng phó với các hành vi thao túng AI xuyên biên giới vẫn còn xa vời.

Cả Mỹ và Trung Quốc đều đang ứng dụng AI để cách mạng hoá công tác thu thập và phân tích thông tin tình báo. Cụ thể, ở Mỹ, Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA)Cục Tình báo Trung ương (CIA) đang tận dụng công nghệ AI để xử lý khối lượng lớn thông tin tình báo nguồn mở (OSINT), ảnh chụp từ vệ tinh và các thông tin liên lạc bị chặn, nhằm nâng cao khả năng nhận thức tình huống. Trong khi đó, Trung Quốc không chỉ áp dụng các công nghệ giám sát thông minh như nhận diện khuôn mặt và dự báo chính sách để đảm bảo an ninh trong nước, mà còn chuyển giao những công nghệ này cho các chế độ độc tài thông qua sáng kiến Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số (DSR), qua đó mở rộng tầm ảnh hưởng địa chính trị của Bắc Kinh trên trường quốc tế.

Hệ thống thông tin tình báo dựa trên năng lực xử lý khổng lồ của AI cho phép Mỹ và Trung Quốc thực hiện các hành vi gián điệp mạng và tấn công mạng ngày càng tinh vi hơn, đồng thời có thể can thiệp sâu hơn vào tiến trình bầu cử và tình hình chính trị nội bộ của nhiều quốc gia. Ngoài ra, việc chia sẻ công nghệ giám sát bằng AI giữa các thể chế độc tài thông qua sáng kiến DSR có thể dẫn đến sự lan rộng của các hệ thống kiểm soát xã hội dựa trên AI và làm suy yếu quyền riêng tư và quyền tự do cá nhân ở nhiều nơi trên thế giới.

Cạnh tranh Mỹ - Trung trong lĩnh vực AI còn tiến xa đến mức cả hai quốc gia đang tham gia vào một cuộc chạy đua vũ trang do AI điều khiển, qua đó làm gia tăng quan ngại về khả năng xói mòn sự giám sát của con người trong các hệ thống chiến đấu tự động. Hiện nay, Quân đội Mỹ đã tích hợp AI vào một loạt các chương trình, bao gồm vũ khí tự động, hệ thống máy bay không người lái và phân tích chiến trường. Trong khi đó, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang tích cực theo đuổi vũ khí tự động, máy bay không người lái và hệ thống robot chiến đấu có sự hỗ trợ của AI.

Cuộc chạy đua vũ trang dưới sự điều khiển của AI có thể làm gia tăng nguy cơ xảy ra xung đột không mong muốn giữa Bắc Kinh và Washington, nhất là khi xảy ra lỗi thuật toán. Khi đó, máy móc có thể tự động xác định mục tiêu và tấn công nếu con người không can thiệp kịp thời. Khả năng này làm dấy lên những lo ngại về sự vi phạm đạo đức và luật pháp quốc tế. Bên cạnh đó, cuộc chạy đua Mỹ - Trung về AI sẽ ngày càng nguy hiểm hơn nếu nó lan rộng và lôi kéo theo các quốc gia khác nhập cuộc. Rốt cuộc, sự “vươn mình” của AI và cạnh tranh nước lớn trong lĩnh vực này có thể làm suy yếu các nỗ lực kiểm soát vũ khí của con người.

Đối với các quốc gia không phải là “người chơi chính” trong ngành công nghiệp AI, trong đó có Việt Nam, cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung trong lĩnh vực này đặt ra những thách thức lớn. Về chính trị, các nước chậm chân về năng lực AI dễ bị tổn thương hơn trước các hệ thống tấn công tình báo, chiến tranh thông tin ngày càng tinh vi và tiến bộ. Về quốc phòng, Mỹ và Trung Quốc, với nền công nghiệp AI phát triển mạnh và khả năng tích hợp AI vào hệ thống vũ khí, có thể định hình lại cán cân quyền lực toàn cầu. Trái lại, những nước chậm phát triển về AI sẽ phụ thuộc hơn vào các cường quốc công nghệ.

Trước thực tế đó, việc quản lý tiêu chuẩn phát triển và sử dụng AI trở thành một vấn đề toàn cầu (thay vì chỉ giới hạn ở bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc), đòi hỏi sự phối hợp thực hiện và giám sát lẫn nhau giữa nhiều quốc gia. Đồng thời, cũng không thể bỏ qua vai trò của các thể chế đa phương, mà lớn nhất là Liên Hợp Quốc, trong vấn đề này. Tuy nhiên, các khả năng phối hợp và kiềm chế vẫn còn khá xa vời.

Do đó, ngay bây giờ là thời điểm gấp rút để Việt Nam, cũng như các quốc gia đang đóng vai trò “thụ hưởng” thành tựu AI từ hai cường quốc, nghiên cứu kỹ lưỡng các cơ hội và rủi ro từ các mô hình này. Đồng thời, các quốc gia cũng cần tích hợp các tiêu chuẩn và giải pháp thích ứng vào chính sách an ninh quốc gia. Bởi, AI không chỉ đơn thuần là một lĩnh vực khoa học công nghệ, mà đã trở thành “công cụ” chiến lược định hình tương lai của quan hệ quốc tế và an ninh toàn cầu.

Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.

Từ khoá: trí tuệ nhân tạo cạnh tranh Mỹ - Trung cạnh tranh công nghệ

BÀI LIÊN QUAN