Tam giác Campuchia – Trung Quốc – Việt Nam: Khi lợi ích quyết định tình bạn

Quan hệ phức tạp giữa Campuchia với Việt Nam và sự ưu ái của chính quyền Hun Manet dành cho Trung Quốc báo hiệu việc Phnom Penh sẽ ngày càng “xa Hà Nội, gần Bắc Kinh”.

Huỳnh Tâm Sáng 30/10/2024
Image
Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho biết cả Việt Nam và Lào đều đã được thông báo về quyết định rút khỏi Tam giác CLV-DTA. - (C): AFP

Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào

Vào ngày 20/9, Campuchia tuyên bố rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào (CLV-DTA) – một cơ chế cấp địa phương có lịch sử phát triển đã 25 năm qua và được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác ở các tỉnh biên giới của ba quốc gia láng giềng.

Đáng nói là, sáng kiến này do ông Hun Sen, lúc bấy giờ là thủ tướng Campuchia, đề xuất vào năm 1999. Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kratié là các tỉnh biên giới Đông Bắc Campuchia thuộc phạm vi cơ chế hợp tác của CLV-DTA.

Với tuyên bố rút khỏi CLV-DTA, cựu Thủ tướng Hun Sen – hiện là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Tối cao và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền cùng Thủ tướng Hun Manet cho rằng quyết định này là nhằm ngăn chặn những kẻ cực đoan sử dụng CLV-DTA để gây chia rẽ nội bộ đất nước.

Dù CLV-DTA đã có lịch sử phát triển đến một phần tư thế kỷ, nhưng làn sóng phản đối thỏa thuận chỉ xuất hiện cách đây khoảng chừng vào tháng 7 khi những người biểu tình tại Phnom Penh và một số quốc gia khác đã phản đối CLV-DTA và chính phủ Campuchia khi cho rằng cơ chế hợp tác này có thể khiến Phnom Penh phải nhượng lại lãnh thổ cho Việt Nam. Thủ tướng Hun Manet đã gọi các nhóm phản đối thỏa thuận là những kẻ cực đoan trong khi khẳng định những người chống đối chính phủ chỉ đơn thuần là lợi dụng việc phản đối CLV-DTA để vu khống, tấn công chính phủ và gây hoang mang cho công chúng.

Trong lá thư chính thức để thông báo cho những người đồng cấp Lào và Việt Nam về quyết định này, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Sok Chenda Sophea nêu rõ: “nhiệm vụ hợp tác đã đạt được mục tiêu của mình” đồng thời cho biết Campuchia “tin rằng mỗi quốc gia hoàn toàn có khả năng tiếp tục và đảm bảo sự phát triển độc lập của quốc gia mình”.

Quyết định đột ngột của Campuchia có lẽ đã khiến phía Việt Nam vô cùng bất ngờ. Đầu tháng 3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kêu gọi các láng giềng trong khuôn khổ CLV-DTA cần có các biện pháp đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như cải cách thể chế để triển khai và xây dựng các kế hoạch hợp tác sắp tới.

Năm tháng sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh quan hệ hữu nghị giữa ba quốc gia là “di sản quý báu đối với cả ba dân tộc và có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển [ở] mỗi nước và cả ba nước”.

Các lời kêu gọi và tuyên bố trên cho thấy Việt Nam rất coi trọng CLV-DTA vì cơ chế hợp tác này không chỉ là biểu tượng của tình hữu nghị giữa ba quốc gia láng giềng có lịch sử gắn bó mật thiết, mà còn là nỗ lực cụ thể nhằm tăng cường tính kết nối và tạo cơ chế để cùng hợp tác nhằm: nêu cao tình hữu nghị; thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch; tăng cường ứng phó với thiên tai; và đảm bảo an ninh ở các tỉnh biên giới vốn thường diễn ra các hoạt động tội phạm như buôn người, buôn lậu, và vận chuyển vũ khí trái phép.

Trong bối cảnh các quốc gia vừa và nhỏ dễ bị giới hạn không gian hoạt động do cạnh tranh chiến lược nước lớn, thậm chí là phải cân nhắc về việc “chọn phe”, thì các cơ chế khu vực như CLV-DTA giúp tăng cường năng lực tự chủ (agency) cho các quốc gia yếu hơn có mong muốn đảm bảo độc lập trong chính sách đối ngoại trong khi vẫn có thể mở rộng khả năng hợp tác với các đối tác chung tầm nhìn. Vì vậy mà việc Campuchia rời khỏi CLV-DTA sẽ là một bước lùi cho hợp tác giữa Phnom Penh với Hà Nội và Vientiane, đồng thời có thể gây làm giảm tính hiệu quả của việc hợp tác xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, quyết định của Campuchia cũng là “cú đánh mạnh” vào tinh thần chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á, khi về bản chất, việc thành lập CLV-DTA xuất phát từ mong muốn chung của ba nước láng giềng nhằm “thúc đẩy chủ nghĩa khu vực cởi mở và toàn diện, đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng ASEAN”. Không quá khó để nhận ra rằng Việt Nam, Lào và Campuchia vẫn cần phải nỗ lực rất nhiều để bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế, sự hiện đại hoá, và phúc lợi xã hội ở Indonesia, Malaysia và Singapore.

Báo cáo “Narrowing the Development Gap: Follow-Up Monitor of the ASEAN Framework for Equitable Economic Development” (Thu hẹp khoảng cách phát triển: Giám sát tiếp theo của Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế công bằng) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được công vào tháng 5/2023 chỉ ra rằng khi xét về các điều kiện kinh tế - xã hội trong ASEAN thì “ASEAN-6” (tức sáu thành viên của ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan) có mức phát triển tốt hơn so với bốn quốc gia thành viên còn lại thuộc nhóm “CLMV” là Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam.

“Không thể chia tách”

Trong khi từng bước “xa rời” Việt Nam thì Campuchia cũng xích lại gần Trung Quốc. Campuchia là quốc gia đầu tiên ủng hộ các sáng kiến ​​toàn cầu của Trung Quốc như Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu (Global Security Initiative), Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu (Global Development Initiative) và Sáng kiến ​​Văn minh Toàn cầu (Global Civilization Initiative).

Campuchia cũng là một trong những quốc gia sớm ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Vào tháng 10/2016, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Campuchia, hai nước đã ký các văn bản hợp tác liên chính phủ về việc cùng thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ BRI.  

Trong các diễn ngôn chính thức, các lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này thường xuyên đề cập đến tình hữu nghị truyền thống lâu đời với Trung Quốc. Vào tháng 11/2023, Thủ tướng Hun Manet đã ca ngợi chính phủ Trung Quốc vì đã khuyến khích các nhà đầu tư nước này đầu tư vào Campuchia cũng như “cung cấp các khoản tài trợ lớn và các khoản vay ưu đãi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm của Campuchia trong quá khứ”.

Vào cuối tháng 5, Campuchia đổi tên đường Vành đai 3 ở thủ đô Phnom Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” (Xi Jinping Boulevard). Thủ tướng Hun Manet, trong khi khẳng định mối quan hệ Campuchia - Trung Quốc là “không thể chia tách” (inseparable), cho biết việc đổi tên nhằm thể hiện lòng biết ơn của Campuchia đối với những đóng góp mang tính lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia Đông Nam Á.

Vào tháng 9, khi dẫn đầu một đoàn đại biểu cấp cao đến Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã nhấn mạnh sẽ cùng phía Trung Quốc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thống, “tình hữu nghị sắt đá” (ironclad friendship) và “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” (comprehensive strategic partnership) để hiện thực hóa một Cộng đồng chung tương lai (Community with a Shared Future). Bà Khuon Sudary thậm chí tuyên bố rằng tình hữu nghị này là “không thể phá vỡ” (unbreakable) (tương tự tuyên bố của Thủ tướng Hun Manet vào tháng 5), bất chấp những thay đổi trong khu vực và quốc tế.

Việc Campuchia dành những lời có cánh cho Trung Quốc và lãnh đạo nước này là không quá khó hiểu. Lợi ích kinh tế mà Trung Quốc mang lại cho Campuchia là rất quan trọng vì Phom Penh rất cần các khoản đầu tư và viện trợ to lớn từ cường quốc tỷ dân để xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, giới lãnh đạo Campuchia rất cần sự hậu thuẫn của Trung Quốc để củng cố quyền lực và nêu cao tính chính danh của đảng cầm quyền. Lúc này các lợi ích kinh tế quyết định đến tính gắn bó của quan hệ Campuchia - Trung Quốc.

Trái với các viện trợ của các quốc gia phương Tây vốn thường kèm theo các điều kiện cải cách trong nước (bao gồm cả cải thiện về nhân quyền), các khoản viện trợ của Trung Quốc không kèm theo điều kiện ràng buộc và do đó không gây ra mối đe dọa đối với CPP và quyền lực của gia tộc họ Hun. Thậm chí, sự hỗ trợ ngoại giao và kinh tế từ Trung Quốc có thể giúp Campuchia “tăng cường sức đề kháng” trước những lời chỉ trích về nhân quyền.

Quan trọng là Trung Quốc rất hiểu nhu cầu của Campuchia. Cường quốc này đã đầu tư vào các lĩnh vực có tính chiến lược cho sự phát triển mà Phnom Penh ưu tiên, như nguồn nhân lực, đường sá, nước và điện. Chính phủ Hoàng gia của Quốc hội khóa VII đã đưa các lĩnh vực này làm ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của quốc gia.

Trung Quốc cũng hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho Campuchia, như hệ thống đường sá, cầu, cảng, đường cao tốc, sân bay… với các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD. Hàng loạt các dự án giúp tăng cường năng lực hậu cần của Campuchia, nổi bật là Khu Kinh tế Đặc biệt Sihanoukville (SSEZ), tuyến đường thủy Kênh đào Funan Techo, Sân bay quốc tế Techo, và Sân bay quốc tế Siem Reap – Angkor, được kỳ vọng biến Campuchia trở thành một trung tâm sản xuất (manufacturing hub) trong khu vực.

Năm ngoái, đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia đạt 3,24 tỷ USD, chiếm gần 2/3 tổng đầu tư nước ngoài vào đất nước được xếp vào nhóm nước kém phát triển nhất (Least Developed Countries - LDCs). Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. Trong tám tháng đầu năm 2024, thương mại song phương đạt 10,07 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái – đưa Trung Quốc trở thành đối tác tối quan trọng của đất nước với hơn 17 triệu dân. Các chuyên gia cho rằng các khoản đầu tư có thể lớn hơn nhiều, mặc dù hiện nay các báo cáo thống kê của chính phủ Campuchia và các tổ chức xã hội dân sự về các hoạt động kinh tế ở quốc gia này vẫn chưa đầy đủ.

Việc các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia gia tăng còn bởi những điều kiện thuận lợi như vị trí địa lý gần gũi, sự hiện diện của một cộng đồng người Hoa-Khmer khá lớn, dân số thường trú là công dân Trung Quốc đáng kể. Đó là chưa kể các cảm tình mà ông Hun Sen và con của ông là Hun Manet dành cho lãnh đạo và đất nước Trung Quốc.

Trước lợi ích quốc gia, tình đồng chí dễ bị tổn thương

Khi phải cân nhắc giữa lợi ích quốc gia và quan hệ truyền thống thì lợi ích quốc gia bao giờ cũng chiếm ưu thế. Do đó, việc các quan hệ “truyền thống” trở nên mờ nhạt trước các lợi ích kinh tế và những tính toán chính trị là không quá khó hiểu.

Từng là ba nước Đông Dương sát cánh cùng nhau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam, Lào và Campuchia giờ đây là những quốc gia độc lập. Đáng nói là, lợi ích quốc gia của mỗi nước không phải lúc nào cũng chia sẻ với các quốc gia còn lại, nhất là khi các tác nhân bên ngoài và các cân nhắc lợi ích có khả năng gây chia rẽ các mối quan hệ truyền thống.

Việc các nguồn đầu tư của Trung Quốc ào ạt đổ vào Campuchia và chính quyền Hun Manet đang có xu hướng “xa lánh” Việt Nam gây nhiều băn khoăn. Đối với Campuchia, nguồn viện trợ kinh tế của Trung Quốc không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước, tạo tính chính danh cho đảng cầm quyền, mà còn giúp tăng cường năng lực của Campuchia trong việc đẩy lùi ảnh hưởng của Thái Lan và Việt Nam, các quốc gia láng giềng hùng mạnh hơn, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.

Cụ thể, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ cho Campuchia trong cuộc xung đột giữa nước này với Thái Lan xung quanh tranh chấp đối với ngôi đền Preah Vihear vào năm 2007. Gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã cam kết khuyến khích các công ty nước này đầu tư vào việc xây dựng dự án Kênh đào Funan Techo để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, và việc này được cho là nhằm đáp ứng thời hạn do Chính phủ Hoàng gia Campuchia đặt ra.

Sự hậu thuẫn của Trung Quốc diễn ra khi chính phủ và các nhà khoa học Việt Nam quan ngại về các tác động môi trường của dự án. Song, sau rốt, dự án mang đậm tinh thần dân tộc của Campuchia vẫn được tiến hành, trong khi và “những tranh cãi về con kênh đào đã cho thấy một đường lối cứng rắn đáng ngạc nhiên của nước này đối với Việt Nam”, làm dấy lên quan ngại về sự “rạn nứt” trong quan hệ giữa hai nước láng giềng Đông Nam Á.

Sự kiện Campuchia bất ngờ rút khỏi CLV-DTA vào tháng 9 càng làm cho bức tranh quan hệ giữa nước này và Việt Nam thêm u ám, nhất là khi quyết định của Phnom Penh là khá đột ngột và diễn ra trong bối cảnh thiếu vắng sự trao đổi giữa chính phủ các nước.

Lý do mà ông Hun Sen viện dẫn cho việc Campuchia rút khỏi CLV-DTA khó có thể thuyết phục, vì trước đó ông đã khẳng định: “Chúng tôi [Campuchia] không đưa bốn tỉnh của mình vào cơ chế cùng phát triển (joint development), và không có quốc gia nào làm như vậy. Thay vào đó, chúng tôi cùng hợp tác (cooperation). Chúng tôi phát triển các tỉnh của mình bằng ngân sách của riêng mình, viện trợ nước ngoài và các khoản vay được bảo đảm. Việt Nam và Lào cũng có cùng cách tiếp cận, tìm kiếm sự hỗ trợ và các khoản vay từ các quốc gia khác. Không có sự phát triển chung trong lĩnh vực này”. Đầu tháng 8, Thủ tướng Hun Manet đã bày tỏ tin tưởng vào cơ chế hợp tác ba bên và kêu gọi tăng cường các cơ hội kinh tế thông qua du lịch và đầu tư tại bốn tỉnh của Campuchia trong CLV-DTA.

Không lâu sau khi rút khỏi CLV-DTA, Thủ tướng Hun Manet đã kêu gọi Hiệp hội Liên minh Khmer và người Hoa (Khmer-Chinese Coalition Association) xem xét đầu tư vào các tỉnh biên giới nước này, đặc biệt là các tỉnh Đông Bắc. Hiệp hội Liên minh Khmer và người Hoa do Lok Neak Oknha Pung Kheav Se làm Chủ tịch. Ông cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị của CPBank, Canadia Bank và Overseas Cambodia Investment Corporation, và có lịch sử tham gia tích cực vào các hoạt động đầu tư và phát triển ở Campuchia.

Thủ tướng Campuchia cũng cảm ơn Hiệp hội vì đã tin tưởng đầu tư vào Campuchia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hỗ trợ tài chính cho Quỹ Phát triển Cơ sở hạ tầng Biên giới (Foundation for Border Infrastructure Development) của Chính phủ Hoàng gia, tập trung vào việc xây dựng đường vành đai biên giới. Đến nay vẫn chưa rõ về những thông tin chi tiết hơn, như việc đầu tư được tiến hành ra sao, (các) cơ quan nào phụ trách quản lý và giám sát, hay thời hạn đầu tư kéo dài bao lâu.

Có ít nhất hai cách lý giải cho động thái của chính phủ Campuchia: một là quyết định rút khỏi cơ chế hợp tác ba bên là nhằm tăng cường năng lực tự chủ để Campuchia có thể tự đứng trên đôi chân của mình; hai là quyết định trên là để “dọn đường” cho những hợp tác mới dựa trên các tính toán của chính phủ Hun Manet. Dù sao chăng nữa, quyết định này cũng là sự thử thách cho tinh thần hợp tác tiểu đa phương và chủ nghĩa khu vực ASEAN.

Khi Hiệp hội Liên minh Khmer và người Hoa được “bật đèn xanh” để đầu tư vào các tỉnh biên giới mà trước đó thuộc cơ chế CLV-DTA làm nổi lên khả năng rất cao sẽ có sự can dự của yếu tố Trung Quốc – mà cụ thể là “người Hoa” – trong việc thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh này (như tinh thần từ lời kêu gọi của Thủ tướng Hun Manet). Chưa rõ sự dự phần về kinh tế của các doanh nghiệp, tập đoàn, công nhân hay cố vấn người Hoa sẽ lớn đến mức nào, nhưng có thể dự đoán rằng chính phủ Campuchia sẽ mở rộng vòng tay cho hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc và/ hoặc lực lượng người gốc Hoa ở Campuchia.

Một điều thú vị là phần lớn người dân Campuchia có tổ tiên là người Hoa; và trong một bài phát biểu khi còn là Thủ tướng, ông Hun Sen cho biết vợ ông, Bun Rany, là người Campuchia gốc Hoa và gia đình ông cũng ăn Tết Nguyên đán. Dù khó mà biết được, tại Campuchia, xuất thân và nguồn gốc chi phối các quyết sách chính trị lớn đến mức nào, nhưng không thể loại trừ vai trò của chúng trong việc vun đắp sự thiện cảm và ưu tiên phát triển kinh tế với Trung Quốc của gia tộc họ Hun.

Gần Bắc Kinh, xa Hà Nội

Thủ tướng Hun Manet thể hiện sự năng động hơn trong chính sách đối ngoại khi có xu hướng hoà giải với phương Tây và tăng cường tính tự chủ chiến lược. Song, với sự điều hành đất nước mang tính độc tài bá quyền (“hegemonic” authoritarian rule), sự thiếu vắng bạn bè phương Tây “cùng chí hướng”, cùng sự cảnh giác thường trực trước các nước láng giềng mạnh hơn, chính quyền Hun Manet nhiều khả năng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc để phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an ninh – và qua đó làm bật lên “vai trò trung tâm” của Bắc Kinh trong chính sách đối ngoại của Campuchia.

Trái với sự thuận chiều của quan hệ Campuchia - Trung Quốc, quan hệ Campuchia – Việt Nam lại không được suôn sẻ như vậy. Sau sự kiện Phnom Penh từ chối thảo luận và chia sẻ với Việt Nam xung quanh các quan ngại về kênh đào Funan Techo thì việc nước này đột ngột rút khỏi CLV-DTA với lời giải thích rất mơ hồ và không thuyết phục của giới lãnh đạo đất nước càng gây trở ngại cho mối quan hệ láng giềng giữa Campuchia với Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của Campuchia trong chính sách đối ngoại và chính phủ Hun Manet nhiều khả năng vẫn coi trọng sự hợp tác với Việt Nam (vào ngày 25/9, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia khẳng định việc Campuchia rút khỏi CLV-DTA không ảnh hưởng đến các cơ chế hợp tác song phương và đa phương khác giữa ba nước láng giềng). Tuy nhiên, cách tiếp cận đột ngột, thiếu sự cân bằng, bỏ qua đối thoại mang tính xây dựng khiến quan hệ Campuchia - Việt Nam vốn đã mong manh trước làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan nay lại thêm dễ bị tổn thương.

Trái với các tuyên bố mang tính xoa dịu, những sự kiện gần đây, như việc Campuchia quyết tâm xây dựng Funan Techno và “quay lưng” với CLV-DTA, có thể được ví như những “vết rạn” trong quan hệ song phương. Để hàn gắn chúng cũng như đưa quan hệ Campuchia -  Việt Nam trở lại quỹ đạo thuận chiều thì lãnh đạo hai nước sẽ phải “nỗ lực nhiều hơn”. Tăng cường các kết nối cá nhân, đầu tư cho các chương trình giáo dục, và thúc đẩy đối thoại cởi mở với tinh thần xây dựng là những giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, có vẻ như chính quyền hiện tại ở Phnom Penh chưa sẵn sàng cho những việc này.

Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào

Vào ngày 20/9, Campuchia tuyên bố rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào (CLV-DTA) – một cơ chế cấp địa phương có lịch sử phát triển đã 25 năm qua và được thành lập nhằm thúc đẩy hợp tác ở các tỉnh biên giới của ba quốc gia láng giềng.

Đáng nói là, sáng kiến này do ông Hun Sen, lúc bấy giờ là thủ tướng Campuchia, đề xuất vào năm 1999. Ratanakiri, Stung Treng, Mondulkiri và Kratié là các tỉnh biên giới Đông Bắc Campuchia thuộc phạm vi cơ chế hợp tác của CLV-DTA.

Với tuyên bố rút khỏi CLV-DTA, cựu Thủ tướng Hun Sen – hiện là Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Tối cao và Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) cầm quyền cùng Thủ tướng Hun Manet cho rằng quyết định này là nhằm ngăn chặn những kẻ cực đoan sử dụng CLV-DTA để gây chia rẽ nội bộ đất nước.

Dù CLV-DTA đã có lịch sử phát triển đến một phần tư thế kỷ, nhưng làn sóng phản đối thỏa thuận chỉ xuất hiện cách đây khoảng chừng vào tháng 7 khi những người biểu tình tại Phnom Penh và một số quốc gia khác đã phản đối CLV-DTA và chính phủ Campuchia khi cho rằng cơ chế hợp tác này có thể khiến Phnom Penh phải nhượng lại lãnh thổ cho Việt Nam. Thủ tướng Hun Manet đã gọi các nhóm phản đối thỏa thuận là những kẻ cực đoan trong khi khẳng định những người chống đối chính phủ chỉ đơn thuần là lợi dụng việc phản đối CLV-DTA để vu khống, tấn công chính phủ và gây hoang mang cho công chúng.

Trong lá thư chính thức để thông báo cho những người đồng cấp Lào và Việt Nam về quyết định này, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Sok Chenda Sophea nêu rõ: “nhiệm vụ hợp tác đã đạt được mục tiêu của mình” đồng thời cho biết Campuchia “tin rằng mỗi quốc gia hoàn toàn có khả năng tiếp tục và đảm bảo sự phát triển độc lập của quốc gia mình”.

Quyết định đột ngột của Campuchia có lẽ đã khiến phía Việt Nam vô cùng bất ngờ. Đầu tháng 3, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng kêu gọi các láng giềng trong khuôn khổ CLV-DTA cần có các biện pháp đột phá về phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực cũng như cải cách thể chế để triển khai và xây dựng các kế hoạch hợp tác sắp tới.

Năm tháng sau, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng nhấn mạnh quan hệ hữu nghị giữa ba quốc gia là “di sản quý báu đối với cả ba dân tộc và có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển [ở] mỗi nước và cả ba nước”.

Các lời kêu gọi và tuyên bố trên cho thấy Việt Nam rất coi trọng CLV-DTA vì cơ chế hợp tác này không chỉ là biểu tượng của tình hữu nghị giữa ba quốc gia láng giềng có lịch sử gắn bó mật thiết, mà còn là nỗ lực cụ thể nhằm tăng cường tính kết nối và tạo cơ chế để cùng hợp tác nhằm: nêu cao tình hữu nghị; thúc đẩy hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch; tăng cường ứng phó với thiên tai; và đảm bảo an ninh ở các tỉnh biên giới vốn thường diễn ra các hoạt động tội phạm như buôn người, buôn lậu, và vận chuyển vũ khí trái phép.

Trong bối cảnh các quốc gia vừa và nhỏ dễ bị giới hạn không gian hoạt động do cạnh tranh chiến lược nước lớn, thậm chí là phải cân nhắc về việc “chọn phe”, thì các cơ chế khu vực như CLV-DTA giúp tăng cường năng lực tự chủ (agency) cho các quốc gia yếu hơn có mong muốn đảm bảo độc lập trong chính sách đối ngoại trong khi vẫn có thể mở rộng khả năng hợp tác với các đối tác chung tầm nhìn. Vì vậy mà việc Campuchia rời khỏi CLV-DTA sẽ là một bước lùi cho hợp tác giữa Phnom Penh với Hà Nội và Vientiane, đồng thời có thể gây làm giảm tính hiệu quả của việc hợp tác xuyên biên giới.

Bên cạnh đó, quyết định của Campuchia cũng là “cú đánh mạnh” vào tinh thần chủ nghĩa khu vực Đông Nam Á, khi về bản chất, việc thành lập CLV-DTA xuất phát từ mong muốn chung của ba nước láng giềng nhằm “thúc đẩy chủ nghĩa khu vực cởi mở và toàn diện, đồng thời thu hẹp khoảng cách phát triển trong cộng đồng ASEAN”. Không quá khó để nhận ra rằng Việt Nam, Lào và Campuchia vẫn cần phải nỗ lực rất nhiều để bắt kịp tốc độ phát triển kinh tế, sự hiện đại hoá, và phúc lợi xã hội ở Indonesia, Malaysia và Singapore.

Báo cáo “Narrowing the Development Gap: Follow-Up Monitor of the ASEAN Framework for Equitable Economic Development” (Thu hẹp khoảng cách phát triển: Giám sát tiếp theo của Khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế công bằng) của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được công vào tháng 5/2023 chỉ ra rằng khi xét về các điều kiện kinh tế - xã hội trong ASEAN thì “ASEAN-6” (tức sáu thành viên của ASEAN gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, và Thái Lan) có mức phát triển tốt hơn so với bốn quốc gia thành viên còn lại thuộc nhóm “CLMV” là Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam.

“Không thể chia tách”

Trong khi từng bước “xa rời” Việt Nam thì Campuchia cũng xích lại gần Trung Quốc. Campuchia là quốc gia đầu tiên ủng hộ các sáng kiến ​​toàn cầu của Trung Quốc như Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu (Global Security Initiative), Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu (Global Development Initiative) và Sáng kiến ​​Văn minh Toàn cầu (Global Civilization Initiative).

Campuchia cũng là một trong những quốc gia sớm ủng hộ Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc. Vào tháng 10/2016, trong chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Campuchia, hai nước đã ký các văn bản hợp tác liên chính phủ về việc cùng thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ BRI.  

Trong các diễn ngôn chính thức, các lãnh đạo quốc gia Đông Nam Á này thường xuyên đề cập đến tình hữu nghị truyền thống lâu đời với Trung Quốc. Vào tháng 11/2023, Thủ tướng Hun Manet đã ca ngợi chính phủ Trung Quốc vì đã khuyến khích các nhà đầu tư nước này đầu tư vào Campuchia cũng như “cung cấp các khoản tài trợ lớn và các khoản vay ưu đãi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phần cứng và phần mềm của Campuchia trong quá khứ”.

Vào cuối tháng 5, Campuchia đổi tên đường Vành đai 3 ở thủ đô Phnom Penh thành “Đại lộ Tập Cận Bình” (Xi Jinping Boulevard). Thủ tướng Hun Manet, trong khi khẳng định mối quan hệ Campuchia - Trung Quốc là “không thể chia tách” (inseparable), cho biết việc đổi tên nhằm thể hiện lòng biết ơn của Campuchia đối với những đóng góp mang tính lịch sử của Chủ tịch Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển của quốc gia Đông Nam Á.

Vào tháng 9, khi dẫn đầu một đoàn đại biểu cấp cao đến Trung Quốc, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Khuon Sudary đã nhấn mạnh sẽ cùng phía Trung Quốc làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ truyền thống, “tình hữu nghị sắt đá” (ironclad friendship) và “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện” (comprehensive strategic partnership) để hiện thực hóa một Cộng đồng chung tương lai (Community with a Shared Future). Bà Khuon Sudary thậm chí tuyên bố rằng tình hữu nghị này là “không thể phá vỡ” (unbreakable) (tương tự tuyên bố của Thủ tướng Hun Manet vào tháng 5), bất chấp những thay đổi trong khu vực và quốc tế.

Việc Campuchia dành những lời có cánh cho Trung Quốc và lãnh đạo nước này là không quá khó hiểu. Lợi ích kinh tế mà Trung Quốc mang lại cho Campuchia là rất quan trọng vì Phom Penh rất cần các khoản đầu tư và viện trợ to lớn từ cường quốc tỷ dân để xây dựng đất nước. Bên cạnh đó, giới lãnh đạo Campuchia rất cần sự hậu thuẫn của Trung Quốc để củng cố quyền lực và nêu cao tính chính danh của đảng cầm quyền. Lúc này các lợi ích kinh tế quyết định đến tính gắn bó của quan hệ Campuchia - Trung Quốc.

Trái với các viện trợ của các quốc gia phương Tây vốn thường kèm theo các điều kiện cải cách trong nước (bao gồm cả cải thiện về nhân quyền), các khoản viện trợ của Trung Quốc không kèm theo điều kiện ràng buộc và do đó không gây ra mối đe dọa đối với CPP và quyền lực của gia tộc họ Hun. Thậm chí, sự hỗ trợ ngoại giao và kinh tế từ Trung Quốc có thể giúp Campuchia “tăng cường sức đề kháng” trước những lời chỉ trích về nhân quyền.

Quan trọng là Trung Quốc rất hiểu nhu cầu của Campuchia. Cường quốc này đã đầu tư vào các lĩnh vực có tính chiến lược cho sự phát triển mà Phnom Penh ưu tiên, như nguồn nhân lực, đường sá, nước và điện. Chính phủ Hoàng gia của Quốc hội khóa VII đã đưa các lĩnh vực này làm ưu tiên hàng đầu trong chính sách phát triển của quốc gia.

Trung Quốc cũng hỗ trợ về cơ sở hạ tầng cho Campuchia, như hệ thống đường sá, cầu, cảng, đường cao tốc, sân bay… với các khoản đầu tư trị giá hàng tỷ USD. Hàng loạt các dự án giúp tăng cường năng lực hậu cần của Campuchia, nổi bật là Khu Kinh tế Đặc biệt Sihanoukville (SSEZ), tuyến đường thủy Kênh đào Funan Techo, Sân bay quốc tế Techo, và Sân bay quốc tế Siem Reap – Angkor, được kỳ vọng biến Campuchia trở thành một trung tâm sản xuất (manufacturing hub) trong khu vực.

Năm ngoái, đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia đạt 3,24 tỷ USD, chiếm gần 2/3 tổng đầu tư nước ngoài vào đất nước được xếp vào nhóm nước kém phát triển nhất (Least Developed Countries - LDCs). Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Campuchia. Trong tám tháng đầu năm 2024, thương mại song phương đạt 10,07 tỷ USD, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm ngoái – đưa Trung Quốc trở thành đối tác tối quan trọng của đất nước với hơn 17 triệu dân. Các chuyên gia cho rằng các khoản đầu tư có thể lớn hơn nhiều, mặc dù hiện nay các báo cáo thống kê của chính phủ Campuchia và các tổ chức xã hội dân sự về các hoạt động kinh tế ở quốc gia này vẫn chưa đầy đủ.

Việc các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Campuchia gia tăng còn bởi những điều kiện thuận lợi như vị trí địa lý gần gũi, sự hiện diện của một cộng đồng người Hoa-Khmer khá lớn, dân số thường trú là công dân Trung Quốc đáng kể. Đó là chưa kể các cảm tình mà ông Hun Sen và con của ông là Hun Manet dành cho lãnh đạo và đất nước Trung Quốc.

Trước lợi ích quốc gia, tình đồng chí dễ bị tổn thương

Khi phải cân nhắc giữa lợi ích quốc gia và quan hệ truyền thống thì lợi ích quốc gia bao giờ cũng chiếm ưu thế. Do đó, việc các quan hệ “truyền thống” trở nên mờ nhạt trước các lợi ích kinh tế và những tính toán chính trị là không quá khó hiểu.

Từng là ba nước Đông Dương sát cánh cùng nhau trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và đấu tranh giải phóng dân tộc, Việt Nam, Lào và Campuchia giờ đây là những quốc gia độc lập. Đáng nói là, lợi ích quốc gia của mỗi nước không phải lúc nào cũng chia sẻ với các quốc gia còn lại, nhất là khi các tác nhân bên ngoài và các cân nhắc lợi ích có khả năng gây chia rẽ các mối quan hệ truyền thống.

Việc các nguồn đầu tư của Trung Quốc ào ạt đổ vào Campuchia và chính quyền Hun Manet đang có xu hướng “xa lánh” Việt Nam gây nhiều băn khoăn. Đối với Campuchia, nguồn viện trợ kinh tế của Trung Quốc không chỉ giúp cải thiện cơ sở hạ tầng trong nước, tạo tính chính danh cho đảng cầm quyền, mà còn giúp tăng cường năng lực của Campuchia trong việc đẩy lùi ảnh hưởng của Thái Lan và Việt Nam, các quốc gia láng giềng hùng mạnh hơn, đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.

Cụ thể, Trung Quốc đã tăng cường viện trợ cho Campuchia trong cuộc xung đột giữa nước này với Thái Lan xung quanh tranh chấp đối với ngôi đền Preah Vihear vào năm 2007. Gần đây, Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã cam kết khuyến khích các công ty nước này đầu tư vào việc xây dựng dự án Kênh đào Funan Techo để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, và việc này được cho là nhằm đáp ứng thời hạn do Chính phủ Hoàng gia Campuchia đặt ra.

Sự hậu thuẫn của Trung Quốc diễn ra khi chính phủ và các nhà khoa học Việt Nam quan ngại về các tác động môi trường của dự án. Song, sau rốt, dự án mang đậm tinh thần dân tộc của Campuchia vẫn được tiến hành, trong khi và “những tranh cãi về con kênh đào đã cho thấy một đường lối cứng rắn đáng ngạc nhiên của nước này đối với Việt Nam”, làm dấy lên quan ngại về sự “rạn nứt” trong quan hệ giữa hai nước láng giềng Đông Nam Á.

Sự kiện Campuchia bất ngờ rút khỏi CLV-DTA vào tháng 9 càng làm cho bức tranh quan hệ giữa nước này và Việt Nam thêm u ám, nhất là khi quyết định của Phnom Penh là khá đột ngột và diễn ra trong bối cảnh thiếu vắng sự trao đổi giữa chính phủ các nước.

Lý do mà ông Hun Sen viện dẫn cho việc Campuchia rút khỏi CLV-DTA khó có thể thuyết phục, vì trước đó ông đã khẳng định: “Chúng tôi [Campuchia] không đưa bốn tỉnh của mình vào cơ chế cùng phát triển (joint development), và không có quốc gia nào làm như vậy. Thay vào đó, chúng tôi cùng hợp tác (cooperation). Chúng tôi phát triển các tỉnh của mình bằng ngân sách của riêng mình, viện trợ nước ngoài và các khoản vay được bảo đảm. Việt Nam và Lào cũng có cùng cách tiếp cận, tìm kiếm sự hỗ trợ và các khoản vay từ các quốc gia khác. Không có sự phát triển chung trong lĩnh vực này”. Đầu tháng 8, Thủ tướng Hun Manet đã bày tỏ tin tưởng vào cơ chế hợp tác ba bên và kêu gọi tăng cường các cơ hội kinh tế thông qua du lịch và đầu tư tại bốn tỉnh của Campuchia trong CLV-DTA.

Không lâu sau khi rút khỏi CLV-DTA, Thủ tướng Hun Manet đã kêu gọi Hiệp hội Liên minh Khmer và người Hoa (Khmer-Chinese Coalition Association) xem xét đầu tư vào các tỉnh biên giới nước này, đặc biệt là các tỉnh Đông Bắc. Hiệp hội Liên minh Khmer và người Hoa do Lok Neak Oknha Pung Kheav Se làm Chủ tịch. Ông cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị của CPBank, Canadia Bank và Overseas Cambodia Investment Corporation, và có lịch sử tham gia tích cực vào các hoạt động đầu tư và phát triển ở Campuchia.

Thủ tướng Campuchia cũng cảm ơn Hiệp hội vì đã tin tưởng đầu tư vào Campuchia, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hỗ trợ tài chính cho Quỹ Phát triển Cơ sở hạ tầng Biên giới (Foundation for Border Infrastructure Development) của Chính phủ Hoàng gia, tập trung vào việc xây dựng đường vành đai biên giới. Đến nay vẫn chưa rõ về những thông tin chi tiết hơn, như việc đầu tư được tiến hành ra sao, (các) cơ quan nào phụ trách quản lý và giám sát, hay thời hạn đầu tư kéo dài bao lâu.

Có ít nhất hai cách lý giải cho động thái của chính phủ Campuchia: một là quyết định rút khỏi cơ chế hợp tác ba bên là nhằm tăng cường năng lực tự chủ để Campuchia có thể tự đứng trên đôi chân của mình; hai là quyết định trên là để “dọn đường” cho những hợp tác mới dựa trên các tính toán của chính phủ Hun Manet. Dù sao chăng nữa, quyết định này cũng là sự thử thách cho tinh thần hợp tác tiểu đa phương và chủ nghĩa khu vực ASEAN.

Khi Hiệp hội Liên minh Khmer và người Hoa được “bật đèn xanh” để đầu tư vào các tỉnh biên giới mà trước đó thuộc cơ chế CLV-DTA làm nổi lên khả năng rất cao sẽ có sự can dự của yếu tố Trung Quốc – mà cụ thể là “người Hoa” – trong việc thúc đẩy sự phát triển của các tỉnh này (như tinh thần từ lời kêu gọi của Thủ tướng Hun Manet). Chưa rõ sự dự phần về kinh tế của các doanh nghiệp, tập đoàn, công nhân hay cố vấn người Hoa sẽ lớn đến mức nào, nhưng có thể dự đoán rằng chính phủ Campuchia sẽ mở rộng vòng tay cho hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc và/ hoặc lực lượng người gốc Hoa ở Campuchia.

Một điều thú vị là phần lớn người dân Campuchia có tổ tiên là người Hoa; và trong một bài phát biểu khi còn là Thủ tướng, ông Hun Sen cho biết vợ ông, Bun Rany, là người Campuchia gốc Hoa và gia đình ông cũng ăn Tết Nguyên đán. Dù khó mà biết được, tại Campuchia, xuất thân và nguồn gốc chi phối các quyết sách chính trị lớn đến mức nào, nhưng không thể loại trừ vai trò của chúng trong việc vun đắp sự thiện cảm và ưu tiên phát triển kinh tế với Trung Quốc của gia tộc họ Hun.

Gần Bắc Kinh, xa Hà Nội

Thủ tướng Hun Manet thể hiện sự năng động hơn trong chính sách đối ngoại khi có xu hướng hoà giải với phương Tây và tăng cường tính tự chủ chiến lược. Song, với sự điều hành đất nước mang tính độc tài bá quyền (“hegemonic” authoritarian rule), sự thiếu vắng bạn bè phương Tây “cùng chí hướng”, cùng sự cảnh giác thường trực trước các nước láng giềng mạnh hơn, chính quyền Hun Manet nhiều khả năng sẽ tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc để phát triển kinh tế đất nước và đảm bảo an ninh – và qua đó làm bật lên “vai trò trung tâm” của Bắc Kinh trong chính sách đối ngoại của Campuchia.

Trái với sự thuận chiều của quan hệ Campuchia - Trung Quốc, quan hệ Campuchia – Việt Nam lại không được suôn sẻ như vậy. Sau sự kiện Phnom Penh từ chối thảo luận và chia sẻ với Việt Nam xung quanh các quan ngại về kênh đào Funan Techo thì việc nước này đột ngột rút khỏi CLV-DTA với lời giải thích rất mơ hồ và không thuyết phục của giới lãnh đạo đất nước càng gây trở ngại cho mối quan hệ láng giềng giữa Campuchia với Việt Nam.

Chính phủ Việt Nam vẫn nhấn mạnh tầm quan trọng của Campuchia trong chính sách đối ngoại và chính phủ Hun Manet nhiều khả năng vẫn coi trọng sự hợp tác với Việt Nam (vào ngày 25/9, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia khẳng định việc Campuchia rút khỏi CLV-DTA không ảnh hưởng đến các cơ chế hợp tác song phương và đa phương khác giữa ba nước láng giềng). Tuy nhiên, cách tiếp cận đột ngột, thiếu sự cân bằng, bỏ qua đối thoại mang tính xây dựng khiến quan hệ Campuchia - Việt Nam vốn đã mong manh trước làn sóng chủ nghĩa dân tộc cực đoan nay lại thêm dễ bị tổn thương.

Trái với các tuyên bố mang tính xoa dịu, những sự kiện gần đây, như việc Campuchia quyết tâm xây dựng Funan Techno và “quay lưng” với CLV-DTA, có thể được ví như những “vết rạn” trong quan hệ song phương. Để hàn gắn chúng cũng như đưa quan hệ Campuchia -  Việt Nam trở lại quỹ đạo thuận chiều thì lãnh đạo hai nước sẽ phải “nỗ lực nhiều hơn”. Tăng cường các kết nối cá nhân, đầu tư cho các chương trình giáo dục, và thúc đẩy đối thoại cởi mở với tinh thần xây dựng là những giải pháp cần thiết. Tuy nhiên, có vẻ như chính quyền hiện tại ở Phnom Penh chưa sẵn sàng cho những việc này.

Từ khoá: Campuchia Tam giác Phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia CLV-DTA Hun Manet chính sách đối ngoại Campuchia

BÀI LIÊN QUAN