Thành công và hạn chế của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2024

Với khoảng 20.000 đại biểu từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ tham dự, Nga - chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh BRICS - đã khẳng định vị thế bất chấp các nỗ lực cô lập của phương Tây. Tuy nhiên, tâm thế dè chừng của các thành viên về việc thiết lập một hệ thống tài chính mới cho thấy cơ chế này vẫn đối diện với nhiều thách thức trong nỗ lực định hình lại trật tự thế giới.

Phạm Quang Long 06/11/2024
Image
Các nhà lãnh đạo tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2024 tại tại thành phố Kazan (Nga) - (C): BRICS News

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm nay được tổ chức từ ngày 22 - 24/10 tại thành phố Kazan (Nga). Đây là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên sau khi cơ chế này mở rộng thành viên vào đầu năm nay. Với chủ đề “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng” (Strengthening multilateralism for just global development and security), Hội nghị đã quy tụ sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (Commonwealth of Independent States), các nước châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh, cùng một số tổ chức quốc tế. 

Những thành công nổi bật từ Hội nghị 

Trong bối cảnh phương Tây ra sức trừng phạt và cô lập Nga, cũng như Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vẫn đang truy nã Tổng thống Vladimir Putin, việc Moscow đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với sự tham dự của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế là một thành quả đáng ghi nhận. Đáng chú ý hơn, có đến tám trên chín quốc gia thành viên BRICS cử lãnh đạo cấp cao nhất tham dự, chỉ ngoại trừ Brazil với lý do đột xuất là Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva phải nhập viện do gặp vấn đề về sức khỏe vào ngày 20/10, và được bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện các chuyến bay đường dài.  

Điện Kremlin thậm chí đã khoe khoang rằng đây là “sự kiện ngoại giao quy mô lớn nhất từ trước đến nay” (the largest foreign policy event ever held) ở Nga và tuyên bố các nỗ lực nhằm cô lập Nga đã thất bại. 

Trong số các nhà lãnh đạo không phải thành viên chính thức của BRICS tham dự, đáng chú ý nhất có thể kể đến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ankara là thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) duy nhất tham gia Hội nghị Thượng đỉnh lần này. Sự hiện diện của ông Erdogan là bằng chứng cho thấy ông Putin vẫn có thể duy trì ảnh hưởng với các đồng minh quân sự của Mỹ. Trong khi đó, việc ông Guterres có mặt tại Kazan đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ Ukraine với lập luận rằng sự tham dự này gián tiếp làm suy yếu lệnh truy nã của ICC. Đáng nói hơn, khi Hội nghị Hòa bình Ukraine được tổ chức tại Thụy Sĩ hồi tháng 6 (Nga phản đối sự kiện này), ông Guterres lại không có mặt.  

Với số lượng khách mời tham dự khá lớn như trên, có thể khẳng định Nga - với tư cách chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh - đã thành công như tuyên bố của ông Putin trong phát biểu khai mạc rằng “thế giới không còn lưỡng cực” (the world is no longer bipolar), và BRICS đang có “vai trò quan trọng” (crucial role) để định hình một trật tự đa cực (nơi tồn tại nhiều quốc gia có lập trường khác nhau). Thật vậy, BRICS từ một cơ chế nhỏ bé với chỉ năm thành viên (trong khi được thành lập vào năm 2009 – khá muộn so với nhiều tổ chức quốc tế), giờ đây đã trở thành một nhóm với các chương trình nghị sự đầy sôi động, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quy tụ không chỉ những nước bị phương Tây cấm vận, mà còn có cả những đồng minh của Mỹ như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia hay Thái Lan.

Hội nghị Thượng đỉnh kết thúc bằng một thành công khác khi lãnh đạo các nước thành viên BRICS đã thông qua được Tuyên bố chung Kazan, dài đến 33 trang. Mặc dù hầu hết các thành viên (ngoại trừ Iran) không ủng hộ lập trường của Nga về cuộc chiến ở Ukraine, và muốn cuộc chiến được kết thúc càng nhanh càng tốt, song Tuyên bố chung đã không đề cập đến bất kỳ sự phản đối nào dành cho Moscow, mà chỉ nói chung chung và vô cùng ngắn gọn rằng “Chúng tôi nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia cần hành động phù hợp với Mục đích và Nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc… đánh giá cao các đề xuất hòa giải và thiện chí có liên quan, nhằm giải quyết xung đột một cách hòa bình thông qua đối thoại và ngoại giao”.  

Một động thái ngoại giao khéo léo nữa là Nga đã thành công trong việc hướng mối quan tâm của Tuyên bố chung sang tình hình bất ổn ở Trung Đông. Theo đó, hành động của Israel bị chỉ trích nặng nề, khi Tuyên bố chung cáo buộc nước này gây leo thang bạo lực chưa từng có tại Dải Gaza và Bờ Tây (hai phần lãnh thổ thuộc Palestine), gây thiệt hại to lớn về người và của tại Lebanon, vi phạm nguyên tắc cơ bản về tính bất khả xâm phạm theo Công ước Vienna năm 1961 khi tấn công vào Đại sứ quán Iran tại thủ đô Damascus (Syria). 

Tuyên bố chung đã dành đến khoảng 1,5 trang để bàn về những vấn đề trên, và nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải thực hiện một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, toàn diện và lâu dài ở Gaza. Việc tập trung lên án Israel cũng có thể là cách BRICS gián tiếp gửi thông điệp phản đối đến phương Tây, vốn đã hỗ trợ về ngoại giao và quân sự cho Israel trong thời gian qua. Một mặt, các chính phủ phương Tây cung cấp vũ khí cho Israel để tiếp tục các cuộc tấn công diệt chủng chống lại người dân Palestine. Mặt khác, họ không phản đối các hành động tàn bạo của Israel, thậm chí Mỹ đã từng phủ nhận báo cáo của Liên Hợp Quốc về việc cáo buộc Israel diệt chủng ở Gaza.     

Bên cạnh đó, trong thời gian qua các nước BRICS vẫn chưa thể đi đến thống nhất về việc đề cử quốc gia nào trở thành thành viên thường trực mới trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Tuyên bố chung Kazan vẫn thể hiện một chí hướng chung là “tái khẳng định sự ủng hộ đối với một cuộc cải cách toàn diện Liên Hợp Quốc, bao gồm cả Hội đồng Bảo an”, dựa trên tinh thần đã được nêu ra ở Hội nghị Thượng đỉnh năm ngoái tại Johannesburg (Nam Phi).  

Ngoài ra, BRICS dường như cũng đã tìm ra lời giải cho bất đồng giữa một nhóm gồm Nga và Trung Quốc (muốn mở rộng thành viên nhanh chóng), với nhóm ngược lại là Ấn Độ và Brazil vẫn giữ tâm lý quan ngại về các tác động tiêu cực khi tổ chức cởi mở với việc “mở cửa” cho các quốc gia khác nộp đơn gia nhập. Sau khi BRICS kết nạp thêm bốn thành viên mới vào đầu năm, rồi thỏa hiệp bằng việc Nga tuyên bố tạm thời không chấp nhận thêm quốc gia nào hồi tháng 6, Hội nghị tại Kazan đã phát triển một hình thức mới gọi là quốc gia đối tác (không phải thành viên chính thức), hiện vừa bổ sung 13 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cách làm này vừa có thể làm hài lòng Brazil và Ấn Độ (vì không phải kết nạp thành viên chính thức), vừa phù hợp với mong muốn “tăng cường chủ nghĩa đa phương” của Nga và Trung Quốc.  

Như vậy, thành công lớn nhất của Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm nay là đã khẳng định vững chắc vị thế của nước này trên trường quốc tế mặc cho các nỗ lực cô lập của phương Tây vẫn chưa dừng lại. Cùng với đó, nhờ tư cách chủ nhà, Moscow đã định hướng Tuyên bố chung tập trung đả kích các hành động của Israel, trong khi né tránh một cách đáng kể cuộc chiến (mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”) ở Ukraine. Ngoài ra, các nước thành viên cũng cho thấy thiện chí để vượt qua các bất đồng, và tiếp tục nỗ lực mở rộng vị thế của BRICS.  

Không thể tránh khỏi các hạn chế

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh, Tổng thống Putin đã trần tình rằng “Chúng tôi không từ chối hay chống lại đồng USD. Nhưng nếu chúng tôi không có cơ hội sử dụng [đồng USD], chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi buộc phải tìm kiếm các giải pháp thay thế”. Mong muốn này đã phần nào được ghi nhận trong Tuyên bố chung Kazan tại điều 66, khi các quốc gia BRICS đã đồng ý “thảo luận và nghiên cứu tính khả thi của việc thiết lập một cơ sở hạ tầng lưu ký và thanh toán xuyên biên giới độc lập gọi là BRICS Clear, một sáng kiến để bổ sung cho cơ sở hạ tầng thị trường tài chính hiện có”. Chưa rõ hệ thống mới này sẽ vận hành cụ thể ra sao, nhưng nó có thể dựa trên sự kết hợp của các loại tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương, blockchain và token. 

Tuy nhiên, động thái cho thấy các nước BRICS không nhiệt tình với đề xuất của Nga phản ánh qua việc Tuyên bố chung nói rằng việc tham gia vào hệ thống BRICS Clear sẽ dựa trên “nền tảng tự nguyện” (voluntary basis). Quy định này cho thấy nỗ lực tìm ra một hệ thống thanh toán riêng hiện chỉ ở mức biểu tượng thay vì mang lại giá trị thực tiễn, hơn nữa cũng không có mốc thời gian hoặc lộ trình cụ thể. Sự thờ ơ càng thể hiện rõ hơn khi nhìn lại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính BRICS trước Hội nghị Thượng đỉnh, nơi Moscow kêu gọi tạo ra một giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính toàn cầu do phương Tây thống trị. Ở sự kiện đó, các Bộ trưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi đã vắng mặt, chỉ cử cấp dưới tham gia.  

Ưu tiên quan trọng hơn với các nước BRICS hiện nay có lẽ là kêu gọi “cải cách [thay vì xóa bỏ] hệ thống Bretton Woods” (reform of the Bretton Woods institutions), một thể chế tài chính do phương Tây tạo ra. Nội dung này được đề cập ngay ở những phần đầu của Tuyên bố chung Kazan (điều 11), càng chứng minh cho mức độ ưu tiên mà các nước BRICS theo đuổi hiện nay. Không khó hiểu cho quyết định trên, vì UAE dù sao đi nữa vẫn đang đầu tư rất lớn vào Mỹ, trong khi Ai CậpEthiopia vừa vay hàng tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giải quyết các khó khăn tài chính trong nước. 

Cùng với việc chưa thể thiết lập một hệ thống tài chính mới đủ khả thi thay thế những thể chế sẵn có của phương Tây, Moscow cũng thất bại trong việc khôi phục các khoản đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), một cơ quan tài chính do các nước BRICS lập ra. Do lo ngại nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp, kể từ giữa năm 2023 đến nay, NDB đã đình chỉ tất cả các khoản tài trợ cho các dự án mới của Nga. Dù Moscow kêu gọi NDB xóa bỏ tình trạng đình chỉ tại Hội nghị Thượng đỉnh vừa qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả.  

Ngoài ra, một “cú đau” khác mà chủ nhà Nga phải hứng chịu sau khi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh vài ngày là hai quốc gia Trung Á (khu vực nằm ở ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại của Nga) gồm Uzbekistan và Kazakhstan đã đưa ra những lời từ chối tham gia các nhóm đa phương quan trọng với Moscow. Trong khi cả Uzbekistan lẫn Kazakhstan đều cử nguyên thủ quốc gia đến Kazan vừa qua, thì sau đó Tashkent đã từ chối hợp tác với Liên minh Kinh tế Á - Âu (Eurasian Economic Union) do Nga dẫn đầu, còn Astana tuyên bố sẽ không nộp đơn xin trở thành thành viên chính thức của BRICS.  

Tóm lại, Hội nghị Thượng đỉnh tại Kazan đã không làm cho tham vọng xây dựng một hệ thống tài chính thay thế trở nên khả thi hơn, và nước chủ nhà cũng chưa thể thuyết phục được NDB thay đổi quyết định của mình. Đồng thời, tín hiệu không mấy tích cực từ hai quốc gia Trung Á sau Hội nghị cũng sẽ là một cơn đau đầu khác cho Moscow trong thời gian tới. 

Từ những hạn chế đó, có một sự thật không thể phủ nhận là BRICS vẫn còn non trẻ và bộc lộ điểm thiếu sót quan trọng nhất là chưa có tầm nhìn rõ ràng, cụ thể về cách thức thay thế trật tự thế giới hiện nay, dù các nước thành viên mong muốn điều đó. Nếu chưa tìm ra được lời giải đủ hiệu quả, BRICS nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục loay hoay trong các kỳ vọng của mình, thậm chí là tiếp tục vướng nhiều khó khăn trong việc định hình lại thế giới.  

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là các quốc gia phương Tây có cơ hội để vui mừng hoặc chủ quan. Từ quy mô của Hội nghị Thượng đỉnh tại Kazan cũng như việc có thêm một loạt quốc gia trở thành đối tác của BRICS, phương Tây cần phải chấp nhận thực tế rằng nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới này đang là một cơ chế có sức hút to lớn. Do đó, Mỹ và đồng minh nên xem xét lại các thiếu sót trong chính sách của mình, đặc biệt là đối với các nước Nam Bán cầu (Global South), nếu không muốn mất dần ảnh hưởng với những quốc gia này. 

Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm nay được tổ chức từ ngày 22 - 24/10 tại thành phố Kazan (Nga). Đây là Hội nghị Thượng đỉnh đầu tiên sau khi cơ chế này mở rộng thành viên vào đầu năm nay. Với chủ đề “Tăng cường chủ nghĩa đa phương vì sự phát triển và an ninh toàn cầu công bằng” (Strengthening multilateralism for just global development and security), Hội nghị đã quy tụ sự tham gia của các nhà lãnh đạo từ Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (Commonwealth of Independent States), các nước châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh, cùng một số tổ chức quốc tế. 

Những thành công nổi bật từ Hội nghị 

Trong bối cảnh phương Tây ra sức trừng phạt và cô lập Nga, cũng như Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) vẫn đang truy nã Tổng thống Vladimir Putin, việc Moscow đăng cai Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với sự tham dự của khoảng 20.000 đại biểu đến từ 36 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 22 nguyên thủ quốc gia, cùng lãnh đạo của 6 tổ chức quốc tế là một thành quả đáng ghi nhận. Đáng chú ý hơn, có đến tám trên chín quốc gia thành viên BRICS cử lãnh đạo cấp cao nhất tham dự, chỉ ngoại trừ Brazil với lý do đột xuất là Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva phải nhập viện do gặp vấn đề về sức khỏe vào ngày 20/10, và được bác sĩ khuyến cáo không nên thực hiện các chuyến bay đường dài.  

Điện Kremlin thậm chí đã khoe khoang rằng đây là “sự kiện ngoại giao quy mô lớn nhất từ trước đến nay” (the largest foreign policy event ever held) ở Nga và tuyên bố các nỗ lực nhằm cô lập Nga đã thất bại. 

Trong số các nhà lãnh đạo không phải thành viên chính thức của BRICS tham dự, đáng chú ý nhất có thể kể đến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ankara là thành viên thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) duy nhất tham gia Hội nghị Thượng đỉnh lần này. Sự hiện diện của ông Erdogan là bằng chứng cho thấy ông Putin vẫn có thể duy trì ảnh hưởng với các đồng minh quân sự của Mỹ. Trong khi đó, việc ông Guterres có mặt tại Kazan đã vấp phải sự phản đối gay gắt từ Ukraine với lập luận rằng sự tham dự này gián tiếp làm suy yếu lệnh truy nã của ICC. Đáng nói hơn, khi Hội nghị Hòa bình Ukraine được tổ chức tại Thụy Sĩ hồi tháng 6 (Nga phản đối sự kiện này), ông Guterres lại không có mặt.  

Với số lượng khách mời tham dự khá lớn như trên, có thể khẳng định Nga - với tư cách chủ nhà Hội nghị Thượng đỉnh - đã thành công như tuyên bố của ông Putin trong phát biểu khai mạc rằng “thế giới không còn lưỡng cực” (the world is no longer bipolar), và BRICS đang có “vai trò quan trọng” (crucial role) để định hình một trật tự đa cực (nơi tồn tại nhiều quốc gia có lập trường khác nhau). Thật vậy, BRICS từ một cơ chế nhỏ bé với chỉ năm thành viên (trong khi được thành lập vào năm 2009 – khá muộn so với nhiều tổ chức quốc tế), giờ đây đã trở thành một nhóm với các chương trình nghị sự đầy sôi động, tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quy tụ không chỉ những nước bị phương Tây cấm vận, mà còn có cả những đồng minh của Mỹ như Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia hay Thái Lan.

Hội nghị Thượng đỉnh kết thúc bằng một thành công khác khi lãnh đạo các nước thành viên BRICS đã thông qua được Tuyên bố chung Kazan, dài đến 33 trang. Mặc dù hầu hết các thành viên (ngoại trừ Iran) không ủng hộ lập trường của Nga về cuộc chiến ở Ukraine, và muốn cuộc chiến được kết thúc càng nhanh càng tốt, song Tuyên bố chung đã không đề cập đến bất kỳ sự phản đối nào dành cho Moscow, mà chỉ nói chung chung và vô cùng ngắn gọn rằng “Chúng tôi nhấn mạnh rằng tất cả các quốc gia cần hành động phù hợp với Mục đích và Nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc… đánh giá cao các đề xuất hòa giải và thiện chí có liên quan, nhằm giải quyết xung đột một cách hòa bình thông qua đối thoại và ngoại giao”.  

Một động thái ngoại giao khéo léo nữa là Nga đã thành công trong việc hướng mối quan tâm của Tuyên bố chung sang tình hình bất ổn ở Trung Đông. Theo đó, hành động của Israel bị chỉ trích nặng nề, khi Tuyên bố chung cáo buộc nước này gây leo thang bạo lực chưa từng có tại Dải Gaza và Bờ Tây (hai phần lãnh thổ thuộc Palestine), gây thiệt hại to lớn về người và của tại Lebanon, vi phạm nguyên tắc cơ bản về tính bất khả xâm phạm theo Công ước Vienna năm 1961 khi tấn công vào Đại sứ quán Iran tại thủ đô Damascus (Syria). 

Tuyên bố chung đã dành đến khoảng 1,5 trang để bàn về những vấn đề trên, và nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phải thực hiện một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, toàn diện và lâu dài ở Gaza. Việc tập trung lên án Israel cũng có thể là cách BRICS gián tiếp gửi thông điệp phản đối đến phương Tây, vốn đã hỗ trợ về ngoại giao và quân sự cho Israel trong thời gian qua. Một mặt, các chính phủ phương Tây cung cấp vũ khí cho Israel để tiếp tục các cuộc tấn công diệt chủng chống lại người dân Palestine. Mặt khác, họ không phản đối các hành động tàn bạo của Israel, thậm chí Mỹ đã từng phủ nhận báo cáo của Liên Hợp Quốc về việc cáo buộc Israel diệt chủng ở Gaza.     

Bên cạnh đó, trong thời gian qua các nước BRICS vẫn chưa thể đi đến thống nhất về việc đề cử quốc gia nào trở thành thành viên thường trực mới trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Tuyên bố chung Kazan vẫn thể hiện một chí hướng chung là “tái khẳng định sự ủng hộ đối với một cuộc cải cách toàn diện Liên Hợp Quốc, bao gồm cả Hội đồng Bảo an”, dựa trên tinh thần đã được nêu ra ở Hội nghị Thượng đỉnh năm ngoái tại Johannesburg (Nam Phi).  

Ngoài ra, BRICS dường như cũng đã tìm ra lời giải cho bất đồng giữa một nhóm gồm Nga và Trung Quốc (muốn mở rộng thành viên nhanh chóng), với nhóm ngược lại là Ấn Độ và Brazil vẫn giữ tâm lý quan ngại về các tác động tiêu cực khi tổ chức cởi mở với việc “mở cửa” cho các quốc gia khác nộp đơn gia nhập. Sau khi BRICS kết nạp thêm bốn thành viên mới vào đầu năm, rồi thỏa hiệp bằng việc Nga tuyên bố tạm thời không chấp nhận thêm quốc gia nào hồi tháng 6, Hội nghị tại Kazan đã phát triển một hình thức mới gọi là quốc gia đối tác (không phải thành viên chính thức), hiện vừa bổ sung 13 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Cách làm này vừa có thể làm hài lòng Brazil và Ấn Độ (vì không phải kết nạp thành viên chính thức), vừa phù hợp với mong muốn “tăng cường chủ nghĩa đa phương” của Nga và Trung Quốc.  

Như vậy, thành công lớn nhất của Nga tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm nay là đã khẳng định vững chắc vị thế của nước này trên trường quốc tế mặc cho các nỗ lực cô lập của phương Tây vẫn chưa dừng lại. Cùng với đó, nhờ tư cách chủ nhà, Moscow đã định hướng Tuyên bố chung tập trung đả kích các hành động của Israel, trong khi né tránh một cách đáng kể cuộc chiến (mà Nga gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”) ở Ukraine. Ngoài ra, các nước thành viên cũng cho thấy thiện chí để vượt qua các bất đồng, và tiếp tục nỗ lực mở rộng vị thế của BRICS.  

Không thể tránh khỏi các hạn chế

Phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh, Tổng thống Putin đã trần tình rằng “Chúng tôi không từ chối hay chống lại đồng USD. Nhưng nếu chúng tôi không có cơ hội sử dụng [đồng USD], chúng tôi có thể làm gì? Chúng tôi buộc phải tìm kiếm các giải pháp thay thế”. Mong muốn này đã phần nào được ghi nhận trong Tuyên bố chung Kazan tại điều 66, khi các quốc gia BRICS đã đồng ý “thảo luận và nghiên cứu tính khả thi của việc thiết lập một cơ sở hạ tầng lưu ký và thanh toán xuyên biên giới độc lập gọi là BRICS Clear, một sáng kiến để bổ sung cho cơ sở hạ tầng thị trường tài chính hiện có”. Chưa rõ hệ thống mới này sẽ vận hành cụ thể ra sao, nhưng nó có thể dựa trên sự kết hợp của các loại tiền kỹ thuật số của các ngân hàng trung ương, blockchain và token. 

Tuy nhiên, động thái cho thấy các nước BRICS không nhiệt tình với đề xuất của Nga phản ánh qua việc Tuyên bố chung nói rằng việc tham gia vào hệ thống BRICS Clear sẽ dựa trên “nền tảng tự nguyện” (voluntary basis). Quy định này cho thấy nỗ lực tìm ra một hệ thống thanh toán riêng hiện chỉ ở mức biểu tượng thay vì mang lại giá trị thực tiễn, hơn nữa cũng không có mốc thời gian hoặc lộ trình cụ thể. Sự thờ ơ càng thể hiện rõ hơn khi nhìn lại cuộc họp của các Bộ trưởng Tài chính BRICS trước Hội nghị Thượng đỉnh, nơi Moscow kêu gọi tạo ra một giải pháp thay thế cho hệ thống tài chính toàn cầu do phương Tây thống trị. Ở sự kiện đó, các Bộ trưởng của Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi đã vắng mặt, chỉ cử cấp dưới tham gia.  

Ưu tiên quan trọng hơn với các nước BRICS hiện nay có lẽ là kêu gọi “cải cách [thay vì xóa bỏ] hệ thống Bretton Woods” (reform of the Bretton Woods institutions), một thể chế tài chính do phương Tây tạo ra. Nội dung này được đề cập ngay ở những phần đầu của Tuyên bố chung Kazan (điều 11), càng chứng minh cho mức độ ưu tiên mà các nước BRICS theo đuổi hiện nay. Không khó hiểu cho quyết định trên, vì UAE dù sao đi nữa vẫn đang đầu tư rất lớn vào Mỹ, trong khi Ai CậpEthiopia vừa vay hàng tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) để giải quyết các khó khăn tài chính trong nước. 

Cùng với việc chưa thể thiết lập một hệ thống tài chính mới đủ khả thi thay thế những thể chế sẵn có của phương Tây, Moscow cũng thất bại trong việc khôi phục các khoản đầu tư từ Ngân hàng Phát triển Mới (NDB), một cơ quan tài chính do các nước BRICS lập ra. Do lo ngại nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp, kể từ giữa năm 2023 đến nay, NDB đã đình chỉ tất cả các khoản tài trợ cho các dự án mới của Nga. Dù Moscow kêu gọi NDB xóa bỏ tình trạng đình chỉ tại Hội nghị Thượng đỉnh vừa qua, nhưng cho đến nay vẫn chưa có kết quả.  

Ngoài ra, một “cú đau” khác mà chủ nhà Nga phải hứng chịu sau khi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh vài ngày là hai quốc gia Trung Á (khu vực nằm ở ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại của Nga) gồm Uzbekistan và Kazakhstan đã đưa ra những lời từ chối tham gia các nhóm đa phương quan trọng với Moscow. Trong khi cả Uzbekistan lẫn Kazakhstan đều cử nguyên thủ quốc gia đến Kazan vừa qua, thì sau đó Tashkent đã từ chối hợp tác với Liên minh Kinh tế Á - Âu (Eurasian Economic Union) do Nga dẫn đầu, còn Astana tuyên bố sẽ không nộp đơn xin trở thành thành viên chính thức của BRICS.  

Tóm lại, Hội nghị Thượng đỉnh tại Kazan đã không làm cho tham vọng xây dựng một hệ thống tài chính thay thế trở nên khả thi hơn, và nước chủ nhà cũng chưa thể thuyết phục được NDB thay đổi quyết định của mình. Đồng thời, tín hiệu không mấy tích cực từ hai quốc gia Trung Á sau Hội nghị cũng sẽ là một cơn đau đầu khác cho Moscow trong thời gian tới. 

Từ những hạn chế đó, có một sự thật không thể phủ nhận là BRICS vẫn còn non trẻ và bộc lộ điểm thiếu sót quan trọng nhất là chưa có tầm nhìn rõ ràng, cụ thể về cách thức thay thế trật tự thế giới hiện nay, dù các nước thành viên mong muốn điều đó. Nếu chưa tìm ra được lời giải đủ hiệu quả, BRICS nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục loay hoay trong các kỳ vọng của mình, thậm chí là tiếp tục vướng nhiều khó khăn trong việc định hình lại thế giới.  

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là các quốc gia phương Tây có cơ hội để vui mừng hoặc chủ quan. Từ quy mô của Hội nghị Thượng đỉnh tại Kazan cũng như việc có thêm một loạt quốc gia trở thành đối tác của BRICS, phương Tây cần phải chấp nhận thực tế rằng nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới này đang là một cơ chế có sức hút to lớn. Do đó, Mỹ và đồng minh nên xem xét lại các thiếu sót trong chính sách của mình, đặc biệt là đối với các nước Nam Bán cầu (Global South), nếu không muốn mất dần ảnh hưởng với những quốc gia này. 

Từ khoá: BRICS Hội nghị thượng đỉnh BRICS Nga BRICS Clear thanh toán xuyên biên giới

BÀI LIÊN QUAN