Thách thức đối với Choi Sang-mok: Khôi phục kinh tế giữa khủng hoảng chính trị
Sự khủng hoảng và chia rẽ chính trị ở Hàn Quốc gây tổn thương cho nền kinh tế: đồng won lao dốc và các nhà đầu tư thận trọng. Liệu Quyền Tổng thống Choi Sang-mok có thể đưa đất nước thoát khỏi tình hình kinh tế ảm đạm?
Trong những diễn biến chính trị làm rúng động chính trường Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk-yeol bị phế truất và bị đình chỉ chức vụ từ ngày 14/12 vì nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành. Vào ngày 27/12, các nhà lập pháp Hàn Quốc đã bỏ phiếu để luận tội Quyền Tổng thống Han Duck-soo. Cái kết cho ông Han đánh dấu lần luận tội thứ hai đối với một nhà lãnh đạo Hàn Quốc chỉ trong vòng hai tuần.
Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok, 61 tuổi, đã trở thành quyền Tổng thống thứ hai của Hàn Quốc và kiêm quyền Thủ tướng thay ông Han Duck-soo vừa bị luận tội. Ông Choi lấy bằng cử nhân ngành luật tại Đại học Quốc gia Seoul và từng là đồng minh thân cận của ông Yoon. Giờ đây trọng trách lèo lái đất nước (dù là tạm thời) đang đè nặng lên vai ông Choi, nhất là khi sức nóng của các biến động chính trị đang lan sang lĩnh vực kinh tế.
Khủng hoảng sâu rộng: Từ chính trị sang kinh tế
Trong khi tình hình chính trị bất ngờ và đang ngày càng bất ổn, sức ảnh hưởng của chính biến Hàn Quốc còn lan sang lĩnh vực kinh tế. Hàng loạt các sự kiện vừa qua đã đặt nhiều câu hỏi về tính dẻo dai của nền kinh tế đất nước.
Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á và thứ mười trên thế giới, tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên danh nghĩa. Tuy nhiên, không có một chỉ dấu nào cho thấy nền kinh tế nước này sẽ “sống sót” trước những biến động chính trị và sự chia rẽ nội bộ đang trầm trọng. Vào đầu tháng 12/2024, các số liệu kinh tế cho thấy sự sụt giảm trong các hoạt động kinh tế đất nước, và chỉ có xuất khẩu (chủ yếu là chip, xe hơi, bán dẫn) là điểm sáng gần như duy nhất.
Tình hình tại Hàn Quốc càng thêm trầm trọng khi nước này tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và dân số ngày càng giảm. Thực tế này khiến xứ sở kim chi ngày càng phụ thuộc vào lao động nước ngoài để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng trong nước.
Hàn Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức kinh tế to lớn khi đà xuất khẩu bắt đầu chậm lại do nhu cầu về chất bán dẫn giảm đi cùng suy thoái toàn cầu kéo dài. Nền kinh tế Hàn Quốc đang gặp khó khăn khi mức tăng trưởng GDP dự kiến chỉ đạt 2% trong năm 2024.
Sự phân cực chính trị kể từ cuộc khủng hoảng hậu thiết quân luật ngày càng sâu sắc có thể kìm hãm luồng đầu tư vào đất nước này. Trước đó, niềm tin của doanh nghiệp vào thị trường Hàn Quốc đã giảm mạnh nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng quan ngại về nền kinh tế Hàn Quốc. Quốc gia Đông Á này đang phải vật lộn với tình hình bất ổn chính trị đồng thời đối mặt với mối đe dọa áp thuế khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ 2. Các chính sách bảo hộ kinh tế của ông Trump có thể khiến Hàn Quốc phải chật vật chống đỡ, dù nước này là một trong những đồng minh thân thiết của Mỹ tại châu Á.
Không chỉ các doanh nghiệp hoang mang, người tiêu dùng Hàn Quốc cũng không lạc quan cho mấy. Theo chỉ số tâm lý người tiêu dùng tổng hợp (CCSI), niềm tin của người tiêu dùng trong nước giảm mạnh trong tháng 12 và xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm do lo ngại gia tăng về tình hình bất ổn chính trị chưa có hồi kết.
Tình hình chính trị tồi tệ đang đe dọa đồng tiền của đất nước và làm lung lay niềm tin vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Hôm 27/12, đồng won đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ năm 2009. Khả năng đồng won có thể vực dậy trong thời gian ngắn dường như là không tưởng. Sự sụt giảm này thậm chí có thể còn tiếp diễn khi chính trị nước này chưa thể trở lại tình trạng “bình thường mới” kể từ nỗ lực bãi bỏ chế độ dân sự của Tổng thống Yoon Suk-yeol vào đầu tháng 12.
Vào khuya ngày 3/12, Tổng thống Yoon bất ngờ ban bố thiết quân luật với cáo buộc phe đối lập nổi loạn. Quyết định của ông Yoon không giúp ông thoát khỏi thế bế tắc chính trị như ông mong muốn. Dù sau đó ông Yoon phải rút lại lệnh thiết quân luật nhưng sự kiện này đã gây ra chấn động mạnh trên khắp xứ sở kim chi và kéo theo sự hoang mang từ các đồng minh của Hàn Quốc ở Mỹ và châu Âu.
Kỳ vọng gì từ Quyền Tổng thống Choi?
Trong một cuộc họp báo, Quyền Tổng thống Choi Sang-mok tha thiết đề nghị: “Trong thời điểm diễn ra chiến tranh thương mại toàn cầu và tình trạng khẩn cấp quốc gia, việc thiếu vắng một tháp kiểm soát các vấn đề nhà nước sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín, nền kinh tế, an ninh quốc gia và tính liên tục của nền quản trị đất nước chúng ta”. Có thể thấy, ông Choi rất lo ngại về các rủi ro kinh tế theo sau sự khủng hoảng chính trị trong nước.
Là một chuyên gia kinh tế dày dạn kinh nghiệm với hơn ba thập kỷ phục vụ tại Bộ Tài chính, ông Choi cam kết sẽ tập trung vào việc ổn định các vấn đề chính trị nội bộ. Trong một tuyên bố bằng văn bản, ông cho biết: “Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để tập trung ổn định tình hình nhà nước trong bối cảnh bất ổn chính trị đang diễn ra”.
Cụ thể, ông Choi đã nhanh chóng đưa ra các cam kết mạnh mẽ và xoa dịu các nhà đầu tư nhằm tránh việc biến động chính trị tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế đất nước. Ngay sau khi được bổ nhiệm, ông nhấn mạnh việc sẽ đưa đất nước vượt qua giai đoạn hỗn loạn. Trọng tâm của các cam kết là khẳng định của ông Choi rằng việc giảm thiểu tình trạng hỗn loạn tại chính phủ là vô cùng quan trọng.
Tiếp theo, Choi chỉ thị cho Ngoại trưởng Cho Tae-yul duy trì các kênh liên lạc chặt chẽ với các quốc gia đối tác. Ông Choi còn cam kết “nỗ lực toàn diện” để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại và tích cực hợp tác với các đối tác quốc tế, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, để trấn an các đồng minh và nhà đầu tư. Nhằm trấn an các quốc gia trên thế giới về quỹ đạo chính sách của Hàn Quốc, ông Choi nhấn mạnh rằng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc sẽ không thay đổi và các hoạt động thương mại quốc tế của đất nước sẽ không bị gián đoạn. Ông cũng đã dẫn đầu một cuộc họp không chính thức của các cơ quan tài chính, được gọi là F4, nhằm xoa dịu nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư quốc tế và các đồng minh về tình hình chính trị bất ổn.
Để theo sát tình hình trong nước, ông Choi cho biết mỗi cơ quan “sẽ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết để duy trì hệ thống giám sát và ứng phó khẩn cấp 24 giờ cho thị trường tài chính và ngoại hối, và nếu biến động thị trường tăng, các biện pháp ổn định thị trường quyết liệt và nhanh chóng sẽ được thực hiện”. Ông cũng cam kết “thanh khoản không giới hạn” để bình ổn thị trường tài chính và gửi thư tới các giám đốc tài chính của các quốc gia lớn để trấn an họ về tình hình hiện nay tại Hàn Quốc.
Nỗ lực tách bạch giữa chính trị và kinh tế của Choi được hoan nghênh. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Chang-yong đã bảo vệ ông Choi và cho rằng “đây sẽ là điểm khởi đầu để thông báo cho cả công chúng trong và ngoài nước rằng nền kinh tế của chúng ta sẽ hoạt động độc lập và bình thường mà không bị ảnh hưởng bởi tiến trình chính trị”. Dù vẫn cần thời gian để quan sát những diễn biến tiếp theo nhưng có thể thấy sự ủng hộ chính trị của Thống đốc Lee là động lực quan trọng để củng cố quyết tâm tự lực về kinh tế của Quyền Tổng thống Hàn Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của ông Choi, tình hình có thể được cải thiện. Có nguồn tin từ cựu quan chức Hàn Quốc cho biết trong mắt các nhà lập pháp của đảng đối lập, Choi nhận được sự tin tưởng hơn Han vì Choi đã cho biết ông không ủng hộ lệnh thiết quân luật của ông Yoon. Trước khi kế nhiệm vị trí này, ông Choi cho biết việc luận tội ông Han Duck-soo sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín kinh tế của đất nước và yêu cầu các đảng phái chính trị rút lại kế hoạch. Ông Choi cũng đã lãnh đạo nhiều cuộc họp chính sách để ổn định thị trường tài chính, và điều này mang lại cho ông hình ảnh tích cực hơn. Nhìn chung, các cam kết và nỗ lực thúc đẩy sự đoàn kết của ông Choi tập trung vào lĩnh vực kinh tế, và ông cũng khéo léo né tránh việc đề cập đến các căng thẳng chính trị.
Trước khi đảm nhận quyền Tổng thống Hàn Quốc, ông Choi kêu gọi cả đảng cầm quyền và đảng đối lập hợp tác để tạo điều kiện cho chính phủ tập trung hoàn toàn vào sự ổn định kinh tế và phúc lợi công cộng. Các nỗ lực này có thể được ông tiếp tục trong thời gian tới.
Tuy nhiên, sự tự tin vào khả năng phục hồi của kinh tế Hàn Quốc cũng như sự ổn định chính trị của nước này không chỉ dựa trên cam kết của Choi rằng “hệ thống kinh tế mạnh mẽ và kiên cường của chúng ta sẽ đảm bảo ổn định nhanh chóng”. Hơn hết, cam kết này phải đi kèm với các hành động cụ thể của chính phủ. Về điều này thì còn quá sớm để khẳng định nền kinh tế Hàn Quốc có thể nhanh chóng khởi sắc hay không.
Tín hiệu tốt là Bộ Tài chính Hàn Quốc đã cho biết sẽ đưa ra các khoản miễn thuế mở rộng đối với chi tiêu trong nửa đầu năm, giảm 30% thuế đối với việc mua ô tô và đưa ra các ưu đãi về thuế cho các công ty tăng lương cho nhân viên. Việc này được kỳ vọng là nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước và khôi phục niềm tin của người tiêu dùng vốn đã suy yếu xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng tiết lộ sẽ hạ lãi suất một cách linh hoạt trong năm nay trong bối cảnh bất ổn chính trị và kinh tế gia tăng. Nhìn chung, các chính sách vĩ mô sẽ tập trung vào việc ổn định thị trường và phục hồi nền kinh tế trong nước. Trong khi đó, xuất khẩu sẽ tiếp tục là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc.
Tuy vậy, vẫn tồn tại những quan ngại rằng tình hình chính trị bất ổn cùng với quốc tang kéo dài 7 ngày cho vụ tai nạn máy bay tại sân bay Muan ngày 29/12 vừa qua có thể dẫn đến sự sụt giảm tiêu dùng trong nước. Sự mất giá của đồng won và cổ phiếu cũng là những chỉ báo kết hợp cho thấy sự bất an của thị trường quốc tế về tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc.
Ông Choi dự kiến sẽ giữ chức quyền tổng thống trong nhiều tháng tới. Theo luật của Hàn Quốc, Tòa án Hiến pháp nước này có 180 ngày để đưa ra quyết định về việc có nên bãi nhiệm hay phục chức cho ông Yoon hay không. Từ đây đến thời điểm đó, ông Choi có rất nhiều việc phải làm. Trên hết, ổn định chính trị trong nước, vực dậy lòng tin của người tiêu dùng trong nước, và khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư là nhiệm vụ cấp thiết và đầy thử thách.
Trong những diễn biến chính trị làm rúng động chính trường Hàn Quốc, Tổng thống Yoon Suk-yeol bị phế truất và bị đình chỉ chức vụ từ ngày 14/12 vì nỗ lực áp đặt thiết quân luật bất thành. Vào ngày 27/12, các nhà lập pháp Hàn Quốc đã bỏ phiếu để luận tội Quyền Tổng thống Han Duck-soo. Cái kết cho ông Han đánh dấu lần luận tội thứ hai đối với một nhà lãnh đạo Hàn Quốc chỉ trong vòng hai tuần.
Bộ trưởng Tài chính Choi Sang-mok, 61 tuổi, đã trở thành quyền Tổng thống thứ hai của Hàn Quốc và kiêm quyền Thủ tướng thay ông Han Duck-soo vừa bị luận tội. Ông Choi lấy bằng cử nhân ngành luật tại Đại học Quốc gia Seoul và từng là đồng minh thân cận của ông Yoon. Giờ đây trọng trách lèo lái đất nước (dù là tạm thời) đang đè nặng lên vai ông Choi, nhất là khi sức nóng của các biến động chính trị đang lan sang lĩnh vực kinh tế.
Khủng hoảng sâu rộng: Từ chính trị sang kinh tế
Trong khi tình hình chính trị bất ngờ và đang ngày càng bất ổn, sức ảnh hưởng của chính biến Hàn Quốc còn lan sang lĩnh vực kinh tế. Hàng loạt các sự kiện vừa qua đã đặt nhiều câu hỏi về tính dẻo dai của nền kinh tế đất nước.
Hàn Quốc hiện là nền kinh tế lớn thứ tư châu Á và thứ mười trên thế giới, tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên danh nghĩa. Tuy nhiên, không có một chỉ dấu nào cho thấy nền kinh tế nước này sẽ “sống sót” trước những biến động chính trị và sự chia rẽ nội bộ đang trầm trọng. Vào đầu tháng 12/2024, các số liệu kinh tế cho thấy sự sụt giảm trong các hoạt động kinh tế đất nước, và chỉ có xuất khẩu (chủ yếu là chip, xe hơi, bán dẫn) là điểm sáng gần như duy nhất.
Tình hình tại Hàn Quốc càng thêm trầm trọng khi nước này tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và dân số ngày càng giảm. Thực tế này khiến xứ sở kim chi ngày càng phụ thuộc vào lao động nước ngoài để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng trong nước.
Hàn Quốc cũng phải đối mặt với những thách thức kinh tế to lớn khi đà xuất khẩu bắt đầu chậm lại do nhu cầu về chất bán dẫn giảm đi cùng suy thoái toàn cầu kéo dài. Nền kinh tế Hàn Quốc đang gặp khó khăn khi mức tăng trưởng GDP dự kiến chỉ đạt 2% trong năm 2024.
Sự phân cực chính trị kể từ cuộc khủng hoảng hậu thiết quân luật ngày càng sâu sắc có thể kìm hãm luồng đầu tư vào đất nước này. Trước đó, niềm tin của doanh nghiệp vào thị trường Hàn Quốc đã giảm mạnh nhất kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài đang ngày càng quan ngại về nền kinh tế Hàn Quốc. Quốc gia Đông Á này đang phải vật lộn với tình hình bất ổn chính trị đồng thời đối mặt với mối đe dọa áp thuế khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng trong nhiệm kỳ 2. Các chính sách bảo hộ kinh tế của ông Trump có thể khiến Hàn Quốc phải chật vật chống đỡ, dù nước này là một trong những đồng minh thân thiết của Mỹ tại châu Á.
Không chỉ các doanh nghiệp hoang mang, người tiêu dùng Hàn Quốc cũng không lạc quan cho mấy. Theo chỉ số tâm lý người tiêu dùng tổng hợp (CCSI), niềm tin của người tiêu dùng trong nước giảm mạnh trong tháng 12 và xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm do lo ngại gia tăng về tình hình bất ổn chính trị chưa có hồi kết.
Tình hình chính trị tồi tệ đang đe dọa đồng tiền của đất nước và làm lung lay niềm tin vào khả năng tăng trưởng của nền kinh tế. Hôm 27/12, đồng won đã giảm mạnh xuống mức thấp nhất so với đồng USD kể từ năm 2009. Khả năng đồng won có thể vực dậy trong thời gian ngắn dường như là không tưởng. Sự sụt giảm này thậm chí có thể còn tiếp diễn khi chính trị nước này chưa thể trở lại tình trạng “bình thường mới” kể từ nỗ lực bãi bỏ chế độ dân sự của Tổng thống Yoon Suk-yeol vào đầu tháng 12.
Vào khuya ngày 3/12, Tổng thống Yoon bất ngờ ban bố thiết quân luật với cáo buộc phe đối lập nổi loạn. Quyết định của ông Yoon không giúp ông thoát khỏi thế bế tắc chính trị như ông mong muốn. Dù sau đó ông Yoon phải rút lại lệnh thiết quân luật nhưng sự kiện này đã gây ra chấn động mạnh trên khắp xứ sở kim chi và kéo theo sự hoang mang từ các đồng minh của Hàn Quốc ở Mỹ và châu Âu.
Kỳ vọng gì từ Quyền Tổng thống Choi?
Trong một cuộc họp báo, Quyền Tổng thống Choi Sang-mok tha thiết đề nghị: “Trong thời điểm diễn ra chiến tranh thương mại toàn cầu và tình trạng khẩn cấp quốc gia, việc thiếu vắng một tháp kiểm soát các vấn đề nhà nước sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín, nền kinh tế, an ninh quốc gia và tính liên tục của nền quản trị đất nước chúng ta”. Có thể thấy, ông Choi rất lo ngại về các rủi ro kinh tế theo sau sự khủng hoảng chính trị trong nước.
Là một chuyên gia kinh tế dày dạn kinh nghiệm với hơn ba thập kỷ phục vụ tại Bộ Tài chính, ông Choi cam kết sẽ tập trung vào việc ổn định các vấn đề chính trị nội bộ. Trong một tuyên bố bằng văn bản, ông cho biết: “Chính phủ sẽ nỗ lực hết sức để tập trung ổn định tình hình nhà nước trong bối cảnh bất ổn chính trị đang diễn ra”.
Cụ thể, ông Choi đã nhanh chóng đưa ra các cam kết mạnh mẽ và xoa dịu các nhà đầu tư nhằm tránh việc biến động chính trị tiếp tục gây sức ép lên nền kinh tế đất nước. Ngay sau khi được bổ nhiệm, ông nhấn mạnh việc sẽ đưa đất nước vượt qua giai đoạn hỗn loạn. Trọng tâm của các cam kết là khẳng định của ông Choi rằng việc giảm thiểu tình trạng hỗn loạn tại chính phủ là vô cùng quan trọng.
Tiếp theo, Choi chỉ thị cho Ngoại trưởng Cho Tae-yul duy trì các kênh liên lạc chặt chẽ với các quốc gia đối tác. Ông Choi còn cam kết “nỗ lực toàn diện” để vượt qua cuộc khủng hoảng hiện tại và tích cực hợp tác với các đối tác quốc tế, bao gồm Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen, để trấn an các đồng minh và nhà đầu tư. Nhằm trấn an các quốc gia trên thế giới về quỹ đạo chính sách của Hàn Quốc, ông Choi nhấn mạnh rằng chính sách đối ngoại của Hàn Quốc sẽ không thay đổi và các hoạt động thương mại quốc tế của đất nước sẽ không bị gián đoạn. Ông cũng đã dẫn đầu một cuộc họp không chính thức của các cơ quan tài chính, được gọi là F4, nhằm xoa dịu nỗi sợ hãi của các nhà đầu tư quốc tế và các đồng minh về tình hình chính trị bất ổn.
Để theo sát tình hình trong nước, ông Choi cho biết mỗi cơ quan “sẽ thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa cần thiết để duy trì hệ thống giám sát và ứng phó khẩn cấp 24 giờ cho thị trường tài chính và ngoại hối, và nếu biến động thị trường tăng, các biện pháp ổn định thị trường quyết liệt và nhanh chóng sẽ được thực hiện”. Ông cũng cam kết “thanh khoản không giới hạn” để bình ổn thị trường tài chính và gửi thư tới các giám đốc tài chính của các quốc gia lớn để trấn an họ về tình hình hiện nay tại Hàn Quốc.
Nỗ lực tách bạch giữa chính trị và kinh tế của Choi được hoan nghênh. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc Lee Chang-yong đã bảo vệ ông Choi và cho rằng “đây sẽ là điểm khởi đầu để thông báo cho cả công chúng trong và ngoài nước rằng nền kinh tế của chúng ta sẽ hoạt động độc lập và bình thường mà không bị ảnh hưởng bởi tiến trình chính trị”. Dù vẫn cần thời gian để quan sát những diễn biến tiếp theo nhưng có thể thấy sự ủng hộ chính trị của Thống đốc Lee là động lực quan trọng để củng cố quyết tâm tự lực về kinh tế của Quyền Tổng thống Hàn Quốc.
Dưới sự lãnh đạo của ông Choi, tình hình có thể được cải thiện. Có nguồn tin từ cựu quan chức Hàn Quốc cho biết trong mắt các nhà lập pháp của đảng đối lập, Choi nhận được sự tin tưởng hơn Han vì Choi đã cho biết ông không ủng hộ lệnh thiết quân luật của ông Yoon. Trước khi kế nhiệm vị trí này, ông Choi cho biết việc luận tội ông Han Duck-soo sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến uy tín kinh tế của đất nước và yêu cầu các đảng phái chính trị rút lại kế hoạch. Ông Choi cũng đã lãnh đạo nhiều cuộc họp chính sách để ổn định thị trường tài chính, và điều này mang lại cho ông hình ảnh tích cực hơn. Nhìn chung, các cam kết và nỗ lực thúc đẩy sự đoàn kết của ông Choi tập trung vào lĩnh vực kinh tế, và ông cũng khéo léo né tránh việc đề cập đến các căng thẳng chính trị.
Trước khi đảm nhận quyền Tổng thống Hàn Quốc, ông Choi kêu gọi cả đảng cầm quyền và đảng đối lập hợp tác để tạo điều kiện cho chính phủ tập trung hoàn toàn vào sự ổn định kinh tế và phúc lợi công cộng. Các nỗ lực này có thể được ông tiếp tục trong thời gian tới.
Tuy nhiên, sự tự tin vào khả năng phục hồi của kinh tế Hàn Quốc cũng như sự ổn định chính trị của nước này không chỉ dựa trên cam kết của Choi rằng “hệ thống kinh tế mạnh mẽ và kiên cường của chúng ta sẽ đảm bảo ổn định nhanh chóng”. Hơn hết, cam kết này phải đi kèm với các hành động cụ thể của chính phủ. Về điều này thì còn quá sớm để khẳng định nền kinh tế Hàn Quốc có thể nhanh chóng khởi sắc hay không.
Tín hiệu tốt là Bộ Tài chính Hàn Quốc đã cho biết sẽ đưa ra các khoản miễn thuế mở rộng đối với chi tiêu trong nửa đầu năm, giảm 30% thuế đối với việc mua ô tô và đưa ra các ưu đãi về thuế cho các công ty tăng lương cho nhân viên. Việc này được kỳ vọng là nhằm thúc đẩy tiêu dùng trong nước và khôi phục niềm tin của người tiêu dùng vốn đã suy yếu xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm qua. Bên cạnh đó, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc cũng tiết lộ sẽ hạ lãi suất một cách linh hoạt trong năm nay trong bối cảnh bất ổn chính trị và kinh tế gia tăng. Nhìn chung, các chính sách vĩ mô sẽ tập trung vào việc ổn định thị trường và phục hồi nền kinh tế trong nước. Trong khi đó, xuất khẩu sẽ tiếp tục là xương sống của nền kinh tế Hàn Quốc.
Tuy vậy, vẫn tồn tại những quan ngại rằng tình hình chính trị bất ổn cùng với quốc tang kéo dài 7 ngày cho vụ tai nạn máy bay tại sân bay Muan ngày 29/12 vừa qua có thể dẫn đến sự sụt giảm tiêu dùng trong nước. Sự mất giá của đồng won và cổ phiếu cũng là những chỉ báo kết hợp cho thấy sự bất an của thị trường quốc tế về tương lai của nền kinh tế Hàn Quốc.
Ông Choi dự kiến sẽ giữ chức quyền tổng thống trong nhiều tháng tới. Theo luật của Hàn Quốc, Tòa án Hiến pháp nước này có 180 ngày để đưa ra quyết định về việc có nên bãi nhiệm hay phục chức cho ông Yoon hay không. Từ đây đến thời điểm đó, ông Choi có rất nhiều việc phải làm. Trên hết, ổn định chính trị trong nước, vực dậy lòng tin của người tiêu dùng trong nước, và khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư là nhiệm vụ cấp thiết và đầy thử thách.
Từ khoá: Hàn Quốc khủng hoảng chính trị Choi Sang-mok kinh tế chính trị