Chính trị - Ngoại giao | Biển Đông   09/09/2023

Trung Quốc tuyên truyền bản đồ “10 đoạn”. Việt Nam rút ra được gì?

Một tấm bản đồ, tưởng như “vô hại”, nhưng lại được “vũ khí hoá” để làm tăng tính hiệu quả của các yêu sách chủ quyền. Việc Trung Quốc phổ biến bản đồ phi pháp là đáng lên án, song, những biện pháp tuyên truyền của quốc gia này lại gợi mở một số hàm ý về chính sách cho Việt Nam.

Trần Duy

09/09/2023
Image
Bản đồ tiêu chuẩn mới của Trung Quốc - (C): AP Photo/Andy Wong

Ngày 28/8, Trung Quốc công bố bản đồ quốc gia mới (còn gọi là “bản đồ tiêu chuẩn”), mở rộng đường 9 đoạn (nine-dash line) thành 10 đoạn (thêm một đoạn ở phía Đông của Đài Loan) như ấn bản mà nước này đã từng công bố vào năm 1948 và 2013, đồng thời gộp thêm các vùng lãnh thổ thuộc Nga và Nhật Bản. Động thái trên cho thấy, những yêu sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ngày càng tham vọng và vô lý.

Việc Trung Quốc công bố bản đồ mới có tính thông lệ, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong nước nhân Ngày công khai Luật Đo đạc và Bản đồ Quốc gia và Tuần lễ Công khai Nhận thức về Lãnh thổ Quốc gia. Tuy nhiên, thời điểm công bố diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN (ngày 5-7/9) và Hội nghị Thượng đỉnh G20 (ngày 9-10/9). Việc này nhằm thăm dò phản ứng của các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc (được vẽ trong bản đồ) và củng cố các yêu sách lãnh thổ phi pháp của Bắc Kinh.

Dù bản đồ mới của Trung Quốc hướng đến đối tượng trong nước hay quốc tế thì điều đáng quan ngại nhất là: tấm bản đồ này, một khi được sử dụng rộng rãi, có khả năng giúp Bắc Kinh phổ biến yêu sách chủ quyền cả trong nước lẫn quốc tế mà không cần thông qua kênh chính phủ. Quan sát cách Trung Quốc tuyên truyền các ấn bản bản đồ phi lý trước đây, có thể nhận thấy ba con đường phổ biến và khá hiệu quả mà quốc gia này đã áp dụng.

Con đường giáo dục và nghiên cứu khoa học

Sau bản đồ đường chữ U, vốn được một viên chức chính quyền Trung Hoa Dân quốc công bố vào năm 1936, trong suốt gần một thế kỷ, “kiến thức chủ quyền” của Trung Quốc trong hình hài tấm bản đồ có in hình đường lưỡi bò đã được người dân nước này tiếp thu qua hàng thế hệ. Bản đồ được in trong sách giáo khoa địa lý lớp 8 ở Trung Quốc có chú thích rằng đất nước này là một “lãnh thổ rộng lớn, có diện tích đất liền khoảng 9,6 triệu km vuông, gần bằng toàn bộ châu Âu”, trải dài từ điểm cực bắc ở Hắc Long Giang đến điểm cực nam ở mũi Tăng Mẫu An Sa - “Zengmu Ansha” (James Shoal) - thực tế thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Kiến thức đó được “nhắc đi nhắc lại” cho đến khi sinh viên Trung Quốc “thuộc nằm lòng” khi bước vào giảng đường đại học, và hầu hết đều tin rằng Tăng Mẫu An Sa là điểm cực nam của quốc gia họ.

Không chỉ được lưu hành trong chương trình giảng dạy phổ thông, bản đồ của Bắc Kinh cũng được phát tán rộng rãi trong cộng đồng học giả quốc tế thông qua các nhà khoa học của nước này. Nhiều học giả Việt Nam đã phát hiện việc các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng bản đồ đường 9 đoạn trong công bố quốc tế và trong nội dung trình bày tại các hội thảo quốc tế.

Với nhiệm vụ nâng cao “nhận thức của cả nước về quy định pháp luật về đo đạc và bản đồ cùng lãnh thổ quốc gia”, tấm bản đồ mới của Trung Quốc có thể sẽ thay thế bản đồ đường 9 đoạn trước đây, và thậm chí được sử dụng cho việc giảng dạy và nghiên cứu trong nước.

Con đường văn hoá đại chúng toàn cầu

Truyền thông và văn hoá đại chúng là con đường thứ hai để đưa bản đồ phi pháp của Trung Quốc len lỏi vào nhận thức của tầng lớp bình dân ở các quốc gia trong và ngoài khu vực. Tuy đã bị Toà trọng tài Biển Đông bác bỏ tính pháp lý vào năm 2016, bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc trong thời gian qua vẫn phủ sóng dày đặc trên các phim điện ảnh, phim “bom tấn” toàn cầu, lẫn website của một số công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc.

Bản đồ đường 9 đoạn xuất hiện ngày càng dày đặc trong các phim điện ảnh của Trung Quốc và thậm chí là của Mỹ, Australia. Từ năm 2019, Việt Nam đã nhiều lần lên án và cấm chiếu các bộ phim có “cài cắm” hình ảnh bản đồ phi pháp của Trung Quốc, như phim Abominable của hãng phim Trung Quốc Pearl Studio (năm 2019), phim Pine Gap của Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Australia - ABC (năm 2021), phim Flight to you của Trung Quốc và phim Uncharted của Hollywood - Mỹ (năm 2022). Gần đây nhất, Barbie, cũng là một bộ phim của Hollywood (hãng Warner Bros), có chứa hình ảnh đường lưỡi bò và đã bị cấm chiếu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, dưới áp lực của giới lãnh đạo Trung Quốc, chính quyền thành phố Thượng Hải năm 2021 đã yêu cầu H&M - tập đoàn thời trang bán lẻ đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Điển, phải sử dụng bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc trên website của họ, và gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ dư luận Việt Nam. Nike và một số thương hiệu thời trang toàn cầu khác hoạt động ở Trung Quốc cũng chịu chung sức ép từ chính quyền Bắc Kinh. Tháng 6 năm nay, IME, đơn vị tổ chức tour diễn của nhóm nhạc Blackpink, đã lưu hành bản đồ đường 9 đoạn trên website khu vực châu Á và rồi phải gỡ xuống cùng với lời xin lỗi khán giả Việt Nam.

Bản đồ thể hiện yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đang dần được “đại chúng hoá” trong các hoạt động kinh doanh và giải trí. Khoan bàn đến việc tất cả trường hợp sử dụng bản đồ đường 9 đoạn từng được ghi nhận có chịu sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc hay không, thì sự lớn mạnh của thị trường Trung Quốc và/hoặc hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ theo sau tấm bản đồ đủ hấp dẫn để các hãng phim, doanh nghiệp lồng ghép bản đồ phi pháp của Trung Quốc vào các sản phẩm kinh doanh hay ấn phẩm truyền thông của họ.

Chưa cần khoanh vùng dân số các quốc gia ASEAN có lãnh thổ chồng lấn với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, chỉ tính chung quy mô thị trường của toàn bộ khối ASEAN (gần 680 triệu người) thì con số cũng chưa lớn bằng một nửa so với thị trường hơn 1,4 tỷ dân của Trung Quốc. Đã có quan điểm cho rằng nếu các tập đoàn toàn cầu buộc phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Hà Nội, rất ít công ty có thể chấp nhận làm “mếch lòng” Trung Quốc. Thậm chí, việc lồng ghép bản đồ phi pháp của Trung Quốc vào các sản phẩm giải trí không chỉ thuận theo “nhận thức chủ quyền” của người dân ở thị trường hàng đầu châu Á, mà còn giúp các sản phẩm này được quốc tế chú ý hơn bởi yếu tố gây tranh cãi của nó.

“A lie told often enough becomes the truth” - Khi một lời nói dối được lặp lại quá thường xuyên, thì đến một ngày nào đó, người ta có thể xem lời nói ấy là sự thật. Vì vậy, một tấm bản đồ nguỵ tạo, khi được phổ biến rộng khắp, vẫn có khả năng chuyển hoá niềm tin trong dư luận quốc tế theo hướng tương thích với yêu sách chủ quyền bấy lâu nay của Bắc Kinh.

Con đường số hoá qua các ứng dụng công nghệ

Theo đại diện Bộ Tài nguyên Trung Quốc, sau khi công bố bản đồ quốc gia năm 2023, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc áp dụng dữ liệu thông tin địa lý mới vào các bản đồ, hệ thống định vị kỹ thuật số, cả trong lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, lẫn kinh tế.

Cách làm trên của Trung Quốc không phải là mới. Vào tháng 11/2022, người dùng internet ở Việt Nam đã từng phát hiện bản đồ đường lưỡi bò được sử dụng trong một ứng dụng cho người điều khiển flycam có tên DJI Fly do công ty DJI Technology Co., Ltd có trụ sở tại Quảng Đông (Trung Quốc) phát triển. Đáng quan ngại hơn, DJI Technology Co., Ltd là công ty sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới, thống trị hơn 70% thị trường máy bay không người lái toàn cầu. Không chỉ DJI Fly, một ứng dụng trò chơi do công ty Trung Quốc cũng sử dụng bản đồ có đường 9 đoạn và đã bị buộc gỡ bỏ khỏi thị trường Việt Nam.

Thị phần lớn mạnh của các công ty sản xuất thiết bị và ứng dụng công nghệ của Trung Quốc giúp tăng tính phổ biến của (các) tấm bản đồ phi pháp. Dù Việt Nam có cấm sự xuất hiện của các ứng dụng có sử dụng bản đồ đường 9 đoạn hay 10 đoạn ở trong nước, các ứng dụng ấy vẫn có thể được sử dụng bởi đông đảo người tiêu dùng ở các quốc gia khác, nơi pháp luật của họ không (hoặc chưa) quy định cấm các bản đồ của Trung Quốc.

Nhìn lại con đường nâng cao nhận thức chủ quyền ở Việt Nam

Trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo, việc nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là thế hệ trẻ, là rất quan trọng. Việc công bố và tuyên truyền bản đồ mới của Trung Quốc đi ngược lại luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền của nhiều quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam không thể không nhìn vào cách chính quyền Bắc Kinh quyết tâm nâng cao nhận thức trong nhân dân và truyền bá cho dư luận quốc tế về yêu sách của họ chỉ qua công cụ là bản đồ, để từ đó có sự ứng phó tốt hơn.

Việc tận dụng tranh cãi trên mạng xã hội và các lệnh cấm để phản đối sự xuất hiện của đường lưỡi bò trong sản phẩm giải trí, truyền thông đại chúng vẫn là cách làm hiệu quả, vì thông qua đó, nó gửi đi thông điệp bảo vệ chủ quyền cứng rắn của Việt Nam. Tuy nhiên, vượt ra ngoài những biện pháp ngắn hạn và tức thời, thiết nghĩ Việt Nam cần nỗ lực hơn để nâng cao nhận thức của người dân về chủ quyền quốc gia và lòng tự hào dân tộc.

Thời gian qua, dư luận Việt Nam đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề cải cách chương trình giáo dục phổ thông, trong đó xôn xao nhất là về việc nên đưa môn Lịch sử thành môn bắt buộc hay tự chọn. Thế nhưng, môn Địa lý hầu như không được bàn đến! Nhìn sang quốc gia láng giềng của Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, họ đã sử dụng môn địa lý làm “công cụ” để tuyên truyền chủ quyền của mình.

Đáng buồn hơn, không những môn Địa lý ở bậc phổ thông ít được quan tâm và bị xem là một “môn phụ”, mà độ chính xác của nội dung trong tài liệu giảng dạy môn này cũng có tính “vấn đề”. Các thông tin trên bản đồ và số liệu trong cuốn Atlat địa lý hiện vẫn còn được lưu hành cho học sinh lớp 12 ở Việt Nam đã được báo cáo là có sai sót (năm 2005, năm 2012). Song, luồng tin tức liên quan lại ít được khai thác thêm để Bộ Giáo dục - Đào tạo thật sự xem những sai sót này là nghiêm trọng.

Cùng với thái độ thờ ơ đối với môn Địa lý và giáo trình Địa lý ở bậc phổ thông, hoạt động giáo dục kiến thức về chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam còn bị hạn chế bởi rào cản từ nhận thức hạn chế của chính những người có thẩm quyền phụ trách kiểm duyệt nội dung giảng dạy ở bậc đại học. Một trường đại học công ở Hà Nội vào năm 2019 đã từng… “vô tình” cho phép lưu hành giáo trình có in bản đồ đường lưỡi bò làm tài liệu học tập và nghiên cứu cho sinh viên. Thế nhưng, vị trưởng khoa chịu trách nhiệm phê duyệt sử dụng giáo trình trên lại trả lời phóng viên: “Bản đồ [đường lưỡi bò xuất hiện trong sách] rất nhỏ và chúng tôi không xem đó là vấn đề” (?!).

Việt Nam chưa theo kịp Trung Quốc về năng lực phát triển kinh tế và công nghệ, do đó còn chậm hơn cường quốc này trong “cuộc đua” phổ biến bản đồ quốc gia và thông điệp chủ quyền qua kênh văn hoá đại chúng và số hoá. Tuy nhiên, kênh tuyên truyền thứ nhất - qua giáo dục và nghiên cứu - là gần gũi, khả thi, và có tác động trực tiếp đến người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, ưu tiên này cần được các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn.

Ngày 28/8, Trung Quốc công bố bản đồ quốc gia mới (còn gọi là “bản đồ tiêu chuẩn”), mở rộng đường 9 đoạn (nine-dash line) thành 10 đoạn (thêm một đoạn ở phía Đông của Đài Loan) như ấn bản mà nước này đã từng công bố vào năm 1948 và 2013, đồng thời gộp thêm các vùng lãnh thổ thuộc Nga và Nhật Bản. Động thái trên cho thấy, những yêu sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ngày càng tham vọng và vô lý.

Việc Trung Quốc công bố bản đồ mới có tính thông lệ, nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong nước nhân Ngày công khai Luật Đo đạc và Bản đồ Quốc gia và Tuần lễ Công khai Nhận thức về Lãnh thổ Quốc gia. Tuy nhiên, thời điểm công bố diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Cấp cao ASEAN (ngày 5-7/9) và Hội nghị Thượng đỉnh G20 (ngày 9-10/9). Việc này nhằm thăm dò phản ứng của các nước có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc (được vẽ trong bản đồ) và củng cố các yêu sách lãnh thổ phi pháp của Bắc Kinh.

Dù bản đồ mới của Trung Quốc hướng đến đối tượng trong nước hay quốc tế thì điều đáng quan ngại nhất là: tấm bản đồ này, một khi được sử dụng rộng rãi, có khả năng giúp Bắc Kinh phổ biến yêu sách chủ quyền cả trong nước lẫn quốc tế mà không cần thông qua kênh chính phủ. Quan sát cách Trung Quốc tuyên truyền các ấn bản bản đồ phi lý trước đây, có thể nhận thấy ba con đường phổ biến và khá hiệu quả mà quốc gia này đã áp dụng.

Con đường giáo dục và nghiên cứu khoa học

Sau bản đồ đường chữ U, vốn được một viên chức chính quyền Trung Hoa Dân quốc công bố vào năm 1936, trong suốt gần một thế kỷ, “kiến thức chủ quyền” của Trung Quốc trong hình hài tấm bản đồ có in hình đường lưỡi bò đã được người dân nước này tiếp thu qua hàng thế hệ. Bản đồ được in trong sách giáo khoa địa lý lớp 8 ở Trung Quốc có chú thích rằng đất nước này là một “lãnh thổ rộng lớn, có diện tích đất liền khoảng 9,6 triệu km vuông, gần bằng toàn bộ châu Âu”, trải dài từ điểm cực bắc ở Hắc Long Giang đến điểm cực nam ở mũi Tăng Mẫu An Sa - “Zengmu Ansha” (James Shoal) - thực tế thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Kiến thức đó được “nhắc đi nhắc lại” cho đến khi sinh viên Trung Quốc “thuộc nằm lòng” khi bước vào giảng đường đại học, và hầu hết đều tin rằng Tăng Mẫu An Sa là điểm cực nam của quốc gia họ.

Không chỉ được lưu hành trong chương trình giảng dạy phổ thông, bản đồ của Bắc Kinh cũng được phát tán rộng rãi trong cộng đồng học giả quốc tế thông qua các nhà khoa học của nước này. Nhiều học giả Việt Nam đã phát hiện việc các nhà khoa học Trung Quốc sử dụng bản đồ đường 9 đoạn trong công bố quốc tế và trong nội dung trình bày tại các hội thảo quốc tế.

Với nhiệm vụ nâng cao “nhận thức của cả nước về quy định pháp luật về đo đạc và bản đồ cùng lãnh thổ quốc gia”, tấm bản đồ mới của Trung Quốc có thể sẽ thay thế bản đồ đường 9 đoạn trước đây, và thậm chí được sử dụng cho việc giảng dạy và nghiên cứu trong nước.

Con đường văn hoá đại chúng toàn cầu

Truyền thông và văn hoá đại chúng là con đường thứ hai để đưa bản đồ phi pháp của Trung Quốc len lỏi vào nhận thức của tầng lớp bình dân ở các quốc gia trong và ngoài khu vực. Tuy đã bị Toà trọng tài Biển Đông bác bỏ tính pháp lý vào năm 2016, bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc trong thời gian qua vẫn phủ sóng dày đặc trên các phim điện ảnh, phim “bom tấn” toàn cầu, lẫn website của một số công ty đa quốc gia hoạt động tại Trung Quốc.

Bản đồ đường 9 đoạn xuất hiện ngày càng dày đặc trong các phim điện ảnh của Trung Quốc và thậm chí là của Mỹ, Australia. Từ năm 2019, Việt Nam đã nhiều lần lên án và cấm chiếu các bộ phim có “cài cắm” hình ảnh bản đồ phi pháp của Trung Quốc, như phim Abominable của hãng phim Trung Quốc Pearl Studio (năm 2019), phim Pine Gap của Tập đoàn Phát thanh Truyền hình Australia - ABC (năm 2021), phim Flight to you của Trung Quốc và phim Uncharted của Hollywood - Mỹ (năm 2022). Gần đây nhất, Barbie, cũng là một bộ phim của Hollywood (hãng Warner Bros), có chứa hình ảnh đường lưỡi bò và đã bị cấm chiếu ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, dưới áp lực của giới lãnh đạo Trung Quốc, chính quyền thành phố Thượng Hải năm 2021 đã yêu cầu H&M - tập đoàn thời trang bán lẻ đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Điển, phải sử dụng bản đồ đường 9 đoạn của Trung Quốc trên website của họ, và gây ra làn sóng phản đối mạnh mẽ từ dư luận Việt Nam. Nike và một số thương hiệu thời trang toàn cầu khác hoạt động ở Trung Quốc cũng chịu chung sức ép từ chính quyền Bắc Kinh. Tháng 6 năm nay, IME, đơn vị tổ chức tour diễn của nhóm nhạc Blackpink, đã lưu hành bản đồ đường 9 đoạn trên website khu vực châu Á và rồi phải gỡ xuống cùng với lời xin lỗi khán giả Việt Nam.

Bản đồ thể hiện yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc đang dần được “đại chúng hoá” trong các hoạt động kinh doanh và giải trí. Khoan bàn đến việc tất cả trường hợp sử dụng bản đồ đường 9 đoạn từng được ghi nhận có chịu sự can thiệp của chính phủ Trung Quốc hay không, thì sự lớn mạnh của thị trường Trung Quốc và/hoặc hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ theo sau tấm bản đồ đủ hấp dẫn để các hãng phim, doanh nghiệp lồng ghép bản đồ phi pháp của Trung Quốc vào các sản phẩm kinh doanh hay ấn phẩm truyền thông của họ.

Chưa cần khoanh vùng dân số các quốc gia ASEAN có lãnh thổ chồng lấn với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, chỉ tính chung quy mô thị trường của toàn bộ khối ASEAN (gần 680 triệu người) thì con số cũng chưa lớn bằng một nửa so với thị trường hơn 1,4 tỷ dân của Trung Quốc. Đã có quan điểm cho rằng nếu các tập đoàn toàn cầu buộc phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Hà Nội, rất ít công ty có thể chấp nhận làm “mếch lòng” Trung Quốc. Thậm chí, việc lồng ghép bản đồ phi pháp của Trung Quốc vào các sản phẩm giải trí không chỉ thuận theo “nhận thức chủ quyền” của người dân ở thị trường hàng đầu châu Á, mà còn giúp các sản phẩm này được quốc tế chú ý hơn bởi yếu tố gây tranh cãi của nó.

“A lie told often enough becomes the truth” - Khi một lời nói dối được lặp lại quá thường xuyên, thì đến một ngày nào đó, người ta có thể xem lời nói ấy là sự thật. Vì vậy, một tấm bản đồ nguỵ tạo, khi được phổ biến rộng khắp, vẫn có khả năng chuyển hoá niềm tin trong dư luận quốc tế theo hướng tương thích với yêu sách chủ quyền bấy lâu nay của Bắc Kinh.

Con đường số hoá qua các ứng dụng công nghệ

Theo đại diện Bộ Tài nguyên Trung Quốc, sau khi công bố bản đồ quốc gia năm 2023, Trung Quốc sẽ đẩy nhanh việc áp dụng dữ liệu thông tin địa lý mới vào các bản đồ, hệ thống định vị kỹ thuật số, cả trong lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, lẫn kinh tế.

Cách làm trên của Trung Quốc không phải là mới. Vào tháng 11/2022, người dùng internet ở Việt Nam đã từng phát hiện bản đồ đường lưỡi bò được sử dụng trong một ứng dụng cho người điều khiển flycam có tên DJI Fly do công ty DJI Technology Co., Ltd có trụ sở tại Quảng Đông (Trung Quốc) phát triển. Đáng quan ngại hơn, DJI Technology Co., Ltd là công ty sản xuất máy bay không người lái lớn nhất thế giới, thống trị hơn 70% thị trường máy bay không người lái toàn cầu. Không chỉ DJI Fly, một ứng dụng trò chơi do công ty Trung Quốc cũng sử dụng bản đồ có đường 9 đoạn và đã bị buộc gỡ bỏ khỏi thị trường Việt Nam.

Thị phần lớn mạnh của các công ty sản xuất thiết bị và ứng dụng công nghệ của Trung Quốc giúp tăng tính phổ biến của (các) tấm bản đồ phi pháp. Dù Việt Nam có cấm sự xuất hiện của các ứng dụng có sử dụng bản đồ đường 9 đoạn hay 10 đoạn ở trong nước, các ứng dụng ấy vẫn có thể được sử dụng bởi đông đảo người tiêu dùng ở các quốc gia khác, nơi pháp luật của họ không (hoặc chưa) quy định cấm các bản đồ của Trung Quốc.

Nhìn lại con đường nâng cao nhận thức chủ quyền ở Việt Nam

Trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biển đảo, việc nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là thế hệ trẻ, là rất quan trọng. Việc công bố và tuyên truyền bản đồ mới của Trung Quốc đi ngược lại luật pháp quốc tế và vi phạm chủ quyền của nhiều quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, Việt Nam không thể không nhìn vào cách chính quyền Bắc Kinh quyết tâm nâng cao nhận thức trong nhân dân và truyền bá cho dư luận quốc tế về yêu sách của họ chỉ qua công cụ là bản đồ, để từ đó có sự ứng phó tốt hơn.

Việc tận dụng tranh cãi trên mạng xã hội và các lệnh cấm để phản đối sự xuất hiện của đường lưỡi bò trong sản phẩm giải trí, truyền thông đại chúng vẫn là cách làm hiệu quả, vì thông qua đó, nó gửi đi thông điệp bảo vệ chủ quyền cứng rắn của Việt Nam. Tuy nhiên, vượt ra ngoài những biện pháp ngắn hạn và tức thời, thiết nghĩ Việt Nam cần nỗ lực hơn để nâng cao nhận thức của người dân về chủ quyền quốc gia và lòng tự hào dân tộc.

Thời gian qua, dư luận Việt Nam đã có nhiều tranh cãi xung quanh vấn đề cải cách chương trình giáo dục phổ thông, trong đó xôn xao nhất là về việc nên đưa môn Lịch sử thành môn bắt buộc hay tự chọn. Thế nhưng, môn Địa lý hầu như không được bàn đến! Nhìn sang quốc gia láng giềng của Việt Nam, trong nhiều thập kỷ qua, họ đã sử dụng môn địa lý làm “công cụ” để tuyên truyền chủ quyền của mình.

Đáng buồn hơn, không những môn Địa lý ở bậc phổ thông ít được quan tâm và bị xem là một “môn phụ”, mà độ chính xác của nội dung trong tài liệu giảng dạy môn này cũng có tính “vấn đề”. Các thông tin trên bản đồ và số liệu trong cuốn Atlat địa lý hiện vẫn còn được lưu hành cho học sinh lớp 12 ở Việt Nam đã được báo cáo là có sai sót (năm 2005, năm 2012). Song, luồng tin tức liên quan lại ít được khai thác thêm để Bộ Giáo dục - Đào tạo thật sự xem những sai sót này là nghiêm trọng.

Cùng với thái độ thờ ơ đối với môn Địa lý và giáo trình Địa lý ở bậc phổ thông, hoạt động giáo dục kiến thức về chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam còn bị hạn chế bởi rào cản từ nhận thức hạn chế của chính những người có thẩm quyền phụ trách kiểm duyệt nội dung giảng dạy ở bậc đại học. Một trường đại học công ở Hà Nội vào năm 2019 đã từng… “vô tình” cho phép lưu hành giáo trình có in bản đồ đường lưỡi bò làm tài liệu học tập và nghiên cứu cho sinh viên. Thế nhưng, vị trưởng khoa chịu trách nhiệm phê duyệt sử dụng giáo trình trên lại trả lời phóng viên: “Bản đồ [đường lưỡi bò xuất hiện trong sách] rất nhỏ và chúng tôi không xem đó là vấn đề” (?!).

Việt Nam chưa theo kịp Trung Quốc về năng lực phát triển kinh tế và công nghệ, do đó còn chậm hơn cường quốc này trong “cuộc đua” phổ biến bản đồ quốc gia và thông điệp chủ quyền qua kênh văn hoá đại chúng và số hoá. Tuy nhiên, kênh tuyên truyền thứ nhất - qua giáo dục và nghiên cứu - là gần gũi, khả thi, và có tác động trực tiếp đến người dân trong nước, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì vậy, ưu tiên này cần được các cấp có thẩm quyền quan tâm hơn.

Từ khoá: yêu sách chủ quyền công cụ tuyên truyền bản đồ đường lưỡi bò bản đồ tiêu chuẩn Trung Quốc Việt Nam Biển Đông

BÀI LIÊN QUAN