Ý nghĩa và hệ quả của phiên tòa Vạn Thịnh Phát

Đại án Vạn Thịnh Phát khiến dư luận trong và ngoài nước xôn xao, đồng thời đặt nghi vấn về tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hoạt động chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh.

Lê Bình 22/04/2024

Lê Bình

22/04/2024
Image
Thẩm phán Phạm Lương Toản (thứ hai từ phải sang), chủ tọa phiên tòa, tuyên án hôm 11/4/2024 - (C): Nhật Thịnh/Thanh Niên

Vụ án chưa có tiền lệ

Bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), vừa bị tuyên tử hình trong phiên tòa sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn VTP, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan. Nữ bị cáo 68 tuổi chịu mức án 20 năm tù về tội “đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và tử hình về tội “tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Bà Lan, với trách nhiệm “chủ mưu, cầm đầu” trong vụ án được xem là “gây thiệt hại về tài sản lớn nhất từ trước đến nay”, cũng buộc phải bồi hoàn hơn 673.800 tỷ đồng cho SCB. Để so sánh, số tiền bồi thường của cá nhân bà Lan nhiều hơn gần 17.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư công của Việt Nam trong năm 2024 (657.000 tỷ đồng). Khoản chênh lệch này bằng số tiền Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đề xuất xây dựng hai dự án hạ tầng quan trọng là cầu Thủ Thiêm 4 và cầu Cần Giờ.

Với tính chất nghiêm trọng và quy mô đặc biệt của vụ án, từ đầu giờ chiều hôm 11/4, tin tức về bản án trên báo chí trong nước đã thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Thậm chí, số phận pháp lý của bà Lan cùng 85 bị cáo khác tại phiên tòa còn là tâm điểm chú ý của truyền thông khu vựcquốc tế từ những ngày đầu vụ án được đem ra xét xử. 

Sự quan tâm của dư luận không phải là điều khó hiểu. Bởi lẽ, vụ án đặt ra những vấn đề chưa có tiền lệ trong lịch sử tố tụng Việt Nam, cả về quy mô, số lượng bị cáo, số lượng hồ sơ vụ án và số tiền liên quan. Trong khi luật sư của bà Lan cho rằng đây là “lần đầu tiên [Việt Nam] xét xử một doanh nhân mà án đề nghị tử hình”, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định vụ án chính xác hơn là lần đầu tiên một doanh nhân “dùng thủ đoạn tinh vi chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn”, thậm chí “không có từ nào lớn hơn”.

Xuyên suốt quá trình xét hỏi tại tòa, với phần luận tội của cơ quan công tố và quan điểm bào chữa từ luật sư, phiên tòa sơ thẩm thể hiện sự cẩn trọng cần thiết của cơ quan tư pháp trong việc xét xử các tội danh liên quan đến lĩnh vực tài chính—yếu tố được xem là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam hiện tại, vốn rất mởnăng động

Phán quyết của hội đồng xét xử được đưa ra trong bối cảnh có nhiều vụ bê bối lớn về kinh tế diễn ra trong thời gian gần đây, điển hình là hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng hay cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “thao túng thị trường chứng khoán” nhắm vào cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. 

Các vụ án này có điểm chung là đều liên quan đến những doanh nghiệp hàng đầu, gắn bó chặt chẽ với tên tuổi của các doanh nhân giàu sức ảnh hưởng trên thương trường. Trong trường hợp của VTP, tập đoàn của bà Lan sở hữu danh mục các bất động sản có vị trí đắc địa tại trung tâm TPHCM như tòa nhà Times Square, Union Square, hay dự án rất tiềm năng ở Quận 7 như Khu đô thị mới Saigon Pennisula (Mũi Đèn Đỏ) trị giá sáu tỷ USD.

Chống tham nhũng, củng cố hệ thống pháp luật

Nhìn ở góc độ rộng hơn, vụ án tại VTP/SCB xảy ra khi hoạt động chống tham nhũng tại Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh. Trong số các bị cáo bị triệu tập tại phiên tòa lần này, 45 cựu lãnh đạo, cán bộ SCB, 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ba cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ và một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Các cựu quan chức bị truy tố ở nhiều tội danh, từ “tham ô tài sản”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đến “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng”. 

Bên cạnh hình phạt dành cho bà Lan, tâm điểm chú ý của dư luận còn đổ dồn vào bản án chung thân của bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục 1 Cơ quan Thanh tra giám sát thuộc NHNN. Theo hội đồng xét xử, trong vai trò Trưởng đoàn thanh tra SCB, bà Nhàn đã nhận 5,2 triệu USD để che giấu sai phạm, cùng với các bị cáo khác tạo điều kiện cho bị cáo Lan và đồng phạm rút hơn 514.102 tỷ đồng từ ngân hàng này. 

Theo đánh giá của Ban Nội chính Trung ương, số tiền bà Nhàn nhận từ các cựu lãnh đạo SCB khoản hối lộ lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Con số này vượt qua số tiền thiệt hại từ những đại án tham nhũng từng bị phanh phui trong quá khứ như bê bối tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines với bị cáo Giang Kim Đạt, tại Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam PVC với cái tên Đinh La Thăng, hay tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone với hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo, xem tham nhũng “giặc nội xâm”, là yếu tố “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước”, nỗ lực đưa sai phạm tại VTP và SCB ra ánh sáng thể hiện tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Đối với công luận, bất kể quy mô hay sức ảnh hưởng, tinh thần thượng tôn pháp luật yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bất kỳ ngành nghề nào. Lĩnh vực tài chính - tín dụng không phải là một ngoại lệ.

Trong vụ án này, nguyên nhân khiến các sai phạm tại VTP và SCB có thể tồn tại trong thời gian dài vẫn là các câu hỏi chưa có lời giải đáp thoả đáng, nhất là khi xem xét số tiền hơn một triệu tỷ đồng bà Lan và các đồng phạm huy động được thông qua 2.500 khoản vay tại SCB trong giai đoạn 2012 - 2022. Điều này đặc biệt đáng chú ý khi xem xét quy mô của SCB, ngân hàng tư nhân chỉ đứng sau nhóm “Big 4” (bốn ngân hàng lớn nhất tại thị trường Việt Nam do Nhà nước quản lý là BIDV, Agribank, Vietinbank và Vietcombank) theo số liệu đến giữa năm 2022, chỉ vài tháng trước khi lệnh khởi tố đối với bà Lan và các đồng phạm.

Thực tế này đặt ra yêu cầu quản lý nhà nước chặt chẽ hơn đối với các hoạt động kiểm toán cũng như quy định cho vay ngân hàng. Dù những yêu cầu này không mới, nhưng việc củng cố hệ thống tài chính sẽ càng trở nên cấp bách trong bối cảnh các doanh nghiệp và người lao động cần hành lang pháp lý tốt hơn để phục vụ những nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Nhiều bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án VTP/SCB vừa qua người làm công ăn lương, cán bộ, nhân viên có vai trò thứ yếu, chịu sự chi phối của cấp trên; một số khác dù phát hiện lỗ hổng trong hồ sơ vay vốn nhưng không thể và không dám tố giác tội phạm.

Trong bối cảnh đó, yếu tố “kịp thời” có thể là chìa khóa để những nhà làm luật hạn chế khả năng xảy ra sai phạm trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là khi Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế để đáp ứng tốt hơn những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Việc sớm đảm bảo môi trường pháp lý mang tính minh bạch và ổn định cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính là cần thiết, tránh viễn cảnh khi tư duy lập pháp còn mơ hồ thì “ứng biến linh hoạt trong quy trình” rất có thể sẽ trở thành “thủ đoạn phạm tội trong một vụ bê bối” một khi điều kiện áp dụng pháp luật thay đổi. 

Quan trọng hơn, một bản án của nền pháp quyền (rule of law) không chỉ đơn thuần là chế tài bắt buộc đối với thái độ đứng trên luật pháp mà còn cần đảm bảo những hành vi tương tự không tái diễn trong tương lai. Với hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho cựu Chủ tịch VTP, bản án của tòa sơ thẩm thể hiện tính chất răn đe, góp phần phòng ngừa nguy cơ xuất hiện tội phạm trong xã hội. Bên cạnh đó, vụ án gióng lên hồi chuông cảnh báo các thủ đoạn làm ăn phi pháp, những âm mưu chi phối và lũng đoạn thị trường để trục lợi của một bộ phận cá nhân, tổ chức.

Tác động đến chính sách kinh tế

Các hãng thông tấn quốc tế có nhiều lý do để quan tâm tới phiên tòa. Bởi lẽ, sức ảnh hưởng của vụ án không chỉ vượt ra khỏi quy mô của VTP và SCB mà còn phần nào phản ánh triển vọng về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư khu vực và thế giới. 

Trong thời điểm hiện tại, rất khó để tin rằng tâm lý của các nhà đầu tư tại Việt Nam không bị dao động. Sau nỗ lực vượt “những cơn gió ngược” của nền kinh tế trong năm 2023, các doanh nghiệp vẫn đang chật vật tìm lại đà tăng trưởng trước những thách thức chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, vụ án VTP/SCB có thể kéo theo những nguy cơ gây xói mòn lòng tin - vốn mong manh của nhà đầu tư - về triển vọng phục hồi của nền kinh tế trong nước.

Một mặt, nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh tình trạng sức khoẻ thực sự của các ngân hàng, của hệ thống tài chính Việt Nam đằng sau số liệu được công bố trong những bản báo cáo thường kỳ. Hôm 17/4, Reuters dẫn nguồn tin bày tỏ quan ngại về khả năng “co kéo” của ngân sách sau khi tiết lộ gói cứu trợ chưa từng được công bố trị giá 24 tỷ USD mà NHNN dùng để duy trì hoạt động của SCB. Cũng theo Reuters, khoản tiền này, chiếm đến 25% dự trữ ngoại hối của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình tại SCB, với khoản nợ xấu chiếm 97.08% vào thời điểm tháng 10/2023. 

Mặt khác, bối cảnh chính trị và kinh tế - xã hội hiện nay của Việt Nam có lẽ chưa thể khiến nhà đầu tư yên tâm như thời điểm trước đại dịch Covid-19. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, sự ổn định chính trị, vốn góp phần củng cố tính liên tục về mặt chính sách, lợi thế quan trọng của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài. Giờ đây, với các hoạt động chống tham nhũng, những thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo từ cấp trung ương đến cấp địa phương có thể buộc các nhà đầu tư dành thêm chút thời gian để quan sát và đánh giá lại những thuận lợi và khó khăn của thị trường, trong khi chờ những chuyển động chính trị tại Việt Nam dần đi vào quỹ đạo ổn định hơn.

Giữa thời điểm khó khăn bủa bây, điều tích cực là Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục cam kết duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, gắn với nỗ lực củng cố nền chính trị trong nước và thúc đẩy môi trường kinh doanh sôi động. Kể cả khi hoạt động chống tham nhũng được đẩy mạnh, cách tiếp cận của Việt Nam vẫn sẽ là đảm bảo mức độ cẩn trọng cần thiết. Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng hình tượng hóa cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam vào năm 2014: “Đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định.”

Đối với Việt Nam, sự ổn định về chính trị có vai trò dẫn dắt, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Những tháng sắp tới có thể sẽ chứng kiến những diễn biến mới trong quá trình kháng cáo của bà Lan, bên cạnh những nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm trấn an các nhà đầu tư nước ngoài. Về tổng thể, vụ án VTP/SCB mang nhiều ý nghĩa pháp lý, nhưng tác động của vụ bê bối tại quốc gia Đông Nam Á có lẽ chỉ mang tính trung hạn. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần khôi phục mức độ dẻo dai của nền kinh tế giữa thời kỳ biến động để đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Bằng cách đó, Hà Nội có thể chứng tỏ “vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội” của Đảng Cộng sản Việt Nam hay “tính ưu việt của chế độ” như các tờ báo Đảng từng khẳng định trước vấn nạn tham nhũng và tội phạm kinh tế đang hoành hành.

Vụ án chưa có tiền lệ

Bà Trương Mỹ Lan, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), vừa bị tuyên tử hình trong phiên tòa sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn VTP, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) và các đơn vị, tổ chức liên quan. Nữ bị cáo 68 tuổi chịu mức án 20 năm tù về tội “đưa hối lộ”, 20 năm tù về tội “vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” và tử hình về tội “tham ô tài sản”. Tổng hợp hình phạt là tử hình.

Bà Lan, với trách nhiệm “chủ mưu, cầm đầu” trong vụ án được xem là “gây thiệt hại về tài sản lớn nhất từ trước đến nay”, cũng buộc phải bồi hoàn hơn 673.800 tỷ đồng cho SCB. Để so sánh, số tiền bồi thường của cá nhân bà Lan nhiều hơn gần 17.000 tỷ đồng tổng mức đầu tư công của Việt Nam trong năm 2024 (657.000 tỷ đồng). Khoản chênh lệch này bằng số tiền Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) đề xuất xây dựng hai dự án hạ tầng quan trọng là cầu Thủ Thiêm 4 và cầu Cần Giờ.

Với tính chất nghiêm trọng và quy mô đặc biệt của vụ án, từ đầu giờ chiều hôm 11/4, tin tức về bản án trên báo chí trong nước đã thu hút sự quan tâm lớn từ dư luận. Thậm chí, số phận pháp lý của bà Lan cùng 85 bị cáo khác tại phiên tòa còn là tâm điểm chú ý của truyền thông khu vựcquốc tế từ những ngày đầu vụ án được đem ra xét xử. 

Sự quan tâm của dư luận không phải là điều khó hiểu. Bởi lẽ, vụ án đặt ra những vấn đề chưa có tiền lệ trong lịch sử tố tụng Việt Nam, cả về quy mô, số lượng bị cáo, số lượng hồ sơ vụ án và số tiền liên quan. Trong khi luật sư của bà Lan cho rằng đây là “lần đầu tiên [Việt Nam] xét xử một doanh nhân mà án đề nghị tử hình”, đại diện Viện Kiểm sát khẳng định vụ án chính xác hơn là lần đầu tiên một doanh nhân “dùng thủ đoạn tinh vi chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn”, thậm chí “không có từ nào lớn hơn”.

Xuyên suốt quá trình xét hỏi tại tòa, với phần luận tội của cơ quan công tố và quan điểm bào chữa từ luật sư, phiên tòa sơ thẩm thể hiện sự cẩn trọng cần thiết của cơ quan tư pháp trong việc xét xử các tội danh liên quan đến lĩnh vực tài chính—yếu tố được xem là trụ đỡ của nền kinh tế Việt Nam hiện tại, vốn rất mởnăng động

Phán quyết của hội đồng xét xử được đưa ra trong bối cảnh có nhiều vụ bê bối lớn về kinh tế diễn ra trong thời gian gần đây, điển hình là hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng hay cáo buộc “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “thao túng thị trường chứng khoán” nhắm vào cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết. 

Các vụ án này có điểm chung là đều liên quan đến những doanh nghiệp hàng đầu, gắn bó chặt chẽ với tên tuổi của các doanh nhân giàu sức ảnh hưởng trên thương trường. Trong trường hợp của VTP, tập đoàn của bà Lan sở hữu danh mục các bất động sản có vị trí đắc địa tại trung tâm TPHCM như tòa nhà Times Square, Union Square, hay dự án rất tiềm năng ở Quận 7 như Khu đô thị mới Saigon Pennisula (Mũi Đèn Đỏ) trị giá sáu tỷ USD.

Chống tham nhũng, củng cố hệ thống pháp luật

Nhìn ở góc độ rộng hơn, vụ án tại VTP/SCB xảy ra khi hoạt động chống tham nhũng tại Việt Nam tiếp tục được đẩy mạnh. Trong số các bị cáo bị triệu tập tại phiên tòa lần này, 45 cựu lãnh đạo, cán bộ SCB, 15 cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước (NHNN), ba cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ và một cựu cán bộ Kiểm toán Nhà nước. Các cựu quan chức bị truy tố ở nhiều tội danh, từ “tham ô tài sản”, “nhận hối lộ”, “lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đến “thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng”. 

Bên cạnh hình phạt dành cho bà Lan, tâm điểm chú ý của dư luận còn đổ dồn vào bản án chung thân của bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Cục 1 Cơ quan Thanh tra giám sát thuộc NHNN. Theo hội đồng xét xử, trong vai trò Trưởng đoàn thanh tra SCB, bà Nhàn đã nhận 5,2 triệu USD để che giấu sai phạm, cùng với các bị cáo khác tạo điều kiện cho bị cáo Lan và đồng phạm rút hơn 514.102 tỷ đồng từ ngân hàng này. 

Theo đánh giá của Ban Nội chính Trung ương, số tiền bà Nhàn nhận từ các cựu lãnh đạo SCB khoản hối lộ lớn nhất từ trước đến nay tại Việt Nam. Con số này vượt qua số tiền thiệt hại từ những đại án tham nhũng từng bị phanh phui trong quá khứ như bê bối tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines với bị cáo Giang Kim Đạt, tại Công ty xây lắp dầu khí Việt Nam PVC với cái tên Đinh La Thăng, hay tại Tổng Công ty Viễn thông Mobifone với hai cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam, do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lãnh đạo, xem tham nhũng “giặc nội xâm”, là yếu tố “làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước”, nỗ lực đưa sai phạm tại VTP và SCB ra ánh sáng thể hiện tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ” trong đấu tranh phòng chống tham nhũng.

Đối với công luận, bất kể quy mô hay sức ảnh hưởng, tinh thần thượng tôn pháp luật yêu cầu bắt buộc nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bất kỳ ngành nghề nào. Lĩnh vực tài chính - tín dụng không phải là một ngoại lệ.

Trong vụ án này, nguyên nhân khiến các sai phạm tại VTP và SCB có thể tồn tại trong thời gian dài vẫn là các câu hỏi chưa có lời giải đáp thoả đáng, nhất là khi xem xét số tiền hơn một triệu tỷ đồng bà Lan và các đồng phạm huy động được thông qua 2.500 khoản vay tại SCB trong giai đoạn 2012 - 2022. Điều này đặc biệt đáng chú ý khi xem xét quy mô của SCB, ngân hàng tư nhân chỉ đứng sau nhóm “Big 4” (bốn ngân hàng lớn nhất tại thị trường Việt Nam do Nhà nước quản lý là BIDV, Agribank, Vietinbank và Vietcombank) theo số liệu đến giữa năm 2022, chỉ vài tháng trước khi lệnh khởi tố đối với bà Lan và các đồng phạm.

Thực tế này đặt ra yêu cầu quản lý nhà nước chặt chẽ hơn đối với các hoạt động kiểm toán cũng như quy định cho vay ngân hàng. Dù những yêu cầu này không mới, nhưng việc củng cố hệ thống tài chính sẽ càng trở nên cấp bách trong bối cảnh các doanh nghiệp và người lao động cần hành lang pháp lý tốt hơn để phục vụ những nhu cầu phát triển trong thời gian tới. Nhiều bị cáo bị đưa ra xét xử trong vụ án VTP/SCB vừa qua người làm công ăn lương, cán bộ, nhân viên có vai trò thứ yếu, chịu sự chi phối của cấp trên; một số khác dù phát hiện lỗ hổng trong hồ sơ vay vốn nhưng không thể và không dám tố giác tội phạm.

Trong bối cảnh đó, yếu tố “kịp thời” có thể là chìa khóa để những nhà làm luật hạn chế khả năng xảy ra sai phạm trong quá trình doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh; đặc biệt là khi Việt Nam đang nỗ lực hoàn thiện mô hình quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh tế để đáp ứng tốt hơn những thay đổi nhanh chóng của thị trường. Việc sớm đảm bảo môi trường pháp lý mang tính minh bạch và ổn định cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính là cần thiết, tránh viễn cảnh khi tư duy lập pháp còn mơ hồ thì “ứng biến linh hoạt trong quy trình” rất có thể sẽ trở thành “thủ đoạn phạm tội trong một vụ bê bối” một khi điều kiện áp dụng pháp luật thay đổi. 

Quan trọng hơn, một bản án của nền pháp quyền (rule of law) không chỉ đơn thuần là chế tài bắt buộc đối với thái độ đứng trên luật pháp mà còn cần đảm bảo những hành vi tương tự không tái diễn trong tương lai. Với hình phạt nghiêm khắc nhất dành cho cựu Chủ tịch VTP, bản án của tòa sơ thẩm thể hiện tính chất răn đe, góp phần phòng ngừa nguy cơ xuất hiện tội phạm trong xã hội. Bên cạnh đó, vụ án gióng lên hồi chuông cảnh báo các thủ đoạn làm ăn phi pháp, những âm mưu chi phối và lũng đoạn thị trường để trục lợi của một bộ phận cá nhân, tổ chức.

Tác động đến chính sách kinh tế

Các hãng thông tấn quốc tế có nhiều lý do để quan tâm tới phiên tòa. Bởi lẽ, sức ảnh hưởng của vụ án không chỉ vượt ra khỏi quy mô của VTP và SCB mà còn phần nào phản ánh triển vọng về môi trường kinh doanh tại Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư khu vực và thế giới. 

Trong thời điểm hiện tại, rất khó để tin rằng tâm lý của các nhà đầu tư tại Việt Nam không bị dao động. Sau nỗ lực vượt “những cơn gió ngược” của nền kinh tế trong năm 2023, các doanh nghiệp vẫn đang chật vật tìm lại đà tăng trưởng trước những thách thức chung của nền kinh tế toàn cầu. Trong bối cảnh đó, vụ án VTP/SCB có thể kéo theo những nguy cơ gây xói mòn lòng tin - vốn mong manh của nhà đầu tư - về triển vọng phục hồi của nền kinh tế trong nước.

Một mặt, nhiều câu hỏi đặt ra xoay quanh tình trạng sức khoẻ thực sự của các ngân hàng, của hệ thống tài chính Việt Nam đằng sau số liệu được công bố trong những bản báo cáo thường kỳ. Hôm 17/4, Reuters dẫn nguồn tin bày tỏ quan ngại về khả năng “co kéo” của ngân sách sau khi tiết lộ gói cứu trợ chưa từng được công bố trị giá 24 tỷ USD mà NHNN dùng để duy trì hoạt động của SCB. Cũng theo Reuters, khoản tiền này, chiếm đến 25% dự trữ ngoại hối của Việt Nam, được kỳ vọng sẽ cải thiện tình hình tại SCB, với khoản nợ xấu chiếm 97.08% vào thời điểm tháng 10/2023. 

Mặt khác, bối cảnh chính trị và kinh tế - xã hội hiện nay của Việt Nam có lẽ chưa thể khiến nhà đầu tư yên tâm như thời điểm trước đại dịch Covid-19. Trước khi bùng phát dịch Covid-19, sự ổn định chính trị, vốn góp phần củng cố tính liên tục về mặt chính sách, lợi thế quan trọng của Việt Nam trong thu hút đầu tư nước ngoài. Giờ đây, với các hoạt động chống tham nhũng, những thay đổi trong đội ngũ lãnh đạo từ cấp trung ương đến cấp địa phương có thể buộc các nhà đầu tư dành thêm chút thời gian để quan sát và đánh giá lại những thuận lợi và khó khăn của thị trường, trong khi chờ những chuyển động chính trị tại Việt Nam dần đi vào quỹ đạo ổn định hơn.

Giữa thời điểm khó khăn bủa bây, điều tích cực là Việt Nam nhiều khả năng sẽ tiếp tục cam kết duy trì tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, gắn với nỗ lực củng cố nền chính trị trong nước và thúc đẩy môi trường kinh doanh sôi động. Kể cả khi hoạt động chống tham nhũng được đẩy mạnh, cách tiếp cận của Việt Nam vẫn sẽ là đảm bảo mức độ cẩn trọng cần thiết. Như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng hình tượng hóa cuộc đấu tranh chống tham nhũng tại Việt Nam vào năm 2014: “Đánh con chuột đừng để vỡ bình, làm sao diệt được chuột mà bảo vệ được bình hoa. Tức là phải giữ cho được cái ổn định.”

Đối với Việt Nam, sự ổn định về chính trị có vai trò dẫn dắt, tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Những tháng sắp tới có thể sẽ chứng kiến những diễn biến mới trong quá trình kháng cáo của bà Lan, bên cạnh những nỗ lực của chính phủ Việt Nam nhằm trấn an các nhà đầu tư nước ngoài. Về tổng thể, vụ án VTP/SCB mang nhiều ý nghĩa pháp lý, nhưng tác động của vụ bê bối tại quốc gia Đông Nam Á có lẽ chỉ mang tính trung hạn. Hơn lúc nào hết, Việt Nam cần khôi phục mức độ dẻo dai của nền kinh tế giữa thời kỳ biến động để đáp ứng tốt hơn kỳ vọng của doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Bằng cách đó, Hà Nội có thể chứng tỏ “vai trò lãnh đạo Nhà nước và xã hội” của Đảng Cộng sản Việt Nam hay “tính ưu việt của chế độ” như các tờ báo Đảng từng khẳng định trước vấn nạn tham nhũng và tội phạm kinh tế đang hoành hành.

Từ khoá: đại án Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tham nhũng SCB

BÀI LIÊN QUAN