Chính trị - Ngoại giao   18/12/2023

Bầu cử Đài Loan 2024: Khả năng tiếp tục cầm quyền của Đảng Dân chủ Tiến bộ

Liệu Đảng Dân chủ Tiến bộ có thể giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh với hai đảng đối lập để tiếp tục có đại diện giữ ghế tổng thống Đài Loan vào năm 2024?

Lê Gia Lâm

18/12/2023
Image
Các ứng cử viên tổng thống Đài Loan 2024 (từ trái sang): Hầu Hữu Nghi (KMT); Lại Thanh Đức (DPP); và Kha Văn Triết (TPP) - (C): The Washington Post

Chỉ chưa đến một tháng nữa, cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ 2024 - 2028 (ngày 13/1/2024) sẽ diễn ra. Đây không chỉ là dịp quan trọng để người dân Đài Loan quyết định vận mệnh của họ, mà kết quả của nó cũng sẽ góp phần định hình sự vận động của nền chính trị - kinh tế khu vực trong bốn đến tám năm tới.

Cục diện tranh cử ở Đài Loan hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại, diễn biến của cuộc tranh cử ở Đài Loan đang ngày một nóng lên bởi sự cạnh tranh gay gắt của 3 đảng phái tham gia tranh cử, gồm Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP), Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) và Đảng Nhân dân Đài Loan (Taiwan People’s Party - TPP). Trong đó, ứng cử viên đại diện cho DPP là đương kim Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te/William Lai). Ông được kỳ vọng sẽ thay thế bà Thái Anh Văn và tiếp nối truyền thống ủng hộ một Đài Loan độc lập với đại lục của DPP, sau khi bà Thái không thể tiếp tục ra tranh cử, vì hiến pháp của Đài Loan quy định một tổng thống chỉ được lãnh đạo tối đa hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Về phía phe đối lập, đại diện của KMT là cựu Thị trưởng của Thành phố Tân Bắc (New Taipei City) Hầu Hữu Nghi (Hou Yu-il) với sự nghiệp 30 năm trong ngành cảnh sát và quan điểm không ủng hộ chủ nghĩa ly khai. Ứng cử viên thứ ba là cựu Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết (Ko Wen-je), là đại diện của TPP - đảng chính trị trung dung (không nghiêng về ủng hộ hay phản đối chủ nghĩa ly khai), ra đời vào năm 2019 trong bối cảnh xu hướng phân cực truyền thống giữa hai đảng DPP và KMT ngày càng ít được ưa chuộng hơn ở Đài Loan.

Trước tháng 11, doanh nhân sáng lập Foxconn Quách Đài Minh (Terry Gou) đã từng tuyên bố ra tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập sau khi từ chức chủ tịch Foxconn và chạy đua vào vị trí ứng cử viên đại diện đảng KMT nhưng không được chọn. Tuy nhiên, vào ngày 24/11, ông Quách đã quyết định dừng tham gia để dồn phiếu bầu cho ứng cử viên của KMT. Do đó, cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo chính quyền Đài Loan nhiệm kỳ mới lúc này là thế đua tam mã giữa 3 đảng trên.

Uy tín của DPP đang suy giảm

Gần về cuối nhiệm kỳ, uy tín của DPP có nhiều dấu hiệu suy giảm, khiến khả năng tiếp tục cầm quyền của đảng này trong cuộc bầu cử sắp tới gặp nhiều thách thức.

Sự suy giảm uy tín của DPP được thể hiện rõ nét qua các con số trong một khảo sát của Viện Đài Loan Toàn cầu (Global Taiwan Institute). Cụ thể, khi được hỏi về mức độ chấp thuận tổng thể đối với hoạt động kinh tế của chính quyền bà Thái vào năm 2023, chỉ có 35% người dân Đài Loan tán thành và 52% không tán thành. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với năm 2020 khi ở thời điểm ấy, có 58% tán thành và 37% không tán thành. Tỷ lệ người dân Đài Loan cảm thấy nền kinh tế đang được phục hồi cũng giảm từ 13% vào năm 2019 xuống còn 6% vào năm 2023. Trong khi đó, cùng giai đoạn 2019 - 2023, tỷ lệ người dân cảm thấy nền kinh tế đang ngày một xuống dốc đã tăng từ 24% lên 32%.

Tháng 11 năm ngoái, DPP đã thất bại trong cuộc bầu cử địa phương khi chỉ giành được 5/21 ghế thị trưởng/quận trưởng, trong khi  KMT giành được đến 13 ghế và chiếm ưu thế tại các địa phương ở nửa phía bắc của Đài Loan. Thất bại này đã khiến bà Thái Anh Văn phải từ chức Chủ tịch Đảng DPP để nhận trách nhiệm. Bên cạnh đó, tuy ông Lại Thanh Đức vẫn đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận ở Đài Loan, tỷ lệ ủng hộ ông chỉ dao động từ hơn 20% đến hơn 40% (tháng 7tháng 10) - tức là chưa đến mức quá bán (hơn 50%) để chắc chắn về cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.

Những “con số biết nói” trên cho thấy sự sụt giảm niềm tin nơi cử tri Đài Loan vào khả năng lãnh đạo của đảng DPP. Nguyên nhân của điều này có thể bắt nguồn chủ yếu từ thành tích quản lý kinh tế ảm đạm và của chính quyền DPP trong vòng 2 năm trở lại đây. Bởi, các cuộc bầu cử ở Đài Loan chủ yếu được thúc đẩy bởi những vấn đề trong nước, đặc biệt là vấn đề kinh tế và chính sách năng lượng. Tuy vậy, từ quý 4 năm ngoái đến quý 1 năm nay, GDP của Đài Loan đã liên tục tăng trưởng âm và giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 14 năm. Xuất khẩu của Đài Bắc cũng giảm 12 tháng liên tiếp trong giai đoạn từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 8 năm nay.

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Đài Loan vẫn còn chậm. Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan (TIER) hôm 8/11, tăng trưởng GDP của Đài Loan trong cả năm 2023 có thể chỉ tăng 1,43%, giảm hơn 1% so với mức tăng trưởng 2,45% trong toàn bộ năm 2022. Dự báo này phản ánh triển vọng tăng trưởng chậm nhất của GDP Đài Loan kể từ năm 2015. Tình trạng kinh tế sa sút có thể làm nản lòng cử tri trước đó đã đặt niềm tin vào chính quyền DPP.

Bên cạnh đó, chính sách đối đầu với Trung Quốc của đảng DPP có thể khiến cử tri thêm bất an về khả năng phục hồi kinh tế của Đài Loan. Duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc là một trong những nền tảng quan trọng để tạo sự phục hồi cho nền kinh tế Đài Loan. Thật vậy, trong giai đoạn 2016 - 2021 - khoảng thời gian người dân Đài Loan vẫn còn lạc quan về chính sách quản lý kinh tế của chính quyền DPP, nhập khẩu của Đài Loan từ Trung Quốc đại lục đã tăng khoảng 87% và xuất khẩu tăng khoảng 71%. Đặc biệt, vào năm 2020, trong bối cảnh tăng trưởng GDP của thế giới âm 4,5% thì tăng trưởng GDP của Đài Loan đã tăng 3,11%, được thúc đẩy bởi xuất khẩu tăng lên mức kỷ lục 4,9%, trong đó 44% xuất khẩu của Đài Loan là sang Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông).

Tuy nhiên, từ năm ngoái đến năm nay, chính quyền bà Thái Anh Văn có dấu hiệu gia tăng các biện pháp “khiêu khích” Trung Quốc thông qua việc xích lại gần hơn về mặt ngoại giao và an ninh với Mỹ, nổi bật qua 2 chuyến thăm quá cảnh đến Mỹ của bà Thái Anh Văn (tháng 3/2023)ông Lại Thanh Đức (tháng 8/2023) và 1 lần đón tiếp cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan (tháng 8/2022). Trong số đó, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc tức giận và chính phủ nước này tiến hành trừng phạt kinh tế lên các mặt hàng nông sản và thuỷ sản của Đài Loan, làm ảnh hưởng sinh kế của người dân của vùng lãnh thổ này. Đồng thời, theo Ủy ban Đầu tư Đài Loan (Taiwan Investment Commission), đầu tư thực tế của Đài Loan vào Trung Quốc đã giảm mạnh, từ 9 tỷ USD năm 2017 xuống chỉ còn 1,7 tỷ USD vào năm 2022. Thực tế này trái ngược hoàn toàn với thời điểm cách đây một thập kỷ, khi Trung Quốc chiếm hơn 2/3 đầu tư ra nước ngoài toàn cầu của Đài Loan.

Nhìn chung, việc tiếp tục duy trì chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế Đài Loan vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi có thể là “điểm trừ” lớn cho tham vọng tiếp tục cầm quyền của DPP.

Những nỗ lực khôi phục uy tín

Tuy các chỉ số kinh tế của Đài Loan từ quý 1 năm nay trở về trước là khá ảm đạm, nền kinh tế của hòn đảo bắt đầu có dấu hiệu phục hồi ở các quý sau đó, cho thấy chính quyền đương nhiệm có nỗ lực tích cực trong việc giải quyết khủng hoảng. GDP Đài Loan tăng trưởng dương trở lại ở mức 1,36% vào quý 2 và 2,32% vào quý 3. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng đã nối lại xuất khẩu thịt lợn vào giữa tháng 9 năm nay sau khi chính thức tuyên bố không còn bệnh lở mồm long móng vào năm 2020, góp phần thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản để bù lại tình trạng xuất khẩu yếu ở các mặt hàng điện tử và công nghệ.

Có thể kể đến một số nỗ lực của chính quyền DPP như, vào tháng 6 năm nay, Đài Loan đã ký thoả thuận đầu tiên với Mỹ trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác Mỹ - Đài về Thương mại Thế kỷ 21 (U.S.-Taiwan Initiative on 21st-Century Trade) được công bố vào tháng 6 năm ngoái. Thoả thuận quy định các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan và thuận lợi thương mại, thi hành pháp lý, quy định dịch vụ nội địa, chống tham nhũng và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Sáng kiến cũng như thoả thuận mới này có thể giúp thúc đẩy ngoại thương mạnh mẽ hơn cho Đài Loan trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm do xuất khẩu yếu. Đồng thời, đây sẽ là bước đệm để Đài Loan và Mỹ tiến đến ký kết một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong tương lai.

Thêm vào đó, vào tháng 10, chính quyền Thái Anh Văn đã công bố một kế hoạch khá sáng tạo khi kết hợp mục tiêu phục hồi kinh tế với phát triển công nghiệp quốc phòng qua quyết định phân bổ 176,27 tỷ Đài tệ (khoảng 5,45 tỷ USD) để mua các mặt hàng khác nhau từ các nhà cung cấp trong nước, nhằm mục đích vừa giúp cải thiện sức mạnh chiến đấu (trên biển và trên không) của Đài Loan, vừa kích thích nền kinh tế trong nước.

Bên cạnh tiếp tục những nỗ lực phục hồi kinh tế để lấy lại uy tín, DPP cũng đưa ra các diễn ngôn chính trị mang tính hoà dịu hơn về vấn đề xuyên eo biển để giành cảm tình của cử tri, khi có đến 84% cử tri tán thành những nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhằm nối lại các trao đổi kinh tế xuyên eo biển với Trung Quốc. Cụ thể, vào tháng 8 năm nay, ông Lại khẳng định rằng “sẽ không để chiến tranh xảy ra, và tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”. Ngoài ra, trong bài phát biểu của Tổng thống nhân Ngày Quốc khánh Đài Loan (10/10) năm nay, bà Thái Anh Văn cũng truyền đi thông điệp rằng “hoà bình là lựa chọn duy nhất” cho hòn đảo - trái ngược với những biện pháp tăng cường khiêu khích Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ của chính quyền DPP.

Khả năng tiếp tục nắm quyền của đảng DPP

Mặc dù uy tín của đảng DPP đang suy giảm, vẫn có nhiều hy vọng vào khả năng chiến thắng của đảng này trong cuộc bầu cử Đài Loan vào tháng 1 năm sau. Hy vọng này không chỉ được củng cố bởi những nỗ lực của chính quyền bà Thái trong thời gian qua, mà còn vì phe đối lập đang đứng trước những thách thức then chốt có thể khiến họ vuột mất cơ hội giành chiến thắng.

Cụ thể, lá phiếu cử tri của phe đối lập đang bị chia nhỏ cho 2 ứng cử viên của 2 đảng KMT và TPP, lần lượt là Hầu Hữu Nghi và Kha Văn Triết. Vào tháng 10, hai đảng KMT và TPP đã đồng ý sẽ thảo luận hình thành liên minh tranh cử. Khi đó, phía KMT cho biết sẵn sàng nhường cơ hội tranh cử tổng thống cho đại diện đảng TPP. Tuy nhiên, cuộc đàm phán gần nhất giữa hai đảng này vào ngày 18/11 đã kết thúc trong bế tắc khi hai bên không thể thống nhất được ứng cử viên tổng thống chung. Nếu không hình thành liên minh, phe đối lập khó có khả năng giành được chiến thắng.

Ngoài ra, mặc dù KMT đã “thắng lớn” trong cuộc bầu cử địa phương vào cuối năm ngoái, hồ sơ tranh cử của ứng cử viên đảng này - ông Hầu Hữu Nghi, chưa đủ mạnh để đánh bại ứng cử viên của đảng cầm quyền. Xuất thân và tiểu sử hoạt động chính trị của ông Hầu khá đơn giản: sinh ra trong một gia đình bình thường và phần lớn sự nghiệp trong ngành cảnh sát, ít có kinh nghiệm hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó, ông Hầu cũng là một chính trị gia có thái độ ôn hoà và không nhận được nhiều sự tin tưởng trong nội bộ đảng KMT. Bên cạnh đó, đảng TPP non trẻ lại bị vướng bê bối khi chỉ vừa giành được 1 ghế thị trưởng ở thành phố Tân Trúc vào tháng 12 năm ngoái thì đến tháng 9 năm nay, vị tân thị trưởng của đảng này - Cao Hùng An (Kao Hung-an) đã dính cáo buộc tham nhũng.

Trên phương diện đối ngoại, KMT và TPP lại có quan điểm “khá mù mờ” khi vừa muốn duy trì quan hệ tốt với Mỹ nhưng cũng đồng thời muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc; và điều này để ngỏ khả năng các ứng cử viên tổng thống của hai đảng sẵn sàng chấp nhận thống nhất với Trung Quốc. Thực tế này khiến các mục tiêu tranh cử, nhất là trên phương diện đối ngoại, còn khá mờ mịt vì không khiến cử tri thật sự thấy được tính rõ ràng trong tầm nhìn của hai đảng này.

Vì những lý do trên, chiến thắng dường như vẫn đang nằm trong tầm tay của đảng cầm quyền. Dù kết quả bầu cử ra sao, chính quyền mới ở Đài Loan cũng hứa hẹn sẽ có một chính sách hoà hoãn hơn với Trung Quốc sau khi việc đẩy căng thẳng xuyên eo biển lên cao độ đã tác động tiêu cực đến kinh tế và an ninh của hòn đảo trong thời gian qua. Những bước đi cụ thể nhằm cân bằng mối quan hệ giữa Đài Loan với Mỹ và với đại lục cũng sẽ được trông đợi ở chính quyền mới của hòn đảo.

Chỉ chưa đến một tháng nữa, cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan nhiệm kỳ 2024 - 2028 (ngày 13/1/2024) sẽ diễn ra. Đây không chỉ là dịp quan trọng để người dân Đài Loan quyết định vận mệnh của họ, mà kết quả của nó cũng sẽ góp phần định hình sự vận động của nền chính trị - kinh tế khu vực trong bốn đến tám năm tới.

Cục diện tranh cử ở Đài Loan hiện nay

Tính đến thời điểm hiện tại, diễn biến của cuộc tranh cử ở Đài Loan đang ngày một nóng lên bởi sự cạnh tranh gay gắt của 3 đảng phái tham gia tranh cử, gồm Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP), Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) và Đảng Nhân dân Đài Loan (Taiwan People’s Party - TPP). Trong đó, ứng cử viên đại diện cho DPP là đương kim Phó Tổng thống Lại Thanh Đức (Lai Ching-te/William Lai). Ông được kỳ vọng sẽ thay thế bà Thái Anh Văn và tiếp nối truyền thống ủng hộ một Đài Loan độc lập với đại lục của DPP, sau khi bà Thái không thể tiếp tục ra tranh cử, vì hiến pháp của Đài Loan quy định một tổng thống chỉ được lãnh đạo tối đa hai nhiệm kỳ liên tiếp.

Về phía phe đối lập, đại diện của KMT là cựu Thị trưởng của Thành phố Tân Bắc (New Taipei City) Hầu Hữu Nghi (Hou Yu-il) với sự nghiệp 30 năm trong ngành cảnh sát và quan điểm không ủng hộ chủ nghĩa ly khai. Ứng cử viên thứ ba là cựu Thị trưởng Đài Bắc Kha Văn Triết (Ko Wen-je), là đại diện của TPP - đảng chính trị trung dung (không nghiêng về ủng hộ hay phản đối chủ nghĩa ly khai), ra đời vào năm 2019 trong bối cảnh xu hướng phân cực truyền thống giữa hai đảng DPP và KMT ngày càng ít được ưa chuộng hơn ở Đài Loan.

Trước tháng 11, doanh nhân sáng lập Foxconn Quách Đài Minh (Terry Gou) đã từng tuyên bố ra tranh cử với tư cách ứng cử viên độc lập sau khi từ chức chủ tịch Foxconn và chạy đua vào vị trí ứng cử viên đại diện đảng KMT nhưng không được chọn. Tuy nhiên, vào ngày 24/11, ông Quách đã quyết định dừng tham gia để dồn phiếu bầu cho ứng cử viên của KMT. Do đó, cuộc chạy đua giành quyền lãnh đạo chính quyền Đài Loan nhiệm kỳ mới lúc này là thế đua tam mã giữa 3 đảng trên.

Uy tín của DPP đang suy giảm

Gần về cuối nhiệm kỳ, uy tín của DPP có nhiều dấu hiệu suy giảm, khiến khả năng tiếp tục cầm quyền của đảng này trong cuộc bầu cử sắp tới gặp nhiều thách thức.

Sự suy giảm uy tín của DPP được thể hiện rõ nét qua các con số trong một khảo sát của Viện Đài Loan Toàn cầu (Global Taiwan Institute). Cụ thể, khi được hỏi về mức độ chấp thuận tổng thể đối với hoạt động kinh tế của chính quyền bà Thái vào năm 2023, chỉ có 35% người dân Đài Loan tán thành và 52% không tán thành. Kết quả này trái ngược hoàn toàn với năm 2020 khi ở thời điểm ấy, có 58% tán thành và 37% không tán thành. Tỷ lệ người dân Đài Loan cảm thấy nền kinh tế đang được phục hồi cũng giảm từ 13% vào năm 2019 xuống còn 6% vào năm 2023. Trong khi đó, cùng giai đoạn 2019 - 2023, tỷ lệ người dân cảm thấy nền kinh tế đang ngày một xuống dốc đã tăng từ 24% lên 32%.

Tháng 11 năm ngoái, DPP đã thất bại trong cuộc bầu cử địa phương khi chỉ giành được 5/21 ghế thị trưởng/quận trưởng, trong khi  KMT giành được đến 13 ghế và chiếm ưu thế tại các địa phương ở nửa phía bắc của Đài Loan. Thất bại này đã khiến bà Thái Anh Văn phải từ chức Chủ tịch Đảng DPP để nhận trách nhiệm. Bên cạnh đó, tuy ông Lại Thanh Đức vẫn đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò dư luận ở Đài Loan, tỷ lệ ủng hộ ông chỉ dao động từ hơn 20% đến hơn 40% (tháng 7tháng 10) - tức là chưa đến mức quá bán (hơn 50%) để chắc chắn về cơ hội chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới.

Những “con số biết nói” trên cho thấy sự sụt giảm niềm tin nơi cử tri Đài Loan vào khả năng lãnh đạo của đảng DPP. Nguyên nhân của điều này có thể bắt nguồn chủ yếu từ thành tích quản lý kinh tế ảm đạm và của chính quyền DPP trong vòng 2 năm trở lại đây. Bởi, các cuộc bầu cử ở Đài Loan chủ yếu được thúc đẩy bởi những vấn đề trong nước, đặc biệt là vấn đề kinh tế và chính sách năng lượng. Tuy vậy, từ quý 4 năm ngoái đến quý 1 năm nay, GDP của Đài Loan đã liên tục tăng trưởng âm và giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 14 năm. Xuất khẩu của Đài Bắc cũng giảm 12 tháng liên tiếp trong giai đoạn từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 8 năm nay.

Hiện nay, tốc độ tăng trưởng GDP của Đài Loan vẫn còn chậm. Theo dự báo mới nhất của Viện Nghiên cứu Kinh tế Đài Loan (TIER) hôm 8/11, tăng trưởng GDP của Đài Loan trong cả năm 2023 có thể chỉ tăng 1,43%, giảm hơn 1% so với mức tăng trưởng 2,45% trong toàn bộ năm 2022. Dự báo này phản ánh triển vọng tăng trưởng chậm nhất của GDP Đài Loan kể từ năm 2015. Tình trạng kinh tế sa sút có thể làm nản lòng cử tri trước đó đã đặt niềm tin vào chính quyền DPP.

Bên cạnh đó, chính sách đối đầu với Trung Quốc của đảng DPP có thể khiến cử tri thêm bất an về khả năng phục hồi kinh tế của Đài Loan. Duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc là một trong những nền tảng quan trọng để tạo sự phục hồi cho nền kinh tế Đài Loan. Thật vậy, trong giai đoạn 2016 - 2021 - khoảng thời gian người dân Đài Loan vẫn còn lạc quan về chính sách quản lý kinh tế của chính quyền DPP, nhập khẩu của Đài Loan từ Trung Quốc đại lục đã tăng khoảng 87% và xuất khẩu tăng khoảng 71%. Đặc biệt, vào năm 2020, trong bối cảnh tăng trưởng GDP của thế giới âm 4,5% thì tăng trưởng GDP của Đài Loan đã tăng 3,11%, được thúc đẩy bởi xuất khẩu tăng lên mức kỷ lục 4,9%, trong đó 44% xuất khẩu của Đài Loan là sang Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông).

Tuy nhiên, từ năm ngoái đến năm nay, chính quyền bà Thái Anh Văn có dấu hiệu gia tăng các biện pháp “khiêu khích” Trung Quốc thông qua việc xích lại gần hơn về mặt ngoại giao và an ninh với Mỹ, nổi bật qua 2 chuyến thăm quá cảnh đến Mỹ của bà Thái Anh Văn (tháng 3/2023)ông Lại Thanh Đức (tháng 8/2023) và 1 lần đón tiếp cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan (tháng 8/2022). Trong số đó, chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi đã khiến các nhà lãnh đạo Trung Quốc tức giận và chính phủ nước này tiến hành trừng phạt kinh tế lên các mặt hàng nông sản và thuỷ sản của Đài Loan, làm ảnh hưởng sinh kế của người dân của vùng lãnh thổ này. Đồng thời, theo Ủy ban Đầu tư Đài Loan (Taiwan Investment Commission), đầu tư thực tế của Đài Loan vào Trung Quốc đã giảm mạnh, từ 9 tỷ USD năm 2017 xuống chỉ còn 1,7 tỷ USD vào năm 2022. Thực tế này trái ngược hoàn toàn với thời điểm cách đây một thập kỷ, khi Trung Quốc chiếm hơn 2/3 đầu tư ra nước ngoài toàn cầu của Đài Loan.

Nhìn chung, việc tiếp tục duy trì chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế Đài Loan vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình phục hồi có thể là “điểm trừ” lớn cho tham vọng tiếp tục cầm quyền của DPP.

Những nỗ lực khôi phục uy tín

Tuy các chỉ số kinh tế của Đài Loan từ quý 1 năm nay trở về trước là khá ảm đạm, nền kinh tế của hòn đảo bắt đầu có dấu hiệu phục hồi ở các quý sau đó, cho thấy chính quyền đương nhiệm có nỗ lực tích cực trong việc giải quyết khủng hoảng. GDP Đài Loan tăng trưởng dương trở lại ở mức 1,36% vào quý 2 và 2,32% vào quý 3. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng đã nối lại xuất khẩu thịt lợn vào giữa tháng 9 năm nay sau khi chính thức tuyên bố không còn bệnh lở mồm long móng vào năm 2020, góp phần thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng nông sản để bù lại tình trạng xuất khẩu yếu ở các mặt hàng điện tử và công nghệ.

Có thể kể đến một số nỗ lực của chính quyền DPP như, vào tháng 6 năm nay, Đài Loan đã ký thoả thuận đầu tiên với Mỹ trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác Mỹ - Đài về Thương mại Thế kỷ 21 (U.S.-Taiwan Initiative on 21st-Century Trade) được công bố vào tháng 6 năm ngoái. Thoả thuận quy định các vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan và thuận lợi thương mại, thi hành pháp lý, quy định dịch vụ nội địa, chống tham nhũng và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs). Sáng kiến cũng như thoả thuận mới này có thể giúp thúc đẩy ngoại thương mạnh mẽ hơn cho Đài Loan trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang tăng trưởng chậm do xuất khẩu yếu. Đồng thời, đây sẽ là bước đệm để Đài Loan và Mỹ tiến đến ký kết một Hiệp định Thương mại tự do (FTA) trong tương lai.

Thêm vào đó, vào tháng 10, chính quyền Thái Anh Văn đã công bố một kế hoạch khá sáng tạo khi kết hợp mục tiêu phục hồi kinh tế với phát triển công nghiệp quốc phòng qua quyết định phân bổ 176,27 tỷ Đài tệ (khoảng 5,45 tỷ USD) để mua các mặt hàng khác nhau từ các nhà cung cấp trong nước, nhằm mục đích vừa giúp cải thiện sức mạnh chiến đấu (trên biển và trên không) của Đài Loan, vừa kích thích nền kinh tế trong nước.

Bên cạnh tiếp tục những nỗ lực phục hồi kinh tế để lấy lại uy tín, DPP cũng đưa ra các diễn ngôn chính trị mang tính hoà dịu hơn về vấn đề xuyên eo biển để giành cảm tình của cử tri, khi có đến 84% cử tri tán thành những nỗ lực của chính phủ Đài Loan nhằm nối lại các trao đổi kinh tế xuyên eo biển với Trung Quốc. Cụ thể, vào tháng 8 năm nay, ông Lại khẳng định rằng “sẽ không để chiến tranh xảy ra, và tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để duy trì hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan”. Ngoài ra, trong bài phát biểu của Tổng thống nhân Ngày Quốc khánh Đài Loan (10/10) năm nay, bà Thái Anh Văn cũng truyền đi thông điệp rằng “hoà bình là lựa chọn duy nhất” cho hòn đảo - trái ngược với những biện pháp tăng cường khiêu khích Trung Quốc trong suốt nhiệm kỳ của chính quyền DPP.

Khả năng tiếp tục nắm quyền của đảng DPP

Mặc dù uy tín của đảng DPP đang suy giảm, vẫn có nhiều hy vọng vào khả năng chiến thắng của đảng này trong cuộc bầu cử Đài Loan vào tháng 1 năm sau. Hy vọng này không chỉ được củng cố bởi những nỗ lực của chính quyền bà Thái trong thời gian qua, mà còn vì phe đối lập đang đứng trước những thách thức then chốt có thể khiến họ vuột mất cơ hội giành chiến thắng.

Cụ thể, lá phiếu cử tri của phe đối lập đang bị chia nhỏ cho 2 ứng cử viên của 2 đảng KMT và TPP, lần lượt là Hầu Hữu Nghi và Kha Văn Triết. Vào tháng 10, hai đảng KMT và TPP đã đồng ý sẽ thảo luận hình thành liên minh tranh cử. Khi đó, phía KMT cho biết sẵn sàng nhường cơ hội tranh cử tổng thống cho đại diện đảng TPP. Tuy nhiên, cuộc đàm phán gần nhất giữa hai đảng này vào ngày 18/11 đã kết thúc trong bế tắc khi hai bên không thể thống nhất được ứng cử viên tổng thống chung. Nếu không hình thành liên minh, phe đối lập khó có khả năng giành được chiến thắng.

Ngoài ra, mặc dù KMT đã “thắng lớn” trong cuộc bầu cử địa phương vào cuối năm ngoái, hồ sơ tranh cử của ứng cử viên đảng này - ông Hầu Hữu Nghi, chưa đủ mạnh để đánh bại ứng cử viên của đảng cầm quyền. Xuất thân và tiểu sử hoạt động chính trị của ông Hầu khá đơn giản: sinh ra trong một gia đình bình thường và phần lớn sự nghiệp trong ngành cảnh sát, ít có kinh nghiệm hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó, ông Hầu cũng là một chính trị gia có thái độ ôn hoà và không nhận được nhiều sự tin tưởng trong nội bộ đảng KMT. Bên cạnh đó, đảng TPP non trẻ lại bị vướng bê bối khi chỉ vừa giành được 1 ghế thị trưởng ở thành phố Tân Trúc vào tháng 12 năm ngoái thì đến tháng 9 năm nay, vị tân thị trưởng của đảng này - Cao Hùng An (Kao Hung-an) đã dính cáo buộc tham nhũng.

Trên phương diện đối ngoại, KMT và TPP lại có quan điểm “khá mù mờ” khi vừa muốn duy trì quan hệ tốt với Mỹ nhưng cũng đồng thời muốn cải thiện quan hệ với Trung Quốc; và điều này để ngỏ khả năng các ứng cử viên tổng thống của hai đảng sẵn sàng chấp nhận thống nhất với Trung Quốc. Thực tế này khiến các mục tiêu tranh cử, nhất là trên phương diện đối ngoại, còn khá mờ mịt vì không khiến cử tri thật sự thấy được tính rõ ràng trong tầm nhìn của hai đảng này.

Vì những lý do trên, chiến thắng dường như vẫn đang nằm trong tầm tay của đảng cầm quyền. Dù kết quả bầu cử ra sao, chính quyền mới ở Đài Loan cũng hứa hẹn sẽ có một chính sách hoà hoãn hơn với Trung Quốc sau khi việc đẩy căng thẳng xuyên eo biển lên cao độ đã tác động tiêu cực đến kinh tế và an ninh của hòn đảo trong thời gian qua. Những bước đi cụ thể nhằm cân bằng mối quan hệ giữa Đài Loan với Mỹ và với đại lục cũng sẽ được trông đợi ở chính quyền mới của hòn đảo.

Từ khoá: bầu cử tổng thống Đài Loan Đông Bắc Á

BÀI LIÊN QUAN