Chính trị - Ngoại giao   05/02/2024

Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Nam Thái Bình Dương: Cán cân đang nghiêng về ai?

Cạnh tranh ảnh hưởng Mỹ - Trung ở Nam Thái Bình Dương đang ngày thêm gay gắt. Tương lai an ninh khu vực sẽ phụ thuộc đáng kể vào các chính sách và bước đi của hai cường quốc.

Image
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) rời cuộc họp báo chung với Thủ tướng Fiji Frank Bainimarama (phải) tại Suva, Fiji vào ngày 31/5/2022 - (C): AFP-JIJI

Trong khoảng thời gian dài, các quốc đảo ở phía Nam Thái Bình Dương vốn không nhận được nhiều sự chú ý từ phần còn lại của thế giới vì kích thước nhỏ bé và tầm ảnh hưởng hạn chế. Tuy nhiên, việc là một phần của khu vực trọng yếu về thương mại hàng hải, du lịch biển và nhiều vấn đề nóng hổi (biến đổi khí hậu, tài nguyên khoáng sản…), Nam Thái Bình Dương, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đã nổi lên với tư cách là một đấu trường mới, là nơi Trung Quốc và Mỹ đầu tư nguồn lực để hỗ trợ phát triển, nhưng thực chất là để mở rộng ảnh hưởng và cạnh tranh với nhau. Cụ thể, việc Trung Quốc ký kết các thỏa thuận hợp tác với các quốc gia trong khu vực khiến Mỹ và các đồng minh quan ngại về nguy cơ Bắc Kinh – qua việc thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực – có thể từng bước thay đổi trật tự địa chính trị tại khu vực Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương

Đối với Trung Quốc, khu vực Nam Thái Bình Dương có vai trò to lớn trong việc giúp cường quốc này cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao. Theo đó, việc Đài Loan mất đi những đồng minh ngoại giao ở khu vực này cho thấy Trung Quốc đã gia tăng thêm sức ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của mình trong khu vực.

Năm 2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nắm bắt cơ hội đó, Trung Quốc – vào tháng 9/2019 – tung khoản vay 66 triệu đô cho quần đảo Solomon để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, sau đó tiếp tục hỗ trợ Kiribati trong việc mua sắm máy bay và tàu thuyền thương mại. Cũng trong tháng 9, quần đảo Solomon chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Không lâu sau, Kiribati cũng có động thái tương tự.

Như vậy, việc mạng lưới đồng minh ngoại giao (diplomatic allies) của Đài Loan bị thu hẹp cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng có vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc đảo Nam Thái Bình Dương. Với chính sách “ngoại giao nước lớn”, Trung Quốc đã và đang tăng cường ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của mình ở khu vực, qua đó phục vụ cho tham vọng định hình lại trật tự thế giới do Mỹ cầm trịch.

Ngoài lý do đó, xích lại gần hơn với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương còn giúp Trung Quốc tiếp cận nguồn lợi phục vụ cho khai thác hải sản, nghiên cứu đáy biển và khai thác tài nguyên khoáng sản dưới biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn của các quốc đảo, bảo vệ cộng đồng người Hoa hải ngoại, gián tiếp mở rộng khả năng phản ứng của mình do vị trí các quốc đảo này gần Mỹ và các đồng minh phương Tây như Australia và New Zealand.

Năm 2020, do hậu quả của đại dịch COVID-19 mà các hoạt động giao lưu, hợp tác kinh tế của Trung Quốc tại đây thu được kết quả không đáng kể. Tháng 10/2021, Trung Quốc tổ chức Hội nghị giữa ngoại trưởng nước này và ngoại trưởng các quốc đảo Nam Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm thỏa thuận an ninh và thương mại sâu rộng. Bởi vì các quốc đảo này là những thị trường nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc, việc nhận được sự ủng hộ của các quốc gia này về các vấn đề nhạy cảm (như Hong Kong, Đài Loan…) sẽ mang lại nhiều lợi ích chính trị cho Bắc Kinh. Và sau nhiều nỗ lực, Trung Quốc đã đạt được một số thành quả tại khu vực, giúp nước này mở rộng phạm vi ảnh hưởng như: (1) tăng cường tương tác và thiết lập trao đổi định kỳ giữa Trung Quốc và các nước Nam Thái Bình Dương, (2) đạt được đồng thuận chung về chính sách “Một Trung Quốc” (One-China Policy) và (3) thiết lập một “cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại” (a shared future for mankind).

Trung Quốc cũng chú ý thắt chặt quan hệ với hai “đồng minh ngoại giao” là quần đảo Solomon và Kiribati. Cụ thể, Trung Quốc đã ký hiệp ước an ninh với quần đảo Solomon vào tháng 4/2022, làm dấy lên những quan ngại về động cơ chính trị và khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự, làm xáo trộn trật tự khu vực. Hiệp ước an ninh nói trên cho phép tàu quân sự Trung Quốc ghé thăm và trung chuyển hàng hóa hậu cần, đồng thời có thể là bệ phóng để quốc gia này triển khai sức mạnh quân sự trên không và trên biển tại khu vực trong tương lai. Vào tháng 5 cùng năm, sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Trung Quốc 10 thoả thuận thương mại với Kiribati, nhưng thất bại trong việc tìm kiếm một thỏa thuận chung với các quốc gia khác trong khu vực. Nhìn chung, sức ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn còn hạn chế, thiếu bền vững, nhất là khi cộng đồng các quốc đảo này đã nhận thức rõ hơn về vị thế địa chính trị của họ và quan ngại về cạnh tranh nước lớn, do đó, đã tỏ ra thận trọng và nhạy cảm hơn đối với những đề xuất của Trung Quốc. Tháng 7/2022, chính phủ Kiribati tuyên bố rút lui khỏi Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF), một động thái gây bất bình và chia rẽ, và được các chính trị gia đảng đối lập cho là “chịu ảnh hưởng của Trung Quốc”. Đáp lại, Kiribati nêu ra 4 lý do chính, trong đó có việc nước này bất đồng với cách PIF giải quyết các mâu thuẫn giữa nhóm quốc đảo Micronesia và các thành viên còn lại về vấn đề chuyển giao vai trò chủ tịch của diễn đàn, đồng thời phủ nhận bất kỳ sự can thiệp nào của Trung Quốc. Đến tháng 1/2023, Kiribati thông báo tái gia nhập diễn đàn.

Trong năm 2023, Trung Quốc tiếp tục cắt giảm những khoản vay lớn rải rác, chuyển sang tập trung vào hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Finance) và đầu tư hạ tầng, nhắm đến giữ chân và dành sự ưu tiên dành cho hai “đồng minh” nêu trên, theo báo cáo “Viện trợ Thái Bình Dương năm 2023” của Viện Lowy (Lowy Institute). Nhiều khả năng Trung Quốc muốn các quốc gia này trở thành những hình mẫu nổi bật trong việc hợp tác với một Trung Quốc thân thiện, qua đó giúp nước này gầy dựng hình ảnh tích cực và tiếp tục khẳng định vai trò hỗ trợ của mình ở Thái Bình Dương. Việc các doanh nghiệp do nhà nước Trung Quốc sở hữu tăng cường đầu tư các dự án vào khu vực cũng được sử dụng để nâng cao năng lực, uy tín và khả năng tham gia vào các dự án quan trọng của nền kinh tế Nam Thái Bình Dương.

Để gia tăng ảnh hưởng lên toàn khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc cũng chú ý mở rộng quan hệ kinh tế và củng cố vai trò lãnh đạo thương mại bằng cách xúc tiến gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy vậy, tham vọng của Trung Quốc vẫn còn vướng phải nhiều rào cản (như chưa thoả mãn được các đòi hỏi về cắt giảm thuế quan, cam kết mạnh mẽ về mở cửa dịch vụ và thị trường đầu tư, có các quy định rõ ràng về cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ…), và do vậy, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ bén rễ tương đối sâu sắc ở các nước “đồng minh” mà nước này đã dày công đầu tư.

Mỹ củng cố sự hiện diện của mình

Có thể nói, Mỹ đã “lãng quên” khu vực trong một thời gian dài dù có động thái tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương. Vào tháng 11/2011, chính quyền Tổng thống Barack Obama công bố chiến lược “Xoay trục về châu Á” (Pivot to Asia). Chiến lược này thu được những thành công ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á nhưng lại làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Bởi lẽ, trọng tâm của chiến lược trên không hướng về Nam Thái Bình Dương mà chủ yếu xoay quanh các đồng minh truyền thống của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…) và các tổ chức, diễn đàn khu vực như Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tóm lại, khu vực này đã bị lãng quên khi trong một thời gian khá dài khi thiếu vắng các hoạt động ngoại giao - kinh tế nổi bật của Mỹ.

Chỉ đến những năm gần đây Nhà Trắng mới ý thức rằng khu vực có tầm quan trọng trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và theo đó quan tâm hơn đến các diễn biến chính trị tại đây. Phải đến nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden, khi Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (Free and Open Indo-Pacific Strategy) ra đời (vào năm 2021) với các cam kết phát triển quan hệ với các đồng minh và đối tác chặt chẽ hơn thì các hoạt động của Mỹ ở khu vực mới trở nên sâu sắc hơn so với nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Năm 2022, chuyến công du Fiji của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau 40 năm đã đánh dấu “sự trở lại” của Mỹ đối với khu vực, là một phần trong chuỗi các hoạt động lôi kéo các quốc đảo khỏi quỹ đạo của Trung Quốc. Điều này cũng đánh dấu mối quan tâm của chính quyền Biden đối với khu vực, sau hàng loạt các hành động tham vọng để tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây.

Nhìn chung, Mỹ dần nhận thức rõ hơn những lợi ích chiến lược mà khu vực Nam Thái Bình Dương mang lại, như giúp Mỹ duy trì trật tự hòa bình và an ninh dựa trên luật lệ quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 – 1945); ngăn chặn các hành vi gây hấn, chủ nghĩa bá quyền, đảm bảo ưu thế của Mỹ khi xảy ra xung đột; và phòng ngừa thách thức lớn nhất ở khu vực là Trung Quốc và những nỗ lực can thiệp vào khu vực bằng quân sự và kinh tế.

Vậy, chính quyền Biden đã có những động thái gì trong việc tăng cường ảnh hưởng tại khu vực?

Tháng 6/2022, cơ chế hợp tác không chính thức “Đối tác Thái Bình Dương Xanh” (Partners in the Blue Pacific - PBP), bao gồm Australia, Nhật Bản, Anh và Mỹ, chính thức được thành lập, trong đó các quốc gia liên quan công bố gói hỗ trợ nước ngoài 2,1 tỷ AUD dành cho các nước trong khu vực. Động thái trên cho thấy Mỹ quyết tâm giữ vị thế dẫn đầu trong khu vực khi thường xuyên đề xuất và giữ vai trò chủ đạo trong các cơ chế hợp tác mới. Bên cạnh đó, với sự tham gia của Australia và New Zealand, có thể nhận thấy các đồng minh vẫn “cùng chung chiến tuyến” và hỗ trợ Mỹ hạn chế “bàn tay can thiệp” của Trung Quốc ở phía Nam Thái Bình Dương. Về lâu dài, các nỗ lực của Mỹ và đồng minh có thể giúp duy trì mối liên kết truyền thống “Mỹ - Australia - New Zealand” với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.

Mỹ cũng nỗ lực triển khai “quyền lực mềm” của mình trong nhiều lĩnh vực, như tăng cường tham gia vào khuôn khổ khu vực thông qua hỗ trợ giải quyết các thách thức chung (y tế, biến đổi khí hậu…). Đối với các quốc đảo, các cam kết hỗ trợ này không chỉ là cơ hội phát triển, giúp làm sâu sắc thêm mối quan hệ và ảnh hưởng của Mỹ với khu vực Nam Thái Bình Dương, mà còn giúp ngăn Trung Quốc “lợi dụng các điểm yếu kinh tế và xã hội” của các quốc đảo này để thúc đẩy đầu tư và tăng sức ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Mỹ còn mở lại đại sứ quán tại thủ đô Honiara của quần đảo Solomon vào tháng 2/2023, công nhận quan hệ với quần đảo Cook và Niue vào tháng 9 cùng năm để đề phòng Trung Quốc lấn lướt vai trò của Mỹ, cũng như hạn chế ảnh hưởng từ chính sách “ngoại giao đô la” (dollar diplomacy) của Trung Quốc.

Những động thái nói trên của Mỹ cũng đồng thời phản ánh ý định duy trì cấu trúc kinh tế khu vực, và phân chia sự chú ý của Trung Quốc, ngăn cản việc hình thành mũi đầu tư trọng điểm của Bắc Kinh cho một hoặc vài quốc gia đơn lẻ nhằm chi phối nền kinh tế, biến các quốc đảo Nam Thái Bình Dương thành những “quân cờ” bị ràng buộc bởi bẫy nợ.

Mỹ là quốc gia có lợi thế trong cuộc tranh giành quyền lực tại Thái Bình Dương. Ngoài sự hỗ trợ thường xuyên của các đồng minh (Australia và New Zealand), thì Mỹ, từ lâu, đã thiết lập và duy trì một lực lượng quân sự hùng hậu tại khu vực này. Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, Mỹ đã lần lượt ký kết và phê chuẩn Hiệp ước Liên kết Tự do (Compacts of Free Association - COFA) với Cộng hòa Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia (đồng thời có hiệu lực từ năm 1986) và Cộng hòa Palau (có hiệu lực từ năm 1993), đem lại nhiều quyền lợi kinh tế cho các quốc đảo, và giúp Mỹ tiếp cận quân sự đến Thái Bình Dương. Các quốc gia này có vị trí đắc địa, nằm ở trung tâm khu vực, có vai trò như một con đường nối dài từ Philippines, một đồng minh gần gũi của Mỹ, đến đảo Hawaii, là nơi đặt trụ sở Bộ tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc gia hạn các điều khoản của hiệp ước này vào năm 2023 không chỉ giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng tại ba quốc gia liên kết, mà còn giúp các quốc gia này dễ dàng di chuyển qua lại, giám sát và chia sẻ thông tin hải trình của các tàu cá Trung Quốc.

Các hành động như vậy, kết hợp với việc sử dụng các cơ sở hạ tầng quân sự khác, rải rác tại các quốc gia đồng minh và tại các vùng lãnh thổ hải ngoại (Hawaii, đảo Guam và Samoa thuộc Mỹ) cho thấy Mỹ không muốn để mất những vị trí địa chiến lược, vốn có thể giúp Mỹ mở rộng khả năng phản ứng nhanh chóng đối với những biến động an ninh, chính trị trong khu vực.

Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Nam Thái Bình Dương sẽ đi về đâu?

Có thể thấy, Mỹ và Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các quốc đảo khắc phục khó khăn về điều kiện tự nhiên để gia tăng sức ảnh hưởng của mình. Một mặt, Trung Quốc đã có được sự hiện diện gián tiếp ở quy mô vừa phải trong khu vực Nam Thái Bình Dương thông qua các hiệp ước được ký kết, qua đó giúp tàu cá, máy bay Trung Quốc được tiếp cận vùng không gian và vùng biển rộng lớn. Các hiệp ước cũng mang lại các khoản đầu tư xây dựng về giao thông, thông tin liên lạc, mà đơn vị thực hiện chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (như Huawei). Về phần mình, Mỹ tu sửa, xây mới các cơ sở quân sự, ký kết thêm các hiệp ước và tổ chức hợp tác rộng rãi để củng cố khả năng hiện diện trực tiếp của Mỹ ở đây.

Trung Quốc đã dẫn trước Mỹ khi cuộc đua này mới khởi tranh, nhưng kể từ năm 2022, cán cân có phần đảo chiều, khiến cho tính chất của cuộc cạnh tranh không thuyên giảm, mà ngày càng khốc liệt. Thời gian tới, cạnh tranh Mỹ - Trung ở Nam Thái Bình Dương sẽ tăng lên, nhưng đối đầu quân sự là điều khó có thể xảy ra, bởi lẽ, bản thân các quốc đảo Thái Bình Dương nhận thức rõ sự cần thiết của việc duy trì hòa bình đối với khu vực và bảo đảm sự tự chủ của mỗi quốc gia. Tình trạng liên tục xây dựng các sở hạ tầng quân sự chỉ càng khiến đối đầu nước lớn them căng thẳng, có nguy cơ biến khu vực Nam Thái Bình Dương thành một “chiến trường”, cản trở sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, Trung Quốc có xu hướng tiếp tục duy trì chiến thuật “chậm mà chắc”, đồng thời đa dạng hóa phương thức đầu tư để gây ảnh hưởng của mình theo hướng ít tốn kém hơn, ví dụ như mở các đường bay thương mại, chuyển giao tiến bộ nông nghiệp, cung cấp học bổng… Việc Nauru cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thừa nhận quan hệ với Trung Quốc vào tháng 1/2024 sau khi ông Lại Thanh Đức đắc cử tổng thống Đài Loan cho thấy Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng ở khu vực Nam Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, năm bầu cử 2024 sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc Mỹ hoạch định chính sách đối ngoại với các quốc gia khu vực Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đang dần suy giảm và việc Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang gặt hái được những thành công khiến cho chính sách này lại càng khó bị thay thế. Việc chính quyền Biden chú ý đầu tư, giúp đỡ phát triển về kinh tế, y tế, thương mại, cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề môi trường… cho các quốc đảo phía Nam Thái Bình Dương sẽ giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng lâu dài tại khu vực.

Với vị thế địa chiến lược, Nam Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu như có được địa bàn triển khai lực lượng quân sự cho mình tại phía Nam Thái Bình Dương thì Trung Quốc sẽ có khả năng uy hiếp Australia, New Zealand, các lãnh thổ hải ngoại của Mỹ, khiến các nước khác phải dè chừng. Mặt khác, nếu lấn át được Trung Quốc, Mỹ có thể đối mặt với cạnh tranh gia tăng ở khu vực khác, nhưng có thể khẳng định quyền lực mềm bao trùm của mình tại phía Nam Thái Bình Dương, tạo thuận lợi cho việc đầu tư và triển khai các cơ chế hợp tác kinh tế cho các quốc đảo trong khu vực và đảm bảo an ninh hàng hải.

Trong khoảng thời gian dài, các quốc đảo ở phía Nam Thái Bình Dương vốn không nhận được nhiều sự chú ý từ phần còn lại của thế giới vì kích thước nhỏ bé và tầm ảnh hưởng hạn chế. Tuy nhiên, việc là một phần của khu vực trọng yếu về thương mại hàng hải, du lịch biển và nhiều vấn đề nóng hổi (biến đổi khí hậu, tài nguyên khoáng sản…), Nam Thái Bình Dương, kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, đã nổi lên với tư cách là một đấu trường mới, là nơi Trung Quốc và Mỹ đầu tư nguồn lực để hỗ trợ phát triển, nhưng thực chất là để mở rộng ảnh hưởng và cạnh tranh với nhau. Cụ thể, việc Trung Quốc ký kết các thỏa thuận hợp tác với các quốc gia trong khu vực khiến Mỹ và các đồng minh quan ngại về nguy cơ Bắc Kinh – qua việc thắt chặt quan hệ với các nước trong khu vực – có thể từng bước thay đổi trật tự địa chính trị tại khu vực Nam Thái Bình Dương.

Trung Quốc tăng cường ảnh hưởng ở Nam Thái Bình Dương

Đối với Trung Quốc, khu vực Nam Thái Bình Dương có vai trò to lớn trong việc giúp cường quốc này cô lập Đài Loan về mặt ngoại giao. Theo đó, việc Đài Loan mất đi những đồng minh ngoại giao ở khu vực này cho thấy Trung Quốc đã gia tăng thêm sức ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của mình trong khu vực.

Năm 2017, chính quyền Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Nắm bắt cơ hội đó, Trung Quốc – vào tháng 9/2019 – tung khoản vay 66 triệu đô cho quần đảo Solomon để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, sau đó tiếp tục hỗ trợ Kiribati trong việc mua sắm máy bay và tàu thuyền thương mại. Cũng trong tháng 9, quần đảo Solomon chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Không lâu sau, Kiribati cũng có động thái tương tự.

Như vậy, việc mạng lưới đồng minh ngoại giao (diplomatic allies) của Đài Loan bị thu hẹp cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc, và Bắc Kinh cũng có vai trò ngày càng quan trọng trong chính sách đối ngoại của các quốc đảo Nam Thái Bình Dương. Với chính sách “ngoại giao nước lớn”, Trung Quốc đã và đang tăng cường ảnh hưởng về kinh tế, chính trị của mình ở khu vực, qua đó phục vụ cho tham vọng định hình lại trật tự thế giới do Mỹ cầm trịch.

Ngoài lý do đó, xích lại gần hơn với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương còn giúp Trung Quốc tiếp cận nguồn lợi phục vụ cho khai thác hải sản, nghiên cứu đáy biển và khai thác tài nguyên khoáng sản dưới biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn của các quốc đảo, bảo vệ cộng đồng người Hoa hải ngoại, gián tiếp mở rộng khả năng phản ứng của mình do vị trí các quốc đảo này gần Mỹ và các đồng minh phương Tây như Australia và New Zealand.

Năm 2020, do hậu quả của đại dịch COVID-19 mà các hoạt động giao lưu, hợp tác kinh tế của Trung Quốc tại đây thu được kết quả không đáng kể. Tháng 10/2021, Trung Quốc tổ chức Hội nghị giữa ngoại trưởng nước này và ngoại trưởng các quốc đảo Nam Thái Bình Dương nhằm tìm kiếm thỏa thuận an ninh và thương mại sâu rộng. Bởi vì các quốc đảo này là những thị trường nhập khẩu quan trọng của Trung Quốc, việc nhận được sự ủng hộ của các quốc gia này về các vấn đề nhạy cảm (như Hong Kong, Đài Loan…) sẽ mang lại nhiều lợi ích chính trị cho Bắc Kinh. Và sau nhiều nỗ lực, Trung Quốc đã đạt được một số thành quả tại khu vực, giúp nước này mở rộng phạm vi ảnh hưởng như: (1) tăng cường tương tác và thiết lập trao đổi định kỳ giữa Trung Quốc và các nước Nam Thái Bình Dương, (2) đạt được đồng thuận chung về chính sách “Một Trung Quốc” (One-China Policy) và (3) thiết lập một “cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại” (a shared future for mankind).

Trung Quốc cũng chú ý thắt chặt quan hệ với hai “đồng minh ngoại giao” là quần đảo Solomon và Kiribati. Cụ thể, Trung Quốc đã ký hiệp ước an ninh với quần đảo Solomon vào tháng 4/2022, làm dấy lên những quan ngại về động cơ chính trị và khả năng Trung Quốc can thiệp quân sự, làm xáo trộn trật tự khu vực. Hiệp ước an ninh nói trên cho phép tàu quân sự Trung Quốc ghé thăm và trung chuyển hàng hóa hậu cần, đồng thời có thể là bệ phóng để quốc gia này triển khai sức mạnh quân sự trên không và trên biển tại khu vực trong tương lai. Vào tháng 5 cùng năm, sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, Trung Quốc 10 thoả thuận thương mại với Kiribati, nhưng thất bại trong việc tìm kiếm một thỏa thuận chung với các quốc gia khác trong khu vực. Nhìn chung, sức ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn còn hạn chế, thiếu bền vững, nhất là khi cộng đồng các quốc đảo này đã nhận thức rõ hơn về vị thế địa chính trị của họ và quan ngại về cạnh tranh nước lớn, do đó, đã tỏ ra thận trọng và nhạy cảm hơn đối với những đề xuất của Trung Quốc. Tháng 7/2022, chính phủ Kiribati tuyên bố rút lui khỏi Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF), một động thái gây bất bình và chia rẽ, và được các chính trị gia đảng đối lập cho là “chịu ảnh hưởng của Trung Quốc”. Đáp lại, Kiribati nêu ra 4 lý do chính, trong đó có việc nước này bất đồng với cách PIF giải quyết các mâu thuẫn giữa nhóm quốc đảo Micronesia và các thành viên còn lại về vấn đề chuyển giao vai trò chủ tịch của diễn đàn, đồng thời phủ nhận bất kỳ sự can thiệp nào của Trung Quốc. Đến tháng 1/2023, Kiribati thông báo tái gia nhập diễn đàn.

Trong năm 2023, Trung Quốc tiếp tục cắt giảm những khoản vay lớn rải rác, chuyển sang tập trung vào hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Finance) và đầu tư hạ tầng, nhắm đến giữ chân và dành sự ưu tiên dành cho hai “đồng minh” nêu trên, theo báo cáo “Viện trợ Thái Bình Dương năm 2023” của Viện Lowy (Lowy Institute). Nhiều khả năng Trung Quốc muốn các quốc gia này trở thành những hình mẫu nổi bật trong việc hợp tác với một Trung Quốc thân thiện, qua đó giúp nước này gầy dựng hình ảnh tích cực và tiếp tục khẳng định vai trò hỗ trợ của mình ở Thái Bình Dương. Việc các doanh nghiệp do nhà nước Trung Quốc sở hữu tăng cường đầu tư các dự án vào khu vực cũng được sử dụng để nâng cao năng lực, uy tín và khả năng tham gia vào các dự án quan trọng của nền kinh tế Nam Thái Bình Dương.

Để gia tăng ảnh hưởng lên toàn khu vực Thái Bình Dương, Trung Quốc cũng chú ý mở rộng quan hệ kinh tế và củng cố vai trò lãnh đạo thương mại bằng cách xúc tiến gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy vậy, tham vọng của Trung Quốc vẫn còn vướng phải nhiều rào cản (như chưa thoả mãn được các đòi hỏi về cắt giảm thuế quan, cam kết mạnh mẽ về mở cửa dịch vụ và thị trường đầu tư, có các quy định rõ ràng về cạnh tranh, quyền sở hữu trí tuệ…), và do vậy, ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ bén rễ tương đối sâu sắc ở các nước “đồng minh” mà nước này đã dày công đầu tư.

Mỹ củng cố sự hiện diện của mình

Có thể nói, Mỹ đã “lãng quên” khu vực trong một thời gian dài dù có động thái tăng cường hiện diện tại châu Á - Thái Bình Dương. Vào tháng 11/2011, chính quyền Tổng thống Barack Obama công bố chiến lược “Xoay trục về châu Á” (Pivot to Asia). Chiến lược này thu được những thành công ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á nhưng lại làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ ở khu vực Nam Thái Bình Dương. Bởi lẽ, trọng tâm của chiến lược trên không hướng về Nam Thái Bình Dương mà chủ yếu xoay quanh các đồng minh truyền thống của Mỹ (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ…) và các tổ chức, diễn đàn khu vực như Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Tóm lại, khu vực này đã bị lãng quên khi trong một thời gian khá dài khi thiếu vắng các hoạt động ngoại giao - kinh tế nổi bật của Mỹ.

Chỉ đến những năm gần đây Nhà Trắng mới ý thức rằng khu vực có tầm quan trọng trong cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung và theo đó quan tâm hơn đến các diễn biến chính trị tại đây. Phải đến nhiệm kỳ Tổng thống Joe Biden, khi Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (Free and Open Indo-Pacific Strategy) ra đời (vào năm 2021) với các cam kết phát triển quan hệ với các đồng minh và đối tác chặt chẽ hơn thì các hoạt động của Mỹ ở khu vực mới trở nên sâu sắc hơn so với nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. Năm 2022, chuyến công du Fiji của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sau 40 năm đã đánh dấu “sự trở lại” của Mỹ đối với khu vực, là một phần trong chuỗi các hoạt động lôi kéo các quốc đảo khỏi quỹ đạo của Trung Quốc. Điều này cũng đánh dấu mối quan tâm của chính quyền Biden đối với khu vực, sau hàng loạt các hành động tham vọng để tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc tại đây.

Nhìn chung, Mỹ dần nhận thức rõ hơn những lợi ích chiến lược mà khu vực Nam Thái Bình Dương mang lại, như giúp Mỹ duy trì trật tự hòa bình và an ninh dựa trên luật lệ quốc tế kể từ sau Chiến tranh thế giới lần thứ II (1939 – 1945); ngăn chặn các hành vi gây hấn, chủ nghĩa bá quyền, đảm bảo ưu thế của Mỹ khi xảy ra xung đột; và phòng ngừa thách thức lớn nhất ở khu vực là Trung Quốc và những nỗ lực can thiệp vào khu vực bằng quân sự và kinh tế.

Vậy, chính quyền Biden đã có những động thái gì trong việc tăng cường ảnh hưởng tại khu vực?

Tháng 6/2022, cơ chế hợp tác không chính thức “Đối tác Thái Bình Dương Xanh” (Partners in the Blue Pacific - PBP), bao gồm Australia, Nhật Bản, Anh và Mỹ, chính thức được thành lập, trong đó các quốc gia liên quan công bố gói hỗ trợ nước ngoài 2,1 tỷ AUD dành cho các nước trong khu vực. Động thái trên cho thấy Mỹ quyết tâm giữ vị thế dẫn đầu trong khu vực khi thường xuyên đề xuất và giữ vai trò chủ đạo trong các cơ chế hợp tác mới. Bên cạnh đó, với sự tham gia của Australia và New Zealand, có thể nhận thấy các đồng minh vẫn “cùng chung chiến tuyến” và hỗ trợ Mỹ hạn chế “bàn tay can thiệp” của Trung Quốc ở phía Nam Thái Bình Dương. Về lâu dài, các nỗ lực của Mỹ và đồng minh có thể giúp duy trì mối liên kết truyền thống “Mỹ - Australia - New Zealand” với các quốc đảo Nam Thái Bình Dương.

Mỹ cũng nỗ lực triển khai “quyền lực mềm” của mình trong nhiều lĩnh vực, như tăng cường tham gia vào khuôn khổ khu vực thông qua hỗ trợ giải quyết các thách thức chung (y tế, biến đổi khí hậu…). Đối với các quốc đảo, các cam kết hỗ trợ này không chỉ là cơ hội phát triển, giúp làm sâu sắc thêm mối quan hệ và ảnh hưởng của Mỹ với khu vực Nam Thái Bình Dương, mà còn giúp ngăn Trung Quốc “lợi dụng các điểm yếu kinh tế và xã hội” của các quốc đảo này để thúc đẩy đầu tư và tăng sức ảnh hưởng. Bên cạnh đó, Mỹ còn mở lại đại sứ quán tại thủ đô Honiara của quần đảo Solomon vào tháng 2/2023, công nhận quan hệ với quần đảo Cook và Niue vào tháng 9 cùng năm để đề phòng Trung Quốc lấn lướt vai trò của Mỹ, cũng như hạn chế ảnh hưởng từ chính sách “ngoại giao đô la” (dollar diplomacy) của Trung Quốc.

Những động thái nói trên của Mỹ cũng đồng thời phản ánh ý định duy trì cấu trúc kinh tế khu vực, và phân chia sự chú ý của Trung Quốc, ngăn cản việc hình thành mũi đầu tư trọng điểm của Bắc Kinh cho một hoặc vài quốc gia đơn lẻ nhằm chi phối nền kinh tế, biến các quốc đảo Nam Thái Bình Dương thành những “quân cờ” bị ràng buộc bởi bẫy nợ.

Mỹ là quốc gia có lợi thế trong cuộc tranh giành quyền lực tại Thái Bình Dương. Ngoài sự hỗ trợ thường xuyên của các đồng minh (Australia và New Zealand), thì Mỹ, từ lâu, đã thiết lập và duy trì một lực lượng quân sự hùng hậu tại khu vực này. Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, Mỹ đã lần lượt ký kết và phê chuẩn Hiệp ước Liên kết Tự do (Compacts of Free Association - COFA) với Cộng hòa Quần đảo Marshall, Liên bang Micronesia (đồng thời có hiệu lực từ năm 1986) và Cộng hòa Palau (có hiệu lực từ năm 1993), đem lại nhiều quyền lợi kinh tế cho các quốc đảo, và giúp Mỹ tiếp cận quân sự đến Thái Bình Dương. Các quốc gia này có vị trí đắc địa, nằm ở trung tâm khu vực, có vai trò như một con đường nối dài từ Philippines, một đồng minh gần gũi của Mỹ, đến đảo Hawaii, là nơi đặt trụ sở Bộ tư lệnh các lực lượng Mỹ tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Việc gia hạn các điều khoản của hiệp ước này vào năm 2023 không chỉ giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng tại ba quốc gia liên kết, mà còn giúp các quốc gia này dễ dàng di chuyển qua lại, giám sát và chia sẻ thông tin hải trình của các tàu cá Trung Quốc.

Các hành động như vậy, kết hợp với việc sử dụng các cơ sở hạ tầng quân sự khác, rải rác tại các quốc gia đồng minh và tại các vùng lãnh thổ hải ngoại (Hawaii, đảo Guam và Samoa thuộc Mỹ) cho thấy Mỹ không muốn để mất những vị trí địa chiến lược, vốn có thể giúp Mỹ mở rộng khả năng phản ứng nhanh chóng đối với những biến động an ninh, chính trị trong khu vực.

Cạnh tranh Mỹ - Trung ở Nam Thái Bình Dương sẽ đi về đâu?

Có thể thấy, Mỹ và Trung Quốc chủ yếu dựa vào đầu tư cơ sở hạ tầng và hỗ trợ các quốc đảo khắc phục khó khăn về điều kiện tự nhiên để gia tăng sức ảnh hưởng của mình. Một mặt, Trung Quốc đã có được sự hiện diện gián tiếp ở quy mô vừa phải trong khu vực Nam Thái Bình Dương thông qua các hiệp ước được ký kết, qua đó giúp tàu cá, máy bay Trung Quốc được tiếp cận vùng không gian và vùng biển rộng lớn. Các hiệp ước cũng mang lại các khoản đầu tư xây dựng về giao thông, thông tin liên lạc, mà đơn vị thực hiện chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc (như Huawei). Về phần mình, Mỹ tu sửa, xây mới các cơ sở quân sự, ký kết thêm các hiệp ước và tổ chức hợp tác rộng rãi để củng cố khả năng hiện diện trực tiếp của Mỹ ở đây.

Trung Quốc đã dẫn trước Mỹ khi cuộc đua này mới khởi tranh, nhưng kể từ năm 2022, cán cân có phần đảo chiều, khiến cho tính chất của cuộc cạnh tranh không thuyên giảm, mà ngày càng khốc liệt. Thời gian tới, cạnh tranh Mỹ - Trung ở Nam Thái Bình Dương sẽ tăng lên, nhưng đối đầu quân sự là điều khó có thể xảy ra, bởi lẽ, bản thân các quốc đảo Thái Bình Dương nhận thức rõ sự cần thiết của việc duy trì hòa bình đối với khu vực và bảo đảm sự tự chủ của mỗi quốc gia. Tình trạng liên tục xây dựng các sở hạ tầng quân sự chỉ càng khiến đối đầu nước lớn them căng thẳng, có nguy cơ biến khu vực Nam Thái Bình Dương thành một “chiến trường”, cản trở sự phát triển kinh tế của khu vực. Do đó, Trung Quốc có xu hướng tiếp tục duy trì chiến thuật “chậm mà chắc”, đồng thời đa dạng hóa phương thức đầu tư để gây ảnh hưởng của mình theo hướng ít tốn kém hơn, ví dụ như mở các đường bay thương mại, chuyển giao tiến bộ nông nghiệp, cung cấp học bổng… Việc Nauru cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thừa nhận quan hệ với Trung Quốc vào tháng 1/2024 sau khi ông Lại Thanh Đức đắc cử tổng thống Đài Loan cho thấy Trung Quốc vẫn có ảnh hưởng ở khu vực Nam Thái Bình Dương.

Bên cạnh đó, năm bầu cử 2024 sẽ có ảnh hưởng nhất định đến việc Mỹ hoạch định chính sách đối ngoại với các quốc gia khu vực Nam Thái Bình Dương. Tuy nhiên, việc ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc đang dần suy giảm và việc Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang gặt hái được những thành công khiến cho chính sách này lại càng khó bị thay thế. Việc chính quyền Biden chú ý đầu tư, giúp đỡ phát triển về kinh tế, y tế, thương mại, cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề môi trường… cho các quốc đảo phía Nam Thái Bình Dương sẽ giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng lâu dài tại khu vực.

Với vị thế địa chiến lược, Nam Thái Bình Dương sẽ tiếp tục là khu vực cạnh tranh ảnh hưởng gay gắt giữa Mỹ và Trung Quốc. Nếu như có được địa bàn triển khai lực lượng quân sự cho mình tại phía Nam Thái Bình Dương thì Trung Quốc sẽ có khả năng uy hiếp Australia, New Zealand, các lãnh thổ hải ngoại của Mỹ, khiến các nước khác phải dè chừng. Mặt khác, nếu lấn át được Trung Quốc, Mỹ có thể đối mặt với cạnh tranh gia tăng ở khu vực khác, nhưng có thể khẳng định quyền lực mềm bao trùm của mình tại phía Nam Thái Bình Dương, tạo thuận lợi cho việc đầu tư và triển khai các cơ chế hợp tác kinh tế cho các quốc đảo trong khu vực và đảm bảo an ninh hàng hải.

Từ khoá: Trung Quốc Mỹ cạnh tranh Mỹ - Trung Nam Thái Bình Dương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

BÀI LIÊN QUAN