Chính trị - Ngoại giao   08/10/2023

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong quan hệ Việt - Mỹ

Quan hệ Việt - Mỹ được nâng cấp lên “đối tác chiến lược toàn diện” vào tháng 9, hứa hẹn giúp thúc đẩy và mở rộng các lĩnh vực hợp tác. Đây là thành quả của việc Việt Nam linh hoạt trong xử lý mối quan hệ với đối tác trong khi vẫn kiên trì những nguyên tắc cốt lõi.

Minh Hy

08/10/2023
Image
Ngày 10/9, Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên "đối tác chiến lược toàn diện" - (C): Getty Images

Tính “bất biến” trong đường lối ngoại giao của Việt Nam 

Từ một quốc gia bị cô lập về ngoại giao, Việt Nam đã từng bước thoát khỏi thế bao vây, cấm vận, và khẳng định uy tín, vị thế trong khu vực. Việt Nam được đánh giá quốc gia “đóng vai trò ngày càng quan trọng và mang tính xây dựng trên trường quốc tế”. Những dấu ấn của Việt Nam bao gồm tham gia có trách nhiệm, đóng góp tích cựcchủ động đưa ra các sáng kiến, ý tưởng đổi mới, sáng tạo tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Trong công tác đối ngoại, Việt Nam chú trọng làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, đặc biệt là ứng xử khéo léo với hai cường quốc là MỹTrung Quốc. Những thành quả này phần nào xuất phát từ phương châm đối ngoại “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Việt Nam đang theo đuổi. 

Cái “bất biến” trong đường lối đối ngoại của Việt Nam là “độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Đặc biệt, đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu tối thượng của Việt Nam. Những nguyên tắc “bất biến” này được Việt Nam kiên trì giữ vững trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến theo chiều hướng phức tạp, đặc biệt là tại các điểm nóng chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương (như bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Đông). 

Lấy cái “bất biến” làm cốt lõi để ứng phó với cái “vạn biến” trong quan hệ quốc tế, Việt Nam kết hợp giữa kiên trì giữ vững mục tiêu và nguyên tắc của quốc gia với linh hoạt và khéo léo trong sách lược đối ngoại với các cường quốc. Chính sách này cần thiết trong bối cảnh có những tình huống phức tạp và khó lường trong quan hệ giữa Việt Nam với một số đối tác, thậm chí có sự chuyển hóa giữa “đối tác” và “đối tượng” trong cùng một chủ thể. Việc linh hoạt (biết cương nhu đúng thời điểm) sẽ giúp Việt Nam tận dụng cơ hội hợp tác đồng thời bảo vệ các lợi ích của quốc gia.

Với tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Việt Nam theo đuổi sự cân bằng chiến lược trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, nhất là khi mối quan hệ này vẫn mang tính chất của hợp tác và cạnh tranh đan xen. Bởi lẽ, sự cọ xát trong tương tác giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam, buộc Việt Nam phải có sự linh hoạt trong đối ngoại. 

Vượt qua trở ngại và nâng tầm hợp tác

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, Việt Nam và Mỹ đã gác lại quá khứ và từng bước đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh - quốc phòng, cho đến kinh tế - thương mại. Năm 2013, quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ được xác lập, cho thấy hai quốc gia ưu tiên cho hợp tác ổn định, thực chất và hiệu quả. Năm 2016 đánh dấu cột mốc quan trọng khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đánh dấu việc chính thức bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương. Bên cạnh đó, các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước đã tạo ra những dấu ấn quan trọng và thúc đẩy quan hệ song phương. Cụ thể là những chuyến thăm cấp Nhà nước của các Tổng thống Mỹ như Barack Obama năm 2016, Donald Trump năm 2017, và Joe Biden vào tháng 9 năm nay, cũng như chuyến thăm của các quan chức cấp cao Nhà Trắng tới Việt Nam.

Nhất quán với những nguyên tắc và giá trị cốt lõi, Việt Nam cũng dần thể hiện một đường lối đối ngoại linh hoạt và ứng biến nhanh chóng với thời cuộc. Ngày 10/9 vừa qua, Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ song phương từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược toàn diện” - cấp bậc cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Việc bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để nâng hai bậc lên “đối tác chiến lược toàn diện” (qua đó đưa Mỹ lên ngang tầm với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, và Hàn Quốc trong thang bậc đối ngoại của Việt Nam), là điều chưa có tiền lệ trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Diễn tiến này khá ngoạn mục, bởi trước đó Việt Nam được đánh giá là do dự, thậm chí ngần ngại trong việc thắt chặt quan hệ với Mỹ do quan ngại phản ứng từ Trung Quốc.  

Đây là thời điểm thích hợp nhất để đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Tính bất định của tình hình chính trị thế giới là yếu tố khó lường và có thể gây nhiều trở ngại nếu Việt Nam vẫn tiếp tục giữ thái độ do dự. Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới diễn ra vào tháng 11/2024, chính sách của chính quyền mới liệu có những bước ngoặt nào và Việt Nam có còn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ hay không là điều khó tiên liệu. 

Ngoài ra, không có đảm bảo rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không xung đột, bởi chiều hướng căng thẳng và cạnh tranh giữa hai quốc gia đang gia tăng. Nếu quan hệ hai bên xấu đi trong tương lai, thì việc Việt Nam “sẵn sàng” nâng cấp quan hệ với Mỹ vào thời điểm đó có thể bị coi là “chọn phe”, vốn là điều không mong muốn và đi ngược với đường lối đối ngoại độc lập mà Việt Nam kiên trì theo đuổi. Do đó, lựa chọn nâng “vượt cấp” trong quan hệ với Mỹ của Hà Nội là quyết định linh hoạt và có phần táo bạo nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại và không gây phương hại tới lợi ích quốc gia. 

Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 123 tỷ USD năm 2022. Việc nâng cấp quan hệ cho phép Việt Nam hợp tác sâu rộng với Mỹ trên các lĩnh vực hiện có cũng như các lĩnh vực mới đầy triển vọng. Điển hình là hợp tác đầu tư và hỗ trợ của Washington trong ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi kỹ thuật số, và chuyển đổi năng lượng. Có thể thấy, phạm vi hợp tác giữa hai nước sau khi nâng cấp quan hệ được mở rộng, Mỹ cũng có thể giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Về an ninh - quân sự và quốc phòng, chính sách “bốn không” được xem là nguyên tắc bất biến của Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Hà Nội sẽ “tự cô lập mình”. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nêu rõ “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp”. Do đó, tính bất biến không nhất thiết khiến Việt Nam cứng nhắc và bảo thủ trong nhận định cũng như triển khai hành động. Tùy theo tình hình quan hệ quốc tế, cũng như thái độ và hành động của đối phương mà Việt Nam sẽ linh hoạt xử lý mối quan hệ cũng như cân nhắc phát triển các quan hệ quốc phòng, nhưng sẽ khó có một liên minh quân sự nếu không có những tình huống đặc biệt.

Ngoại giao là lĩnh vực tập trung vào xây dựng các mối quan hệ và thúc đẩy lòng tin giữa các quốc gia, thay vì chỉ là giao dịch đơn thuần vì quyền lực và các toan tính. Thay vì nỗ lực “chia tách” Việt Nam khỏi Trung Quốc, hay buộc quốc gia này phải chọn bên, Mỹ cần tập trung vào việc làm sâu sắc hơn hợp tác an ninh song phương. Việt Nam có những mối quan tâm và phòng vệ chính đáng, chẳng hạn như nâng cao năng lực quốc phòng và giải quyết hoà bình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, Washington nên hỗ trợ Hà Nội dựa trên sự tin tưởng và sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau mà không cần thiết phải nhắm vào bất kỳ đối tượng nào (điển hình như Bắc Kinh). 

Mỹ cũng có thể thúc đẩy các tương tác song phương bằng cách tạo ra không gian rộng mở hơn để Việt Nam tìm kiếm các đảm bảo an ninh. Mỹ cần đưa hợp tác an ninh với Việt Nam vào chiều sâu, ví dụ như thông qua các thỏa thuận dài hạn trong việc bán vũ khí cho Việt Nam và tạo thuận lợi cho các quy tắc mua bán giữa hai quốc gia. Điều này giúp Việt Nam có động lực để lựa chọn mua vũ khí từ Mỹ nhằm củng cố và nâng cao năng lực quốc phòng.

Mặc dù tương lai là khó đoán định, chúng ta có thể hy vọng vào triển vọng hứa hẹn của quan hệ Việt - Mỹ sau khi hai nước đã nâng cấp quan hệ. Những chỉ dấu đã nêu ở trên cho thấy hai nước có nhiều cơ hội làm sâu sắc quan hệ và phát triển hợp tác ở nhiều lĩnh vực tiềm năng và thuộc vào mối quan tâm chung.

Tính “bất biến” trong đường lối ngoại giao của Việt Nam 

Từ một quốc gia bị cô lập về ngoại giao, Việt Nam đã từng bước thoát khỏi thế bao vây, cấm vận, và khẳng định uy tín, vị thế trong khu vực. Việt Nam được đánh giá quốc gia “đóng vai trò ngày càng quan trọng và mang tính xây dựng trên trường quốc tế”. Những dấu ấn của Việt Nam bao gồm tham gia có trách nhiệm, đóng góp tích cựcchủ động đưa ra các sáng kiến, ý tưởng đổi mới, sáng tạo tại các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế. Trong công tác đối ngoại, Việt Nam chú trọng làm sâu sắc quan hệ với các đối tác, đặc biệt là ứng xử khéo léo với hai cường quốc là MỹTrung Quốc. Những thành quả này phần nào xuất phát từ phương châm đối ngoại “dĩ bất biến, ứng vạn biến” mà Việt Nam đang theo đuổi. 

Cái “bất biến” trong đường lối đối ngoại của Việt Nam là “độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, có hiệu quả; giữ vững môi trường hoà bình, ổn định, không ngừng nâng cao vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam”. Đặc biệt, đảm bảo lợi ích quốc gia - dân tộc là mục tiêu tối thượng của Việt Nam. Những nguyên tắc “bất biến” này được Việt Nam kiên trì giữ vững trong bối cảnh tình hình thế giới diễn biến theo chiều hướng phức tạp, đặc biệt là tại các điểm nóng chiến lược ở châu Á - Thái Bình Dương (như bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, Biển Đông). 

Lấy cái “bất biến” làm cốt lõi để ứng phó với cái “vạn biến” trong quan hệ quốc tế, Việt Nam kết hợp giữa kiên trì giữ vững mục tiêu và nguyên tắc của quốc gia với linh hoạt và khéo léo trong sách lược đối ngoại với các cường quốc. Chính sách này cần thiết trong bối cảnh có những tình huống phức tạp và khó lường trong quan hệ giữa Việt Nam với một số đối tác, thậm chí có sự chuyển hóa giữa “đối tác” và “đối tượng” trong cùng một chủ thể. Việc linh hoạt (biết cương nhu đúng thời điểm) sẽ giúp Việt Nam tận dụng cơ hội hợp tác đồng thời bảo vệ các lợi ích của quốc gia.

Với tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Việt Nam theo đuổi sự cân bằng chiến lược trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, nhất là khi mối quan hệ này vẫn mang tính chất của hợp tác và cạnh tranh đan xen. Bởi lẽ, sự cọ xát trong tương tác giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra cơ hội lẫn thách thức cho Việt Nam, buộc Việt Nam phải có sự linh hoạt trong đối ngoại. 

Vượt qua trở ngại và nâng tầm hợp tác

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995, Việt Nam và Mỹ đã gác lại quá khứ và từng bước đạt được những thành công nhất định trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh - quốc phòng, cho đến kinh tế - thương mại. Năm 2013, quan hệ Đối tác toàn diện Việt - Mỹ được xác lập, cho thấy hai quốc gia ưu tiên cho hợp tác ổn định, thực chất và hiệu quả. Năm 2016 đánh dấu cột mốc quan trọng khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama công bố dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, đánh dấu việc chính thức bình thường hóa hoàn toàn quan hệ song phương. Bên cạnh đó, các chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước đã tạo ra những dấu ấn quan trọng và thúc đẩy quan hệ song phương. Cụ thể là những chuyến thăm cấp Nhà nước của các Tổng thống Mỹ như Barack Obama năm 2016, Donald Trump năm 2017, và Joe Biden vào tháng 9 năm nay, cũng như chuyến thăm của các quan chức cấp cao Nhà Trắng tới Việt Nam.

Nhất quán với những nguyên tắc và giá trị cốt lõi, Việt Nam cũng dần thể hiện một đường lối đối ngoại linh hoạt và ứng biến nhanh chóng với thời cuộc. Ngày 10/9 vừa qua, Việt Nam và Mỹ chính thức nâng cấp quan hệ song phương từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược toàn diện” - cấp bậc cao nhất trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam. Việc bỏ qua cấp độ “đối tác chiến lược” để nâng hai bậc lên “đối tác chiến lược toàn diện” (qua đó đưa Mỹ lên ngang tầm với Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, và Hàn Quốc trong thang bậc đối ngoại của Việt Nam), là điều chưa có tiền lệ trong quan hệ ngoại giao của Việt Nam. Diễn tiến này khá ngoạn mục, bởi trước đó Việt Nam được đánh giá là do dự, thậm chí ngần ngại trong việc thắt chặt quan hệ với Mỹ do quan ngại phản ứng từ Trung Quốc.  

Đây là thời điểm thích hợp nhất để đưa quan hệ hai nước lên tầm cao mới. Tính bất định của tình hình chính trị thế giới là yếu tố khó lường và có thể gây nhiều trở ngại nếu Việt Nam vẫn tiếp tục giữ thái độ do dự. Sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới diễn ra vào tháng 11/2024, chính sách của chính quyền mới liệu có những bước ngoặt nào và Việt Nam có còn là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Mỹ hay không là điều khó tiên liệu. 

Ngoài ra, không có đảm bảo rằng Mỹ và Trung Quốc sẽ không xung đột, bởi chiều hướng căng thẳng và cạnh tranh giữa hai quốc gia đang gia tăng. Nếu quan hệ hai bên xấu đi trong tương lai, thì việc Việt Nam “sẵn sàng” nâng cấp quan hệ với Mỹ vào thời điểm đó có thể bị coi là “chọn phe”, vốn là điều không mong muốn và đi ngược với đường lối đối ngoại độc lập mà Việt Nam kiên trì theo đuổi. Do đó, lựa chọn nâng “vượt cấp” trong quan hệ với Mỹ của Hà Nội là quyết định linh hoạt và có phần táo bạo nhưng vẫn đảm bảo tính độc lập, tự chủ trong đường lối đối ngoại và không gây phương hại tới lợi ích quốc gia. 

Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất với kim ngạch thương mại hai chiều đạt 123 tỷ USD năm 2022. Việc nâng cấp quan hệ cho phép Việt Nam hợp tác sâu rộng với Mỹ trên các lĩnh vực hiện có cũng như các lĩnh vực mới đầy triển vọng. Điển hình là hợp tác đầu tư và hỗ trợ của Washington trong ngành công nghiệp bán dẫn, công nghệ và đổi mới sáng tạo, chuyển đổi kỹ thuật số, và chuyển đổi năng lượng. Có thể thấy, phạm vi hợp tác giữa hai nước sau khi nâng cấp quan hệ được mở rộng, Mỹ cũng có thể giúp Việt Nam hội nhập tốt hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Về an ninh - quân sự và quốc phòng, chính sách “bốn không” được xem là nguyên tắc bất biến của Việt Nam. Cụ thể, Việt Nam chủ trương không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Hà Nội sẽ “tự cô lập mình”. Sách trắng Quốc phòng Việt Nam năm 2019 nêu rõ “tùy theo diễn biến của tình hình và trong những điều kiện cụ thể, Việt Nam sẽ cân nhắc phát triển các mối quan hệ quốc phòng, quân sự cần thiết với mức độ thích hợp”. Do đó, tính bất biến không nhất thiết khiến Việt Nam cứng nhắc và bảo thủ trong nhận định cũng như triển khai hành động. Tùy theo tình hình quan hệ quốc tế, cũng như thái độ và hành động của đối phương mà Việt Nam sẽ linh hoạt xử lý mối quan hệ cũng như cân nhắc phát triển các quan hệ quốc phòng, nhưng sẽ khó có một liên minh quân sự nếu không có những tình huống đặc biệt.

Ngoại giao là lĩnh vực tập trung vào xây dựng các mối quan hệ và thúc đẩy lòng tin giữa các quốc gia, thay vì chỉ là giao dịch đơn thuần vì quyền lực và các toan tính. Thay vì nỗ lực “chia tách” Việt Nam khỏi Trung Quốc, hay buộc quốc gia này phải chọn bên, Mỹ cần tập trung vào việc làm sâu sắc hơn hợp tác an ninh song phương. Việt Nam có những mối quan tâm và phòng vệ chính đáng, chẳng hạn như nâng cao năng lực quốc phòng và giải quyết hoà bình tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông phù hợp với luật pháp quốc tế. Theo đó, Washington nên hỗ trợ Hà Nội dựa trên sự tin tưởng và sẵn lòng giúp đỡ lẫn nhau mà không cần thiết phải nhắm vào bất kỳ đối tượng nào (điển hình như Bắc Kinh). 

Mỹ cũng có thể thúc đẩy các tương tác song phương bằng cách tạo ra không gian rộng mở hơn để Việt Nam tìm kiếm các đảm bảo an ninh. Mỹ cần đưa hợp tác an ninh với Việt Nam vào chiều sâu, ví dụ như thông qua các thỏa thuận dài hạn trong việc bán vũ khí cho Việt Nam và tạo thuận lợi cho các quy tắc mua bán giữa hai quốc gia. Điều này giúp Việt Nam có động lực để lựa chọn mua vũ khí từ Mỹ nhằm củng cố và nâng cao năng lực quốc phòng.

Mặc dù tương lai là khó đoán định, chúng ta có thể hy vọng vào triển vọng hứa hẹn của quan hệ Việt - Mỹ sau khi hai nước đã nâng cấp quan hệ. Những chỉ dấu đã nêu ở trên cho thấy hai nước có nhiều cơ hội làm sâu sắc quan hệ và phát triển hợp tác ở nhiều lĩnh vực tiềm năng và thuộc vào mối quan tâm chung.

Từ khoá: quan hệ Việt - Mỹ hợp tác Việt - Mỹ đối tác chiến lược toàn diện chính sách đối ngoại Việt Nam

BÀI LIÊN QUAN