Giới thiệu số tháng 6/2024: "Lằn ranh đỏ: Philippines kháng cự Trung Quốc ở Biển Đông"

Số tháng 6/2024 của VSF với tựa đề “Lằn ranh đỏ: Philippines kháng cự Trung Quốc ở Biển Đông” làm rõ các nguyên nhân dẫn đến căng thẳng hàng hải giữa Trung Quốc và Philippines, cũng như chiến lược kháng cự của Manila đối với Bắc Kinh đến nay.

Ban biên tập VSF 15/07/2024
Image
"Lằn ranh đỏ: Philippines kháng cự Trung Quốc ở Biển Đông" - (C): Vietnam Strategic Forum

Đã hơn một tháng kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có bài phát biểu đầu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-la) diễn ra tại Singapore hôm 31/5.

Tại đây, lần đầu tiên ông Marcos đưa ra điều kiện kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines (MDT) năm 1951. Đó là khi có cái chết của một công dân hoặc quân nhân Philippines do “hành động có chủ đích” (a wilful act) gây ra, bởi điều này tương đương với “một hành động chiến tranh” (an act of war) và đạt đến “lằn ranh đỏ” (red line).

Tuyên bố trên của Tổng thống Marcos đã gửi tín hiệu răn đe mạnh mẽ đến Trung Quốc, trong bối cảnh các vụ va chạm tàu trên Biển Đông giữa hai nước này từ tháng 3 năm nay diễn ra với tần suất ngày càng thường xuyên.

Kể từ khi căng thẳng bùng phát, Manila không chỉ “đơn thương độc mã” ứng phó với Bắc Kinh qua cách tiếp cận “minh bạch hoá” thông tin các vụ va chạm, mà còn tăng cường liên kết quốc phòng với Mỹ và các đồng minh trong khu vực là Nhật Bản và Australia. Cấu trúc an ninh đa phương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ có Philippines là thành viên chính thức - SQUAD, cũng ra đời từ đó.

Vậy tại sao Trung Quốc lại gia tăng căng thẳng với Philippines trên Biển Đông? Và chúng ta có thể thấy gì từ chiến lược kháng cự của Manila đối với Bắc Kinh cho đến thời điểm hiện tại? Tất cả được làm rõ trong số tháng 6/2024 của Vietnam Strategic Forum (VSF) với tựa đề “Lằn ranh đỏ: Philippines kháng cự Trung Quốc ở Biển Đông”.

Đã hơn một tháng kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có bài phát biểu đầu tiên tại Hội nghị Thượng đỉnh An ninh châu Á (Đối thoại Shangri-la) diễn ra tại Singapore hôm 31/5.

Tại đây, lần đầu tiên ông Marcos đưa ra điều kiện kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines (MDT) năm 1951. Đó là khi có cái chết của một công dân hoặc quân nhân Philippines do “hành động có chủ đích” (a wilful act) gây ra, bởi điều này tương đương với “một hành động chiến tranh” (an act of war) và đạt đến “lằn ranh đỏ” (red line).

Tuyên bố trên của Tổng thống Marcos đã gửi tín hiệu răn đe mạnh mẽ đến Trung Quốc, trong bối cảnh các vụ va chạm tàu trên Biển Đông giữa hai nước này từ tháng 3 năm nay diễn ra với tần suất ngày càng thường xuyên.

Kể từ khi căng thẳng bùng phát, Manila không chỉ “đơn thương độc mã” ứng phó với Bắc Kinh qua cách tiếp cận “minh bạch hoá” thông tin các vụ va chạm, mà còn tăng cường liên kết quốc phòng với Mỹ và các đồng minh trong khu vực là Nhật Bản và Australia. Cấu trúc an ninh đa phương Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đầu tiên của Mỹ có Philippines là thành viên chính thức - SQUAD, cũng ra đời từ đó.

Vậy tại sao Trung Quốc lại gia tăng căng thẳng với Philippines trên Biển Đông? Và chúng ta có thể thấy gì từ chiến lược kháng cự của Manila đối với Bắc Kinh cho đến thời điểm hiện tại? Tất cả được làm rõ trong số tháng 6/2024 của Vietnam Strategic Forum (VSF) với tựa đề “Lằn ranh đỏ: Philippines kháng cự Trung Quốc ở Biển Đông”.

Từ khoá: Philippines Trung Quốc Biển Đông lằn ranh đỏ

BÀI LIÊN QUAN