Chính trị - Ngoại giao | Kinh tế   24/11/2023

Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu (IMEC): Hợp tác kinh tế hay toan tính địa chính trị?

Sự ra đời của Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu (IMEC) tại Hội nghị G20 năm nay không chỉ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng khu vực mà còn phục vụ cho những toan tính của Mỹ trong cuộc cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc.

Image
Buổi công bố Hành lang Kinh tế Ấn Độ-Trung Đông-Châu Âu (IMEC) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2023 tại New Delhi - (C): Wikipedia

Lý do Mỹ và đồng minh lựa chọn tuyến đường này?

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ở Ấn Độ vào tháng 9 năm nay, lãnh đạo của Mỹ, Ấn Độ, Saudi Arabia, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc thành lập Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu (India - Middle East - Europe Economic Corridor - IMEC).

Hành lang kinh tế này được phân chia thành hai tuyến riêng biệt: tuyến hành lang phía Đông trải dài từ Ấn Độ đến vùng Vịnh Ba Tư, còn phía Bắc lại nối liền các quốc gia nằm trong khu vực Trung Đông với châu Âu. Dự án này ra đời với mục tiêu thiết lập một mạng lưới vận chuyển hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới “đáng tin cậy và có hiệu quả về mặt chi phí”. IMEC sẽ sử dụng cả tuyến đường sắt và đường thủy, trong đó tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ Ấn Độ tới cảng Jabel Ali của UAE bằng đường thủy, di chuyển xuyên Trung Đông bằng đường sắt và đi từ cảng Hafia (Israel) đến châu Âu bằng đường thủy.

IMEC không chỉ là một dự án giao thông đơn thuần mà còn chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các quốc gia tham gia. Ngoài mạng lưới tuyến đường sắt và tuyến đường thủy, hệ thống cơ sở hạ tầng này cũng kết hợp yếu tố kỹ thuật số như lắp đặt mạng lưới cáp điện, cáp quang và các ống dẫn khí hydro.

Sự xuất hiện của tuyến đường vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ Ấn Độ đến châu Âu sẽ có một số tác động lên tình hình kinh tế khu vực. Với việc “giảm thời gian di chuyển xuống 40%” và chi phí vận chuyển hàng hóa, dự án này sẽ đảm bảo chuỗi cung ứng khu vực, tăng cường logistic, đẩy mạnh hội nhập thương mại và kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Các quốc gia Trung Đông có thể giảm mức độ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Do vậy, dự án này còn được gọi là “cây cầu xanh và kỹ thuật số xuyên qua các lục địa và nền văn minh”.

IMEC cũng được dự đoán sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia Trung Đông trong thương mại toàn cầu. Ngoài ra, sáng kiến này cũng cam kết phát triển bền vững thông qua các nỗ lực giải quyết thách thức kép về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Thông qua sử dụng năng lượng tái tạo trong vận chuyển và chuyển đổi số, hành lang kinh tế này “hứa hẹn” sẽ đóng vai trò then chốt cho quá trình chuyển đổi toàn cầu hướng tới bền vững.

IMEC cũng có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Sự xuất hiện của cơ sở dự án hạ tầng này được xem như phản ứng của Mỹ cùng các đồng minh để đối trọng với Sáng kiến Vành đai - Con Đường (BRI) của Trung Quốc. Không chỉ là một dự án đơn thuần tập trung vào phát triển kinh tế toàn cầu, BRI còn là công cụ giúp Bắc Kinh đạt được các mục tiêu chính trị - ngoại giao. Thông qua mở rộng BRI, Trung Quốc đã gia tăng sự hiện diện và quyền lực của mình tại nhiều khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược, trong đó có Trung Đông và châu Âu.

Những nước Trung Đông tham gia IMEC như UAE và Saudi Arabia cũng là một phần của BRI. Với Trung Quốc, Trung Đông đang giữ vai trò trung tâm trong sáng kiến BRI. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Ả Rập trở nên khăng khít hơn bao giờ hết khi 12 nước Ả Rập trở thành đối tác chiến lược hoặc đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Thậm chí, vào tháng 3 năm nay, Trung Quốc còn làm trung gian hòa giải và khôi phục mối quan hệ ngoại giao giữa Iran với Saudi Arabia. Ngay cả Italy, một thành viên của G7 và là đồng minh truyền thống của Mỹ cũng đã tham gia vào sáng kiến này từ năm 2019 nhằm thu hút các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh Italy đang có sự hoài nghi về EU.

Trước việc Trung Quốc nỗ lực cân bằng quyền lực với Mỹ, Washington đã quyết định thiết kế và dẫn dắt một hành lang kinh tế mới tại lục địa Á - Âu nhằm củng cố vị thế của mình, đặc biệt là ở những nơi mà Bắc Kinh đang dần thay thế sự hiện diện của Washington. Dựa trên mối liên kết giao thương đã hình thành lâu đời trong lịch sử, Mỹ đã xây dựng một vành đai kết nối mới với các đồng minh truyền thống cùng các nước Trung Đông. Qua đó, Mỹ muốn ra sức thắt chặt với các đồng minh châu Âu và gia tăng sự hiện diện của mình tại Trung Đông bằng việc đưa Israel, UAE, Saudi Arabia cùng các quốc gia vùng Vịnh khác đóng vai trò mấu chốt cho hành lang kinh tế này.

Đồng thời, Mỹ cũng ra sức “tách” Ấn Độ ra khỏi tầm ảnh hưởng của những quốc gia cạnh tranh với quốc gia này, cụ thể là Trung Quốc, Nga và Iran. Ấn Độ, Trung Quốc và Nga là ba thành viên của khối BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), khối đa phương tập trung các nền kinh tế lớn mới nổi của thế giới. Tuy nhiên, quan hệ Trung - Ấn đang ngày thêm căng thẳng khi hai nước đang vướng vào các tranh chấp về biên giới và cạnh tranh về ảnh hưởng. Hơn nữa, Ấn Độ và Iran đang có sự bất đồng về dự án cảng Chabahar. Mối quan hệ giữa New Delhi và Tehran vốn bị thách thức bởi sự khắng khít giữa Ấn Độ và Israel, trái với căng thẳng ngoại giao giữa Israel và Iran. Vì thế, đây sẽ là cơ hội thuận lợi để Mỹ có thể bẻ gãy liên kết giữa các quốc gia trong khối BRICS và biến Ấn Độ trở thành mắt xích quan trọng trong chiến lược gia tăng quyền lực của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Vai trò của n Độ trong IMEC và tiềm năng thúc đẩy kinh tế khu vực

Vào tháng 9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đăng tải trên X (trước đây là Twitter), cho rằng IMEC sẽ “vạch ra một hành trình của những khát vọng và ước mơ chung”, nhấn mạnh IMEC có triển vọng trở thành “ngọn hải đăng soi sáng” cho sự hợp tác, đổi mới và tiến bộ. Dự án này có tham vọng tạo một hành lang kinh tế nối liền các khu vực có các nền kinh tế lớn, đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại và ảnh hưởng qua lại về địa chính trị giữa các quốc gia trong dự án và cả các quốc gia lân cận. Thủ tướng Modi còn so sánh IMEC với BRI, tuyến đường thương mại và đồng thời là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Trung Quốc thành lập năm 2013.

Theo dự kiến, tuyến đường vận chuyển trên sẽ giúp “tăng 40% tốc độ trao đổi thương mại và giảm 30% chi phí vận chuyển” từ Ấn Độ đi qua khu vực Trung Đông và biển Địa Trung Hải để đến với lục địa già. Với lợi thế đó, các bên tham gia hy vọng dự án sẽ tạo cơ hội cho họ gia nhập vào thị trường rộng lớn 1,4 tỷ dân của Ấn Độ và các quốc gia vùng vịnh Ả Rập. Ngoài Trung Đông và Nam Á, tuyến đường IMEC có thể liên kết được với khu vực Đông Nam Á, nơi có các quốc gia đang phát triển cùng nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng. Từ đó, Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm của luồng giao thương từ Đông Nam Á đến khu vực Trung Đông và châu Âu, qua đó không chỉ tạo cơ hội để Ấn Độ và Trung Đông tăng tốc phát triển kinh tế, mà còn tạo điều kiện cho châu Âu đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc.

Về tiềm lực kinh tế, nền kinh tế Ấn Độ có GDP là 3,730 nghìn tỷ USD (tháng 10/2023), lớn hơn ba quốc gia thành viên của G7 là Pháp, Italy và Canada. Ngày 10/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế Toàn cầu (WEO) dự báo về khả năng tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng tích cực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), triển vọng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được nâng lên mức 6,3% trong năm 2023-2024.

WB cho biết Ấn Độ vẫn tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với hàng loạt thách thức như lạm phát, suy thoái kinh tế, tâm lý người tiêu dùng. Theo Báo cáo Cập nhật Phát triển Ấn Độ (IDU) vào đầu tháng 10, Ấn Độ vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2022-2023, ở mức 7,2%. Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ cao thứ hai trong số các quốc gia G20 và gần gấp đôi mức trung bình của các nền kinh tế thị trường mới nổi.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF, bà Anne-Marie Gulde-Wolf nhận định rằng Ấn Độ có thể thông qua tiêu dùng, đầu tư và thương mại trở thành “một động cơ kinh tế quan trọng”, có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ấn Độ, với các yếu tố như tiềm năng thị trường, chi phí sản xuất thấp, cải cách kinh doanh và môi trường công nghiệp thuận lợi, sẽ là một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực.

Bên cạnh tiềm năng thúc đẩy kinh tế khu vực, Ấn Độ còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho các quốc gia châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng tại khu vực có nguồn gốc từ chiến tranh Nga - Ukraine. Cụ thể, Ấn Độ đã trở thành quốc gia “trung chuyển” để giải quyết vấn đề này. Trước cuộc chiến, Nga chiếm khoảng 45% nguồn cung dầu và khí đốt cho các nước châu Âu. Song, các nước châu Âu đã giảm mua năng lượng từ Nga trong các năm qua do chiến tranh Nga - Ukraine. Nhằm trừng phạt Nga, EU đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu thô vào tháng 12/2022, và vào tháng 2/2023, đã ban hành lệnh cấm đối với các sản phẩm tinh chế từ dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga vào khu vực này. Để giải quyết khoản lỗ phát sinh do các nước châu Âu giảm nhập khẩu dầu từ Nga, Nga đã chào bán dầu cho các quốc gia thuộc châu Á, châu Phi và Trung Đông, trong đó có Ấn Độ.

Từ đây, Ấn Độ trở thành quốc gia trung chuyển nhiên liệu giữa Nga và châu Âu do khối lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga và xuất khẩu sản phẩm đã lọc sang các nước phương Tây ngày càng tăng. Vào giữa tháng 6, Times of India cho biết, tỷ trọng dầu thô nhập khẩu từ Nga vào Ấn Độ tăng từ 1,7 triệu thùng lên 63,3 triệu thùng kể từ chiến tranh Ukraine. Bên cạnh đó, lượng sản phẩm tinh chế như nhiên liệu máy bay hay dầu diesel xuất khẩu từ Ấn Độ sang các quốc gia châu Âu tăng từ 1,1 triệu thùng (2022) lên 7,4 triệu thùng (4/2023). Ấn Độ trở thành nhà cung cấp nhiên liệu tinh chế lớn nhất cho châu Âu (5/2023) và góp phần giảm bớt gánh nặng cho các nền kinh tế châu Âu.

Dẫu vậy, IMEC báo hiệu khả năng hình thành một trật tự chính trị mới ở châu Á. Với việc IMEC đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông ở Trung Đông nhằm thúc đẩy hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu, liên kết về chính trị và hợp tác kinh tế giữa các bên tham gia trong khu vực cũng được dự báo là có nhiều bước tiến tích cực. Ấn Độ có thể tận dụng cơ hội này để tăng cường ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, Trung Đông và cả châu Âu thông qua thúc đẩy kết nối hoạt động thương mại giữa các quốc gia, đa dạng hóa nguồn cung - cầu các loại hình hàng hóa, thúc đẩy kinh tế khu vực. Đây là tiền đề giúp xoay chuyển trật tự chính trị hiện đang nghiêng về phía Trung Quốc (ở Thái Bình Dương) sang khu vực Trung Đông - Ấn Độ Dương mà Ấn Độ là quốc gia giữ vai trò chủ đạo, giúp cán cân quyền lực ở châu Á cân bằng hơn. 

Phản ứng của Trung Quốc và các nước khác đối với IMEC

Sự “ra đời” của IMEC nhận được nhiều phản ứng khác nhau, từ các bên tham gia cho đến các quốc gia khác. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố: “Đây [IMEC] là một thỏa thuận lớn”. Theo ông, các hành lang kinh tế sẽ góp phần: “giúp khu vực Trung Đông thêm phần bền vững, thịnh vượng và hội nhập”. Ông Biden tin rằng IMEC sẽ mở ra “cơ hội vô tận” cho năng lượng xanh. Tương tự với ông Biden, một số nhà lãnh đạo châu Âu như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng ca ngợi tầm nhìn của IMEC. Bà Leyen nhận định đây là tuyến đường “hiệu quả nhất” giữa Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu. Tổng thống Macron còn hứa hẹn chắc chắn sẽ biến dự định này thành hiện thực và đạt được kết quả “cụ thể”.

Đối với Italy, IMEC đang mở đường cho quốc gia này tìm cách rút lui khỏi BRI. Italy là thành viên G7 đầu tiên và duy nhất tham gia (vào năm 2019) một dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu do Trung Quốc thành lập. Tuy nhiên, chính quyền của Thủ tướng Giorgia Meloni đang xem xét đưa Italy ra khỏi BRI nhưng tránh làm suy giảm quan hệ giữa Rome và Bắc Kinh. Chính quyền Meloni dự định rút khỏi BRI là vì dự án này chưa đáp ứng được kỳ vọng từ phía Italy. Trong thời gian triển khai dự án tại Italy trong giai đoạn 2019-2022, xuất khẩu của Italy sang Trung Quốc chỉ tăng nhẹ từ 14.5 tỷ euro lên 18.5 tỷ euro, trái với sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu Trung Quốc sang Italy (từ 33.5 tỷ euro lên 50.9 tỷ euro). Nguồn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Italy đang suy giảm khi so với nguồn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước châu Âu không tham gia BRI. Với “lợi ích bất tương xứng” mà BRI mang lại cho Italy và Trung Quốc, Thủ tướng Meloni đã ám chỉ việc tham gia BRI là một “sai lầm lớn” và bà sẽ sửa chữa nó bằng cách rút Italy khỏi dự án này. 

Tương tự các nước châu Âu, các quốc gia Trung Đông cũng có thái độ tích cực với IMEC. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đề cao tầm quan trọng của tuyến đường này đối với Ấn Độ, châu Âu và chính đất nước của ông vì nó giúp “cắt giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, an toàn và hiệu quả hơn”. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn nhấn mạnh IMEC là “dự án hợp tác lớn nhất” trong lịch sử của Israel. Các quốc gia Trung Đông giữ vai trò then chốt và trọng tâm cho sự vận hành của IMEC. Đi đôi với việc thúc đẩy nền kinh tế khu vực là việc bình thường hóa các quan hệ kình định tại khu vực Trung Đông, tiêu biểu là giữa Israel và các quốc gia Arab. Không những vậy, các quốc gia vùng Vịnh tin rằng việc tham gia IMEC sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích quốc gia và gia tăng vai trò chiến lược của các nước đó trong bối cảnh các cường quốc bên ngoài đang tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông.

Khác với thái độ ủng hộ của các bên tham gia IMEC, các quốc gia khác lại có phản ứng trái ngược, tiêu biểu là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hoan nghênh việc thành lập các sáng kiến nhằm mục đích thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu, nhưng nhấn mạnh không nên biến nó thành “một con bài trong cạnh tranh địa chính trị”. Trong khi đó, cơ quan truyền thông của Trung Quốc lại coi IMEC như “bản sao” của BRI và chỉ trích Mỹ cùng đồng minh đang “khoe mẽ”. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) còn bình luận IMEC sẽ không thể nào vận hành bền vững như BRI vì thiếu vắng sự tham gia của Trung Quốc, và cho rằng các nước phương Tây chỉ đang tập trung “bá quyền kinh tế” (economic hegemony) thay vì giải quyết các khó khăn về tài chính và cơ sở hạ tầng, trong khi đó, Trung Quốc mới là nhân tố giúp các sáng kiến về cơ sở hạ tầng toàn cầu hoạt động ổn định và lâu dài. Trung Quốc kỳ vọng các nước Trung Đông sẽ nhận ra khiếm khuyết của IMEC và tăng cường hợp tác với Trung Quốc.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng có phản ứng tiêu cực đối với IMEC. Trong tuyến đường IMEC, để vận chuyển hàng hóa từ Trung Đông đến châu Âu và ngược lại, các nước tham gia đã lựa chọn đường thủy nối giữa Israel với Hy Lạp thay vì đi qua Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này khiến vai trò “cầu nối” giữa Đông và Tây của Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, IMEC còn khơi lên căng thẳng trong khu vực Địa Trung Hải khi tuyến đường này đi qua vùng biển tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp (nước tham gia IMEC). Trước tình cảnh đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhấn mạnh tầm quan trọng truyền thống của quốc gia mình, cho rằng không một hành lang kinh tế nào có thể hoạt động mà “thiếu đi Thổ Nhĩ Kỳ” và đe dọa sẽ “chia cắt với EU”.

IMEC sẽ đi về đâu?

Có thể thấy được phản ứng tích cực, sự lạc quan và thái độ sẵn sàng thực hiện của các bên tham gia IMEC. Sẽ cần nhiều yếu tố để đưa dự án đi vào thực tiễn, như nguồn đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng, các bên tham gia đánh giá thực tế về lý do tham gia và khả năng tham gia vào dự án, xây dựng kế hoạch về tổ chức và vận hành, lên ý tưởng về thời gian thực hiện,… Trong đó, yếu tố tài chính là quan trọng nhất và nhận được sự quan tâm của hầu hết các bên tham gia. Theo biên bản ghi nhớ (MoU) của IMEC, nguồn đầu tư của dự án sẽ bao gồm cả khu vực công lẫn tư, đặc biệt IMEC tập trung hướng đến kêu gọi nguồn vốn tư nhân.

Việc thu hút đầu tư từ nhiều bên, bao gồm chính phủ, tổ chức quốc tế và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân, đòi hỏi một khuôn khổ tài chính mạnh mẽ có khả năng kết nối các bên liên quan. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề về kinh tế và tài chính sau đại dịch COVID-19 đã khiến các nhà đầu tư muốn hạn chế tối đa những rủi ro liên quan đến tài chính, buộc các nước tham gia ký kết IMEC phải xây dựng một chiến lược chung phù hợp để thu hút đầu tư và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, việc cân nhắc về khoản đầu tư mà mỗi quốc gia sẽ góp vào để xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông ở khu vực này cũng cần được tính toán kỹ lưỡng vì tiềm lực về kinh tế và lợi ích của các bên tham gia là khác nhau.

Để IMEC hoạt động hiệu quả thì các bên tham gia cần trao đổi và thảo luận cụ thể về thời gian và chi tiết triển khai việc thiết kế, xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông. Trên tờ Vedomosti của Nga, Mikhail Burmistrov, Tổng Giám đốc hãng phân tích Infoline Analytics, đã dự đoán về tiến trình hoạt động của dự án này: “Ngay cả khi không tính đến các rủi ro địa chính trị, cơ sở hạ tầng của IMEC sẽ mất nhiều năm để xây dựng; riêng công việc thiết kế cũng mất ít nhất hai năm”. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ kết nối ba khu vực Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu đặt ra một vài thách thức đối với công tác hậu cần. Việc xây dựng cảng, đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng kết nối khác trên một khu vực địa lý rộng lớn đòi hỏi sự đầu tư, chuyên môn và kế hoạch xây dựng tỉ mỉ để không ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại và vướng vào các khuôn khổ chính trị - pháp lý.

Trong bối cảnh thế giới biến động và IMEC vừa được giới thiệu vào tháng 09, khó có thể dự đoán các tác động chính trị của hành lang kinh tế xuyên lục địa này. Những căng thẳng địa chính trị của các khu vực mà IMEC đi qua như tranh chấp Ấn Độ - Pakistan, lịch sử đối đầu giữa Saudi Arabia và Iran, các cuộc nội chiến đang diễn ra ở SyriaYemen,... là những thách thức an ninh đối với dự án. Gần đây nhất, xung đột giữa Israel và Hamas đang leo thang và trở nên vô cùng phức tạp có thể cản trở việc triển khai IMEC, nhất là khi Israel đang đóng vai trò quan trọng để vận chuyển hàng hóa sang bên kia bờ Địa Trung Hải.

Bất chấp xung đột ở Trung Đông có thể gây khó khăn cho quá trình hợp tác, các bên tham gia IMEC vẫn hướng đến mục tiêu “tăng cường giao thương” tại khu vực này, với hy vọng dự án sẽ thúc đẩy hợp tác và ổn định địa chính trị trong khu vực, đồng thời tăng cường vai trò của các quốc gia Trung Đông.

Ngoài ra, có dự báo cho rằng IMEC có thể thất bại nếu các bên tham gia không triển khai các chính sách hiệu quả. Cụ thể, IMEC có khả năng bị bão hòa trong các dự án xuyên quốc gia khác mà phương Tây đang thực hiện (như sáng kiến Blue Dot Network của Mỹ, Nhật Bản và Australia; chương trình Build Back Better World của Mỹ; chương trình Global Gateway của EU; hay sáng kiến Partnership for Global Infrastructure Investment của G7) để đối trọng lại với BRI. Dự án đòi hỏi sự cam kết và hợp tác bền vững từ các bên tham gia để cùng đối mặt với các thách thức về địa chính trị, an ninh trong khu vực, nguồn đầu tư tài chính và công tác hậu cần.

Dẫu vậy, nếu được thực hiện hiệu quả và hợp lý thay vì quá chú trọng vào các yếu tố cạnh tranh địa chính trị hay đối trọng với BRI, IMEC sẽ có tiềm năng mang lại tăng trưởng kinh tế, tăng cường thương mại và kết nối khu vực, thúc đẩy hợp tác năng lượng và trao đổi văn hóa, từ đó thúc đẩy phát triển kết nối toàn cầu (global connectivity) trong thế kỷ 21. Do đó, các bên tham gia vẫn đang nỗ lực đàm phán hợp tác cùng phát triển và thực hiện dự án nhằm đạt được kết quả như kỳ vọng.

Lý do Mỹ và đồng minh lựa chọn tuyến đường này?

Tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 diễn ra ở Ấn Độ vào tháng 9 năm nay, lãnh đạo của Mỹ, Ấn Độ, Saudi Arabia, Các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), Pháp, Đức và Liên minh châu Âu (EU) đã ký kết biên bản ghi nhớ về việc thành lập Hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - Châu Âu (India - Middle East - Europe Economic Corridor - IMEC).

Hành lang kinh tế này được phân chia thành hai tuyến riêng biệt: tuyến hành lang phía Đông trải dài từ Ấn Độ đến vùng Vịnh Ba Tư, còn phía Bắc lại nối liền các quốc gia nằm trong khu vực Trung Đông với châu Âu. Dự án này ra đời với mục tiêu thiết lập một mạng lưới vận chuyển hàng hóa, dịch vụ xuyên biên giới “đáng tin cậy và có hiệu quả về mặt chi phí”. IMEC sẽ sử dụng cả tuyến đường sắt và đường thủy, trong đó tuyến đường vận chuyển hàng hóa từ Ấn Độ tới cảng Jabel Ali của UAE bằng đường thủy, di chuyển xuyên Trung Đông bằng đường sắt và đi từ cảng Hafia (Israel) đến châu Âu bằng đường thủy.

IMEC không chỉ là một dự án giao thông đơn thuần mà còn chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng giữa các quốc gia tham gia. Ngoài mạng lưới tuyến đường sắt và tuyến đường thủy, hệ thống cơ sở hạ tầng này cũng kết hợp yếu tố kỹ thuật số như lắp đặt mạng lưới cáp điện, cáp quang và các ống dẫn khí hydro.

Sự xuất hiện của tuyến đường vận chuyển hàng hóa trực tiếp từ Ấn Độ đến châu Âu sẽ có một số tác động lên tình hình kinh tế khu vực. Với việc “giảm thời gian di chuyển xuống 40%” và chi phí vận chuyển hàng hóa, dự án này sẽ đảm bảo chuỗi cung ứng khu vực, tăng cường logistic, đẩy mạnh hội nhập thương mại và kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực. Các quốc gia Trung Đông có thể giảm mức độ phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Do vậy, dự án này còn được gọi là “cây cầu xanh và kỹ thuật số xuyên qua các lục địa và nền văn minh”.

IMEC cũng được dự đoán sẽ mang lại lợi ích cho các quốc gia có thu nhập trung bình thấp và góp phần nâng cao vị thế của các quốc gia Trung Đông trong thương mại toàn cầu. Ngoài ra, sáng kiến này cũng cam kết phát triển bền vững thông qua các nỗ lực giải quyết thách thức kép về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường. Thông qua sử dụng năng lượng tái tạo trong vận chuyển và chuyển đổi số, hành lang kinh tế này “hứa hẹn” sẽ đóng vai trò then chốt cho quá trình chuyển đổi toàn cầu hướng tới bền vững.

IMEC cũng có ý nghĩa chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung. Sự xuất hiện của cơ sở dự án hạ tầng này được xem như phản ứng của Mỹ cùng các đồng minh để đối trọng với Sáng kiến Vành đai - Con Đường (BRI) của Trung Quốc. Không chỉ là một dự án đơn thuần tập trung vào phát triển kinh tế toàn cầu, BRI còn là công cụ giúp Bắc Kinh đạt được các mục tiêu chính trị - ngoại giao. Thông qua mở rộng BRI, Trung Quốc đã gia tăng sự hiện diện và quyền lực của mình tại nhiều khu vực có tầm quan trọng địa chiến lược, trong đó có Trung Đông và châu Âu.

Những nước Trung Đông tham gia IMEC như UAE và Saudi Arabia cũng là một phần của BRI. Với Trung Quốc, Trung Đông đang giữ vai trò trung tâm trong sáng kiến BRI. Mối quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia Ả Rập trở nên khăng khít hơn bao giờ hết khi 12 nước Ả Rập trở thành đối tác chiến lược hoặc đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Thậm chí, vào tháng 3 năm nay, Trung Quốc còn làm trung gian hòa giải và khôi phục mối quan hệ ngoại giao giữa Iran với Saudi Arabia. Ngay cả Italy, một thành viên của G7 và là đồng minh truyền thống của Mỹ cũng đã tham gia vào sáng kiến này từ năm 2019 nhằm thu hút các nhà đầu tư đến từ Trung Quốc và xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc trong bối cảnh Italy đang có sự hoài nghi về EU.

Trước việc Trung Quốc nỗ lực cân bằng quyền lực với Mỹ, Washington đã quyết định thiết kế và dẫn dắt một hành lang kinh tế mới tại lục địa Á - Âu nhằm củng cố vị thế của mình, đặc biệt là ở những nơi mà Bắc Kinh đang dần thay thế sự hiện diện của Washington. Dựa trên mối liên kết giao thương đã hình thành lâu đời trong lịch sử, Mỹ đã xây dựng một vành đai kết nối mới với các đồng minh truyền thống cùng các nước Trung Đông. Qua đó, Mỹ muốn ra sức thắt chặt với các đồng minh châu Âu và gia tăng sự hiện diện của mình tại Trung Đông bằng việc đưa Israel, UAE, Saudi Arabia cùng các quốc gia vùng Vịnh khác đóng vai trò mấu chốt cho hành lang kinh tế này.

Đồng thời, Mỹ cũng ra sức “tách” Ấn Độ ra khỏi tầm ảnh hưởng của những quốc gia cạnh tranh với quốc gia này, cụ thể là Trung Quốc, Nga và Iran. Ấn Độ, Trung Quốc và Nga là ba thành viên của khối BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi), khối đa phương tập trung các nền kinh tế lớn mới nổi của thế giới. Tuy nhiên, quan hệ Trung - Ấn đang ngày thêm căng thẳng khi hai nước đang vướng vào các tranh chấp về biên giới và cạnh tranh về ảnh hưởng. Hơn nữa, Ấn Độ và Iran đang có sự bất đồng về dự án cảng Chabahar. Mối quan hệ giữa New Delhi và Tehran vốn bị thách thức bởi sự khắng khít giữa Ấn Độ và Israel, trái với căng thẳng ngoại giao giữa Israel và Iran. Vì thế, đây sẽ là cơ hội thuận lợi để Mỹ có thể bẻ gãy liên kết giữa các quốc gia trong khối BRICS và biến Ấn Độ trở thành mắt xích quan trọng trong chiến lược gia tăng quyền lực của Mỹ ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

Vai trò của n Độ trong IMEC và tiềm năng thúc đẩy kinh tế khu vực

Vào tháng 9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đăng tải trên X (trước đây là Twitter), cho rằng IMEC sẽ “vạch ra một hành trình của những khát vọng và ước mơ chung”, nhấn mạnh IMEC có triển vọng trở thành “ngọn hải đăng soi sáng” cho sự hợp tác, đổi mới và tiến bộ. Dự án này có tham vọng tạo một hành lang kinh tế nối liền các khu vực có các nền kinh tế lớn, đồng thời thúc đẩy quan hệ thương mại và ảnh hưởng qua lại về địa chính trị giữa các quốc gia trong dự án và cả các quốc gia lân cận. Thủ tướng Modi còn so sánh IMEC với BRI, tuyến đường thương mại và đồng thời là chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu do Trung Quốc thành lập năm 2013.

Theo dự kiến, tuyến đường vận chuyển trên sẽ giúp “tăng 40% tốc độ trao đổi thương mại và giảm 30% chi phí vận chuyển” từ Ấn Độ đi qua khu vực Trung Đông và biển Địa Trung Hải để đến với lục địa già. Với lợi thế đó, các bên tham gia hy vọng dự án sẽ tạo cơ hội cho họ gia nhập vào thị trường rộng lớn 1,4 tỷ dân của Ấn Độ và các quốc gia vùng vịnh Ả Rập. Ngoài Trung Đông và Nam Á, tuyến đường IMEC có thể liên kết được với khu vực Đông Nam Á, nơi có các quốc gia đang phát triển cùng nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh chóng. Từ đó, Ấn Độ sẽ trở thành trung tâm của luồng giao thương từ Đông Nam Á đến khu vực Trung Đông và châu Âu, qua đó không chỉ tạo cơ hội để Ấn Độ và Trung Đông tăng tốc phát triển kinh tế, mà còn tạo điều kiện cho châu Âu đa dạng hóa chuỗi cung ứng ngoài Trung Quốc.

Về tiềm lực kinh tế, nền kinh tế Ấn Độ có GDP là 3,730 nghìn tỷ USD (tháng 10/2023), lớn hơn ba quốc gia thành viên của G7 là Pháp, Italy và Canada. Ngày 10/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã công bố báo cáo Triển vọng kinh tế Toàn cầu (WEO) dự báo về khả năng tăng trưởng kinh tế năm 2023 của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là một trong những nền kinh tế có mức tăng trưởng tích cực. Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), triển vọng tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được nâng lên mức 6,3% trong năm 2023-2024.

WB cho biết Ấn Độ vẫn tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh thế giới đối mặt với hàng loạt thách thức như lạm phát, suy thoái kinh tế, tâm lý người tiêu dùng. Theo Báo cáo Cập nhật Phát triển Ấn Độ (IDU) vào đầu tháng 10, Ấn Độ vẫn là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong năm 2022-2023, ở mức 7,2%. Tốc độ tăng trưởng của Ấn Độ cao thứ hai trong số các quốc gia G20 và gần gấp đôi mức trung bình của các nền kinh tế thị trường mới nổi.

Phó Giám đốc phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF, bà Anne-Marie Gulde-Wolf nhận định rằng Ấn Độ có thể thông qua tiêu dùng, đầu tư và thương mại trở thành “một động cơ kinh tế quan trọng”, có khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Ấn Độ, với các yếu tố như tiềm năng thị trường, chi phí sản xuất thấp, cải cách kinh doanh và môi trường công nghiệp thuận lợi, sẽ là một điểm đến đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài khu vực.

Bên cạnh tiềm năng thúc đẩy kinh tế khu vực, Ấn Độ còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nhiên liệu cho các quốc gia châu Âu, đặc biệt trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng tại khu vực có nguồn gốc từ chiến tranh Nga - Ukraine. Cụ thể, Ấn Độ đã trở thành quốc gia “trung chuyển” để giải quyết vấn đề này. Trước cuộc chiến, Nga chiếm khoảng 45% nguồn cung dầu và khí đốt cho các nước châu Âu. Song, các nước châu Âu đã giảm mua năng lượng từ Nga trong các năm qua do chiến tranh Nga - Ukraine. Nhằm trừng phạt Nga, EU đã ban hành lệnh cấm nhập khẩu dầu thô vào tháng 12/2022, và vào tháng 2/2023, đã ban hành lệnh cấm đối với các sản phẩm tinh chế từ dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga vào khu vực này. Để giải quyết khoản lỗ phát sinh do các nước châu Âu giảm nhập khẩu dầu từ Nga, Nga đã chào bán dầu cho các quốc gia thuộc châu Á, châu Phi và Trung Đông, trong đó có Ấn Độ.

Từ đây, Ấn Độ trở thành quốc gia trung chuyển nhiên liệu giữa Nga và châu Âu do khối lượng nhập khẩu dầu thô từ Nga và xuất khẩu sản phẩm đã lọc sang các nước phương Tây ngày càng tăng. Vào giữa tháng 6, Times of India cho biết, tỷ trọng dầu thô nhập khẩu từ Nga vào Ấn Độ tăng từ 1,7 triệu thùng lên 63,3 triệu thùng kể từ chiến tranh Ukraine. Bên cạnh đó, lượng sản phẩm tinh chế như nhiên liệu máy bay hay dầu diesel xuất khẩu từ Ấn Độ sang các quốc gia châu Âu tăng từ 1,1 triệu thùng (2022) lên 7,4 triệu thùng (4/2023). Ấn Độ trở thành nhà cung cấp nhiên liệu tinh chế lớn nhất cho châu Âu (5/2023) và góp phần giảm bớt gánh nặng cho các nền kinh tế châu Âu.

Dẫu vậy, IMEC báo hiệu khả năng hình thành một trật tự chính trị mới ở châu Á. Với việc IMEC đầu tư vào cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông ở Trung Đông nhằm thúc đẩy hành lang kinh tế Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu, liên kết về chính trị và hợp tác kinh tế giữa các bên tham gia trong khu vực cũng được dự báo là có nhiều bước tiến tích cực. Ấn Độ có thể tận dụng cơ hội này để tăng cường ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á, Trung Đông và cả châu Âu thông qua thúc đẩy kết nối hoạt động thương mại giữa các quốc gia, đa dạng hóa nguồn cung - cầu các loại hình hàng hóa, thúc đẩy kinh tế khu vực. Đây là tiền đề giúp xoay chuyển trật tự chính trị hiện đang nghiêng về phía Trung Quốc (ở Thái Bình Dương) sang khu vực Trung Đông - Ấn Độ Dương mà Ấn Độ là quốc gia giữ vai trò chủ đạo, giúp cán cân quyền lực ở châu Á cân bằng hơn. 

Phản ứng của Trung Quốc và các nước khác đối với IMEC

Sự “ra đời” của IMEC nhận được nhiều phản ứng khác nhau, từ các bên tham gia cho đến các quốc gia khác. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố: “Đây [IMEC] là một thỏa thuận lớn”. Theo ông, các hành lang kinh tế sẽ góp phần: “giúp khu vực Trung Đông thêm phần bền vững, thịnh vượng và hội nhập”. Ông Biden tin rằng IMEC sẽ mở ra “cơ hội vô tận” cho năng lượng xanh. Tương tự với ông Biden, một số nhà lãnh đạo châu Âu như Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng ca ngợi tầm nhìn của IMEC. Bà Leyen nhận định đây là tuyến đường “hiệu quả nhất” giữa Ấn Độ, Trung Đông và châu Âu. Tổng thống Macron còn hứa hẹn chắc chắn sẽ biến dự định này thành hiện thực và đạt được kết quả “cụ thể”.

Đối với Italy, IMEC đang mở đường cho quốc gia này tìm cách rút lui khỏi BRI. Italy là thành viên G7 đầu tiên và duy nhất tham gia (vào năm 2019) một dự án cơ sở hạ tầng toàn cầu do Trung Quốc thành lập. Tuy nhiên, chính quyền của Thủ tướng Giorgia Meloni đang xem xét đưa Italy ra khỏi BRI nhưng tránh làm suy giảm quan hệ giữa Rome và Bắc Kinh. Chính quyền Meloni dự định rút khỏi BRI là vì dự án này chưa đáp ứng được kỳ vọng từ phía Italy. Trong thời gian triển khai dự án tại Italy trong giai đoạn 2019-2022, xuất khẩu của Italy sang Trung Quốc chỉ tăng nhẹ từ 14.5 tỷ euro lên 18.5 tỷ euro, trái với sự tăng trưởng mạnh mẽ của xuất khẩu Trung Quốc sang Italy (từ 33.5 tỷ euro lên 50.9 tỷ euro). Nguồn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Italy đang suy giảm khi so với nguồn đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào các nước châu Âu không tham gia BRI. Với “lợi ích bất tương xứng” mà BRI mang lại cho Italy và Trung Quốc, Thủ tướng Meloni đã ám chỉ việc tham gia BRI là một “sai lầm lớn” và bà sẽ sửa chữa nó bằng cách rút Italy khỏi dự án này. 

Tương tự các nước châu Âu, các quốc gia Trung Đông cũng có thái độ tích cực với IMEC. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đề cao tầm quan trọng của tuyến đường này đối với Ấn Độ, châu Âu và chính đất nước của ông vì nó giúp “cắt giảm thời gian, tiết kiệm chi phí, an toàn và hiệu quả hơn”. Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu còn nhấn mạnh IMEC là “dự án hợp tác lớn nhất” trong lịch sử của Israel. Các quốc gia Trung Đông giữ vai trò then chốt và trọng tâm cho sự vận hành của IMEC. Đi đôi với việc thúc đẩy nền kinh tế khu vực là việc bình thường hóa các quan hệ kình định tại khu vực Trung Đông, tiêu biểu là giữa Israel và các quốc gia Arab. Không những vậy, các quốc gia vùng Vịnh tin rằng việc tham gia IMEC sẽ giúp tối ưu hóa lợi ích quốc gia và gia tăng vai trò chiến lược của các nước đó trong bối cảnh các cường quốc bên ngoài đang tranh giành ảnh hưởng ở khu vực Trung Đông.

Khác với thái độ ủng hộ của các bên tham gia IMEC, các quốc gia khác lại có phản ứng trái ngược, tiêu biểu là Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc hoan nghênh việc thành lập các sáng kiến nhằm mục đích thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng toàn cầu, nhưng nhấn mạnh không nên biến nó thành “một con bài trong cạnh tranh địa chính trị”. Trong khi đó, cơ quan truyền thông của Trung Quốc lại coi IMEC như “bản sao” của BRI và chỉ trích Mỹ cùng đồng minh đang “khoe mẽ”. Tờ Hoàn cầu Thời báo (Global Times) còn bình luận IMEC sẽ không thể nào vận hành bền vững như BRI vì thiếu vắng sự tham gia của Trung Quốc, và cho rằng các nước phương Tây chỉ đang tập trung “bá quyền kinh tế” (economic hegemony) thay vì giải quyết các khó khăn về tài chính và cơ sở hạ tầng, trong khi đó, Trung Quốc mới là nhân tố giúp các sáng kiến về cơ sở hạ tầng toàn cầu hoạt động ổn định và lâu dài. Trung Quốc kỳ vọng các nước Trung Đông sẽ nhận ra khiếm khuyết của IMEC và tăng cường hợp tác với Trung Quốc.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng có phản ứng tiêu cực đối với IMEC. Trong tuyến đường IMEC, để vận chuyển hàng hóa từ Trung Đông đến châu Âu và ngược lại, các nước tham gia đã lựa chọn đường thủy nối giữa Israel với Hy Lạp thay vì đi qua Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này khiến vai trò “cầu nối” giữa Đông và Tây của Thổ Nhĩ Kỳ bị ảnh hưởng. Ngoài ra, IMEC còn khơi lên căng thẳng trong khu vực Địa Trung Hải khi tuyến đường này đi qua vùng biển tranh chấp giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp (nước tham gia IMEC). Trước tình cảnh đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã nhấn mạnh tầm quan trọng truyền thống của quốc gia mình, cho rằng không một hành lang kinh tế nào có thể hoạt động mà “thiếu đi Thổ Nhĩ Kỳ” và đe dọa sẽ “chia cắt với EU”.

IMEC sẽ đi về đâu?

Có thể thấy được phản ứng tích cực, sự lạc quan và thái độ sẵn sàng thực hiện của các bên tham gia IMEC. Sẽ cần nhiều yếu tố để đưa dự án đi vào thực tiễn, như nguồn đầu tư lớn vào phát triển cơ sở hạ tầng, các bên tham gia đánh giá thực tế về lý do tham gia và khả năng tham gia vào dự án, xây dựng kế hoạch về tổ chức và vận hành, lên ý tưởng về thời gian thực hiện,… Trong đó, yếu tố tài chính là quan trọng nhất và nhận được sự quan tâm của hầu hết các bên tham gia. Theo biên bản ghi nhớ (MoU) của IMEC, nguồn đầu tư của dự án sẽ bao gồm cả khu vực công lẫn tư, đặc biệt IMEC tập trung hướng đến kêu gọi nguồn vốn tư nhân.

Việc thu hút đầu tư từ nhiều bên, bao gồm chính phủ, tổ chức quốc tế và các tổ chức thuộc khu vực tư nhân, đòi hỏi một khuôn khổ tài chính mạnh mẽ có khả năng kết nối các bên liên quan. Tuy nhiên, hậu quả nặng nề về kinh tế và tài chính sau đại dịch COVID-19 đã khiến các nhà đầu tư muốn hạn chế tối đa những rủi ro liên quan đến tài chính, buộc các nước tham gia ký kết IMEC phải xây dựng một chiến lược chung phù hợp để thu hút đầu tư và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia. Bên cạnh đó, việc cân nhắc về khoản đầu tư mà mỗi quốc gia sẽ góp vào để xây dựng cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông ở khu vực này cũng cần được tính toán kỹ lưỡng vì tiềm lực về kinh tế và lợi ích của các bên tham gia là khác nhau.

Để IMEC hoạt động hiệu quả thì các bên tham gia cần trao đổi và thảo luận cụ thể về thời gian và chi tiết triển khai việc thiết kế, xây dựng và hoàn thành cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông. Trên tờ Vedomosti của Nga, Mikhail Burmistrov, Tổng Giám đốc hãng phân tích Infoline Analytics, đã dự đoán về tiến trình hoạt động của dự án này: “Ngay cả khi không tính đến các rủi ro địa chính trị, cơ sở hạ tầng của IMEC sẽ mất nhiều năm để xây dựng; riêng công việc thiết kế cũng mất ít nhất hai năm”. Hệ thống giao thông và cơ sở hạ tầng dự kiến sẽ kết nối ba khu vực Ấn Độ - Trung Đông - châu Âu đặt ra một vài thách thức đối với công tác hậu cần. Việc xây dựng cảng, đường bộ, đường sắt và cơ sở hạ tầng kết nối khác trên một khu vực địa lý rộng lớn đòi hỏi sự đầu tư, chuyên môn và kế hoạch xây dựng tỉ mỉ để không ảnh hưởng đến dòng chảy thương mại và vướng vào các khuôn khổ chính trị - pháp lý.

Trong bối cảnh thế giới biến động và IMEC vừa được giới thiệu vào tháng 09, khó có thể dự đoán các tác động chính trị của hành lang kinh tế xuyên lục địa này. Những căng thẳng địa chính trị của các khu vực mà IMEC đi qua như tranh chấp Ấn Độ - Pakistan, lịch sử đối đầu giữa Saudi Arabia và Iran, các cuộc nội chiến đang diễn ra ở SyriaYemen,... là những thách thức an ninh đối với dự án. Gần đây nhất, xung đột giữa Israel và Hamas đang leo thang và trở nên vô cùng phức tạp có thể cản trở việc triển khai IMEC, nhất là khi Israel đang đóng vai trò quan trọng để vận chuyển hàng hóa sang bên kia bờ Địa Trung Hải.

Bất chấp xung đột ở Trung Đông có thể gây khó khăn cho quá trình hợp tác, các bên tham gia IMEC vẫn hướng đến mục tiêu “tăng cường giao thương” tại khu vực này, với hy vọng dự án sẽ thúc đẩy hợp tác và ổn định địa chính trị trong khu vực, đồng thời tăng cường vai trò của các quốc gia Trung Đông.

Ngoài ra, có dự báo cho rằng IMEC có thể thất bại nếu các bên tham gia không triển khai các chính sách hiệu quả. Cụ thể, IMEC có khả năng bị bão hòa trong các dự án xuyên quốc gia khác mà phương Tây đang thực hiện (như sáng kiến Blue Dot Network của Mỹ, Nhật Bản và Australia; chương trình Build Back Better World của Mỹ; chương trình Global Gateway của EU; hay sáng kiến Partnership for Global Infrastructure Investment của G7) để đối trọng lại với BRI. Dự án đòi hỏi sự cam kết và hợp tác bền vững từ các bên tham gia để cùng đối mặt với các thách thức về địa chính trị, an ninh trong khu vực, nguồn đầu tư tài chính và công tác hậu cần.

Dẫu vậy, nếu được thực hiện hiệu quả và hợp lý thay vì quá chú trọng vào các yếu tố cạnh tranh địa chính trị hay đối trọng với BRI, IMEC sẽ có tiềm năng mang lại tăng trưởng kinh tế, tăng cường thương mại và kết nối khu vực, thúc đẩy hợp tác năng lượng và trao đổi văn hóa, từ đó thúc đẩy phát triển kết nối toàn cầu (global connectivity) trong thế kỷ 21. Do đó, các bên tham gia vẫn đang nỗ lực đàm phán hợp tác cùng phát triển và thực hiện dự án nhằm đạt được kết quả như kỳ vọng.

Từ khoá: IMEC hành lang kinh tế châu Âu Ấn Độ Trung Đông Mỹ

BÀI LIÊN QUAN