Chính trị - Ngoại giao   12/05/2023

Hậu đảo chính Myanmar, liệu “ngoại giao hòa giải” của Việt Nam có bị “lu mờ”?

Bạo lực tại Myanmar ngày càng leo thang sau khi quân đội nước này lật đổ chính quyền dân chủ vừa mới đắc cử. Với vai trò gia tăng trong ASEAN, liệu Việt Nam có thể phát huy “ngoại giao hòa giải” để tìm kiếm giải pháp hoà bình cho Myanmar?

Minh Hy

12/05/2023
Image
Đại sứ Đặng Hoàng Giang phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 16/3/2023 - (C): MOFA

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011), Việt Nam đã khẳng định mục tiêu “mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế… nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) lần một (nhiệm kỳ 2008 - 2009), và Chủ tịch ASEAN 2010. Tháng 1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong bối cảnh lần thứ hai trúng cử Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ và hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam tái khẳng định cam kết tiếp tục “đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới và khu vực”. 

Trước đó, Việt Nam đã triển khai “ngoại giao hòa giải” (mediation diplomacy) nhằm thúc đẩy an ninh và hoà bình ở các “điểm nóng”. Cụ thể, Việt Nam nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực leo thang trong xung đột Palestine - Israel, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, bảo vệ thường dân, tập trung vào đối thoại và đàm phán để chấm dứt bạo lực. Việt Nam nhất quán ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine và giải pháp hai nhà nước. Từ năm 2014, Việt Nam tích cực tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và trụ sở LHQ. 

Năm 2019, Hà Nội được chọn là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai. Các bên không ra được tuyên bố chung, nhưng đây không thể xem là một thất bại ngoại giao của Hà Nội. Việt Nam đã cho thế giới thấy khả năng tổ chức hội nghị cấp cao trong một thời gian ngắn với độ an toàn cao, hiệu quả và thân thiện. Cuộc gặp Thượng đỉnh Trump - Kim là minh chứng rõ nét cho việc Hà Nội nỗ lực thể hiện trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế, vì hòa bình và phát triển. Qua đó, vai trò “trung gian hòa giải” của Việt Nam cũng được chú ý.

Tuy nhiên, Việt Nam dường như đang tự làm “lu mờ” các nỗ lực ngoại giao hòa giải trước đó. Và hình ảnh Việt Nam như một quốc gia tự tin, tích cực thể hiện vai trò và đóng góp tìm kiếm các giải pháp cũng bị đặt câu hỏi. So với các quốc gia Đông Nam Á khác, các động thái của Việt Nam trong vấn đề Myanmar là khá mờ nhạt.  

Đảo chính Myanmar: “Bước chùn” trong “ngoại giao hòa giải” của Việt Nam? 

Vào ngày 1/2/2021, cuộc đảo chính xảy ra tại Myanmar. Quân đội nước này dưới sự kiểm soát của Thống tướng Min Aung Hlaing đã lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Từ sau đảo chính, Myanmar lún sâu vào hỗn loạn. Người dân Myanmar tổ chức các cuộc đình công, biểu tình gần như hàng ngày để phản đối cuộc đảo chính, kêu gọi khôi phục nền dân chủ. Ngược lại, ngoài việc bắt giữ các quan chức của chính quyền dân sự, quân đội Myanmar còn sử dụng vũ lựccác biện pháp đàn áp để dập tắt các lực lượng bất đồng chính kiến, thậm chí còn đốt phá và giết hại dân thường

Những việc này gây ra khủng hoảng về nhân quyền với tính chất trầm trọng kéo dài. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), tính đến đầu năm 2023, hơn 2.900 người bao gồm các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và dân thường đã bị giết hại, và hơn 13.000 người hiện bị giam giữ. Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của LHQ ước tính có tổng cộng 17,6 triệu người ở Myanmar, trong đó một phần ba là trẻ em, đang rất cần hỗ trợ nhân đạo trong năm 2023. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), chính quyền quân sự đã cố tình ngăn chặn hỗ trợ nhân đạo đến hàng triệu người dân Myanmar, như một hình thức trừng phạt tập thể.

Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ các hành động vi phạm nhân quyền của quân đội Myanmar. Vào tháng 12/2022, Nghị quyết 2669 (Resolution 2669) mang tính bước ngoặt của HĐBA LHQ về Myanmar đã lên án các vi phạm nhân quyền của quân đội nước này. Elaine Pearson, Giám đốc châu Á của Tổ chức HRW, cho biết “nghị quyết sẽ mang lại sự giám sát mới đối với những hành động tàn bạo hàng ngày của chính quyền quân sự, và công nhận những nỗ lực dũng cảm của người dân Myanmar hướng tới dân chủ và tự do”. Mỹ, Canada, Anh, EU, và Australia cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Myanmar.

Dù cùng là thành viên ASEAN với Myanmar, Việt Nam đã hành động khá mờ nhạt và không để lại dấu ấn rõ rệt trong các nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Myanmar. 

Trước cuộc đảo chính, quan hệ Việt Nam - Myanmar đạt những thành tựu nhất định. Năm 2017, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Hợp tác Toàn diện. Hai quốc gia cũng chú trọng hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng. Hà Nội và Naypyidaw phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và LHQ. Cả hai cũng trao đổi và chia sẻ quan điểm trong các vấn đề khu vực và quốc tế, như căng thẳng Biển Đông và quan hệ với các nước lớn. Giữa lúc đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế để giúp Myanmar chống dịch.

Hậu đảo chính, Việt Nam không thể hiện quan điểm cứng rắn đối với chính quyền quân sự Myanmar, “né tránh” vấn đề liên quan đến tính chính danh và các cuộc đàn áp nhắm vào dân thường của quân đội Myanmar. Việt Nam (cùng với Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ) đã phản đối những ngôn từ lên án việc quân đội tiếp quản là “một cuộc đảo chính và đe dọa”. Các kêu gọi ngoại giao giải quyết bạo lực của Việt Nam cũng chỉ nổi bật trong thời gian đầu. 

Cụ thể, Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực cũng như các hành vi vi phạm nhân quyền của quân đội Myanmar. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết bất đồng thông qua đàm phán, và đối thoại hòa bình. Gần đây nhất, Việt Nam bắt đầu tích cực trở lại khi thúc đẩy đối thoại để tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng Myanmar. Tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ khóa 77 (3/2023), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, tiếp tục bày tỏ quan ngại về các cuộc xung đột và khủng hoảng nhân đạo trầm trọng tại Myanmar. Đồng thời, Việt Nam ủng hộ việc phối hợp chặt chẽ với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, tìm kiếm các giải pháp hòa bình và bền vững. 

Hơn hai năm kể từ ngày diễn ra chính biến tại Myanmar, không khó để nhận thấy sự ngắt quãng trong các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không có những đóng góp đáng kể để góp phần chấm dứt bạo lực.

Trước đó, Việt Nam không chỉ trích, và thậm chí “phớt lờ” các hành vi của chính quyền Myanmar về vấn đề “thanh lọc sắc tộc” người Rohingya năm 2017. Đây là khoảng thời gian diễn ra các thỏa thuận nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Hợp tác Toàn diện. Việt Nam có thể ngưng các cuộc đàm phán và gây áp lực lên chính quyền Myanmar, nhưng Hà Nội đã không làm chuyện đó. 

Tuy đề cao đối thoại, hòa giải, hợp tác và xây dựng lòng tin, nhấn mạnh phối hợp với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, nhưng phản ứng của Việt Nam vẫn chưa nổi bật. Trong khi đó, một số quốc gia thành viên của ASEAN, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, và Singapore, đã cứng rắn trong quan điểm đối với chính quyền quân sự và thúc đẩy các nỗ lực giải quyết khủng hoảng Myanmar. 

Giải pháp nào giúp Việt Nam cứu vãn hình ảnh “trung gian hòa giải” trong vấn đề Myanmar?

Trong vấn đề Myanmar, việc tôn trọng nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” được Việt Nam thực thi rất tốt. Tuy nhiên, thái độ không cứng rắn đối với quân đội Myanmar (liên quan đến các cuộc bạo lực, đàn áp dân thường và người Rohingya) có thể bị chỉ trích và được hiểu là Việt Nam ủng hộ và tiến tới quan hệ “gần gũi” với chính quyền quân sự của Min Aung Hlaing. Điều này có thể làm suy yếu vị thế và vai trò của Việt Nam trong ASEAN, thậm chí là trên trường quốc tế.

Việt Nam có thể không cấm vận và áp đặt các lệnh trừng phạt lên Myanmar như các quốc gia phương Tây, nhưng Hà Nội cần mạnh mẽ, dứt khoát hơn trong việc chỉ trích chính quyền quân sự Myanmar và các hành vi tàn bạo mà họ đã gây ra kể từ đảo chính. Việt Nam nên phối hợp chặt chẽ với ASEAN thông qua các hành động thiết thực trong việc gây áp lực lên Myanmar, buộc chính quyền quân sự chấm dứt bạo lực - yêu cầu đầu tiên trong Nguyên tắc Đồng thuận 5 điểm (Five-Point Consensus) của ASEAN về vấn đề Myanmar. 

Bên cạnh đó, Việt Nam nên phối hợp với Indonesia - Chủ tịch ASEAN 2023, để đề xuất thời hạn cuối cùng cho chính quyền quân sự trong việc đáp ứng các cam kết của “Đồng thuận 5 điểm”. Thứ nhất, yêu cầu chấm dứt bạo lực và tất cả các bên liên quan phải hết sức kiềm chế. Thứ hai, thúc đẩy tiến hành đối thoại mang tính xây dựng nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, vì lợi ích của người dân. Thứ ba, cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian hòa giải của tiến trình đối thoại, với sự hỗ trợ của Tổng Thư ký ASEAN. Thứ tư, cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar thông qua Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA Centre). Thứ năm, đặc phái viên và phái đoàn sẽ thăm Myanmar để gặp gỡ với tất cả các bên liên quan. Nếu không hành động theo đồng thuận, các quốc gia ASEAN cần kết hợp với chính phủ khác và LHQ để buộc chính quyền quân sự Myanmar chịu trách nhiệm về những hành vi lạm dụng quyền lực của mình. 

Ngoài ra, Việt Nam cần đóng vai trò lớn hơn trong thúc đẩy đối thoại, đàm phán giữa các lực lượng liên quan để tìm kiếm các giải pháp hòa bình, và đặc biệt tiến hành bầu cử như dự kiến vào tháng 8 năm nay (sau khi quân đội Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm sáu tháng kể từ tháng 2). 

Một hướng đi táo bạo mà Việt Nam có thể nghĩ tới, nhưng cần rất nhiều bản lĩnh, là trở thành “cầu nối” (trung gian hòa giải) cho đàm phán tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Myanmar, như nước này đã từng làm trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Điều này sẽ phần nào giúp giảm bớt gánh nặng cho Indonesia khi tổ chức các cuộc họp cấp cao, hội nghị thượng đỉnh trong khuôn khổ ASEAN. 

Việt Nam có thể tiếp tục nâng cao vị thế như quốc gia đóng vai trò tích cực, kịp thời trong các vấn đề khu vực và quốc tế? Liệu Việt Nam có theo đuổi “ngoại giao hòa giải” trong vấn đề Myanmar? Những câu hỏi này cần thời gian để có câu trả lời đầy đủ. Cho đến lúc đó, vấn đề Myanmar tiếp tục là thách thức cho “ngoại giao hòa giải” của Việt Nam.

Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2011), Việt Nam đã khẳng định mục tiêu “mở rộng hoạt động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế… nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”. Tuyên bố này được đưa ra sau khi Việt Nam đảm nhận thành công vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) Liên Hợp Quốc (LHQ) lần một (nhiệm kỳ 2008 - 2009), và Chủ tịch ASEAN 2010. Tháng 1/2021, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, trong bối cảnh lần thứ hai trúng cử Uỷ viên không thường trực HĐBA LHQ và hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam tái khẳng định cam kết tiếp tục “đóng góp tích cực, có trách nhiệm cho hòa bình, hợp tác, phát triển của thế giới và khu vực”. 

Trước đó, Việt Nam đã triển khai “ngoại giao hòa giải” (mediation diplomacy) nhằm thúc đẩy an ninh và hoà bình ở các “điểm nóng”. Cụ thể, Việt Nam nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng bạo lực leo thang trong xung đột Palestine - Israel, kêu gọi các bên liên quan kiềm chế tối đa, bảo vệ thường dân, tập trung vào đối thoại và đàm phán để chấm dứt bạo lực. Việt Nam nhất quán ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Palestine và giải pháp hai nhà nước. Từ năm 2014, Việt Nam tích cực tham gia hoạt động giữ gìn hòa bình LHQ tại Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi, khu vực Abyei và trụ sở LHQ. 

Năm 2019, Hà Nội được chọn là nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên lần hai. Các bên không ra được tuyên bố chung, nhưng đây không thể xem là một thất bại ngoại giao của Hà Nội. Việt Nam đã cho thế giới thấy khả năng tổ chức hội nghị cấp cao trong một thời gian ngắn với độ an toàn cao, hiệu quả và thân thiện. Cuộc gặp Thượng đỉnh Trump - Kim là minh chứng rõ nét cho việc Hà Nội nỗ lực thể hiện trách nhiệm trong các vấn đề quốc tế, vì hòa bình và phát triển. Qua đó, vai trò “trung gian hòa giải” của Việt Nam cũng được chú ý.

Tuy nhiên, Việt Nam dường như đang tự làm “lu mờ” các nỗ lực ngoại giao hòa giải trước đó. Và hình ảnh Việt Nam như một quốc gia tự tin, tích cực thể hiện vai trò và đóng góp tìm kiếm các giải pháp cũng bị đặt câu hỏi. So với các quốc gia Đông Nam Á khác, các động thái của Việt Nam trong vấn đề Myanmar là khá mờ nhạt.  

Đảo chính Myanmar: “Bước chùn” trong “ngoại giao hòa giải” của Việt Nam? 

Vào ngày 1/2/2021, cuộc đảo chính xảy ra tại Myanmar. Quân đội nước này dưới sự kiểm soát của Thống tướng Min Aung Hlaing đã lật đổ chính quyền dân sự của bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vừa chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020. Từ sau đảo chính, Myanmar lún sâu vào hỗn loạn. Người dân Myanmar tổ chức các cuộc đình công, biểu tình gần như hàng ngày để phản đối cuộc đảo chính, kêu gọi khôi phục nền dân chủ. Ngược lại, ngoài việc bắt giữ các quan chức của chính quyền dân sự, quân đội Myanmar còn sử dụng vũ lựccác biện pháp đàn áp để dập tắt các lực lượng bất đồng chính kiến, thậm chí còn đốt phá và giết hại dân thường

Những việc này gây ra khủng hoảng về nhân quyền với tính chất trầm trọng kéo dài. Theo Hiệp hội Hỗ trợ Tù nhân Chính trị (AAPP), tính đến đầu năm 2023, hơn 2.900 người bao gồm các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ và dân thường đã bị giết hại, và hơn 13.000 người hiện bị giam giữ. Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo (OCHA) của LHQ ước tính có tổng cộng 17,6 triệu người ở Myanmar, trong đó một phần ba là trẻ em, đang rất cần hỗ trợ nhân đạo trong năm 2023. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), chính quyền quân sự đã cố tình ngăn chặn hỗ trợ nhân đạo đến hàng triệu người dân Myanmar, như một hình thức trừng phạt tập thể.

Cộng đồng quốc tế đã lên án mạnh mẽ các hành động vi phạm nhân quyền của quân đội Myanmar. Vào tháng 12/2022, Nghị quyết 2669 (Resolution 2669) mang tính bước ngoặt của HĐBA LHQ về Myanmar đã lên án các vi phạm nhân quyền của quân đội nước này. Elaine Pearson, Giám đốc châu Á của Tổ chức HRW, cho biết “nghị quyết sẽ mang lại sự giám sát mới đối với những hành động tàn bạo hàng ngày của chính quyền quân sự, và công nhận những nỗ lực dũng cảm của người dân Myanmar hướng tới dân chủ và tự do”. Mỹ, Canada, Anh, EU, và Australia cũng áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Myanmar.

Dù cùng là thành viên ASEAN với Myanmar, Việt Nam đã hành động khá mờ nhạt và không để lại dấu ấn rõ rệt trong các nỗ lực thúc đẩy tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Myanmar. 

Trước cuộc đảo chính, quan hệ Việt Nam - Myanmar đạt những thành tựu nhất định. Năm 2017, hai nước đã nâng cấp quan hệ lên Đối tác Hợp tác Toàn diện. Hai quốc gia cũng chú trọng hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực chính trị - ngoại giao, kinh tế, an ninh - quốc phòng. Hà Nội và Naypyidaw phối hợp và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là trong khuôn khổ ASEAN và LHQ. Cả hai cũng trao đổi và chia sẻ quan điểm trong các vấn đề khu vực và quốc tế, như căng thẳng Biển Đông và quan hệ với các nước lớn. Giữa lúc đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Việt Nam hỗ trợ vật tư, thiết bị y tế để giúp Myanmar chống dịch.

Hậu đảo chính, Việt Nam không thể hiện quan điểm cứng rắn đối với chính quyền quân sự Myanmar, “né tránh” vấn đề liên quan đến tính chính danh và các cuộc đàn áp nhắm vào dân thường của quân đội Myanmar. Việt Nam (cùng với Trung Quốc, Nga, và Ấn Độ) đã phản đối những ngôn từ lên án việc quân đội tiếp quản là “một cuộc đảo chính và đe dọa”. Các kêu gọi ngoại giao giải quyết bạo lực của Việt Nam cũng chỉ nổi bật trong thời gian đầu. 

Cụ thể, Việt Nam đã bày tỏ quan ngại về tình trạng bạo lực cũng như các hành vi vi phạm nhân quyền của quân đội Myanmar. Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế, không sử dụng vũ lực, giải quyết bất đồng thông qua đàm phán, và đối thoại hòa bình. Gần đây nhất, Việt Nam bắt đầu tích cực trở lại khi thúc đẩy đối thoại để tìm kiếm giải pháp cho khủng hoảng Myanmar. Tại phiên họp của Đại hội đồng LHQ khóa 77 (3/2023), Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, tiếp tục bày tỏ quan ngại về các cuộc xung đột và khủng hoảng nhân đạo trầm trọng tại Myanmar. Đồng thời, Việt Nam ủng hộ việc phối hợp chặt chẽ với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ Myanmar vượt qua khó khăn, tìm kiếm các giải pháp hòa bình và bền vững. 

Hơn hai năm kể từ ngày diễn ra chính biến tại Myanmar, không khó để nhận thấy sự ngắt quãng trong các nỗ lực ngoại giao của Việt Nam. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng không có những đóng góp đáng kể để góp phần chấm dứt bạo lực.

Trước đó, Việt Nam không chỉ trích, và thậm chí “phớt lờ” các hành vi của chính quyền Myanmar về vấn đề “thanh lọc sắc tộc” người Rohingya năm 2017. Đây là khoảng thời gian diễn ra các thỏa thuận nâng cấp quan hệ hai nước lên Đối tác Hợp tác Toàn diện. Việt Nam có thể ngưng các cuộc đàm phán và gây áp lực lên chính quyền Myanmar, nhưng Hà Nội đã không làm chuyện đó. 

Tuy đề cao đối thoại, hòa giải, hợp tác và xây dựng lòng tin, nhấn mạnh phối hợp với ASEAN và cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhân đạo cho Myanmar, nhưng phản ứng của Việt Nam vẫn chưa nổi bật. Trong khi đó, một số quốc gia thành viên của ASEAN, như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, và Singapore, đã cứng rắn trong quan điểm đối với chính quyền quân sự và thúc đẩy các nỗ lực giải quyết khủng hoảng Myanmar. 

Giải pháp nào giúp Việt Nam cứu vãn hình ảnh “trung gian hòa giải” trong vấn đề Myanmar?

Trong vấn đề Myanmar, việc tôn trọng nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau” được Việt Nam thực thi rất tốt. Tuy nhiên, thái độ không cứng rắn đối với quân đội Myanmar (liên quan đến các cuộc bạo lực, đàn áp dân thường và người Rohingya) có thể bị chỉ trích và được hiểu là Việt Nam ủng hộ và tiến tới quan hệ “gần gũi” với chính quyền quân sự của Min Aung Hlaing. Điều này có thể làm suy yếu vị thế và vai trò của Việt Nam trong ASEAN, thậm chí là trên trường quốc tế.

Việt Nam có thể không cấm vận và áp đặt các lệnh trừng phạt lên Myanmar như các quốc gia phương Tây, nhưng Hà Nội cần mạnh mẽ, dứt khoát hơn trong việc chỉ trích chính quyền quân sự Myanmar và các hành vi tàn bạo mà họ đã gây ra kể từ đảo chính. Việt Nam nên phối hợp chặt chẽ với ASEAN thông qua các hành động thiết thực trong việc gây áp lực lên Myanmar, buộc chính quyền quân sự chấm dứt bạo lực - yêu cầu đầu tiên trong Nguyên tắc Đồng thuận 5 điểm (Five-Point Consensus) của ASEAN về vấn đề Myanmar. 

Bên cạnh đó, Việt Nam nên phối hợp với Indonesia - Chủ tịch ASEAN 2023, để đề xuất thời hạn cuối cùng cho chính quyền quân sự trong việc đáp ứng các cam kết của “Đồng thuận 5 điểm”. Thứ nhất, yêu cầu chấm dứt bạo lực và tất cả các bên liên quan phải hết sức kiềm chế. Thứ hai, thúc đẩy tiến hành đối thoại mang tính xây dựng nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình, vì lợi ích của người dân. Thứ ba, cử đặc phái viên của Chủ tịch ASEAN làm trung gian hòa giải của tiến trình đối thoại, với sự hỗ trợ của Tổng Thư ký ASEAN. Thứ tư, cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho người dân Myanmar thông qua Trung tâm Điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong quản lý thiên tai (AHA Centre). Thứ năm, đặc phái viên và phái đoàn sẽ thăm Myanmar để gặp gỡ với tất cả các bên liên quan. Nếu không hành động theo đồng thuận, các quốc gia ASEAN cần kết hợp với chính phủ khác và LHQ để buộc chính quyền quân sự Myanmar chịu trách nhiệm về những hành vi lạm dụng quyền lực của mình. 

Ngoài ra, Việt Nam cần đóng vai trò lớn hơn trong thúc đẩy đối thoại, đàm phán giữa các lực lượng liên quan để tìm kiếm các giải pháp hòa bình, và đặc biệt tiến hành bầu cử như dự kiến vào tháng 8 năm nay (sau khi quân đội Myanmar gia hạn tình trạng khẩn cấp thêm sáu tháng kể từ tháng 2). 

Một hướng đi táo bạo mà Việt Nam có thể nghĩ tới, nhưng cần rất nhiều bản lĩnh, là trở thành “cầu nối” (trung gian hòa giải) cho đàm phán tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Myanmar, như nước này đã từng làm trong Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai. Điều này sẽ phần nào giúp giảm bớt gánh nặng cho Indonesia khi tổ chức các cuộc họp cấp cao, hội nghị thượng đỉnh trong khuôn khổ ASEAN. 

Việt Nam có thể tiếp tục nâng cao vị thế như quốc gia đóng vai trò tích cực, kịp thời trong các vấn đề khu vực và quốc tế? Liệu Việt Nam có theo đuổi “ngoại giao hòa giải” trong vấn đề Myanmar? Những câu hỏi này cần thời gian để có câu trả lời đầy đủ. Cho đến lúc đó, vấn đề Myanmar tiếp tục là thách thức cho “ngoại giao hòa giải” của Việt Nam.

BÀI LIÊN QUAN