Chính trị - Ngoại giao   10/09/2023

Thấy gì từ những chuyến thăm Việt Nam của các đời tổng thống Mỹ?

Những ngày gần đây, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden là tâm điểm chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Để hiểu rõ hơn về tính lịch sử của chuyến thăm cấp Nhà nước này, chúng ta cần nhìn lại những lần các tổng thống Mỹ thăm chính thức Việt Nam và tác động của chúng đến quan hệ song phương.

Image
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong Lễ đón tiếp theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia tại Phủ Chủ tịch (Hà Nội), ngày 10/9/2023 - (C): TTXVN

Tổng thống Joe Biden sẽ đến Hà Nội trong hôm nay (10/9), và mục đích của chuyến thăm là “thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam”, đồng thời “khám phá các cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào công nghệ và đổi mới, mở rộng quan hệ nhân dân thông qua trao đổi giáo dục và các chương trình phát triển lực lượng lao động, chống biến đổi khí hậu cũng như tăng cường hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở các nước trong khu vực”.

Chuyến thăm của Tổng thống Biden đang thu hút sự quan tâm của giới quan sát. Từ lâu, nhiều chuyên gia đã xem Việt Nam là một trường hợp khá thú vị khi theo đuổi chiến lược cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh hai cường quốc đang cạnh tranh gay gắt. Những bước tiến mới trong quan hệ Việt - Mỹ và ứng xử của Việt Nam với các bên sau chuyến thăm của Tổng thống Biden là đề tài được bàn luận sôi nổi trên các kênh báo chí trong nước lẫn quốc tế.

Để hiểu rõ hơn về tính lịch sử của chuyến thăm, chúng ta cần nhìn lại những lần các tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam và tác động của chúng đến quan hệ song phương. Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ (năm 1995) đến nay, Việt Nam đã đón tiếp 4 vị lãnh đạo Nhà Trắng với 5 chuyến thăm. Mỗi chuyến thăm đều phản ánh những đặc trưng nổi bật và sự thay đổi sắc thái tinh tế trong quan hệ hai nước.

Chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton (16-19/11/2000)

Bill Clinton là Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Tổng thống Clinton cũng là người ký sắc lệnh bãi bỏ hoàn toàn việc cấm vận Việt Nam vào ngày 11/7/1995, tạo tiền đề để hai nước khánh thành Đại sứ quán tại Washington và Hà Nội một tháng sau đó.

Tại Việt Nam, Tổng thống Clinton đã thăm cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia lễ tiếp đón ở phủ Chủ tịch, phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, thăm điểm khai quật hài cốt lính Mỹ ở ngoại ô Hà Nội và góp mặt trong nhiều hoạt động giao lưu văn hoá.

Về phía Mỹ, trọng tâm của chuyến thăm là nhằm thúc đẩy hoạt động tìm kiếm tù binh/quân nhân mất tích trong chiến tranh (POW/MIA) và khai thông quan hệ kinh tế với Việt Nam. Hai bên đã ký nhiều văn bản thỏa thuận có tính nền tảng cho hợp tác song phương, bao gồm: Hiệp định hợp tác Khoa học và Công nghệ, Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Mỹ, cùng các thỏa thuận khác về đầu tư, thương mại. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng tiếp xúc với đoàn doanh nghiệp Mỹ đi cùng Tổng thống Clinton. Đây là đoàn đại diện của gần 60 công ty hàng đầu nước Mỹ quan tâm tới những dự án đầu tư tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổng thống Mỹ đã cam kết, trong 3 năm tới (sau 2000) sẽ trợ giúp kỹ thuật trị giá 2 triệu USD mỗi năm cho Việt Nam để thực thi Hiệp định Thương mại song phương đã ký vào tháng 7/2000. Ngoài ra, Tổng thống Clinton cũng trao cho phía Việt Nam một số đĩa vi tính chứa 360.000 trang tài liệu quân sự cũ của Mỹ để giúp tìm kiếm tin tức của những người Việt Nam bị mất trong chiến tranh và hứa sẽ cung cấp tài liệu về nơi tàng trữ chất độc hóa học trong thời gian chiến tranh.

Bên cạnh các triển vọng hợp tác từ chuyến thăm, một số rào cản cho quan hệ Việt - Mỹ vẫn còn tồn tại. Tổng thống Clinton cam kết: “một quá khứ đau thương có thể được xoa dịu trong một tương lai hòa bình và thịnh vượng”. Tuy nhiên, với lời kêu gọi Việt Nam thực hiện một làn sóng cải cách kinh tế, chính trị và đề cập đến vấn đề nhân quyền, bài phát biểu của Tổng thống Clinton đã phần nào thể hiện “truyền thống” xuất khẩu giá trị Mỹ đến quốc gia khác, thay vì tôn trọng triết lý phát triển của các đối tác. Thêm nữa, dù hạn chế nhắc đến hậu quả của chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Clinton kêu gọi hai nước cần vượt qua quá khứ: “Lịch sử chúng ta để lại thật đau đớn và khó khăn. Chúng ta không được quên nó nhưng cũng không được để nó kiểm soát mình”. Tuy nhiên, quan điểm của Việt Nam về cuộc chiến trong quá khứ và việc cải cách cho tương lai có khác biệt với phía Mỹ. Chủ tịch nước Trần Đức Lương khẳng định Mỹ “cần nhận thức được trách nhiệm của mình đối với những mất mát to lớn mà người dân Việt Nam đã phải gánh chịu”, cho thấy Việt Nam chưa sẵn sàng buông bỏ những ký ức đau thương trong lịch sử quan hệ. Đồng thời, Việt Nam cũng thận trọng với các quyết định cải cách, đặc biệt là với công tác quản lý nền kinh tế, để tránh đánh mất quyền tự chủ.

Nhìn chung, chuyến công du của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao thể hiện nhiều đặc trưng của quan hệ Việt - Mỹ lúc bấy giờ. Đó là, mối quan hệ lấy vấn đề POW/MIA làm nền tảng để từng bước mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Song song đó, lãnh đạo hai nước có những mối quan tâm riêng. Cụ thể, phía Mỹ kỳ vọng việc hồi hương thành công tro cốt của binh lính Mỹ; trong khi đó, Việt Nam mong muốn sự đền bù thích đáng liên quan đến hậu quả của chiến tranh và Mỹ hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế. Tuy còn hạn chế, chuyến thăm của Tổng thống Clinton cho thấy tầm nhìn của Mỹ, đó là thông qua đối thoại để tăng cường sự thấu hiểu lẫn nhau, từ đó tạo tiền đề đưa quan hệ hai nước tiến xa hơn.

Chuyến thăm của Tổng thống George W. Bush (17-20/11/2006)

Sáu năm sau chuyến thăm của Tổng thống Clinton, George W. Bush là tổng thống Mỹ thứ hai thăm Việt Nam, trước là để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), sau là thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước với nước chủ nhà.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh 5 năm Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực (được ký vào tháng 7/2000 và có hiệu lực từ tháng 12/2001), quan hệ Việt - Mỹ được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt hướng vào mũi nhọn kinh tế. Khác với người tiền nhiệm, Tổng thống George W. Bush tập trung cho thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, người đứng đầu Nhà Trắng tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với việc Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mở cửa thị trường và bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Mỹ. Tổng thống Mỹ cũng ấn tượng trước sự phát triển năng động của Việt Nam và Việt Nam “như một con hổ trẻ”. Khi gặp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng thống Bush đã chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhấn mạnh đây là sự thừa nhận của thế giới trước những nỗ lực của Việt Nam.

Đặc biệt, điểm nhấn của chuyến thăm nằm ở cam kết của Tổng thống Bush trong việc thúc đẩy Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) giữa Mỹ và Việt Nam. Thực chất, người đứng đầu Nhà Trắng đã hy vọng sẽ mang quy chế PNTR đã được thông qua trước tháng 8/2006 để gặp mặt các lãnh đạo Hà Nội trong chuyến đi này. Tuy nhiên, vì một số chuyển biến trong nội các, dự định đã không thành hiện thực. Dẫu vậy, Tổng thống Bush nhiều lần khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Cuối cùng, một tháng sau chuyến thăm của Tổng thống Bush, Mỹ đã trao PNTR cho Việt Nam và quy chế này tiếp tục có hiệu lực cho đến nay.

Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, trong tuyên bố chung, hai bên cùng thảo luận việc hợp tác nhằm duy trì an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là nỗ lực đạt được giải pháp hoà bình cho việc phi quân sự bán đảo Triều Tiên.

Như vậy, chuyến thăm của Tổng thống Bush đã mang lại bầu không khí tươi sáng hơn cho quan hệ Việt - Mỹ. Thay vì xoáy sâu vào những khác biệt thuộc về quá khứ, hai bên đã công nhận những khía cạnh tích cực của nhau. Hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu, và những tương tác trên các lĩnh vực khác dần tích cực hơn, trong đó có vấn đề cùng chung tay thúc đẩy an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama (23-25/5/2016)

Một thập niên sau chuyến thăm của Tổng thống George W. Bush, Việt Nam đón tiếp Barack Obama - tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Đây là chuyến thăm lịch sử, diễn ra vào thời điểm kỷ niệm hai thập niên bình thường hóa quan hệ. Lúc này, Mỹ đã là Đối tác Toàn diện của Việt Nam (thiết lập từ năm 2013).

Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, Mỹ đã thể hiện quyết tâm tăng cường quan hệ với Việt Nam bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương kéo dài hàng thập kỷ, cho phép Mỹ bán thiết bị quân sự cho Việt Nam. Động thái này diễn ra khi Trung Quốc đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền trái phép ở Biển Đông, đe doạ an ninh khu vực và chủ quyền của Việt Nam. Từ đó có thể thấy, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ đã bước sang một trang mới, thực chất hơn, sâu rộng hơn, với các tàn dư của thời cấm vận và thù địch được gỡ bỏ hoàn toàn.

Nhìn lại chặng đường hai nước đã đồng hành, Tổng thống Obama khẳng định Mỹ quan tâm đến những điểm chung mà hai nước cùng chia sẻ hơn là những khác biệt đã chia rẽ hai nước: “Việc tuyên bố những lý tưởng chung và câu chuyện chung về việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân đáng lẽ đã có thể mang chúng ta đến gần nhau sớm hơn”. Tổng thống Obama cũng bày tỏ sự tiếc nuối về những mất mát đáng kinh ngạc mà hai nước đều cảm nhận được khi bước ra khỏi quá khứ: “… sự cạnh tranh trong Chiến tranh Lạnh và nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã kéo chúng ta vào xung đột. Giống như những cuộc xung đột khác trong suốt lịch sử loài người, chúng ta một lần nữa học được một sự thật cay đắng - rằng chiến tranh, bất kể ý định của chúng ta là gì, đều mang đến đau khổ và bi kịch”.

Bên cạnh tiếp tục tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực truyền thống như chính trị -ngoại giao, kinh tế và an ninh - quốc phòng, nước Mỹ - thông qua chuyến thăm của Tổng thống Obama - mong muốn mở ra những nội dung hợp tác thực chất hơn trong quan hệ song phương. Cụ thể, Tổng thống Obama đã thúc đẩy ngoại giao nhân dân giữa hai nước qua việc đề cập đến sự thành lập của Đại học Fulbright Việt Nam và gặp mặt các đại biểu của Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Đặc biệt hơn, Tổng thống Obama còn thể hiện sự hứng thú và chủ động tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Trong bài phát biểu với người dân Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tổng thống Obama đã nói “Xin chào” bằng tiếng Việt, trích dẫn Truyện Kiều và nhạc Trịnh Công Sơn. Ông cũng thoải mái chia sẻ việc thưởng thức bia hơi và có những bình luận thú vị về giao thông Hà Nội. Thậm chí, vị tổng thống thứ 44 của Mỹ còn khiến hàng triệu người dân Việt Nam kinh ngạc vì thoải mái thưởng thức bún chả trong một quán ăn bình dân trên phố cổ, qua đó chạm đến trái tim của nhân dân Việt Nam.

Không chỉ tập trung vào các tương tác ở khía cạnh quốc gia, chuyến thăm của Tổng thống Obama cho thấy Mỹ quan tâm sâu sắc đến đất nước và con người Việt Nam cả trên phương diện cá nhân. Bằng việc gieo hạt giống liên kết con người qua con đường giáo dục, Tổng thống Obama đã khiến quan hệ Việt - Mỹ gần gũi hơn bao giờ hết. Nếu hai vị tổng thống trước nói về tương lai một cách vĩ mô thì ông Obama gửi gắm tương lai của quan hệ hai nước vào mỗi một người dân, đồng thời mở đường cho việc duy trì mối quan hệ bền vững thông qua học hỏi và thấu hiểu lẫn nhau. Đáng chú ý, dù chuyến thăm của Tổng thống Obama gây được ấn tượng tốt đẹp với dư luận Việt Nam và quốc tế, quan hệ Việt - Mỹ vẫn duy trì ở mức Đối tác Toàn diện, thay vì được nâng lên các cấp cao hơn như Đối tác Chiến lược hay Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Hai chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump (10-12/11/2017 và 26-28/2/2019)

Sau Obama, Donald Trump là tổng thống Mỹ thứ 4 đến thăm Việt Nam. Đặc biệt, ông Trump còn thực hiện cả hai chuyến thăm trong cùng một nhiệm kỳ, nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào. Điều này cung cấp hàm ý quan trọng cho sự phát triển về chiều sâu của quan hệ Việt - Mỹ.

Lần đầu tiên ông Trump đến Việt Nam là vào tháng 11/2017 khi tham dự Hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng. Ngay sau APEC, Tổng thống Trump đến Hà Nội để thực hiện chuyến thăm chính thức với nước chủ nhà. Thời điểm đó, Donald Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, cho thấy Mỹ ưu tiên quan hệ với châu Á và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong sự phát triển chung của khu vực.

Với chuyến thăm, Tổng thống Trump tái khẳng định cam kết “tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ”. Về kinh tế, hai nước cam kết sẽ làm sâu sắc hơn và mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư song phương thông qua các cơ chế chính thức, bao gồm Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA). Về chính trị - ngoại giao, việc Mỹ đạt thỏa thuận mua đất tại Hà Nội để xây Đại sứ quán mới là một ví dụ nổi bật cho thấy quan hệ song phương rất phát triển. Về an ninh - quốc phòng, Mỹ cũng chính thức chuyển giao một tàu tuần tra bờ biển lớp Hamilton cho hải quân Việt Nam. Về các vấn đề an ninh khác như Triều Tiên và Biển Đông, giới lãnh đạo hai bên cũng chia sẻ tầm nhìn chung. Ngoài ra, hoạt động ngoại giao nhân dân được thúc đẩy từ thời Tổng thống Obama vẫn tiếp tục được duy trì. Những kết quả tích cực trên báo hiệu một kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt - Mỹ, khi điểm chung được nhân rộng và các lợi ích đan cài vào nhau thành một mạng lưới đa lĩnh vực.

Lần thứ hai Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam là vào tháng 2/2019, khi Mỹ và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên chọn Hà Nội làm nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Dù trọng tâm của chuyến thăm không phải Việt Nam nhưng sự kiện phản ánh sự tin tưởng và tính thực chất trong mong muốn chung của Mỹ và Việt Nam, đó là cùng thúc đẩy hoà bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chuyến thăm của Tổng thống Trump cũng giúp nâng cao vị thế của Việt Nam và biến quốc gia này thành điểm đến của hoà bình và hợp tác.

 Từ quá khứ đến tương lai... 

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, trong mỗi nhiệm kỳ, các tổng thống Mỹ đều sang thăm Việt Nam. Theo thời gian, nội dung thảo luận trong các chuyến thăm cũng được mở rộng và đa dạng hóa, từ những hợp tác sơ khai, như giải quyết hậu quả chiến tranh, đến các cam kết lâu dài hơn về kinh tế, an ninh - quốc phòng, biến đổi khí hậu và ngoại giao nhân dân.

Nhìn lại quá khứ, Mỹ và Việt Nam đã bước những bước dài với nỗ lực rất lớn để đưa quan hệ song phương đi vào quỹ đạo của hợp tác và phát triển như hiện nay. Trong đó, các chuyến thăm của các tổng thống Mỹ đóng vai trò then chốt trong việc đánh dấu những bước chuyển giao. Bên cạnh những thành tựu cụ thể, các chuyến thăm còn mang ý nghĩa biểu tượng, giúp giới lãnh đạo hai nước nhìn nhận đúng đắn tính chất của quan hệ lúc bấy giờ và cùng hướng tới tương lai.

Sau Donald Trump, Joe Biden trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 5 thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và là tổng thống đầu tiên có chuyến thăm theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau một thập kỷ hai nước củng cố quan hệ Đối tác Toàn diện, chuyến đi này được kỳ vọng sẽ đánh dấu sự nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên một tầm cao mới với nhiều tín hiệu tích cực từ giới lãnh đạo hai phía.

Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken và Đại sứ Marc Knapper đều nói về quan hệ Mỹ - Việt với những thông điệp đầy hy vọng. Trong điện mừng Quốc khánh Việt Nam vào tối ngày 1/9/2023, Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ sự mong đợi trước “chuyến thăm lịch sử” của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội. Theo ông, chuyến thăm sẽ là dịp để hai nước điểm lại những gì đã đạt được và “lên kế hoạch cho tương lai chung của hai nước”. Trong khi đó, Đại sứ Knapper, khi gặp gỡ báo chí tại Hà Nội vào ngày 6/9, đã nhấn mạnh chuyến đi của Tổng thống Biden “sẽ rất tích cực và đặc biệt thành công”.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ Việt Nam sẵn sàng đưa quan hệ với Mỹ đi vào chiều sâu. Đáng chú ý, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Biden, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đón tiếp Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tại Hà Nội vào ngày 5/9. Đây được xem là nước đi khéo léo của Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro (hedging) thông qua việc nỗ lực dàn xếp tinh tế các tương tác với cả Mỹ và Trung Quốc.

Sau tất cả, những câu hỏi còn bỏ ngỏ, như mục đích thực sự của Mỹ qua chuyến thăm của Tổng thống Biden, những nội dung quan trọng sẽ được thảo luận, và những đường hướng cho tương lai quan hệ Việt - Mỹ, sẽ sớm được sáng tỏ.

Tổng thống Joe Biden sẽ đến Hà Nội trong hôm nay (10/9), và mục đích của chuyến thăm là “thảo luận các biện pháp tăng cường hơn nữa hợp tác giữa Mỹ và Việt Nam”, đồng thời “khám phá các cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tập trung vào công nghệ và đổi mới, mở rộng quan hệ nhân dân thông qua trao đổi giáo dục và các chương trình phát triển lực lượng lao động, chống biến đổi khí hậu cũng như tăng cường hòa bình, thịnh vượng và ổn định ở các nước trong khu vực”.

Chuyến thăm của Tổng thống Biden đang thu hút sự quan tâm của giới quan sát. Từ lâu, nhiều chuyên gia đã xem Việt Nam là một trường hợp khá thú vị khi theo đuổi chiến lược cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh hai cường quốc đang cạnh tranh gay gắt. Những bước tiến mới trong quan hệ Việt - Mỹ và ứng xử của Việt Nam với các bên sau chuyến thăm của Tổng thống Biden là đề tài được bàn luận sôi nổi trên các kênh báo chí trong nước lẫn quốc tế.

Để hiểu rõ hơn về tính lịch sử của chuyến thăm, chúng ta cần nhìn lại những lần các tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam và tác động của chúng đến quan hệ song phương. Từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Mỹ (năm 1995) đến nay, Việt Nam đã đón tiếp 4 vị lãnh đạo Nhà Trắng với 5 chuyến thăm. Mỗi chuyến thăm đều phản ánh những đặc trưng nổi bật và sự thay đổi sắc thái tinh tế trong quan hệ hai nước.

Chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton (16-19/11/2000)

Bill Clinton là Tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam từ sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Tổng thống Clinton cũng là người ký sắc lệnh bãi bỏ hoàn toàn việc cấm vận Việt Nam vào ngày 11/7/1995, tạo tiền đề để hai nước khánh thành Đại sứ quán tại Washington và Hà Nội một tháng sau đó.

Tại Việt Nam, Tổng thống Clinton đã thăm cả Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tham gia lễ tiếp đón ở phủ Chủ tịch, phát biểu trên đài truyền hình quốc gia, thăm điểm khai quật hài cốt lính Mỹ ở ngoại ô Hà Nội và góp mặt trong nhiều hoạt động giao lưu văn hoá.

Về phía Mỹ, trọng tâm của chuyến thăm là nhằm thúc đẩy hoạt động tìm kiếm tù binh/quân nhân mất tích trong chiến tranh (POW/MIA) và khai thông quan hệ kinh tế với Việt Nam. Hai bên đã ký nhiều văn bản thỏa thuận có tính nền tảng cho hợp tác song phương, bao gồm: Hiệp định hợp tác Khoa học và Công nghệ, Bản ghi nhớ giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động Mỹ, cùng các thỏa thuận khác về đầu tư, thương mại. Các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng tiếp xúc với đoàn doanh nghiệp Mỹ đi cùng Tổng thống Clinton. Đây là đoàn đại diện của gần 60 công ty hàng đầu nước Mỹ quan tâm tới những dự án đầu tư tại Việt Nam. Hơn thế nữa, Tổng thống Mỹ đã cam kết, trong 3 năm tới (sau 2000) sẽ trợ giúp kỹ thuật trị giá 2 triệu USD mỗi năm cho Việt Nam để thực thi Hiệp định Thương mại song phương đã ký vào tháng 7/2000. Ngoài ra, Tổng thống Clinton cũng trao cho phía Việt Nam một số đĩa vi tính chứa 360.000 trang tài liệu quân sự cũ của Mỹ để giúp tìm kiếm tin tức của những người Việt Nam bị mất trong chiến tranh và hứa sẽ cung cấp tài liệu về nơi tàng trữ chất độc hóa học trong thời gian chiến tranh.

Bên cạnh các triển vọng hợp tác từ chuyến thăm, một số rào cản cho quan hệ Việt - Mỹ vẫn còn tồn tại. Tổng thống Clinton cam kết: “một quá khứ đau thương có thể được xoa dịu trong một tương lai hòa bình và thịnh vượng”. Tuy nhiên, với lời kêu gọi Việt Nam thực hiện một làn sóng cải cách kinh tế, chính trị và đề cập đến vấn đề nhân quyền, bài phát biểu của Tổng thống Clinton đã phần nào thể hiện “truyền thống” xuất khẩu giá trị Mỹ đến quốc gia khác, thay vì tôn trọng triết lý phát triển của các đối tác. Thêm nữa, dù hạn chế nhắc đến hậu quả của chiến tranh Việt Nam, Tổng thống Clinton kêu gọi hai nước cần vượt qua quá khứ: “Lịch sử chúng ta để lại thật đau đớn và khó khăn. Chúng ta không được quên nó nhưng cũng không được để nó kiểm soát mình”. Tuy nhiên, quan điểm của Việt Nam về cuộc chiến trong quá khứ và việc cải cách cho tương lai có khác biệt với phía Mỹ. Chủ tịch nước Trần Đức Lương khẳng định Mỹ “cần nhận thức được trách nhiệm của mình đối với những mất mát to lớn mà người dân Việt Nam đã phải gánh chịu”, cho thấy Việt Nam chưa sẵn sàng buông bỏ những ký ức đau thương trong lịch sử quan hệ. Đồng thời, Việt Nam cũng thận trọng với các quyết định cải cách, đặc biệt là với công tác quản lý nền kinh tế, để tránh đánh mất quyền tự chủ.

Nhìn chung, chuyến công du của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam sau khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao thể hiện nhiều đặc trưng của quan hệ Việt - Mỹ lúc bấy giờ. Đó là, mối quan hệ lấy vấn đề POW/MIA làm nền tảng để từng bước mở rộng hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Song song đó, lãnh đạo hai nước có những mối quan tâm riêng. Cụ thể, phía Mỹ kỳ vọng việc hồi hương thành công tro cốt của binh lính Mỹ; trong khi đó, Việt Nam mong muốn sự đền bù thích đáng liên quan đến hậu quả của chiến tranh và Mỹ hỗ trợ Việt Nam phát triển kinh tế. Tuy còn hạn chế, chuyến thăm của Tổng thống Clinton cho thấy tầm nhìn của Mỹ, đó là thông qua đối thoại để tăng cường sự thấu hiểu lẫn nhau, từ đó tạo tiền đề đưa quan hệ hai nước tiến xa hơn.

Chuyến thăm của Tổng thống George W. Bush (17-20/11/2006)

Sáu năm sau chuyến thăm của Tổng thống Clinton, George W. Bush là tổng thống Mỹ thứ hai thăm Việt Nam, trước là để tham dự Hội nghị thượng đỉnh Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), sau là thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước với nước chủ nhà.

Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh 5 năm Hiệp định Thương mại song phương có hiệu lực (được ký vào tháng 7/2000 và có hiệu lực từ tháng 12/2001), quan hệ Việt - Mỹ được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt hướng vào mũi nhọn kinh tế. Khác với người tiền nhiệm, Tổng thống George W. Bush tập trung cho thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong cuộc hội đàm với Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, người đứng đầu Nhà Trắng tái khẳng định sự ủng hộ mạnh mẽ của Mỹ đối với việc Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới, mở cửa thị trường và bình thường hóa quan hệ thương mại vĩnh viễn với Mỹ. Tổng thống Mỹ cũng ấn tượng trước sự phát triển năng động của Việt Nam và Việt Nam “như một con hổ trẻ”. Khi gặp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh, Tổng thống Bush đã chúc mừng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và nhấn mạnh đây là sự thừa nhận của thế giới trước những nỗ lực của Việt Nam.

Đặc biệt, điểm nhấn của chuyến thăm nằm ở cam kết của Tổng thống Bush trong việc thúc đẩy Quy chế Quan hệ Thương mại Bình thường Vĩnh viễn (PNTR) giữa Mỹ và Việt Nam. Thực chất, người đứng đầu Nhà Trắng đã hy vọng sẽ mang quy chế PNTR đã được thông qua trước tháng 8/2006 để gặp mặt các lãnh đạo Hà Nội trong chuyến đi này. Tuy nhiên, vì một số chuyển biến trong nội các, dự định đã không thành hiện thực. Dẫu vậy, Tổng thống Bush nhiều lần khẳng định với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rằng điều đó chắc chắn sẽ xảy ra. Cuối cùng, một tháng sau chuyến thăm của Tổng thống Bush, Mỹ đã trao PNTR cho Việt Nam và quy chế này tiếp tục có hiệu lực cho đến nay.

Bên cạnh lĩnh vực kinh tế, trong tuyên bố chung, hai bên cùng thảo luận việc hợp tác nhằm duy trì an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, cụ thể là nỗ lực đạt được giải pháp hoà bình cho việc phi quân sự bán đảo Triều Tiên.

Như vậy, chuyến thăm của Tổng thống Bush đã mang lại bầu không khí tươi sáng hơn cho quan hệ Việt - Mỹ. Thay vì xoáy sâu vào những khác biệt thuộc về quá khứ, hai bên đã công nhận những khía cạnh tích cực của nhau. Hợp tác kinh tế đi vào chiều sâu, và những tương tác trên các lĩnh vực khác dần tích cực hơn, trong đó có vấn đề cùng chung tay thúc đẩy an ninh khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama (23-25/5/2016)

Một thập niên sau chuyến thăm của Tổng thống George W. Bush, Việt Nam đón tiếp Barack Obama - tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ. Đây là chuyến thăm lịch sử, diễn ra vào thời điểm kỷ niệm hai thập niên bình thường hóa quan hệ. Lúc này, Mỹ đã là Đối tác Toàn diện của Việt Nam (thiết lập từ năm 2013).

Trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, Mỹ đã thể hiện quyết tâm tăng cường quan hệ với Việt Nam bằng cách dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương kéo dài hàng thập kỷ, cho phép Mỹ bán thiết bị quân sự cho Việt Nam. Động thái này diễn ra khi Trung Quốc đẩy mạnh các yêu sách chủ quyền trái phép ở Biển Đông, đe doạ an ninh khu vực và chủ quyền của Việt Nam. Từ đó có thể thấy, hợp tác an ninh - quốc phòng giữa Việt Nam và Mỹ đã bước sang một trang mới, thực chất hơn, sâu rộng hơn, với các tàn dư của thời cấm vận và thù địch được gỡ bỏ hoàn toàn.

Nhìn lại chặng đường hai nước đã đồng hành, Tổng thống Obama khẳng định Mỹ quan tâm đến những điểm chung mà hai nước cùng chia sẻ hơn là những khác biệt đã chia rẽ hai nước: “Việc tuyên bố những lý tưởng chung và câu chuyện chung về việc xóa bỏ chủ nghĩa thực dân đáng lẽ đã có thể mang chúng ta đến gần nhau sớm hơn”. Tổng thống Obama cũng bày tỏ sự tiếc nuối về những mất mát đáng kinh ngạc mà hai nước đều cảm nhận được khi bước ra khỏi quá khứ: “… sự cạnh tranh trong Chiến tranh Lạnh và nỗi lo sợ về chủ nghĩa cộng sản đã kéo chúng ta vào xung đột. Giống như những cuộc xung đột khác trong suốt lịch sử loài người, chúng ta một lần nữa học được một sự thật cay đắng - rằng chiến tranh, bất kể ý định của chúng ta là gì, đều mang đến đau khổ và bi kịch”.

Bên cạnh tiếp tục tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực truyền thống như chính trị -ngoại giao, kinh tế và an ninh - quốc phòng, nước Mỹ - thông qua chuyến thăm của Tổng thống Obama - mong muốn mở ra những nội dung hợp tác thực chất hơn trong quan hệ song phương. Cụ thể, Tổng thống Obama đã thúc đẩy ngoại giao nhân dân giữa hai nước qua việc đề cập đến sự thành lập của Đại học Fulbright Việt Nam và gặp mặt các đại biểu của Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI). Đặc biệt hơn, Tổng thống Obama còn thể hiện sự hứng thú và chủ động tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Trong bài phát biểu với người dân Việt Nam tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Tổng thống Obama đã nói “Xin chào” bằng tiếng Việt, trích dẫn Truyện Kiều và nhạc Trịnh Công Sơn. Ông cũng thoải mái chia sẻ việc thưởng thức bia hơi và có những bình luận thú vị về giao thông Hà Nội. Thậm chí, vị tổng thống thứ 44 của Mỹ còn khiến hàng triệu người dân Việt Nam kinh ngạc vì thoải mái thưởng thức bún chả trong một quán ăn bình dân trên phố cổ, qua đó chạm đến trái tim của nhân dân Việt Nam.

Không chỉ tập trung vào các tương tác ở khía cạnh quốc gia, chuyến thăm của Tổng thống Obama cho thấy Mỹ quan tâm sâu sắc đến đất nước và con người Việt Nam cả trên phương diện cá nhân. Bằng việc gieo hạt giống liên kết con người qua con đường giáo dục, Tổng thống Obama đã khiến quan hệ Việt - Mỹ gần gũi hơn bao giờ hết. Nếu hai vị tổng thống trước nói về tương lai một cách vĩ mô thì ông Obama gửi gắm tương lai của quan hệ hai nước vào mỗi một người dân, đồng thời mở đường cho việc duy trì mối quan hệ bền vững thông qua học hỏi và thấu hiểu lẫn nhau. Đáng chú ý, dù chuyến thăm của Tổng thống Obama gây được ấn tượng tốt đẹp với dư luận Việt Nam và quốc tế, quan hệ Việt - Mỹ vẫn duy trì ở mức Đối tác Toàn diện, thay vì được nâng lên các cấp cao hơn như Đối tác Chiến lược hay Đối tác Chiến lược Toàn diện.

Hai chuyến thăm của Tổng thống Donald Trump (10-12/11/2017 và 26-28/2/2019)

Sau Obama, Donald Trump là tổng thống Mỹ thứ 4 đến thăm Việt Nam. Đặc biệt, ông Trump còn thực hiện cả hai chuyến thăm trong cùng một nhiệm kỳ, nhiều hơn bất kỳ người tiền nhiệm nào. Điều này cung cấp hàm ý quan trọng cho sự phát triển về chiều sâu của quan hệ Việt - Mỹ.

Lần đầu tiên ông Trump đến Việt Nam là vào tháng 11/2017 khi tham dự Hội nghị cấp cao APEC ở Đà Nẵng. Ngay sau APEC, Tổng thống Trump đến Hà Nội để thực hiện chuyến thăm chính thức với nước chủ nhà. Thời điểm đó, Donald Trump là Tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam ngay trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, cho thấy Mỹ ưu tiên quan hệ với châu Á và đánh giá cao vai trò của Việt Nam trong sự phát triển chung của khu vực.

Với chuyến thăm, Tổng thống Trump tái khẳng định cam kết “tăng cường quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ”. Về kinh tế, hai nước cam kết sẽ làm sâu sắc hơn và mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư song phương thông qua các cơ chế chính thức, bao gồm Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA). Về chính trị - ngoại giao, việc Mỹ đạt thỏa thuận mua đất tại Hà Nội để xây Đại sứ quán mới là một ví dụ nổi bật cho thấy quan hệ song phương rất phát triển. Về an ninh - quốc phòng, Mỹ cũng chính thức chuyển giao một tàu tuần tra bờ biển lớp Hamilton cho hải quân Việt Nam. Về các vấn đề an ninh khác như Triều Tiên và Biển Đông, giới lãnh đạo hai bên cũng chia sẻ tầm nhìn chung. Ngoài ra, hoạt động ngoại giao nhân dân được thúc đẩy từ thời Tổng thống Obama vẫn tiếp tục được duy trì. Những kết quả tích cực trên báo hiệu một kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt - Mỹ, khi điểm chung được nhân rộng và các lợi ích đan cài vào nhau thành một mạng lưới đa lĩnh vực.

Lần thứ hai Tổng thống Donald Trump thăm Việt Nam là vào tháng 2/2019, khi Mỹ và Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên chọn Hà Nội làm nơi tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều. Dù trọng tâm của chuyến thăm không phải Việt Nam nhưng sự kiện phản ánh sự tin tưởng và tính thực chất trong mong muốn chung của Mỹ và Việt Nam, đó là cùng thúc đẩy hoà bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Chuyến thăm của Tổng thống Trump cũng giúp nâng cao vị thế của Việt Nam và biến quốc gia này thành điểm đến của hoà bình và hợp tác.

 Từ quá khứ đến tương lai... 

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ ngoại giao, trong mỗi nhiệm kỳ, các tổng thống Mỹ đều sang thăm Việt Nam. Theo thời gian, nội dung thảo luận trong các chuyến thăm cũng được mở rộng và đa dạng hóa, từ những hợp tác sơ khai, như giải quyết hậu quả chiến tranh, đến các cam kết lâu dài hơn về kinh tế, an ninh - quốc phòng, biến đổi khí hậu và ngoại giao nhân dân.

Nhìn lại quá khứ, Mỹ và Việt Nam đã bước những bước dài với nỗ lực rất lớn để đưa quan hệ song phương đi vào quỹ đạo của hợp tác và phát triển như hiện nay. Trong đó, các chuyến thăm của các tổng thống Mỹ đóng vai trò then chốt trong việc đánh dấu những bước chuyển giao. Bên cạnh những thành tựu cụ thể, các chuyến thăm còn mang ý nghĩa biểu tượng, giúp giới lãnh đạo hai nước nhìn nhận đúng đắn tính chất của quan hệ lúc bấy giờ và cùng hướng tới tương lai.

Sau Donald Trump, Joe Biden trở thành vị tổng thống Mỹ thứ 5 thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam và là tổng thống đầu tiên có chuyến thăm theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Sau một thập kỷ hai nước củng cố quan hệ Đối tác Toàn diện, chuyến đi này được kỳ vọng sẽ đánh dấu sự nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên một tầm cao mới với nhiều tín hiệu tích cực từ giới lãnh đạo hai phía.

Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken và Đại sứ Marc Knapper đều nói về quan hệ Mỹ - Việt với những thông điệp đầy hy vọng. Trong điện mừng Quốc khánh Việt Nam vào tối ngày 1/9/2023, Ngoại trưởng Mỹ bày tỏ sự mong đợi trước “chuyến thăm lịch sử” của Tổng thống Joe Biden tới Hà Nội. Theo ông, chuyến thăm sẽ là dịp để hai nước điểm lại những gì đã đạt được và “lên kế hoạch cho tương lai chung của hai nước”. Trong khi đó, Đại sứ Knapper, khi gặp gỡ báo chí tại Hà Nội vào ngày 6/9, đã nhấn mạnh chuyến đi của Tổng thống Biden “sẽ rất tích cực và đặc biệt thành công”.

Về phía Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn bày tỏ Việt Nam sẵn sàng đưa quan hệ với Mỹ đi vào chiều sâu. Đáng chú ý, trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Biden, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đón tiếp Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu tại Hà Nội vào ngày 5/9. Đây được xem là nước đi khéo léo của Việt Nam nhằm phòng ngừa rủi ro (hedging) thông qua việc nỗ lực dàn xếp tinh tế các tương tác với cả Mỹ và Trung Quốc.

Sau tất cả, những câu hỏi còn bỏ ngỏ, như mục đích thực sự của Mỹ qua chuyến thăm của Tổng thống Biden, những nội dung quan trọng sẽ được thảo luận, và những đường hướng cho tương lai quan hệ Việt - Mỹ, sẽ sớm được sáng tỏ.

Từ khoá: quan hệ Việt - Mỹ đối tác toàn diện nâng cấp quan hệ tổng thống Mỹ chính trị - ngoại giao

BÀI LIÊN QUAN