Chính trị - Ngoại giao   16/11/2023

Triển vọng cường quốc của Ấn Độ từ sau Hội nghị G20 năm 2023

Ấn Độ có nhiều nỗ lực nhằm sớm trở thành một cường quốc thực thụ, và thành công tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua là một chỉ dấu. Tuy nhiên, chặng đường để New Delhi hiện thực hóa tham vọng này vẫn còn không ít thử thách.

Image
Bảng quảng cáo có hình Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đặt trên đường phố ở New Delhi trước thêm hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2023 - (C): Manish Swarup/AP

Sau khi giành độc lập vào năm 1947, một câu hỏi đã được đặt ra: “Liệu Ấn Độ có tồn tại được không?” Giờ đây, sau hơn 70 năm, câu hỏi đó đã được thay thế bằng: “Liệu Ấn Độ có thể trở thành cường quốc hay không?”. Lịch sử đã chỉ ra rằng đôi khi để tồn tại, một quốc gia cần phải khuếch trương sức mạnh. Ấn Độ cũng đang đứng trước sự lựa chọn này. Kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua cùng những sự kiện xoay quanh nó có thể giúp ta hiểu hơn về những lựa chọn của Ấn Độ trong tương lai.

Những động thái “biểu tượng” của Ấn Độ trước thềm Hội nghị G20

“Bharat chào mừng các đại biểu với tư cách là Chủ tịch của nhóm G20”, đây là phát biểu chào mừng của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi đón tiếp các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 18 (2023) được tổ chức tại New Delhi. Thủ tướng Modi đã gọi tên quốc gia bằng từ tiếng Phạn là “Bharat” - tên gọi từ thời tiền thuộc địa, thay cho “India” như thông lệ. Mặc dù cái tên “Bharat” vốn đã gần gũi và luôn hiện diện trong tâm trí người dân Ấn Độ, việc Thủ tướng Modi sử dụng “Bharat” thay cho tên tiếng Anh là “India” đã thể hiện mong muốn về một Ấn Độ tự cường trên nền tảng trân trọng lịch sử và củng cố bản sắc lâu đời của mình. Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ (bao gồm cả Đảng Nhân dân Ấn Độ mà Thủ tướng Modi là thành viên), đây có thể được xem như là một “thắng lợi nhỏ” mang tính biểu tượng.

Nhưng mong muốn làm mới bản sắc của Ấn Độ không chỉ được thể hiện qua tên gọi. Ngày 18/9, Thủ tướng Modi và các quan chức cấp cao Ấn Độ đã đến “chào tạm biệt” tòa nhà Quốc hội cũ. Hành động này cho thấy, Ấn Độ hiện đại sẽ được xây dựng dựa trên các giá trị lịch sử với sự nhấn mạnh vào hệ tư tưởng Hindutva (cho rằng “Tính Hindu” không được xác định bởi sự liên kết tôn giáo mà bởi quốc tịch, văn hóa và chủng tộc). Từ ngày 19/9, các phiên họp của Quốc hội Ấn Độ sẽ được tổ chức ở tòa nhà Quốc hội mới. Điều này mang một ý nghĩa đặc biệt vì tòa nhà Quốc hội mới không chỉ có sức chứa cho cả Hạ viện và Thượng viện, mà kiến trúc nơi này còn in đậm dấu ấn của tinh thần Ấn Độ giáo (như cấu trúc hình tam giác Trikona tượng trưng cho thiền định, sáu cổng vào được đặt tên theo những sinh vật trong thần thoại Ấn Độ). So sánh với thời kỳ thế tục của Thủ tướng Nehru, công trình này là điểm mới trong quá trình xây dựng bản sắc Ấn Độ của chính quyền Modi.

Khoảng 1 tuần trước Hội nghị Thượng đỉnh G20, Ấn Độ đã phát động một cuộc tập trận quy mô lớn dọc biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Tại đây, New Delhi đã triển khai những khí tài tiên tiến nhất của mình. Mặc dù Trishul (tên gọi của cuộc tập trận) vốn là đợt tập trận cấp chỉ huy thường niên của Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF), việc hoạt động quân sự này diễn ra trước Hội nghị G20 lại mang nhiều hàm ý quan trọng. Bằng việc điều động một lực lượng Không quân lớn dọc theo tuyến biên giới phía Bắc và Tây Bắc, bao gồm cả khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc tại Ladakh, Ấn Độ muốn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình trong bối cảnh căng thẳng Trung - Ấn bùng phát trở lại sau khi Trung Quốc công bố cái gọi là “Bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” và tuyên bố chủ quyền với các vùng đất mà Ấn Độ nhận định là của họ (bang Arunachal Pradesh và cao nguyên Aksai Chin). Đây là một điểm mới trong chính sách giải quyết các tranh chấp liên quan đến Đường kiểm soát thực tế Ấn - Trung (LAC), bởi trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) vào tháng 8, lãnh đạo hai nước đã đồng thuận nhanh chóng rút lui nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Thành công của cuộc tập trận cũng góp phần nâng cao uy tín của Ấn Độ trong cương vị là Chủ tịch G20.

Từ khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch G20 vào năm ngoái, xuyên suốt một năm nhiệm kỳ, Ấn Độ đã tổ chức khoảng 200 cuộc họp cấp cao ở gần 60 địa phương trên khắp cả nước. Ngoài mục đích khởi động cho Hội nghị Thượng đỉnh, việc này còn nhằm giúp Ấn Độ “phô diễn” những di sản văn hóa, tiến bộ công nghệ, và đặc biệt là tuyên bố chủ quyền của mình ở một số khu vực. Cụ thể, mặc dù bị Pakistan chỉ trích, Ấn Độ vẫn triển khai các cuộc họp cấp cao tại Srinagar, thủ phủ của Kashmir, đồng thời là khu vực tranh chấp giữa hai quốc gia này. Vào tháng 5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi đã gọi Jammu và Kashmir là “những phần không thể tách rời của Ấn Độ”. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực khẳng định chủ quyền của Ấn Độ đối với Jammu và Kashmir sau khi nước này thu hồi Điều 370 của Hiến pháp - điều khoản quy định về tình trạng đặc biệt của vùng lãnh thổ trên vào năm 2019.

Hội nghị G20 - thành công ngoại giao của New Delhi

Tuần lễ G20 diễn ra vào tháng 9 vừa qua có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ. Kết quả của G20 là một chiến thắng về ngoại giao cho chính quyền Modi, dù một số nhà phân tích đã cho rằng các điều khoản tại Hội nghị không thực sự quan trọng với nền chính trị trong nước. Rút kinh nghiệm từ kết quả của G20 năm ngoái khi chương trình nghị sự bị bao phủ bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, Ấn Độ - với tư cách Chủ tịch G20 năm nay - cần tìm được điểm tương đồng mà các quốc gia có thể chia sẻ trong bối cảnh chính trị thế giới đầy chia rẽ, để định hướng các nhà lãnh đạo cùng hợp tác để giải quyết những vấn đề mang tính sống còn như biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng công bằng, xóa nợ toàn cầu,... thay vì để các xung đột địa chính trị chi phối chương trình nghị sự chung. Do đó, về mặt đối ngoại, việc các quốc gia đồng thuận hoàn toàn với 83 điều khoản của Tuyên bố G20 đã giúp củng cố vị thế và ảnh hưởng của New Delhi.

Thành công của Ấn Độ tại G20 còn giúp củng cố hình ảnh của quốc gia này trong vai trò là tiếng nói đại diện cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Vào tháng 9, Ấn Độ đã ghi dấu ấn với việc kết nạp Liên minh châu Phi (African Union) vào G20. Đây là lần kết nạp quan trọng nhất trong lịch sử mở rộng của diễn đàn. Trong môi trường quốc tế như hiện nay, các quốc gia “phương Nam” (Global South) đang bị hạn chế về tầm ảnh hưởng trong các thể chế đa phương - vốn đã bị chi phối vì lợi ích của các quốc gia “phương Bắc” (Global North). Ấn Độ hoàn toàn có khả năng nêu lên những mối quan ngại này bằng cách đưa chúng vào chương trình nghị sự tại các hội nghị quốc tế. Điều này là nhờ vị trí đặc biệt của Ấn Độ. Quốc gia này đã xây dựng được các mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các cường quốc, nhưng cũng gặp phải những thách thức tương tự như các quốc gia đang phát triển. Vào tháng 12/2022, Thủ tướng Modi đã phát biểu: “Những ưu tiên trong G20 của chúng ta sẽ được định hình với sự tham vấn không chỉ từ các đối tác G20 mà còn từ cả những người bạn đồng hành của chúng tôi ở phương Nam, những nước mà tiếng nói của họ thường không được lắng nghe”. Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ Chủ tịch G20 (2021-2023), Ấn Độ đã xem việc thúc đẩy giải quyết những vấn đề của các quốc gia “phương Nam” là trọng tâm chiến lược. Do đó, bên cạnh giúp Ấn Độ được công nhận về tầm ảnh hưởng, kết quả của G20 còn giúp củng cố địa vị của New Delhi trong vai trò là trung tâm liên kết của các nước đang phát triển.

Thành công của Ấn Độ tại Hội nghị G20 năm nay được giới chuyên gia đánh giá cao vì đã giải quyết được vấn đề tầm nhìn chiến lược trong ngoại giao và những vấn đề thực chất xoay quanh con người. Sáng kiến “Tất cả mọi người đoàn kết"  đã được Thủ tướng Modi nhận định sẽ đóng vai trò là “nguyên tắc hướng dẫn” cho nền phúc lợi toàn cầu khi thế giới chuyển từ cách tiếp cận lấy thu nhập bình quân làm trung tâm (GDP-centric approach) sang phương thức lấy con người làm trọng tâm (human-centric one). Kể từ khi sáng kiến này được công bố tại Ấn Độ vào năm 2014, chính quyền Modi đã triển khai các chương trình như Sứ mệnh Quốc gia về Tài chính Toàn diện (Pradhan Mantri Jan-Dhan Yojana) nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân, được nhận xét là một trong những sáng kiến ​​tài chính toàn diện lớn nhất thế giới. Đề án Y tế Nhân dân (Pradhan Mantri Jan Arogya Yojana) nhằm cung cấp bảo hiểm y tế trị giá 5.000.000 rupee mỗi năm cho gia đình có thu nhập thấp cũng được cho là sẽ trở thành chương trình bảo hiểm sức khỏe lớn nhất thế giới. Với những thành tựu này, Thủ tướng Modi đã khẳng định mô hình “Sabka Saath, Sabka Vikas” có thể trở thành “phương châm chỉ đạo” cho sự phát triển của nền phúc lợi xã hội toàn cầu.

Từ “Không liên kết” đến “Đa liên kết” - Những yếu tố nền tảng và lợi ích

Với việc Chiến tranh Lạnh kết thúc (1991), vai trò của Ấn Độ trong Phong trào Không liên kết (Non-Aligned Movement - NAM) cũng suy giảm. Cụ thể, sự tan rã của Liên Xô (1991) đã làm gián đoạn nguồn cung vũ khí giá rẻ, và giảm đi sự ủng hộ dành cho Ấn Độ đối với vấn đề tranh chấp tại Goa và Kashmir trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài và bất ổn trong nước vào thập niên 90 của thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng giai đoạn đầu ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, động lực cho việc chuyển hướng dần trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ bắt nguồn từ định hướng đổi mới nền kinh tế. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đánh giá lại vai trò đối tác của Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước thuộc nhóm NAM tại Đông Nam Á trong chiến lược của mình.

Đối với Mỹ, Ấn Độ dưới thời Thủ tướng P.V. Narasimha Rao đã cải cách kinh tế sâu rộng, tạo tiền đề cho quan hệ kinh tế Mỹ - Ấn. Chính quyền Narasimha Rao đã bãi bỏ quy định (deregulation) về giấy phép và hạn ngạch, khởi xướng tư nhân hóa, cải cách thuế và các biện pháp kiểm soát lạm phát thúc đẩy tăng trưởng nhanh trong nhiều thập kỷ. Các cải cách này đã mang lại hiệu quả ngoại giao, khi vào ngày 20/3/2000, Bill Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên có chuyến công du tới Ấn Độ kể từ năm 1978.

Đối với nước Nga hậu Soviet, Ấn Độ vẫn duy trì quan hệ gắn bó dựa trên ba trụ cột chính là hợp tác quốc phòng, hợp tác kinh tế và liên kết địa chính trị. Tuy nhiên, việc Ấn Độ mở cửa nền kinh tế cùng những thay đổi trong địa chính trị quốc tế đã khiến quan hệ giữa hai nước thay đổi. Mặc dù Moscow vẫn là đối tác quốc phòng quan trọng của New Delhi trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất chung (hệ thống tên lửa BrahMos, dây chuyền sản xuất máy bay SU-30 và xe tăng T-90), hợp tác trong hai trụ cột còn lại đã suy giảm. Cụ thể, vào năm 2020, xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ - ngoài vũ khí - đạt dưới 6 tỷ USD và xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga chưa đến 3 tỷ USD.

Đối với Trung Quốc, từ trước khi nổ ra chiến tranh Trung - Ấn (1962), quan hệ hai nước có những căng thẳng (như xung đột quân sự ở Tây Tạng và tranh chấp biên giới ở dãy Himalaya). Đến năm 1993, quan hệ này đã có những biến chuyển khi Thủ tướng P.V. Narasimha Rao ký Hiệp định Duy trì Hòa bình và Ổn định dọc theo Đường kiểm soát thực tế ở Khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc (BPTA), đánh dấu nỗ lực bình thường hóa quan hệ hai nước. Tuy nhiên, đến nay, quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh tồn tại cả yếu tố cạnh tranh và hợp tác trên các khía cạnh như tăng trưởng kinh tếmở rộng khả năng quân sự.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, từ năm 1991, Ấn Độ đã theo đuổi Chính sách Hướng Đông (Look East Policy) với các quốc gia cùng thuộc phong trào Không liên kết, dựa trên những điểm chung như quá trình phi thực dân hóa (decolonization), các mối quan hệ văn hóa, thương mại, đầu tư và sản xuất. Chính sách này được thúc đẩy khi Thủ tướng Narasimha Rao đến thăm Việt Nam (1994), Singapore (1994) và sự kiện Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại quan trọng với ASEAN vào năm 1992. Ấn Độ đã tiếp tục thực hiện chính sách này bằng cách trở thành đối tác cấp cao của ASEAN (2002) và tham gia vào một số sáng kiến khu vực như Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) và Hợp tác Ganga-Mekong. Vào năm 2014, Thủ tướng Narendra Modi điều chỉnh Chính sách Hướng Đông thành Chính sách Hành động phía Đông (Act East Policy) để thúc đẩy hợp tác kinh tế với Đông Nam Á, tập trung vào 3 trụ cột (3Cs): Commerce (Thương mại), Culture (Văn hoá) và Connectivity (Kết nối).

Với những nền tảng kể trên, các nhà nghiên cứu khẳng định Ấn Độ đã từng bước xoay trục trong chính sách đối ngoại, từ “Không liên kết” (NAM) sang “Đa liên kết” (Multi-alignment) nhằm tăng cường hiện diện và sự hội nhập trong bối cảnh quốc tế mới. Đối với hợp tác kinh tế, định hướng này cho phép Ấn Độ mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia và góp phần giảm sự phụ thuộc vào các đối tác truyền thống. Thông qua “Đa liên kết”, Ấn Độ cũng có thể tăng cường an ninh quốc gia bằng cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia khác, như hợp tác quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và tập trận chung.

Triển vọng cường quốc của Ấn Độ?

Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Những năm gần đây, sự chuyển hướng trong chiến lược của các quốc gia đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã phản ánh những thay đổi quan trọng về địa chính trị và địa kinh tế toàn cầu trong thế kỷ XXI, trong đó Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ là ba nhân tố quan trọng nhất. Tầm nhìn của Ấn Độ đối với khu vực này phần lớn được thúc đẩy thông qua Chính sách Hướng Đông (năm 1991) và gần đây là Chính sách Hành động phía Đông (năm 2014). Năm 2019, khoảng 61% xuất khẩu và 57% nhập khẩu toàn cầu của Ấn Độ là qua khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, góp phần phản ánh sự phụ thuộc về thương mại quốc tế của Ấn Độ đối với khu vực này.

Ấn Độ cũng đang dẫn đầu các chương trình và dự án tiểu vùng trong khu vực, điển hình như Sáng kiến Bangladesh, Bhutan, India, Nepal (BBIN) nhằm tăng cường kết nối với khu vực Nam Á, Dự án vận tải quá cảnh đa phương Kaladan giữa Ấn Độ và Myanmar, Đường cao tốc ba bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan… Không giống như cấu trúc châu Á - Thái Bình Dương, cấu trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có khả năng mang đến cho New Delhi cơ hội vượt lên trên vị thế cường quốc tầm trung vốn có của mình.

Những cơ hội về kinh tế

Ấn Độ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2022-2023 với tốc độ 7,2%, đứng thứ hai trong số các nước G20 và gần gấp đôi mức trung bình của các nền kinh tế đang phát triển. Thị trường nội địa rộng lớn với nguồn cầu cao đã mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ và giúp Ấn Độ bảo vệ được nền kinh tế của mình khỏi những biến động của nền kinh tế thế giới.

Đặc biệt hơn, các thể chế đa phương mà Ấn Độ tham gia có khả năng trở thành đòn bẩy giúp New Delhi tối đa hóa các tiềm lực kinh tế của mình. Có thể kể đến BRICS, khối này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và hội nhập kinh tế sâu rộng giữa các thành viên, giúp gia tăng dòng chảy thương mại giữa Ấn Độ và các đối tác nội khối. Các thành viên của BRICS đã cung cấp cho Ấn Độ những thị trường xuất khẩu mới, giúp đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu của quốc gia này. Thông qua thương mại với các nước như Brazil, Ấn Độ cũng có được khả năng tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng, đảm bảo nguồn cung ổn định cho các ngành công nghiệp của mình.

Ngoài ra, khi là thành viên của Bộ tứ Kim cương (gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - QUAD), Ấn Độ sẽ hưởng lợi từ các khoản đầu tư lớn khi Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục là nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) chính cho Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ, viễn thông và phần mềm (mức tăng trưởng ngành dịch vụ của Ấn Độ đang suy giảm đáng kể trong khi nhu cầu trong nước lại tăng cao). Quá trình Ấn Độ và QUAD chuyển hướng hoạt động sản xuất hàng hóa và công nghệ sang Đông Nam Á cũng sẽ hỗ trợ cho sự phát triển thị trường vốn và công nghiệp của New Delhi.

Ấn Độ có tiềm năng to lớn trong việc phát triển công nghệ bán dẫn. Cụ thể, quốc gia này hiện sở hữu thị trường với nhu cầu về các thiết bị và linh kiện điện tử cao (khoảng 24 tỷ USD), mang lại sức hấp dẫn cho các tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực bán dẫn trên thế giới (như QualcommMicron). Chính phủ Ấn Độ cũng tích cực đưa ra nhiều sáng kiến và chính sách để thúc đẩy lĩnh vực này, như chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) và “Chính sách quốc gia về điện tử” (National Policy on Electronics). Thêm vào đó, Ấn Độ cũng đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của ngành công nghiệp bán dẫn khi sở hữu lợi thế là lượng lớn kỹ sư thiết kế có tay nghề cao (khoảng 125,000). Việc thành công gia nhập vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu (dẫn đầu bởi Mỹ cùng các đồng minh và các đối tác thân cận như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản), sẽ giúp Ấn Độ đạt được những bước tiến về quân sự, y tế, giao thông vận tải và năng lượng sạch. Tiềm năng của Ấn Độ cũng được cho là sẽ giúp các công ty đa quốc gia chuyển dần thị trường sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Những thách thức vẫn tồn tại

Ấn Độ đang phải “chật vật” duy trì cam kết “tự chủ chiến lược” khi mà nền quốc phòng của quốc gia này vẫn phụ thuộc vào Nga. Lớp máy bay Sukhoi-30 được không quân Ấn Độ sử dụng đang thiếu hụt vì ngành công nghiệp máy bay Nga phải chịu áp lực lớn do cuộc chiến tranh với Ukraine. Việc hệ thống khí tài quân sự của Nga gánh chịu thiệt hại đáng kể khi tham chiến tại Ukraine đã khiến Ấn Độ phải đánh giá lại độ tin cậy của những vũ khí này trong kho quân sự của mình. Tuy nhiên, việc cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ Nga có thể gây ra tổn thất vượt quá ngân sách quốc phòng của Ấn Độ trong bối cảnh New Delhi vẫn cần sự hỗ trợ từ Moscow cho chương trình tàu ngầm hạt nhân.

Bên cạnh đó, mong muốn duy trì định hướng “liên kết toàn thể” (omni-alignment) của Ấn Độ tiềm ẩn nhiều khó khăn khi New Delhi thiếu những nguồn lực kinh tế cần có, như liên kết thương mại bền vững và lâu dài hay đầu tư tài chính thực chất để có thể thật sự “độc lập” trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, thách thức của Ấn Độ là cần phải tạo động lực để các đối tác trong QUAD là Mỹ, Nhật Bản và Australia tham gia hợp tác lâu dài với quốc gia này. Ngoài ra, vì vẫn được xếp trong nhóm các nước đang phát triển, các chính sách bất lợi về thương mại và thuế quan bắt nguồn từ thương chiến Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Ấn Độ.

Lạc quan thận trọng

Sở hữu vị trí địa lý mang tính chiến lược ở Ấn Độ Dương, một nền kinh tế phát triển và khả năng quân sự tiên tiến, Ấn Độ đang là quốc gia dẫn đầu trong số các nền kinh tế mới nổi. Bằng cách tận dụng những lợi thế về tri thức, khoa học, công nghệ, cùng việc theo đuổi một chính sách ngoại giao cân bằng và thực tế, Ấn Độ có thể chiếm vai trò to lớn hơn trong việc định hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng, đồng thời tăng cường thực lực quốc gia.

Nhìn chung, triển vọng cường quốc của Ấn Độ không chỉ được thể hiện qua một số động thái gần đây mà còn được cấu thành từ những nền tảng lâu dài mà quốc gia này đã xây dựng kể từ khi giành độc lập. Tuy vậy, cách tiếp cận đa liên kết của Ấn Độ nhằm cân bằng trong các quan hệ đối ngoại, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gay gắt, cũng khiến tính bền vững trong định hướng chiến lược dài hạn của quốc gia này chịu thử thách.

Do đó, khả năng trở thành một cường quốc thực thụ của Ấn Độ không chỉ được quyết định bởi các yếu tố thuộc về nội lực, như tiềm lực quân sự, kinh tế, sự linh hoạt trong chính sách đối ngoại, hay vị thế và khả năng ảnh hưởng ở khu vực, mà còn phụ thuộc rất lớn vào tham vọng và khả năng của quốc gia này trong việc vươn lên khỏi vị trí trung cường (middle power) hiện tại, như trong báo cáo “Asia Power Index” 2023 của Lowy Institute đã chỉ ra.

Sau khi giành độc lập vào năm 1947, một câu hỏi đã được đặt ra: “Liệu Ấn Độ có tồn tại được không?” Giờ đây, sau hơn 70 năm, câu hỏi đó đã được thay thế bằng: “Liệu Ấn Độ có thể trở thành cường quốc hay không?”. Lịch sử đã chỉ ra rằng đôi khi để tồn tại, một quốc gia cần phải khuếch trương sức mạnh. Ấn Độ cũng đang đứng trước sự lựa chọn này. Kết quả của Hội nghị Thượng đỉnh G20 vừa qua cùng những sự kiện xoay quanh nó có thể giúp ta hiểu hơn về những lựa chọn của Ấn Độ trong tương lai.

Những động thái “biểu tượng” của Ấn Độ trước thềm Hội nghị G20

“Bharat chào mừng các đại biểu với tư cách là Chủ tịch của nhóm G20”, đây là phát biểu chào mừng của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi khi đón tiếp các đoàn đại biểu tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 lần thứ 18 (2023) được tổ chức tại New Delhi. Thủ tướng Modi đã gọi tên quốc gia bằng từ tiếng Phạn là “Bharat” - tên gọi từ thời tiền thuộc địa, thay cho “India” như thông lệ. Mặc dù cái tên “Bharat” vốn đã gần gũi và luôn hiện diện trong tâm trí người dân Ấn Độ, việc Thủ tướng Modi sử dụng “Bharat” thay cho tên tiếng Anh là “India” đã thể hiện mong muốn về một Ấn Độ tự cường trên nền tảng trân trọng lịch sử và củng cố bản sắc lâu đời của mình. Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ (bao gồm cả Đảng Nhân dân Ấn Độ mà Thủ tướng Modi là thành viên), đây có thể được xem như là một “thắng lợi nhỏ” mang tính biểu tượng.

Nhưng mong muốn làm mới bản sắc của Ấn Độ không chỉ được thể hiện qua tên gọi. Ngày 18/9, Thủ tướng Modi và các quan chức cấp cao Ấn Độ đã đến “chào tạm biệt” tòa nhà Quốc hội cũ. Hành động này cho thấy, Ấn Độ hiện đại sẽ được xây dựng dựa trên các giá trị lịch sử với sự nhấn mạnh vào hệ tư tưởng Hindutva (cho rằng “Tính Hindu” không được xác định bởi sự liên kết tôn giáo mà bởi quốc tịch, văn hóa và chủng tộc). Từ ngày 19/9, các phiên họp của Quốc hội Ấn Độ sẽ được tổ chức ở tòa nhà Quốc hội mới. Điều này mang một ý nghĩa đặc biệt vì tòa nhà Quốc hội mới không chỉ có sức chứa cho cả Hạ viện và Thượng viện, mà kiến trúc nơi này còn in đậm dấu ấn của tinh thần Ấn Độ giáo (như cấu trúc hình tam giác Trikona tượng trưng cho thiền định, sáu cổng vào được đặt tên theo những sinh vật trong thần thoại Ấn Độ). So sánh với thời kỳ thế tục của Thủ tướng Nehru, công trình này là điểm mới trong quá trình xây dựng bản sắc Ấn Độ của chính quyền Modi.

Khoảng 1 tuần trước Hội nghị Thượng đỉnh G20, Ấn Độ đã phát động một cuộc tập trận quy mô lớn dọc biên giới với Trung Quốc và Pakistan. Tại đây, New Delhi đã triển khai những khí tài tiên tiến nhất của mình. Mặc dù Trishul (tên gọi của cuộc tập trận) vốn là đợt tập trận cấp chỉ huy thường niên của Lực lượng Không quân Ấn Độ (IAF), việc hoạt động quân sự này diễn ra trước Hội nghị G20 lại mang nhiều hàm ý quan trọng. Bằng việc điều động một lực lượng Không quân lớn dọc theo tuyến biên giới phía Bắc và Tây Bắc, bao gồm cả khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc tại Ladakh, Ấn Độ muốn khẳng định chủ quyền lãnh thổ của mình trong bối cảnh căng thẳng Trung - Ấn bùng phát trở lại sau khi Trung Quốc công bố cái gọi là “Bản đồ tiêu chuẩn năm 2023” và tuyên bố chủ quyền với các vùng đất mà Ấn Độ nhận định là của họ (bang Arunachal Pradesh và cao nguyên Aksai Chin). Đây là một điểm mới trong chính sách giải quyết các tranh chấp liên quan đến Đường kiểm soát thực tế Ấn - Trung (LAC), bởi trước đó, tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) vào tháng 8, lãnh đạo hai nước đã đồng thuận nhanh chóng rút lui nhằm hạ nhiệt căng thẳng. Thành công của cuộc tập trận cũng góp phần nâng cao uy tín của Ấn Độ trong cương vị là Chủ tịch G20.

Từ khi được bổ nhiệm làm Chủ tịch G20 vào năm ngoái, xuyên suốt một năm nhiệm kỳ, Ấn Độ đã tổ chức khoảng 200 cuộc họp cấp cao ở gần 60 địa phương trên khắp cả nước. Ngoài mục đích khởi động cho Hội nghị Thượng đỉnh, việc này còn nhằm giúp Ấn Độ “phô diễn” những di sản văn hóa, tiến bộ công nghệ, và đặc biệt là tuyên bố chủ quyền của mình ở một số khu vực. Cụ thể, mặc dù bị Pakistan chỉ trích, Ấn Độ vẫn triển khai các cuộc họp cấp cao tại Srinagar, thủ phủ của Kashmir, đồng thời là khu vực tranh chấp giữa hai quốc gia này. Vào tháng 5, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi đã gọi Jammu và Kashmir là “những phần không thể tách rời của Ấn Độ”. Đây là động thái mới nhất trong nỗ lực khẳng định chủ quyền của Ấn Độ đối với Jammu và Kashmir sau khi nước này thu hồi Điều 370 của Hiến pháp - điều khoản quy định về tình trạng đặc biệt của vùng lãnh thổ trên vào năm 2019.

Hội nghị G20 - thành công ngoại giao của New Delhi

Tuần lễ G20 diễn ra vào tháng 9 vừa qua có ý nghĩa quan trọng đối với Ấn Độ. Kết quả của G20 là một chiến thắng về ngoại giao cho chính quyền Modi, dù một số nhà phân tích đã cho rằng các điều khoản tại Hội nghị không thực sự quan trọng với nền chính trị trong nước. Rút kinh nghiệm từ kết quả của G20 năm ngoái khi chương trình nghị sự bị bao phủ bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine, Ấn Độ - với tư cách Chủ tịch G20 năm nay - cần tìm được điểm tương đồng mà các quốc gia có thể chia sẻ trong bối cảnh chính trị thế giới đầy chia rẽ, để định hướng các nhà lãnh đạo cùng hợp tác để giải quyết những vấn đề mang tính sống còn như biến đổi khí hậu, chuyển dịch năng lượng công bằng, xóa nợ toàn cầu,... thay vì để các xung đột địa chính trị chi phối chương trình nghị sự chung. Do đó, về mặt đối ngoại, việc các quốc gia đồng thuận hoàn toàn với 83 điều khoản của Tuyên bố G20 đã giúp củng cố vị thế và ảnh hưởng của New Delhi.

Thành công của Ấn Độ tại G20 còn giúp củng cố hình ảnh của quốc gia này trong vai trò là tiếng nói đại diện cho các nước thuộc thế giới thứ ba. Vào tháng 9, Ấn Độ đã ghi dấu ấn với việc kết nạp Liên minh châu Phi (African Union) vào G20. Đây là lần kết nạp quan trọng nhất trong lịch sử mở rộng của diễn đàn. Trong môi trường quốc tế như hiện nay, các quốc gia “phương Nam” (Global South) đang bị hạn chế về tầm ảnh hưởng trong các thể chế đa phương - vốn đã bị chi phối vì lợi ích của các quốc gia “phương Bắc” (Global North). Ấn Độ hoàn toàn có khả năng nêu lên những mối quan ngại này bằng cách đưa chúng vào chương trình nghị sự tại các hội nghị quốc tế. Điều này là nhờ vị trí đặc biệt của Ấn Độ. Quốc gia này đã xây dựng được các mối quan hệ đối tác chặt chẽ với các cường quốc, nhưng cũng gặp phải những thách thức tương tự như các quốc gia đang phát triển. Vào tháng 12/2022, Thủ tướng Modi đã phát biểu: “Những ưu tiên trong G20 của chúng ta sẽ được định hình với sự tham vấn không chỉ từ các đối tác G20 mà còn từ cả những người bạn đồng hành của chúng tôi ở phương Nam, những nước mà tiếng nói của họ thường không được lắng nghe”. Theo đó, từ đầu nhiệm kỳ Chủ tịch G20 (2021-2023), Ấn Độ đã xem việc thúc đẩy giải quyết những vấn đề của các quốc gia “phương Nam” là trọng tâm chiến lược. Do đó, bên cạnh giúp Ấn Độ được công nhận về tầm ảnh hưởng, kết quả của G20 còn giúp củng cố địa vị của New Delhi trong vai trò là trung tâm liên kết của các nước đang phát triển.

Thành công của Ấn Độ tại Hội nghị G20 năm nay được giới chuyên gia đánh giá cao vì đã giải quyết được vấn đề tầm nhìn chiến lược trong ngoại giao và những vấn đề thực chất xoay quanh con người. Sáng kiến “Tất cả mọi người đoàn kết"  đã được Thủ tướng Modi nhận định sẽ đóng vai trò là “nguyên tắc hướng dẫn” cho nền phúc lợi toàn cầu khi thế giới chuyển từ cách tiếp cận lấy thu nhập bình quân làm trung tâm (GDP-centric approach) sang phương thức lấy con người làm trọng tâm (human-centric one). Kể từ khi sáng kiến này được công bố tại Ấn Độ vào năm 2014, chính quyền Modi đã triển khai các chương trình như Sứ mệnh Quốc gia về Tài chính Toàn diện (Pradhan Mantri Jan-Dhan Yojana) nhằm mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính cho người dân, được nhận xét là một trong những sáng kiến ​​tài chính toàn diện lớn nhất thế giới. Đề án Y tế Nhân dân (Pradhan Mantri Jan Arogya Yojana) nhằm cung cấp bảo hiểm y tế trị giá 5.000.000 rupee mỗi năm cho gia đình có thu nhập thấp cũng được cho là sẽ trở thành chương trình bảo hiểm sức khỏe lớn nhất thế giới. Với những thành tựu này, Thủ tướng Modi đã khẳng định mô hình “Sabka Saath, Sabka Vikas” có thể trở thành “phương châm chỉ đạo” cho sự phát triển của nền phúc lợi xã hội toàn cầu.

Từ “Không liên kết” đến “Đa liên kết” - Những yếu tố nền tảng và lợi ích

Với việc Chiến tranh Lạnh kết thúc (1991), vai trò của Ấn Độ trong Phong trào Không liên kết (Non-Aligned Movement - NAM) cũng suy giảm. Cụ thể, sự tan rã của Liên Xô (1991) đã làm gián đoạn nguồn cung vũ khí giá rẻ, và giảm đi sự ủng hộ dành cho Ấn Độ đối với vấn đề tranh chấp tại Goa và Kashmir trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, đồng thời tình trạng kinh tế trì trệ kéo dài và bất ổn trong nước vào thập niên 90 của thế kỷ XX đã gây ra cuộc khủng hoảng giai đoạn đầu ở Ấn Độ.

Tuy nhiên, động lực cho việc chuyển hướng dần trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ bắt nguồn từ định hướng đổi mới nền kinh tế. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đánh giá lại vai trò đối tác của Mỹ, Nga, Trung Quốc và các nước thuộc nhóm NAM tại Đông Nam Á trong chiến lược của mình.

Đối với Mỹ, Ấn Độ dưới thời Thủ tướng P.V. Narasimha Rao đã cải cách kinh tế sâu rộng, tạo tiền đề cho quan hệ kinh tế Mỹ - Ấn. Chính quyền Narasimha Rao đã bãi bỏ quy định (deregulation) về giấy phép và hạn ngạch, khởi xướng tư nhân hóa, cải cách thuế và các biện pháp kiểm soát lạm phát thúc đẩy tăng trưởng nhanh trong nhiều thập kỷ. Các cải cách này đã mang lại hiệu quả ngoại giao, khi vào ngày 20/3/2000, Bill Clinton là tổng thống Mỹ đầu tiên có chuyến công du tới Ấn Độ kể từ năm 1978.

Đối với nước Nga hậu Soviet, Ấn Độ vẫn duy trì quan hệ gắn bó dựa trên ba trụ cột chính là hợp tác quốc phòng, hợp tác kinh tế và liên kết địa chính trị. Tuy nhiên, việc Ấn Độ mở cửa nền kinh tế cùng những thay đổi trong địa chính trị quốc tế đã khiến quan hệ giữa hai nước thay đổi. Mặc dù Moscow vẫn là đối tác quốc phòng quan trọng của New Delhi trong nghiên cứu, phát triển và sản xuất chung (hệ thống tên lửa BrahMos, dây chuyền sản xuất máy bay SU-30 và xe tăng T-90), hợp tác trong hai trụ cột còn lại đã suy giảm. Cụ thể, vào năm 2020, xuất khẩu của Nga sang Ấn Độ - ngoài vũ khí - đạt dưới 6 tỷ USD và xuất khẩu của Ấn Độ sang Nga chưa đến 3 tỷ USD.

Đối với Trung Quốc, từ trước khi nổ ra chiến tranh Trung - Ấn (1962), quan hệ hai nước có những căng thẳng (như xung đột quân sự ở Tây Tạng và tranh chấp biên giới ở dãy Himalaya). Đến năm 1993, quan hệ này đã có những biến chuyển khi Thủ tướng P.V. Narasimha Rao ký Hiệp định Duy trì Hòa bình và Ổn định dọc theo Đường kiểm soát thực tế ở Khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc (BPTA), đánh dấu nỗ lực bình thường hóa quan hệ hai nước. Tuy nhiên, đến nay, quan hệ giữa New Delhi và Bắc Kinh tồn tại cả yếu tố cạnh tranh và hợp tác trên các khía cạnh như tăng trưởng kinh tếmở rộng khả năng quân sự.

Đối với các quốc gia Đông Nam Á, từ năm 1991, Ấn Độ đã theo đuổi Chính sách Hướng Đông (Look East Policy) với các quốc gia cùng thuộc phong trào Không liên kết, dựa trên những điểm chung như quá trình phi thực dân hóa (decolonization), các mối quan hệ văn hóa, thương mại, đầu tư và sản xuất. Chính sách này được thúc đẩy khi Thủ tướng Narasimha Rao đến thăm Việt Nam (1994), Singapore (1994) và sự kiện Ấn Độ trở thành đối tác đối thoại quan trọng với ASEAN vào năm 1992. Ấn Độ đã tiếp tục thực hiện chính sách này bằng cách trở thành đối tác cấp cao của ASEAN (2002) và tham gia vào một số sáng kiến khu vực như Sáng kiến vùng Vịnh Bengal về hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa khu vực (BIMSTEC) và Hợp tác Ganga-Mekong. Vào năm 2014, Thủ tướng Narendra Modi điều chỉnh Chính sách Hướng Đông thành Chính sách Hành động phía Đông (Act East Policy) để thúc đẩy hợp tác kinh tế với Đông Nam Á, tập trung vào 3 trụ cột (3Cs): Commerce (Thương mại), Culture (Văn hoá) và Connectivity (Kết nối).

Với những nền tảng kể trên, các nhà nghiên cứu khẳng định Ấn Độ đã từng bước xoay trục trong chính sách đối ngoại, từ “Không liên kết” (NAM) sang “Đa liên kết” (Multi-alignment) nhằm tăng cường hiện diện và sự hội nhập trong bối cảnh quốc tế mới. Đối với hợp tác kinh tế, định hướng này cho phép Ấn Độ mở rộng quan hệ thương mại với nhiều quốc gia và góp phần giảm sự phụ thuộc vào các đối tác truyền thống. Thông qua “Đa liên kết”, Ấn Độ cũng có thể tăng cường an ninh quốc gia bằng cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với nhiều quốc gia khác, như hợp tác quốc phòng, chia sẻ thông tin tình báo và tập trận chung.

Triển vọng cường quốc của Ấn Độ?

Ấn Độ trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Những năm gần đây, sự chuyển hướng trong chiến lược của các quốc gia đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đã phản ánh những thay đổi quan trọng về địa chính trị và địa kinh tế toàn cầu trong thế kỷ XXI, trong đó Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ là ba nhân tố quan trọng nhất. Tầm nhìn của Ấn Độ đối với khu vực này phần lớn được thúc đẩy thông qua Chính sách Hướng Đông (năm 1991) và gần đây là Chính sách Hành động phía Đông (năm 2014). Năm 2019, khoảng 61% xuất khẩu và 57% nhập khẩu toàn cầu của Ấn Độ là qua khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, góp phần phản ánh sự phụ thuộc về thương mại quốc tế của Ấn Độ đối với khu vực này.

Ấn Độ cũng đang dẫn đầu các chương trình và dự án tiểu vùng trong khu vực, điển hình như Sáng kiến Bangladesh, Bhutan, India, Nepal (BBIN) nhằm tăng cường kết nối với khu vực Nam Á, Dự án vận tải quá cảnh đa phương Kaladan giữa Ấn Độ và Myanmar, Đường cao tốc ba bên Ấn Độ - Myanmar - Thái Lan… Không giống như cấu trúc châu Á - Thái Bình Dương, cấu trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có khả năng mang đến cho New Delhi cơ hội vượt lên trên vị thế cường quốc tầm trung vốn có của mình.

Những cơ hội về kinh tế

Ấn Độ là một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trong giai đoạn 2022-2023 với tốc độ 7,2%, đứng thứ hai trong số các nước G20 và gần gấp đôi mức trung bình của các nền kinh tế đang phát triển. Thị trường nội địa rộng lớn với nguồn cầu cao đã mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ và giúp Ấn Độ bảo vệ được nền kinh tế của mình khỏi những biến động của nền kinh tế thế giới.

Đặc biệt hơn, các thể chế đa phương mà Ấn Độ tham gia có khả năng trở thành đòn bẩy giúp New Delhi tối đa hóa các tiềm lực kinh tế của mình. Có thể kể đến BRICS, khối này đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác và hội nhập kinh tế sâu rộng giữa các thành viên, giúp gia tăng dòng chảy thương mại giữa Ấn Độ và các đối tác nội khối. Các thành viên của BRICS đã cung cấp cho Ấn Độ những thị trường xuất khẩu mới, giúp đa dạng hóa hoạt động xuất khẩu của quốc gia này. Thông qua thương mại với các nước như Brazil, Ấn Độ cũng có được khả năng tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng, đảm bảo nguồn cung ổn định cho các ngành công nghiệp của mình.

Ngoài ra, khi là thành viên của Bộ tứ Kim cương (gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ - QUAD), Ấn Độ sẽ hưởng lợi từ các khoản đầu tư lớn khi Mỹ và Nhật Bản sẽ tiếp tục là nguồn đầu tư nước ngoài trực tiếp (FDI) chính cho Ấn Độ trong lĩnh vực dịch vụ, viễn thông và phần mềm (mức tăng trưởng ngành dịch vụ của Ấn Độ đang suy giảm đáng kể trong khi nhu cầu trong nước lại tăng cao). Quá trình Ấn Độ và QUAD chuyển hướng hoạt động sản xuất hàng hóa và công nghệ sang Đông Nam Á cũng sẽ hỗ trợ cho sự phát triển thị trường vốn và công nghiệp của New Delhi.

Ấn Độ có tiềm năng to lớn trong việc phát triển công nghệ bán dẫn. Cụ thể, quốc gia này hiện sở hữu thị trường với nhu cầu về các thiết bị và linh kiện điện tử cao (khoảng 24 tỷ USD), mang lại sức hấp dẫn cho các tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực bán dẫn trên thế giới (như QualcommMicron). Chính phủ Ấn Độ cũng tích cực đưa ra nhiều sáng kiến và chính sách để thúc đẩy lĩnh vực này, như chương trình “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India) và “Chính sách quốc gia về điện tử” (National Policy on Electronics). Thêm vào đó, Ấn Độ cũng đáp ứng được yêu cầu về nhân lực của ngành công nghiệp bán dẫn khi sở hữu lợi thế là lượng lớn kỹ sư thiết kế có tay nghề cao (khoảng 125,000). Việc thành công gia nhập vào chuỗi cung ứng chất bán dẫn toàn cầu (dẫn đầu bởi Mỹ cùng các đồng minh và các đối tác thân cận như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản), sẽ giúp Ấn Độ đạt được những bước tiến về quân sự, y tế, giao thông vận tải và năng lượng sạch. Tiềm năng của Ấn Độ cũng được cho là sẽ giúp các công ty đa quốc gia chuyển dần thị trường sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng chất bán dẫn.

Những thách thức vẫn tồn tại

Ấn Độ đang phải “chật vật” duy trì cam kết “tự chủ chiến lược” khi mà nền quốc phòng của quốc gia này vẫn phụ thuộc vào Nga. Lớp máy bay Sukhoi-30 được không quân Ấn Độ sử dụng đang thiếu hụt vì ngành công nghiệp máy bay Nga phải chịu áp lực lớn do cuộc chiến tranh với Ukraine. Việc hệ thống khí tài quân sự của Nga gánh chịu thiệt hại đáng kể khi tham chiến tại Ukraine đã khiến Ấn Độ phải đánh giá lại độ tin cậy của những vũ khí này trong kho quân sự của mình. Tuy nhiên, việc cố gắng thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung vũ khí từ Nga có thể gây ra tổn thất vượt quá ngân sách quốc phòng của Ấn Độ trong bối cảnh New Delhi vẫn cần sự hỗ trợ từ Moscow cho chương trình tàu ngầm hạt nhân.

Bên cạnh đó, mong muốn duy trì định hướng “liên kết toàn thể” (omni-alignment) của Ấn Độ tiềm ẩn nhiều khó khăn khi New Delhi thiếu những nguồn lực kinh tế cần có, như liên kết thương mại bền vững và lâu dài hay đầu tư tài chính thực chất để có thể thật sự “độc lập” trong bối cảnh cạnh tranh thương mại ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, thách thức của Ấn Độ là cần phải tạo động lực để các đối tác trong QUAD là Mỹ, Nhật Bản và Australia tham gia hợp tác lâu dài với quốc gia này. Ngoài ra, vì vẫn được xếp trong nhóm các nước đang phát triển, các chính sách bất lợi về thương mại và thuế quan bắt nguồn từ thương chiến Mỹ - Trung sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến Ấn Độ.

Lạc quan thận trọng

Sở hữu vị trí địa lý mang tính chiến lược ở Ấn Độ Dương, một nền kinh tế phát triển và khả năng quân sự tiên tiến, Ấn Độ đang là quốc gia dẫn đầu trong số các nền kinh tế mới nổi. Bằng cách tận dụng những lợi thế về tri thức, khoa học, công nghệ, cùng việc theo đuổi một chính sách ngoại giao cân bằng và thực tế, Ấn Độ có thể chiếm vai trò to lớn hơn trong việc định hình khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, như thúc đẩy sự ổn định và thịnh vượng, đồng thời tăng cường thực lực quốc gia.

Nhìn chung, triển vọng cường quốc của Ấn Độ không chỉ được thể hiện qua một số động thái gần đây mà còn được cấu thành từ những nền tảng lâu dài mà quốc gia này đã xây dựng kể từ khi giành độc lập. Tuy vậy, cách tiếp cận đa liên kết của Ấn Độ nhằm cân bằng trong các quan hệ đối ngoại, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh nước lớn gay gắt, cũng khiến tính bền vững trong định hướng chiến lược dài hạn của quốc gia này chịu thử thách.

Do đó, khả năng trở thành một cường quốc thực thụ của Ấn Độ không chỉ được quyết định bởi các yếu tố thuộc về nội lực, như tiềm lực quân sự, kinh tế, sự linh hoạt trong chính sách đối ngoại, hay vị thế và khả năng ảnh hưởng ở khu vực, mà còn phụ thuộc rất lớn vào tham vọng và khả năng của quốc gia này trong việc vươn lên khỏi vị trí trung cường (middle power) hiện tại, như trong báo cáo “Asia Power Index” 2023 của Lowy Institute đã chỉ ra.

Từ khoá: Ấn Độ cường quốc tầm trung Hội nghị G20 ngoại giao đa phương

BÀI LIÊN QUAN