Kinh tế   12/08/2024

Việt Nam thu hút đầu tư từ Đài Loan

Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến ưu tiên cho các gã khổng lồ công nghệ Đài Loan muốn mở rộng hoạt động sản xuất và giảm thiểu rủi ro do phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

Image
Đài Loan có thể cung cấp cho Việt Nam một lượng lớn chuyên môn về công nghệ, điện tử v.v. - (C): Le Toan/VIR

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc diễn biến phức tạp cùng các biện pháp trả đũa thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết, nhiều doanh nghiệp đã dịch chuyển chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn nhằm giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc quá mức vào thị trường tỷ dân này. Nhiều học giả quốc tế gọi cách tiếp cận này là chiến lược “Trung Quốc cộng Một” (“China Plus One”, “Plus One”, hay “C+1”).

Giữa làn sóng đó, Việt Nam – “ngôi sao đang lên ở châu Á” – là quốc gia được bàn tán sôi nổi. Hà Nội trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho Bắc Kinh nhờ vị trí địa lý gần với gã khổng lồ kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, lực lượng nhân công giá rẻ, thị trường nội địa giàu tiềm năng và những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo lực lượng lao động. Lợi thế so sánh của Việt Nam cũng được củng cố nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành sản xuất thâm dụng lao động sang các ngành công nghệ cao dựa vào chuyên môn kỹ thuật.

Trước xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và thực trạng phục hồi kinh tế mất cân đối của Trung Quốc, các doanh nghiệp Đài Loan đã để mắt đến Việt Nam như một điểm đến mới nổi cho hoạt động kinh doanh, qua đó đa dạng hóa nguồn doanh thu và giảm thiểu rủi ro về sản xuất và chuỗi cung ứng.

Theo CY Huang - người sáng lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á (Southeast-Asia Impact Alliance), Việt Nam đã vươn lên trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho các công ty Đài Loan trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á.

Đài Loan bắt đầu đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á từ năm 1988, không lâu sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12/1987. Trong Chính sách hướng Nam mới (New Southbound Policy) do chính quyền bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đưa ra vào năm 2016, Đài Loan đã xác định Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu.

Trong hơn 35 năm qua, đầu tư từ Đài Loan sang Việt Nam đã có ​​sự thay đổi mạnh mẽ, với trọng tâm dịch chuyển từ các ngành thâm dụng lao động như đồ gỗ nội thất, da, giày dép và dệt may sang các ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh như chất bán dẫn, điện tử và thiết bị máy móc có giá trị cao.

Trong giai đoạn 2022 - 2023, vốn đầu tư từ Đài Loan sang Việt Nam đã tăng gấp bốn lần, đạt lũy kế 2,2 tỷ USD vào năm 2023, qua đó cho thấy Đài Loan xem Việt Nam là một thị trường có tiềm năng lớn. Đài Loan hiện đứng vị trí thứ tư trong số 145 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 3.200 dự án và tổng vốn đăng ký trên 39,5 tỷ USD. Trong đó, ngành công nghiệp điện tử dẫn đầu về giá trị đầu tư với 4 dự án có tổng trị giá 255 triệu USD, chiếm 50% trong tổng vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam. Vị trí thứ hai thuộc về ngành may mặc với 24%, tiếp theo là ngành thiết bị điện với 11%.

Đầu tư của Đài Loan trải đều trên hơn 50 tỉnh, thành của Việt Nam. Trong số đó, Hà Tĩnh, Bình Dương, Đồng Nai là các địa phương nhận được nhiều vốn đăng ký đầu tư nhất, lần lượt đạt hơn 11 tỷ USD, hơn 6 tỷ USD và 5 tỷ USD. Đài Loan cũng đầu tư đáng kể vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.

Trong nửa đầu năm 2024, Đài Loan công bố 39 dự án đầu tư công nghiệp mới với giá trị lên tới 513,37 triệu USD, tương đương 49% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hòn đảo này vào Việt Nam ở thời điểm đó. Trong đó, các địa phương phía Bắc của Việt Nam nhận được 22 dự án, phía Nam nhận được 17 dự án. Mặc dù phía Bắc thu hút số lượng dự án nhiều hơn, nhưng phía Nam vẫn đạt được giá trị đầu tư cao nhất, với 285,4 triệu USD.

Trong những năm gần đây, các công ty Đài Loan đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật số. Các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan như Foxconn, Pegatron, Quanta, Qisda, Compal, Tripod Technology, Wistron đều đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc hoặc đang tìm cách mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam.

Trong số những cái tên này, Hon Hai Precision Industry Co., hay Foxconn, đã trở thành tập đoàn tiên phong trong chiến lược C+1 của Đài Loan. Đầu tháng 7, Foxconn đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án có tổng giá trị 551 triệu USD tại Quảng Ninh. Để thúc đẩy chiến lược C+1, Foxconn thậm chí đã tăng gấp ba số dự án sản xuất ở Việt Nam

Tiềm năng để các công ty công nghệ cao Đài Loan tăng cường đầu tư vào Việt Nam là rất hứa hẹn. Triển vọng này càng được thúc đẩy bởi những sáng kiến ​​gần đây của chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó phải kể đến Nghị định 10/2024/ND-CP (bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3), theo đó tạo ra các ưu đãi đầu tư và biện pháp hỗ trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công nghệ cao.

Năm ngoái, chính phủ công bố chiến lược bán dẫn quốc gia và khởi động kế hoạch “đào tạo 50.000 kỹ sư cho tất cả các khâu của chuỗi giá trị” trong ngành công nghiệp này vào năm 2030. Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) của Việt Nam đang hợp tác cùng các doanh nghiệp, trường đại học và chuyên gia Đài Loan để xây dựng các trung tâm đào tạo thiết kế chip, tổ chức các chương trình đào tạo, hỗ trợ giấy phép và phần mềm cho các cơ sở giáo dục.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Vietnam-Taiwan Business Forum) được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 4, ông Richard R. C. Shih, đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng Việt Nam “đã chứng tỏ vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các công ty Đài Loan ở Đông Nam Á và trên toàn cầu”, đồng thời cho biết thêm các công ty sản xuất điện tử Đài Loan sẽ tiếp tục coi Việt Nam là lựa chọn ưu tiên để đầu tư ra nước ngoài trong ba năm tới. Một khảo sát gần đây của Bộ Kinh tế Đài Loan cho thấy có 17,7% công ty sản xuất truyền thống và 15,04% công ty công nghệ thông tin và kỹ thuật số của Đài Loan đang tìm cách mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan còn rất lớn. Khi các công ty Đài Loan chuyển hoạt động sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Đông Nam Á, Việt Nam có thể hưởng lợi từ chuyên môn và nguồn lực trong ngành bán dẫn của vùng lãnh thổ này, tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội hiện thực hoá tham vọng trở thành trung tâm sản xuất chip bán dẫn của châu Á.

Là một trung tâm kiểm nghiệm và đóng gói chip bán dẫn, Việt Nam đã tăng cường bồi dưỡng công nghệ cho sinh viên thế hệ Z với kỳ vọng tăng số lượng kỹ sư bán dẫn lên gấp mười lần trong vòng 10 năm tới. Các cơ sở giáo dục, công ty công nghệ cao từ Việt Nam và Đài Loan nên khám phá các cơ hội hợp tác thông qua các chương trình trao đổi học thuật và tham quan thực tế, nhằm biến hợp tác công nghệ cao thành động lực mới trong quan hệ song phương.

Mặc dù đã có 5 trường đại học ở Việt Nam triển khai các chương trình đào tạo về bán dẫn và thiết kế chip, nhưng có khả năng sẽ xảy ra tình trạng chảy máu chất xám đối với các chuyên gia/ kỹ sư có chuyên môn và tay nghề cao do mức lương thấp. Bên cạnh chú trọng đào tạo các kỹ sư giỏi trong lĩnh vực bán dẫn và điện tử, chính phủ cũng cần đề ra một kế hoạch khả thi để tăng lương và các chính sách ưu đãi nhằm giữ chân người tài.

Bên cạnh đó, Đài Loan có thể hỗ trợ Việt Nam ở khía cạnh đào tạo lực lượng lao động. Chương trình Đào tạo Nhân tài Công nghiệp Quốc tế (International Industrial Talents Education Special - INTENSE) của Bộ Giáo dục Đài Loan, tập trung vào việc phát triển nhân tài trong các lĩnh vực STEM, tài chính và bán dẫn, có thể cung cấp cơ hội để sinh viên Việt Nam tham gia các khóa đào tạo và trải nghiệm thực tế tại các cơ sở giáo dục của Đài Loan.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, các sinh viên tham gia chương trình INTENSE sẽ phải làm việc ít nhất hai năm cho các công ty đã hỗ trợ học bổng. Sau đó, họ có thể chọn làm việc tại Đài Loan hoặc quay về Việt Nam. Dù chọn hướng đi nào, lực lượng tài năng trẻ đều có thể trở thành cầu nối giữa Đài Loan và Việt Nam, góp phần giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động ở cả hai nền kinh tế.

Tóm lại, Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn cho các công ty Đài Loan tìm cách giảm thiểu rủi ro từ bất ổn địa chính trị. Về phần mình, đầu tư của Đài Loan có thể đưa Việt Nam bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời góp phần giúp Việt Nam hiện thực hoá tham vọng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050.

*Ghi chú của VSF: Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Taipei Times với tiêu đề “Enhancing investment in Vietnam”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của tác giả.

Trong bối cảnh cạnh tranh giữa các cường quốc diễn biến phức tạp cùng các biện pháp trả đũa thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa có hồi kết, nhiều doanh nghiệp đã dịch chuyển chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang các quốc gia có chi phí lao động thấp hơn nhằm giảm thiểu rủi ro từ việc phụ thuộc quá mức vào thị trường tỷ dân này. Nhiều học giả quốc tế gọi cách tiếp cận này là chiến lược “Trung Quốc cộng Một” (“China Plus One”, “Plus One”, hay “C+1”).

Giữa làn sóng đó, Việt Nam – “ngôi sao đang lên ở châu Á” – là quốc gia được bàn tán sôi nổi. Hà Nội trở thành một lựa chọn thay thế hấp dẫn cho Bắc Kinh nhờ vị trí địa lý gần với gã khổng lồ kinh tế, tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, lực lượng nhân công giá rẻ, thị trường nội địa giàu tiềm năng và những nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng và đào tạo lực lượng lao động. Lợi thế so sánh của Việt Nam cũng được củng cố nhờ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ các ngành sản xuất thâm dụng lao động sang các ngành công nghệ cao dựa vào chuyên môn kỹ thuật.

Trước xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu và thực trạng phục hồi kinh tế mất cân đối của Trung Quốc, các doanh nghiệp Đài Loan đã để mắt đến Việt Nam như một điểm đến mới nổi cho hoạt động kinh doanh, qua đó đa dạng hóa nguồn doanh thu và giảm thiểu rủi ro về sản xuất và chuỗi cung ứng.

Theo CY Huang - người sáng lập Liên minh Ảnh hưởng Đông Nam Á (Southeast-Asia Impact Alliance), Việt Nam đã vươn lên trở thành điểm dừng chân lý tưởng cho các công ty Đài Loan trong quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng sang Đông Nam Á.

Đài Loan bắt đầu đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á từ năm 1988, không lâu sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam vào tháng 12/1987. Trong Chính sách hướng Nam mới (New Southbound Policy) do chính quyền bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) đưa ra vào năm 2016, Đài Loan đã xác định Việt Nam là điểm đến đầu tư hàng đầu.

Trong hơn 35 năm qua, đầu tư từ Đài Loan sang Việt Nam đã có ​​sự thay đổi mạnh mẽ, với trọng tâm dịch chuyển từ các ngành thâm dụng lao động như đồ gỗ nội thất, da, giày dép và dệt may sang các ngành có tốc độ tăng trưởng mạnh như chất bán dẫn, điện tử và thiết bị máy móc có giá trị cao.

Trong giai đoạn 2022 - 2023, vốn đầu tư từ Đài Loan sang Việt Nam đã tăng gấp bốn lần, đạt lũy kế 2,2 tỷ USD vào năm 2023, qua đó cho thấy Đài Loan xem Việt Nam là một thị trường có tiềm năng lớn. Đài Loan hiện đứng vị trí thứ tư trong số 145 nền kinh tế đầu tư vào Việt Nam, với khoảng 3.200 dự án và tổng vốn đăng ký trên 39,5 tỷ USD. Trong đó, ngành công nghiệp điện tử dẫn đầu về giá trị đầu tư với 4 dự án có tổng trị giá 255 triệu USD, chiếm 50% trong tổng vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam. Vị trí thứ hai thuộc về ngành may mặc với 24%, tiếp theo là ngành thiết bị điện với 11%.

Đầu tư của Đài Loan trải đều trên hơn 50 tỉnh, thành của Việt Nam. Trong số đó, Hà Tĩnh, Bình Dương, Đồng Nai là các địa phương nhận được nhiều vốn đăng ký đầu tư nhất, lần lượt đạt hơn 11 tỷ USD, hơn 6 tỷ USD và 5 tỷ USD. Đài Loan cũng đầu tư đáng kể vào tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.

Trong nửa đầu năm 2024, Đài Loan công bố 39 dự án đầu tư công nghiệp mới với giá trị lên tới 513,37 triệu USD, tương đương 49% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của hòn đảo này vào Việt Nam ở thời điểm đó. Trong đó, các địa phương phía Bắc của Việt Nam nhận được 22 dự án, phía Nam nhận được 17 dự án. Mặc dù phía Bắc thu hút số lượng dự án nhiều hơn, nhưng phía Nam vẫn đạt được giá trị đầu tư cao nhất, với 285,4 triệu USD.

Trong những năm gần đây, các công ty Đài Loan đã tăng cường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất và kỹ thuật số. Các tập đoàn điện tử lớn của Đài Loan như Foxconn, Pegatron, Quanta, Qisda, Compal, Tripod Technology, Wistron đều đã tạo dựng được chỗ đứng vững chắc hoặc đang tìm cách mở rộng năng lực sản xuất tại Việt Nam.

Trong số những cái tên này, Hon Hai Precision Industry Co., hay Foxconn, đã trở thành tập đoàn tiên phong trong chiến lược C+1 của Đài Loan. Đầu tháng 7, Foxconn đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 2 dự án có tổng giá trị 551 triệu USD tại Quảng Ninh. Để thúc đẩy chiến lược C+1, Foxconn thậm chí đã tăng gấp ba số dự án sản xuất ở Việt Nam

Tiềm năng để các công ty công nghệ cao Đài Loan tăng cường đầu tư vào Việt Nam là rất hứa hẹn. Triển vọng này càng được thúc đẩy bởi những sáng kiến ​​gần đây của chính phủ Việt Nam nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, trong đó phải kể đến Nghị định 10/2024/ND-CP (bắt đầu có hiệu lực từ tháng 3), theo đó tạo ra các ưu đãi đầu tư và biện pháp hỗ trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng công nghệ cao.

Năm ngoái, chính phủ công bố chiến lược bán dẫn quốc gia và khởi động kế hoạch “đào tạo 50.000 kỹ sư cho tất cả các khâu của chuỗi giá trị” trong ngành công nghiệp này vào năm 2030. Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) của Việt Nam đang hợp tác cùng các doanh nghiệp, trường đại học và chuyên gia Đài Loan để xây dựng các trung tâm đào tạo thiết kế chip, tổ chức các chương trình đào tạo, hỗ trợ giấy phép và phần mềm cho các cơ sở giáo dục.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Đài Loan (Vietnam-Taiwan Business Forum) được tổ chức lần đầu tiên tại Hà Nội vào tháng 4, ông Richard R. C. Shih, đại diện Văn phòng Kinh tế và Văn hóa Đài Bắc tại Việt Nam, nhấn mạnh rằng Việt Nam “đã chứng tỏ vị thế là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với các công ty Đài Loan ở Đông Nam Á và trên toàn cầu”, đồng thời cho biết thêm các công ty sản xuất điện tử Đài Loan sẽ tiếp tục coi Việt Nam là lựa chọn ưu tiên để đầu tư ra nước ngoài trong ba năm tới. Một khảo sát gần đây của Bộ Kinh tế Đài Loan cho thấy có 17,7% công ty sản xuất truyền thống và 15,04% công ty công nghệ thông tin và kỹ thuật số của Đài Loan đang tìm cách mở rộng đầu tư vào Việt Nam.

Dư địa hợp tác giữa Việt Nam và Đài Loan còn rất lớn. Khi các công ty Đài Loan chuyển hoạt động sản xuất từ ​​Trung Quốc sang Đông Nam Á, Việt Nam có thể hưởng lợi từ chuyên môn và nguồn lực trong ngành bán dẫn của vùng lãnh thổ này, tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội hiện thực hoá tham vọng trở thành trung tâm sản xuất chip bán dẫn của châu Á.

Là một trung tâm kiểm nghiệm và đóng gói chip bán dẫn, Việt Nam đã tăng cường bồi dưỡng công nghệ cho sinh viên thế hệ Z với kỳ vọng tăng số lượng kỹ sư bán dẫn lên gấp mười lần trong vòng 10 năm tới. Các cơ sở giáo dục, công ty công nghệ cao từ Việt Nam và Đài Loan nên khám phá các cơ hội hợp tác thông qua các chương trình trao đổi học thuật và tham quan thực tế, nhằm biến hợp tác công nghệ cao thành động lực mới trong quan hệ song phương.

Mặc dù đã có 5 trường đại học ở Việt Nam triển khai các chương trình đào tạo về bán dẫn và thiết kế chip, nhưng có khả năng sẽ xảy ra tình trạng chảy máu chất xám đối với các chuyên gia/ kỹ sư có chuyên môn và tay nghề cao do mức lương thấp. Bên cạnh chú trọng đào tạo các kỹ sư giỏi trong lĩnh vực bán dẫn và điện tử, chính phủ cũng cần đề ra một kế hoạch khả thi để tăng lương và các chính sách ưu đãi nhằm giữ chân người tài.

Bên cạnh đó, Đài Loan có thể hỗ trợ Việt Nam ở khía cạnh đào tạo lực lượng lao động. Chương trình Đào tạo Nhân tài Công nghiệp Quốc tế (International Industrial Talents Education Special - INTENSE) của Bộ Giáo dục Đài Loan, tập trung vào việc phát triển nhân tài trong các lĩnh vực STEM, tài chính và bán dẫn, có thể cung cấp cơ hội để sinh viên Việt Nam tham gia các khóa đào tạo và trải nghiệm thực tế tại các cơ sở giáo dục của Đài Loan.

Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, các sinh viên tham gia chương trình INTENSE sẽ phải làm việc ít nhất hai năm cho các công ty đã hỗ trợ học bổng. Sau đó, họ có thể chọn làm việc tại Đài Loan hoặc quay về Việt Nam. Dù chọn hướng đi nào, lực lượng tài năng trẻ đều có thể trở thành cầu nối giữa Đài Loan và Việt Nam, góp phần giảm bớt tình trạng thiếu hụt lao động ở cả hai nền kinh tế.

Tóm lại, Việt Nam hiện đang là điểm đến hấp dẫn cho các công ty Đài Loan tìm cách giảm thiểu rủi ro từ bất ổn địa chính trị. Về phần mình, đầu tư của Đài Loan có thể đưa Việt Nam bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đồng thời góp phần giúp Việt Nam hiện thực hoá tham vọng trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050.

*Ghi chú của VSF: Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên Taipei Times với tiêu đề “Enhancing investment in Vietnam”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của tác giả.

Từ khoá: Việt Nam Đài Loan bán dẫn công nghệ cao chuỗi cung ứng Trung Quốc cộng Một

BÀI LIÊN QUAN