Đối đầu công nghệ Mỹ - Trung thời Trump 2.0: Có gì bên dưới tảng băng trôi?
Để không rơi vào tình thế “lưỡng bại câu thương”, hai siêu cường cần cả “đối đầu” và “thỏa hiệp”.
![Image](https://vsforum.org/posts/images_67ac1c4b9cb60.jpg)
![](https://vsforum.org/images/logo-vfs.png)
Đầu tiên, kể từ Cách mạng Công nghiệp, ưu thế công nghệ (thể hiện qua quân đội hiện đại, năng lực chiến tranh mạng, và vị thế dọc theo chuỗi giá trị chất bán dẫn) trở thành yếu tố then chốt trong cân bằng quyền lực giữa các nước và quyết định thị phần của họ trong bản đồ phân phối của nền kinh tế thế giới. Trên mặt trận công nghệ, chất bán dẫn là công nghệ cốt lõi trong cạnh tranh Mỹ - Trung vì nó là nền tảng phần cứng và quyết định khả năng triển khai cho các công nghệ mới nổi khác như điện toán lượng tử, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), trí tuệ nhân tạo (AI) và 5G.
Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc góp phần vào chủ nghĩa dân tuý chống Trung Quốc (anti-China populism) của Trump. Cụ thể, Trump coi Bắc Kinh là kẻ trộm quyền lực và cáo buộc các thể chế quốc tế cùng giới tinh hoa Mỹ đã tạo điều kiện cho sự suy thoái bất công của Mỹ. Việc xây dựng bản sắc Mỹ yếu thế là-bởi-kẻ-thù biện minh cho việc Trump quyết tâm kiềm chế Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ.
Tuy nhiên, khác với quan hệ đối đầu Mỹ - Xô trong Chiến tranh Lạnh, quan hệ Mỹ - Trung gắn kết chặt chẽ qua đầu tư, thương mại và trao đổi giữa nhân dân hai nước. Sự đan xen về lợi ích khiến quá trình “tách rời nhau” (decoupling) kéo dài và tiêu tốn nguồn lực khổng lồ từ hai bên.
“Đối đầu công nghệ” Mỹ - Trung dưới thời Trump 1.0
Nước Mỹ thời Trump 1.0 đã ban hành hàng loạt chính sách để cô lập Trung Quốc. Thứ nhất, chính quyền Trump đã cấm công ty công nghệ Huawei và ZTE của Trung Quốc mua linh kiện Mỹ nếu không có sự chấp thuận đặc biệt, đồng thời loại thiết bị Huawei khỏi các mạng viễn thông Mỹ vì cho rằng chúng có thể thu thập và chuyển giao thông tin cá nhân, doanh nghiệp, hoặc quân sự Mỹ cho chính phủ Trung Quốc theo Luật Tình báo Quốc gia của nước này. Động thái này thuộc sáng kiến “Mạng lưới Sạch” (Clean Network) của Trump, nhằm loại trừ các nhà cung cấp Trung Quốc khỏi mạng lưới viễn thông phương Tây.
Thứ hai, Trump đã ký sắc lệch hành pháp nhằm hạn chế dòng vốn từ các công ty Mỹ vào các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất công nghệ giám sát cho chính phủ Trung Quốc. Thứ ba, chính quyền Trump ép buộc các công ty nước ngoài như Samsung của Hàn Quốc và TSMC của Đài Loan sản xuất chất bán dẫn bằng phần mềm hoặc công nghệ mà Mỹ ngừng bán cho Huawei. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất công cụ bán dẫn của Mỹ sẽ bị cấm bán sản phẩm cho các hãng bán dẫn lớn tại Hàn Quốc và Đài Loan nếu các hãng này sử dụng công nghệ Mỹ để sản xuất sản phẩm cho Huawei. Việc Mỹ áp đặt hạn chế lên công ty nước ngoài ngay tại quốc gia họ có khả năng đe dọa chủ quyền quốc gia của các đồng minh. Hành động đơn phương này có thể dẫn đến xung đột mới với các đồng minh chủ chốt trong việc kiềm chế Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng về công nghệ. Hơn nữa, tuyên bố của Trump vào năm 2019 về việc xem xét lại hình phạt đối với Huawei như một phần của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung tiềm năng đã khiến các đồng minh và đối tác nghi ngại rằng an ninh chỉ là cái cớ để Mỹ biến Huawei thành “con bài mặc cả” trong đàm phán kinh tế với Trung Quốc.
Rốt cuộc, việc cấm đoán có khiến Mỹ an toàn hơn hay mạnh hơn?
Thực tế, quá trình các nhà cung cấp nội địa Mỹ tìm cách thay thế thiết bị Huawei hoặc ZTE rất tốn kém, khiến các doanh nghiệp viễn thông và người dùng cuối khó tiếp cận các công nghệ mới nhất với hiệu suất cao và chi phí tiết kiệm hơn các công nghệ thay thế. Hệ quả từ điều này là năng suất của ngành viễn thông Mỹ, cũng như hiệu quả hoạt động của các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ viễn thông, khó cải thiện nhanh chóng. Hơn nữa, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ nên việc gia tăng rào cản đối với nhiều công ty Mỹ tại Trung Quốc sẽ hạn chế khả năng mở rộng và đổi mới của các công ty này.
Trung Quốc cũng không “bó tay chịu trận” mà đã nhanh chóng thích nghi với tình hình mới.
Kể từ 2016, công nghệ của nước này đã phát triển mạnh do chính phủ gia tăng đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D) để thích ứng với các lệnh cấm từ Mỹ. Trung Quốc có khả năng cạnh tranh với Mỹ ở các lĩnh vực như robot, năng lượng hạt nhân, xe điện, AI, máy tính lượng tử. Nước này cũng nhanh chóng tiến gần đến trình độ dẫn đầu ở lĩnh vực hóa chất, máy công cụ, dược phẩm sinh học và chất bán dẫn.
Nỗ lực tự lực công nghệ của Bắc Kinh là một phần của “Chiến lược Lưu thông Kép” (Dual Circulation Strategy) - kết hợp giữa lưu thông trong nước và lưu thông quốc tế - nhằm giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tăng cường khả năng ứng phó trước rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhìn chung, việc thiếu khả năng trả đũa tương đương trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ so với cuộc chiến thương mại đã góp phần vào sự tập trung đổi mới của Trung Quốc.
Ngoài ra, “Sáng kiến Trung Quốc” (China Initiative) do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra năm 2018 đã thúc đẩy nghi ngờ – thường là không có bằng chứng – rằng các nhà khoa học Trung Quốc và các nhà khoa học Mỹ gốc Hoa có thể hoạt động gián điệp cho Bắc Kinh. Động thái này thúc đẩy làn sóng các nhà khoa học hàng đầu trở về nước để tiếp tục thực hiện nghiên cứu tiên tiến và đào tạo thế hệ những nhà khoa học Trung Quốc mới.
Trump 2.0: Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung sẽ ra sao?
Trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Biden mở đường cho sự leo thang căng thẳng mới về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Trump 2.0. Cụ thể, chính quyền Biden đã thêm nhiều công ty Trung Quốc vào “Danh sách Thực thể” (Entity List). Các công ty thuộc danh sách này phải được cấp phép khi mua hàng hoá, công nghệ và dịch vụ từ Mỹ.
Đáp lại, Trung Quốc cấm xuất khẩu antimon, gali và germani - các kim loại quan trọng trong ứng dụng quốc phòng. Nước này cũng dự định siết chặt kiểm soát xuất khẩu than chì, một nguyên liệu thô hỗ trợ pin xe điện. Đáng chú ý, với gali, germani và antimon, Trung Quốc chiếm tương ứng khoảng 94%, 83% và 50% trữ lượng toàn cầu và khoảng một nửa nguồn cung của Mỹ. Là nhà sản xuất than chì hàng đầu thế giới, Trung Quốc thống trị thị trường khoáng sản quốc tế và tinh chế hơn 90% trên toàn cầu.
Có thể chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục làm việc với Quốc hội và ngành công nghiệp tư nhân nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng khoáng sản của Mỹ. Để thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước, dự kiến chính quyền hiện tại sẽ duy trì “Đạo luật CHIPS và Khoa học” (CHIPS and Science Act) dưới thời Biden. Dự đoán này xuất phát từ sự ủng hộ lưỡng đảng và đóng góp của Đạo luật cho nền kinh tế và việc làm địa phương, nổi bật với đầu tư nghiên cứu khoa học và hỗ trợ TSMC xây dựng nhà máy chế tạo chip tiên tiến ở Arizona. Nếu Đạo luật được duy trì, điều này có thể cho thấy chính quyền Trump 2.0 chú trọng nâng cao năng lực nội địa thay vì chỉ phá hoại đối thủ và ép buộc đồng minh.
Với nhóm nội các mới có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, Trump có thể đưa ra các chính sách quyết liệt hơn, chẳng hạn như tăng cường chạy đua vũ trang AI với Trung Quốc. Trump đã đề cử các cố vấn khoa học về AI, robot và crypto, báo hiệu chính quyền của ông quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, Trump đã cam kết bãi bỏ sắc lệnh hành pháp của Biden về an toàn và công bằng trong phát triển AI vì lo ngại sắc lệnh này cản trở đổi mới. Dù quyết định này có thể được ngành công nghệ nhiệt tình ủng hộ nhằm đẩy nhanh cuộc chạy đua với Trung Quốc, nó tiềm ẩn nguy cơ dỡ bỏ rào cản chống lại tác hại của AI, như vi phạm quyền riêng tư dữ liệu và thông tin thiên vị. Nhìn chung, tin tưởng rằng các doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh mà không cần ranh giới pháp lý và đạo đức là đầy rủi ro và thiếu thực tế.
Ngoài ra, đội ngũ của Trump nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai nhất quán các chính sách cạnh tranh với Trung Quốc khi thách thức lớn nhất có thể đến từ chính xu hướng thay đổi bất ngờ và chủ nghĩa giao dịch (transactionalism) của ông trong quan hệ quốc tế.
Các hành động đơn phương của Trump có thể tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc hội nhập sâu hơn vào các mạng lưới kinh tế thay thế. Chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy các kết nối với những quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Tuy nhiên, dù đã tăng cường đổi mới và đa dạng hoá quan hệ thương mại để giảm tác động từ các chính sách cứng rắn của Mỹ, Trung Quốc khó mà không mất ngủ vì các biện pháp hạn chế đầu tư hoặc thuế quan mới từ Mỹ đối với hàng nhập khẩu công nghệ Trung Quốc, nhất là khi tăng trưởng kinh tế trong nước đang chậm lại.
Trong thông điệp chúc mừng Trump 2.0, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ rằng Mỹ và Trung Quốc đã chịu đựng đối đầu nhưng hưởng lợi từ hợp tác trong suốt lịch sử của quan hệ song phương, đồng thời nhấn mạnh rằng đôi bên cần có cách tiếp cận đúng đắn để hòa hợp trong kỷ nguyên mới. Nếu ngẫm kỹ, ta sẽ thấy tín hiệu này là sự kết hợp giữa lo lắng và cảnh báo ngầm rằng: nếu hai cường quốc không hòa hợp thì nhân loại sẽ gánh hậu quả.
Thậm chí, các động thái kinh tế khiêu khích của Mỹ có thể khiến Trung Quốc phản ứng ngoài phạm vi kinh tế, chẳng hạn như chặn các chuyến hàng vào và ra khỏi Đài Loan để ngăn Mỹ tiếp cận Đài Loan và các công nghệ tại đây.
Có gì bên dưới tảng băng trôi?
Cạnh tranh công nghệ không phải cuộc thi tổng bằng không (zero-sum contest) diễn ra trên các làn đường riêng biệt với một vạch đích cố định. Thay vào đó, chuyển đổi công nghệ là một quá trình phức tạp, trong đó các quốc gia và doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác và xây dựng dựa trên những thành tựu của nhau. Sức mạnh công nghệ của một nước không nên đo bằng mức độ cản trở nước khác mà bằng khả năng giải quyết những thách thức lớn của nhân loại. Hạn chế sự phát triển của nhau không đóng góp cho mục đích đó.
Tất nhiên, vì “Nước Mỹ Trước tiên” (America First) tiếp tục là “chiếc ô chính sách” của chính quyền Trump, thật khó để hy vọng Mỹ cân nhắc lợi ích của các quốc gia khác. Nhưng ít nhất, thay vì chỉ trích và thi hành chính sách cứng rắn với Trung Quốc, Trump nên phân tích điều gì là tốt nhất cho Mỹ. Chẳng hạn, với lợi ích của Mỹ làm trung tâm, chính quyền Trump có thể thúc đẩy hỗ trợ nỗ lực phi carbon hóa và nâng cao tiêu chuẩn lao động ở các quốc gia đối tác và đồng minh, những nơi có khả năng trở thành trung tâm sản xuất và chuỗi cung ứng thay thế nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Có thể hy vọng nhóm cố vấn khoa học mới của Trump sẽ thuyết phục được ông bằng chuyên môn và dữ liệu để hoạch định chính sách công nghệ khôn ngoan. Điều này có thể hạn chế sự bốc đồng đặc trưng của nhà lãnh đạo dân tuý và ảnh hưởng của môi trường chính trị hoá cao độ - nơi các quyết định kinh tế và chính trị bị chi phối bởi ý thức hệ và tư duy đảng phái hơn là các phân tích khách quan.
Rõ ràng, không phải mọi vi mạch hoặc thiết bị đều có giá trị chiến lược đối với các công nghệ quan trọng, cũng không phải mọi hoạt động hợp tác nghiên cứu hay mọi nhà nghiên cứu Trung Quốc đều liên quan đến vấn đề “gián điệp”. Mỹ cần hướng mục tiêu đến các mối đe dọa cụ thể từ chính phủ Trung Quốc, thay vì các nhà khoa học hay các cá nhân của nước này.
Về phía Trung Quốc, sự cứng rắn của Mỹ một phần xuất phát từ lo ngại chính đáng về gián điệp công nghiệp và hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ từ nước này. Do đó, Trung Quốc cần tích cực thay đổi để tránh làm phức tạp thêm quan hệ song phương. Để thoát dần khỏi vòng xoáy xung đột, hai nước có thể cân nhắc áp dụng chiến lược “Tiệm tiến và Tương hỗ nhằm giảm căng thẳng” (Graduated Reciprocation in Tension-reduction) cho một số lĩnh vực. Chiến lược này bao gồm việc khởi xướng các nhượng bộ, nhấn mạnh mục tiêu giảm leo thang, kêu gọi có đi có lại và sau đó đơn phương nhượng bộ. Tất nhiên, việc khởi xướng nhượng bộ đòi hỏi các bên vượt qua lo ngại về chủ nghĩa cơ hội của đối phương. Và việc tìm kiếm sự có đi có lại tích cực đòi hỏi phải liên tục quản lý cảm xúc các bên. Với chủ nghĩa giao dịch của Trump, cách tiếp cận này có thể được ông hưởng ứng phần nào.
Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung sẽ ngày càng gia tăng nhằm tăng cường ưu thế địa chính trị. Tuy nhiên, vì dân tuý không nhất thiết loại trừ tính thực dụng nên Trump có thể cân nhắc điều hành chính sách Trung Quốc qua hai phe riêng biệt - một tập trung cạnh tranh và một ưu tiên giao dịch. Nhóm phản đối Trung Quốc có thể gây áp lực để nước này thoả hiệp trong một số vấn đề, còn Trump lãnh đạo phe giao dịch tìm kiếm những thỏa thuận lớn với Bắc Kinh. Elon Musk, người ủng hộ Trump nổi tiếng, có thể đóng vai trò then chốt ở đây. Musk đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đã đầu tư mạnh vào Trung Quốc, nơi Tesla sản xuất một nửa số xe của mình và gặt hái được 1/3 doanh thu toàn cầu. Vì vậy, Musk có đòn bẩy lớn để làm trung gian cho thỏa thuận mang lại lợi ích cho cả Trump và Tập. Trung Quốc cũng đang trông cậy vào bản năng giao dịch của Trump và ảnh hưởng của Musk để xoa dịu căng thẳng công nghệ song phương.
Ngoài ra, các bên cần thừa nhận “lằn ranh đỏ” của nhau, bởi áp lực hành động trước có thể lấn át đòi hỏi phải hành động khôn ngoan. Rủi ro này đang tiềm ẩn trong cách Mỹ hạn chế tham gia quản trị AI quốc phòng toàn cầu nhằm tránh mọi ràng buộc quốc tế lên phát triển công nghệ quân sự và đẩy nhanh tiến độ cạnh tranh với Trung Quốc. Trong thời đại 4.0 với những đột phá công nghệ có ảnh hưởng sâu rộng, lịch sử sẽ không dung thứ cho bất kỳ sự hiếu thắng nào có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho nhân loại. Dù vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia hay với động cơ cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ không nên đánh mất sự hoà hợp với Trung Quốc và các đối tác lẫn đồng minh. Như hai nhà hiện thưc chủ nghĩa Kenneth Waltz và John Mearsheimer đã cảnh báo, “đơn cực” là mô hình trật tự thế giới không bền vững và tự hủy hoại. Tương tự, sự ganh đua giữa Anh và Đức trước năm 1914, cùng kết quả kéo theo là Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918), là minh chứng cho hậu quả của việc từ chối thích nghi hợp lý với các quốc gia mới nổi.
Đối với các quốc gia khác, việc quản lý áp lực từ cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung có thể thúc đẩy họ tự chủ chiến lược để tránh phải lựa chọn: hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc. Chẳng hạn, các nước này, mà tiêu biểu là Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU), có thể ủng hộ “phong trào không liên kết kỹ thuật số” (digital non-aligned movement) bằng cách hợp tác phát triển các sáng kiến 5G mới nhằm xúc tiến hệ sinh thái công nghệ đa cực. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đảm bảo rằng các quốc gia này sẽ thành công trong việc duy trì sự trung lập trước hai siêu cường trong dài hạn.
Thái Bảo Ngọc hiện là sinh viên ngành Kinh doanh và Công nghệ tại Đại học RMIT Việt Nam. Mối quan tâm của Ngọc bao gồm Blockchain, trí tuệ nhân tạo, quan hệ quốc tế, văn hoá và truyền thông. Độc giả có thể trao đổi với tác giả qua email: ngocthaijune@gmail.com.
Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.
![](https://vsforum.org/images/logo-vfs.png)
Đầu tiên, kể từ Cách mạng Công nghiệp, ưu thế công nghệ (thể hiện qua quân đội hiện đại, năng lực chiến tranh mạng, và vị thế dọc theo chuỗi giá trị chất bán dẫn) trở thành yếu tố then chốt trong cân bằng quyền lực giữa các nước và quyết định thị phần của họ trong bản đồ phân phối của nền kinh tế thế giới. Trên mặt trận công nghệ, chất bán dẫn là công nghệ cốt lõi trong cạnh tranh Mỹ - Trung vì nó là nền tảng phần cứng và quyết định khả năng triển khai cho các công nghệ mới nổi khác như điện toán lượng tử, công nghệ thông tin và truyền thông (ICT), trí tuệ nhân tạo (AI) và 5G.
Thứ hai, sự trỗi dậy của Trung Quốc góp phần vào chủ nghĩa dân tuý chống Trung Quốc (anti-China populism) của Trump. Cụ thể, Trump coi Bắc Kinh là kẻ trộm quyền lực và cáo buộc các thể chế quốc tế cùng giới tinh hoa Mỹ đã tạo điều kiện cho sự suy thoái bất công của Mỹ. Việc xây dựng bản sắc Mỹ yếu thế là-bởi-kẻ-thù biện minh cho việc Trump quyết tâm kiềm chế Trung Quốc trong lĩnh vực thương mại và công nghệ.
Tuy nhiên, khác với quan hệ đối đầu Mỹ - Xô trong Chiến tranh Lạnh, quan hệ Mỹ - Trung gắn kết chặt chẽ qua đầu tư, thương mại và trao đổi giữa nhân dân hai nước. Sự đan xen về lợi ích khiến quá trình “tách rời nhau” (decoupling) kéo dài và tiêu tốn nguồn lực khổng lồ từ hai bên.
“Đối đầu công nghệ” Mỹ - Trung dưới thời Trump 1.0
Nước Mỹ thời Trump 1.0 đã ban hành hàng loạt chính sách để cô lập Trung Quốc. Thứ nhất, chính quyền Trump đã cấm công ty công nghệ Huawei và ZTE của Trung Quốc mua linh kiện Mỹ nếu không có sự chấp thuận đặc biệt, đồng thời loại thiết bị Huawei khỏi các mạng viễn thông Mỹ vì cho rằng chúng có thể thu thập và chuyển giao thông tin cá nhân, doanh nghiệp, hoặc quân sự Mỹ cho chính phủ Trung Quốc theo Luật Tình báo Quốc gia của nước này. Động thái này thuộc sáng kiến “Mạng lưới Sạch” (Clean Network) của Trump, nhằm loại trừ các nhà cung cấp Trung Quốc khỏi mạng lưới viễn thông phương Tây.
Thứ hai, Trump đã ký sắc lệch hành pháp nhằm hạn chế dòng vốn từ các công ty Mỹ vào các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất công nghệ giám sát cho chính phủ Trung Quốc. Thứ ba, chính quyền Trump ép buộc các công ty nước ngoài như Samsung của Hàn Quốc và TSMC của Đài Loan sản xuất chất bán dẫn bằng phần mềm hoặc công nghệ mà Mỹ ngừng bán cho Huawei. Bên cạnh đó, các nhà sản xuất công cụ bán dẫn của Mỹ sẽ bị cấm bán sản phẩm cho các hãng bán dẫn lớn tại Hàn Quốc và Đài Loan nếu các hãng này sử dụng công nghệ Mỹ để sản xuất sản phẩm cho Huawei. Việc Mỹ áp đặt hạn chế lên công ty nước ngoài ngay tại quốc gia họ có khả năng đe dọa chủ quyền quốc gia của các đồng minh. Hành động đơn phương này có thể dẫn đến xung đột mới với các đồng minh chủ chốt trong việc kiềm chế Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng về công nghệ. Hơn nữa, tuyên bố của Trump vào năm 2019 về việc xem xét lại hình phạt đối với Huawei như một phần của thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung tiềm năng đã khiến các đồng minh và đối tác nghi ngại rằng an ninh chỉ là cái cớ để Mỹ biến Huawei thành “con bài mặc cả” trong đàm phán kinh tế với Trung Quốc.
Rốt cuộc, việc cấm đoán có khiến Mỹ an toàn hơn hay mạnh hơn?
Thực tế, quá trình các nhà cung cấp nội địa Mỹ tìm cách thay thế thiết bị Huawei hoặc ZTE rất tốn kém, khiến các doanh nghiệp viễn thông và người dùng cuối khó tiếp cận các công nghệ mới nhất với hiệu suất cao và chi phí tiết kiệm hơn các công nghệ thay thế. Hệ quả từ điều này là năng suất của ngành viễn thông Mỹ, cũng như hiệu quả hoạt động của các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ viễn thông, khó cải thiện nhanh chóng. Hơn nữa, Trung Quốc là thị trường lớn nhất cho các sản phẩm công nghệ cao của Mỹ nên việc gia tăng rào cản đối với nhiều công ty Mỹ tại Trung Quốc sẽ hạn chế khả năng mở rộng và đổi mới của các công ty này.
Trung Quốc cũng không “bó tay chịu trận” mà đã nhanh chóng thích nghi với tình hình mới.
Kể từ 2016, công nghệ của nước này đã phát triển mạnh do chính phủ gia tăng đầu tư cho Nghiên cứu và Phát triển (R&D) để thích ứng với các lệnh cấm từ Mỹ. Trung Quốc có khả năng cạnh tranh với Mỹ ở các lĩnh vực như robot, năng lượng hạt nhân, xe điện, AI, máy tính lượng tử. Nước này cũng nhanh chóng tiến gần đến trình độ dẫn đầu ở lĩnh vực hóa chất, máy công cụ, dược phẩm sinh học và chất bán dẫn.
Nỗ lực tự lực công nghệ của Bắc Kinh là một phần của “Chiến lược Lưu thông Kép” (Dual Circulation Strategy) - kết hợp giữa lưu thông trong nước và lưu thông quốc tế - nhằm giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tăng cường khả năng ứng phó trước rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhìn chung, việc thiếu khả năng trả đũa tương đương trong cuộc chiến công nghệ với Mỹ so với cuộc chiến thương mại đã góp phần vào sự tập trung đổi mới của Trung Quốc.
Ngoài ra, “Sáng kiến Trung Quốc” (China Initiative) do Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra năm 2018 đã thúc đẩy nghi ngờ – thường là không có bằng chứng – rằng các nhà khoa học Trung Quốc và các nhà khoa học Mỹ gốc Hoa có thể hoạt động gián điệp cho Bắc Kinh. Động thái này thúc đẩy làn sóng các nhà khoa học hàng đầu trở về nước để tiếp tục thực hiện nghiên cứu tiên tiến và đào tạo thế hệ những nhà khoa học Trung Quốc mới.
Trump 2.0: Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung sẽ ra sao?
Trước khi rời Nhà Trắng, Tổng thống Biden mở đường cho sự leo thang căng thẳng mới về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Trump 2.0. Cụ thể, chính quyền Biden đã thêm nhiều công ty Trung Quốc vào “Danh sách Thực thể” (Entity List). Các công ty thuộc danh sách này phải được cấp phép khi mua hàng hoá, công nghệ và dịch vụ từ Mỹ.
Đáp lại, Trung Quốc cấm xuất khẩu antimon, gali và germani - các kim loại quan trọng trong ứng dụng quốc phòng. Nước này cũng dự định siết chặt kiểm soát xuất khẩu than chì, một nguyên liệu thô hỗ trợ pin xe điện. Đáng chú ý, với gali, germani và antimon, Trung Quốc chiếm tương ứng khoảng 94%, 83% và 50% trữ lượng toàn cầu và khoảng một nửa nguồn cung của Mỹ. Là nhà sản xuất than chì hàng đầu thế giới, Trung Quốc thống trị thị trường khoáng sản quốc tế và tinh chế hơn 90% trên toàn cầu.
Có thể chính quyền Trump 2.0 sẽ tiếp tục làm việc với Quốc hội và ngành công nghiệp tư nhân nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng khoáng sản của Mỹ. Để thúc đẩy sản xuất bán dẫn trong nước, dự kiến chính quyền hiện tại sẽ duy trì “Đạo luật CHIPS và Khoa học” (CHIPS and Science Act) dưới thời Biden. Dự đoán này xuất phát từ sự ủng hộ lưỡng đảng và đóng góp của Đạo luật cho nền kinh tế và việc làm địa phương, nổi bật với đầu tư nghiên cứu khoa học và hỗ trợ TSMC xây dựng nhà máy chế tạo chip tiên tiến ở Arizona. Nếu Đạo luật được duy trì, điều này có thể cho thấy chính quyền Trump 2.0 chú trọng nâng cao năng lực nội địa thay vì chỉ phá hoại đối thủ và ép buộc đồng minh.
Với nhóm nội các mới có lập trường cứng rắn với Trung Quốc, Trump có thể đưa ra các chính sách quyết liệt hơn, chẳng hạn như tăng cường chạy đua vũ trang AI với Trung Quốc. Trump đã đề cử các cố vấn khoa học về AI, robot và crypto, báo hiệu chính quyền của ông quan tâm nhiều hơn đến lĩnh vực công nghệ.
Tuy nhiên, Trump đã cam kết bãi bỏ sắc lệnh hành pháp của Biden về an toàn và công bằng trong phát triển AI vì lo ngại sắc lệnh này cản trở đổi mới. Dù quyết định này có thể được ngành công nghệ nhiệt tình ủng hộ nhằm đẩy nhanh cuộc chạy đua với Trung Quốc, nó tiềm ẩn nguy cơ dỡ bỏ rào cản chống lại tác hại của AI, như vi phạm quyền riêng tư dữ liệu và thông tin thiên vị. Nhìn chung, tin tưởng rằng các doanh nghiệp sẽ tự điều chỉnh mà không cần ranh giới pháp lý và đạo đức là đầy rủi ro và thiếu thực tế.
Ngoài ra, đội ngũ của Trump nhiều khả năng sẽ gặp khó khăn trong việc triển khai nhất quán các chính sách cạnh tranh với Trung Quốc khi thách thức lớn nhất có thể đến từ chính xu hướng thay đổi bất ngờ và chủ nghĩa giao dịch (transactionalism) của ông trong quan hệ quốc tế.
Các hành động đơn phương của Trump có thể tiếp tục thúc đẩy Trung Quốc hội nhập sâu hơn vào các mạng lưới kinh tế thay thế. Chẳng hạn, Bắc Kinh sẽ thúc đẩy các kết nối với những quốc gia thuộc Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS. Tuy nhiên, dù đã tăng cường đổi mới và đa dạng hoá quan hệ thương mại để giảm tác động từ các chính sách cứng rắn của Mỹ, Trung Quốc khó mà không mất ngủ vì các biện pháp hạn chế đầu tư hoặc thuế quan mới từ Mỹ đối với hàng nhập khẩu công nghệ Trung Quốc, nhất là khi tăng trưởng kinh tế trong nước đang chậm lại.
Trong thông điệp chúc mừng Trump 2.0, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ rằng Mỹ và Trung Quốc đã chịu đựng đối đầu nhưng hưởng lợi từ hợp tác trong suốt lịch sử của quan hệ song phương, đồng thời nhấn mạnh rằng đôi bên cần có cách tiếp cận đúng đắn để hòa hợp trong kỷ nguyên mới. Nếu ngẫm kỹ, ta sẽ thấy tín hiệu này là sự kết hợp giữa lo lắng và cảnh báo ngầm rằng: nếu hai cường quốc không hòa hợp thì nhân loại sẽ gánh hậu quả.
Thậm chí, các động thái kinh tế khiêu khích của Mỹ có thể khiến Trung Quốc phản ứng ngoài phạm vi kinh tế, chẳng hạn như chặn các chuyến hàng vào và ra khỏi Đài Loan để ngăn Mỹ tiếp cận Đài Loan và các công nghệ tại đây.
Có gì bên dưới tảng băng trôi?
Cạnh tranh công nghệ không phải cuộc thi tổng bằng không (zero-sum contest) diễn ra trên các làn đường riêng biệt với một vạch đích cố định. Thay vào đó, chuyển đổi công nghệ là một quá trình phức tạp, trong đó các quốc gia và doanh nghiệp cạnh tranh, hợp tác và xây dựng dựa trên những thành tựu của nhau. Sức mạnh công nghệ của một nước không nên đo bằng mức độ cản trở nước khác mà bằng khả năng giải quyết những thách thức lớn của nhân loại. Hạn chế sự phát triển của nhau không đóng góp cho mục đích đó.
Tất nhiên, vì “Nước Mỹ Trước tiên” (America First) tiếp tục là “chiếc ô chính sách” của chính quyền Trump, thật khó để hy vọng Mỹ cân nhắc lợi ích của các quốc gia khác. Nhưng ít nhất, thay vì chỉ trích và thi hành chính sách cứng rắn với Trung Quốc, Trump nên phân tích điều gì là tốt nhất cho Mỹ. Chẳng hạn, với lợi ích của Mỹ làm trung tâm, chính quyền Trump có thể thúc đẩy hỗ trợ nỗ lực phi carbon hóa và nâng cao tiêu chuẩn lao động ở các quốc gia đối tác và đồng minh, những nơi có khả năng trở thành trung tâm sản xuất và chuỗi cung ứng thay thế nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc. Có thể hy vọng nhóm cố vấn khoa học mới của Trump sẽ thuyết phục được ông bằng chuyên môn và dữ liệu để hoạch định chính sách công nghệ khôn ngoan. Điều này có thể hạn chế sự bốc đồng đặc trưng của nhà lãnh đạo dân tuý và ảnh hưởng của môi trường chính trị hoá cao độ - nơi các quyết định kinh tế và chính trị bị chi phối bởi ý thức hệ và tư duy đảng phái hơn là các phân tích khách quan.
Rõ ràng, không phải mọi vi mạch hoặc thiết bị đều có giá trị chiến lược đối với các công nghệ quan trọng, cũng không phải mọi hoạt động hợp tác nghiên cứu hay mọi nhà nghiên cứu Trung Quốc đều liên quan đến vấn đề “gián điệp”. Mỹ cần hướng mục tiêu đến các mối đe dọa cụ thể từ chính phủ Trung Quốc, thay vì các nhà khoa học hay các cá nhân của nước này.
Về phía Trung Quốc, sự cứng rắn của Mỹ một phần xuất phát từ lo ngại chính đáng về gián điệp công nghiệp và hành vi đánh cắp tài sản trí tuệ từ nước này. Do đó, Trung Quốc cần tích cực thay đổi để tránh làm phức tạp thêm quan hệ song phương. Để thoát dần khỏi vòng xoáy xung đột, hai nước có thể cân nhắc áp dụng chiến lược “Tiệm tiến và Tương hỗ nhằm giảm căng thẳng” (Graduated Reciprocation in Tension-reduction) cho một số lĩnh vực. Chiến lược này bao gồm việc khởi xướng các nhượng bộ, nhấn mạnh mục tiêu giảm leo thang, kêu gọi có đi có lại và sau đó đơn phương nhượng bộ. Tất nhiên, việc khởi xướng nhượng bộ đòi hỏi các bên vượt qua lo ngại về chủ nghĩa cơ hội của đối phương. Và việc tìm kiếm sự có đi có lại tích cực đòi hỏi phải liên tục quản lý cảm xúc các bên. Với chủ nghĩa giao dịch của Trump, cách tiếp cận này có thể được ông hưởng ứng phần nào.
Cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung sẽ ngày càng gia tăng nhằm tăng cường ưu thế địa chính trị. Tuy nhiên, vì dân tuý không nhất thiết loại trừ tính thực dụng nên Trump có thể cân nhắc điều hành chính sách Trung Quốc qua hai phe riêng biệt - một tập trung cạnh tranh và một ưu tiên giao dịch. Nhóm phản đối Trung Quốc có thể gây áp lực để nước này thoả hiệp trong một số vấn đề, còn Trump lãnh đạo phe giao dịch tìm kiếm những thỏa thuận lớn với Bắc Kinh. Elon Musk, người ủng hộ Trump nổi tiếng, có thể đóng vai trò then chốt ở đây. Musk đã gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và đã đầu tư mạnh vào Trung Quốc, nơi Tesla sản xuất một nửa số xe của mình và gặt hái được 1/3 doanh thu toàn cầu. Vì vậy, Musk có đòn bẩy lớn để làm trung gian cho thỏa thuận mang lại lợi ích cho cả Trump và Tập. Trung Quốc cũng đang trông cậy vào bản năng giao dịch của Trump và ảnh hưởng của Musk để xoa dịu căng thẳng công nghệ song phương.
Ngoài ra, các bên cần thừa nhận “lằn ranh đỏ” của nhau, bởi áp lực hành động trước có thể lấn át đòi hỏi phải hành động khôn ngoan. Rủi ro này đang tiềm ẩn trong cách Mỹ hạn chế tham gia quản trị AI quốc phòng toàn cầu nhằm tránh mọi ràng buộc quốc tế lên phát triển công nghệ quân sự và đẩy nhanh tiến độ cạnh tranh với Trung Quốc. Trong thời đại 4.0 với những đột phá công nghệ có ảnh hưởng sâu rộng, lịch sử sẽ không dung thứ cho bất kỳ sự hiếu thắng nào có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho nhân loại. Dù vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia hay với động cơ cạnh tranh với Trung Quốc, Mỹ không nên đánh mất sự hoà hợp với Trung Quốc và các đối tác lẫn đồng minh. Như hai nhà hiện thưc chủ nghĩa Kenneth Waltz và John Mearsheimer đã cảnh báo, “đơn cực” là mô hình trật tự thế giới không bền vững và tự hủy hoại. Tương tự, sự ganh đua giữa Anh và Đức trước năm 1914, cùng kết quả kéo theo là Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918), là minh chứng cho hậu quả của việc từ chối thích nghi hợp lý với các quốc gia mới nổi.
Đối với các quốc gia khác, việc quản lý áp lực từ cạnh tranh công nghệ Mỹ - Trung có thể thúc đẩy họ tự chủ chiến lược để tránh phải lựa chọn: hoặc Mỹ hoặc Trung Quốc. Chẳng hạn, các nước này, mà tiêu biểu là Ấn Độ và Liên minh châu Âu (EU), có thể ủng hộ “phong trào không liên kết kỹ thuật số” (digital non-aligned movement) bằng cách hợp tác phát triển các sáng kiến 5G mới nhằm xúc tiến hệ sinh thái công nghệ đa cực. Tuy nhiên, vẫn chưa thể đảm bảo rằng các quốc gia này sẽ thành công trong việc duy trì sự trung lập trước hai siêu cường trong dài hạn.
Thái Bảo Ngọc hiện là sinh viên ngành Kinh doanh và Công nghệ tại Đại học RMIT Việt Nam. Mối quan tâm của Ngọc bao gồm Blockchain, trí tuệ nhân tạo, quan hệ quốc tế, văn hoá và truyền thông. Độc giả có thể trao đổi với tác giả qua email: ngocthaijune@gmail.com.
Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.
Từ khoá: Mỹ - Trung cạnh tranh công nghệ bán dẫn