Quan hệ Việt Nam - Campuchia căng thẳng bởi dự án kênh đào Funan Techo
Campuchia tuyên bố rằng kênh đào Funan Techo sẽ giúp nước này gia tăng sự tự chủ về kinh tế, nhưng Việt Nam lo ngại về những tác động đến môi trường và an ninh của dự án này.
Mặc dù chưa được thừa nhận chính thức nhưng kênh đào Funan Techo, một dự án cơ sở hạ tầng chiến lược của Campuchia nhằm kết nối sông Mekong với bờ biển của nước này, đang gây ra “xích mích” giữa chính quyền và giới học giả ở Việt Nam và Campuchia. Báo chí và mạng xã hội Việt Nam đưa tin rầm rộ về dự án gây tranh cãi này. Một số nhà quan sát Việt Nam thậm chí còn kêu gọi tạm dừng dự án vì cho rằng việc xây dựng kênh đào chứa đựng nhiều rủi ro và thiếu sự minh bạch.
Những lo ngại về tác động môi trường tiềm ẩn của kênh đào Funan Techo, và thậm chí nghiêm trọng hơn là việc Trung Quốc có thể sử dụng kênh đào này cho mục đích quân sự, tiếp tục “âm ỉ” trong giới học giả và cư dân mạng Việt Nam. Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation), một tập đoàn lớn thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc, sẽ phụ trách đại dự án này ở khâu “xây dựng - vận hành - chuyển giao” (Build - Operate - Transfer). Sự tham gia của Trung Quốc trong dự án kênh đào Funan Techo càng làm gia tăng những đồn đoán về các tương tác mờ ám giữa Phnom Penh và Bắc Kinh.
Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu phía Campuchia cung cấp thêm thông tin về dự án và tiến hành tham vấn với các bên liên quan ở tiểu vùng Mekong, bao gồm cả Ủy hội sông Mekong (MRC), nhằm giảm thiểu tác động sinh thái tiềm tàng của dự án trên lưu vực con sông này. Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun vào ngày 9/5, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đã bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Campuchia cũng như các nước khác trong khu vực tiểu vùng Mekong nhằm hướng tới lợi ích hài hòa và thịnh vượng lâu dài.
Việt Nam đã “đề nghị Campuchia hợp tác” thông qua tuyên bố của Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trong cuộc họp báo vào tháng trước. Sau đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đưa ra một tuyên bố có phần nhẹ nhàng hơn, lưu ý rằng Việt Nam “rất quan tâm” đến dự án và “tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia” theo các điều khoản đã quy định trong Hiệp định về Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong năm 1995 (Hiệp định Mekong 1995). Bà Hằng cũng nhắc lại sự ủng hộ của Việt Nam đối với những thành tựu của Campuchia, đồng thời ca ngợi quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện” (“fine neighborliness, traditional friendship, comprehensive cooperation”) giữa hai nước. Động thái này có lẽ là để xoa dịu sự phẫn nộ có thể xảy ra từ phía Phnom Penh, sau những lần bày tỏ quan ngại dai dẳng của Hà Nội đối với dự án.
Tuy nhiên, Phnom Penh vẫn kiên quyết với ý định tiếp tục xây dựng kênh đào dài 180 km này. Theo Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol, dự án sẽ tạo ra các khu kinh tế và mang lại lợi ích cho đất nước trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, quy hoạch đô thị và xây dựng với rất ít tác động tiêu cực. Ông cũng nói thêm rằng “kênh đào sẽ không được sử dụng bởi quân đội của bất kỳ quốc gia nào, vì điều này trái với Hiến pháp Campuchia”. Báo chí Campuchia đã dẫn lại quyết tâm của chính phủ nước này trong việc xây dựng kênh đào bằng cách nhấn mạnh “cam kết không thể lay chuyển” của chính quyền Campuchia đối với dự án, “bất chấp sự phản đối của Việt Nam và một số bên thứ ba”.
Campuchia có cơ sở để duy trì quyết tâm xây dựng dự án mang tính chiến lược của mình. Thông qua kênh đào Phù Nam Techo, đất nước này kỳ vọng sẽ giảm chi phí vận tải vì giảm bớt việc vận chuyển hàng hoá qua các cảng của Việt Nam, đồng thời giảm chi phí vận chuyển container từ Phnom Penh ra biển, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thủy sản, và tạo việc làm cho 10.000 lao động Campuchia. Vì là một quốc gia nhỏ với nguồn lực hạn chế và nằm ở vị trí địa chính trị dễ bị tổn thương, Campuchia phải tìm cách nâng cao năng lực của mình, trong khi tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao và viện trợ tài chính từ các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Tham vọng và quyết tâm của Campuchia được thể hiện rõ trong tầm nhìn của Thủ tướng Hun Manet, cụ thể là việc tăng cường quyền tự quyết của đất nước trong bối cảnh bất ổn chiến lược và sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gia tăng. Năm ngoái, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị thủ tướng, ông Hun Manet đã sang thăm Trung Quốc và cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết hướng tới “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Campuchia và đạt được sự phát triển chung bền vững, chất lượng cao”. Những liên kết gần gũi ở cấp độ cá nhân (giữa các nhà lãnh đạo) và cấp độ nhà nước (quan hệ Campuchia - Trung Quốc) đã đưa quan hệ song phương phát triển lên đến mức “tình hữu nghị sắt đá” (ironclad friendship) “không thể phá vỡ” (unbreakable). Điều này đặc biệt ý nghĩa khi cựu Thủ tướng Hun Sen, cha của ông Hun Manet, nổi tiếng với sự ủng hộ nhiệt thành đối với quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc.
Tuy nhiên, phạm vi ngoại giao của ông Hun Manet còn mở rộng ra ngoài mối quan hệ giữa Phnom Penh với Bắc Kinh. Vào tháng 12 năm ngoái, ông Hun Manet và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio đã đồng ý tăng cường quan hệ an ninh và đã ký bảy bản ghi nhớ về đầu tư, thương mại và các vấn đề khác. Tương tự, trong chuyến công du châu Âu của Thủ tướng Hun Manet vào tháng 1, Campuchia và Pháp đã nâng cấp quan hệ song phương lên tầm “đối tác chiến lược”, và các nhà lãnh đạo của cả hai bên đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng gấp đôi đầu tư và thương mại song phương. Song, các bước tiến gần đây của Campuchia trong việc hàn gắn quan hệ với Mỹ mới là thành tựu quan trọng nhất. Bất chấp những lo ngại từ lâu về hồ sơ nhân quyền kém cỏi và tham nhũng tràn lan ở Campuchia, Washington đã cởi mở hơn trong việc mở rộng đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á này với hy vọng thúc đẩy hợp tác hiệu quả về bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế và các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác.
Những động thái của ông Hun Manet, nhất là trong việc chủ động xích lại gần với phương Tây trên phương diện đối ngoại, hoàn toàn trái ngược với chính quyền của cha ông. Ông Hun Sen, người đã trao lại quyền lực cho Hun Manet vào tháng 8 năm ngoái, vướng phải tình huống nan giải trong việc xích lại gần hơn với Mỹ bởi các rào cản như nhận thức cố hữu của Mỹ về phong cách độc đoán của ông Hun Sen, những lo ngại về sự thụt lùi dân chủ, áp bức chính trị, kiểm duyệt truyền thông và lo ngại về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia. Mặc dù thương mại song phương giữa hai nước tăng trưởng khá ổn định và Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng của Campuchia, quan hệ ngoại giao giữa hai nước vẫn trì trệ do sự thiếu niềm tin sâu sắc giữa Hun Sen và chính phủ Mỹ.
Các sáng kiến ngoại giao gần đây của Campuchia, đặc biệt là việc nước này ngày càng xích lại gần các đối tác phương Tây, là những dấu hiệu cho thấy nỗ lực của chính quyền đương nhiệm nhằm tăng cường quyền tự quyết. Mặc dù Trung Quốc vẫn là một đối tác quan trọng của Campuchia và có thể phải mất nhiều năm để nâng cao vị thế của Phnom Penh trong mắt phương Tây, Campuchia dưới thời Hun Manet đã tìm cách đa dạng hóa quan hệ với các đối tác nước ngoài bên cạnh mối quan hệ kinh tế lấy Trung Quốc làm trung tâm, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc quá mức của Phnom Penh vào bất kỳ một quốc gia nào. Đối với một quốc gia nhỏ như Campuchia, chiến lược đúng đắn nằm ở việc nước này nỗ lực duy trì thế tự chủ chiến lược thông qua can dự đa chiều với cả các cường quốc lẫn các quốc gia tầm trung (great and middle powers). Việc chính phủ Hun Manet điều chỉnh chiến lược đối ngoại đã phản ánh mong muốn của Campuchia nhằm đảm bảo không gian chiến lược có lợi cho sự phát triển của nước này.
Đối với kênh đào Funan Techo, Chính phủ Campuchia vẫn kiên quyết thực hiện dự án theo quy hoạch, không trì hoãn hay đàm phán với Việt Nam. Dự án kênh đào tạo cơ hội cho vị thủ tướng trẻ tuổi của Campuchia thể hiện mình là người ủng hộ kiên định cho lợi ích quốc gia, qua đó củng cố quyền lực của ông. Trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 8/2023, Hun Manet cam kết tăng cường tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao điều kiện sinh kế cho người dân Campuchia. Dự án kênh đào Funan Techo được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng tự lực của Campuchia, thúc đẩy tiến bộ về kinh tế và xã hội của đất nước, giúp nước này đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2050. Tất cả các lợi ích này đều phù hợp với các cam kết trước đó của Hun Manet.
Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính của đất nước, là quê hương của hơn 17,4 triệu người Việt. Do đó, Việt Nam có cơ sở để lo lắng về những tác động có thể xảy ra của việc xây dựng kênh đào Funan Techo. Các tác động này sẽ phụ thuộc vào khả năng đối thoại mang tính xây dựng giữa các bên liên quan, cũng như những tính toán, biện pháp, và kế hoạch hành động hợp lý. Tuy nhiên, những lời kêu gọi dai dẳng của Việt Nam đã không khiến Campuchia phải suy nghĩ lại về kênh đào Funan Techo. Vì vậy, cả giới chức và các chuyên gia tài nguyên môi trường ở Việt Nam cần đưa ra các chiến lược chuyên môn và giải pháp thực tế để ứng phó tốt hơn với các tác động môi trường và sinh thái có thể xảy ra từ dự án này. Câu ngạn ngữ “Chúa giúp những ai biết tự giúp mình” (God helps those who help themselves) có lẽ khá phù hợp cho Việt Nam hiện nay trong vấn đề kênh đào Funan Techo.
Từng được coi là đồng minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Campuchia và Việt Nam đã thiết lập quan hệ song phương với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài”. Tuy nhiên, cả hai nước hiện đang phải vật lộn với thực tế khắc nghiệt của nền chính trị thực dụng. Điều này đã khiến mối quan hệ song phương truyền thống rơi vào tình trạng căng thẳng, đặt hai quốc gia ở hai phía đối lập nhau trong vấn đề kênh đào Funan Techo. Với thực tế là Campuchia vừa được Trung Quốc hậu thuẫn, vừa không chịu chùn bước, thì khó có khả năng Phnom Penh và Hà Nội có thể tìm thấy điểm chung trong một dự án vừa có tầm quan trọng chiến lược, vừa được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc.
Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Diplomat với tiêu đề “China-Funded Canal Project Strains Cambodia-Vietnam Ties”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của tác giả.
Độc giả có thể tham khảo các nội dung liên quan đến dự án kênh đào Funan Techo và những chuyển động ngoại giao gần đây của Campuchia trong tập san tháng 4/2024 với tên gọi “Campuchia nỗ lực tự chủ chiến lược dưới thời Hun Manet”, tại đường dẫn này.
Mặc dù chưa được thừa nhận chính thức nhưng kênh đào Funan Techo, một dự án cơ sở hạ tầng chiến lược của Campuchia nhằm kết nối sông Mekong với bờ biển của nước này, đang gây ra “xích mích” giữa chính quyền và giới học giả ở Việt Nam và Campuchia. Báo chí và mạng xã hội Việt Nam đưa tin rầm rộ về dự án gây tranh cãi này. Một số nhà quan sát Việt Nam thậm chí còn kêu gọi tạm dừng dự án vì cho rằng việc xây dựng kênh đào chứa đựng nhiều rủi ro và thiếu sự minh bạch.
Những lo ngại về tác động môi trường tiềm ẩn của kênh đào Funan Techo, và thậm chí nghiêm trọng hơn là việc Trung Quốc có thể sử dụng kênh đào này cho mục đích quân sự, tiếp tục “âm ỉ” trong giới học giả và cư dân mạng Việt Nam. Tổng công ty Cầu đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation), một tập đoàn lớn thuộc sở hữu của Nhà nước Trung Quốc, sẽ phụ trách đại dự án này ở khâu “xây dựng - vận hành - chuyển giao” (Build - Operate - Transfer). Sự tham gia của Trung Quốc trong dự án kênh đào Funan Techo càng làm gia tăng những đồn đoán về các tương tác mờ ám giữa Phnom Penh và Bắc Kinh.
Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu phía Campuchia cung cấp thêm thông tin về dự án và tiến hành tham vấn với các bên liên quan ở tiểu vùng Mekong, bao gồm cả Ủy hội sông Mekong (MRC), nhằm giảm thiểu tác động sinh thái tiềm tàng của dự án trên lưu vực con sông này. Trong cuộc gặp với Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun vào ngày 9/5, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính cũng đã bày tỏ mong muốn hợp tác chặt chẽ với Campuchia cũng như các nước khác trong khu vực tiểu vùng Mekong nhằm hướng tới lợi ích hài hòa và thịnh vượng lâu dài.
Việt Nam đã “đề nghị Campuchia hợp tác” thông qua tuyên bố của Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt trong cuộc họp báo vào tháng trước. Sau đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đưa ra một tuyên bố có phần nhẹ nhàng hơn, lưu ý rằng Việt Nam “rất quan tâm” đến dự án và “tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia” theo các điều khoản đã quy định trong Hiệp định về Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực Sông Mekong năm 1995 (Hiệp định Mekong 1995). Bà Hằng cũng nhắc lại sự ủng hộ của Việt Nam đối với những thành tựu của Campuchia, đồng thời ca ngợi quan hệ “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện” (“fine neighborliness, traditional friendship, comprehensive cooperation”) giữa hai nước. Động thái này có lẽ là để xoa dịu sự phẫn nộ có thể xảy ra từ phía Phnom Penh, sau những lần bày tỏ quan ngại dai dẳng của Hà Nội đối với dự án.
Tuy nhiên, Phnom Penh vẫn kiên quyết với ý định tiếp tục xây dựng kênh đào dài 180 km này. Theo Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol, dự án sẽ tạo ra các khu kinh tế và mang lại lợi ích cho đất nước trong các lĩnh vực thương mại, du lịch, quy hoạch đô thị và xây dựng với rất ít tác động tiêu cực. Ông cũng nói thêm rằng “kênh đào sẽ không được sử dụng bởi quân đội của bất kỳ quốc gia nào, vì điều này trái với Hiến pháp Campuchia”. Báo chí Campuchia đã dẫn lại quyết tâm của chính phủ nước này trong việc xây dựng kênh đào bằng cách nhấn mạnh “cam kết không thể lay chuyển” của chính quyền Campuchia đối với dự án, “bất chấp sự phản đối của Việt Nam và một số bên thứ ba”.
Campuchia có cơ sở để duy trì quyết tâm xây dựng dự án mang tính chiến lược của mình. Thông qua kênh đào Phù Nam Techo, đất nước này kỳ vọng sẽ giảm chi phí vận tải vì giảm bớt việc vận chuyển hàng hoá qua các cảng của Việt Nam, đồng thời giảm chi phí vận chuyển container từ Phnom Penh ra biển, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, thủy sản, và tạo việc làm cho 10.000 lao động Campuchia. Vì là một quốc gia nhỏ với nguồn lực hạn chế và nằm ở vị trí địa chính trị dễ bị tổn thương, Campuchia phải tìm cách nâng cao năng lực của mình, trong khi tìm kiếm sự hỗ trợ ngoại giao và viện trợ tài chính từ các cường quốc trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc.
Tham vọng và quyết tâm của Campuchia được thể hiện rõ trong tầm nhìn của Thủ tướng Hun Manet, cụ thể là việc tăng cường quyền tự quyết của đất nước trong bối cảnh bất ổn chiến lược và sự cạnh tranh giữa các cường quốc ngày càng gia tăng. Năm ngoái, trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị thủ tướng, ông Hun Manet đã sang thăm Trung Quốc và cùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết hướng tới “làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung Quốc - Campuchia và đạt được sự phát triển chung bền vững, chất lượng cao”. Những liên kết gần gũi ở cấp độ cá nhân (giữa các nhà lãnh đạo) và cấp độ nhà nước (quan hệ Campuchia - Trung Quốc) đã đưa quan hệ song phương phát triển lên đến mức “tình hữu nghị sắt đá” (ironclad friendship) “không thể phá vỡ” (unbreakable). Điều này đặc biệt ý nghĩa khi cựu Thủ tướng Hun Sen, cha của ông Hun Manet, nổi tiếng với sự ủng hộ nhiệt thành đối với quan hệ giữa Campuchia với Trung Quốc.
Tuy nhiên, phạm vi ngoại giao của ông Hun Manet còn mở rộng ra ngoài mối quan hệ giữa Phnom Penh với Bắc Kinh. Vào tháng 12 năm ngoái, ông Hun Manet và người đồng cấp Nhật Bản Kishida Fumio đã đồng ý tăng cường quan hệ an ninh và đã ký bảy bản ghi nhớ về đầu tư, thương mại và các vấn đề khác. Tương tự, trong chuyến công du châu Âu của Thủ tướng Hun Manet vào tháng 1, Campuchia và Pháp đã nâng cấp quan hệ song phương lên tầm “đối tác chiến lược”, và các nhà lãnh đạo của cả hai bên đều nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng gấp đôi đầu tư và thương mại song phương. Song, các bước tiến gần đây của Campuchia trong việc hàn gắn quan hệ với Mỹ mới là thành tựu quan trọng nhất. Bất chấp những lo ngại từ lâu về hồ sơ nhân quyền kém cỏi và tham nhũng tràn lan ở Campuchia, Washington đã cởi mở hơn trong việc mở rộng đầu tư vào quốc gia Đông Nam Á này với hy vọng thúc đẩy hợp tác hiệu quả về bảo vệ môi trường, giáo dục, y tế và các lĩnh vực văn hóa - xã hội khác.
Những động thái của ông Hun Manet, nhất là trong việc chủ động xích lại gần với phương Tây trên phương diện đối ngoại, hoàn toàn trái ngược với chính quyền của cha ông. Ông Hun Sen, người đã trao lại quyền lực cho Hun Manet vào tháng 8 năm ngoái, vướng phải tình huống nan giải trong việc xích lại gần hơn với Mỹ bởi các rào cản như nhận thức cố hữu của Mỹ về phong cách độc đoán của ông Hun Sen, những lo ngại về sự thụt lùi dân chủ, áp bức chính trị, kiểm duyệt truyền thông và lo ngại về sự hiện diện của quân đội Trung Quốc tại Căn cứ Hải quân Ream của Campuchia. Mặc dù thương mại song phương giữa hai nước tăng trưởng khá ổn định và Mỹ là thị trường xuất khẩu quan trọng của Campuchia, quan hệ ngoại giao giữa hai nước vẫn trì trệ do sự thiếu niềm tin sâu sắc giữa Hun Sen và chính phủ Mỹ.
Các sáng kiến ngoại giao gần đây của Campuchia, đặc biệt là việc nước này ngày càng xích lại gần các đối tác phương Tây, là những dấu hiệu cho thấy nỗ lực của chính quyền đương nhiệm nhằm tăng cường quyền tự quyết. Mặc dù Trung Quốc vẫn là một đối tác quan trọng của Campuchia và có thể phải mất nhiều năm để nâng cao vị thế của Phnom Penh trong mắt phương Tây, Campuchia dưới thời Hun Manet đã tìm cách đa dạng hóa quan hệ với các đối tác nước ngoài bên cạnh mối quan hệ kinh tế lấy Trung Quốc làm trung tâm, cũng như giảm bớt sự phụ thuộc quá mức của Phnom Penh vào bất kỳ một quốc gia nào. Đối với một quốc gia nhỏ như Campuchia, chiến lược đúng đắn nằm ở việc nước này nỗ lực duy trì thế tự chủ chiến lược thông qua can dự đa chiều với cả các cường quốc lẫn các quốc gia tầm trung (great and middle powers). Việc chính phủ Hun Manet điều chỉnh chiến lược đối ngoại đã phản ánh mong muốn của Campuchia nhằm đảm bảo không gian chiến lược có lợi cho sự phát triển của nước này.
Đối với kênh đào Funan Techo, Chính phủ Campuchia vẫn kiên quyết thực hiện dự án theo quy hoạch, không trì hoãn hay đàm phán với Việt Nam. Dự án kênh đào tạo cơ hội cho vị thủ tướng trẻ tuổi của Campuchia thể hiện mình là người ủng hộ kiên định cho lợi ích quốc gia, qua đó củng cố quyền lực của ông. Trong lễ tuyên thệ nhậm chức vào tháng 8/2023, Hun Manet cam kết tăng cường tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao điều kiện sinh kế cho người dân Campuchia. Dự án kênh đào Funan Techo được kỳ vọng sẽ tăng cường khả năng tự lực của Campuchia, thúc đẩy tiến bộ về kinh tế và xã hội của đất nước, giúp nước này đạt mục tiêu trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và nước có thu nhập cao vào năm 2050. Tất cả các lợi ích này đều phù hợp với các cam kết trước đó của Hun Manet.
Đồng bằng sông Cửu Long - vựa lúa chính của đất nước, là quê hương của hơn 17,4 triệu người Việt. Do đó, Việt Nam có cơ sở để lo lắng về những tác động có thể xảy ra của việc xây dựng kênh đào Funan Techo. Các tác động này sẽ phụ thuộc vào khả năng đối thoại mang tính xây dựng giữa các bên liên quan, cũng như những tính toán, biện pháp, và kế hoạch hành động hợp lý. Tuy nhiên, những lời kêu gọi dai dẳng của Việt Nam đã không khiến Campuchia phải suy nghĩ lại về kênh đào Funan Techo. Vì vậy, cả giới chức và các chuyên gia tài nguyên môi trường ở Việt Nam cần đưa ra các chiến lược chuyên môn và giải pháp thực tế để ứng phó tốt hơn với các tác động môi trường và sinh thái có thể xảy ra từ dự án này. Câu ngạn ngữ “Chúa giúp những ai biết tự giúp mình” (God helps those who help themselves) có lẽ khá phù hợp cho Việt Nam hiện nay trong vấn đề kênh đào Funan Techo.
Từng được coi là đồng minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Campuchia và Việt Nam đã thiết lập quan hệ song phương với phương châm “láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài”. Tuy nhiên, cả hai nước hiện đang phải vật lộn với thực tế khắc nghiệt của nền chính trị thực dụng. Điều này đã khiến mối quan hệ song phương truyền thống rơi vào tình trạng căng thẳng, đặt hai quốc gia ở hai phía đối lập nhau trong vấn đề kênh đào Funan Techo. Với thực tế là Campuchia vừa được Trung Quốc hậu thuẫn, vừa không chịu chùn bước, thì khó có khả năng Phnom Penh và Hà Nội có thể tìm thấy điểm chung trong một dự án vừa có tầm quan trọng chiến lược, vừa được thúc đẩy bởi chủ nghĩa dân tộc.
Phiên bản tiếng Anh của bài viết đã được xuất bản trên The Diplomat với tiêu đề “China-Funded Canal Project Strains Cambodia-Vietnam Ties”. Bài viết này do đội ngũ VSF dịch với sự chấp thuận của tác giả.
Độc giả có thể tham khảo các nội dung liên quan đến dự án kênh đào Funan Techo và những chuyển động ngoại giao gần đây của Campuchia trong tập san tháng 4/2024 với tên gọi “Campuchia nỗ lực tự chủ chiến lược dưới thời Hun Manet”, tại đường dẫn này.
Từ khoá: Campuchia kênh đào Funan Techo Hun Manet chính trị thực dụng