Chính trị - Ngoại giao | An ninh - Quốc phòng   27/12/2023

Các bước đi mới trong chiến lược cô lập Đài Loan của Trung Quốc

Bao vây hòn đảo cả về không gian địa lý và không gian quốc tế, Trung Quốc ngày càng tăng tốc trong mục tiêu thống nhất Đài Loan.

Image
Ảnh minh hoạ bàn cờ giữa Trung Quốc và Đài Loan - (C): Reuters/Dado Ruvic/Illustration Acquire Licensing Rights

Thống nhất Đài Loan là mục tiêu tối quan trọng trong thời kỳ lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Dù là 5 năm trước – trong lễ tái nhậm chức chủ tịch nước không giới hạn nhiệm kỳ (3/2018), hay năm nay – tại lễ bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 14 ở Bắc Kinh (3/2023), ông Tập cũng tuyên bố sẽ “không ngừng thúc đẩy quá trình thống nhất” với Đài Loan và cảnh báo sẽ chống lại mọi âm mưu nhằm ly khai hòn đảo khỏi đại lục.

Về diễn ngôn, Trung Quốc bày tỏ thiện chí sẽ “thống nhất Đài Loan trong hoà bình”; tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Mặc dù chưa khởi động một cuộc chiến tranh trực diện với Đài Loan, Trung Quốc trong thời gian qua vẫn không ngừng sử dụng công cụ quân sự và ngoại giao để gây sức ép và cô lập Đài Loan với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tăng cường gây sức ép để các quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Bắc Kinh cũng sử dụng quyền lực kinh tế và chính trị để buộc các tổ chức đa phương loại trừ hay không chấp nhận tư cách thành viên của Đài Loan.

Ba hướng bao vây Đài Loan của Trung Quốc: trên không, trên biển, và trên bộ

Từng bước bao vây và hướng đến làm mờ dần ranh giới “không, hải, bộ” giữa Đài Loan và Trung Quốc được phản ánh qua những hoạt động quân sự mà Trung Quốc đã và đang triển khai với Đài Loan từ cuối năm ngoái đến nay.

Không

Kể từ sau chuyến thăm Đài Loan của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (8/2022), số vụ máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận Đài Loan ngày càng gia tăng. Kể từ đầu năm, trung bình mỗi ngày có 5 vụ máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận của hòn đảo. Ngày 29/8, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cảnh báo về khả năng “gia tăng mạnh” căng thẳng quân sự sau khi báo cáo hoạt động quân sự mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng máy bay quân sự Trung Quốc hiện diện quanh Đài Loan sau đó vẫn không giảm đi mà tiếp tục tăng lên, với con số kỷ lục trong vòng 24 giờ từ ngày 17 - 18/9 là hơn 100 chiếc.

Táo bạo hơn, Trung Quốc còn thường xuyên cho số lượng lớn máy bay quân sự vượt qua đường trung tuyến (median line) (đường quy ước “không chính thức” phân chia hai bờ eo biển Đài Loan) và hiện diện trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Ngày 14/9, Bộ Quốc phòng Đài Loan ghi nhận 40 máy bay quân sự của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) xâm nhập vào ADIZ của Đài Loan. Từ ngày 18 - 19/10, Bộ Quốc phòng Đài Loan tiếp tục phát hiện 13 máy bay của PLAAF bay vào khu vực nhạy cảm này.

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc gần đây mở rộng ba sân bay quân sự ở Phúc Kiến (phía Đông Nam Trung Quốc) là Long Điền, Hồ Liên và Chương Châu, với nơi gần Đài Loan nhất là Long Điền - chỉ cách thành phố Đài Bắc 217km. Qua kế hoạch phát triển sân bay quân sự này, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở việc cho máy bay hiện diện quanh đảo Đài Loan nhằm thị uy và thách thức đường phân chia ranh giới giữa hai bên, mà đã chuẩn bị cho kịch bản di chuyển không quân từ đại lục ra đảo Đài Loan trong khoảng cách và thời gian ngắn nhất.

Hải

Kể từ tháng 8 năm ngoái đến nay, các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc gần đảo Đài Loan đã được tiến hành với tần suất, quy mô gia tăng với khoảng cách gần Đài Loan hơn, thậm chí mở rộng vào lãnh hải Đài Loan. Ngay sau khi chuyên cơ chở bà Pelosi hạ cánh xuống Đài Loan vào đêm 2/8/2022, Trung Quốc nhanh chóng thông báo sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại 6 vùng biển và không phận ở phía tây bắc, đông bắc, đông, đông nam và tây nam của Đài Loan từ 12 giờ ngày 4/8 đến 12 giờ ngày 7/8. Thế trận mà Trung Quốc triển khai trong cuộc tập trận này cho thấy cường quốc này có sự tính toán hơn hẳn đợt tập trận vào thời điểm khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 3 (3/1996), khi nó lần đầu tiên được tiến hành trên khu vực chồng lấn vào lãnh hải của Đài Loan, và khu vực tập trận gần nhất chỉ cách lãnh thổ Đài Loan chưa đến 10km.

Hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông - đại diện cho sức mạnh hải quân tối tân nhất của Trung Quốc hiện nay, cũng đang được tăng cường triển khai ở gần khu vực đảo Đài Loan. Vào tháng 5 năm ngoái, đội tàu Liêu Ninh đã tham gia một cuộc huấn luyện kéo dài ba tuần, từ biển Philippines đến khu vực phía Đông Đài Loan. Trong đó, con tàu đã thực hiện khoảng một nửa hoạt động bay trong khu vực 500 - 600 hải lý tính từ đường bờ biển Trung Quốc, nửa số hoạt động còn lại được tiến hành ở vùng Đông Đài Loan. Vào tháng 9, tàu sân bay Sơn Đông đã dẫn đầu một đoàn tàu chiến thực hiện cuộc tập trận “chớp nhoáng” kéo dài năm ngày xung quanh Đài Loan.

Bộ

Tháng 9 năm nay, Trung Quốc công bố kế hoạch “phát triển hội nhập" quần đảo Kim Môn của Đài Loan vào thành phố Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) của Trung Quốc bằng cách giúp các doanh nghiệp Đài Loan cải thiện khả năng tiếp cận tỉnh Phúc Kiến, đồng thời mở rộng nguồn khí đốt, điện và kết nối giao thông giữa hai bên. Yếu tố đáng chú ý ở đây là việc Trung Quốc muốn tăng cường kết nối giao thông giữa Phúc Kiến và Đài Loan. Nhiều khả năng kế hoạch kết nối này không chỉ là một bước đi mới trong tham vọng “thống nhất” Đài Loan bằng biện pháp hoà bình, mà còn nhằm phục vụ cho các mục tiêu quân sự -- cụ thể là triển khai một cuộc đổ bộ lên Đài Loan trong trường hợp con đường hoà bình không hiệu quả. Bởi, không phải tình cờ mà Trung Quốc cũng lựa chọn Phúc Kiến là nơi mở rộng ba sân bay quân sự (như đã nêu trên).

Dưới sức ép của Trung Quốc, không gian quốc tế của Đài Loan dần bị thu hẹp

Không chỉ bao vây Đài Loan về không gian địa lý, Bắc Kinh trong thời gian qua cũng tằng cường gây sức ép để loại bỏ tính chính danh của hòn đảo trong thực tiễn quan hệ quốc tế.

Tìm kiếm không gian quốc tế cho Đài Loan là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền bà Thái Anh Văn. Cụ thể là nỗ lực này được thúc đẩy qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với các quốc gia nhỏ và đệ đơn gia nhập các cơ chế đa phương ở phạm vi khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, trong khi Đài Loan đang tích cực tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ, châu Phi và Nam Thái Bình Dương như Guatemala, Ghana, Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire), Nigeria, Somaliland, Tuvalu, Nauru,... thì Trung Quốc lại có xu hướng tăng cường đầu tư kinh tế vào các quốc gia này để sau đó gây sức ép buộc họ phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, giống như biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện với quốc gia Trung Phi là São Tomé và Príncipe (đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan vào năm 2016), sau đó là hai quốc gia Trung Mỹ Panama (cắt quan hệ với Đài Loan vào năm 2017) và Honduras (cắt quan hệ với Đài Loan vào tháng 3 năm nay). Hiện nay Đài Loan chỉ còn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với 13 quốc gia.

Từ khi lên cầm quyền, chính quyền Đảng Dân tiến (DPP) của bà Thái cũng tìm cách vận động ngoại giao để đưa Đài Loan gia nhập các tổ chức đa phương về kinh tế - xã hội ở khu vực và toàn cầu như Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (RCEP), và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên, những nỗ lực của Đài Loan đạt được rất ít tiến bộ do Trung Quốc gây áp lực lên các diễn đàn này.

Vào tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã một lần nữa loại trừ Đài Loan khỏi cuộc họp của WHA với tư cách quan sát viên (observer). Từ năm 2019, Đài Loan đã nỗ lực vận động để được tham gia RCEP nhưng đã bị khước từ. Hiện nay chính quyền Thái Anh Văn đang tích cực vận động Australia, Chile, Peru và Anh ủng hộ Đài Loan gia nhập CPTPP. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nước nào lên tiếng ủng hộ việc Đài Loan gia nhập CPTPP vì lo ngại phản ứng của Trung Quốc.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng khá thành công trong việc đảm bảo các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), và WHO tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” (One-China Policy) - cho rằng “Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc”, nhằm loại trừ sự tham gia của Đài Loan khỏi tất cả các diễn đàn trên.

Điều gì đang chờ đợi Đài Loan phía trước?

Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa dừng các hoạt động gây sức ép về quân sự và chính trị đối với Đài Loan. Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo bất kỳ tuyên bố “Đài Loan độc lập” nào cũng sẽ dẫn đến việc thống nhất hòn đảo với đại lục bằng vũ lực. Tại lễ khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái, ông Tập khẳng định mạnh mẽ rằng Bắc Kinh sẽ “tiếp tục nỗ lực thống nhất hòa bình với sự chân thành và nỗ lực tối đa”, nhưng sẽ “không bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực” cũng như “thực hiện mọi biện pháp cần thiết” cho mục tiêu thống nhất.

Vì vậy, trước thềm bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1/2024, Trung Quốc – bên cạnh kêu gọi người dân Đài Loan đưa ra lựa chọn đúng đắn (righ choice) – có thể sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự quanh hòn đảo để thăm dò phản ứng của các ứng cử viên tổng thống ở Đài Loan về chính sách “Một Trung Quốc”, đồng thời răn đe cử tri Đài Loan để họ không bầu cho ứng cử viên ủng hộ cái mà Bắc Kinh gọi là chủ nghĩa ly khai.

Theo đó, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường hiện diện tàu chiến, máy bay chiến đấu, và tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn gần đảo Đài Loan để khẳng định các tuyên bố chủ quyền, đồng thời củng cố thế trận bao vây Đài Loan ở Thái Bình Dương, nhằm cô lập hòn đảo khỏi nguồn tiếp viện từ hệ thống đồng minh Nhật Bản (từ phía Đông Bắc), Philippines (từ phía Nam), và Mỹ (từ các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Philippines). Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục những biện pháp như đã tiến hành nhằm thu hẹp không gian can dự quốc tế của Đài Loan.

Ông Jin Canrong, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc (Renmin University of China) dự đoán rằng rất có khả năng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiến hành thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2027, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) (1927 – 2027). Tuy nhiên, khả năng này vẫn khó xảy ra vì các “lằn ranh đỏ” trong tuyên bố của Trung Quốc (đó là Đài Loan tuyên bố độc lập khỏi đại lục) chưa bị Mỹ và Đài Loan phá vỡ.

Về phía Mỹ, chính quyền Biden vẫn tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” khi chưa từng mở ra các cuộc thăm viếng cấp cao chính thức với chính quyền Đài Loan (gặp gỡ giữa Tổng thống, Phó Tổng thống và các lãnh đạo trong chính phủ). Trong các chuyến quá cảnh của Tổng thống, Phó Tổng thống Đài Loan đến Mỹ vào tháng 3 – 4 và tháng 8 năm nay, không có cuộc gặp nào giữa lãnh đạo Đài Loan và quan chức chính phủ Mỹ tại Nhà Trắng, các cơ quan chính thức của chính phủ, hay Quốc hội Mỹ theo nguyên tắc ngoại giao chính thức giữa hai quốc gia.

Về phía Đài Loan, lịch sử các cuộc bầu cử ở vùng lãnh thổ này cho thấy đa phần cử tri Đài Loan có xu hướng ủng hộ việc “duy trì nguyên trạng” hơn là kích động xung đột với đại lục bằng việc lựa chọn con đường ly khai. Do đó, các ứng cử viên ra tranh cử tổng thống sắp tới ở Đài Loan có khả năng cũng sẽ kiềm chế việc vận động cho các chính sách ly khai trong chương trình tranh cử của họ.

Sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công vũ trang vào Đài Loan được Trung Quốc chuẩn bị ngày một kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, trước khi quyết định tấn công hòn đảo, Bắc Kinh có thể vẫn ưu tiên cho các biện pháp kinh tế và ngoại giao để buộc Đài Loan “rời xa” Mỹ và xích lại gần hơn với đại lục, như việc áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại nhằm răn đe các động thái thân Mỹ và bất kỳ ý định ly khai nào, hay kế hoạch kết nối đảo Kim Môn của Đài Loan với tỉnh Phúc Kiến nhằm điều hướng dòng di cư và đầu tư từ Đài Loan về Trung Quốc.

Nhìn chung, Trung Quốc vẫn kiên trì chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” (sticks and carrots) trong vấn đề Đài Loan, khi một mặt “vây, lấn” hòn đảo về quân sự và ngoại giao, một mặt vẫn tìm cách phát triển các liên kết kinh tế và dân cư để tiếp tục kế hoạch thống nhất Đài Loan trong hoà bình.

Thống nhất Đài Loan là mục tiêu tối quan trọng trong thời kỳ lãnh đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Dù là 5 năm trước – trong lễ tái nhậm chức chủ tịch nước không giới hạn nhiệm kỳ (3/2018), hay năm nay – tại lễ bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc lần thứ 14 ở Bắc Kinh (3/2023), ông Tập cũng tuyên bố sẽ “không ngừng thúc đẩy quá trình thống nhất” với Đài Loan và cảnh báo sẽ chống lại mọi âm mưu nhằm ly khai hòn đảo khỏi đại lục.

Về diễn ngôn, Trung Quốc bày tỏ thiện chí sẽ “thống nhất Đài Loan trong hoà bình”; tuy nhiên, thực tế lại không phải như vậy. Mặc dù chưa khởi động một cuộc chiến tranh trực diện với Đài Loan, Trung Quốc trong thời gian qua vẫn không ngừng sử dụng công cụ quân sự và ngoại giao để gây sức ép và cô lập Đài Loan với cộng đồng quốc tế. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tăng cường gây sức ép để các quốc gia cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Bắc Kinh cũng sử dụng quyền lực kinh tế và chính trị để buộc các tổ chức đa phương loại trừ hay không chấp nhận tư cách thành viên của Đài Loan.

Ba hướng bao vây Đài Loan của Trung Quốc: trên không, trên biển, và trên bộ

Từng bước bao vây và hướng đến làm mờ dần ranh giới “không, hải, bộ” giữa Đài Loan và Trung Quốc được phản ánh qua những hoạt động quân sự mà Trung Quốc đã và đang triển khai với Đài Loan từ cuối năm ngoái đến nay.

Không

Kể từ sau chuyến thăm Đài Loan của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (8/2022), số vụ máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận Đài Loan ngày càng gia tăng. Kể từ đầu năm, trung bình mỗi ngày có 5 vụ máy bay Trung Quốc xâm nhập không phận của hòn đảo. Ngày 29/8, Bộ Quốc phòng Đài Loan đã cảnh báo về khả năng “gia tăng mạnh” căng thẳng quân sự sau khi báo cáo hoạt động quân sự mới của Trung Quốc. Tuy nhiên, số lượng máy bay quân sự Trung Quốc hiện diện quanh Đài Loan sau đó vẫn không giảm đi mà tiếp tục tăng lên, với con số kỷ lục trong vòng 24 giờ từ ngày 17 - 18/9 là hơn 100 chiếc.

Táo bạo hơn, Trung Quốc còn thường xuyên cho số lượng lớn máy bay quân sự vượt qua đường trung tuyến (median line) (đường quy ước “không chính thức” phân chia hai bờ eo biển Đài Loan) và hiện diện trong vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Đài Loan. Ngày 14/9, Bộ Quốc phòng Đài Loan ghi nhận 40 máy bay quân sự của Không quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAAF) xâm nhập vào ADIZ của Đài Loan. Từ ngày 18 - 19/10, Bộ Quốc phòng Đài Loan tiếp tục phát hiện 13 máy bay của PLAAF bay vào khu vực nhạy cảm này.

Chưa dừng lại ở đó, Trung Quốc gần đây mở rộng ba sân bay quân sự ở Phúc Kiến (phía Đông Nam Trung Quốc) là Long Điền, Hồ Liên và Chương Châu, với nơi gần Đài Loan nhất là Long Điền - chỉ cách thành phố Đài Bắc 217km. Qua kế hoạch phát triển sân bay quân sự này, nhiều khả năng Trung Quốc sẽ không chỉ dừng lại ở việc cho máy bay hiện diện quanh đảo Đài Loan nhằm thị uy và thách thức đường phân chia ranh giới giữa hai bên, mà đã chuẩn bị cho kịch bản di chuyển không quân từ đại lục ra đảo Đài Loan trong khoảng cách và thời gian ngắn nhất.

Hải

Kể từ tháng 8 năm ngoái đến nay, các cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc gần đảo Đài Loan đã được tiến hành với tần suất, quy mô gia tăng với khoảng cách gần Đài Loan hơn, thậm chí mở rộng vào lãnh hải Đài Loan. Ngay sau khi chuyên cơ chở bà Pelosi hạ cánh xuống Đài Loan vào đêm 2/8/2022, Trung Quốc nhanh chóng thông báo sẽ tiến hành tập trận bắn đạn thật tại 6 vùng biển và không phận ở phía tây bắc, đông bắc, đông, đông nam và tây nam của Đài Loan từ 12 giờ ngày 4/8 đến 12 giờ ngày 7/8. Thế trận mà Trung Quốc triển khai trong cuộc tập trận này cho thấy cường quốc này có sự tính toán hơn hẳn đợt tập trận vào thời điểm khủng hoảng eo biển Đài Loan lần 3 (3/1996), khi nó lần đầu tiên được tiến hành trên khu vực chồng lấn vào lãnh hải của Đài Loan, và khu vực tập trận gần nhất chỉ cách lãnh thổ Đài Loan chưa đến 10km.

Hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông - đại diện cho sức mạnh hải quân tối tân nhất của Trung Quốc hiện nay, cũng đang được tăng cường triển khai ở gần khu vực đảo Đài Loan. Vào tháng 5 năm ngoái, đội tàu Liêu Ninh đã tham gia một cuộc huấn luyện kéo dài ba tuần, từ biển Philippines đến khu vực phía Đông Đài Loan. Trong đó, con tàu đã thực hiện khoảng một nửa hoạt động bay trong khu vực 500 - 600 hải lý tính từ đường bờ biển Trung Quốc, nửa số hoạt động còn lại được tiến hành ở vùng Đông Đài Loan. Vào tháng 9, tàu sân bay Sơn Đông đã dẫn đầu một đoàn tàu chiến thực hiện cuộc tập trận “chớp nhoáng” kéo dài năm ngày xung quanh Đài Loan.

Bộ

Tháng 9 năm nay, Trung Quốc công bố kế hoạch “phát triển hội nhập" quần đảo Kim Môn của Đài Loan vào thành phố Hạ Môn (tỉnh Phúc Kiến) của Trung Quốc bằng cách giúp các doanh nghiệp Đài Loan cải thiện khả năng tiếp cận tỉnh Phúc Kiến, đồng thời mở rộng nguồn khí đốt, điện và kết nối giao thông giữa hai bên. Yếu tố đáng chú ý ở đây là việc Trung Quốc muốn tăng cường kết nối giao thông giữa Phúc Kiến và Đài Loan. Nhiều khả năng kế hoạch kết nối này không chỉ là một bước đi mới trong tham vọng “thống nhất” Đài Loan bằng biện pháp hoà bình, mà còn nhằm phục vụ cho các mục tiêu quân sự -- cụ thể là triển khai một cuộc đổ bộ lên Đài Loan trong trường hợp con đường hoà bình không hiệu quả. Bởi, không phải tình cờ mà Trung Quốc cũng lựa chọn Phúc Kiến là nơi mở rộng ba sân bay quân sự (như đã nêu trên).

Dưới sức ép của Trung Quốc, không gian quốc tế của Đài Loan dần bị thu hẹp

Không chỉ bao vây Đài Loan về không gian địa lý, Bắc Kinh trong thời gian qua cũng tằng cường gây sức ép để loại bỏ tính chính danh của hòn đảo trong thực tiễn quan hệ quốc tế.

Tìm kiếm không gian quốc tế cho Đài Loan là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của chính quyền bà Thái Anh Văn. Cụ thể là nỗ lực này được thúc đẩy qua việc thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với các quốc gia nhỏ và đệ đơn gia nhập các cơ chế đa phương ở phạm vi khu vực và toàn cầu.

Tuy nhiên, trong khi Đài Loan đang tích cực tăng cường quan hệ song phương với các quốc gia nhỏ ở Trung Mỹ, châu Phi và Nam Thái Bình Dương như Guatemala, Ghana, Bờ Biển Ngà (Côte d’Ivoire), Nigeria, Somaliland, Tuvalu, Nauru,... thì Trung Quốc lại có xu hướng tăng cường đầu tư kinh tế vào các quốc gia này để sau đó gây sức ép buộc họ phải cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, giống như biện pháp mà Trung Quốc đã thực hiện với quốc gia Trung Phi là São Tomé và Príncipe (đã cắt đứt quan hệ với Đài Loan vào năm 2016), sau đó là hai quốc gia Trung Mỹ Panama (cắt quan hệ với Đài Loan vào năm 2017) và Honduras (cắt quan hệ với Đài Loan vào tháng 3 năm nay). Hiện nay Đài Loan chỉ còn duy trì quan hệ ngoại giao chính thức với 13 quốc gia.

Từ khi lên cầm quyền, chính quyền Đảng Dân tiến (DPP) của bà Thái cũng tìm cách vận động ngoại giao để đưa Đài Loan gia nhập các tổ chức đa phương về kinh tế - xã hội ở khu vực và toàn cầu như Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (RCEP), và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Tuy nhiên, những nỗ lực của Đài Loan đạt được rất ít tiến bộ do Trung Quốc gây áp lực lên các diễn đàn này.

Vào tháng 5, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã một lần nữa loại trừ Đài Loan khỏi cuộc họp của WHA với tư cách quan sát viên (observer). Từ năm 2019, Đài Loan đã nỗ lực vận động để được tham gia RCEP nhưng đã bị khước từ. Hiện nay chính quyền Thái Anh Văn đang tích cực vận động Australia, Chile, Peru và Anh ủng hộ Đài Loan gia nhập CPTPP. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có nước nào lên tiếng ủng hộ việc Đài Loan gia nhập CPTPP vì lo ngại phản ứng của Trung Quốc.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng khá thành công trong việc đảm bảo các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc như Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), và WHO tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” (One-China Policy) - cho rằng “Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc và Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là chính phủ hợp pháp duy nhất đại diện cho toàn bộ Trung Quốc”, nhằm loại trừ sự tham gia của Đài Loan khỏi tất cả các diễn đàn trên.

Điều gì đang chờ đợi Đài Loan phía trước?

Đến nay, Trung Quốc vẫn chưa dừng các hoạt động gây sức ép về quân sự và chính trị đối với Đài Loan. Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo bất kỳ tuyên bố “Đài Loan độc lập” nào cũng sẽ dẫn đến việc thống nhất hòn đảo với đại lục bằng vũ lực. Tại lễ khai mạc Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc vào tháng 10 năm ngoái, ông Tập khẳng định mạnh mẽ rằng Bắc Kinh sẽ “tiếp tục nỗ lực thống nhất hòa bình với sự chân thành và nỗ lực tối đa”, nhưng sẽ “không bao giờ từ bỏ việc sử dụng vũ lực” cũng như “thực hiện mọi biện pháp cần thiết” cho mục tiêu thống nhất.

Vì vậy, trước thềm bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1/2024, Trung Quốc – bên cạnh kêu gọi người dân Đài Loan đưa ra lựa chọn đúng đắn (righ choice) – có thể sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động quân sự quanh hòn đảo để thăm dò phản ứng của các ứng cử viên tổng thống ở Đài Loan về chính sách “Một Trung Quốc”, đồng thời răn đe cử tri Đài Loan để họ không bầu cho ứng cử viên ủng hộ cái mà Bắc Kinh gọi là chủ nghĩa ly khai.

Theo đó, Trung Quốc có thể sẽ tăng cường hiện diện tàu chiến, máy bay chiến đấu, và tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường xuyên hơn gần đảo Đài Loan để khẳng định các tuyên bố chủ quyền, đồng thời củng cố thế trận bao vây Đài Loan ở Thái Bình Dương, nhằm cô lập hòn đảo khỏi nguồn tiếp viện từ hệ thống đồng minh Nhật Bản (từ phía Đông Bắc), Philippines (từ phía Nam), và Mỹ (từ các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Philippines). Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng sẽ tiếp tục những biện pháp như đã tiến hành nhằm thu hẹp không gian can dự quốc tế của Đài Loan.

Ông Jin Canrong, giáo sư tại Trường Nghiên cứu Quốc tế của Đại học Nhân dân Trung Quốc (Renmin University of China) dự đoán rằng rất có khả năng giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ tiến hành thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2027, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) (1927 – 2027). Tuy nhiên, khả năng này vẫn khó xảy ra vì các “lằn ranh đỏ” trong tuyên bố của Trung Quốc (đó là Đài Loan tuyên bố độc lập khỏi đại lục) chưa bị Mỹ và Đài Loan phá vỡ.

Về phía Mỹ, chính quyền Biden vẫn tôn trọng chính sách “Một Trung Quốc” khi chưa từng mở ra các cuộc thăm viếng cấp cao chính thức với chính quyền Đài Loan (gặp gỡ giữa Tổng thống, Phó Tổng thống và các lãnh đạo trong chính phủ). Trong các chuyến quá cảnh của Tổng thống, Phó Tổng thống Đài Loan đến Mỹ vào tháng 3 – 4 và tháng 8 năm nay, không có cuộc gặp nào giữa lãnh đạo Đài Loan và quan chức chính phủ Mỹ tại Nhà Trắng, các cơ quan chính thức của chính phủ, hay Quốc hội Mỹ theo nguyên tắc ngoại giao chính thức giữa hai quốc gia.

Về phía Đài Loan, lịch sử các cuộc bầu cử ở vùng lãnh thổ này cho thấy đa phần cử tri Đài Loan có xu hướng ủng hộ việc “duy trì nguyên trạng” hơn là kích động xung đột với đại lục bằng việc lựa chọn con đường ly khai. Do đó, các ứng cử viên ra tranh cử tổng thống sắp tới ở Đài Loan có khả năng cũng sẽ kiềm chế việc vận động cho các chính sách ly khai trong chương trình tranh cử của họ.

Sự chuẩn bị cho một cuộc tấn công vũ trang vào Đài Loan được Trung Quốc chuẩn bị ngày một kỹ lưỡng hơn. Tuy nhiên, trước khi quyết định tấn công hòn đảo, Bắc Kinh có thể vẫn ưu tiên cho các biện pháp kinh tế và ngoại giao để buộc Đài Loan “rời xa” Mỹ và xích lại gần hơn với đại lục, như việc áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại nhằm răn đe các động thái thân Mỹ và bất kỳ ý định ly khai nào, hay kế hoạch kết nối đảo Kim Môn của Đài Loan với tỉnh Phúc Kiến nhằm điều hướng dòng di cư và đầu tư từ Đài Loan về Trung Quốc.

Nhìn chung, Trung Quốc vẫn kiên trì chiến thuật “cây gậy và củ cà rốt” (sticks and carrots) trong vấn đề Đài Loan, khi một mặt “vây, lấn” hòn đảo về quân sự và ngoại giao, một mặt vẫn tìm cách phát triển các liên kết kinh tế và dân cư để tiếp tục kế hoạch thống nhất Đài Loan trong hoà bình.

Từ khoá: Đài Loan Trung Quốc quan hệ xuyên eo biển không gian quốc tế Đông Bắc Á

BÀI LIÊN QUAN