Chính sách của Mỹ và Trung Quốc với Đài Loan sẽ ra sao nếu Nga và Ukraine ngừng bắn?
Một thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine sẽ đẩy cạnh tranh Mỹ - Trung vào giai đoạn căng thẳng mới: khi Washington tăng cường hỗ trợ Đài Loan trong khi Bắc Kinh gia tăng sức ép lên hòn đảo.


Mỹ - Trung can dự vào chiến tranh Ukraine
Không chỉ là vấn đề an ninh quan trọng góp phần định hình cục diện thế giới, cạnh tranh Mỹ - Trung chi phối sâu sắc cán cân quyền lực toàn cầu. Dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump (2017 - 2021), mặc cho sự phụ thuộc sâu sắc trên phương diện kinh tế, quan hệ Mỹ - Trung có tính đối đầu địa chính trị gay gắt, kèm theo sự leo thang trên các lĩnh vực như thương mại, khoa học - kỹ thuật, quân sự.
Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine từ năm 2014 và sau đó leo thang thành chiến tranh toàn diện vào năm 2022 đã định hình lại bối cảnh an ninh châu Âu và gia tăng cạnh tranh giữa các siêu cường, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Khi cuộc chiến sắp sửa bước vào năm thứ tư, chính quyền Joe Biden đã tận dụng bối cảnh này để củng cố vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ thông qua viện trợ quân sự cho Ukraine và trừng phạt kinh tế Nga. Tổng thống Biden cũng theo đuổi chính sách đa phương khi huy động các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để duy trì một mặt trận thống nhất nhằm làm suy yếu Nga.
Tháng 11/2024, Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ thứ 47 trong sự kinh ngạc của người dân và các quốc gia trên toàn thế giới. Ở tuổi 78, ông Trump là người lớn tuổi nhất ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ. Trump cũng là tổng thống đầu tiên phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tiếp kể từ Grover Cleveland (1885 - 1889 và 1893 - 1897). Trong quá trình tranh cử, Trump đã kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn. Tuy nhiên, vào ngày 30/12/2024, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ tín hiệu chính thức nào liên quan đến việc giải quyết vấn đề Ukraine. Donald Trump sẽ vẫn là tổng thống đắc cử cho đến khi nhậm chức vào ngày 20/1, với chính sách của Mỹ trong mọi lĩnh vực do tổng thống đương nhiệm, Joe Biden, và chính quyền của ông quyết định”.
Sau khi tái đắc cử, Trump tiếp tục nhắc lại việc Nga và Ukraine nên ngừng bắn khi tuyên bố: “Cần phải có lệnh ngừng bắn ngay lập tức và các cuộc đàm phán nên bắt đầu. Quá nhiều sinh mạng đang bị lãng phí một cách không cần thiết, quá nhiều gia đình bị phá hủy”, đồng thời muốn hai nước đàm phán để chấm dứt “sự điên rồ” này. Ngày 12/02, Tổng thống Trump cho biết Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky mong muốn hòa bình cũng như sẽ thảo luận về việc “đạt được lệnh ngừng bắn trong tương lai không xa”.
Trong khi đó, Trung Quốc nhân cuộc chiến để gia tăng tầm ảnh hưởng, âm thầm cạnh tranh với Mỹ, và viện trợ gián tiếp cho Nga. Kể từ mùa hè năm 2023, Trung Quốc trở thành nhà cung cấp quan trọng nhất các thiết bị vi điện tử, công nghệ máy bay không người lái, tên lửa, máy công cụ cho vũ khí của Nga trong cuộc chiến Ukraine. Bên cạnh đó, Nga ngày càng nhập khẩu một lượng lớn những mặt hàng quân sự từ Trung Quốc. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Thủ đô Washington DC cho biết, “lượng máy CNC (Computer Numerical Control) nhập khẩu của Nga - được sử dụng để cung cấp các bộ phận chính xác cho nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, từ đạn dược đến máy bay - từ các công ty Trung Quốc cũng tăng mạnh trong những tháng sau cuộc họp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin vào tháng 3/2023”.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu Mỹ kết luận rằng “ngành công nghiệp của Nga đã hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc về máy công cụ và các linh kiện quan trọng trong sản xuất vũ khí”. Đây là điều Bắc Kinh mong muốn, vì việc Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc như là “đối tác thương mại chính” giúp Bắc Kinh duy trì sự kiềm chế và ngăn Moscow tăng cường vị thế sau cuộc chiến.
Đài Loan trong tầm nhắm của Washington và Bắc Kinh
Nếu Nga và Ukraine đạt được thoả thuận ngừng bắn, thì cạnh tranh Mỹ - Trung có thể càng gay gắt. Việc các bên ngừng bắn sẽ giúp Mỹ giảm bớt gánh nặng về quân sự, kinh tế và ngoại giao, để tập trung hơn vào việc cạnh tranh và kiềm chế Trung Quốc.
Bên cạnh đó, căng thẳng và bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề Đài Loan sẽ tiếp tục dai dẳng, và Mỹ rất có thể sẽ thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Đài Loan. Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy Report) vào tháng 6/2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề cập đến Đài Loan như một “quốc gia” (nation). Trong báo cáo trên, Đài Loan, cùng với Singapore, New Zealand và Mông Cổ được coi như những nền dân chủ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và là “đối tác có năng lực và đáng tin cậy của Mỹ”. Mỹ cũng nhấn mạnh nước này “có lợi ích sống còn trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bao gồm một Đài Loan vững mạnh, thịnh vượng và dân chủ”.
Dù vẫn thừa nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc” (One China Principle) – tức thừa nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) là “chính phủ hợp pháp duy nhất” của Trung Quốc (China), các chính quyền Mỹ gần đây đã củng cố quan hệ với Đài Loan, như duy trì các hoạt động giao lưu văn hoá, thúc đẩy kinh doanh, cũng như bán vũ khí cho hòn đảo. Nguyên nhân khiến Mỹ tăng cường hợp tác với Đài Loan xuất phát từ việc Đài Loan nằm trong cái gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” (first island chain), kéo dài từ quần đảo Kuril, và kết thúc ở Borneo và phần phía bắc của Philippines; và hòn đảo có vai trò quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Mỹ vì nếu Đài Loan nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, Mỹ khó có thể giữ được cán cân quyền lực ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như khó kiềm chế Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan và sáp nhập thành công hòn đảo này - một hòn đảo chỉ cách Nhật Bản 70 dặm và cách Philippines 120 dặm, thì những gì xảy ra ở eo biển Đài Loan sẽ có tác động to lớn đến tương lai của các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Khi đó, các đồng minh sẽ nghi ngờ các cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực, nhất là việc bảo vệ họ trước áp lực từ Trung Quốc. Khi mất niềm tin vào cam kết của Mỹ, các đồng minh sẽ cân nhắc việc “nhượng bộ” Trung Quốc hoặc tăng cường phòng ngừa bằng cách tăng cường năng lực quân sự.
Chính quyền Trump 2.0 có thể hỗ trợ Đài Loan với các hành động cụ thể, như đẩy mạnh việc cung cấp vũ khí hiện đại, hỗ trợ quân sự nhằm nâng cao năng lực phòng thủ của Đài Loan cũng như tăng cường hợp tác trên lĩnh vực công nghệ bán dẫn.
Từ ngày 10 đến 12/02, hai tàu của hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan – chuyến đi đầu tiên dưới chính quyền Trump 2.0. Việc Mỹ cho tàu hải quân đi qua eo biển có thể là sự bắt đầu cho những các chuyến đi như vậy trong thời gian tới, nhất là khi Trump đã lưu ý “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan” trong Hội nghị Thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào ngày 7/2.
Tuyên bố chung giữa Mỹ và Nhật Bản vào ngày 7/2 đã không đề cập đến chính sách “Một Trung Quốc”. Dấu hiệu này cho thấy Tổng thống Trump có xu hướng tách quan hệ Mỹ - Trung ra khỏi Đài Loan, việc này được kỳ vọng sẽ ngăn Bắc Kinh sử dụng chính sách “Một Trung Quốc” để tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan.
Động thái có ý nghĩa quan trọng là thông tin về quan hệ Mỹ - Đài trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ đã cập nhật nội dung. Trước đó, Tờ thông tin (Fact Sheet) đã nêu rằng Mỹ phản đối “bất kỳ thay đổi đơn phương nào đối với nguyên trạng từ cả hai bên; chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập (nguyên văn tiếng Anh: “we do not support Taiwan independence”); và chúng tôi mong muốn các bất đồng giữa hai bờ eo biển được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình”. Tuy nhiên, trong phiên bản cập nhật được công bố vào ngày 13/2, dòng thể hiện lập trường lâu nay của Mỹ phản đối nền độc lập của Đài Loan được xoá đi.
Tại Hội nghị An ninh Munich vào giữa tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc là Iwaya Takeshi và Cho Tae-yul đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan. Trong tuyên bố chung, các bên tái khẳng định rằng hòa bình eo biển Đài Loan là “một yếu tố không thể thiếu của an ninh và thịnh vượng”, kêu gọi giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển, và nhấn mạnh cam kết chung trong việc “duy trì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và đảm bảo luật pháp quốc tế được ưu tiên”.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đang thực hiện chiến dịch cưỡng chế nhiều mặt để cô lập chính phủ và người dân Đài Loan với thế giới. Các quan chức Trung Quốc đã tận dụng quyền lực của họ trong các tổ chức quốc tế để tuyên truyền về nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Bên cạnh đó, Trung Quốc thường xuyên gửi lực lượng hải quân và không quân đến để thị uy trước Đài Loan. Ước tính vào năm 2022, Trung Quốc đã triển khai 111 máy bay và 46 tàu hải quân đến các khu vực xung quanh Đài Loan, và 82 máy bay quân sự của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến của eo biển. Hơn nữa, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn vào tháng 8/2022 sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan.
Đặc biệt, vài ngày sau lễ nhậm chức của tân tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với mật danh là Joint Sword – 2024A ở eo biển Đài Loan và xung quanh các đảo Kinmen, Matsu, Wuqiu và Dongyin. Người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến khu - Đại úy Hải quân PLA Li Xi tuyên bố cuộc tập trận này là “hình phạt nghiêm khắc đối với các hành động ly khai của lực lượng “độc lập Đài Loan” và là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với sự can thiệp và khiêu khích của các thế lực bên ngoài”.
Trong trường hợp các bên đạt được lệnh ngừng bắn, với việc Nga đã sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine gồm Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk, Lugansk và kiểm soát bán đảo Crimea, Trung Quốc sẽ nhận thấy đây là thời cơ để tiếp tục kế hoạch thống nhất Đài Loan. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị PLA sẵn sàng tiến hành thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2027 nếu các biện pháp hòa bình không mang lại kết quả. Hơn nữa, nếu chiếm được Đài Loan, Trung Quốc có thể tự do hơn trong việc thể hiện sức mạnh ở khu vực Tây Thái Bình Dương và đe dọa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam và Hawaii. Mỹ chắc hẳn không hề mong muốn kịch bản này.
Tóm lại, nếu các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc có thể coi đây là “thời cơ ngàn vàng” để thúc đẩy kế hoạch thống nhất Đài Loan. Với Mỹ, chính quyền Trump 2.0 có xu hướng tách bạch vấn đề Đài Loan khỏi quan hệ Mỹ - Trung và đưa ra các cam kết cụ thể về an ninh ở eo biển Đài Loan. Khi đó, cạnh trạnh giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng mới, nhất là khi Washington có thể gia tăng hỗ trợ Đài Bắc và triển khai các chiến lược nhằm răn đe Bắc Kinh.
Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.
Lê Ngô Huyền Trang hiện là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quốc tế - Đại học Huế. Mối quan tâm của Trang là về ngoại giao gấu trúc, quyền lực mềm và ngoại giao công chúng theo đặc trưng Trung Quốc. Độc giả có thể liên hệ với tác giả qua email: tranngjudo@gmai.com
Nguyễn Thị Khánh Ly là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quốc tế - Đại học Huế. Hướng nghiên cứu của Ly là cạnh tranh trí tuệ nhân tạo, phát triển bền vững, văn hóa và quan hệ quốc tế. Độc giả có thể trao đổi với tác giả qua email: ly21112003@gmail.com.
Võ Dương Anh Phương là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quốc tế - Đại học Huế. Phương chú ý đến những vấn đề xoay quanh ngoại giao chuyên biệt ở khu vực Đông Nam Á nói riêng cũng như quan hệ quốc tế nói chung trong bối cảnh phát triển bền vững. Độc giả có thể liên hệ với tác giả qua email: vdaphuong@gmail.com

Mỹ - Trung can dự vào chiến tranh Ukraine
Không chỉ là vấn đề an ninh quan trọng góp phần định hình cục diện thế giới, cạnh tranh Mỹ - Trung chi phối sâu sắc cán cân quyền lực toàn cầu. Dưới nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump (2017 - 2021), mặc cho sự phụ thuộc sâu sắc trên phương diện kinh tế, quan hệ Mỹ - Trung có tính đối đầu địa chính trị gay gắt, kèm theo sự leo thang trên các lĩnh vực như thương mại, khoa học - kỹ thuật, quân sự.
Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine từ năm 2014 và sau đó leo thang thành chiến tranh toàn diện vào năm 2022 đã định hình lại bối cảnh an ninh châu Âu và gia tăng cạnh tranh giữa các siêu cường, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc. Khi cuộc chiến sắp sửa bước vào năm thứ tư, chính quyền Joe Biden đã tận dụng bối cảnh này để củng cố vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ thông qua viện trợ quân sự cho Ukraine và trừng phạt kinh tế Nga. Tổng thống Biden cũng theo đuổi chính sách đa phương khi huy động các đồng minh thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để duy trì một mặt trận thống nhất nhằm làm suy yếu Nga.
Tháng 11/2024, Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ thứ 47 trong sự kinh ngạc của người dân và các quốc gia trên toàn thế giới. Ở tuổi 78, ông Trump là người lớn tuổi nhất ngồi vào chiếc ghế tổng thống Mỹ. Trump cũng là tổng thống đầu tiên phục vụ hai nhiệm kỳ không liên tiếp kể từ Grover Cleveland (1885 - 1889 và 1893 - 1897). Trong quá trình tranh cử, Trump đã kêu gọi Nga và Ukraine ngừng bắn. Tuy nhiên, vào ngày 30/12/2024, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nhấn mạnh: “Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ tín hiệu chính thức nào liên quan đến việc giải quyết vấn đề Ukraine. Donald Trump sẽ vẫn là tổng thống đắc cử cho đến khi nhậm chức vào ngày 20/1, với chính sách của Mỹ trong mọi lĩnh vực do tổng thống đương nhiệm, Joe Biden, và chính quyền của ông quyết định”.
Sau khi tái đắc cử, Trump tiếp tục nhắc lại việc Nga và Ukraine nên ngừng bắn khi tuyên bố: “Cần phải có lệnh ngừng bắn ngay lập tức và các cuộc đàm phán nên bắt đầu. Quá nhiều sinh mạng đang bị lãng phí một cách không cần thiết, quá nhiều gia đình bị phá hủy”, đồng thời muốn hai nước đàm phán để chấm dứt “sự điên rồ” này. Ngày 12/02, Tổng thống Trump cho biết Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Ukraine Zelensky mong muốn hòa bình cũng như sẽ thảo luận về việc “đạt được lệnh ngừng bắn trong tương lai không xa”.
Trong khi đó, Trung Quốc nhân cuộc chiến để gia tăng tầm ảnh hưởng, âm thầm cạnh tranh với Mỹ, và viện trợ gián tiếp cho Nga. Kể từ mùa hè năm 2023, Trung Quốc trở thành nhà cung cấp quan trọng nhất các thiết bị vi điện tử, công nghệ máy bay không người lái, tên lửa, máy công cụ cho vũ khí của Nga trong cuộc chiến Ukraine. Bên cạnh đó, Nga ngày càng nhập khẩu một lượng lớn những mặt hàng quân sự từ Trung Quốc. Báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tại Thủ đô Washington DC cho biết, “lượng máy CNC (Computer Numerical Control) nhập khẩu của Nga - được sử dụng để cung cấp các bộ phận chính xác cho nhiều hệ thống vũ khí khác nhau, từ đạn dược đến máy bay - từ các công ty Trung Quốc cũng tăng mạnh trong những tháng sau cuộc họp giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin vào tháng 3/2023”.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu Mỹ kết luận rằng “ngành công nghiệp của Nga đã hoàn toàn phụ thuộc vào Trung Quốc về máy công cụ và các linh kiện quan trọng trong sản xuất vũ khí”. Đây là điều Bắc Kinh mong muốn, vì việc Nga ngày càng phụ thuộc vào Trung Quốc như là “đối tác thương mại chính” giúp Bắc Kinh duy trì sự kiềm chế và ngăn Moscow tăng cường vị thế sau cuộc chiến.
Đài Loan trong tầm nhắm của Washington và Bắc Kinh
Nếu Nga và Ukraine đạt được thoả thuận ngừng bắn, thì cạnh tranh Mỹ - Trung có thể càng gay gắt. Việc các bên ngừng bắn sẽ giúp Mỹ giảm bớt gánh nặng về quân sự, kinh tế và ngoại giao, để tập trung hơn vào việc cạnh tranh và kiềm chế Trung Quốc.
Bên cạnh đó, căng thẳng và bất đồng giữa Trung Quốc và Mỹ trong vấn đề Đài Loan sẽ tiếp tục dai dẳng, và Mỹ rất có thể sẽ thắt chặt hơn nữa mối quan hệ với Đài Loan. Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy Report) vào tháng 6/2019 của Bộ Quốc phòng Mỹ đã đề cập đến Đài Loan như một “quốc gia” (nation). Trong báo cáo trên, Đài Loan, cùng với Singapore, New Zealand và Mông Cổ được coi như những nền dân chủ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và là “đối tác có năng lực và đáng tin cậy của Mỹ”. Mỹ cũng nhấn mạnh nước này “có lợi ích sống còn trong việc duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ, bao gồm một Đài Loan vững mạnh, thịnh vượng và dân chủ”.
Dù vẫn thừa nhận nguyên tắc “Một Trung Quốc” (One China Principle) – tức thừa nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) là “chính phủ hợp pháp duy nhất” của Trung Quốc (China), các chính quyền Mỹ gần đây đã củng cố quan hệ với Đài Loan, như duy trì các hoạt động giao lưu văn hoá, thúc đẩy kinh doanh, cũng như bán vũ khí cho hòn đảo. Nguyên nhân khiến Mỹ tăng cường hợp tác với Đài Loan xuất phát từ việc Đài Loan nằm trong cái gọi là “chuỗi đảo đầu tiên” (first island chain), kéo dài từ quần đảo Kuril, và kết thúc ở Borneo và phần phía bắc của Philippines; và hòn đảo có vai trò quan trọng đối với chính sách đối ngoại của Mỹ vì nếu Đài Loan nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc, Mỹ khó có thể giữ được cán cân quyền lực ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cũng như khó kiềm chế Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan và sáp nhập thành công hòn đảo này - một hòn đảo chỉ cách Nhật Bản 70 dặm và cách Philippines 120 dặm, thì những gì xảy ra ở eo biển Đài Loan sẽ có tác động to lớn đến tương lai của các đồng minh của Mỹ trong khu vực. Khi đó, các đồng minh sẽ nghi ngờ các cam kết của Mỹ đối với an ninh khu vực, nhất là việc bảo vệ họ trước áp lực từ Trung Quốc. Khi mất niềm tin vào cam kết của Mỹ, các đồng minh sẽ cân nhắc việc “nhượng bộ” Trung Quốc hoặc tăng cường phòng ngừa bằng cách tăng cường năng lực quân sự.
Chính quyền Trump 2.0 có thể hỗ trợ Đài Loan với các hành động cụ thể, như đẩy mạnh việc cung cấp vũ khí hiện đại, hỗ trợ quân sự nhằm nâng cao năng lực phòng thủ của Đài Loan cũng như tăng cường hợp tác trên lĩnh vực công nghệ bán dẫn.
Từ ngày 10 đến 12/02, hai tàu của hải quân Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan – chuyến đi đầu tiên dưới chính quyền Trump 2.0. Việc Mỹ cho tàu hải quân đi qua eo biển có thể là sự bắt đầu cho những các chuyến đi như vậy trong thời gian tới, nhất là khi Trump đã lưu ý “tầm quan trọng của hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan” trong Hội nghị Thượng đỉnh với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào ngày 7/2.
Tuyên bố chung giữa Mỹ và Nhật Bản vào ngày 7/2 đã không đề cập đến chính sách “Một Trung Quốc”. Dấu hiệu này cho thấy Tổng thống Trump có xu hướng tách quan hệ Mỹ - Trung ra khỏi Đài Loan, việc này được kỳ vọng sẽ ngăn Bắc Kinh sử dụng chính sách “Một Trung Quốc” để tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan.
Động thái có ý nghĩa quan trọng là thông tin về quan hệ Mỹ - Đài trên trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ đã cập nhật nội dung. Trước đó, Tờ thông tin (Fact Sheet) đã nêu rằng Mỹ phản đối “bất kỳ thay đổi đơn phương nào đối với nguyên trạng từ cả hai bên; chúng tôi không ủng hộ Đài Loan độc lập (nguyên văn tiếng Anh: “we do not support Taiwan independence”); và chúng tôi mong muốn các bất đồng giữa hai bờ eo biển được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình”. Tuy nhiên, trong phiên bản cập nhật được công bố vào ngày 13/2, dòng thể hiện lập trường lâu nay của Mỹ phản đối nền độc lập của Đài Loan được xoá đi.
Tại Hội nghị An ninh Munich vào giữa tháng 2, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và những người đồng cấp Nhật Bản và Hàn Quốc là Iwaya Takeshi và Cho Tae-yul đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan. Trong tuyên bố chung, các bên tái khẳng định rằng hòa bình eo biển Đài Loan là “một yếu tố không thể thiếu của an ninh và thịnh vượng”, kêu gọi giải quyết hòa bình các vấn đề xuyên eo biển, và nhấn mạnh cam kết chung trong việc “duy trì một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và đảm bảo luật pháp quốc tế được ưu tiên”.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh đang thực hiện chiến dịch cưỡng chế nhiều mặt để cô lập chính phủ và người dân Đài Loan với thế giới. Các quan chức Trung Quốc đã tận dụng quyền lực của họ trong các tổ chức quốc tế để tuyên truyền về nguyên tắc “Một Trung Quốc”. Bên cạnh đó, Trung Quốc thường xuyên gửi lực lượng hải quân và không quân đến để thị uy trước Đài Loan. Ước tính vào năm 2022, Trung Quốc đã triển khai 111 máy bay và 46 tàu hải quân đến các khu vực xung quanh Đài Loan, và 82 máy bay quân sự của Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến của eo biển. Hơn nữa, Trung Quốc đã tiến hành các cuộc tập trận bắn đạn thật quy mô lớn vào tháng 8/2022 sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan.
Đặc biệt, vài ngày sau lễ nhậm chức của tân tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te), Quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA) đã tiến hành các cuộc tập trận quân sự với mật danh là Joint Sword – 2024A ở eo biển Đài Loan và xung quanh các đảo Kinmen, Matsu, Wuqiu và Dongyin. Người phát ngôn của Bộ Tư lệnh Chiến khu - Đại úy Hải quân PLA Li Xi tuyên bố cuộc tập trận này là “hình phạt nghiêm khắc đối với các hành động ly khai của lực lượng “độc lập Đài Loan” và là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với sự can thiệp và khiêu khích của các thế lực bên ngoài”.
Trong trường hợp các bên đạt được lệnh ngừng bắn, với việc Nga đã sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine gồm Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk, Lugansk và kiểm soát bán đảo Crimea, Trung Quốc sẽ nhận thấy đây là thời cơ để tiếp tục kế hoạch thống nhất Đài Loan. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chỉ thị PLA sẵn sàng tiến hành thống nhất Đài Loan bằng vũ lực vào năm 2027 nếu các biện pháp hòa bình không mang lại kết quả. Hơn nữa, nếu chiếm được Đài Loan, Trung Quốc có thể tự do hơn trong việc thể hiện sức mạnh ở khu vực Tây Thái Bình Dương và đe dọa các căn cứ quân sự của Mỹ ở Guam và Hawaii. Mỹ chắc hẳn không hề mong muốn kịch bản này.
Tóm lại, nếu các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắn, Trung Quốc có thể coi đây là “thời cơ ngàn vàng” để thúc đẩy kế hoạch thống nhất Đài Loan. Với Mỹ, chính quyền Trump 2.0 có xu hướng tách bạch vấn đề Đài Loan khỏi quan hệ Mỹ - Trung và đưa ra các cam kết cụ thể về an ninh ở eo biển Đài Loan. Khi đó, cạnh trạnh giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới sẽ bước vào giai đoạn căng thẳng mới, nhất là khi Washington có thể gia tăng hỗ trợ Đài Bắc và triển khai các chiến lược nhằm răn đe Bắc Kinh.
Bài viết này thuộc ấn bản đặc biệt với chủ đề “Cạnh tranh Mỹ - Trung dưới thời Trump 2.0”.
Lê Ngô Huyền Trang hiện là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quốc tế - Đại học Huế. Mối quan tâm của Trang là về ngoại giao gấu trúc, quyền lực mềm và ngoại giao công chúng theo đặc trưng Trung Quốc. Độc giả có thể liên hệ với tác giả qua email: tranngjudo@gmai.com
Nguyễn Thị Khánh Ly là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quốc tế - Đại học Huế. Hướng nghiên cứu của Ly là cạnh tranh trí tuệ nhân tạo, phát triển bền vững, văn hóa và quan hệ quốc tế. Độc giả có thể trao đổi với tác giả qua email: ly21112003@gmail.com.
Võ Dương Anh Phương là sinh viên ngành Quan hệ Quốc tế tại Khoa Quốc tế - Đại học Huế. Phương chú ý đến những vấn đề xoay quanh ngoại giao chuyên biệt ở khu vực Đông Nam Á nói riêng cũng như quan hệ quốc tế nói chung trong bối cảnh phát triển bền vững. Độc giả có thể liên hệ với tác giả qua email: vdaphuong@gmail.com
Từ khoá: Đài Loan cạnh tranh Mỹ - Trung chính sách đối ngoại Mỹ Nga Ukraine