Chính trị - Ngoại giao   13/12/2023

Cuba ở đâu trong quan hệ Việt - Mỹ?

Những tiến triển trong quan hệ Việt - Mỹ làm dấy lên ngờ vực rằng quan hệ Việt Nam – Cuba sẽ bị xem nhẹ. Tuy nhiên, hợp tác giữa Hà Nội và La Habana lại càng thêm gắn bó. Đâu là động lực giữ cho quan hệ giữa Việt Nam và Cuba ổn định và phát triển?

Image
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chụp ảnh cùng Thủ tướng Cuba Manuel Marreto Cruz tại Toà nhà Quốc hội Việt Nam tháng 9/2022 - (C): VOV

Ngày 2/11/2023, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam tiếp tục khẳng định mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt với Cuba. Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Hoàng Giang đã kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba, đồng thời tuyên bố Việt Nam “chống lại mọi hình thức áp đặt đơn phương và cấm vận đối với các quốc gia có chủ quyền”. Hành động này làm dấy lên nghi ngờ rằng tuyên bố của Hà Nội chỉ mang tính tượng trưng và chiếu lệ, nhưng thực tế có phải như vậy?

Việt Nam “đa liên kết”, giảm phụ thuộc vào các quốc gia “cùng chí hướng”?

Kể từ công cuộc Đổi mới (1986), và đặc biệt là sau sự tan rã của Liên bang Xô viết (1991), chính sách đối ngoại của Việt Nam dần thay đổi theo hướng “đa liên kết” (multi-alignment), tăng cường “đa dạng hóa, đa phương hóa” các mối quan hệ. Cụ thể, vào thập niên 80, việc Liên Xô cắt giảm đáng kể nguồn viện trợ kinh tế và quân sự đã khiến cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam càng thêm trầm trọng. Việt Nam nhận ra việc phụ thuộc quá lớn vào Liên Xô trong khi vẫn bị cô lập về chính trị và ngoại giao sẽ đẩy quốc gia vào tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, Hà Nội đã thay đổi tư duy đối ngoại nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phá thế bao vây cấm vận, từ đó gia tăng triển vọng bình thường hóa và điều chỉnh quan hệ với các cường quốc.

Nền móng cho chủ trương “đa liên kết” được Việt Nam nêu ra trong Đại hội Đảng lần VI (1986): “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị. Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau”. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1986-1990, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung vào thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tăng cường quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế, Việt Nam vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng bị cô lập. 

Đến Đại hội Đảng lần VII (1991), giữa bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa chịu nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục mở rộng các quan hệ đối ngoại thông qua triển khai chính sách đối ngoại “đa dạng hoá, đa phương hóa” và tái khẳng định phương châm “thêm bạn, bớt thù”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), tư duy “bạn”, “thù” cuối cùng được thay thế bằng cụm từ “đối tác”, “đối tượng” với nội hàm cụ thể hơn. Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX nêu rõ: “Đối tác của chúng ta là bất kể ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, mong muốn thiết lập và xây dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam; đối tượng ta cần kiên quyết đấu tranh là những ai tìm cách chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta. Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có những mặt cần tranh thủ và trong một số đối tác vẫn có thể có những khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta”. Sự thay đổi này cho thấy Việt Nam đã đánh giá lại vai trò của các quốc gia từng là đồng minh, các quốc gia “cùng chí hướng” (like-minded nations) và “không cùng chí hướng”. 

Với tầm nhìn mới, Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với nhiều nước và nhóm nước, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng và trong khu vực. Kết quả là, thập niên 90 của thế kỷ XX đã đánh dấu nhiều bước phát triển tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Sau cuộc gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước tại Bắc Kinh (11/1991), Việt Nam và Trung Quốc chính thức khôi phục và phát triển quan hệ hữu nghị. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (2008). Về phía Nga, Việt Nam vẫn coi trọng mối quan hệ song phương được kế thừa từ Liên Xô, nhưng không còn coi quốc gia này là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại. Hà Nội đã điều chỉnh chính sách đối ngoại với Moscow từ “hợp tác toàn diện” trên tinh thần xã hội chủ nghĩa đến “vì lợi ích quốc gia” để phù hợp với tình hình mới, nỗ lực gắn kết và củng cố tình cảm tốt đẹp giữa hai nước. 

Ngoài ra, Việt Nam chủ trương thông qua những biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề Campuchia, từ đó cải thiện quan hệ với ASEAN, tạo cơ sở cho việc chính thức gia nhập ASEAN vào năm 1995. Trong quan hệ với phương Tây, Việt Nam nỗ lực thắt chặt quan hệ và đã đạt kết quả tích cực khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) (khi đó là Cộng đồng châu Âu - EC) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990, tiến tới ký kết Hiệp định khung về hợp tác (FCA) với EU vào tháng 7/1995.

Mặt khác, các cấp độ ngoại giao cũng cung cấp các gợi ý để hiểu thêm về chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập “quan hệ đặc biệt” với Lào, Campuchia và Cuba vì sự gắn bó mật thiết trong lịch sử với các quốc gia này. Tuy nhiên, “Đối tác chiến lược toàn diện” mới là cấp độ quan hệ cao nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, theo sau là “Đối tác chiến lược” và “Đối tác toàn diện”. Các đối tác này trải dài trên mọi châu lục, với số ít quốc gia đã từng hoặc đang cùng chung lý tưởng với Việt Nam, một số khác từng có quan hệ đối địch hay căng thẳng với Việt Nam, nhưng nay lại là những đối tác kinh tế quan trọng. Vậy nên, trên cơ sở “đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết”, Hà Nội đang phát triển mạng lưới quan hệ rộng khắp, đẩy mạnh chủ trương “đa liên kết” (multi-alignment) nhằm tránh phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

Nhân tố Mỹ trong quan hệ Việt Nam - Cuba

Lệnh cấm vận kinh tế kéo dài hơn sáu thập kỷ (từ năm 1962) mà Washington áp đặt lên La Habana là vướng mắc lớn nhất trong quan hệ song phương. Căng thẳng này cũng gây khó khăn cho Việt Nam khi phải nỗ lực cân bằng quan hệ với Mỹ - một đối tác kinh tế ngày càng quan trọng và Cuba - một đối tác truyền thống.

Hà Nội đã bắt đầu gởi thông điệp bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau khi thống nhất đất nước (1976) nhưng quá trình này gặp phải nhiều khó khăn do bất đồng quan điểm từ hai phía. Chiến tranh biên giới Tây Nam (1978) và Chiến tranh biên giới phía Bắc (1979) làm gián đoạn quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ và tăng thêm trở ngại cho Việt Nam, đồng thời cũng giúp Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của việc bình thường hóa quan hệ với một trong hai siêu cường hàng đầu thế giới là Mỹ. Bởi, nếu nỗ lực bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ vào năm 1978 thành công, có lẽ Việt Nam đã có thể tránh được cuộc chiến tranh với Trung Quốc và muôn vàn khó khăn do bị cô lập

Những động thái tích cực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia và hỗ trợ tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (MIA) đã mở ra hy vọng cho quá trình làm “tan băng” mối quan hệ Việt - Mỹ, để rồi cuối cùng, Tổng thống Bill Clinton chính thức tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam (3/2/1994), làm cơ sở cho tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước (11/7/1995). Trải qua gần 30 năm, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Sự kiện nâng cấp hai bậc quan hệ song phương Việt - Mỹ từ “Đối tác toàn diện” lên “Đối tác chiến lược toàn diện” trong tháng 9 vừa qua là bước tiến to lớn trong quan hệ giữa hai quốc gia, với cả ý nghĩa biểu tượng và ý nghĩa thực tế. Nếu nắm bắt tốt cơ hội, Hà Nội có thể mở rộng những lĩnh vực hợp tác mới, đổi mới khoa học - công nghệ theo hướng sáng tạo, tạo động lực để Việt Nam hội nhập và đạt được một vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

Việc quan hệ Mỹ - Việt ngày càng được thắt chặt là lý do quan trọng làm cơ sở cho suy đoán rằng Việt Nam sẽ chỉ đơn giản đưa ra những lời kêu gọi, phản đối mà không có động thái mạnh mẽ hơn trong việc tạo áp lực buộc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba. Nói cách khác, Mỹ quan trọng với Việt Nam, cho nên Hà Nội sẽ không muốn làm “phật lòng” đối tác này.

Thế nhưng, khi xem xét từ khía cạnh khác, Mỹ không có lợi ích khi làm rạn nứt quan hệ với Việt Nam chỉ vì vấn đề Cuba. Mặc dù Washington vẫn phủ quyết việc dỡ bỏ cấm vận Cuba với lý do nhân đạo, quan hệ giữa hai nước còn nhiều căng thẳng, thế nhưng nó cũng đang dần được cải thiện khi Mỹ nới lỏng một số hạn chế với Cuba - một dấu hiệu tích cực cho quan hệ hai bên. Trong khi đó, Việt Nam cũng là đối tác quan trọng của Mỹ về kinh tế và thương mại. Mỹ có nhu cầu lớn trong việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và một số loại sản phẩm khác mà Việt Nam có thế mạnh. Trong năm 2022, Việt Nam đã vươn lên để trở thành đối tác thương mại lớn thứ bảy của Mỹ và đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN. Ngoài ra, với lợi thế có trữ lượng và hàm lượng đất hiếm xếp thứ hai thế giới, Việt Nam có tiềm năng hợp tác sản xuất chất bán dẫn với Mỹ, giúp Mỹ từng bước chuyển dịch nguồn cung và dây chuyền công nghệ sản xuất chất bán dẫn ra khỏi Trung Quốc nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. 

Bên cạnh ý nghĩa kinh tế, sự kiện nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ cũng ý nghĩa then chốt đối với lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi Việt Nam là đối tác giúp Mỹ gia tăng đối trọng và nâng cao ưu thế quân sự trước đối thủ là Trung Quốc. Những lý do trên đủ để Mỹ giữ cho quan hệ với Việt Nam không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những khác biệt xung quanh vấn đề Cuba.

Quan hệ Việt Nam - Cuba trong hiện tại

Chính sách đa liên kết và sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ là chưa đủ để chứng minh rằng quan hệ Việt Nam - Cuba đang suy giảm. Ngược lại, tại buổi tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Nội vụ Cuba đến thăm và làm việc tại Việt Nam giữa tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định nguyên tắc nhất quán là Việt Nam ủng hộ Cuba trên mọi lĩnh vực, sẵn sàng làm hết sức mình để hỗ trợ Cuba, quyết tâm củng cố và phát huy mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, đề cao tình cảm hữu nghị truyền thống và sự hợp tác trong các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa.

Hà Nội cũng đã có những hành động thiết thực để chứng minh cho tuyên bố của mình. Về thương mại đầu tư, Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực châu Á - châu Đại Dương, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba ở châu Á. Về nông nghiệp, dự án hỗ trợ trồng lúa của Việt Nam tại Cuba đang được triển khai ở giai đoạn 5 và đạt nhiều kết quả tốt. Dự án phát triển giống cà phê Robusta của Việt Nam cũng đã giúp sản lượng cà phê Cuba tăng gấp mười lần. Hai nước cũng bước đầu triển khai dự án “Hợp tác Việt Nam - Cuba phát triển sản xuất lúa gạo tại Cuba, giai đoạn 2019-2023”. Trong cuộc gặp gỡ giữa người đại diện thành phố Hồ Chí Minh và Cuba vào tháng 5, hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, nỗ lực giúp La Habana đảm bảo an ninh lương thực. Cũng trong năm nay, Việt Nam đã ba lần trao tặng gạo cho nhân dân Cuba với tổng số lượng lên đến 8.000 tấn. 

Trong lĩnh vực ngoại giao đa phương, những năm gần đây, Việt Nam hỗ trợ Cuba ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) vào tháng 11/2020, ủng hộ Cuba ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023, nhất quán kêu gọi cộng đồng quốc tế yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế đã kéo dài nhiều thập kỷ đối với Cuba trong các phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ở chiều ngược lại, Cuba đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Quốc gia Nam Mỹ này cũng hết mình giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực y tế. Tiêu biểu là trong đại dịch Covid-19, Việt Nam đã mua 5 triệu liều vaccine Abdala do Cuba sản xuất, tiếp nhận 150.000 liều do Bộ Các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba tặng. Hai bên thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, trao đổi kinh nghiệm phát triển mô hình bác sĩ gia đình, đào tạo nguồn nhân lực y tế, công tác an sinh xã hội… Khi đại dịch Covid-19 kết thúc, hợp tác hai nước vẫn tiến triển qua hành động thúc đẩy các cam kết hữu nghị hợp tác về y tế, công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học công nghệ cao giữa thành phố Hồ Chí Minh và Cuba. 

Triển vọng cho quan hệ Việt Nam - Cuba

Chính sách đa liên kết giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào một hay một nhóm quốc gia, nâng cao khả năng đảm bảo an ninh đất nước trước những biến động của thế giới. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống, các đối tác cùng chí hướng nói chung và Cuba nói riêng bị ngưng trệ và suy giảm. 

Việt Nam luôn đề cao và coi trọng mối quan hệ với Cuba, thúc đẩy quan hệ song phương, không ngần ngại kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba. Những hành động này thể hiện sự tự chủ và rõ ràng của Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế, tách bạch quan hệ kinh tế và vấn đề đạo đức. Với lợi thế là đang duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai quốc gia là Mỹ và Cuba, Việt Nam – trong tương lai – có thể đóng vai trò trung gian hòa giải, một bước đi quan trọng tiến đến bình thường quá quan hệ Mỹ - Cuba.

Ngày 2/11/2023, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Mỹ), Việt Nam tiếp tục khẳng định mối quan hệ tốt đẹp và bền chặt với Cuba. Đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc Đặng Hoàng Giang đã kêu gọi Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế đối với Cuba, đồng thời tuyên bố Việt Nam “chống lại mọi hình thức áp đặt đơn phương và cấm vận đối với các quốc gia có chủ quyền”. Hành động này làm dấy lên nghi ngờ rằng tuyên bố của Hà Nội chỉ mang tính tượng trưng và chiếu lệ, nhưng thực tế có phải như vậy?

Việt Nam “đa liên kết”, giảm phụ thuộc vào các quốc gia “cùng chí hướng”?

Kể từ công cuộc Đổi mới (1986), và đặc biệt là sau sự tan rã của Liên bang Xô viết (1991), chính sách đối ngoại của Việt Nam dần thay đổi theo hướng “đa liên kết” (multi-alignment), tăng cường “đa dạng hóa, đa phương hóa” các mối quan hệ. Cụ thể, vào thập niên 80, việc Liên Xô cắt giảm đáng kể nguồn viện trợ kinh tế và quân sự đã khiến cuộc khủng hoảng kinh tế tại Việt Nam càng thêm trầm trọng. Việt Nam nhận ra việc phụ thuộc quá lớn vào Liên Xô trong khi vẫn bị cô lập về chính trị và ngoại giao sẽ đẩy quốc gia vào tình trạng nguy hiểm. Vì vậy, Hà Nội đã thay đổi tư duy đối ngoại nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phá thế bao vây cấm vận, từ đó gia tăng triển vọng bình thường hóa và điều chỉnh quan hệ với các cường quốc.

Nền móng cho chủ trương “đa liên kết” được Việt Nam nêu ra trong Đại hội Đảng lần VI (1986): “Đảng và Nhà nước ta kiên trì thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình và hữu nghị. Chúng ta chủ trương và ủng hộ chính sách cùng tồn tại hoà bình giữa các nước có chế độ chính trị và xã hội khác nhau”. Tuy nhiên, trong giai đoạn 1986-1990, hoạt động đối ngoại của Việt Nam tập trung vào thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, tăng cường quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế, Việt Nam vẫn chưa thể thoát khỏi tình trạng bị cô lập. 

Đến Đại hội Đảng lần VII (1991), giữa bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa chịu nhiều thách thức, Việt Nam tiếp tục mở rộng các quan hệ đối ngoại thông qua triển khai chính sách đối ngoại “đa dạng hoá, đa phương hóa” và tái khẳng định phương châm “thêm bạn, bớt thù”. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001), tư duy “bạn”, “thù” cuối cùng được thay thế bằng cụm từ “đối tác”, “đối tượng” với nội hàm cụ thể hơn. Nghị quyết Trung ương 8 khóa IX nêu rõ: “Đối tác của chúng ta là bất kể ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, mong muốn thiết lập và xây dựng quan hệ hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam; đối tượng ta cần kiên quyết đấu tranh là những ai tìm cách chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của ta. Trong mỗi đối tượng vẫn có thể có những mặt cần tranh thủ và trong một số đối tác vẫn có thể có những khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta”. Sự thay đổi này cho thấy Việt Nam đã đánh giá lại vai trò của các quốc gia từng là đồng minh, các quốc gia “cùng chí hướng” (like-minded nations) và “không cùng chí hướng”. 

Với tầm nhìn mới, Hà Nội đẩy mạnh hợp tác với nhiều nước và nhóm nước, đặc biệt là với các quốc gia láng giềng và trong khu vực. Kết quả là, thập niên 90 của thế kỷ XX đã đánh dấu nhiều bước phát triển tích cực trong quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới. Sau cuộc gặp gỡ cấp cao giữa lãnh đạo hai nước tại Bắc Kinh (11/1991), Việt Nam và Trung Quốc chính thức khôi phục và phát triển quan hệ hữu nghị. Trung Quốc cũng là quốc gia đầu tiên mà Việt Nam thiết lập quan hệ “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” (2008). Về phía Nga, Việt Nam vẫn coi trọng mối quan hệ song phương được kế thừa từ Liên Xô, nhưng không còn coi quốc gia này là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại. Hà Nội đã điều chỉnh chính sách đối ngoại với Moscow từ “hợp tác toàn diện” trên tinh thần xã hội chủ nghĩa đến “vì lợi ích quốc gia” để phù hợp với tình hình mới, nỗ lực gắn kết và củng cố tình cảm tốt đẹp giữa hai nước. 

Ngoài ra, Việt Nam chủ trương thông qua những biện pháp hòa bình để giải quyết vấn đề Campuchia, từ đó cải thiện quan hệ với ASEAN, tạo cơ sở cho việc chính thức gia nhập ASEAN vào năm 1995. Trong quan hệ với phương Tây, Việt Nam nỗ lực thắt chặt quan hệ và đã đạt kết quả tích cực khi Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) (khi đó là Cộng đồng châu Âu - EC) chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1990, tiến tới ký kết Hiệp định khung về hợp tác (FCA) với EU vào tháng 7/1995.

Mặt khác, các cấp độ ngoại giao cũng cung cấp các gợi ý để hiểu thêm về chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam đã thiết lập “quan hệ đặc biệt” với Lào, Campuchia và Cuba vì sự gắn bó mật thiết trong lịch sử với các quốc gia này. Tuy nhiên, “Đối tác chiến lược toàn diện” mới là cấp độ quan hệ cao nhất trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, theo sau là “Đối tác chiến lược” và “Đối tác toàn diện”. Các đối tác này trải dài trên mọi châu lục, với số ít quốc gia đã từng hoặc đang cùng chung lý tưởng với Việt Nam, một số khác từng có quan hệ đối địch hay căng thẳng với Việt Nam, nhưng nay lại là những đối tác kinh tế quan trọng. Vậy nên, trên cơ sở “đặt lợi ích quốc gia - dân tộc lên trên hết”, Hà Nội đang phát triển mạng lưới quan hệ rộng khắp, đẩy mạnh chủ trương “đa liên kết” (multi-alignment) nhằm tránh phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào.

Nhân tố Mỹ trong quan hệ Việt Nam - Cuba

Lệnh cấm vận kinh tế kéo dài hơn sáu thập kỷ (từ năm 1962) mà Washington áp đặt lên La Habana là vướng mắc lớn nhất trong quan hệ song phương. Căng thẳng này cũng gây khó khăn cho Việt Nam khi phải nỗ lực cân bằng quan hệ với Mỹ - một đối tác kinh tế ngày càng quan trọng và Cuba - một đối tác truyền thống.

Hà Nội đã bắt đầu gởi thông điệp bình thường hóa quan hệ với Mỹ sau khi thống nhất đất nước (1976) nhưng quá trình này gặp phải nhiều khó khăn do bất đồng quan điểm từ hai phía. Chiến tranh biên giới Tây Nam (1978) và Chiến tranh biên giới phía Bắc (1979) làm gián đoạn quá trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ và tăng thêm trở ngại cho Việt Nam, đồng thời cũng giúp Việt Nam nhận ra tầm quan trọng của việc bình thường hóa quan hệ với một trong hai siêu cường hàng đầu thế giới là Mỹ. Bởi, nếu nỗ lực bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ vào năm 1978 thành công, có lẽ Việt Nam đã có thể tránh được cuộc chiến tranh với Trung Quốc và muôn vàn khó khăn do bị cô lập

Những động thái tích cực của Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề Campuchia và hỗ trợ tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam (MIA) đã mở ra hy vọng cho quá trình làm “tan băng” mối quan hệ Việt - Mỹ, để rồi cuối cùng, Tổng thống Bill Clinton chính thức tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại với Việt Nam (3/2/1994), làm cơ sở cho tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao giữa hai nước (11/7/1995). Trải qua gần 30 năm, Mỹ là đối tác thương mại lớn thứ hai và là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Sự kiện nâng cấp hai bậc quan hệ song phương Việt - Mỹ từ “Đối tác toàn diện” lên “Đối tác chiến lược toàn diện” trong tháng 9 vừa qua là bước tiến to lớn trong quan hệ giữa hai quốc gia, với cả ý nghĩa biểu tượng và ý nghĩa thực tế. Nếu nắm bắt tốt cơ hội, Hà Nội có thể mở rộng những lĩnh vực hợp tác mới, đổi mới khoa học - công nghệ theo hướng sáng tạo, tạo động lực để Việt Nam hội nhập và đạt được một vị thế cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. 

Việc quan hệ Mỹ - Việt ngày càng được thắt chặt là lý do quan trọng làm cơ sở cho suy đoán rằng Việt Nam sẽ chỉ đơn giản đưa ra những lời kêu gọi, phản đối mà không có động thái mạnh mẽ hơn trong việc tạo áp lực buộc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận Cuba. Nói cách khác, Mỹ quan trọng với Việt Nam, cho nên Hà Nội sẽ không muốn làm “phật lòng” đối tác này.

Thế nhưng, khi xem xét từ khía cạnh khác, Mỹ không có lợi ích khi làm rạn nứt quan hệ với Việt Nam chỉ vì vấn đề Cuba. Mặc dù Washington vẫn phủ quyết việc dỡ bỏ cấm vận Cuba với lý do nhân đạo, quan hệ giữa hai nước còn nhiều căng thẳng, thế nhưng nó cũng đang dần được cải thiện khi Mỹ nới lỏng một số hạn chế với Cuba - một dấu hiệu tích cực cho quan hệ hai bên. Trong khi đó, Việt Nam cũng là đối tác quan trọng của Mỹ về kinh tế và thương mại. Mỹ có nhu cầu lớn trong việc nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp và một số loại sản phẩm khác mà Việt Nam có thế mạnh. Trong năm 2022, Việt Nam đã vươn lên để trở thành đối tác thương mại lớn thứ bảy của Mỹ và đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ trong ASEAN. Ngoài ra, với lợi thế có trữ lượng và hàm lượng đất hiếm xếp thứ hai thế giới, Việt Nam có tiềm năng hợp tác sản xuất chất bán dẫn với Mỹ, giúp Mỹ từng bước chuyển dịch nguồn cung và dây chuyền công nghệ sản xuất chất bán dẫn ra khỏi Trung Quốc nhằm đảm bảo an ninh quốc gia. 

Bên cạnh ý nghĩa kinh tế, sự kiện nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ cũng ý nghĩa then chốt đối với lợi ích an ninh của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khi Việt Nam là đối tác giúp Mỹ gia tăng đối trọng và nâng cao ưu thế quân sự trước đối thủ là Trung Quốc. Những lý do trên đủ để Mỹ giữ cho quan hệ với Việt Nam không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi những khác biệt xung quanh vấn đề Cuba.

Quan hệ Việt Nam - Cuba trong hiện tại

Chính sách đa liên kết và sự phát triển của quan hệ Việt - Mỹ là chưa đủ để chứng minh rằng quan hệ Việt Nam - Cuba đang suy giảm. Ngược lại, tại buổi tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Bộ Nội vụ Cuba đến thăm và làm việc tại Việt Nam giữa tháng 5, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khẳng định nguyên tắc nhất quán là Việt Nam ủng hộ Cuba trên mọi lĩnh vực, sẵn sàng làm hết sức mình để hỗ trợ Cuba, quyết tâm củng cố và phát huy mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, đề cao tình cảm hữu nghị truyền thống và sự hợp tác trong các lĩnh vực, từ kinh tế, chính trị đến văn hóa.

Hà Nội cũng đã có những hành động thiết thực để chứng minh cho tuyên bố của mình. Về thương mại đầu tư, Việt Nam hiện là nhà đầu tư lớn nhất ở khu vực châu Á - châu Đại Dương, đồng thời là đối tác thương mại lớn thứ hai của Cuba ở châu Á. Về nông nghiệp, dự án hỗ trợ trồng lúa của Việt Nam tại Cuba đang được triển khai ở giai đoạn 5 và đạt nhiều kết quả tốt. Dự án phát triển giống cà phê Robusta của Việt Nam cũng đã giúp sản lượng cà phê Cuba tăng gấp mười lần. Hai nước cũng bước đầu triển khai dự án “Hợp tác Việt Nam - Cuba phát triển sản xuất lúa gạo tại Cuba, giai đoạn 2019-2023”. Trong cuộc gặp gỡ giữa người đại diện thành phố Hồ Chí Minh và Cuba vào tháng 5, hai bên đã thống nhất đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, thành phố Hồ Chí Minh sẵn sàng trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản, nỗ lực giúp La Habana đảm bảo an ninh lương thực. Cũng trong năm nay, Việt Nam đã ba lần trao tặng gạo cho nhân dân Cuba với tổng số lượng lên đến 8.000 tấn. 

Trong lĩnh vực ngoại giao đa phương, những năm gần đây, Việt Nam hỗ trợ Cuba ký kết Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) vào tháng 11/2020, ủng hộ Cuba ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2021-2023, nhất quán kêu gọi cộng đồng quốc tế yêu cầu Mỹ chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế đã kéo dài nhiều thập kỷ đối với Cuba trong các phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.

Ở chiều ngược lại, Cuba đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào vị trí ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021. Quốc gia Nam Mỹ này cũng hết mình giúp đỡ Việt Nam trong lĩnh vực y tế. Tiêu biểu là trong đại dịch Covid-19, Việt Nam đã mua 5 triệu liều vaccine Abdala do Cuba sản xuất, tiếp nhận 150.000 liều do Bộ Các Lực lượng vũ trang cách mạng Cuba tặng. Hai bên thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ trong lĩnh vực y tế, trao đổi kinh nghiệm phát triển mô hình bác sĩ gia đình, đào tạo nguồn nhân lực y tế, công tác an sinh xã hội… Khi đại dịch Covid-19 kết thúc, hợp tác hai nước vẫn tiến triển qua hành động thúc đẩy các cam kết hữu nghị hợp tác về y tế, công nghệ sản xuất các chế phẩm sinh học công nghệ cao giữa thành phố Hồ Chí Minh và Cuba. 

Triển vọng cho quan hệ Việt Nam - Cuba

Chính sách đa liên kết giúp Việt Nam giảm bớt sự phụ thuộc vào một hay một nhóm quốc gia, nâng cao khả năng đảm bảo an ninh đất nước trước những biến động của thế giới. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác truyền thống, các đối tác cùng chí hướng nói chung và Cuba nói riêng bị ngưng trệ và suy giảm. 

Việt Nam luôn đề cao và coi trọng mối quan hệ với Cuba, thúc đẩy quan hệ song phương, không ngần ngại kêu gọi Mỹ chấm dứt cấm vận Cuba. Những hành động này thể hiện sự tự chủ và rõ ràng của Việt Nam trong các mối quan hệ quốc tế, tách bạch quan hệ kinh tế và vấn đề đạo đức. Với lợi thế là đang duy trì quan hệ tốt đẹp với cả hai quốc gia là Mỹ và Cuba, Việt Nam – trong tương lai – có thể đóng vai trò trung gian hòa giải, một bước đi quan trọng tiến đến bình thường quá quan hệ Mỹ - Cuba.

Từ khoá: Việt - Mỹ Việt Nam - Cuba chính sách đối ngoại đa liên kết đối tác cùng chí hướng

BÀI LIÊN QUAN