Chính trị - Ngoại giao   17/02/2024

Hậu bầu cử Đài Loan 2024, quan hệ Đài - Trung sẽ ra sao?

Dưới sự lãnh đạo của chính quyền DPP do ông Lại Thanh Đức đứng đầu, tương lai mối quan hệ xuyên eo biển Đài Loan có thể sẽ thêm phần bất ổn.

Tim Phan

17/02/2024
Image
Tổng thống đắc cử Đài Loan Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) và Phó Tổng thống đắc cử Đài Loan Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim) mừng chiến thắng trong cuộc bầu cử Đài Loan vào ngày 13/01/2024 - (C): The Epoch Times

Kể từ khi chính quyền Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) do Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) lãnh đạo rút về Đài Loan vào năm 1949, mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, hay còn gọi là quan hệ xuyên eo biển Đài Loan, chịu sự chi phối của ba yếu tố vô cùng phức tạp, bao gồm lập trường của đảng cầm quyền tại Đài Loan về quan hệ xuyên eo biển, chính sách Đài Loan của Trung Quốc và vai trò của Mỹ. Ba yếu tố này hình thành nên một tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Đài, với mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau bất đối xứng, trong đó Bắc Kinh cần Washington để ngăn cản Đài Bắc tuyên bố độc lập; Đài Bắc dựa vào sự ủng hộ của Washington để đối phó với các hành động gây hấn của Bắc Kinh; và Mỹ cũng cần Đài Loan và Trung Quốc nhằm giữ cho eo biển Đài Loan (sau đây gọi tắt là “eo biển”) hòa bình và ổn định. 

Bối cảnh chính trị tại Đài Loan xưa nay vẫn rất nhạy cảm, với quan hệ giữa hai bờ eo biển gần như là trọng tâm trong các tranh cãi về ngoại giao. Chính vì thế, trong tam giác quan hệ Mỹ - Trung - Đài, lập trường của đảng thắng thế ở Đài Loan là yếu tố quan trọng trong việc định hướng quỹ đạo phát triển quan hệ xuyên eo biển, và theo đó, dẫn tới sự điều chỉnh trong cách tiếp cận của Trung Quốc và Mỹ. Chính vì thế, cuộc bầu cử ở Đài Loan năm nay nhận được sự chú ý to lớn trong bối cảnh quan hệ tam giác Mỹ - Trung - Đài vô cùng bấp bênh do cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh.

Ngày 13/1, Phó Tổng thống đương nhiệm Lại Thanh Đức (Lai Ching-te)—ứng cử viên đại diện Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP)—và ứng cử viên liên danh Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, với hơn 40% số phiếu bầu. Chiến thắng này đưa DPP xác lập kỷ lục mới khi là đảng cầm quyền đầu tiên giành chiến thắng ba nhiệm kỳ liên tiếp kể từ khi hòn đảo tổ chức bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên vào năm 1996. Thắng lợi của DPP không chỉ thể hiện sự trưởng thành và vững mạnh của nền dân chủ Đài Loan, bất chấp chiến dịch can thiệp vô cùng dữ dội của Trung Quốc vào cuộc bầu cử; mà nó còn là chỉ dấu cho các chuyển động của mối quan hệ giữa hai bờ eo biển trong bốn năm tới. Một chính phủ mới và chính sách đối ngoại do ông Lại và DPP—đảng nghiêng về tư tưởng ủng hộ độc lập cho Đài Loan (pro-independence)—nhiều khả năng sẽ tạo ra thêm nhiều yếu tố bất định cho môi trường quan hệ quốc tế tại eo biển, vốn đã căng thẳng trong suốt tám năm cầm quyền của Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) (2016 – 2024). 

Dù vậy, việc trao cơ hội cho DPP tiếp tục cầm quyền dường như cho thấy phần đông cử tri Đài Loan mong muốn chính phủ mới tiếp tục thực thi chính sách Trung Quốc của bà Thái. Nói cách khác, người dân Đài Loan vẫn ủng hộ mạnh mẽ lập trường cứng rắn nhưng thực dụng (pragmatic) của bà Thái đối với Trung Quốc trong việc duy trì nguyên trạng (status quo) tại eo biển, đồng thời kiên định bảo vệ nền dân chủ, chủ quyền và an ninh của hòn đảo tự trị này. 

Tờ The Economist mô tả ông Lại là “một người ăn nói nhẹ nhàng, nhưng những ngôn từ của ông thường khiến Trung Quốc tức giận”. Trong quá khứ, ông thường có những phát ngôn cứng rắn thể hiện sự ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, khiến Bắc Kinh phẫn nộ và đáp trả gay gắt, gọi ông là “một kẻ ly khai” (separatist). Chẳng hạn, vào năm 2017 khi giữ chức Thủ tướng Đài Loan, ông Lại tự mô tả mình là “một người thực dụng ủng hộ độc lập cho Đài Loan” (pragmatic worker for Taiwan independence); hay như hồi tháng 7/2023, ông hy vọng một ngày nào đó tổng thống Đài Loan sẽ đặt chân vào Nhà Trắng—điều mà Bắc Kinh sẽ phản đối và khả năng cao là sẽ phát động một cuộc xâm lược hòn đảo vì nó tương đương với việc Mỹ công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập trên thực tế (de jure independence). 

Với một thành viên của DPP, việc đưa ra những phát ngôn với thông điệp ủng hộ Đài Loan độc lập có phần dễ dàng hơn, nếu xét về những tính toán chính trị. Bởi lẽ, những thông điệp đó sẽ giúp thu hút sự ủng hộ của các thành viên trong phe phiến lam (pan-Green camp—lực lượng ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, bao gồm DPP và các đảng đồng minh) hoặc những cử tri, chủ yếu là thành phần giới trẻ Đài Loan tự nhận bản sắc của mình là người Đài Loan. Tuy nhiên, khi đã đảm nhận vị trí lãnh đạo Đài Loan, ông Lại phải có sự cẩn trọng và khéo léo trong diễn ngôn để tránh gây ra những phản ứng đáp trả không cần thiết từ phía Trung Quốc hay khiến Mỹ lo ngại. Hiểu được điều đó, ngay sau khi giành chiến thắng, vị Phó Tổng thống đã tuyên bố rời khỏi phe Tân Triều (New Tide faction)—phe cấp tiến lớn nhất trong DPP, vốn nghiêng về cách tiếp cận kiên quyết hơn đối với sự độc lập và chủ quyền của Đài Loan. 

Trong nỗ lực nhằm “mềm hoá” lập trường ủng hộ Đài Loan độc lập trước kia của mình, ông Lại nhiều lần lên tiếng sẽ duy trì chính sách quan hệ eo biển của người tiền nhiệm. Đó là, cam kết duy trì nguyên trạng tại eo biển, trong khi kêu gọi đối thoại với Trung Quốc, cốt lõi là để quan hệ với Bắc Kinh được ổn định và có thể dự đoán được. Cam kết duy trì nguyên trạng là một trong những ưu tiên của ông Lại trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới. Tương tự bà Thái, ông Lại tuyên bố Đài Loan đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và do đó, không cần phải tuyên bố độc lập nữa. Trên thực tế, nhiều người chỉ trích đã đóng khung nhận thức một cách sai lầm rằng một tổng thống DPP sẽ tìm cách, trực tiếp hoặc gián tiếp, thúc đẩy con đường độc lập cho Đài Loan và do đó sẽ đẩy hòn đảo này vào cuộc chiến với Trung Quốc. Thế nhưng, ngay cả trong cương lĩnh chính trị của DPP cũng nêu rõ rằng việc thay đổi tình trạng hiện tại của Đài Loan phải thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, chứ không phải tự thân đảng này hành động (!) Về phần mình, ông Lại cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng Đài Loan và Trung Quốc là hai thực thể tách biệt và tương lai của Đài Bắc phải được quyết định phù hợp với ý chí của người dân trên hòn đảo, trong khi cam kết bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan.

Hơn nữa, ông Lại cũng cần phải xét đến sự thay đổi mang tính cấu trúc của xã hội Đài Loan khi đề ra các chính sách liên quan đến quan hệ xuyên eo biển. Nhiều khảo sát tại Đài Loan cho thấy ngày càng nhiều người dân trên hòn đảo có xu hướng ủng hộ việc duy trì nguyên trạng. Đơn cử, theo khảo sát hồi tháng 11/2023 của World United Formosans for Independence và Taiwan National Security Association, có tới 44,3% người được khảo sát ủng hộ việc “mãi mãi duy trì nguyên trạng” (forever maintaining the status quo).

Về cấp dưới của ông Lại, bà Tiêu Mỹ Cầm—cựu đại diện của Đài Loan tại Mỹ—ủng hộ cách tiếp cận thực dụng trong quan hệ với Trung Quốc. Tương tự ông Lại, bà Tiêu cũng lên tiếng ủng hộ việc duy trì nguyên trạng eo biển một cách hòa bình và ổn định, dù bà khẳng định đây không phải là giải pháp tốt nhất nhưng nó nhận được sự ủng hộ của các bên liên quan và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc ông Lại chọn bà Tiêu làm liên danh tranh cử có thể khuếch đại sự nghi ngờ của Trung Quốc rằng chính quyền mới của ông đang tích cực thúc đẩy chương trình nghị sự độc lập cho Đài Loan vì Bắc Kinh cũng coi bà Tiêu là “kẻ ly khai” và hai lần trừng phạt bà (vào tháng 8/2022 và tháng 4/2023). Bà Tiêu nổi tiếng với hình ảnh “ngoại giao chiến miêu” (cat-warrior diplomacy) nhằm huy động sử ủng hộ của cộng đồng quốc tế chống lại “ngoại giao chiến lang” (wolf-warrior diplomacy) của Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Về nguyên tắc, chiến thuật của Bắc Kinh đối với quan hệ xuyên eo biển có sự thay đổi qua từng giai đoạn, phụ thuộc vào ưu tiên của nước này trong quan hệ với Mỹ và lập trường của đảng cầm quyền tại Đài Loan. Đối với chính quyền Đài Loan do KMT lãnh đạo, chiến thuật của Trung Quốc là tăng đối thoại và giảm các hành động cưỡng ép với hy vọng đẩy nhanh tiến trình “tái thống nhất hòa bình” (peaceful reunification), như trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Trong khi đó, Bắc Kinh tăng cường chiến dịch trừng phạt Đài Loan nếu DPP lên cầm quyền, như trường hợp bà Thái. Nhưng chiến lược lâu nay của Trung Quốc cơ bản là không thay đổi, đó là ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập, trong khi thúc đẩy “tái thống nhất” hòn đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để sáp nhập Đài Loan trong trường hợp nước này tin rằng Đài Bắc đang tiến đến con đường độc lập và cánh cửa “thống nhất trong hòa bình” đã bị sụp đổ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tuyên bố vấn đề Đài Loan không thể đẩy từ thế hệ này sang thế hệ khác, ám chỉ rằng việc thống nhất Đài Loan sẽ diễn ra dưới sự cầm quyền của ông.

Chiến thắng của bộ đôi Lại - Tiêu mà truyền thông Bắc Kinh gọi là “sự kết hợp ly khai kép” (dual-separatist combination) vấp phải sự phản ứng gay gắt từ Trung Quốc bởi vì cường quốc này cho rằng chính quyền do DPP lãnh đạo sẽ đẩy Đài Loan ngày càng xa rời Trung Quốc. Bắc Kinh cũng thường đưa ra cảnh báo rằng việc người dân Đài Loan bầu cho ứng viên DPP sẽ dẫn đến “chiến tranh”. Xuyên suốt cuộc bầu cử tại Đài Loan năm 2024, Trung Quốc liên tục đe dọa về viễn cảnh xung đột trên eo biển nếu ông Lại đắc cử và thúc giục cử tri Đài Loan “đưa ra lựa chọn đúng đắn khi quan hệ xuyên eo biển đang ở ngã tư đường”. Nhằm làm xói mòn tính chính danh của cuộc bầu cử dân chủ tại Đài Loan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố cuộc bầu cử ở Đài Loan không làm thay đổi sự thật cơ bản rằng “Đài Loan là một phần của Trung Quốc và chỉ có một Trung Quốc trên thế giới”. Bất chấp việc ông Lại đã “dịu giọng” trong quan hệ Đài - Trung (như nêu ở trên), Bắc Kinh vẫn nghi ngờ và thiếu tin tưởng đối với sự lãnh đạo sắp tới của ông Lại. 

Không khác nhiều so với các dự đoán, Trung Quốc đã đưa ra các tuyên bố cứng rắn, tiến hành trừng phạt ngoại giao và triển khai các hoạt động quân sự, nhằm thể hiện sự phản đối về kết quả bầu cử ở Đài Loan. Chỉ hai ngày sau cuộc bầu cử diễn ra, Nauru—một trong những đồng minh ít ỏi còn lại của Đài Loan —(một lần nữa) tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo và chuyển sang thiết lập quan hệ với Trung Quốc, khiến Đài Loan chỉ còn 12 nước có quan hệ ngoại giao chính thức, qua đó thu hẹp hơn nữa không gian hoạt động quốc tế của hòn đảo. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn phản đối mạnh mẽ việc các nước chúc mừng tổng thống đắc cử của Đài Loan. Bắc Kinh cũng đơn phương điều chỉnh đường bay sát đường trung tuyến (median line) trên eo biển mà Đài Bắc tuyên bố hành động này tương đương với việc vi phạm sự đồng thuận đạt được giữa hai bên eo biển vào năm 2015, và theo Hội đồng phụ trách các vấn đề đại lục (MAC) của Đài Loan, hành động của Trung Quốc chẳng khác nào là “một nỗ lực có chủ ý nhằm sử dụng hàng không dân dụng làm vỏ bọc cho các âm mưu chính trị và quân sự để thay đổi nguyên trạng ở eo biển”.

Về quân sự, cho đến nay Bắc Kinh vẫn tỏ ra kiềm chế đối với các hành động quanh Đài Loan, không phô trương sức mạnh và đẩy căng thẳng lên cao, như đã thấy sau chuyến thăm Đài Loan của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hồi tháng 8/2022. Cho đến nay, chưa có dấu hiệu quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận lớn, thay vào đó, nước này vẫn chỉ duy trì chiến thuật vùng xám (gray-zone tactics) thông qua việc điều máy bay chiến đấu vượt qua đường trung tuyến trên eo biển, đưa tàu chiến hoạt động gần Đài Loan (và hoạt động này được tiến hành dường như “hằng ngày”).

Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận “chờ và xem” (wait and see) từ đây cho đến lễ nhậm chức tổng thống Đài Loan vào tháng 5/2024 để xem chính sách eo biển của ông Lại sẽ phát triển ra sao để từ đó đưa ra sự đáp trả tương xứng và có sức nặng hơn. Bởi lẽ, sau cuộc bầu cử tại Đài Loan, Trung Quốc có thể một phần nào đó “thở phào nhẹ nhõm” khi đa số cử tri đã không bầu cho ông Lại, và đảng của ông cũng đánh mất thế đa số tại Viện Lập pháp sau tám năm giành ghế đa số. Kết quả này giúp giới lãnh đạo tại Trung Nam Hải có lý do chính đáng để biện minh rằng chính quyền DPP không nhận được sự tán thành của đa số người dân tại Đài Loan và đang ở trong một tình thế khó khăn và yếu ớt. Đây có thể là “cái cớ” mà Bắc Kinh sẽ sử dụng để chia rẽ chính trị nội bộ và xã hội Đài Loan như một phần của chiến tranh tâm lý mà Trung Quốc phát động bấy lâu nay. 

Trên thực tế, quan hệ hai bờ eo biển, kể từ khi bà Thái của DPP lên cầm quyền (vào năm 2016), đã ngày thêm căng thẳng. Trung Quốc từ chối can dự với chính quyền bà Thái và thực hiện một chiến dịch cưỡng ép Đài Loan về chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao. Đây là một di sản “khó nhằn” mà ông Lại sẽ tiếp quản vào tháng 5 tới. Xét về lợi ích quốc gia, duy trì ổn định và hòa bình eo biển vẫn là biện pháp tốt nhất cho hai bên, do đó, ông Lại đã đưa ra những cử chỉ thiện chí với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc về mong muốn hai bên nên tìm cách nối lại đối thoại và các kênh liên lạc. Ngay sau khi giành chiến thắng, ông Lại đã nhấn mạnh rằng nhiệm vụ quan trọng của chính quyền sắp tới là “duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển” và theo đuổi việc trao đổi, đối thoại và hợp tác với Trung Quốc “dựa trên nguyên tắc phẩm giá và bình đẳng”. 

Viễn cảnh hai bờ eo biển nối lại các cơ chế đối thoại và liên lạc mà Bắc Kinh đã cắt đứt từ khi bà Thái lên cầm quyền hết sức “u ám”. Đối với Trung Quốc, việc chính quyền Đài Loan ủng hộ cái gọi là “Đồng thuận 1992” (1992 Consensus) là điều kiện tiên quyết để hai bên có thể đối thoại với nhau. “Đồng thuận 1992” là thỏa thuận chính trị giữa chính quyền KMT và chính phủ Trung Quốc, trong đó hai bên đều thừa nhận chỉ có một Trung Quốc (One China) trên thế giới này nhưng mỗi bên lại có cách diễn giải khác nhau. Chính quyền bà Thái đã từ chối công nhận “Đồng thuận 1992”. Ông Lại cũng công khai bác bỏ và gọi đồng thuận này tương đương với việc từ bỏ chủ quyền Đài Loan, đồng thời cảnh báo nếu chấp nhận “Đồng thuận 1992”, Đài Loan sẽ giống như tình trạng Hong Kong hiện nay. Trong khi đó, bà Tiêu Mỹ Cầm tuyên bố “Đồng thuận 1992” đã trở nên “lỗi thời”. Điều này làm dấy lên suy đoán, dưới chính quyền mới của Đài Loan, một giải pháp thay thế mới cho “Đồng thuận 1992” có thể sẽ được đưa ra, tương tự như “Đồng thuận Đài Loan” (Taiwan Consensus) của bà Thái. Theo bà Thái, “Đồng thuận Đài Loan” có nghĩa là sự kiên quyết phản đối cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ” (one country, two systems) và có thể đạt được thông qua một cơ chế dân chủ, phi đảng phái ở Đài Loan để các chính sách về Trung Quốc sẽ nhất quán và không bị ảnh hưởng dù có sự thay đổi chính phủ. Nói cách khác, việc thúc đẩy “Đồng thuận Đài Loan” là  nhằm tìm kiếm tiếng nói chung của công chúng Đài Loan về lập trường đối với Trung Quốc. 

Về vai trò của Mỹ trong vấn đề xuyên eo biển, cường quốc này từ lâu đã duy trì hiệu quả chính sách “mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity), tức Washington không công khai tuyên bố sẽ can thiệp để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công vũ trang. Đây là một chính sách nhất quán của các chính quyền Mỹ trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan, dù có những chiến thuật được đưa ra gần đây nhằm thúc đẩy quan hệ với Đài Bắc, trong khi tăng cường sự răn đe đối với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng và sức mạnh quân sự cũng như tầm ảnh hưởng của Trung Quốc không ngừng gia tăng. Ngay sau chiến thắng của ông Lại, chính quyền Joe Biden đã tiếp tục chính sách “mơ hồ chiến lược”. Trong khi Tổng thống Biden khẳng định Washington “không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan” nhằm trấn an Bắc Kinh, thì Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken “cam kết duy trì hòa bình và ổn định xuyên eo biển, cũng như giải quyết các khác biệt một cách hòa bình, không bị ép buộc và áp lực”, đồng thời tái khẳng định chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ trong quan hệ với Đài Loan. Mỹ cũng tiếp tục viện trợ vũ khí cho Đài Loan bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc. 

Thời gian tới, chính sách xuyên eo biển của chính quyền ông Lại sẽ tác động rất lớn tới chuyển động trong tam giác Mỹ - Trung - Đài nói riêng và môi trường an ninh khu vực nói chung. Nhưng nhìn chung, ông Lại có xu hướng tiếp tục đường lối của chính quyền tiền nhiệm hơn là đưa ra các thay đổi bước ngoặt. Theo quỹ đạo đó, quan hệ Đài - Trung được dự đoán sẽ tiếp tục căng thẳng. Từ đây cho đến lễ nhậm chức của ông Lại, rất có thể Bắc Kinh vẫn tiếp tục áp dụng cách tiếp cận quan sát và theo dõi, trong khi gây thêm áp lực kinh tế, quân sự và ngoại giao lên Đài Loan trong những tháng tới, cốt yếu là để tác động tới bài phát biểu nhậm chức của ông Lại và đường hướng chính sách quan hệ xuyên eo biển trong thời gian tới của chính quyền Đài Bắc.

Tuy nhiên, không giống như bà Thái, ông Lại sẽ không có nhiều dư địa trong việc đề ra và thực thi hiệu quả chính sách xuyên eo biển. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống, bà Thái có nhiều lợi thế trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về quan hệ xuyên eo biển khi DPP nắm đa số ở Viện Lập pháp. Còn trong cuộc bầu cử lần này, DPP mất thế đa số khi chỉ giữ được 51 ghế, đứng sau KMT với 52 ghế (Đảng Nhân dân Đài Loan – TPP – giành được tám ghế). Sự chia rẽ giữa nhánh hành pháp do ông Lại và DPP lãnh đạo với nhánh lập pháp do ông Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu) và KMT đứng đầu chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới chính sách Trung Quốc của ông Lại, thậm chí là xung đột nhau về cách thức triển khai. Thứ nhất, KMT được biết đến là đảng thân Trung Quốc (pro-China), do đó nhiều khả năng sẽ can thiệp và gây áp lực lên đảng chính quyền ông Lại để yêu cầu chính phủ chấp nhận “Đồng thuận 1992” nhằm giảm căng thẳng với Trung Quốc. Thứ hai, sự chia rẽ trên có nguy cơ buộc ông Lại phải tập trung nhiều hơn vào chính sách đối nội thông qua nỗ lực thỏa hiệp, hợp tác với các đảng đối lập, vốn sẽ vô cùng khó khăn và mất thời gian, nhằm giải quyết các vấn đề đối nội cấp bách, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Trong những năm tới, một cuộc chiến tranh xảy ra tại eo biển là tương đối thấp, nhưng vẫn không thể loại trừ; và Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường các chiến thuật vùng xám để gia tăng áp lực lên chính phủ và người dân Đài Loan. 

Dù vậy, chiến thắng của ông Lại có thể được xem như một cuộc trưng cầu dân ý về quan hệ giữa hai bờ eo biển, và người dân hòn đảo đã chọn “dân chủ” (democracy) thay vì “độc tài” (autocracy). Để bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan và vai trò không thể thiếu của hòn đảo trên trường quốc tế, chính quyền sắp tới cần đề ra một chính sách xuyên eo biển toàn diện, linh hoạt và thực dụng để có thể phần nào thoả hiệp với đảng đối lập nhưng vẫn kiên quyết đối phó với các hành động gây hấn, cưỡng ép của Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông Lại cần tiếp tục những thành tựu từ chính quyền tiền nhiệm trong việc tăng cường năng lực quốc phòng, phát triển quan hệ bền chặt với Mỹ, gắn kết với Nhật và các nước dân chủ, trong khi giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Kể từ khi chính quyền Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) do Tưởng Giới Thạch (Chiang Kai-shek) lãnh đạo rút về Đài Loan vào năm 1949, mối quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc, hay còn gọi là quan hệ xuyên eo biển Đài Loan, chịu sự chi phối của ba yếu tố vô cùng phức tạp, bao gồm lập trường của đảng cầm quyền tại Đài Loan về quan hệ xuyên eo biển, chính sách Đài Loan của Trung Quốc và vai trò của Mỹ. Ba yếu tố này hình thành nên một tam giác chiến lược Mỹ - Trung - Đài, với mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau bất đối xứng, trong đó Bắc Kinh cần Washington để ngăn cản Đài Bắc tuyên bố độc lập; Đài Bắc dựa vào sự ủng hộ của Washington để đối phó với các hành động gây hấn của Bắc Kinh; và Mỹ cũng cần Đài Loan và Trung Quốc nhằm giữ cho eo biển Đài Loan (sau đây gọi tắt là “eo biển”) hòa bình và ổn định. 

Bối cảnh chính trị tại Đài Loan xưa nay vẫn rất nhạy cảm, với quan hệ giữa hai bờ eo biển gần như là trọng tâm trong các tranh cãi về ngoại giao. Chính vì thế, trong tam giác quan hệ Mỹ - Trung - Đài, lập trường của đảng thắng thế ở Đài Loan là yếu tố quan trọng trong việc định hướng quỹ đạo phát triển quan hệ xuyên eo biển, và theo đó, dẫn tới sự điều chỉnh trong cách tiếp cận của Trung Quốc và Mỹ. Chính vì thế, cuộc bầu cử ở Đài Loan năm nay nhận được sự chú ý to lớn trong bối cảnh quan hệ tam giác Mỹ - Trung - Đài vô cùng bấp bênh do cạnh tranh chiến lược gay gắt giữa Washington và Bắc Kinh.

Ngày 13/1, Phó Tổng thống đương nhiệm Lại Thanh Đức (Lai Ching-te)—ứng cử viên đại diện Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP)—và ứng cử viên liên danh Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim) đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan, với hơn 40% số phiếu bầu. Chiến thắng này đưa DPP xác lập kỷ lục mới khi là đảng cầm quyền đầu tiên giành chiến thắng ba nhiệm kỳ liên tiếp kể từ khi hòn đảo tổ chức bầu cử tổng thống dân chủ đầu tiên vào năm 1996. Thắng lợi của DPP không chỉ thể hiện sự trưởng thành và vững mạnh của nền dân chủ Đài Loan, bất chấp chiến dịch can thiệp vô cùng dữ dội của Trung Quốc vào cuộc bầu cử; mà nó còn là chỉ dấu cho các chuyển động của mối quan hệ giữa hai bờ eo biển trong bốn năm tới. Một chính phủ mới và chính sách đối ngoại do ông Lại và DPP—đảng nghiêng về tư tưởng ủng hộ độc lập cho Đài Loan (pro-independence)—nhiều khả năng sẽ tạo ra thêm nhiều yếu tố bất định cho môi trường quan hệ quốc tế tại eo biển, vốn đã căng thẳng trong suốt tám năm cầm quyền của Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) (2016 – 2024). 

Dù vậy, việc trao cơ hội cho DPP tiếp tục cầm quyền dường như cho thấy phần đông cử tri Đài Loan mong muốn chính phủ mới tiếp tục thực thi chính sách Trung Quốc của bà Thái. Nói cách khác, người dân Đài Loan vẫn ủng hộ mạnh mẽ lập trường cứng rắn nhưng thực dụng (pragmatic) của bà Thái đối với Trung Quốc trong việc duy trì nguyên trạng (status quo) tại eo biển, đồng thời kiên định bảo vệ nền dân chủ, chủ quyền và an ninh của hòn đảo tự trị này. 

Tờ The Economist mô tả ông Lại là “một người ăn nói nhẹ nhàng, nhưng những ngôn từ của ông thường khiến Trung Quốc tức giận”. Trong quá khứ, ông thường có những phát ngôn cứng rắn thể hiện sự ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, khiến Bắc Kinh phẫn nộ và đáp trả gay gắt, gọi ông là “một kẻ ly khai” (separatist). Chẳng hạn, vào năm 2017 khi giữ chức Thủ tướng Đài Loan, ông Lại tự mô tả mình là “một người thực dụng ủng hộ độc lập cho Đài Loan” (pragmatic worker for Taiwan independence); hay như hồi tháng 7/2023, ông hy vọng một ngày nào đó tổng thống Đài Loan sẽ đặt chân vào Nhà Trắng—điều mà Bắc Kinh sẽ phản đối và khả năng cao là sẽ phát động một cuộc xâm lược hòn đảo vì nó tương đương với việc Mỹ công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập trên thực tế (de jure independence). 

Với một thành viên của DPP, việc đưa ra những phát ngôn với thông điệp ủng hộ Đài Loan độc lập có phần dễ dàng hơn, nếu xét về những tính toán chính trị. Bởi lẽ, những thông điệp đó sẽ giúp thu hút sự ủng hộ của các thành viên trong phe phiến lam (pan-Green camp—lực lượng ủng hộ nền độc lập của Đài Loan, bao gồm DPP và các đảng đồng minh) hoặc những cử tri, chủ yếu là thành phần giới trẻ Đài Loan tự nhận bản sắc của mình là người Đài Loan. Tuy nhiên, khi đã đảm nhận vị trí lãnh đạo Đài Loan, ông Lại phải có sự cẩn trọng và khéo léo trong diễn ngôn để tránh gây ra những phản ứng đáp trả không cần thiết từ phía Trung Quốc hay khiến Mỹ lo ngại. Hiểu được điều đó, ngay sau khi giành chiến thắng, vị Phó Tổng thống đã tuyên bố rời khỏi phe Tân Triều (New Tide faction)—phe cấp tiến lớn nhất trong DPP, vốn nghiêng về cách tiếp cận kiên quyết hơn đối với sự độc lập và chủ quyền của Đài Loan. 

Trong nỗ lực nhằm “mềm hoá” lập trường ủng hộ Đài Loan độc lập trước kia của mình, ông Lại nhiều lần lên tiếng sẽ duy trì chính sách quan hệ eo biển của người tiền nhiệm. Đó là, cam kết duy trì nguyên trạng tại eo biển, trong khi kêu gọi đối thoại với Trung Quốc, cốt lõi là để quan hệ với Bắc Kinh được ổn định và có thể dự đoán được. Cam kết duy trì nguyên trạng là một trong những ưu tiên của ông Lại trong nhiệm kỳ tổng thống sắp tới. Tương tự bà Thái, ông Lại tuyên bố Đài Loan đã là một quốc gia độc lập, có chủ quyền và do đó, không cần phải tuyên bố độc lập nữa. Trên thực tế, nhiều người chỉ trích đã đóng khung nhận thức một cách sai lầm rằng một tổng thống DPP sẽ tìm cách, trực tiếp hoặc gián tiếp, thúc đẩy con đường độc lập cho Đài Loan và do đó sẽ đẩy hòn đảo này vào cuộc chiến với Trung Quốc. Thế nhưng, ngay cả trong cương lĩnh chính trị của DPP cũng nêu rõ rằng việc thay đổi tình trạng hiện tại của Đài Loan phải thông qua một cuộc trưng cầu dân ý, chứ không phải tự thân đảng này hành động (!) Về phần mình, ông Lại cũng nhiều lần nhấn mạnh rằng Đài Loan và Trung Quốc là hai thực thể tách biệt và tương lai của Đài Bắc phải được quyết định phù hợp với ý chí của người dân trên hòn đảo, trong khi cam kết bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan.

Hơn nữa, ông Lại cũng cần phải xét đến sự thay đổi mang tính cấu trúc của xã hội Đài Loan khi đề ra các chính sách liên quan đến quan hệ xuyên eo biển. Nhiều khảo sát tại Đài Loan cho thấy ngày càng nhiều người dân trên hòn đảo có xu hướng ủng hộ việc duy trì nguyên trạng. Đơn cử, theo khảo sát hồi tháng 11/2023 của World United Formosans for Independence và Taiwan National Security Association, có tới 44,3% người được khảo sát ủng hộ việc “mãi mãi duy trì nguyên trạng” (forever maintaining the status quo).

Về cấp dưới của ông Lại, bà Tiêu Mỹ Cầm—cựu đại diện của Đài Loan tại Mỹ—ủng hộ cách tiếp cận thực dụng trong quan hệ với Trung Quốc. Tương tự ông Lại, bà Tiêu cũng lên tiếng ủng hộ việc duy trì nguyên trạng eo biển một cách hòa bình và ổn định, dù bà khẳng định đây không phải là giải pháp tốt nhất nhưng nó nhận được sự ủng hộ của các bên liên quan và cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, việc ông Lại chọn bà Tiêu làm liên danh tranh cử có thể khuếch đại sự nghi ngờ của Trung Quốc rằng chính quyền mới của ông đang tích cực thúc đẩy chương trình nghị sự độc lập cho Đài Loan vì Bắc Kinh cũng coi bà Tiêu là “kẻ ly khai” và hai lần trừng phạt bà (vào tháng 8/2022 và tháng 4/2023). Bà Tiêu nổi tiếng với hình ảnh “ngoại giao chiến miêu” (cat-warrior diplomacy) nhằm huy động sử ủng hộ của cộng đồng quốc tế chống lại “ngoại giao chiến lang” (wolf-warrior diplomacy) của Trung Quốc, đặc biệt là trong giai đoạn đại dịch Covid-19.

Về nguyên tắc, chiến thuật của Bắc Kinh đối với quan hệ xuyên eo biển có sự thay đổi qua từng giai đoạn, phụ thuộc vào ưu tiên của nước này trong quan hệ với Mỹ và lập trường của đảng cầm quyền tại Đài Loan. Đối với chính quyền Đài Loan do KMT lãnh đạo, chiến thuật của Trung Quốc là tăng đối thoại và giảm các hành động cưỡng ép với hy vọng đẩy nhanh tiến trình “tái thống nhất hòa bình” (peaceful reunification), như trong nhiệm kỳ cựu Tổng thống Mã Anh Cửu (Ma Ying-jeou). Trong khi đó, Bắc Kinh tăng cường chiến dịch trừng phạt Đài Loan nếu DPP lên cầm quyền, như trường hợp bà Thái. Nhưng chiến lược lâu nay của Trung Quốc cơ bản là không thay đổi, đó là ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập, trong khi thúc đẩy “tái thống nhất” hòn đảo. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không từ bỏ việc sử dụng vũ lực để sáp nhập Đài Loan trong trường hợp nước này tin rằng Đài Bắc đang tiến đến con đường độc lập và cánh cửa “thống nhất trong hòa bình” đã bị sụp đổ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng tuyên bố vấn đề Đài Loan không thể đẩy từ thế hệ này sang thế hệ khác, ám chỉ rằng việc thống nhất Đài Loan sẽ diễn ra dưới sự cầm quyền của ông.

Chiến thắng của bộ đôi Lại - Tiêu mà truyền thông Bắc Kinh gọi là “sự kết hợp ly khai kép” (dual-separatist combination) vấp phải sự phản ứng gay gắt từ Trung Quốc bởi vì cường quốc này cho rằng chính quyền do DPP lãnh đạo sẽ đẩy Đài Loan ngày càng xa rời Trung Quốc. Bắc Kinh cũng thường đưa ra cảnh báo rằng việc người dân Đài Loan bầu cho ứng viên DPP sẽ dẫn đến “chiến tranh”. Xuyên suốt cuộc bầu cử tại Đài Loan năm 2024, Trung Quốc liên tục đe dọa về viễn cảnh xung đột trên eo biển nếu ông Lại đắc cử và thúc giục cử tri Đài Loan “đưa ra lựa chọn đúng đắn khi quan hệ xuyên eo biển đang ở ngã tư đường”. Nhằm làm xói mòn tính chính danh của cuộc bầu cử dân chủ tại Đài Loan, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh tuyên bố cuộc bầu cử ở Đài Loan không làm thay đổi sự thật cơ bản rằng “Đài Loan là một phần của Trung Quốc và chỉ có một Trung Quốc trên thế giới”. Bất chấp việc ông Lại đã “dịu giọng” trong quan hệ Đài - Trung (như nêu ở trên), Bắc Kinh vẫn nghi ngờ và thiếu tin tưởng đối với sự lãnh đạo sắp tới của ông Lại. 

Không khác nhiều so với các dự đoán, Trung Quốc đã đưa ra các tuyên bố cứng rắn, tiến hành trừng phạt ngoại giao và triển khai các hoạt động quân sự, nhằm thể hiện sự phản đối về kết quả bầu cử ở Đài Loan. Chỉ hai ngày sau cuộc bầu cử diễn ra, Nauru—một trong những đồng minh ít ỏi còn lại của Đài Loan —(một lần nữa) tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với hòn đảo và chuyển sang thiết lập quan hệ với Trung Quốc, khiến Đài Loan chỉ còn 12 nước có quan hệ ngoại giao chính thức, qua đó thu hẹp hơn nữa không gian hoạt động quốc tế của hòn đảo. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn phản đối mạnh mẽ việc các nước chúc mừng tổng thống đắc cử của Đài Loan. Bắc Kinh cũng đơn phương điều chỉnh đường bay sát đường trung tuyến (median line) trên eo biển mà Đài Bắc tuyên bố hành động này tương đương với việc vi phạm sự đồng thuận đạt được giữa hai bên eo biển vào năm 2015, và theo Hội đồng phụ trách các vấn đề đại lục (MAC) của Đài Loan, hành động của Trung Quốc chẳng khác nào là “một nỗ lực có chủ ý nhằm sử dụng hàng không dân dụng làm vỏ bọc cho các âm mưu chính trị và quân sự để thay đổi nguyên trạng ở eo biển”.

Về quân sự, cho đến nay Bắc Kinh vẫn tỏ ra kiềm chế đối với các hành động quanh Đài Loan, không phô trương sức mạnh và đẩy căng thẳng lên cao, như đã thấy sau chuyến thăm Đài Loan của cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi hồi tháng 8/2022. Cho đến nay, chưa có dấu hiệu quân đội Trung Quốc tiến hành một cuộc tập trận lớn, thay vào đó, nước này vẫn chỉ duy trì chiến thuật vùng xám (gray-zone tactics) thông qua việc điều máy bay chiến đấu vượt qua đường trung tuyến trên eo biển, đưa tàu chiến hoạt động gần Đài Loan (và hoạt động này được tiến hành dường như “hằng ngày”).

Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang áp dụng cách tiếp cận “chờ và xem” (wait and see) từ đây cho đến lễ nhậm chức tổng thống Đài Loan vào tháng 5/2024 để xem chính sách eo biển của ông Lại sẽ phát triển ra sao để từ đó đưa ra sự đáp trả tương xứng và có sức nặng hơn. Bởi lẽ, sau cuộc bầu cử tại Đài Loan, Trung Quốc có thể một phần nào đó “thở phào nhẹ nhõm” khi đa số cử tri đã không bầu cho ông Lại, và đảng của ông cũng đánh mất thế đa số tại Viện Lập pháp sau tám năm giành ghế đa số. Kết quả này giúp giới lãnh đạo tại Trung Nam Hải có lý do chính đáng để biện minh rằng chính quyền DPP không nhận được sự tán thành của đa số người dân tại Đài Loan và đang ở trong một tình thế khó khăn và yếu ớt. Đây có thể là “cái cớ” mà Bắc Kinh sẽ sử dụng để chia rẽ chính trị nội bộ và xã hội Đài Loan như một phần của chiến tranh tâm lý mà Trung Quốc phát động bấy lâu nay. 

Trên thực tế, quan hệ hai bờ eo biển, kể từ khi bà Thái của DPP lên cầm quyền (vào năm 2016), đã ngày thêm căng thẳng. Trung Quốc từ chối can dự với chính quyền bà Thái và thực hiện một chiến dịch cưỡng ép Đài Loan về chính trị, quân sự, kinh tế và ngoại giao. Đây là một di sản “khó nhằn” mà ông Lại sẽ tiếp quản vào tháng 5 tới. Xét về lợi ích quốc gia, duy trì ổn định và hòa bình eo biển vẫn là biện pháp tốt nhất cho hai bên, do đó, ông Lại đã đưa ra những cử chỉ thiện chí với các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc về mong muốn hai bên nên tìm cách nối lại đối thoại và các kênh liên lạc. Ngay sau khi giành chiến thắng, ông Lại đã nhấn mạnh rằng nhiệm vụ quan trọng của chính quyền sắp tới là “duy trì hòa bình và ổn định tại eo biển” và theo đuổi việc trao đổi, đối thoại và hợp tác với Trung Quốc “dựa trên nguyên tắc phẩm giá và bình đẳng”. 

Viễn cảnh hai bờ eo biển nối lại các cơ chế đối thoại và liên lạc mà Bắc Kinh đã cắt đứt từ khi bà Thái lên cầm quyền hết sức “u ám”. Đối với Trung Quốc, việc chính quyền Đài Loan ủng hộ cái gọi là “Đồng thuận 1992” (1992 Consensus) là điều kiện tiên quyết để hai bên có thể đối thoại với nhau. “Đồng thuận 1992” là thỏa thuận chính trị giữa chính quyền KMT và chính phủ Trung Quốc, trong đó hai bên đều thừa nhận chỉ có một Trung Quốc (One China) trên thế giới này nhưng mỗi bên lại có cách diễn giải khác nhau. Chính quyền bà Thái đã từ chối công nhận “Đồng thuận 1992”. Ông Lại cũng công khai bác bỏ và gọi đồng thuận này tương đương với việc từ bỏ chủ quyền Đài Loan, đồng thời cảnh báo nếu chấp nhận “Đồng thuận 1992”, Đài Loan sẽ giống như tình trạng Hong Kong hiện nay. Trong khi đó, bà Tiêu Mỹ Cầm tuyên bố “Đồng thuận 1992” đã trở nên “lỗi thời”. Điều này làm dấy lên suy đoán, dưới chính quyền mới của Đài Loan, một giải pháp thay thế mới cho “Đồng thuận 1992” có thể sẽ được đưa ra, tương tự như “Đồng thuận Đài Loan” (Taiwan Consensus) của bà Thái. Theo bà Thái, “Đồng thuận Đài Loan” có nghĩa là sự kiên quyết phản đối cái gọi là “một quốc gia, hai chế độ” (one country, two systems) và có thể đạt được thông qua một cơ chế dân chủ, phi đảng phái ở Đài Loan để các chính sách về Trung Quốc sẽ nhất quán và không bị ảnh hưởng dù có sự thay đổi chính phủ. Nói cách khác, việc thúc đẩy “Đồng thuận Đài Loan” là  nhằm tìm kiếm tiếng nói chung của công chúng Đài Loan về lập trường đối với Trung Quốc. 

Về vai trò của Mỹ trong vấn đề xuyên eo biển, cường quốc này từ lâu đã duy trì hiệu quả chính sách “mơ hồ chiến lược” (strategic ambiguity), tức Washington không công khai tuyên bố sẽ can thiệp để bảo vệ Đài Loan trong trường hợp Trung Quốc tấn công vũ trang. Đây là một chính sách nhất quán của các chính quyền Mỹ trong cách tiếp cận vấn đề Đài Loan, dù có những chiến thuật được đưa ra gần đây nhằm thúc đẩy quan hệ với Đài Bắc, trong khi tăng cường sự răn đe đối với Bắc Kinh trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung leo thang căng thẳng và sức mạnh quân sự cũng như tầm ảnh hưởng của Trung Quốc không ngừng gia tăng. Ngay sau chiến thắng của ông Lại, chính quyền Joe Biden đã tiếp tục chính sách “mơ hồ chiến lược”. Trong khi Tổng thống Biden khẳng định Washington “không ủng hộ nền độc lập của Đài Loan” nhằm trấn an Bắc Kinh, thì Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken “cam kết duy trì hòa bình và ổn định xuyên eo biển, cũng như giải quyết các khác biệt một cách hòa bình, không bị ép buộc và áp lực”, đồng thời tái khẳng định chính sách “một Trung Quốc” của Mỹ trong quan hệ với Đài Loan. Mỹ cũng tiếp tục viện trợ vũ khí cho Đài Loan bất chấp sự phản đối từ phía Trung Quốc. 

Thời gian tới, chính sách xuyên eo biển của chính quyền ông Lại sẽ tác động rất lớn tới chuyển động trong tam giác Mỹ - Trung - Đài nói riêng và môi trường an ninh khu vực nói chung. Nhưng nhìn chung, ông Lại có xu hướng tiếp tục đường lối của chính quyền tiền nhiệm hơn là đưa ra các thay đổi bước ngoặt. Theo quỹ đạo đó, quan hệ Đài - Trung được dự đoán sẽ tiếp tục căng thẳng. Từ đây cho đến lễ nhậm chức của ông Lại, rất có thể Bắc Kinh vẫn tiếp tục áp dụng cách tiếp cận quan sát và theo dõi, trong khi gây thêm áp lực kinh tế, quân sự và ngoại giao lên Đài Loan trong những tháng tới, cốt yếu là để tác động tới bài phát biểu nhậm chức của ông Lại và đường hướng chính sách quan hệ xuyên eo biển trong thời gian tới của chính quyền Đài Bắc.

Tuy nhiên, không giống như bà Thái, ông Lại sẽ không có nhiều dư địa trong việc đề ra và thực thi hiệu quả chính sách xuyên eo biển. Trong hai nhiệm kỳ tổng thống, bà Thái có nhiều lợi thế trong việc thúc đẩy chương trình nghị sự về quan hệ xuyên eo biển khi DPP nắm đa số ở Viện Lập pháp. Còn trong cuộc bầu cử lần này, DPP mất thế đa số khi chỉ giữ được 51 ghế, đứng sau KMT với 52 ghế (Đảng Nhân dân Đài Loan – TPP – giành được tám ghế). Sự chia rẽ giữa nhánh hành pháp do ông Lại và DPP lãnh đạo với nhánh lập pháp do ông Hàn Quốc Du (Han Kuo-yu) và KMT đứng đầu chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới chính sách Trung Quốc của ông Lại, thậm chí là xung đột nhau về cách thức triển khai. Thứ nhất, KMT được biết đến là đảng thân Trung Quốc (pro-China), do đó nhiều khả năng sẽ can thiệp và gây áp lực lên đảng chính quyền ông Lại để yêu cầu chính phủ chấp nhận “Đồng thuận 1992” nhằm giảm căng thẳng với Trung Quốc. Thứ hai, sự chia rẽ trên có nguy cơ buộc ông Lại phải tập trung nhiều hơn vào chính sách đối nội thông qua nỗ lực thỏa hiệp, hợp tác với các đảng đối lập, vốn sẽ vô cùng khó khăn và mất thời gian, nhằm giải quyết các vấn đề đối nội cấp bách, đặc biệt là các vấn đề kinh tế. Trong những năm tới, một cuộc chiến tranh xảy ra tại eo biển là tương đối thấp, nhưng vẫn không thể loại trừ; và Bắc Kinh sẽ tiếp tục tăng cường các chiến thuật vùng xám để gia tăng áp lực lên chính phủ và người dân Đài Loan. 

Dù vậy, chiến thắng của ông Lại có thể được xem như một cuộc trưng cầu dân ý về quan hệ giữa hai bờ eo biển, và người dân hòn đảo đã chọn “dân chủ” (democracy) thay vì “độc tài” (autocracy). Để bảo vệ nền dân chủ của Đài Loan và vai trò không thể thiếu của hòn đảo trên trường quốc tế, chính quyền sắp tới cần đề ra một chính sách xuyên eo biển toàn diện, linh hoạt và thực dụng để có thể phần nào thoả hiệp với đảng đối lập nhưng vẫn kiên quyết đối phó với các hành động gây hấn, cưỡng ép của Trung Quốc. Bên cạnh đó, ông Lại cần tiếp tục những thành tựu từ chính quyền tiền nhiệm trong việc tăng cường năng lực quốc phòng, phát triển quan hệ bền chặt với Mỹ, gắn kết với Nhật và các nước dân chủ, trong khi giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc.

Từ khoá: Đài Loan Trung Quốc bầu cử Đài Loan quan hệ xuyên eo biển

BÀI LIÊN QUAN