An ninh - Quốc phòng | Biển Đông   07/06/2024

“Lằn ranh đỏ” ở Biển Đông: Liệu Mỹ sẽ bảo vệ Philippines?

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã có bài phát biểu quan trọng tại Đối thoại Shangri-La 2024, trong đó cảnh báo Trung Quốc về “lằn ranh đỏ” mà nếu Bắc Kinh vi phạm sẽ kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines. Tuy nhiên, có nhiều lý do cho thấy Washington có thể sẽ không bảo vệ Manila.

Image
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr phát biểu tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-la 2024 diễn ra ở Singapore hôm 31/5 - (C): Reuters

Thông điệp của Tổng thống Marcos tại Đối thoại Shangri-La 2024

Tối ngày 31/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-la 2024 tại Singapore. Chính phủ Philippines đã gọi đây là cơ hội “lịch sử” vì lần đầu tiên nguyên thủ của nước này đưa ra bài phát biểu tại Diễn đàn an ninh quan trọng nhất châu Á này. Ngay sau bài phát biểu, ông Marcos cũng đã tham gia phiên hỏi đáp. 

Mở đầu bài phát biểu, ông Marcos nhấn mạnh rằng lịch sử ra đời của Philippines gắn chặt với các điều luật quốc tế, và do đó, nước này luôn mang trong mình tinh thần thượng tôn pháp luật. Từ quan điểm như vậy, lập trường của Philippines là duy trì trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực, trong đó có việc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ông Marcos cũng nhấn mạnh lợi ích chung của các quốc gia tuân thủ luật pháp và hướng tới hòa bình là tiếp tục đối thoại với sự tôn trọng lẫn nhau và cởi mở để tìm ra cách tốt nhất nhằm duy trì một trật tự an toàn, an ninh và thịnh vượng dựa trên luật lệ. 

Cùng với đó, ông Marcos cũng nhắc đến một loạt thách thức đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện nay, chẳng hạn như các nỗ lực làm xói mòn niềm tin và các chuẩn mực quốc tế; cạnh tranh Mỹ - Trung; mối đe dọa đối với sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN; biến đổi khí hậu; sự xuất hiện của các công nghệ mới. 

Không quên bàn về Biển Đông, Tổng thống Philippines cam kết giải quyết và quản lý các vấn đề xung đột liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, quyền tài phán thông qua đối thoại và ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Tầm nhìn mà quốc gia này hướng tới là tạo ra một vùng biển “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” (peace, stability and prosperity). Tuy nhiên, ông Marcos cho rằng tầm nhìn này hiện vẫn là một thực tế xa vời, bởi vì “các hành động bất hợp pháp, cưỡng bức, hung hăng và lừa dối vẫn tiếp tục xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng tôi [tức Philippines]” (illegal, coercive, aggressive and deceptive actions continue to violate our sovereign rights and jurisdictions).  

Mặc dù vậy, nội dung được dư luận chú ý hơn cả lại nằm ở trong phần trả lời câu hỏi của ông Marcos. Theo đó, Demetri Sevastopulo, một đại biểu đến từ phái đoàn Ireland, đã đặt câu hỏi rằng “nếu vòi rồng của lực lượng hải cảnh Trung Quốc làm chết một thủy thủ Philippines, thì liệu điều đó có vượt qua lằn ranh đỏ hay không?” (if Chinese coastguard water cannons killed a Filipino sailor, would that cross a red line?), đồng thời hỏi thêm về những hành động nào có thể khiến Manila yêu cầu Washington kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines (MDT) đã được ký kết vào năm 1951. 

Trả lời thắc mắc trên, ông Marcos khẳng định nếu xảy ra cái chết của một công dân hoặc quân nhân Philippines do “hành động có chủ đích” (a wilful act) thì điều này sẽ gần như là “một hành động chiến tranh” (an act of war) và đạt đến “lằn ranh đỏ”. Khi tình huống đó xảy ra, ông Marcos tin rằng đối tác hiệp ước của Philippines (tức Mỹ) sẽ có chung góc nhìn, và sẽ cùng hành động để hỗ trợ Manila. 

Đây không phải là lần đầu tiên ông Marcos cảnh báo về vấn đề trên. Trước đó, vào tháng 4, Tổng thống Philippines cũng từng tuyên bố Manila có thể viện dẫn MDT, nếu thủy thủ hoặc quân nhân nước này thiệt mạng trong một cuộc tấn công ở Biển Tây Philippines (West Philippine Sea) (tên Philippines dùng để gọi Biển Đông). 

Như vậy, bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Marcos tại Diễn đàn Shangri-La năm nay nhấn mạnh vào tinh thần thượng tôn pháp luật, xem đây là cách giải quyết cho các thách thức trong khu vực và toàn cầu, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, việc cảnh báo về lằn ranh đỏ với Trung Quốc củng cố thái độ cứng rắn mà Philippines theo đuổi trong thời gian qua.   

Bắc Kinh và Manila đang tiến đến “lằn ranh đỏ”?

Những tháng gần đây, số vụ va chạm giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông diễn ra với tần suất ngày càng thường xuyên. Kể từ tháng 3 đến nay, Trung Quốc đã ít nhất bốn lần phun vòi rồng vào tàu Philippines, lần lượt vào các ngày 5/3, 23/3, 30/424/5. Trong đó, sự kiện ngày 30/4 xảy ra gần bãi cạn Scarborough, và ba vụ việc còn lại xung quanh bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal, thuộc quần đảo Trường Sa). Hậu quả, có ít nhất bốn thủy thủ Philippines bị thương nhẹ trong vụ việc ngày 5/3. Điều này cũng được Tổng thống Marcos xác nhận lại khi trả lời đại biểu Sevastopulo, đó là “Chúng tôi đã [có người] bị thương, nhưng cảm ơn Chúa, chúng tôi vẫn chưa đến mức độ phải nghe tin có người thiệt mạng” (We already have suffered injury, but thank God we have not yet gotten to the point where any of our participants, civilian or otherwise, have been killed).      

Không chỉ liên quan đến các vụ va chạm trực tiếp, căng thẳng giữa hai quốc gia cũng nổ ra khi Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano - vào ngày 10/5 - đã kêu gọi trục xuất các nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, vì đã dàn dựng “nhiều hành động lôi kéo và phổ biến thông tin sai lệch lặp đi lặp lại” (repeated acts of engaging and dissemination of disinformation). Sau đó một ngày, Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) tuyên bố đã triển khai một tàu đến bãi cạn Sa Bin (Sabina Shoal), nơi mà Manila cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng một hòn đảo nhân tạo. Ngoài ra, Philippines cũng bổ sung hai tàu triển khai luân phiên tại khu vực này. Bãi cạn Sa Bin chính là nơi tập trung của các tàu thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho trung đội thủy quân lục chiến mà Philippines triển khai trên xác tàu BRP Sierra Madre bị đắm ở bãi Cỏ Mây kể từ năm 1999 đến nay.    

Cũng liên quan đến bãi cạn Sa Bin, hôm 30/5, người phát ngôn Bộ Tư pháp Philippines Mico Clavano cho biết cơ quan này đang làm việc với Văn phòng Tổng luật sư để chuẩn bị nộp đơn khiếu nại lên tòa án quốc tế (chưa nói rõ sẽ nộp cho cơ quan nào) về việc ngư dân Trung Quốc đang phá hủy các rạn san hô, cũng như đánh bắt các loài trai khổng lồ trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực trên. Đây không phải là lần đầu tiên Manila có ý định kiện Bắc Kinh về việc cường quốc này có nhiều hành động gây hại cho môi trường biển. Trước đó, vào tháng 9/2023, Bộ trưởng Tư pháp Jesus Crispin Remulla cũng dự định sẽ khởi kiện Trung Quốc vì đã khai thác san hô quy mô lớn ở đáy biển rạn san hô Rozul (một thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và được quốc tế công nhận).     

Trong khi đó, tại điểm nóng Scarborough, vào ngày 15/5, Philippines đã triển khai một đội tàu gồm khoảng 100 tàu đánh cá bằng gỗ kích thước nhỏ chở theo ngư dân, các nhà hoạt động và hàng chục nhà báo đến khu vực này nhằm “dân sự hóa khu vực” (civilianize the region) và thúc đẩy cái gọi là chủ quyền của Philippines trên Biển Đông. 

Vào thời điểm Manila triển khai đội tàu kể trên, phía Trung Quốc đã công bố các quy định cho phép lực lượng hải cảnh nước này có quyền áp dụng hình phạt giam giữ lên tới 60 ngày không qua xét xử đối với người nước ngoài “vượt biên trái phép” qua vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố yêu sách chủ quyền. Chính sách này dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6, có thể xem là bước tiếp theo nhằm tăng cường kiểm soát chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.   

Với những diễn biến dồn dập trong thời gian qua, từ va chạm, triển khai lực lượng gây sức ép trên thực địa, cho đến những căng thẳng về ngoại giao và pháp lý, tình hình an ninh Biển Đông ngày càng “căng như dây đàn”, và việc Trung Quốc gây ra một sự việc khiến công dân Philippines thiệt mạng trong tương lai là hoàn toàn không thể loại trừ, đồng nghĩa với việc Trung Quốc “kích hoạt” lằn ranh đỏ mà ông Marcos đã tuyên bố. 

Nếu xảy ra lằn ranh đỏ, Mỹ có bảo vệ Philippines?

Trong trường hợp Philippines và Trung Quốc chạm đến lằn ranh đỏ, ông Marcos tuyên bố có thể sẽ viện dẫn MDT để đáp trả. Tuy nhiên, xét theo những gì MDT đề cập, cũng như những lần diễn giải sau đó từ phía Mỹ, có nhiều lý do để tin rằng Washington không phải là một đối tác đáng tin cậy và sẽ không thực sự bảo vệ đồng minh của mình. 

Bàn về MDT năm 1951, điều IV của Hiệp ước khẳng định “Mỗi bên [tức Mỹ và Philippines] thừa nhận rằng một cuộc tấn công vũ trang ở khu vực Thái Bình Dương nhằm vào một trong hai bên sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và an toàn của chính mình, và tuyên bố rằng sẽ cùng hành động để đối phó với những mối nguy hiểm chung” (Nguyên văn tiếng Anh: “Each party recognizes that an armed attack in the Pacific Area on either of the Parties would be dangerous to its own peace and safety and declares that it would act to meet the common dangers in accordance with its constitutional processes”).

Trên cơ sở đó, điều V xác định phạm vi bảo vệ lẫn nhau là khi xuất hiện “một cuộc tấn công vũ trang vào lãnh thổ đô thị của một trong các bên, hoặc trên các đảo thuộc quyền tài phán, lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay [của Philippines hoặc Mỹ] ở Thái Bình Dương” (an armed attack on the metropolitan territory of either of the parties, or on the island territories under its jurisdiction in the Pacific or on its armed forces, public vessels or aircraft in the Pacific). 

Thoạt nhìn, các nội dung của MDT đã bao quát chi tiết các nguy cơ có thể xảy ra, và Mỹ cũng như Philippines sẽ bảo vệ lẫn nhau trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, những diễn giải sau đó của Mỹ đã khiến Philippines gặp nhiều bất lợi. Cụ thể, vào năm 1975, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Henry Kissinger đã ban hành một bức điện tín để giải thích rõ hơn về các cam kết trong MDT. Theo đó, ông Kissinger nói rằng các cam kết của Mỹ “không áp dụng trong trường hợp xảy ra sự việc tấn công ở quần đảo Trường Sa hoặc tấn công vào các lực lượng của chính phủ Philippines đóng quân tại đó” (do not apply in event of attack on Spratlys or attack on GOP [Government of the Philippine] forces stationed there). Washington đã viện dẫn hai căn cứ cho lập luận của mình. Trước hết, quần đảo Trường Sa không phải là một phần lãnh thổ của Philippines; và Manila không phải là một bên có yêu sách đối với quần đảo Trường Sa. 

Rút kinh nghiệm từ bức điện tín trên, Philippines - vào năm 1978 - đã chính thức tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa, xem đây là quần đảo ngoài khơi của nước này. Tuy nhiên, không lâu sau đó, một lần nữa Mỹ lại không đứng về phía Manila. Chỉ một năm sau tuyên bố trên, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Cyrus Vance đã gửi một bức thư đến người đồng cấp Philippines Carlos Romulo để làm rõ thêm cách giải thích của Washington về MDT. Ông Vance nói rằng phạm vi bảo vệ lẫn nhau của Điều V về lãnh thổ đô thị cũng như các đảo thuộc quyền tài phán của Philippines trên Thái Bình Dương phải tuân theo phạm vi đã được quy định trong năm 1898 giữa Tây Ban Nha và Mỹ, cũng như Hiệp ước Washington năm 1900 giữa Anh và Mỹ (sửa đổi năm 1930). Tuy nhiên, tất cả những Hiệp ước này đều không xem quần đảo Trường Sa và cả bãi cạn Scarborough là một phần lãnh thổ của Philippines. 

Điểm tích cực trong bức thư này là Mỹ đã diễn giải thêm về Điều V rằng “một cuộc tấn công vũ trang vào bất kỳ lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay nào của Philippines ở Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết phải xảy ra trong lãnh thổ đô thị hoặc lãnh thổ đảo thuộc quyền tài phán của Philippines ở Thái Bình Dương” (an attack on Philippine armed forces, public vessels or aircraft in the Pacific — to be subject to counter-action — would not have to occur within the metropolitan territory of the Philippines or island territories under its jurisdiction in the Pacific). Việc sử dụng từ “không nhất thiết” (not have to occur) là sự điều chỉnh mới của Mỹ, cho thấy phạm vi mà Mỹ cam kết bảo vệ lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay của Philippines giờ đây đã bao trùm toàn bộ khu vực Thái Bình Dương.  

Những nội dung từ bức thư năm 1979 thực chất đã đẩy Philippines vào tình thế rất khó buộc Mỹ kích hoạt MDT. Quay trở lại sự kiện Philippines mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc năm 2012. Trước hết, điều kiện đầu tiên đã không thể xảy ra khi Scarborough không thuộc quyền tài phán của Philippines như phạm vi mà Mỹ đã diễn giải. Trong bối cảnh đó, điều kiện thứ hai có thể xảy ra nếu Trung Quốc sử dụng lực lượng hải quân thực hiện tấn công vũ trang để chiếm bãi cạn. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã khôn khéo sử dụng “chiến thuật vùng xám” (grey-zone tactics). Cách tiếp cận này bao gồm việc sử dụng các lực lượng phi chính quy, tiêu biểu là các đội tàu dân quân biển, nhằm từng bước chiếm đoạt vùng biển, đảo của các nước khác mà không phải dùng lực lượng vũ trang trực tiếp với quy mô lớn. 

Trong trường hợp năm 2012, Bắc Kinh ban đầu đã cử tám tàu đánh cá đến bãi cạn. Sau khi bị chiến hạm BRP Gregorio del Pilar (tàu lớn nhất trong biên chế hải quân Philippines) kiểm tra và gây sức ép, Trung Quốc đã cử thêm lực lượng nhưng chỉ là các tàu hải cảnh (lực lượng chấp pháp) và tàu cá để yểm trợ. Cuối cùng, Philippines đã quyết định rút quân vào ngày 15/6/2012 với lý do tránh bão. Tuy nhiên, tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn ở lại và giành lấy quyền kiểm soát bãi cạn từ tay Philippines kể từ đó đến nay. Như vậy, việc Trung Quốc không sử dụng lực lượng hải quân để tấn công chiếm bãi cạn đã không thỏa điều kiện của Điều V MDT. 

Kể từ năm 2012, chiến thuật trên của Trung Quốc được áp dụng thường xuyên hơn. Bốn cuộc đụng độ giữa Bắc Kinh và Manila trong ba tháng vừa qua là minh chứng sống động. Trung Quốc đã không ngần ngại tấn công Philippines bằng hình thức phun vòi rồng từ lực lượng hải cảnh. Tuy nhiên, vì là lực lượng chấp pháp của Trung Quốc thực hiện các hành động này nên nếu có gây ra tử vong cho công dân Philippines thì cũng rất khó để nước này thuyết phục được Mỹ chấp nhận kích hoạt MDT như lời cảnh cáo của Tổng thống Marcos.      

Trong khi Philippines liên tục bị Trung Quốc uy hiếp trên Biển Đông, các quan chức cấp cao của Mỹ đã thay phiên nhau đưa ra những phát ngôn “nghe có vẻ” rất đảm bảo về việc sẽ bảo vệ Manila. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật - Philippines vào ngày 11/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định “Bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay, tàu hoặc lực lượng vũ trang của Philippines ở Biển Đông sẽ vi phạm hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta” (any attack on Philippine aircraft, vessels, or armed forces in the South China Sea would invoke our Mutual Defense Treaty). Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller (vào ngày 23/3) và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin (vào ngày 27/3) cũng đưa ra tuyên bố với nội dung tương tự. Tuy nhiên, những phát ngôn kể trên sẽ chẳng thể giải quyết được sự mơ hồ mà MDT đã tạo ra, chỉ càng khiến Philippines ở vào tình thế có đồng minh nhưng khó có thể “nhờ vả”.

Như vậy, bất chấp thông điệp cứng rắn của Tổng thống Marcos tại Đối thoại Shangri-La 2024, các căng thẳng trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, thậm chí leo thang hơn nữa và đạt đến lằn ranh đỏ. Trong bối cảnh đó, Manila sẽ “không có ý định nhượng bộ” (theo lời ông Marcos), nhưng gần như sẽ tiếp tục phải “đơn thương độc mã” ứng phó với Bắc Kinh trên thực địa, mặc dù có sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt phát ngôn từ phía Mỹ. 

Tình thế “đơn phương độc mã” có thể khiến Philippines phải chịu áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Nỗi bất an này không chỉ của riêng Philippines mà còn của các quốc gia trong khu vực, bởi Trung Quốc thừa hiểu rằng các bên tranh chấp đều là các nước yếu hơn, và lại khó có thể nhận được các cam kết chắc chắn cũng như sự hỗ trợ tích cực trên thực địa từ bất kỳ siêu cường bên ngoài nào. 

Trong đó, xét theo tình hình những tháng gần đây, điểm nóng mà Trung Quốc đang và rất có thể sẽ tiếp tục gia tăng sức ép nhằm tìm cơ hội giành quyền chiếm đóng là bãi Cỏ Mây (Scarborough cũng là điểm nóng nhưng hiện Bắc Kinh đã kiểm soát). Tuy nhiên, bài học từ bãi cạn Scarborough có thể đã giúp Philippines đề cao cảnh giác hơn. Quốc hội nước này hiện có kế hoạch chi khoảng 1,8 triệu USD trong năm nay để xây dựng một công trình kiên cố hơn cho lực lượng thủy quân lục chiến đóng quân làm căn cứ lâu dài trên bãi Cỏ Mây, thay vì phải sử dụng con tàu bị đắm như hiện nay. 

Trừ khi Trung Quốc gây sức ép đến mức Philippines phải chấp nhận rời đi như sự kiện Scarborough năm 2012, Bắc Kinh khó có thể giành lấy bãi Cỏ Mây từ tay Manila, bởi điều đó chỉ xảy ra khi siêu cường phương Bắc dùng vũ lực để đánh chiếm. Dù khả năng Mỹ can thiệp quân sự để bảo vệ đồng minh là không “lý tưởng”, Trung Quốc vẫn phải cân nhắc “thiệt - hơn” khi gây căng thẳng với Philippines, vì một tình huống phải đối đầu quân sự trực tiếp với Manila có lẽ là điều mà cường quốc này không mong muốn, nhất là khi Bắc Kinh đang cố gắng giành lấy trái tim và khối óc của các quốc gia trong khu vực.       

Tóm lại, mặc dù khả năng Mỹ triển khai quân sự để bảo vệ Philippines ở Biển Đông là một câu hỏi lớn, và theo người viết là không cao, nhưng chính quyền Marcos vẫn sẽ tăng cường năng lực phòng thủ, song song với nỗ lực duy trì quan hệ đồng minh tốt đẹp cùng Washington, vì sự tồn tại của MDT là sự răn đe cần thiết để kiềm chế nguy cơ tấn công vũ lực từ Trung Quốc.

Thông điệp của Tổng thống Marcos tại Đối thoại Shangri-La 2024

Tối ngày 31/5, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr đã có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-la 2024 tại Singapore. Chính phủ Philippines đã gọi đây là cơ hội “lịch sử” vì lần đầu tiên nguyên thủ của nước này đưa ra bài phát biểu tại Diễn đàn an ninh quan trọng nhất châu Á này. Ngay sau bài phát biểu, ông Marcos cũng đã tham gia phiên hỏi đáp. 

Mở đầu bài phát biểu, ông Marcos nhấn mạnh rằng lịch sử ra đời của Philippines gắn chặt với các điều luật quốc tế, và do đó, nước này luôn mang trong mình tinh thần thượng tôn pháp luật. Từ quan điểm như vậy, lập trường của Philippines là duy trì trật tự dựa trên luật lệ trong khu vực, trong đó có việc tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982. Ông Marcos cũng nhấn mạnh lợi ích chung của các quốc gia tuân thủ luật pháp và hướng tới hòa bình là tiếp tục đối thoại với sự tôn trọng lẫn nhau và cởi mở để tìm ra cách tốt nhất nhằm duy trì một trật tự an toàn, an ninh và thịnh vượng dựa trên luật lệ. 

Cùng với đó, ông Marcos cũng nhắc đến một loạt thách thức đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiện nay, chẳng hạn như các nỗ lực làm xói mòn niềm tin và các chuẩn mực quốc tế; cạnh tranh Mỹ - Trung; mối đe dọa đối với sự đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN; biến đổi khí hậu; sự xuất hiện của các công nghệ mới. 

Không quên bàn về Biển Đông, Tổng thống Philippines cam kết giải quyết và quản lý các vấn đề xung đột liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, quyền tài phán thông qua đối thoại và ngoại giao, dựa trên luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. Tầm nhìn mà quốc gia này hướng tới là tạo ra một vùng biển “hòa bình, ổn định và thịnh vượng” (peace, stability and prosperity). Tuy nhiên, ông Marcos cho rằng tầm nhìn này hiện vẫn là một thực tế xa vời, bởi vì “các hành động bất hợp pháp, cưỡng bức, hung hăng và lừa dối vẫn tiếp tục xâm phạm các quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng tôi [tức Philippines]” (illegal, coercive, aggressive and deceptive actions continue to violate our sovereign rights and jurisdictions).  

Mặc dù vậy, nội dung được dư luận chú ý hơn cả lại nằm ở trong phần trả lời câu hỏi của ông Marcos. Theo đó, Demetri Sevastopulo, một đại biểu đến từ phái đoàn Ireland, đã đặt câu hỏi rằng “nếu vòi rồng của lực lượng hải cảnh Trung Quốc làm chết một thủy thủ Philippines, thì liệu điều đó có vượt qua lằn ranh đỏ hay không?” (if Chinese coastguard water cannons killed a Filipino sailor, would that cross a red line?), đồng thời hỏi thêm về những hành động nào có thể khiến Manila yêu cầu Washington kích hoạt Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines (MDT) đã được ký kết vào năm 1951. 

Trả lời thắc mắc trên, ông Marcos khẳng định nếu xảy ra cái chết của một công dân hoặc quân nhân Philippines do “hành động có chủ đích” (a wilful act) thì điều này sẽ gần như là “một hành động chiến tranh” (an act of war) và đạt đến “lằn ranh đỏ”. Khi tình huống đó xảy ra, ông Marcos tin rằng đối tác hiệp ước của Philippines (tức Mỹ) sẽ có chung góc nhìn, và sẽ cùng hành động để hỗ trợ Manila. 

Đây không phải là lần đầu tiên ông Marcos cảnh báo về vấn đề trên. Trước đó, vào tháng 4, Tổng thống Philippines cũng từng tuyên bố Manila có thể viện dẫn MDT, nếu thủy thủ hoặc quân nhân nước này thiệt mạng trong một cuộc tấn công ở Biển Tây Philippines (West Philippine Sea) (tên Philippines dùng để gọi Biển Đông). 

Như vậy, bài phát biểu quan trọng của Tổng thống Marcos tại Diễn đàn Shangri-La năm nay nhấn mạnh vào tinh thần thượng tôn pháp luật, xem đây là cách giải quyết cho các thách thức trong khu vực và toàn cầu, đặc biệt là vấn đề Biển Đông. Ngoài ra, việc cảnh báo về lằn ranh đỏ với Trung Quốc củng cố thái độ cứng rắn mà Philippines theo đuổi trong thời gian qua.   

Bắc Kinh và Manila đang tiến đến “lằn ranh đỏ”?

Những tháng gần đây, số vụ va chạm giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông diễn ra với tần suất ngày càng thường xuyên. Kể từ tháng 3 đến nay, Trung Quốc đã ít nhất bốn lần phun vòi rồng vào tàu Philippines, lần lượt vào các ngày 5/3, 23/3, 30/424/5. Trong đó, sự kiện ngày 30/4 xảy ra gần bãi cạn Scarborough, và ba vụ việc còn lại xung quanh bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal, thuộc quần đảo Trường Sa). Hậu quả, có ít nhất bốn thủy thủ Philippines bị thương nhẹ trong vụ việc ngày 5/3. Điều này cũng được Tổng thống Marcos xác nhận lại khi trả lời đại biểu Sevastopulo, đó là “Chúng tôi đã [có người] bị thương, nhưng cảm ơn Chúa, chúng tôi vẫn chưa đến mức độ phải nghe tin có người thiệt mạng” (We already have suffered injury, but thank God we have not yet gotten to the point where any of our participants, civilian or otherwise, have been killed).      

Không chỉ liên quan đến các vụ va chạm trực tiếp, căng thẳng giữa hai quốc gia cũng nổ ra khi Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano - vào ngày 10/5 - đã kêu gọi trục xuất các nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, vì đã dàn dựng “nhiều hành động lôi kéo và phổ biến thông tin sai lệch lặp đi lặp lại” (repeated acts of engaging and dissemination of disinformation). Sau đó một ngày, Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) tuyên bố đã triển khai một tàu đến bãi cạn Sa Bin (Sabina Shoal), nơi mà Manila cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng một hòn đảo nhân tạo. Ngoài ra, Philippines cũng bổ sung hai tàu triển khai luân phiên tại khu vực này. Bãi cạn Sa Bin chính là nơi tập trung của các tàu thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho trung đội thủy quân lục chiến mà Philippines triển khai trên xác tàu BRP Sierra Madre bị đắm ở bãi Cỏ Mây kể từ năm 1999 đến nay.    

Cũng liên quan đến bãi cạn Sa Bin, hôm 30/5, người phát ngôn Bộ Tư pháp Philippines Mico Clavano cho biết cơ quan này đang làm việc với Văn phòng Tổng luật sư để chuẩn bị nộp đơn khiếu nại lên tòa án quốc tế (chưa nói rõ sẽ nộp cho cơ quan nào) về việc ngư dân Trung Quốc đang phá hủy các rạn san hô, cũng như đánh bắt các loài trai khổng lồ trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng tại khu vực trên. Đây không phải là lần đầu tiên Manila có ý định kiện Bắc Kinh về việc cường quốc này có nhiều hành động gây hại cho môi trường biển. Trước đó, vào tháng 9/2023, Bộ trưởng Tư pháp Jesus Crispin Remulla cũng dự định sẽ khởi kiện Trung Quốc vì đã khai thác san hô quy mô lớn ở đáy biển rạn san hô Rozul (một thực thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và được quốc tế công nhận).     

Trong khi đó, tại điểm nóng Scarborough, vào ngày 15/5, Philippines đã triển khai một đội tàu gồm khoảng 100 tàu đánh cá bằng gỗ kích thước nhỏ chở theo ngư dân, các nhà hoạt động và hàng chục nhà báo đến khu vực này nhằm “dân sự hóa khu vực” (civilianize the region) và thúc đẩy cái gọi là chủ quyền của Philippines trên Biển Đông. 

Vào thời điểm Manila triển khai đội tàu kể trên, phía Trung Quốc đã công bố các quy định cho phép lực lượng hải cảnh nước này có quyền áp dụng hình phạt giam giữ lên tới 60 ngày không qua xét xử đối với người nước ngoài “vượt biên trái phép” qua vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố yêu sách chủ quyền. Chính sách này dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 15/6, có thể xem là bước tiếp theo nhằm tăng cường kiểm soát chủ quyền phi pháp trên Biển Đông.   

Với những diễn biến dồn dập trong thời gian qua, từ va chạm, triển khai lực lượng gây sức ép trên thực địa, cho đến những căng thẳng về ngoại giao và pháp lý, tình hình an ninh Biển Đông ngày càng “căng như dây đàn”, và việc Trung Quốc gây ra một sự việc khiến công dân Philippines thiệt mạng trong tương lai là hoàn toàn không thể loại trừ, đồng nghĩa với việc Trung Quốc “kích hoạt” lằn ranh đỏ mà ông Marcos đã tuyên bố. 

Nếu xảy ra lằn ranh đỏ, Mỹ có bảo vệ Philippines?

Trong trường hợp Philippines và Trung Quốc chạm đến lằn ranh đỏ, ông Marcos tuyên bố có thể sẽ viện dẫn MDT để đáp trả. Tuy nhiên, xét theo những gì MDT đề cập, cũng như những lần diễn giải sau đó từ phía Mỹ, có nhiều lý do để tin rằng Washington không phải là một đối tác đáng tin cậy và sẽ không thực sự bảo vệ đồng minh của mình. 

Bàn về MDT năm 1951, điều IV của Hiệp ước khẳng định “Mỗi bên [tức Mỹ và Philippines] thừa nhận rằng một cuộc tấn công vũ trang ở khu vực Thái Bình Dương nhằm vào một trong hai bên sẽ gây nguy hiểm cho hòa bình và an toàn của chính mình, và tuyên bố rằng sẽ cùng hành động để đối phó với những mối nguy hiểm chung” (Nguyên văn tiếng Anh: “Each party recognizes that an armed attack in the Pacific Area on either of the Parties would be dangerous to its own peace and safety and declares that it would act to meet the common dangers in accordance with its constitutional processes”).

Trên cơ sở đó, điều V xác định phạm vi bảo vệ lẫn nhau là khi xuất hiện “một cuộc tấn công vũ trang vào lãnh thổ đô thị của một trong các bên, hoặc trên các đảo thuộc quyền tài phán, lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay [của Philippines hoặc Mỹ] ở Thái Bình Dương” (an armed attack on the metropolitan territory of either of the parties, or on the island territories under its jurisdiction in the Pacific or on its armed forces, public vessels or aircraft in the Pacific). 

Thoạt nhìn, các nội dung của MDT đã bao quát chi tiết các nguy cơ có thể xảy ra, và Mỹ cũng như Philippines sẽ bảo vệ lẫn nhau trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, những diễn giải sau đó của Mỹ đã khiến Philippines gặp nhiều bất lợi. Cụ thể, vào năm 1975, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Henry Kissinger đã ban hành một bức điện tín để giải thích rõ hơn về các cam kết trong MDT. Theo đó, ông Kissinger nói rằng các cam kết của Mỹ “không áp dụng trong trường hợp xảy ra sự việc tấn công ở quần đảo Trường Sa hoặc tấn công vào các lực lượng của chính phủ Philippines đóng quân tại đó” (do not apply in event of attack on Spratlys or attack on GOP [Government of the Philippine] forces stationed there). Washington đã viện dẫn hai căn cứ cho lập luận của mình. Trước hết, quần đảo Trường Sa không phải là một phần lãnh thổ của Philippines; và Manila không phải là một bên có yêu sách đối với quần đảo Trường Sa. 

Rút kinh nghiệm từ bức điện tín trên, Philippines - vào năm 1978 - đã chính thức tuyên bố chủ quyền đối với Trường Sa, xem đây là quần đảo ngoài khơi của nước này. Tuy nhiên, không lâu sau đó, một lần nữa Mỹ lại không đứng về phía Manila. Chỉ một năm sau tuyên bố trên, Ngoại trưởng Mỹ lúc bấy giờ là Cyrus Vance đã gửi một bức thư đến người đồng cấp Philippines Carlos Romulo để làm rõ thêm cách giải thích của Washington về MDT. Ông Vance nói rằng phạm vi bảo vệ lẫn nhau của Điều V về lãnh thổ đô thị cũng như các đảo thuộc quyền tài phán của Philippines trên Thái Bình Dương phải tuân theo phạm vi đã được quy định trong năm 1898 giữa Tây Ban Nha và Mỹ, cũng như Hiệp ước Washington năm 1900 giữa Anh và Mỹ (sửa đổi năm 1930). Tuy nhiên, tất cả những Hiệp ước này đều không xem quần đảo Trường Sa và cả bãi cạn Scarborough là một phần lãnh thổ của Philippines. 

Điểm tích cực trong bức thư này là Mỹ đã diễn giải thêm về Điều V rằng “một cuộc tấn công vũ trang vào bất kỳ lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay nào của Philippines ở Thái Bình Dương sẽ không nhất thiết phải xảy ra trong lãnh thổ đô thị hoặc lãnh thổ đảo thuộc quyền tài phán của Philippines ở Thái Bình Dương” (an attack on Philippine armed forces, public vessels or aircraft in the Pacific — to be subject to counter-action — would not have to occur within the metropolitan territory of the Philippines or island territories under its jurisdiction in the Pacific). Việc sử dụng từ “không nhất thiết” (not have to occur) là sự điều chỉnh mới của Mỹ, cho thấy phạm vi mà Mỹ cam kết bảo vệ lực lượng vũ trang, tàu công vụ hoặc máy bay của Philippines giờ đây đã bao trùm toàn bộ khu vực Thái Bình Dương.  

Những nội dung từ bức thư năm 1979 thực chất đã đẩy Philippines vào tình thế rất khó buộc Mỹ kích hoạt MDT. Quay trở lại sự kiện Philippines mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc năm 2012. Trước hết, điều kiện đầu tiên đã không thể xảy ra khi Scarborough không thuộc quyền tài phán của Philippines như phạm vi mà Mỹ đã diễn giải. Trong bối cảnh đó, điều kiện thứ hai có thể xảy ra nếu Trung Quốc sử dụng lực lượng hải quân thực hiện tấn công vũ trang để chiếm bãi cạn. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã khôn khéo sử dụng “chiến thuật vùng xám” (grey-zone tactics). Cách tiếp cận này bao gồm việc sử dụng các lực lượng phi chính quy, tiêu biểu là các đội tàu dân quân biển, nhằm từng bước chiếm đoạt vùng biển, đảo của các nước khác mà không phải dùng lực lượng vũ trang trực tiếp với quy mô lớn. 

Trong trường hợp năm 2012, Bắc Kinh ban đầu đã cử tám tàu đánh cá đến bãi cạn. Sau khi bị chiến hạm BRP Gregorio del Pilar (tàu lớn nhất trong biên chế hải quân Philippines) kiểm tra và gây sức ép, Trung Quốc đã cử thêm lực lượng nhưng chỉ là các tàu hải cảnh (lực lượng chấp pháp) và tàu cá để yểm trợ. Cuối cùng, Philippines đã quyết định rút quân vào ngày 15/6/2012 với lý do tránh bão. Tuy nhiên, tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn ở lại và giành lấy quyền kiểm soát bãi cạn từ tay Philippines kể từ đó đến nay. Như vậy, việc Trung Quốc không sử dụng lực lượng hải quân để tấn công chiếm bãi cạn đã không thỏa điều kiện của Điều V MDT. 

Kể từ năm 2012, chiến thuật trên của Trung Quốc được áp dụng thường xuyên hơn. Bốn cuộc đụng độ giữa Bắc Kinh và Manila trong ba tháng vừa qua là minh chứng sống động. Trung Quốc đã không ngần ngại tấn công Philippines bằng hình thức phun vòi rồng từ lực lượng hải cảnh. Tuy nhiên, vì là lực lượng chấp pháp của Trung Quốc thực hiện các hành động này nên nếu có gây ra tử vong cho công dân Philippines thì cũng rất khó để nước này thuyết phục được Mỹ chấp nhận kích hoạt MDT như lời cảnh cáo của Tổng thống Marcos.      

Trong khi Philippines liên tục bị Trung Quốc uy hiếp trên Biển Đông, các quan chức cấp cao của Mỹ đã thay phiên nhau đưa ra những phát ngôn “nghe có vẻ” rất đảm bảo về việc sẽ bảo vệ Manila. Tại Hội nghị Thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật - Philippines vào ngày 11/4, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định “Bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay, tàu hoặc lực lượng vũ trang của Philippines ở Biển Đông sẽ vi phạm hiệp ước phòng thủ chung của chúng ta” (any attack on Philippine aircraft, vessels, or armed forces in the South China Sea would invoke our Mutual Defense Treaty). Trước đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller (vào ngày 23/3) và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin (vào ngày 27/3) cũng đưa ra tuyên bố với nội dung tương tự. Tuy nhiên, những phát ngôn kể trên sẽ chẳng thể giải quyết được sự mơ hồ mà MDT đã tạo ra, chỉ càng khiến Philippines ở vào tình thế có đồng minh nhưng khó có thể “nhờ vả”.

Như vậy, bất chấp thông điệp cứng rắn của Tổng thống Marcos tại Đối thoại Shangri-La 2024, các căng thẳng trên Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, thậm chí leo thang hơn nữa và đạt đến lằn ranh đỏ. Trong bối cảnh đó, Manila sẽ “không có ý định nhượng bộ” (theo lời ông Marcos), nhưng gần như sẽ tiếp tục phải “đơn thương độc mã” ứng phó với Bắc Kinh trên thực địa, mặc dù có sự ủng hộ mạnh mẽ về mặt phát ngôn từ phía Mỹ. 

Tình thế “đơn phương độc mã” có thể khiến Philippines phải chịu áp lực ngày càng tăng của Trung Quốc trên Biển Đông. Nỗi bất an này không chỉ của riêng Philippines mà còn của các quốc gia trong khu vực, bởi Trung Quốc thừa hiểu rằng các bên tranh chấp đều là các nước yếu hơn, và lại khó có thể nhận được các cam kết chắc chắn cũng như sự hỗ trợ tích cực trên thực địa từ bất kỳ siêu cường bên ngoài nào. 

Trong đó, xét theo tình hình những tháng gần đây, điểm nóng mà Trung Quốc đang và rất có thể sẽ tiếp tục gia tăng sức ép nhằm tìm cơ hội giành quyền chiếm đóng là bãi Cỏ Mây (Scarborough cũng là điểm nóng nhưng hiện Bắc Kinh đã kiểm soát). Tuy nhiên, bài học từ bãi cạn Scarborough có thể đã giúp Philippines đề cao cảnh giác hơn. Quốc hội nước này hiện có kế hoạch chi khoảng 1,8 triệu USD trong năm nay để xây dựng một công trình kiên cố hơn cho lực lượng thủy quân lục chiến đóng quân làm căn cứ lâu dài trên bãi Cỏ Mây, thay vì phải sử dụng con tàu bị đắm như hiện nay. 

Trừ khi Trung Quốc gây sức ép đến mức Philippines phải chấp nhận rời đi như sự kiện Scarborough năm 2012, Bắc Kinh khó có thể giành lấy bãi Cỏ Mây từ tay Manila, bởi điều đó chỉ xảy ra khi siêu cường phương Bắc dùng vũ lực để đánh chiếm. Dù khả năng Mỹ can thiệp quân sự để bảo vệ đồng minh là không “lý tưởng”, Trung Quốc vẫn phải cân nhắc “thiệt - hơn” khi gây căng thẳng với Philippines, vì một tình huống phải đối đầu quân sự trực tiếp với Manila có lẽ là điều mà cường quốc này không mong muốn, nhất là khi Bắc Kinh đang cố gắng giành lấy trái tim và khối óc của các quốc gia trong khu vực.       

Tóm lại, mặc dù khả năng Mỹ triển khai quân sự để bảo vệ Philippines ở Biển Đông là một câu hỏi lớn, và theo người viết là không cao, nhưng chính quyền Marcos vẫn sẽ tăng cường năng lực phòng thủ, song song với nỗ lực duy trì quan hệ đồng minh tốt đẹp cùng Washington, vì sự tồn tại của MDT là sự răn đe cần thiết để kiềm chế nguy cơ tấn công vũ lực từ Trung Quốc.

Từ khoá: Philippines Mỹ Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines lằn ranh đỏ

BÀI LIÊN QUAN