Biển Đông   08/06/2023

Biển Đông dậy sóng: Giới hạn nào cho tham vọng của Trung Quốc?

Động thái hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông cho thấy tham vọng của cường quốc này sẽ không dừng lại, và an ninh khu vực sẽ ngày thêm phức tạp.

Thanh Kỳ

08/06/2023
Image
Tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10 - XYH-10) của Trung Quốc - (C): Andreas Schlatterer/Maritime Optima

Trung Quốc bá quyền ở Biển Đông

Những ngày qua, tình hình an ninh Biển Đông diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các tàu nghiên cứu, tàu hải cảnh, tàu dân binh và nhiều tàu mang cờ Trung Quốc trên vùng biển của các quốc gia trong khu vực.

Trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, từ trung tuần tháng 5, tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10 - XYH-10) cùng lực lượng hộ tống đã tiến vào Lô 4-03 tại bể Nam Côn Sơn, đồng thời cònáp sát hai Lô 5-01B và 5-01C, nơi có mỏ khí quan trọng Sao Vàng - Đại Nguyệt (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngày 14/5, tín hiệu hàng hải cho thấy khoảng cách từ đội tàu Trung Quốc đến Thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) chỉ hơn 80 hải lý. Cuối ngày 5/6, sau gần một tháng hoạt động, tàu XYH-10 và các tàu đi cùng đã bắt đầu rời khỏi vùng biển của Việt Nam, hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Việc Bắc Kinh cho tàu xâm phạm EEZ của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia, đồng thời đe dọa hoà bình, ổn định và an ninh ở khu vực.

Trái ngược với hành động khó đoán trên biển, tuyên bố của Trung Quốc về hải trình của tàu XYH-10 không khiến các chuyên gia bất ngờ. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lực lượng thực chấp pháp nước này hoạt động “bình thường” trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố có “đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý” về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Về bản chất, sự xuất hiện của tàu XYH-10, tương tự tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) vào năm 2019 hay Hải dương Địa chất 4 (Haiyang Dizhi 4) vào cuối tháng 3 năm nay, là thông điệp rõ ràng về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” (indisputable sovereignty) của Bắc Kinh đối với các đảo trên Biển Đông và vùng nước xung quanh, như đã đề cập trong Công hàm nước này gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào ngày 7/5/2009.

Trong hoạt động lần này, Trung Quốc còn cho tàu xâm nhập EEZ của Philippines và Indonesia. Động thái trên diễn ra cùng thời điểm Trung Quốc lắp đặt ít nhất ba phao đèn ở quần đảo Trường Sa, mà theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, là nhằm “đảm bảo an toàn cho các hoạt động hàng hải”. Hoạt động lắp đặt phao đèn báo hiệu diễn ra chưa đầy hai tháng sau khi Bắc Kinh công bố 33 địa điểm mà nước này dự kiến tổ chức khảo sát thường xuyêntrên biển, trải dài từ vùng biển Tây Thái Bình Dương, qua eo biển Đài Loan, Biển Đông đến một phần của Ấn Độ Dương.

Việc Trung Quốc cho tàu đi vào EEZ của các quốc gia trong khu vực là không mới. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh cùng lúc triển khai số lượng lớn tàu nghiên cứu ở Biển Đông và vùng biển Nam Thái Bình Dương. Với hoạt động lần này, Trung Quốc muốn tăng cường thế trận “vây lấn” trên biển, với sự hiệp đồng của các lực lượng dân binh, hải cảnh và hải quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng muốn phân tán sự chú ý của dư luận quốc tế khi nước này tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu địa chất và sinh thái nhằm chuẩn bị cho các phiên toà giải quyết tranh chấp chủ quyền trong tương lai.

Trong những năm qua, các vi phạm của Trung Quốc mang tính hệ thống và ngày càng nghiêm trọng. Từ tháng 5/2011 đến tháng 11/2012, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam hai lần bị tàu Trung Quốc cắt cáp khi đang hoạt động trong EEZ của Việt Nam. Năm 2014, Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 (Hai Yang Shi You 981) trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, gây ra khủng hoảng an ninh nghiêm trọng ở khu vực và khiến quan hệ Việt - Trung tổn hại sâu sắc.

Tháng 1/2021, Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh gây tranh cãi khi luật cho phép lực lượng hải cảnh nước này tiến hành “mọi biện pháp cần thiết” (all necessary means), trong đó có sử dụng vũ lực, khi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Trung Quốc bị đe dọa. Hai tháng sau, Trung Quốc lại làm dậy sóng Biển Đông khi đưa trái phép hơn 200 tàu vào khu vực đá Ba Đầu (Whitsun Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Các tàu này nhiều khả năng thuộc lực lượng dân quân biển (maritime militia), với nhiệm vụ chủ yếu là quấy rối tàu thuyềncủa quốc gia khác nhằm chuẩn bị cho việc chiếm đóng khu vực đá Ba Đầu về lâu dài. Bằng cách này, Bắc Kinh tiến thêm một bước trong nỗ lực đạt được các mục tiêu địa chính trị, đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát căng thẳngtrên Biển Đông thông qua chiến thuật “vùng xám”. Chiến thuật này bao gồm các hoạt động cưỡng ép về chính trị, kinh tế, quân sự và thông tin, giúp Trung Quốc từng bước đạt được các mục tiêu của mình nhưng không để xảy ra xung đột vũ trang với quốc gia khác.

Trung Quốc còn nhiều lần cản trở hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa của Việt Nam, gián tiếp hoặc trực tiếp buộc các tập đoàn năng lượng nước ngoài rút khỏi một số thoả thuận hợp tác với Hà Nội. Các hoạt động này gây thiệt hại to lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp hóa dầu của Việt Nam. Thông qua gây sức ép qua các kênh ngoại giao và cản trở hoạt động ngoài thực địa, Trung Quốc muốn ngăn chặn sự can dự của các cường quốc trong khi từng bước khai thác các lợi ích kinh tế to lớn ở Biển Đông.

Phản ứng của Hà Nội?

Dù thận trọng trong các tuyên bố chính thức, Việt Nam có hành động gần như ngay lập tức ngoài thực địa. Trước thời điểm Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tố cáo tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ của Việt Nam vào ngày 25/5, Hà Nội đã cử hai tàu Kiểm ngư (ngày 10/5) và một tàu Cảnh sát biển (ngày 17/5) ra hiện trường để giám sát các tàu Trung Quốc. Như bà Phạm Thu Hằng xác nhận, Việt Nam “đã và đang triển khai các biện pháp phù hợp […] để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng” của mình trên biển.

Chủ trương của Việt Nam có thể nhằm tránh gây thêm căng thẳng và cho phép Hà Nội có thời gian để đánh giá tình hình. Đến trước buổi họp báo ngày 18/5, hơn một tuần kể từ khi có thông tin về vụ việc, hoạt động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam và các cuộc chạm trán của lực lượng hai bên hầu như không xuất hiện trên báo chí chính thống trong nước, dù trở thành tâm điểm chú ý của một số hãng thông tấn khu vựcquốc tế.

Cũng trong buổi họp báo hôm 18/5, phía Việt Nam không nêu đích danh Trung Quốc khi đề cập về “các vụ xâm phạm vùng biển” và cũng không chỉ trích Bắc Kinh khi cả hai tham gia thảo luận tại Hội nghị Quan chức Cao cấp (Senior Officials Meeting - SOM) ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 (17/5). Trong phiên họp, thay vì lên án các vi phạm của Trung Quốc, nhất là việc không tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), Đại sứ Vũ Hồ, Quyền trưởng SOM ASEAN Việt Nam, kêu gọi các quốc gia “nói đi đôi với làm”. Phát ngôn của đại diện Việt Nam rõ ràng là đề cập đến các hành vi đơn phương thách thức luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sự dè dặt của Việt Nam trên truyền thông có thể là một con dao hai lưỡi. Bởi lẽ, Hà Nội càng kiềm chế, Bắc Kinh càng “lấn tới” thông qua tạo dựng “sự đã rồi” (fait accompli) trong các tranh chấp hòng từng bước kiểm soát Biển Đông. Dù Việt Nam thường xuyên yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và thực hiện nghiêm túc DOC, nhưng kể từ khi Tuyên bố này có hiệu lực (năm 2002), Trung Quốc chưa bao giờ là một phần trong các nỗ lực tập thể nhằm điều chỉnh các hành vi ở Biển Đông. Hơn một thập kỷ qua, hành vi áp đặt ý chí và sức mạnh của Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu thổi bùng các căng thẳng.

COC tiếp tục bế tắc?

Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct - COC) dường như là “cách duy nhất” để buộc Bắc Kinh hành xử dựa trên luật lệ và giúp đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, chặng đường để Trung Quốc và ASEAN đạt được một COC “hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế” nhằm thay thế cho DOC sẽ còn lắm chông gai. Bởi lẽ, dù cả Trung Quốc và ASEAN đều muốn sớm hoàn tất đàm phán, hành động của Bắc Kinh không chỉ trái ngược với quyết tâm duy trì “hòa bình, ổn định, hợp tác, an ninh và an toàn trong khu vực” của ASEAN, mà còn dấy lên hoài nghi về thiện chí của Trung Quốc đối với nỗ lực đàm phán đa phương.

Thực tế cho thấy, không dễ giải quyết các bất đồng xung quanh đàm phán COC, nhất là liên quan đến việc áp dụng UNCLOS 1982 làm cơ sở pháp lý để duy trì an ninh ở Biển Đông. Đồng thời, lập trường khác biệt giữa Trung Quốc và ASEAN cũng khiến tình hình phức tạp hơn, chưa kể một số điểm chưa thống nhất trong nội bộ các nước ASEAN. Trái ngược với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc mong muốn COC ít mang tính ràng buộc pháp lý, và không muốn có sự can dự của các cường quốc bên ngoài vào tiến trình đàm phán thoả thuận.

Tuy nhiên, sẽ còn khó khăn hơn cho Hà Nội và các quốc gia trong khu vực khi phải đối mặt với bất trắc và rủi ro từ các hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông. Với những chỉ dấu gần đây, khả năng đàm phán COC càng kéo dài trong khi Bắc Kinh tiếp tục leo thang căng thẳng ở Biển Đông càng rõ ràng hơn.

Việt Nam nên làm gì?

Việt Nam cần chuẩn bị các biện pháp để ứng phó hiệu quả hơn với Trung Quốc, ít nhất là để hạn chế những hành vi bá quyền của Trung Quốc trong EEZ của quốc gia mình. Những hoạt động phối hợp và hợp tác chặt chẽ hơn với quốc gia trong khu vực là cần thiết.

Tháng 12/2022, Việt Nam và Indonesia thông báo hoàn tất 12 năm đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn tại các vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Thoả thuận này được dựa trên nền tảng của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, mở ra cơ hội cho Hà Nội tiếp tục theo đuổi các nỗ lực tương tự với Philippines và Malaysia, qua đó thúc đẩy một tiến trình đàm phán COC có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á.

Hơn nữa, đối phó với hành vi bá quyền của Trung Quốc đòi hỏi nỗ lực chung của các nước. Việt Nam nên tích cực kêu gọi các cường quốc, như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Anh, Pháp, Đức, can dự tích cực vào Biển Đông. Sự tham dự của các cường quốc là cần thiết, bởi lẽ, bất ổn kéo dài trên Biển Đông không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia ven biển mà còn đe dọa lợi ích và an ninh của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Bằng cách này, Việt Nam có thể cùng các nước san sẻ trách nhiệm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông, trong lúc chờ đợi giải pháp thỏa đáng cho các tranh chấp lãnh thổ.

Khi chưa thể có một COC đủ chặt chẽ và mang tính ràng buộc, an ninh Biển Đông và lợi ích của các quốc gia trong khu vực sẽ tiếp tục bị phủ bóng bởi tham vọng “độc chiếm” vùng biển này của Trung Quốc. Các hành động hung hăng gần đây của Bắc Kinh càng góp phần chứng tỏ tính đúng đắn trong quyết tâm đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải mà Việt Nam và các thành viên ASEAN đang cùng theo đuổi.

Trung Quốc bá quyền ở Biển Đông

Những ngày qua, tình hình an ninh Biển Đông diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của các tàu nghiên cứu, tàu hải cảnh, tàu dân binh và nhiều tàu mang cờ Trung Quốc trên vùng biển của các quốc gia trong khu vực.

Trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam, từ trung tuần tháng 5, tàu nghiên cứu Hướng Dương Hồng 10 (Xiang Yang Hong 10 - XYH-10) cùng lực lượng hộ tống đã tiến vào Lô 4-03 tại bể Nam Côn Sơn, đồng thời cònáp sát hai Lô 5-01B và 5-01C, nơi có mỏ khí quan trọng Sao Vàng - Đại Nguyệt (thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngày 14/5, tín hiệu hàng hải cho thấy khoảng cách từ đội tàu Trung Quốc đến Thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) chỉ hơn 80 hải lý. Cuối ngày 5/6, sau gần một tháng hoạt động, tàu XYH-10 và các tàu đi cùng đã bắt đầu rời khỏi vùng biển của Việt Nam, hướng về phía đảo Hải Nam (Trung Quốc).

Việc Bắc Kinh cho tàu xâm phạm EEZ của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982 mà Trung Quốc là một bên tham gia, đồng thời đe dọa hoà bình, ổn định và an ninh ở khu vực.

Trái ngược với hành động khó đoán trên biển, tuyên bố của Trung Quốc về hải trình của tàu XYH-10 không khiến các chuyên gia bất ngờ. Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, lực lượng thực chấp pháp nước này hoạt động “bình thường” trên vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố có “đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý” về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Về bản chất, sự xuất hiện của tàu XYH-10, tương tự tàu Hải Dương Địa Chất 8 (Haiyang Dizhi 8) vào năm 2019 hay Hải dương Địa chất 4 (Haiyang Dizhi 4) vào cuối tháng 3 năm nay, là thông điệp rõ ràng về cái gọi là “chủ quyền không thể tranh cãi” (indisputable sovereignty) của Bắc Kinh đối với các đảo trên Biển Đông và vùng nước xung quanh, như đã đề cập trong Công hàm nước này gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc vào ngày 7/5/2009.

Trong hoạt động lần này, Trung Quốc còn cho tàu xâm nhập EEZ của Philippines và Indonesia. Động thái trên diễn ra cùng thời điểm Trung Quốc lắp đặt ít nhất ba phao đèn ở quần đảo Trường Sa, mà theo Bộ Giao thông Vận tải Trung Quốc, là nhằm “đảm bảo an toàn cho các hoạt động hàng hải”. Hoạt động lắp đặt phao đèn báo hiệu diễn ra chưa đầy hai tháng sau khi Bắc Kinh công bố 33 địa điểm mà nước này dự kiến tổ chức khảo sát thường xuyêntrên biển, trải dài từ vùng biển Tây Thái Bình Dương, qua eo biển Đài Loan, Biển Đông đến một phần của Ấn Độ Dương.

Việc Trung Quốc cho tàu đi vào EEZ của các quốc gia trong khu vực là không mới. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Bắc Kinh cùng lúc triển khai số lượng lớn tàu nghiên cứu ở Biển Đông và vùng biển Nam Thái Bình Dương. Với hoạt động lần này, Trung Quốc muốn tăng cường thế trận “vây lấn” trên biển, với sự hiệp đồng của các lực lượng dân binh, hải cảnh và hải quân. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng muốn phân tán sự chú ý của dư luận quốc tế khi nước này tiếp tục hoàn thiện nghiên cứu địa chất và sinh thái nhằm chuẩn bị cho các phiên toà giải quyết tranh chấp chủ quyền trong tương lai.

Trong những năm qua, các vi phạm của Trung Quốc mang tính hệ thống và ngày càng nghiêm trọng. Từ tháng 5/2011 đến tháng 11/2012, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của Việt Nam hai lần bị tàu Trung Quốc cắt cáp khi đang hoạt động trong EEZ của Việt Nam. Năm 2014, Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 (Hai Yang Shi You 981) trong EEZ và thềm lục địa của Việt Nam, gây ra khủng hoảng an ninh nghiêm trọng ở khu vực và khiến quan hệ Việt - Trung tổn hại sâu sắc.

Tháng 1/2021, Trung Quốc thông qua Luật Hải cảnh gây tranh cãi khi luật cho phép lực lượng hải cảnh nước này tiến hành “mọi biện pháp cần thiết” (all necessary means), trong đó có sử dụng vũ lực, khi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên biển của Trung Quốc bị đe dọa. Hai tháng sau, Trung Quốc lại làm dậy sóng Biển Đông khi đưa trái phép hơn 200 tàu vào khu vực đá Ba Đầu (Whitsun Reef) thuộc quần đảo Trường Sa. Các tàu này nhiều khả năng thuộc lực lượng dân quân biển (maritime militia), với nhiệm vụ chủ yếu là quấy rối tàu thuyềncủa quốc gia khác nhằm chuẩn bị cho việc chiếm đóng khu vực đá Ba Đầu về lâu dài. Bằng cách này, Bắc Kinh tiến thêm một bước trong nỗ lực đạt được các mục tiêu địa chính trị, đồng thời vẫn đảm bảo kiểm soát căng thẳngtrên Biển Đông thông qua chiến thuật “vùng xám”. Chiến thuật này bao gồm các hoạt động cưỡng ép về chính trị, kinh tế, quân sự và thông tin, giúp Trung Quốc từng bước đạt được các mục tiêu của mình nhưng không để xảy ra xung đột vũ trang với quốc gia khác.

Trung Quốc còn nhiều lần cản trở hoạt động khai thác dầu khí ở thềm lục địa của Việt Nam, gián tiếp hoặc trực tiếp buộc các tập đoàn năng lượng nước ngoài rút khỏi một số thoả thuận hợp tác với Hà Nội. Các hoạt động này gây thiệt hại to lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành công nghiệp hóa dầu của Việt Nam. Thông qua gây sức ép qua các kênh ngoại giao và cản trở hoạt động ngoài thực địa, Trung Quốc muốn ngăn chặn sự can dự của các cường quốc trong khi từng bước khai thác các lợi ích kinh tế to lớn ở Biển Đông.

Phản ứng của Hà Nội?

Dù thận trọng trong các tuyên bố chính thức, Việt Nam có hành động gần như ngay lập tức ngoài thực địa. Trước thời điểm Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tố cáo tàu Trung Quốc xâm phạm EEZ của Việt Nam vào ngày 25/5, Hà Nội đã cử hai tàu Kiểm ngư (ngày 10/5) và một tàu Cảnh sát biển (ngày 17/5) ra hiện trường để giám sát các tàu Trung Quốc. Như bà Phạm Thu Hằng xác nhận, Việt Nam “đã và đang triển khai các biện pháp phù hợp […] để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng” của mình trên biển.

Chủ trương của Việt Nam có thể nhằm tránh gây thêm căng thẳng và cho phép Hà Nội có thời gian để đánh giá tình hình. Đến trước buổi họp báo ngày 18/5, hơn một tuần kể từ khi có thông tin về vụ việc, hoạt động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam và các cuộc chạm trán của lực lượng hai bên hầu như không xuất hiện trên báo chí chính thống trong nước, dù trở thành tâm điểm chú ý của một số hãng thông tấn khu vựcquốc tế.

Cũng trong buổi họp báo hôm 18/5, phía Việt Nam không nêu đích danh Trung Quốc khi đề cập về “các vụ xâm phạm vùng biển” và cũng không chỉ trích Bắc Kinh khi cả hai tham gia thảo luận tại Hội nghị Quan chức Cao cấp (Senior Officials Meeting - SOM) ASEAN - Trung Quốc lần thứ 20 (17/5). Trong phiên họp, thay vì lên án các vi phạm của Trung Quốc, nhất là việc không tuân thủ Tuyên bố ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC), Đại sứ Vũ Hồ, Quyền trưởng SOM ASEAN Việt Nam, kêu gọi các quốc gia “nói đi đôi với làm”. Phát ngôn của đại diện Việt Nam rõ ràng là đề cập đến các hành vi đơn phương thách thức luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.

Sự dè dặt của Việt Nam trên truyền thông có thể là một con dao hai lưỡi. Bởi lẽ, Hà Nội càng kiềm chế, Bắc Kinh càng “lấn tới” thông qua tạo dựng “sự đã rồi” (fait accompli) trong các tranh chấp hòng từng bước kiểm soát Biển Đông. Dù Việt Nam thường xuyên yêu cầu Trung Quốc tôn trọng và thực hiện nghiêm túc DOC, nhưng kể từ khi Tuyên bố này có hiệu lực (năm 2002), Trung Quốc chưa bao giờ là một phần trong các nỗ lực tập thể nhằm điều chỉnh các hành vi ở Biển Đông. Hơn một thập kỷ qua, hành vi áp đặt ý chí và sức mạnh của Trung Quốc là nguyên nhân chủ yếu thổi bùng các căng thẳng.

COC tiếp tục bế tắc?

Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (Code of Conduct - COC) dường như là “cách duy nhất” để buộc Bắc Kinh hành xử dựa trên luật lệ và giúp đảm bảo lợi ích của các bên liên quan. Tuy nhiên, với tình hình hiện tại, chặng đường để Trung Quốc và ASEAN đạt được một COC “hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế” nhằm thay thế cho DOC sẽ còn lắm chông gai. Bởi lẽ, dù cả Trung Quốc và ASEAN đều muốn sớm hoàn tất đàm phán, hành động của Bắc Kinh không chỉ trái ngược với quyết tâm duy trì “hòa bình, ổn định, hợp tác, an ninh và an toàn trong khu vực” của ASEAN, mà còn dấy lên hoài nghi về thiện chí của Trung Quốc đối với nỗ lực đàm phán đa phương.

Thực tế cho thấy, không dễ giải quyết các bất đồng xung quanh đàm phán COC, nhất là liên quan đến việc áp dụng UNCLOS 1982 làm cơ sở pháp lý để duy trì an ninh ở Biển Đông. Đồng thời, lập trường khác biệt giữa Trung Quốc và ASEAN cũng khiến tình hình phức tạp hơn, chưa kể một số điểm chưa thống nhất trong nội bộ các nước ASEAN. Trái ngược với các quốc gia trong khu vực, Trung Quốc mong muốn COC ít mang tính ràng buộc pháp lý, và không muốn có sự can dự của các cường quốc bên ngoài vào tiến trình đàm phán thoả thuận.

Tuy nhiên, sẽ còn khó khăn hơn cho Hà Nội và các quốc gia trong khu vực khi phải đối mặt với bất trắc và rủi ro từ các hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông. Với những chỉ dấu gần đây, khả năng đàm phán COC càng kéo dài trong khi Bắc Kinh tiếp tục leo thang căng thẳng ở Biển Đông càng rõ ràng hơn.

Việt Nam nên làm gì?

Việt Nam cần chuẩn bị các biện pháp để ứng phó hiệu quả hơn với Trung Quốc, ít nhất là để hạn chế những hành vi bá quyền của Trung Quốc trong EEZ của quốc gia mình. Những hoạt động phối hợp và hợp tác chặt chẽ hơn với quốc gia trong khu vực là cần thiết.

Tháng 12/2022, Việt Nam và Indonesia thông báo hoàn tất 12 năm đàm phán phân định vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn tại các vùng biển xung quanh quần đảo Natuna. Thoả thuận này được dựa trên nền tảng của luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982, mở ra cơ hội cho Hà Nội tiếp tục theo đuổi các nỗ lực tương tự với Philippines và Malaysia, qua đó thúc đẩy một tiến trình đàm phán COC có lợi cho các quốc gia Đông Nam Á.

Hơn nữa, đối phó với hành vi bá quyền của Trung Quốc đòi hỏi nỗ lực chung của các nước. Việt Nam nên tích cực kêu gọi các cường quốc, như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Anh, Pháp, Đức, can dự tích cực vào Biển Đông. Sự tham dự của các cường quốc là cần thiết, bởi lẽ, bất ổn kéo dài trên Biển Đông không chỉ ảnh hưởng đến các quốc gia ven biển mà còn đe dọa lợi ích và an ninh của các quốc gia trong và ngoài khu vực. Bằng cách này, Việt Nam có thể cùng các nước san sẻ trách nhiệm duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông, trong lúc chờ đợi giải pháp thỏa đáng cho các tranh chấp lãnh thổ.

Khi chưa thể có một COC đủ chặt chẽ và mang tính ràng buộc, an ninh Biển Đông và lợi ích của các quốc gia trong khu vực sẽ tiếp tục bị phủ bóng bởi tham vọng “độc chiếm” vùng biển này của Trung Quốc. Các hành động hung hăng gần đây của Bắc Kinh càng góp phần chứng tỏ tính đúng đắn trong quyết tâm đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải mà Việt Nam và các thành viên ASEAN đang cùng theo đuổi.

Từ khoá: Biển Đông Trung Quốc Việt Nam chiến thuật “vùng xám” công nghiệp dầu khí năng lượng COC DOC ASEAN tranh chấp chủ quyền

BÀI LIÊN QUAN