Nền dân chủ ở Indonesia sẽ ra sao dưới thời Prabowo Subianto?

Prabowo Subianto – người từng khiến người dân khiếp sợ vì quá khứ “đẫm máu”, sắp trở thành tổng thống tiếp theo của nền dân chủ đang trên đà suy thoái ở Indonesia.

Nguyễn Thục Anh 28/02/2024
Image
Ảnh chân dung Prabowo Subianto - (C): Yasusyoshi Chiba/AFP/Getty Images/Bloomberg

Ngày 14/2 vừa qua, sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ ngoài phòng bỏ phiếu bầu cử tổng thống Indonesia được công bố, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto – một trong ba ứng viên ra tranh cử, đã tuyên bố giành chiến thắng với khoảng 58% số phiếu ủng hộ, cao gấp đôi so với tỷ lệ phiếu bầu của hai đối thủ còn lại. Kết quả chính thức của cuộc tổng tuyển cử tại Indonesia sẽ được Ủy ban Bầu cử Quốc gia Indonesia công bố vào ngày 20/3.

Prabowo Subianto là ai?

Đã từng hai lần tranh cử Tổng thống vào năm 2014 và 2019, song đều thất bại trước Tổng thống Joko Widodo (Jokowi), trong lần tranh cử này, khi ông Jokowi đã đạt giới hạn nhiệm kỳ theo quy định của hiến pháp Indonesia (cấm tổng thống đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba), ông Prabowo Subianto trở thành ứng cử viên “nặng ký” nhất trong ba ứng cử viên khi vừa được hậu thuẫn bởi tổng thống đương nhiệm, vừa giàu kinh nghiệm về chính sách quốc phòng và đối ngoại. Ông đã bắt đầu hoạt động trong quân đội từ những năm 70 của thế kỷ trước, dưới chế độ độc tài Suharto (1967 – 1998) và từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong 5 năm qua (2019 - 2024).

Không giống như các cuộc bầu cử trước, ứng cử viên Prabowo Subianto không “phô trương” các thành tích quân sự của mình, thay vào đó thể hiện một hình ảnh nhẹ nhàng hơn, gây được tiếng vang với đông đảo thanh niên Indonesia. Các video ghi lại hình ảnh ông nhảy múa tại các sự kiện vận động tranh cử đã được lan truyền trên mạng xã hội Tiktok nhằm thu hút các cử tri trẻ tuổi của Indonesia, đặc biệt là những người dưới 40 tuổi, chiếm khoảng 52% trong tổng số hơn 204 triệu cử tri đủ điều kiện bầu cử ở Indonesia. Bên cạnh đó, Probowo còn chia sẻ tình yêu dành cho khiêu vũ và mèo, vốn được “khuếch đại” trên tài khoản Instagram của ông, với khoảng 11 triệu người theo dõi.

Tuy nhiên, người dân Indonesia đã chọn Prabowo Subianto làm tổng thống tiếp theo của họ mà “quên đi” những đau thương trong lịch sử, khi ông là một vị tướng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và tội ác chiến tranh. Tiểu sử đó cùng với tuyên bố của Prabowo về việc sẽ kế thừa chính sách của người tiền nhiệm gây ra lo ngại rằng nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của Indonesia có thể đẩy nhanh sự xói mòn dân chủ tại quốc gia này.

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto sinh năm 1951 trong một gia đình quyền lực bậc nhất ở Indonesia. Ông là người con thứ ba của nhà kinh tế học Sumitro Djojohadikusumo – một chính trị gia có tầm ảnh hưởng và là bộ trưởng dưới thời cả hai tổng thống Sukarno và ông Suharto. Prabowo cũng là con rể cũ của nhà độc tài Suharto (1965-1998), trước khi ly hôn vợ vào năm 1983.

Từ năm 1970 đến 1974, Prabowo theo học và tốt nghiệp Học viện Quân sự Indonesia. Đến năm 1976, ông gia nhập Lực lượng đặc biệt của Quân đội Quốc gia Indonesia (thường gọi là Kopassus) và trở thành chỉ huy của một nhóm hoạt động ở khu vực ngày nay là Timor-Leste trong gần ba thập kỷ. Vào năm 1998, chính quyền Suharto bị lật đổ, Prabowo cũng bị trục xuất khỏi quân đội vì dính líu đến một loạt vi phạm nhân quyền ở Timor-Leste. Trong suốt thời gian hoạt động trong Lực lượng Kopassus, ông đã bị cáo buộc liên quan đến ít nhất ba vụ đàn áp và thảm sát.

Ủy ban Sự thật và Hòa giải (Truth and Reconciliation Commission - TRC) - được Liên Hợp Quốc thành lập vào năm 2001 trước khi Timor-Leste giành được độc lập - đã ghi lại rằng vào ngày 16/9/1983, gần làng Karaubalo, thuộc cấp của Prabowo đã hành quyết một nhóm chiến binh du kích và gia đình của họ, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Mặc dù số liệu về số nạn nhân vẫn còn gây tranh cãi, TRC dựa trên hồi ức của những người sống sót - đã tuyên bố rằng 55 người, bao gồm cả trẻ em, đã thiệt mạng vào ngày hôm đó.

Năm 1991, Prabowo tiếp tục được cho là có liên quan đến vụ thảm sát Santa Cruz, khi quân đội Indonesia nổ súng vào những người biểu tình không vũ trang ủng hộ nền độc lập. Hơn 200 người đã chết và hơn 400 người bị thương. Trong sự kiện đó, 22 nhà hoạt động đã bị bắt cóc và 13 người vẫn còn mất tích đến ngày nay.

Đến tháng 5/1998, khi các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc nổ ra trên khắp Indonesia, Lực lượng Kopassus, dưới sự chỉ huy của Prabowo, đã đàn áp một cuộc biểu tình tại Đại học Trisakti ở Jakarta và thực hiện một chiến dịch khủng bố bao gồm hàng trăm vụ giết người, đánh đập và hãm hiếp hàng loạt phụ nữ gốc Hoa. Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi, góp phần đưa đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Suharto, dẫn đến việc Prabowo bị giải ngũ khỏi quân đội và bị cấm nhập cảnh vào Mỹ cho đến năm 2020, sau khi ông được Tổng thống Jokowi bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Mặc dù vậy, Prabowo luôn phủ nhận hành vi sai trái và chưa bao giờ bị buộc tội liên quan đến các cáo buộc vi phạm nhân quyền. Chỉ có một lần vào năm 2014, ông thừa nhận với hãng tin Al Jazeera về việc đã giúp bắt cóc các nhà hoạt động trong thời kỳ Suharto, nhưng đồng thời cũng biện minh rằng hành động của ông là tuân theo mệnh lệnh và các vụ bắt cóc là hợp pháp.

Với lịch sử bạo lực của Prabowo, có những lo ngại rằng tình trạng thụt lùi dân chủ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn dưới nhiệm kỳ lãnh đạo của ông.

Người kế thừa Jokowi và khuếch đại sự suy thoái dân chủ

Indonesia là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới, chỉ mới ra đời hơn hai thập kỷ kể từ khi cựu độc tài Suharto bị lật đổ. Từ quan điểm của phương Tây, Indonesia được xem như một ví dụ đáng khích lệ về quá trình chuyển đổi dân chủ trong một khu vực mà các thể chế dân chủ đôi khi phải vật lộn để tồn tại. Mặc dù vậy, nền dân chủ ở Indonesia bắt đầu có sự thụt lùi trong thập kỷ qua dưới thời Jokowi. Giới quan sát nhận thấy rằng nhiệm kỳ lãnh đạo của Jokowi có nhiều điểm tương đồng với thời kỳ lãnh đạo của nhà độc tài Suharto, khi cả hai đều đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu thông qua hợp tác chặt chẽ với một cường quốc bên ngoài và sẵn sàng bỏ qua các quyền tự do cơ bản của người dân để đổi lấy sự phát triển kinh tế. Đối với thời Suharto, đó là hợp tác dầu khí chặt chẽ với Mỹ và phương Tây. Đối với thời Jokowi, đó là các hoạt động hợp tác khai thác và chế biến Nickel gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng với Trung Quốc.

Không những thế, Jokowi còn bị cho là đã phớt lờ tình trạng tham nhũng của đất nước và thao túng kết quả bầu cử để duy trì quyền lực trong nhiệm kỳ thứ hai cũng như hậu thuẫn cho chiến thắng của Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo. Năm 2014, khi ông Jokowi vừa đắc cử, Indonesia được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) xếp hạng 107/175 quốc gia về mức độ minh bạch, nhưng đến nay, nước này đã tụt xuống hạng 115/180. Trước ngày bầu cử vào ngày 14/2 không lâu, một bộ phim tài liệu có tên “Dirty Votes” đã được lan truyền rộng rãi ở Indonesia, với nội dung thể hiện rằng Jokowi đang cố gắng xoay chuyển cuộc bầu cử tổng thống theo hướng có lợi cho Prabowo.

Có lẽ không hề ngẫu nhiên mà cùng một vụ việc đã lặp lại hai lần trong hai cuộc bầu cử tổng thống gần nhất ở Indonesia. Năm 2019, đằng sau chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai của Jokowi là hơn 500 nhân viên kiểm phiếu đã chết vì các bệnh liên quan đến làm việc quá sức. Trong lần bầu cử này, tính đến nay, đã có hơn 100 nhân viên kiểm phiếu chết vì kiệt sức để đổi lấy kết quả sơ bộ cho chiến thắng của Prabowo. Các sự cố trên không khỏi tạo nên nghi vấn về việc có thế lực cố ý gây ra nhằm tác động đến kết quả bầu cử, bởi hiện tượng có nhân viên chết trong quá trình kiểm phiếu chỉ mới được ghi nhận từ cuộc bầu cử năm 2019 đến nay – tức là từ lúc Jokowi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai và đợt bầu cử lần này. Do đó, mặc dù kiểm phiếu thủ công ở Indonesia là một quá trình nặng nhọc, thực tế trên vẫn không đủ thuyết phục để trở thành lý do cho số lượng người đã chết.

Mặc dù bầu cử ở Indonesia là một cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình nhưng nó đã tạo nên nhiều thách thức cho các lý tưởng chính trị dân chủ, nhất là khi “chiến thắng” của ông Prabowo trở thành sự tiếp nối quyền lực của Tổng thống Indonesia đương nhiệm. Jokowi đã ủng hộ Prabowo bằng cách thay đổi quy định giới hạn độ tuổi tranh cử trong hiến pháp để con trai cả của ông, Gibran Rakabuming Raka, được tham gia tranh cử với Prabowo ở vị trí phó tổng thống, và qua đó có thể là sự chuẩn bị cho việc con trai ông Jokowi tham gia tranh cử tổng thống trong tương lai. Một liên minh ngầm giữa Prabowo và Jokowi có thể “bóp nghẹt cạnh tranh chính trị” và qua đó thao túng nền chính trị Indonesia. Cũng có ý kiến cho rằng liên minh chính trị Jokowi – Prabowo không chỉ phản ánh việc các liên minh cầm quyền ở Indonesia đã phát triển rộng khắp và bao trùm mà còn là bằng chứng cho thấy Jokowi sẵn sàng đón nhận các yếu tố phi tự do khi chúng mang lại lợi ích chính trị cho chính ông. Nói cách khác, những bước thụt lùi dân chủ ở thời Jokowi, như trấn áp các phong trào chính trị đối lập và kiểm soát truyền thông, có thể sẽ được tiếp tục dưới thời Prabowo. Do đó, những chính sách của Prabowo sau khi nhậm chức cần được xem xét và theo dõi chặt chẽ hơn, nhất là khi ông cho biết sẽ trở thành “người kế thừa” di sản của Jokowi.

Chiến thắng của Prabowo không chỉ gây lo ngại cho người dân Indonesia, hay đúng hơn là nền dân chủ của quốc gia này, mà còn có nguy cơ làm trầm trọng thêm xu hướng phi dân chủ hoá ở Đông Nam Á. Tình trạng dân chủ vốn đã bấp bênh ở khu vực này đã bắt đầu xuống dốc rõ nét từ năm 2021, sau cuộc đảo chính của quân đội Myanmar nhằm lật đổ chính quyền được bầu cử dân chủ và mở ra thời kỳ bạo loạn chưa có hồi kết ở quốc gia này. Một năm sau, Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. – con trai của nhà độc tài quá cố cùng tên, trở thành tổng thống đương nhiệm ở Philippines và tiếp tục các chính sách chống ma túy vi phạm nhân quyền của người tiền nhiệm Rodrigo Duterte. Chưa dừng lại ở đó, dù tồn tại dưới hình thức đa nguyên chính trị, đất nước Campuchia vào năm ngoái cũng đã chứng kiến sự kế tục quyền lực của “triều đại” họ Hun với việc ông Hun Sen chuyển giao lại vị trí thủ tướng cho con trai cả Hun Manet sau 38 cầm quyền.

Một tuần trước sự kiện bầu cử vừa qua ở Indonesia, các cuộc biểu tình của sinh viên đã bùng phát rộng khắp ở Jakarta nhằm kêu gọi sự cần thiết phải có các cuộc bầu cử công bằng, minh bạch, và yêu cầu ông Jokowi giữ thái độ trung lập trong lần bầu cử này. Trong trường hợp các nhóm này không hài lòng với kết quả chính thức sắp tới, các cuộc biểu tình có khả năng trở thành phong trào biểu tình sinh viên lớn nhất ở Indonesia kể từ năm 1998. Vì vậy, chính phủ mới ở Jakarta sẽ cần phải có những quyết sách phù hợp để xoa dịu làn sóng phản đối và gầy dựng niềm tin trong người dân, đặc biệt là đối với các nhóm hoạt động nhân quyền tại nước này.

Tựu trung, không gian cho sự phát triển của các thể chế dân chủ ở Indonesia nói riêng và ở khu vực Đông Nam Á nói chung sẽ còn khá xa vời, dù trên bề mặt – các cuộc bầu cử trong khu vực vẫn được dán nhãn là “dân chủ”. Các yếu tố lịch sử, văn hoá chính trị, và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á dường như đã gây ra những thách thức to lớn cho quá trình chuyển đổi dân chủ ở nơi đây. Các nghiên cứu cho thấy phần đông cử tri thường dễ dàng thoả hiệp với một ứng cử viên tổng thống xây dựng hình ảnh gần gũi và có các tuyên bố chính sách nhắm đúng vào những mối quan tâm ngắn hạn của họ. Khi nào xu hướng dân chủ suy thoái (democratic backsliding) ở Đông Nam Á còn tiếp diễn, tiếng nói của các nhà hoạt động nhân quyền tại khu vực sẽ càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động đến quyết định của giới tinh hoa chính trị nhằm bảo vệ quyền tự do, dân chủ cho người dân.

Ngày 14/2 vừa qua, sau khi kết quả kiểm phiếu sơ bộ ngoài phòng bỏ phiếu bầu cử tổng thống Indonesia được công bố, đương kim Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo Subianto – một trong ba ứng viên ra tranh cử, đã tuyên bố giành chiến thắng với khoảng 58% số phiếu ủng hộ, cao gấp đôi so với tỷ lệ phiếu bầu của hai đối thủ còn lại. Kết quả chính thức của cuộc tổng tuyển cử tại Indonesia sẽ được Ủy ban Bầu cử Quốc gia Indonesia công bố vào ngày 20/3.

Prabowo Subianto là ai?

Đã từng hai lần tranh cử Tổng thống vào năm 2014 và 2019, song đều thất bại trước Tổng thống Joko Widodo (Jokowi), trong lần tranh cử này, khi ông Jokowi đã đạt giới hạn nhiệm kỳ theo quy định của hiến pháp Indonesia (cấm tổng thống đảm nhiệm nhiệm kỳ thứ ba), ông Prabowo Subianto trở thành ứng cử viên “nặng ký” nhất trong ba ứng cử viên khi vừa được hậu thuẫn bởi tổng thống đương nhiệm, vừa giàu kinh nghiệm về chính sách quốc phòng và đối ngoại. Ông đã bắt đầu hoạt động trong quân đội từ những năm 70 của thế kỷ trước, dưới chế độ độc tài Suharto (1967 – 1998) và từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng trong 5 năm qua (2019 - 2024).

Không giống như các cuộc bầu cử trước, ứng cử viên Prabowo Subianto không “phô trương” các thành tích quân sự của mình, thay vào đó thể hiện một hình ảnh nhẹ nhàng hơn, gây được tiếng vang với đông đảo thanh niên Indonesia. Các video ghi lại hình ảnh ông nhảy múa tại các sự kiện vận động tranh cử đã được lan truyền trên mạng xã hội Tiktok nhằm thu hút các cử tri trẻ tuổi của Indonesia, đặc biệt là những người dưới 40 tuổi, chiếm khoảng 52% trong tổng số hơn 204 triệu cử tri đủ điều kiện bầu cử ở Indonesia. Bên cạnh đó, Probowo còn chia sẻ tình yêu dành cho khiêu vũ và mèo, vốn được “khuếch đại” trên tài khoản Instagram của ông, với khoảng 11 triệu người theo dõi.

Tuy nhiên, người dân Indonesia đã chọn Prabowo Subianto làm tổng thống tiếp theo của họ mà “quên đi” những đau thương trong lịch sử, khi ông là một vị tướng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền và tội ác chiến tranh. Tiểu sử đó cùng với tuyên bố của Prabowo về việc sẽ kế thừa chính sách của người tiền nhiệm gây ra lo ngại rằng nhiệm kỳ tổng thống sắp tới của Indonesia có thể đẩy nhanh sự xói mòn dân chủ tại quốc gia này.

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto sinh năm 1951 trong một gia đình quyền lực bậc nhất ở Indonesia. Ông là người con thứ ba của nhà kinh tế học Sumitro Djojohadikusumo – một chính trị gia có tầm ảnh hưởng và là bộ trưởng dưới thời cả hai tổng thống Sukarno và ông Suharto. Prabowo cũng là con rể cũ của nhà độc tài Suharto (1965-1998), trước khi ly hôn vợ vào năm 1983.

Từ năm 1970 đến 1974, Prabowo theo học và tốt nghiệp Học viện Quân sự Indonesia. Đến năm 1976, ông gia nhập Lực lượng đặc biệt của Quân đội Quốc gia Indonesia (thường gọi là Kopassus) và trở thành chỉ huy của một nhóm hoạt động ở khu vực ngày nay là Timor-Leste trong gần ba thập kỷ. Vào năm 1998, chính quyền Suharto bị lật đổ, Prabowo cũng bị trục xuất khỏi quân đội vì dính líu đến một loạt vi phạm nhân quyền ở Timor-Leste. Trong suốt thời gian hoạt động trong Lực lượng Kopassus, ông đã bị cáo buộc liên quan đến ít nhất ba vụ đàn áp và thảm sát.

Ủy ban Sự thật và Hòa giải (Truth and Reconciliation Commission - TRC) - được Liên Hợp Quốc thành lập vào năm 2001 trước khi Timor-Leste giành được độc lập - đã ghi lại rằng vào ngày 16/9/1983, gần làng Karaubalo, thuộc cấp của Prabowo đã hành quyết một nhóm chiến binh du kích và gia đình của họ, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em. Mặc dù số liệu về số nạn nhân vẫn còn gây tranh cãi, TRC dựa trên hồi ức của những người sống sót - đã tuyên bố rằng 55 người, bao gồm cả trẻ em, đã thiệt mạng vào ngày hôm đó.

Năm 1991, Prabowo tiếp tục được cho là có liên quan đến vụ thảm sát Santa Cruz, khi quân đội Indonesia nổ súng vào những người biểu tình không vũ trang ủng hộ nền độc lập. Hơn 200 người đã chết và hơn 400 người bị thương. Trong sự kiện đó, 22 nhà hoạt động đã bị bắt cóc và 13 người vẫn còn mất tích đến ngày nay.

Đến tháng 5/1998, khi các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc nổ ra trên khắp Indonesia, Lực lượng Kopassus, dưới sự chỉ huy của Prabowo, đã đàn áp một cuộc biểu tình tại Đại học Trisakti ở Jakarta và thực hiện một chiến dịch khủng bố bao gồm hàng trăm vụ giết người, đánh đập và hãm hiếp hàng loạt phụ nữ gốc Hoa. Vụ việc đã gây ra sự phẫn nộ rộng rãi, góp phần đưa đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Suharto, dẫn đến việc Prabowo bị giải ngũ khỏi quân đội và bị cấm nhập cảnh vào Mỹ cho đến năm 2020, sau khi ông được Tổng thống Jokowi bổ nhiệm làm Bộ trưởng Quốc phòng.

Mặc dù vậy, Prabowo luôn phủ nhận hành vi sai trái và chưa bao giờ bị buộc tội liên quan đến các cáo buộc vi phạm nhân quyền. Chỉ có một lần vào năm 2014, ông thừa nhận với hãng tin Al Jazeera về việc đã giúp bắt cóc các nhà hoạt động trong thời kỳ Suharto, nhưng đồng thời cũng biện minh rằng hành động của ông là tuân theo mệnh lệnh và các vụ bắt cóc là hợp pháp.

Với lịch sử bạo lực của Prabowo, có những lo ngại rằng tình trạng thụt lùi dân chủ sẽ chỉ trở nên tồi tệ hơn dưới nhiệm kỳ lãnh đạo của ông.

Người kế thừa Jokowi và khuếch đại sự suy thoái dân chủ

Indonesia là nền dân chủ lớn thứ ba thế giới, chỉ mới ra đời hơn hai thập kỷ kể từ khi cựu độc tài Suharto bị lật đổ. Từ quan điểm của phương Tây, Indonesia được xem như một ví dụ đáng khích lệ về quá trình chuyển đổi dân chủ trong một khu vực mà các thể chế dân chủ đôi khi phải vật lộn để tồn tại. Mặc dù vậy, nền dân chủ ở Indonesia bắt đầu có sự thụt lùi trong thập kỷ qua dưới thời Jokowi. Giới quan sát nhận thấy rằng nhiệm kỳ lãnh đạo của Jokowi có nhiều điểm tương đồng với thời kỳ lãnh đạo của nhà độc tài Suharto, khi cả hai đều đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu thông qua hợp tác chặt chẽ với một cường quốc bên ngoài và sẵn sàng bỏ qua các quyền tự do cơ bản của người dân để đổi lấy sự phát triển kinh tế. Đối với thời Suharto, đó là hợp tác dầu khí chặt chẽ với Mỹ và phương Tây. Đối với thời Jokowi, đó là các hoạt động hợp tác khai thác và chế biến Nickel gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng với Trung Quốc.

Không những thế, Jokowi còn bị cho là đã phớt lờ tình trạng tham nhũng của đất nước và thao túng kết quả bầu cử để duy trì quyền lực trong nhiệm kỳ thứ hai cũng như hậu thuẫn cho chiến thắng của Bộ trưởng Quốc phòng Prabowo. Năm 2014, khi ông Jokowi vừa đắc cử, Indonesia được Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International) xếp hạng 107/175 quốc gia về mức độ minh bạch, nhưng đến nay, nước này đã tụt xuống hạng 115/180. Trước ngày bầu cử vào ngày 14/2 không lâu, một bộ phim tài liệu có tên “Dirty Votes” đã được lan truyền rộng rãi ở Indonesia, với nội dung thể hiện rằng Jokowi đang cố gắng xoay chuyển cuộc bầu cử tổng thống theo hướng có lợi cho Prabowo.

Có lẽ không hề ngẫu nhiên mà cùng một vụ việc đã lặp lại hai lần trong hai cuộc bầu cử tổng thống gần nhất ở Indonesia. Năm 2019, đằng sau chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai của Jokowi là hơn 500 nhân viên kiểm phiếu đã chết vì các bệnh liên quan đến làm việc quá sức. Trong lần bầu cử này, tính đến nay, đã có hơn 100 nhân viên kiểm phiếu chết vì kiệt sức để đổi lấy kết quả sơ bộ cho chiến thắng của Prabowo. Các sự cố trên không khỏi tạo nên nghi vấn về việc có thế lực cố ý gây ra nhằm tác động đến kết quả bầu cử, bởi hiện tượng có nhân viên chết trong quá trình kiểm phiếu chỉ mới được ghi nhận từ cuộc bầu cử năm 2019 đến nay – tức là từ lúc Jokowi đắc cử nhiệm kỳ thứ hai và đợt bầu cử lần này. Do đó, mặc dù kiểm phiếu thủ công ở Indonesia là một quá trình nặng nhọc, thực tế trên vẫn không đủ thuyết phục để trở thành lý do cho số lượng người đã chết.

Mặc dù bầu cử ở Indonesia là một cuộc chuyển giao quyền lực trong hòa bình nhưng nó đã tạo nên nhiều thách thức cho các lý tưởng chính trị dân chủ, nhất là khi “chiến thắng” của ông Prabowo trở thành sự tiếp nối quyền lực của Tổng thống Indonesia đương nhiệm. Jokowi đã ủng hộ Prabowo bằng cách thay đổi quy định giới hạn độ tuổi tranh cử trong hiến pháp để con trai cả của ông, Gibran Rakabuming Raka, được tham gia tranh cử với Prabowo ở vị trí phó tổng thống, và qua đó có thể là sự chuẩn bị cho việc con trai ông Jokowi tham gia tranh cử tổng thống trong tương lai. Một liên minh ngầm giữa Prabowo và Jokowi có thể “bóp nghẹt cạnh tranh chính trị” và qua đó thao túng nền chính trị Indonesia. Cũng có ý kiến cho rằng liên minh chính trị Jokowi – Prabowo không chỉ phản ánh việc các liên minh cầm quyền ở Indonesia đã phát triển rộng khắp và bao trùm mà còn là bằng chứng cho thấy Jokowi sẵn sàng đón nhận các yếu tố phi tự do khi chúng mang lại lợi ích chính trị cho chính ông. Nói cách khác, những bước thụt lùi dân chủ ở thời Jokowi, như trấn áp các phong trào chính trị đối lập và kiểm soát truyền thông, có thể sẽ được tiếp tục dưới thời Prabowo. Do đó, những chính sách của Prabowo sau khi nhậm chức cần được xem xét và theo dõi chặt chẽ hơn, nhất là khi ông cho biết sẽ trở thành “người kế thừa” di sản của Jokowi.

Chiến thắng của Prabowo không chỉ gây lo ngại cho người dân Indonesia, hay đúng hơn là nền dân chủ của quốc gia này, mà còn có nguy cơ làm trầm trọng thêm xu hướng phi dân chủ hoá ở Đông Nam Á. Tình trạng dân chủ vốn đã bấp bênh ở khu vực này đã bắt đầu xuống dốc rõ nét từ năm 2021, sau cuộc đảo chính của quân đội Myanmar nhằm lật đổ chính quyền được bầu cử dân chủ và mở ra thời kỳ bạo loạn chưa có hồi kết ở quốc gia này. Một năm sau, Ferdinand “Bongbong” Marcos Jr. – con trai của nhà độc tài quá cố cùng tên, trở thành tổng thống đương nhiệm ở Philippines và tiếp tục các chính sách chống ma túy vi phạm nhân quyền của người tiền nhiệm Rodrigo Duterte. Chưa dừng lại ở đó, dù tồn tại dưới hình thức đa nguyên chính trị, đất nước Campuchia vào năm ngoái cũng đã chứng kiến sự kế tục quyền lực của “triều đại” họ Hun với việc ông Hun Sen chuyển giao lại vị trí thủ tướng cho con trai cả Hun Manet sau 38 cầm quyền.

Một tuần trước sự kiện bầu cử vừa qua ở Indonesia, các cuộc biểu tình của sinh viên đã bùng phát rộng khắp ở Jakarta nhằm kêu gọi sự cần thiết phải có các cuộc bầu cử công bằng, minh bạch, và yêu cầu ông Jokowi giữ thái độ trung lập trong lần bầu cử này. Trong trường hợp các nhóm này không hài lòng với kết quả chính thức sắp tới, các cuộc biểu tình có khả năng trở thành phong trào biểu tình sinh viên lớn nhất ở Indonesia kể từ năm 1998. Vì vậy, chính phủ mới ở Jakarta sẽ cần phải có những quyết sách phù hợp để xoa dịu làn sóng phản đối và gầy dựng niềm tin trong người dân, đặc biệt là đối với các nhóm hoạt động nhân quyền tại nước này.

Tựu trung, không gian cho sự phát triển của các thể chế dân chủ ở Indonesia nói riêng và ở khu vực Đông Nam Á nói chung sẽ còn khá xa vời, dù trên bề mặt – các cuộc bầu cử trong khu vực vẫn được dán nhãn là “dân chủ”. Các yếu tố lịch sử, văn hoá chính trị, và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Nam Á dường như đã gây ra những thách thức to lớn cho quá trình chuyển đổi dân chủ ở nơi đây. Các nghiên cứu cho thấy phần đông cử tri thường dễ dàng thoả hiệp với một ứng cử viên tổng thống xây dựng hình ảnh gần gũi và có các tuyên bố chính sách nhắm đúng vào những mối quan tâm ngắn hạn của họ. Khi nào xu hướng dân chủ suy thoái (democratic backsliding) ở Đông Nam Á còn tiếp diễn, tiếng nói của các nhà hoạt động nhân quyền tại khu vực sẽ càng có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động đến quyết định của giới tinh hoa chính trị nhằm bảo vệ quyền tự do, dân chủ cho người dân.

Từ khoá: dân chủ phi dân chủ nhân quyền bầu cử tổng thống Indonesia Đông Nam Á

BÀI LIÊN QUAN