Biển Đông   28/11/2023

"Phủ sóng truyền thông" về Biển Đông: Philippines kỳ vọng điều gì?

Chính quyền Ferdinand Marcos đang tận dụng truyền thông để ứng phó với các hành vi cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông, nhưng liệu công cụ này có thật sự hiệu quả và đáp ứng được kỳ vọng của Manila trong một “cuộc chiến” dài hơi với Bắc Kinh?

Image
Commodore Jay Tarriela, người phát ngôn của Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines tại Biển Tây Philippines, trả lời báo chí vào ngày 7/8/2023 về những sự cố gần đây ở Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc. - (C): Ezra Acayan/POOL/AFP

Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình Biển Đông liên tục căng thẳng với hàng loạt cuộc “đụng độ” giữa Philippines và Trung Quốc. Bên cạnh các quy trình ngoại giao, phía Philippines đồng thời công bố hình ảnh và video diễn biến của mỗi sự cố va chạm thông qua các hãng thông tấn trong nước và quốc tế. Tín hiệu mới là chỉ dấu cho sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông của chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.

Trong các nhiệm kỳ tổng thống trước, lập trường của Manila đối với vấn đề Biển Đông chủ yếu được thể hiện qua các biện pháp ngoại giao (phát ngôn ngoại giao, công hàm ngoại giao) và pháp lý (khiếu kiện lên Tòa Trọng tài thường trực PCA). Năm 2023, chính quyền ông Marcos Jr có sáng kiến kết hợp các biện pháp ngoại giao với công cụ truyền thông như một nỗ lực phản kháng trước các hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù Philippines không đặt tên cho chiến lược phủ sóng truyền thông trên Biển Đông trong các văn bản hay phát ngôn chính thức, giới quan sát gọi đây là “sáng kiến minh bạch” (transparency initiative) hoặc “chiến dịch bôi nhọ” (shame campaign).

Chiến lược truyền thông được thực hiện với vai trò mới của lực lượng tuần duyên Philippines, cụ thể là công bố hình ảnh, video và không ảnh về những hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông trên mạng xã hội. Bắt đầu từ năm 2023, các nhà báo và phóng viên (cả địa phương và quốc tế) từ các hãng thông tấn như Rappler, AI Jazeera, Associated Press,... được mời lên tàu tuần duyên Philippines trong các chuyến thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông và đã chứng kiến trực tiếp các sự cố diễn ra giữa lực lượng hai nước Trung Quốc và Philippines. Theo đó, một nhóm phóng viên của Kyodo News và 15 hãng thông tấn khác có mặt trên ba chiếc tàu tuần duyên Philippines đã trở thành nhân chứng trong sự kiện tàu Trung Quốc truy đuổi tàu Philippines vào ngày 10/11 vừa qua. Nhờ chiến lược truyền thông mới, các sự kiện trên Biển Đông được cập nhật và phủ sóng toàn cầu với thời gian ngắn.

Kỳ vọng của Philippines

Trong những năm gần đây, các chiến thuật “vùng xám” (‘gray zone’ tactics) của Trung Quốc trên Biển Đông đang trở nên quyết liệt và khó đoán. Tháng 1/2021, Bắc Kinh công bố Luật Hải cảnh mới, trong đó việc điều chỉnh chức năng và quyền hạn của lực lượng hải cảnh được xem là một hình thức đe dọa sử dụng vũ lực đối với các nước có tranh chấp biển với Trung Quốc. Trong năm 2022, theo dữ liệu từ hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Information System – AIS), lực lượng hải cảnhdân quân biển của Trung Quốc duy trì sự hiện diện mỗi ngày ở các thực thể quan trọng trên Biển Đông. Các chiến thuật “vùng xám” được tiến hành bởi lực lượng hải cảnh và dân quân biển, về danh nghĩa, nằm dưới ngưỡng của một cuộc chiến quân sự và vì thế thường không được chú ý. Tuy nhiên, chúng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại to lớn về vật chất và con người. Trên thực tế, vào tháng 2/2023, một tàu hải cảnh của Trung Quốc được cho là đã chiếu đèn laser “cấp độ quân sự” vào tàu BRP Malapascua của lực lượng tuần duyên Philippines, làm mất thị lực tạm thời cho các thủy thủ đoàn đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Nhận thức được mức độ nguy hiểm của chiến thuật “vùng xám” từ sau sự kiện tàu Malapascua, chính quyền Marcos đã thử nghiệm và biến “chính sách minh bạch” thành một hợp phần quan trọng trong chiến lược Biển Đông của Manila. Đây là một cách phản kháng tương đối an toàn, vì truyền thông có thể chuyển tải một thông điệp cứng rắn nhưng không biến căng thẳng leo thang thành vũ lực, gây rủi ro gia tăng xung đột.

Thông qua truyền thông, Philippines đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về chức năng thật sự của lực lượng hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc. Cụ thể, những hành động gây hấn trên biển của Bắc Kinh đối với Manila trong năm 2023 đều do các tàu hải cảnh thực hiện với sự hỗ trợ của tàu dân quân biển. Việc phủ sóng truyền thông về những sự kiện này giúp Philippines có cơ sở chỉ trích hải cảnh Trung Quốc vi phạm các quy định về ngăn ngừa va chạm trên biển, đi ngược lại với quy chuẩn quốc tế dành cho một lực lượng tuần duyên/hải cảnh là thi hành và củng cố luật pháp. Nếu không được phát hiện và đối mặt với chỉ trích, tiền lệ do hải cảnh Trung Quốc đặt ra sẽ tạo thành một trạng thái “bình thường mới”, gây bất lợi cho Philippines và các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.

Chiến lược truyền thông của Philippines cũng tác động đến uy tín quốc tế của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh quốc gia hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm giúp cường quốc này có tính chính danh để định hình hệ thống các quy chuẩn, diễn ngôn của nền chính trị quốc tế đương đại, nhất là phục vụ cho cuộc cạnh tranh với Mỹ về vai trò dẫn dắt thế giới. Tuy nhiên, Philippines đã công bố những bằng chứng chứng minh điều ngược lại. Nỗ lực xây dựng uy tín quốc tế của Trung Quốc khó có nhiều ý nghĩa khi mâu thuẫn giữa các tuyên bố “thiện chí” và hành động cưỡng ép của quốc gia này tại vùng biển tranh chấp được phát sóng trên toàn cầu, thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng “thâm hụt lòng tin” (trust deficit) trong quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước, nhất là các nước ASEAN.

Bằng cách lan toả những diễn biến ở Biển Đông, các hoạt động truyền thông của Philippines thu hút nhiều hơn sự chú ý và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Qua đó, các quốc gia có quan hệ gần gũi với Philippines như Nhật Bản và các thành viên Hiệp ước đối tác an ninh 3 bên Australia - Anh - Mỹ (AUKUS) không thể không lên tiếng hay hành động vì sẽ phải chịu sự tổn thất về uy tín và lòng tin trong quan hệ song phương nếu không có phản ứng cần thiết. Vì vậy, xu hướng đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế của Philippines dưới thời ông Ferdinand Marcos sẽ là “đòn bẩy” cho vị thế của nước này trong cuộc đối đầu với Trung Quốc khi giúp Manila có được sự ủng hộ từ các quốc gia có năng lực răn đe hơn.

Kể cả khi các nước khác không có phản ứng đáng kể, chiến lược truyền thông của Philippines vẫn có khả năng răn đe nhất định đối với Trung Quốc. Các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, có thể nhờ vào thông tin kịp thời của Philippines để dự đoán ý định và toan tính của Bắc Kinh. Khi đó, chiến thuật “vùng xám” sẽ mất đi tính nguy hiểm vốn được tạo nên từ sự mơ hồ của nó.

Chiến thuật “vùng xám” là công cụ nhằm tận dụng lợi thế tuyệt đối của Trung Quốc về sức mạnh và quy mô của lực lượng hải cảnh so với nước mục tiêu và ép buộc nước này phải tuân theo ý chí của Trung Quốc. Lợi thế tuyệt đối cũng là lý do mà Trung Quốc thường sử dụng chiến thuật “vùng xám” đa dạng và dày đặc hơn đối với các nước nhỏ như Philippines và Việt Nam, so với các nước có năng lực hơn như Nhật Bản và Ấn Độ. Do vậy, khi các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và Manila được nhiều quốc gia khác biết đến và theo dõi, “cuộc chiến” sẽ mất đi tính song phương, từ đó làm chuyển dịch “cán cân” lợi thế của Trung Quốc. Đây sẽ là một biến số buộc Trung Quốc phải cân nhắc về giá trị của chiến thuật “vùng xám”.

Đáng chú ý, chiến lược truyền thông của Philippines về Biển Đông không chỉ là một phản ứng trước tình hình bên ngoài mà còn là ứng xử của chính quyền Ferdinand Marcos trước sự chia rẽ bên trong đất nước. Theo Jonathan Malaya, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, Trung Quốc đã khởi động một cuộc “chiến tranh tâm lý” thông qua “thao túng” các quan hệ trong nội bộ Manila nhằm làm giảm tinh thần đoàn kết của người Philippines trong “cuộc chiến” ở Biển Đông.

Ở Philippines, thao túng thông tin để kích động dư luận rất phổ biến, và Trung Quốc thường được cho là đứng sau các vụ việc này. Chẳng hạn, vào ngày 2/7/2021, Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định đã nhận được thông tin từ một “tổ chức quốc tế uy tín hàng đầu” về sự chi phối của Trung Quốc đối với kết quả của cuộc bầu cử ở Philippines năm 2016. Gần đây nhất là bài viết của Rigoberto Tiglao trên tờ Manila Times khẳng định chính quyền Manila, vào năm 1999, đã đồng ý với lời đề nghị di dời chiếc tàu BRP Sierra Madre bị mắc cạn ở bãi Cỏ Mây của Bắc Kinh. Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines đã bác bỏ các khẳng định trên, đồng thời cảnh báo Trung Quốc dùng tin giả như một công cụ chính trị để kích động và khiến người dân Philippines nghi ngờ nhau.

Thậm chí, các thượng nghị sĩ ở Philippines cũng chưa đạt được một nhận thức chung về các cuộc đụng độ gần đây giữa lực lượng hải cảnh Trung Quốc và tuần duyên Philippines trên Biển Đông. Vào ngày 12/9, hai thượng nghị sĩ Robin Padilla và Ronald dela Rosa cho rằng các cuộc đụng độ diễn ra giữa hai lực lượng dân sự có chức năng hoạt động giống nhau. Họ đã bỏ qua những nỗ lực quân sự hóa hải cảnh của Bắc Kinh từ năm 2018; và cùng với Luật Hải cảnh mới được công bố vào năm 2021 nói trên, lực lượng hải cảnh Trung Quốc có thể là một mối đe dọa quân sự cho Philippines dù về danh nghĩa vẫn là một lực lượng dân sự.

Một đất nước Philippines chia rẽ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc. Vì vậy, để đối phó với tình hình bên ngoài, chính quyền Marcos cần giải quyết sự bất hòa bên trong đất nước. Chiến lược truyền thông mới có thể là một phương án hiệu quả để người dân Philippines nắm bắt tình hình nhanh chóng và đầy đủ nhất, qua đó biến Biển Đông trở thành một “câu chuyện” dành cho tất cả. Hơn nữa, các công cụ truyền thống của Philippines dùng để tiếp cận các vấn đề ở Biển Đông (đấu tranh ngoại giao và pháp lý) - tuy có hiệu quả trong việc giúp quốc gia này củng cố các tuyên bố chủ quyền - nhưng khó có thể được phổ cập cho phần lớn người dân. Song, với truyền thông, các vấn đề pháp lý được lược giản, trong khi hình ảnh và video dễ dàng thu hút sự quan tâm và kích thích cảm giác phẫn nộ cùng tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

Lợi thế của nước nhỏ trong xung đột Biển Đông?

Nhờ chiến lược phủ sóng truyền thông, Philippines đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ quốc tế. Sau vụ va chạm trên biển giữa tàu tuần duyên Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc vào ngày 22/10, Mỹ đã đưa ra thông cáo báo chí lên án các hành vi của Trung Quốc và khẳng định sự ủng hộ đối với Philippines, đặc biệt tái cam kết về Điều 4 trong Hiệp ước Phòng thủ chung giữa hai nước, tức các cam kết song phương sẽ được kích hoạt khi một trong hai bên bị tấn công trên Biển Đông, hoặc nếu các tàu tuần duyên bị tấn công. Đặc biệt, việc tuần duyên Philippines hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế vào tháng 11 là một biểu tượng cho quan hệ hợp tác ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản, và Philippines (Philippines sử dụng tàu tuần duyên do Nhật Bản tài trợ và được hộ tống bởi một máy bay của hải quân Mỹ). Australia – nước vừa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Philippines vào ngày 8/9, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ quyền của Manila khi hai nước tuyên bố sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh – quốc phòng với các cuộc tập trận và tuần tra chung trên Biển Đông.

Trong năm 2022, Bắc Kinh chỉ phản hồi đối với 101 trong tổng số 195 công hàm ngoại giao của Philippines phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngược lại, sau mỗi sự cố được phủ sóng truyền thông bởi Manila, Bắc Kinh đều lên tiếng giải thích và “đáp trả” bằng cách đưa ra một tường thuật trái ngược hoàn toàn. Chẳng hạn, sau khi Philippines công bố về vụ va chạm ngày 10/11, hải cảnh Trung Quốc cũng đăng tải một đoạn video để cáo buộc tàu Philippines “cơ động nguy hiểm” (dangerous maneuvers) và chạy cắt mũi tàu Trung Quốc. Phản ứng tức thời này chứng tỏ thiệt hại từ hiệu ứng truyền thông của Philippines đối với Trung Quốc là đáng kể.

Ngoài ra, sau khi Manila triển khai chiến lược truyền thông, hệ thống giám sát biển chỉ ra những thay đổi bất thường trong động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Vào tháng 3, bốn ngày trước khi tàu BRP Melchora Aquino của lực lượng tuần duyên Philippines đến đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trong khuôn khổ chuyến du lịch thám hiểm Great Kalayaan, phần lớn các tàu dân quân biển của Trung Quốc đã di tản khỏi vùng biển này. Nguyên nhân được cho là để né tránh tầm nhìn của hành khách trên tàu và các thiết bị quay chụp của họ.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines có tính bất đối xứng (asymmetric relationship), theo lý thuyết cùng tên của nhà nghiên cứu Brantly Womack, ít nhất là ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong quan hệ song phương, Trung Quốc không áp đảo hoàn toàn với Philippines – một quốc gia yếu hơn về tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Ngược lại, sự phản kháng quyết liệt của Philippines – thông qua các biện pháp ngoại giao, pháp lý kết hợp chiến lược truyền thông mới – có khả năng tạo thành đối trọng với chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Sức mạnh của truyền thông đã giúp một quốc gia tầm trung như Philippines giữ vai trò chủ động hơn trong một điểm nóng tại Đông Nam Á, phá vỡ cách nhìn phổ biến đã “đóng khung” Biển Đông trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đồng thời tạo ra những hệ quả trái với nguyện vọng ban đầu của Bắc Kinh, và ở một chừng mực nhất định, buộc nước này phải cân nhắc về “bài toán” chi phí và lợi ích trong chiến lược của mình ở Biển Đông.

Vượt trên tầm nhìn ngắn hạn

Tuy nhiên, chỉ riêng truyền thông khó có thể là một giải pháp dài hạn. Các chiến dịch truyền thông chỉ đem lại kết quả tạm thời chứ không đảm bảo được một “chiến thắng” toàn vẹn cho Philippines ở Biển Đông. Chẳng hạn, với sự kiện lực lượng tàu dân quân biển Trung Quốc di tản khỏi vùng nước gần đảo Thị Tứ được nhắc đến ở trên, thực chất các tàu này vẫn hoạt động trong vòng bán kính khoảng 30 km từ đảo – một khoảng cách đủ xa để tránh thiết bị ghi hình nhưng là quá gần cho việc trở lại trong thời gian ngắn. Tương tự, tình hình ở bãi Cỏ Mây tạm thời lắng xuống trong vài ngày sau lần gia tăng căng thẳng vào ngày 10/11, song ảnh chụp vệ tinh cho thấy có sự hiện diện liên tục của tàu Trung Quốc ở các khu vực lân cận và các khu vực hướng về Đá Vành Khăn. Hơn nữa, vào ngày 14/11, một tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiếp cận khu vực cách tàu BRP Sierra Madre trong phạm vi 1,5 hải lý. Truyền thông Philippines vẫn liên tục phủ sóng trên vùng biển Tây Philippines, nhưng Trung Quốc sẽ không từ bỏ ý định của mình.

Thiệt hại về uy tín và hình ảnh từ chiến lược truyền thông là không quá nghiêm trọng đối với Trung Quốc, và vì thế không thể ngăn nước này tiếp tục “ngựa quen đường cũ”. Bắc Kinh có thể sẵn sàng hy sinh uy tín quốc tế để đạt được các tuyên bố chủ quyền trên biển, đơn giản bởi vì chúng có tác động dài hạn hơn đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc. Hiện nay, tương lai an ninh ở bãi Cỏ Mây đang rất bấp bênh, vì nếu Philippines thất bại trong việc duy trì “tiền đồn” BRP Sierra Madre, có khả năng cao Trung Quốc sẽ tái diễn “kịch bản” chiếm đóng Đá Vành Khăn vào năm 1995 và bãi cạn Scarborough vào năm 2012 ở thực thể này, bất chấp chỉ trích từ truyền thông và cộng đồng quốc tế.

Hơn nữa, sự phản kháng quyết liệt của Philippines qua truyền thông còn có nguy cơ gây ra tác dụng ngược. Vào ngày 20/11, một bài viết trên tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times), trực thuộc Nhân Dân Nhật báo (People’s Daily) và chịu sự quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cáo buộc Philippines thực hiện “chiến dịch tuyên truyền” trái sự thật, phục vụ toan tính của phương Tây, “gây tổn hại hòa bình và ổn định trong khu vực”. Các cáo buộc như vậy có thể là “cái cớ” để Bắc Kinh gia tăng sức ép ở Biển Đông như một “hình phạt” cho Manila vì đã “thách thức giới hạn của Trung Quốc”. Nhà nghiên cứu Carl Thayer cũng cho rằng có khả năng Trung Quốc sẽ “điều động một số lượng tàu hải cảnh và dân quân biển thậm chí còn lớn hơn để cản trở các tàu tiếp vận của Philippines”.  

Vì vậy, dù có tiến bộ với chiến lược truyền thông mới và kế hoạch hiện đại hóa lực lượng tuần duyên, Philippines vẫn tiếp tục đối diện với nhiều thách thức. Do đó, Manila cần một chiến lược thực chất cho vấn đề Biển Đông với tầm nhìn xa, vượt lên trên tính biểu tượng của các giải pháp răn đe và thể hiện lập trường, đặc biệt là mang tính bao trùm lên “toàn thể đất nước, bộ máy chính quyền và lĩnh vực”, như nhận định của ông Chester Cabalza, Chủ tịch và người sáng lập Cơ quan Phát triển Quốc tế và Hợp tác An ninh (ISDC) trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter).

Theo đó, một chiến lược hiệu quả dành cho Philippines có lẽ sẽ bao gồm việc xây dựng một cơ sở pháp lý đủ sức chế tài và răn đe trên Biển Đông, thống nhất ý niệm về an ninh quốc gia để giảm thiểu bất hòa trong chính giới và người dân trong nước, bên cạnh nâng cao năng lực của lực lượng tuần duyên và hải quân của nước này. Sau cùng, Philippines cũng cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là một cuộc chiến tranh trên biển, bởi bài học “Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum) chưa bao giờ lỗi thời.

Từ đầu năm 2023 đến nay, tình hình Biển Đông liên tục căng thẳng với hàng loạt cuộc “đụng độ” giữa Philippines và Trung Quốc. Bên cạnh các quy trình ngoại giao, phía Philippines đồng thời công bố hình ảnh và video diễn biến của mỗi sự cố va chạm thông qua các hãng thông tấn trong nước và quốc tế. Tín hiệu mới là chỉ dấu cho sự thay đổi trong cách tiếp cận vấn đề Biển Đông của chính quyền Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.

Trong các nhiệm kỳ tổng thống trước, lập trường của Manila đối với vấn đề Biển Đông chủ yếu được thể hiện qua các biện pháp ngoại giao (phát ngôn ngoại giao, công hàm ngoại giao) và pháp lý (khiếu kiện lên Tòa Trọng tài thường trực PCA). Năm 2023, chính quyền ông Marcos Jr có sáng kiến kết hợp các biện pháp ngoại giao với công cụ truyền thông như một nỗ lực phản kháng trước các hành vi khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông. Mặc dù Philippines không đặt tên cho chiến lược phủ sóng truyền thông trên Biển Đông trong các văn bản hay phát ngôn chính thức, giới quan sát gọi đây là “sáng kiến minh bạch” (transparency initiative) hoặc “chiến dịch bôi nhọ” (shame campaign).

Chiến lược truyền thông được thực hiện với vai trò mới của lực lượng tuần duyên Philippines, cụ thể là công bố hình ảnh, video và không ảnh về những hành động gây hấn của Bắc Kinh ở Biển Đông trên mạng xã hội. Bắt đầu từ năm 2023, các nhà báo và phóng viên (cả địa phương và quốc tế) từ các hãng thông tấn như Rappler, AI Jazeera, Associated Press,... được mời lên tàu tuần duyên Philippines trong các chuyến thực hiện nhiệm vụ ở Biển Đông và đã chứng kiến trực tiếp các sự cố diễn ra giữa lực lượng hai nước Trung Quốc và Philippines. Theo đó, một nhóm phóng viên của Kyodo News và 15 hãng thông tấn khác có mặt trên ba chiếc tàu tuần duyên Philippines đã trở thành nhân chứng trong sự kiện tàu Trung Quốc truy đuổi tàu Philippines vào ngày 10/11 vừa qua. Nhờ chiến lược truyền thông mới, các sự kiện trên Biển Đông được cập nhật và phủ sóng toàn cầu với thời gian ngắn.

Kỳ vọng của Philippines

Trong những năm gần đây, các chiến thuật “vùng xám” (‘gray zone’ tactics) của Trung Quốc trên Biển Đông đang trở nên quyết liệt và khó đoán. Tháng 1/2021, Bắc Kinh công bố Luật Hải cảnh mới, trong đó việc điều chỉnh chức năng và quyền hạn của lực lượng hải cảnh được xem là một hình thức đe dọa sử dụng vũ lực đối với các nước có tranh chấp biển với Trung Quốc. Trong năm 2022, theo dữ liệu từ hệ thống nhận dạng tự động (Automatic Information System – AIS), lực lượng hải cảnhdân quân biển của Trung Quốc duy trì sự hiện diện mỗi ngày ở các thực thể quan trọng trên Biển Đông. Các chiến thuật “vùng xám” được tiến hành bởi lực lượng hải cảnh và dân quân biển, về danh nghĩa, nằm dưới ngưỡng của một cuộc chiến quân sự và vì thế thường không được chú ý. Tuy nhiên, chúng vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây thiệt hại to lớn về vật chất và con người. Trên thực tế, vào tháng 2/2023, một tàu hải cảnh của Trung Quốc được cho là đã chiếu đèn laser “cấp độ quân sự” vào tàu BRP Malapascua của lực lượng tuần duyên Philippines, làm mất thị lực tạm thời cho các thủy thủ đoàn đang làm nhiệm vụ tiếp tế ở bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Nhận thức được mức độ nguy hiểm của chiến thuật “vùng xám” từ sau sự kiện tàu Malapascua, chính quyền Marcos đã thử nghiệm và biến “chính sách minh bạch” thành một hợp phần quan trọng trong chiến lược Biển Đông của Manila. Đây là một cách phản kháng tương đối an toàn, vì truyền thông có thể chuyển tải một thông điệp cứng rắn nhưng không biến căng thẳng leo thang thành vũ lực, gây rủi ro gia tăng xung đột.

Thông qua truyền thông, Philippines đã cung cấp bằng chứng rõ ràng về chức năng thật sự của lực lượng hải cảnh và dân quân biển Trung Quốc. Cụ thể, những hành động gây hấn trên biển của Bắc Kinh đối với Manila trong năm 2023 đều do các tàu hải cảnh thực hiện với sự hỗ trợ của tàu dân quân biển. Việc phủ sóng truyền thông về những sự kiện này giúp Philippines có cơ sở chỉ trích hải cảnh Trung Quốc vi phạm các quy định về ngăn ngừa va chạm trên biển, đi ngược lại với quy chuẩn quốc tế dành cho một lực lượng tuần duyên/hải cảnh là thi hành và củng cố luật pháp. Nếu không được phát hiện và đối mặt với chỉ trích, tiền lệ do hải cảnh Trung Quốc đặt ra sẽ tạo thành một trạng thái “bình thường mới”, gây bất lợi cho Philippines và các nước khác có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Biển Đông.

Chiến lược truyền thông của Philippines cũng tác động đến uy tín quốc tế của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc quan tâm đến việc xây dựng hình ảnh quốc gia hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế nhằm giúp cường quốc này có tính chính danh để định hình hệ thống các quy chuẩn, diễn ngôn của nền chính trị quốc tế đương đại, nhất là phục vụ cho cuộc cạnh tranh với Mỹ về vai trò dẫn dắt thế giới. Tuy nhiên, Philippines đã công bố những bằng chứng chứng minh điều ngược lại. Nỗ lực xây dựng uy tín quốc tế của Trung Quốc khó có nhiều ý nghĩa khi mâu thuẫn giữa các tuyên bố “thiện chí” và hành động cưỡng ép của quốc gia này tại vùng biển tranh chấp được phát sóng trên toàn cầu, thậm chí làm trầm trọng thêm tình trạng “thâm hụt lòng tin” (trust deficit) trong quan hệ giữa Bắc Kinh với các nước, nhất là các nước ASEAN.

Bằng cách lan toả những diễn biến ở Biển Đông, các hoạt động truyền thông của Philippines thu hút nhiều hơn sự chú ý và ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Qua đó, các quốc gia có quan hệ gần gũi với Philippines như Nhật Bản và các thành viên Hiệp ước đối tác an ninh 3 bên Australia - Anh - Mỹ (AUKUS) không thể không lên tiếng hay hành động vì sẽ phải chịu sự tổn thất về uy tín và lòng tin trong quan hệ song phương nếu không có phản ứng cần thiết. Vì vậy, xu hướng đa dạng hóa các mối quan hệ quốc tế của Philippines dưới thời ông Ferdinand Marcos sẽ là “đòn bẩy” cho vị thế của nước này trong cuộc đối đầu với Trung Quốc khi giúp Manila có được sự ủng hộ từ các quốc gia có năng lực răn đe hơn.

Kể cả khi các nước khác không có phản ứng đáng kể, chiến lược truyền thông của Philippines vẫn có khả năng răn đe nhất định đối với Trung Quốc. Các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, có thể nhờ vào thông tin kịp thời của Philippines để dự đoán ý định và toan tính của Bắc Kinh. Khi đó, chiến thuật “vùng xám” sẽ mất đi tính nguy hiểm vốn được tạo nên từ sự mơ hồ của nó.

Chiến thuật “vùng xám” là công cụ nhằm tận dụng lợi thế tuyệt đối của Trung Quốc về sức mạnh và quy mô của lực lượng hải cảnh so với nước mục tiêu và ép buộc nước này phải tuân theo ý chí của Trung Quốc. Lợi thế tuyệt đối cũng là lý do mà Trung Quốc thường sử dụng chiến thuật “vùng xám” đa dạng và dày đặc hơn đối với các nước nhỏ như Philippines và Việt Nam, so với các nước có năng lực hơn như Nhật Bản và Ấn Độ. Do vậy, khi các cuộc đụng độ trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và Manila được nhiều quốc gia khác biết đến và theo dõi, “cuộc chiến” sẽ mất đi tính song phương, từ đó làm chuyển dịch “cán cân” lợi thế của Trung Quốc. Đây sẽ là một biến số buộc Trung Quốc phải cân nhắc về giá trị của chiến thuật “vùng xám”.

Đáng chú ý, chiến lược truyền thông của Philippines về Biển Đông không chỉ là một phản ứng trước tình hình bên ngoài mà còn là ứng xử của chính quyền Ferdinand Marcos trước sự chia rẽ bên trong đất nước. Theo Jonathan Malaya, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines, Trung Quốc đã khởi động một cuộc “chiến tranh tâm lý” thông qua “thao túng” các quan hệ trong nội bộ Manila nhằm làm giảm tinh thần đoàn kết của người Philippines trong “cuộc chiến” ở Biển Đông.

Ở Philippines, thao túng thông tin để kích động dư luận rất phổ biến, và Trung Quốc thường được cho là đứng sau các vụ việc này. Chẳng hạn, vào ngày 2/7/2021, Cựu Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario khẳng định đã nhận được thông tin từ một “tổ chức quốc tế uy tín hàng đầu” về sự chi phối của Trung Quốc đối với kết quả của cuộc bầu cử ở Philippines năm 2016. Gần đây nhất là bài viết của Rigoberto Tiglao trên tờ Manila Times khẳng định chính quyền Manila, vào năm 1999, đã đồng ý với lời đề nghị di dời chiếc tàu BRP Sierra Madre bị mắc cạn ở bãi Cỏ Mây của Bắc Kinh. Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines đã bác bỏ các khẳng định trên, đồng thời cảnh báo Trung Quốc dùng tin giả như một công cụ chính trị để kích động và khiến người dân Philippines nghi ngờ nhau.

Thậm chí, các thượng nghị sĩ ở Philippines cũng chưa đạt được một nhận thức chung về các cuộc đụng độ gần đây giữa lực lượng hải cảnh Trung Quốc và tuần duyên Philippines trên Biển Đông. Vào ngày 12/9, hai thượng nghị sĩ Robin Padilla và Ronald dela Rosa cho rằng các cuộc đụng độ diễn ra giữa hai lực lượng dân sự có chức năng hoạt động giống nhau. Họ đã bỏ qua những nỗ lực quân sự hóa hải cảnh của Bắc Kinh từ năm 2018; và cùng với Luật Hải cảnh mới được công bố vào năm 2021 nói trên, lực lượng hải cảnh Trung Quốc có thể là một mối đe dọa quân sự cho Philippines dù về danh nghĩa vẫn là một lực lượng dân sự.

Một đất nước Philippines chia rẽ sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Trung Quốc. Vì vậy, để đối phó với tình hình bên ngoài, chính quyền Marcos cần giải quyết sự bất hòa bên trong đất nước. Chiến lược truyền thông mới có thể là một phương án hiệu quả để người dân Philippines nắm bắt tình hình nhanh chóng và đầy đủ nhất, qua đó biến Biển Đông trở thành một “câu chuyện” dành cho tất cả. Hơn nữa, các công cụ truyền thống của Philippines dùng để tiếp cận các vấn đề ở Biển Đông (đấu tranh ngoại giao và pháp lý) - tuy có hiệu quả trong việc giúp quốc gia này củng cố các tuyên bố chủ quyền - nhưng khó có thể được phổ cập cho phần lớn người dân. Song, với truyền thông, các vấn đề pháp lý được lược giản, trong khi hình ảnh và video dễ dàng thu hút sự quan tâm và kích thích cảm giác phẫn nộ cùng tinh thần dân tộc chủ nghĩa.

Lợi thế của nước nhỏ trong xung đột Biển Đông?

Nhờ chiến lược phủ sóng truyền thông, Philippines đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ quốc tế. Sau vụ va chạm trên biển giữa tàu tuần duyên Philippines và tàu hải cảnh Trung Quốc vào ngày 22/10, Mỹ đã đưa ra thông cáo báo chí lên án các hành vi của Trung Quốc và khẳng định sự ủng hộ đối với Philippines, đặc biệt tái cam kết về Điều 4 trong Hiệp ước Phòng thủ chung giữa hai nước, tức các cam kết song phương sẽ được kích hoạt khi một trong hai bên bị tấn công trên Biển Đông, hoặc nếu các tàu tuần duyên bị tấn công. Đặc biệt, việc tuần duyên Philippines hoàn thành nhiệm vụ tiếp tế vào tháng 11 là một biểu tượng cho quan hệ hợp tác ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản, và Philippines (Philippines sử dụng tàu tuần duyên do Nhật Bản tài trợ và được hộ tống bởi một máy bay của hải quân Mỹ). Australia – nước vừa thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Philippines vào ngày 8/9, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với chủ quyền của Manila khi hai nước tuyên bố sẽ thúc đẩy hợp tác an ninh – quốc phòng với các cuộc tập trận và tuần tra chung trên Biển Đông.

Trong năm 2022, Bắc Kinh chỉ phản hồi đối với 101 trong tổng số 195 công hàm ngoại giao của Philippines phản đối các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Ngược lại, sau mỗi sự cố được phủ sóng truyền thông bởi Manila, Bắc Kinh đều lên tiếng giải thích và “đáp trả” bằng cách đưa ra một tường thuật trái ngược hoàn toàn. Chẳng hạn, sau khi Philippines công bố về vụ va chạm ngày 10/11, hải cảnh Trung Quốc cũng đăng tải một đoạn video để cáo buộc tàu Philippines “cơ động nguy hiểm” (dangerous maneuvers) và chạy cắt mũi tàu Trung Quốc. Phản ứng tức thời này chứng tỏ thiệt hại từ hiệu ứng truyền thông của Philippines đối với Trung Quốc là đáng kể.

Ngoài ra, sau khi Manila triển khai chiến lược truyền thông, hệ thống giám sát biển chỉ ra những thay đổi bất thường trong động thái của Trung Quốc trên Biển Đông. Vào tháng 3, bốn ngày trước khi tàu BRP Melchora Aquino của lực lượng tuần duyên Philippines đến đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) trong khuôn khổ chuyến du lịch thám hiểm Great Kalayaan, phần lớn các tàu dân quân biển của Trung Quốc đã di tản khỏi vùng biển này. Nguyên nhân được cho là để né tránh tầm nhìn của hành khách trên tàu và các thiết bị quay chụp của họ.

Quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines có tính bất đối xứng (asymmetric relationship), theo lý thuyết cùng tên của nhà nghiên cứu Brantly Womack, ít nhất là ở Biển Đông. Tuy nhiên, trong quan hệ song phương, Trung Quốc không áp đảo hoàn toàn với Philippines – một quốc gia yếu hơn về tiềm lực kinh tế và quốc phòng. Ngược lại, sự phản kháng quyết liệt của Philippines – thông qua các biện pháp ngoại giao, pháp lý kết hợp chiến lược truyền thông mới – có khả năng tạo thành đối trọng với chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc.

Sức mạnh của truyền thông đã giúp một quốc gia tầm trung như Philippines giữ vai trò chủ động hơn trong một điểm nóng tại Đông Nam Á, phá vỡ cách nhìn phổ biến đã “đóng khung” Biển Đông trong cuộc cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đồng thời tạo ra những hệ quả trái với nguyện vọng ban đầu của Bắc Kinh, và ở một chừng mực nhất định, buộc nước này phải cân nhắc về “bài toán” chi phí và lợi ích trong chiến lược của mình ở Biển Đông.

Vượt trên tầm nhìn ngắn hạn

Tuy nhiên, chỉ riêng truyền thông khó có thể là một giải pháp dài hạn. Các chiến dịch truyền thông chỉ đem lại kết quả tạm thời chứ không đảm bảo được một “chiến thắng” toàn vẹn cho Philippines ở Biển Đông. Chẳng hạn, với sự kiện lực lượng tàu dân quân biển Trung Quốc di tản khỏi vùng nước gần đảo Thị Tứ được nhắc đến ở trên, thực chất các tàu này vẫn hoạt động trong vòng bán kính khoảng 30 km từ đảo – một khoảng cách đủ xa để tránh thiết bị ghi hình nhưng là quá gần cho việc trở lại trong thời gian ngắn. Tương tự, tình hình ở bãi Cỏ Mây tạm thời lắng xuống trong vài ngày sau lần gia tăng căng thẳng vào ngày 10/11, song ảnh chụp vệ tinh cho thấy có sự hiện diện liên tục của tàu Trung Quốc ở các khu vực lân cận và các khu vực hướng về Đá Vành Khăn. Hơn nữa, vào ngày 14/11, một tàu hải cảnh Trung Quốc đã tiếp cận khu vực cách tàu BRP Sierra Madre trong phạm vi 1,5 hải lý. Truyền thông Philippines vẫn liên tục phủ sóng trên vùng biển Tây Philippines, nhưng Trung Quốc sẽ không từ bỏ ý định của mình.

Thiệt hại về uy tín và hình ảnh từ chiến lược truyền thông là không quá nghiêm trọng đối với Trung Quốc, và vì thế không thể ngăn nước này tiếp tục “ngựa quen đường cũ”. Bắc Kinh có thể sẵn sàng hy sinh uy tín quốc tế để đạt được các tuyên bố chủ quyền trên biển, đơn giản bởi vì chúng có tác động dài hạn hơn đối với an ninh quốc gia của Trung Quốc. Hiện nay, tương lai an ninh ở bãi Cỏ Mây đang rất bấp bênh, vì nếu Philippines thất bại trong việc duy trì “tiền đồn” BRP Sierra Madre, có khả năng cao Trung Quốc sẽ tái diễn “kịch bản” chiếm đóng Đá Vành Khăn vào năm 1995 và bãi cạn Scarborough vào năm 2012 ở thực thể này, bất chấp chỉ trích từ truyền thông và cộng đồng quốc tế.

Hơn nữa, sự phản kháng quyết liệt của Philippines qua truyền thông còn có nguy cơ gây ra tác dụng ngược. Vào ngày 20/11, một bài viết trên tờ Hoàn Cầu Thời báo (Global Times), trực thuộc Nhân Dân Nhật báo (People’s Daily) và chịu sự quản lý của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã cáo buộc Philippines thực hiện “chiến dịch tuyên truyền” trái sự thật, phục vụ toan tính của phương Tây, “gây tổn hại hòa bình và ổn định trong khu vực”. Các cáo buộc như vậy có thể là “cái cớ” để Bắc Kinh gia tăng sức ép ở Biển Đông như một “hình phạt” cho Manila vì đã “thách thức giới hạn của Trung Quốc”. Nhà nghiên cứu Carl Thayer cũng cho rằng có khả năng Trung Quốc sẽ “điều động một số lượng tàu hải cảnh và dân quân biển thậm chí còn lớn hơn để cản trở các tàu tiếp vận của Philippines”.  

Vì vậy, dù có tiến bộ với chiến lược truyền thông mới và kế hoạch hiện đại hóa lực lượng tuần duyên, Philippines vẫn tiếp tục đối diện với nhiều thách thức. Do đó, Manila cần một chiến lược thực chất cho vấn đề Biển Đông với tầm nhìn xa, vượt lên trên tính biểu tượng của các giải pháp răn đe và thể hiện lập trường, đặc biệt là mang tính bao trùm lên “toàn thể đất nước, bộ máy chính quyền và lĩnh vực”, như nhận định của ông Chester Cabalza, Chủ tịch và người sáng lập Cơ quan Phát triển Quốc tế và Hợp tác An ninh (ISDC) trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter).

Theo đó, một chiến lược hiệu quả dành cho Philippines có lẽ sẽ bao gồm việc xây dựng một cơ sở pháp lý đủ sức chế tài và răn đe trên Biển Đông, thống nhất ý niệm về an ninh quốc gia để giảm thiểu bất hòa trong chính giới và người dân trong nước, bên cạnh nâng cao năng lực của lực lượng tuần duyên và hải quân của nước này. Sau cùng, Philippines cũng cần chuẩn bị cho kịch bản xấu nhất là một cuộc chiến tranh trên biển, bởi bài học “Nếu bạn muốn hòa bình, hãy chuẩn bị cho chiến tranh” (Si vis pacem, para bellum) chưa bao giờ lỗi thời.

Từ khoá: Philippines Biển Đông chiến lược vùng xám truyền thông quốc tế

BÀI LIÊN QUAN