Chính trị - Ngoại giao   27/05/2023

“Quá thận trọng” trong chính sách đối ngoại có thách thức vị thế của Việt Nam?

Việt Nam đang đóng góp tích cực vào các nỗ lực chung nhằm tìm kiếm giải pháp hòa bình cho các “điểm nóng” về an ninh. Tuy nhiên, phản ứng của Việt Nam vẫn chưa mạnh mẽ và gây tranh cãi. Liệu cách tiếp cận “quá thận trọng” có làm suy giảm vị thế quốc gia?

Minh Hy

27/05/2023
Image
Thủ tướng Phạm Minh Chính và các trưởng đoàn chụp ảnh chung tại Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng, Hiroshima, Nhật Bản - (C): TTXVN

Vai trò “đang lên” của Việt Nam

Từ ngày 19 - 21/05, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã diễn ra tại Hiroshima (Nhật Bản), và Việt Nam là một trong hai quốc gia ASEAN (cùng với Indonesia) được Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio mời tham dự. Đây là lần thứ ba Việt Nam được mời đến Hội nghị G7 mở rộng, sau Hội nghị Thượng đỉnh năm 2016 tại Nhật Bản và năm 2018 tại Canada. Việc Việt Nam nhận được lời mời cho thấy vị thế và vai trò đang lên của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Trong phiên họp “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ba thông điệp của Việt Nam về hòa bình, ổn định và phát triển. Thứ nhất, “bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác và phát triển, vừa là nền tảng thiết yếu, vừa là đích đến cuối cùng vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng trên toàn thế giới cũng như từng quốc gia, khu vực”. Thứ hai, Thủ tướng nhấn mạnh “tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình cần được đề cao và cần được thực hiện bằng những cam kết cụ thể”. Thứ ba, “sự chân thành, lòng tin chiến lược và tinh thần trách nhiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay”. Do đó, Việt Nam “triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. 

Như vậy, Việt Nam đã thể hiện rõ lập trường và cách tiếp cận đối với các vấn đề chung của thế giới, nhất là đề cao vai trò của pháp luật trong giải quyết khủng hoảng và tranh chấp. 

Ứng xử của Việt Nam đối với các điểm nóng về an ninh

Việt Nam không phải là quốc gia thường xuyên “đi đầu” trong việc giải quyết các thách thức an ninh. Thay vào đó, quốc gia này theo đuổi “lợi ích chiến lược” của mình bằng cách ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Điều này được minh chứng thông qua cách tiếp cận của Việt Nam đối với các “điểm nóng” của khu vực. 

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Với âm mưu biến Biển Đông thành “sân sau” (backyard), Trung Quốc dựng lên “đường 9 đoạn” (hay “đường lưỡi bò”) bao phủ xấp xỉ 90% diện tích Biển Đông, và chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển như Việt Nam, Philippines, Maylaysia, Indonesia, và Brunei. Các hành động đơn phương, quyết đoán của Trung Quốc có tính khiêu khíchgây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải của các quốc gia khác khi lưu thông trên vùng biển này. 

Là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam nhiều lần khẳng định quan điểm phản đối và không chấp nhận các yêu sách không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp, và bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình. 

Đồng thời, Hà Nội cũng nỗ lực hợp tác để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông thông qua các cơ chế, diễn đàn đa phương. Cụ thể, Việt Nam thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Việt Nam ủng hộ việc sớm thông qua COC, bởi lẽ, COC tạo cơ chế để “hạ nhiệt” các tranh chấp, thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhất là, COC có thể ràng buộc về pháp lý đối với các bên liên quan, qua đó giúp kiềm chế các hành động hung hăng của Trung Quốc. 

Việt Nam cũng hoan nghênh các sáng kiến góp phần duy trì ổn định và hòa bình ở Biển Đông, khuyến khích sự hiện diện của các cường quốc bên ngoài khu vực, như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, nhằm đối trọng với quyền lực gia tăng của Trung Quốc.  

Vấn đề Myanmar

Với việc chính quyền quân sự của Thống tướng Min Aung Hlaing lên nắm chính quyền kể từ đảo chính vào tháng 2/2021, Myanmar lún sâu vào vòng xoáy bạo lựcvi phạm nhân quyền. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài tại Myanmar đã làm suy yếu an ninh và hợp tác khu vực. Trước tình hình trên, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và đối thoại ý nghĩa, bao trùm. Việt Nam ủng hộ một giải pháp toàn diện và bền vững nhằm chấm dứt bạo lực, với sự cam kết mạnh mẽ của các bên liên quan. 

Bên cạnh đó, hợp tác cùng ASEAN để hỗ trợ và tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Myanmar được Hà Nội chú trọng. Vào ngày 19/5, tại cuộc họp theo thể thức Arria, một hình thức họp không chính thức của LHQ để giải quyết các thách thức mới nổi hoặc còn ý kiến chưa thống nhất, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh quan điểm tiếp tục “thúc đẩy đối thoại và hòa giải, thu hẹp các khác biệt nhằm hỗ trợ Myanmar đạt được giải pháp”. Động thái này khá tích cực dù trước đó Việt Nam có sự dè dặt trong việc thể hiện quan điểm đối với vấn đề này.

Khủng hoảng eo biển Đài Loan 

Hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh khu vực và thế giới. Đối với căng thẳng leo thang tại eo biển, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và không làm phức tạp tình hình. Trong tam giác quan hệ Bắc Kinh - Washington - Đài Bắc, Hà Nội thận trọng thể hiện quan điểm nhằm tránh “nghiêng” về một bên trong khi vẫn chú trọng phát triển quan hệ với cả ba bên. 

Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Do đó, Hà Nội nỗ lực duy trì “quan hệ lành mạnh, ổn định, giải quyết mọi bất đồng thông qua đối thoại dựa trên luật pháp quốc tế… thúc đẩy quan hệ với hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi”. Đối với Đài Loan, trên cơ sở kiên trì nguyên tắc “Một Trung Quốc” (One-China Principle), Hà Nội hợp tác với Đài Bắc ở những lĩnh vực ít nhạy cảm hơn, như kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục.

Chiến tranh Ukraine

Với cuộc chiến này, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, cũng như giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam cũng tuyên bố sẵn sàng đóng góp vào các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, đàm phán giữa Nga và Ukraine, nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình lâu dài. 

Thế nhưng, có những ý kiến trái chiều, thậm chí là phê phán lập trường “không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải” của Việt Nam đối với cuộc chiến Ukraine. Việt Nam được cho là có quan điểm “chung chung”, “không rõ ràng”, và “tránh đối đầu”. Nguyên nhân là, Việt Nam đã năm lần bỏ phiếu trắng tại LHQ về những vấn đề liên quan đến Nga và Ukraine, và một lần bỏ phiếu chống về đề nghị khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ. Vào tháng 4, Việt Nam ủng hộ Nghị quyết A/RES/77/284 của LHQ, trong đó có đoạn về “hành động xâm lược quân sự” của Nga (the aggression by the Russian Federation) đối với Ukraine. 

Thay vì nêu trực tiếp “chiến tranh Ukraine”, các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng “chiến dịch quân sự đặc biệt”,  “chiến sự Nga - Ukraine”, hay “xung đột Nga - Ukraine” để đề cập đến cuộc chiến. 

Hành động của Việt Nam được cho là một “động thái hợp lý”, không thể hiện “sự lựa chọn của Hà Nội là đúng hay sai”, phản ánh “chính sách phòng bị nước đôi trong quan hệ quốc tế, và quan trọng là tránh làm “tổn thương” hay “phật lòng” các cường quốc”. Đến nay, Việt Nam vẫn kiên trì “nguyên tắc bốn không” trong Sách trắng Quốc phòng 2019, cụ thể là không liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, cũng như “chọn trung thành với lợi ích quốc gia”. 

Quyết đoán hay thận trọng?

Về khía cạnh tính toán chiến lược, cách tiếp cận hiện tại của Việt Nam đối với các vấn đề an ninh phù hợp với lợi ích quốc gia và đường lối đối ngoại mà Hà Nội đang theo đuổi. 

Việt Nam, thông qua uy tín và nguồn lực sẵn có, đang thể hiện hình ảnh tích cực và có trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, cũng như khuyến khích các quốc gia khác tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Có thể nhận thấy, Việt Nam đang thận trọng để tránh rơi vào bẫy cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc (với hệ quả là buộc phải chọn bên). Việc thiếu quyền lực cần thiết cũng như sở hữu năng lực trung bình về kinh tế, ngoại giao, quân sự, có thể góp phần lý giải cho cách tiếp cận thận trọng hiện nay của Việt Nam. 

Tuy nhiên, lối tiếp cận “quá thận trọng” trong hiện tại có thể ảnh hưởng đến nỗ lực nâng cao vị thế đất nước, nhất là khi Việt Nam đã cam kết đóng vai trò lớn hơn trong khu vực.

Có một số ý kiến thất vọng và hoài nghi về lập trường hiện tại của Việt Nam đối với các vấn đề an ninh nổi cộm. Vào tháng 11/2022, trong chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc giục Hà Nội thể hiện “quan điểm rõ ràng” (clear position) đối với Nga trong chiến tranh Ukraine. Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam, đã viết trên Facebook rằng cô thất vọng sâu sắc về việc Việt Nam bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của LHQ yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine. Việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hủy chuyến thăm Hà Nội vào tháng 7/2022 có thể được xem là một tín hiệu về sự không hài lòng đối với Chính phủ Việt Nam. Bởi lẽ, chuyến thăm của ông Blinken bị hủy sau khi Việt Nam tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Indonesia (7/2022), bên cạnh các lý do khác như lịch trình dày đặc của ông Blinken khiến chuyến thăm không thể diễn ra như dự kiến. 

Việt Nam hiện vẫn tự tin vào chính sách đối ngoại “cân bằng” của mình. Trong tương lai, Việt Nam sẽ có cách tiếp cận mạnh mẽ và quyết đoán hơn, hay các lãnh đạo tại Hà Nội vẫn thận trọng và mềm dẻo trong việc ứng phó với các thách thức an ninh? 

Câu trả lời phụ thuộc vào tầm nhìn của Việt Nam về lợi ích chiến lược, nhận thức về đe dọa và rủi ro, cân nhắc lợi - hại trong từng chính sách, và đánh giá về khả năng giữ vững thế cân bằng trong quan hệ với các cường quốc.  

Vai trò “đang lên” của Việt Nam

Từ ngày 19 - 21/05, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã diễn ra tại Hiroshima (Nhật Bản), và Việt Nam là một trong hai quốc gia ASEAN (cùng với Indonesia) được Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio mời tham dự. Đây là lần thứ ba Việt Nam được mời đến Hội nghị G7 mở rộng, sau Hội nghị Thượng đỉnh năm 2016 tại Nhật Bản và năm 2018 tại Canada. Việc Việt Nam nhận được lời mời cho thấy vị thế và vai trò đang lên của Việt Nam trên trường quốc tế. 

Trong phiên họp “Hướng tới một thế giới hòa bình, ổn định và thịnh vượng”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh ba thông điệp của Việt Nam về hòa bình, ổn định và phát triển. Thứ nhất, “bảo đảm môi trường hoà bình, ổn định cho hợp tác và phát triển, vừa là nền tảng thiết yếu, vừa là đích đến cuối cùng vì sự phát triển bền vững, thịnh vượng trên toàn thế giới cũng như từng quốc gia, khu vực”. Thứ hai, Thủ tướng nhấn mạnh “tinh thần thượng tôn pháp luật, tôn trọng Hiến chương Liên Hợp Quốc (LHQ) và luật pháp quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình cần được đề cao và cần được thực hiện bằng những cam kết cụ thể”. Thứ ba, “sự chân thành, lòng tin chiến lược và tinh thần trách nhiệm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để giải quyết các thách thức toàn cầu hiện nay”. Do đó, Việt Nam “triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hóa, đa phương hóa, là bạn tốt, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”. 

Như vậy, Việt Nam đã thể hiện rõ lập trường và cách tiếp cận đối với các vấn đề chung của thế giới, nhất là đề cao vai trò của pháp luật trong giải quyết khủng hoảng và tranh chấp. 

Ứng xử của Việt Nam đối với các điểm nóng về an ninh

Việt Nam không phải là quốc gia thường xuyên “đi đầu” trong việc giải quyết các thách thức an ninh. Thay vào đó, quốc gia này theo đuổi “lợi ích chiến lược” của mình bằng cách ủng hộ một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Điều này được minh chứng thông qua cách tiếp cận của Việt Nam đối với các “điểm nóng” của khu vực. 

Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông

Với âm mưu biến Biển Đông thành “sân sau” (backyard), Trung Quốc dựng lên “đường 9 đoạn” (hay “đường lưỡi bò”) bao phủ xấp xỉ 90% diện tích Biển Đông, và chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia ven biển như Việt Nam, Philippines, Maylaysia, Indonesia, và Brunei. Các hành động đơn phương, quyết đoán của Trung Quốc có tính khiêu khíchgây nguy hiểm cho hoạt động hàng hải của các quốc gia khác khi lưu thông trên vùng biển này. 

Là một trong những quốc gia Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam nhiều lần khẳng định quan điểm phản đối và không chấp nhận các yêu sách không phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp, và bất đồng trên biển bằng biện pháp hòa bình. 

Đồng thời, Hà Nội cũng nỗ lực hợp tác để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Biển Đông thông qua các cơ chế, diễn đàn đa phương. Cụ thể, Việt Nam thúc đẩy tiến trình đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử (COC) trên Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc. Việt Nam ủng hộ việc sớm thông qua COC, bởi lẽ, COC tạo cơ chế để “hạ nhiệt” các tranh chấp, thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực. Nhất là, COC có thể ràng buộc về pháp lý đối với các bên liên quan, qua đó giúp kiềm chế các hành động hung hăng của Trung Quốc. 

Việt Nam cũng hoan nghênh các sáng kiến góp phần duy trì ổn định và hòa bình ở Biển Đông, khuyến khích sự hiện diện của các cường quốc bên ngoài khu vực, như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, nhằm đối trọng với quyền lực gia tăng của Trung Quốc.  

Vấn đề Myanmar

Với việc chính quyền quân sự của Thống tướng Min Aung Hlaing lên nắm chính quyền kể từ đảo chính vào tháng 2/2021, Myanmar lún sâu vào vòng xoáy bạo lựcvi phạm nhân quyền. Khủng hoảng trầm trọng và kéo dài tại Myanmar đã làm suy yếu an ninh và hợp tác khu vực. Trước tình hình trên, Việt Nam kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết bất đồng thông qua đàm phán và đối thoại ý nghĩa, bao trùm. Việt Nam ủng hộ một giải pháp toàn diện và bền vững nhằm chấm dứt bạo lực, với sự cam kết mạnh mẽ của các bên liên quan. 

Bên cạnh đó, hợp tác cùng ASEAN để hỗ trợ và tìm kiếm các giải pháp cho vấn đề Myanmar được Hà Nội chú trọng. Vào ngày 19/5, tại cuộc họp theo thể thức Arria, một hình thức họp không chính thức của LHQ để giải quyết các thách thức mới nổi hoặc còn ý kiến chưa thống nhất, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ, nhấn mạnh quan điểm tiếp tục “thúc đẩy đối thoại và hòa giải, thu hẹp các khác biệt nhằm hỗ trợ Myanmar đạt được giải pháp”. Động thái này khá tích cực dù trước đó Việt Nam có sự dè dặt trong việc thể hiện quan điểm đối với vấn đề này.

Khủng hoảng eo biển Đài Loan 

Hòa bình và ổn định tại eo biển Đài Loan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với an ninh khu vực và thế giới. Đối với căng thẳng leo thang tại eo biển, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan kiềm chế và không làm phức tạp tình hình. Trong tam giác quan hệ Bắc Kinh - Washington - Đài Bắc, Hà Nội thận trọng thể hiện quan điểm nhằm tránh “nghiêng” về một bên trong khi vẫn chú trọng phát triển quan hệ với cả ba bên. 

Mỹ và Trung Quốc đều là những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam. Do đó, Hà Nội nỗ lực duy trì “quan hệ lành mạnh, ổn định, giải quyết mọi bất đồng thông qua đối thoại dựa trên luật pháp quốc tế… thúc đẩy quan hệ với hai nước trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, tự chủ, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác cùng có lợi”. Đối với Đài Loan, trên cơ sở kiên trì nguyên tắc “Một Trung Quốc” (One-China Principle), Hà Nội hợp tác với Đài Bắc ở những lĩnh vực ít nhạy cảm hơn, như kinh tế, văn hóa - xã hội, giáo dục.

Chiến tranh Ukraine

Với cuộc chiến này, Việt Nam kêu gọi các bên liên quan tôn trọng luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ, cũng như giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Việt Nam cũng tuyên bố sẵn sàng đóng góp vào các nỗ lực thúc đẩy đối thoại, đàm phán giữa Nga và Ukraine, nhằm tìm kiếm các giải pháp hòa bình lâu dài. 

Thế nhưng, có những ý kiến trái chiều, thậm chí là phê phán lập trường “không chọn bên, mà chọn công lý và lẽ phải” của Việt Nam đối với cuộc chiến Ukraine. Việt Nam được cho là có quan điểm “chung chung”, “không rõ ràng”, và “tránh đối đầu”. Nguyên nhân là, Việt Nam đã năm lần bỏ phiếu trắng tại LHQ về những vấn đề liên quan đến Nga và Ukraine, và một lần bỏ phiếu chống về đề nghị khai trừ Nga khỏi Hội đồng Nhân quyền LHQ. Vào tháng 4, Việt Nam ủng hộ Nghị quyết A/RES/77/284 của LHQ, trong đó có đoạn về “hành động xâm lược quân sự” của Nga (the aggression by the Russian Federation) đối với Ukraine. 

Thay vì nêu trực tiếp “chiến tranh Ukraine”, các phương tiện truyền thông của Việt Nam sử dụng “chiến dịch quân sự đặc biệt”,  “chiến sự Nga - Ukraine”, hay “xung đột Nga - Ukraine” để đề cập đến cuộc chiến. 

Hành động của Việt Nam được cho là một “động thái hợp lý”, không thể hiện “sự lựa chọn của Hà Nội là đúng hay sai”, phản ánh “chính sách phòng bị nước đôi trong quan hệ quốc tế, và quan trọng là tránh làm “tổn thương” hay “phật lòng” các cường quốc”. Đến nay, Việt Nam vẫn kiên trì “nguyên tắc bốn không” trong Sách trắng Quốc phòng 2019, cụ thể là không liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế, cũng như “chọn trung thành với lợi ích quốc gia”. 

Quyết đoán hay thận trọng?

Về khía cạnh tính toán chiến lược, cách tiếp cận hiện tại của Việt Nam đối với các vấn đề an ninh phù hợp với lợi ích quốc gia và đường lối đối ngoại mà Hà Nội đang theo đuổi. 

Việt Nam, thông qua uy tín và nguồn lực sẵn có, đang thể hiện hình ảnh tích cực và có trách nhiệm trong quan hệ quốc tế, cũng như khuyến khích các quốc gia khác tuân thủ trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Có thể nhận thấy, Việt Nam đang thận trọng để tránh rơi vào bẫy cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc (với hệ quả là buộc phải chọn bên). Việc thiếu quyền lực cần thiết cũng như sở hữu năng lực trung bình về kinh tế, ngoại giao, quân sự, có thể góp phần lý giải cho cách tiếp cận thận trọng hiện nay của Việt Nam. 

Tuy nhiên, lối tiếp cận “quá thận trọng” trong hiện tại có thể ảnh hưởng đến nỗ lực nâng cao vị thế đất nước, nhất là khi Việt Nam đã cam kết đóng vai trò lớn hơn trong khu vực.

Có một số ý kiến thất vọng và hoài nghi về lập trường hiện tại của Việt Nam đối với các vấn đề an ninh nổi cộm. Vào tháng 11/2022, trong chuyến thăm chính thức đến Việt Nam, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã thúc giục Hà Nội thể hiện “quan điểm rõ ràng” (clear position) đối với Nga trong chiến tranh Ukraine. Nataliya Zhynkina, Đại biện lâm thời Ukraine tại Việt Nam, đã viết trên Facebook rằng cô thất vọng sâu sắc về việc Việt Nam bỏ phiếu trắng cho nghị quyết của LHQ yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine. Việc Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hủy chuyến thăm Hà Nội vào tháng 7/2022 có thể được xem là một tín hiệu về sự không hài lòng đối với Chính phủ Việt Nam. Bởi lẽ, chuyến thăm của ông Blinken bị hủy sau khi Việt Nam tiếp đón Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao G20 tại Indonesia (7/2022), bên cạnh các lý do khác như lịch trình dày đặc của ông Blinken khiến chuyến thăm không thể diễn ra như dự kiến. 

Việt Nam hiện vẫn tự tin vào chính sách đối ngoại “cân bằng” của mình. Trong tương lai, Việt Nam sẽ có cách tiếp cận mạnh mẽ và quyết đoán hơn, hay các lãnh đạo tại Hà Nội vẫn thận trọng và mềm dẻo trong việc ứng phó với các thách thức an ninh? 

Câu trả lời phụ thuộc vào tầm nhìn của Việt Nam về lợi ích chiến lược, nhận thức về đe dọa và rủi ro, cân nhắc lợi - hại trong từng chính sách, và đánh giá về khả năng giữ vững thế cân bằng trong quan hệ với các cường quốc.  

Từ khoá: Việt Nam chính sách đối ngoại Biển Đông Đài Loan Ukraine Myanmar trật tự quốc tế dựa trên luật lệ

BÀI LIÊN QUAN