Chính trị - Ngoại giao   08/04/2024

Triển vọng quan hệ Đài - Nhật dưới thời Lại Thanh Đức

Chiến thắng của ông Lại Thanh Đức trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan sẽ tiếp thêm động lực cho quan hệ Đài - Nhật.

Tim Phan

08/04/2024
Image
Hạ nghị sĩ Nhật Bản và là Chủ tịch Hội nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Trung Hoa Dân Quốc Furuya Keiji (trái) và Tổng thống đắc cử Đài Loan Lại Thanh Đức tại Đài Bắc hôm 15-1 - (C): DPP/KYODO

Ngay sau khi ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1 năm nay, một loạt phái đoàn nghị sĩ cấp cao của Nhật Bản đã công du đến Đài Loan để chúc mừng ông Lại và chính quyền Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP), đồng thời nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa Đài Bắc và Tokyo.

Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko cũng ra tuyên bố chúc mừng chiến thắng của ông Lại Thanh Đức, nhấn mạnh rằng Đài Loan là “đối tác cực kỳ thiết yếu và người bạn quan trọng” của Nhật Bản, và bày tỏ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Tokyo và Đài Bắc. Những động thái trên của phía Nhật Bản cho thấy quyết tâm của Tokyo trong việc gắn kết hơn nữa quan hệ với Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực lên hòn đảo về ngoại giao, kinh tế, và quân sự.

Phía Trung Quốc ngay lập tức phản đối tuyên bố của Ngoại trưởng Kamikawa Yoko và các chuyến thăm của chính trị gia Nhật Bản. Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản chỉ trích sự ủng hộ của bà Yoko đối với ông Lại là sự “can thiệp vào công việc nội bộ” của nước này và vi phạm “nguyên tắc một Trung Quốc” (One-China principle).

Vì sao quan hệ Nhật - Đài trở nên gắn bó? 

Kể từ khi Nhật Bản chấm dứt quan hệ với Cộng hòa Trung Hoa (còn gọi là Trung Hoa Dân Quốc) và chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) vào năm 1972, các chính phủ Nhật Bản đã duy trì việc tuân thủ “Chính sách một Trung Quốc” (One-China Policy) của nước này, trong đó cam kết phát triển quan hệ không chính thức với Đài Loan, và giới hạn hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và giao lưu nhân dân.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc tăng cường các hành động gây hấn với các quốc gia láng giềng ở Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan và Biển Đông, Nhật Bản đã dần điều chỉnh lập trường của mình đối với Đài Loan, đặc biệt là từ nhiệm kỳ cuối cùng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hay nói cách khác là từ sau khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) lên nắm quyền ở Đài Loan vào năm 2016. Về mặt diễn ngôn chính thức, chính phủ và các chính trị gia Nhật Bản ngày càng công khai thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan theo tần suất ngày gia tăng. 

Ví dụ rõ ràng và quan trọng nhất là việc đề cập “tầm quan trọng của hòa bình và sự ổn định ở Eo biển Đài Loan” trong tuyên bố chung giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden vào năm 2021. Tuyên bố chung này là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước đề cập đến Đài Loan kể từ năm 1972, đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong lập trường của Tokyo về Đài Bắc và quan hệ Nhật - Đài. Kể từ đó, cụm từ “tầm quan trọng của hòa bình và sự ổn định ở Eo biển Đài Loan” xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn trong các tài liệu đối ngoại và an ninh của chính phủ Nhật Bản, chẳng hạn như Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản thường niên, qua đó, giúp quốc tế hoá vấn đề Đài Loan—điều mà Trung Quốc luôn phản đối.

Trong bối cảnh thiếu vắng quan hệ ngoại giao chính thức, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hoá được xem là những trụ cột chính trong mối quan hệ song phương Nhật - Đài và sự hợp tác này không gặp sự phản đối gay gắt từ Trung Quốc. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Đài Loan, trong khi Đài Bắc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Tokyo, với kim ngạch song phương trong năm 2023 đạt 75,7 triệu USD. Đáng chú ý và thu hút sự quan tâm gần đây là quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Đài Loan trên lĩnh vực chất bán dẫn (semiconductor), với việc Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company - TSMC) khánh thành nhà máy sản xuất chip đầu tiên ở Kumamoto (Nhật Bản) vào tháng 2/2024. Sự hợp tác này cho thấy quan hệ gắn bó và đầy triển vọng giữa hai nước láng giềng trong ngành công nghiệp hàng đầu và quan trọng nhất thế giới, và là đòn bẩy giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ về tổng thể. Thu hút sự đầu tư của TSMC—công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới—là một phần trong chiến lược tái sinh ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản. Ở chiều ngược lại, việc xây nhà máy sản xuất chip ở Nhật Bản giúp TSMC đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung gay gắt kèm theo rủi ro về việc Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan càng gia tăng.

Sự thấu hiểu và đồng cảm giữa người dân hai nước cũng giúp vun đắp cho quan hệ song phương. Người dân Đài Loan và Nhật Bản có cảm tình về nhau thông qua những nghĩa cử tốt đẹp mà hai bên dành cho nhau, thể hiện ý nghĩa thật sự của câu “người bạn thực sự là người bạn trong cơn hoạn nạn” (A friend in need is a friend indeed). Đơn cử, trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhờ vào sự kiểm soát tốt dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu bùng phát, Đài Loan đã có cơ hội thúc đẩy “ngoại giao khẩu trang” (mask diplomacy), viện trợ hàng triệu khẩu trang cho Nhật Bản. Đồng thời, Tokyo cũng đã gửi cho Đài Bắc số lượng lớn vaccine COVID-19 (4,2 triệu liều vaccine qua sáu đợt viện trợ) trong bối cảnh hòn đảo thiếu hụt vaccine nghiêm trọng do áp lực từ phía Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các kênh liên lạc giữa hai đảng cầm quyền là DPP và Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (Liberal Democratic Party - LDP) cũng được mở rộng, góp phần củng cố cho sự tin tưởng chính trị giữa hai nước. Hai đảng đã thiết lập cơ chế đối thoại 2+2 vào năm 2021 và các cuộc trao đổi giữa phái đoàn DPP và LDP cũng diễn ra thường xuyên hơn. Vào tháng 8/2023, Phó Chủ tịch LDP và là cựu Thủ tướng Nhật Bản Tara Aso trở thành thành viên LDP cấp cao nhất đến thăm Đài Loan kể từ khi Tokyo chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Gần đây nhất là chuyến thăm Đài Loan của phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản do Hạ nghị sĩ và là Chủ tịch Hội nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Trung Hoa Dân Quốc Furuya Keiji vào tháng 1 năm nay nhằm thảo luận về mối quan hệ song phương.

Ở cấp độ cá nhân, sự gắn kết trong quan hệ Nhật - Đài còn được góp sức bởi mối quan hệ tốt đẹp giữa các lãnh đạo hai nước. Cả cố Thủ tướng Shinzo Abe—một người ủng hộ nhiệt thành Đài Loan—và Tổng thống Thái Anh Văn đều có những ấn tượng tốt về nhau và tin tưởng vào triển vọng phát triển của mối quan hệ song phương. Bà Thái từng được cho là đã gặp mặt ông Abe tại Nhật vào năm 2015 (dù cả hai đều phủ nhận), trước thềm cuộc tranh cử tổng thống ở Đài Loan năm 2016. Thậm chí ngay cả khi ông Abe từ chức thủ tướng Nhật Bản, ông vẫn tiếp tục ủng hộ Đài Loan và tích cực thúc đẩy quan hệ Nhật - Đài. Mặc dù sự ra đi của ông Abe sau vụ ám sát hồi năm 2022 để lại nhiều tiếc nuối cho nhân dân và chính phủ Đài Loan, song những di sản của ông được xem là nền tảng quan trọng cho sự phát triển quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Đài Loan. Tổng thống Thái Anh Văn đã gọi cố Thủ tướng Shinzo Abe là “người bạn vĩnh hằng của Đài Loan”, người đã đóng góp cho “tình bạn Đài Loan - Nhật Bản, dân chủ, tự do, nhân quyền và hòa bình của thế giới”.

Tham vọng bá quyền khu vực và thống nhất Đài Loan của Trung Quốc cũng là vấn đề cần chú ý. Giới lãnh đạo Trung Nam Hải liên tục nhấn mạnh nhiệm vụ “tái thống nhất Đài Loan là tất yếu lịch sử”, thậm chí trong báo cáo của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại kỳ họp Lưỡng hội vào tháng 3/2024 đã không đề cập đến cụm từ “tái thống nhất hòa bình” (peaceful reunification). Quân đội Trung Quốc cũng liên tục điều máy bay, tàu chiến và khinh khí cầu do thám tới gần Đài Loan, làm gia tăng nguy cơ Bắc Kinh sẽ dùng vũ lực để chiếm Đài Bắc.

Các rủi ro về an ninh khu vực từ các hành động quyết đoán của Trung Quốc khiến Nhật Bản thay đổi lập trường trong quan hệ với Trung Quốc cũng như Đài Loan, theo hướng gắn kết hơn nữa quan hệ Nhật - Đài và thận trọng nhưng quyết liệt trong quan hệ Nhật - Trung. Giới chức Nhật Bản nhiều lần lên tiếng về mối liên hệ giữa an ninh Đài Loan và an ninh của Nhật Bản. Đơn cử, cố Thủ tướng Abe từng cảnh báo rằng “trường hợp khẩn cấp của Đài Loan là trường hợp khẩn cấp của Nhật Bản”. Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida cũng nhấn mạnh “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan là quan trọng không chỉ đối với đất nước của chúng tôi, mà còn cả cộng đồng quốc tế”. 

Nhận thức của các chính trị gia Nhật Bản một phần chịu sự chi phối của yếu tố địa chính trị. Cảm nhận gần gũi về mặt địa lý với Đài Loan đã đặt Nhật Bản vào tình trạng bất an về an ninh, đặc biệt là kịch bản Trung Quốc tiến hành chiến tranh với Đài Loan, bởi lẽ khoảng cách ngắn nhất giữa đảo Yonaguni (của Nhật Bản) và Đài Loan chỉ 111km. Các quan chức Nhật Bản cũng lo ngại rằng tham vọng của Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở Đài Loan mà sẽ tiến xa hơn nữa, mà quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) có thể là mục tiêu mà Trung Quốc hướng tới. Vụ việc năm tên lửa của Trung Quốc được bắn vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản ngay sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan vào tháng 8/2022 là lời nhắc nhở cho Tokyo về tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh. 

Sự chia sẻ về các giá trị, gồm dân chủ, tự do và nhân quyền, cũng như trật tự thế giới dựa trên luật lệ được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) lại là yếu tố tự nhiên giúp gắn kết Nhật Bản và Đài Loan. Nhật Bản cũng không ngừng ủng hộ sự hiện diện của Đài Loan trên trường quốc tế qua việc liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của Đài Loan, qua đó ủng hộ mạnh mẽ sự tham gia của hòn đảo vào các tổ chức quốc tế như Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đồng thời, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP) của Nhật Bản đã đóng vai trò thúc đẩy sự can dự của Đài Loan trong khu vực, thông qua việc phối hợp với Chính sách hướng Nam mới (NSP). Vào tháng 3 năm nay, Tổng thống Thái Anh Văn đã gọi mối quan hệ giữa hai nước dân chủ Đài Loan và Nhật Bản là một “tình bạn” (friendship) được dựa trên việc quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. 

Từ Thái Anh Văn đến Lại Thanh Đức: Kế thừa và phát triển 

Di sản quan hệ Nhật - Đài của bà Thái để lại là nền tảng quan trọng để chính quyền Lại Thanh Đức tiếp tục đưa mối quan hệ song phương này gắn bó chặt chẽ và đa dạng hơn. Ông Lại cũng đã bày tỏ hy vọng rằng “Đài Loan và Nhật Bản có thể xây dựng trên nền tảng hiện có và củng cố mối quan hệ thông qua nhiều hình thức hợp tác khác nhau”. Thêm nữa, ông Lại có nhiều thiện cảm với Nhật Bản và được cho là có mối quan hệ thân thiết với nhiều chính trị gia LDP cầm quyền tại Nhật Bản. Ông Lại đã nhiều lần đến thăm Nhật Bản và lần gần nhất là chuyến thăm của ông tới viếng đám tang của cố Thủ tướng Shinzo Abe vào năm 2022. Chuyến thăm của ông Lại khiến ông trở thành quan chức đương nhiệm cấp cao nhất (Phó Tổng thống) của Đài Loan đến thăm Nhật Bản kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 1972. Sự kết hợp giữa lợi ích quốc gia và ấn tượng cá nhân của người lãnh đạo, ở đây là ông Lại, nhiều khả năng sẽ mang lại triển vọng tích cực cho quan hệ Đài Bắc - Tokyo trong thời gian tới.

Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trong lĩnh vực truyền thống là kinh tế và trao đổi văn hoá, chính quyền ông Lại cần vạch ra một chiến lược hiệu quả nhưng thận trọng nhằm mở rộng hợp tác với Nhật Bản (và có sự tham gia của Mỹ—quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với cả Đài Bắc và Tokyo) về vấn đề an ninh, đặc biệt là các biện pháp phối hợp để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc. Việc tìm kiếm mối quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Đài Loan đòi hỏi các tương tác chính thức giữa các kênh chính phủ. 

Ngoài ra, một số rào cản đối với hợp tác an ninh Nhật - Đài, như năng lực tương tác vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo, tập trận,... đòi hỏi quyết tâm từ chính quyền hai nước, và có thể có sự phối hợp với Mỹ. Có thông tin cho rằng Tokyo đang cân nhắc quyết định gửi một quan chức dân sự của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đến Hiệp hội Trao đổi Nhật Bản - Đài Loan tại Đài Bắc (cơ quan đóng vai trò là đại sứ quán trên thực tế của Nhật Bản tại Đài Loan), và đây sẽ là một biện pháp khả dĩ trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ an ninh Nhật - Đài. Trên thực tế, Mỹ và Nhật Bản được cho là đã thảo luận các biện pháp đáp trả trong những trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan. Việc tích hợp Đài Loan trong một khuôn khổ hợp tác tiểu đa phương (không chính thức) với Nhật Bản và Mỹ sẽ gửi đi thông điệp răn đe rõ ràng tới Trung Quốc về tham vọng chủ quyền của nước này và giúp Đài Loan gia tăng không gian hoạt động quốc tế.

Khung đào tạo hợp tác toàn cầu (Global Cooperation Training Framework - GCTF)—gồm Đài Loan, Nhật Bản, Australia và Mỹ, với chủ đề hợp tác về an ninh phi truyền thống như y tế công cộng, thực thi pháp luật, cứu trợ thiên tai, hợp tác năng lượng,…—có thể là nơi tiềm năng để thúc đẩy những liên kết giữa Đài Loan và ba cường quốc còn lại nhằm duy trì trật tự quốc tế tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thúc đẩy lợi ích quốc gia của cả Nhật Bản và Đài Loan. 

Trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng đe dọa thống nhất Đài Loan, có thể bằng vũ lực, và sự nổi lên của liên minh phi dân chủ, độc tài và chủ nghĩa xét lại giữa Trung Quốc và Nga, Đài Loan dưới thời ông Lại cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc phát triển mối quan hệ gần gũi với các quốc gia dân chủ, cùng chí hướng để đối trọng với Bắc Kinh và bảo vệ chủ quyền của mình. Thắt chặt quan hệ với Nhật Bản là đòi hỏi cấp thiết trong môi trường an ninh khu vực đầy bất định và khó tiên liệu.

Ngay sau khi ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te) giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1 năm nay, một loạt phái đoàn nghị sĩ cấp cao của Nhật Bản đã công du đến Đài Loan để chúc mừng ông Lại và chính quyền Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP), đồng thời nhằm thúc đẩy mối quan hệ giữa Đài Bắc và Tokyo.

Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko cũng ra tuyên bố chúc mừng chiến thắng của ông Lại Thanh Đức, nhấn mạnh rằng Đài Loan là “đối tác cực kỳ thiết yếu và người bạn quan trọng” của Nhật Bản, và bày tỏ sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác giữa Tokyo và Đài Bắc. Những động thái trên của phía Nhật Bản cho thấy quyết tâm của Tokyo trong việc gắn kết hơn nữa quan hệ với Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng áp lực lên hòn đảo về ngoại giao, kinh tế, và quân sự.

Phía Trung Quốc ngay lập tức phản đối tuyên bố của Ngoại trưởng Kamikawa Yoko và các chuyến thăm của chính trị gia Nhật Bản. Đại sứ quán Trung Quốc tại Nhật Bản chỉ trích sự ủng hộ của bà Yoko đối với ông Lại là sự “can thiệp vào công việc nội bộ” của nước này và vi phạm “nguyên tắc một Trung Quốc” (One-China principle).

Vì sao quan hệ Nhật - Đài trở nên gắn bó? 

Kể từ khi Nhật Bản chấm dứt quan hệ với Cộng hòa Trung Hoa (còn gọi là Trung Hoa Dân Quốc) và chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) vào năm 1972, các chính phủ Nhật Bản đã duy trì việc tuân thủ “Chính sách một Trung Quốc” (One-China Policy) của nước này, trong đó cam kết phát triển quan hệ không chính thức với Đài Loan, và giới hạn hợp tác trên lĩnh vực kinh tế và giao lưu nhân dân.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc tăng cường các hành động gây hấn với các quốc gia láng giềng ở Biển Hoa Đông, Eo biển Đài Loan và Biển Đông, Nhật Bản đã dần điều chỉnh lập trường của mình đối với Đài Loan, đặc biệt là từ nhiệm kỳ cuối cùng của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, hay nói cách khác là từ sau khi bà Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) lên nắm quyền ở Đài Loan vào năm 2016. Về mặt diễn ngôn chính thức, chính phủ và các chính trị gia Nhật Bản ngày càng công khai thể hiện sự ủng hộ đối với Đài Loan theo tần suất ngày gia tăng. 

Ví dụ rõ ràng và quan trọng nhất là việc đề cập “tầm quan trọng của hòa bình và sự ổn định ở Eo biển Đài Loan” trong tuyên bố chung giữa Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Tổng thống Mỹ Joe Biden vào năm 2021. Tuyên bố chung này là lần đầu tiên lãnh đạo hai nước đề cập đến Đài Loan kể từ năm 1972, đánh dấu sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong lập trường của Tokyo về Đài Bắc và quan hệ Nhật - Đài. Kể từ đó, cụm từ “tầm quan trọng của hòa bình và sự ổn định ở Eo biển Đài Loan” xuất hiện với tần suất thường xuyên hơn trong các tài liệu đối ngoại và an ninh của chính phủ Nhật Bản, chẳng hạn như Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản thường niên, qua đó, giúp quốc tế hoá vấn đề Đài Loan—điều mà Trung Quốc luôn phản đối.

Trong bối cảnh thiếu vắng quan hệ ngoại giao chính thức, hợp tác kinh tế và trao đổi văn hoá được xem là những trụ cột chính trong mối quan hệ song phương Nhật - Đài và sự hợp tác này không gặp sự phản đối gay gắt từ Trung Quốc. Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ ba của Đài Loan, trong khi Đài Bắc là đối tác thương mại lớn thứ tư của Tokyo, với kim ngạch song phương trong năm 2023 đạt 75,7 triệu USD. Đáng chú ý và thu hút sự quan tâm gần đây là quan hệ hợp tác giữa Nhật Bản và Đài Loan trên lĩnh vực chất bán dẫn (semiconductor), với việc Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (Taiwan Semiconductor Manufacturing Company - TSMC) khánh thành nhà máy sản xuất chip đầu tiên ở Kumamoto (Nhật Bản) vào tháng 2/2024. Sự hợp tác này cho thấy quan hệ gắn bó và đầy triển vọng giữa hai nước láng giềng trong ngành công nghiệp hàng đầu và quan trọng nhất thế giới, và là đòn bẩy giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ về tổng thể. Thu hút sự đầu tư của TSMC—công ty sản xuất chip lớn nhất thế giới—là một phần trong chiến lược tái sinh ngành công nghiệp bán dẫn của Nhật Bản. Ở chiều ngược lại, việc xây nhà máy sản xuất chip ở Nhật Bản giúp TSMC đa dạng hóa chuỗi cung ứng trong bối cảnh cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung gay gắt kèm theo rủi ro về việc Trung Quốc sẽ tấn công Đài Loan càng gia tăng.

Sự thấu hiểu và đồng cảm giữa người dân hai nước cũng giúp vun đắp cho quan hệ song phương. Người dân Đài Loan và Nhật Bản có cảm tình về nhau thông qua những nghĩa cử tốt đẹp mà hai bên dành cho nhau, thể hiện ý nghĩa thật sự của câu “người bạn thực sự là người bạn trong cơn hoạn nạn” (A friend in need is a friend indeed). Đơn cử, trong thời kỳ đại dịch COVID-19, nhờ vào sự kiểm soát tốt dịch bệnh ngay từ giai đoạn đầu bùng phát, Đài Loan đã có cơ hội thúc đẩy “ngoại giao khẩu trang” (mask diplomacy), viện trợ hàng triệu khẩu trang cho Nhật Bản. Đồng thời, Tokyo cũng đã gửi cho Đài Bắc số lượng lớn vaccine COVID-19 (4,2 triệu liều vaccine qua sáu đợt viện trợ) trong bối cảnh hòn đảo thiếu hụt vaccine nghiêm trọng do áp lực từ phía Trung Quốc.

Bên cạnh đó, các kênh liên lạc giữa hai đảng cầm quyền là DPP và Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản (Liberal Democratic Party - LDP) cũng được mở rộng, góp phần củng cố cho sự tin tưởng chính trị giữa hai nước. Hai đảng đã thiết lập cơ chế đối thoại 2+2 vào năm 2021 và các cuộc trao đổi giữa phái đoàn DPP và LDP cũng diễn ra thường xuyên hơn. Vào tháng 8/2023, Phó Chủ tịch LDP và là cựu Thủ tướng Nhật Bản Tara Aso trở thành thành viên LDP cấp cao nhất đến thăm Đài Loan kể từ khi Tokyo chuyển sang thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh. Gần đây nhất là chuyến thăm Đài Loan của phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản do Hạ nghị sĩ và là Chủ tịch Hội nghị sĩ hữu nghị Nhật Bản – Trung Hoa Dân Quốc Furuya Keiji vào tháng 1 năm nay nhằm thảo luận về mối quan hệ song phương.

Ở cấp độ cá nhân, sự gắn kết trong quan hệ Nhật - Đài còn được góp sức bởi mối quan hệ tốt đẹp giữa các lãnh đạo hai nước. Cả cố Thủ tướng Shinzo Abe—một người ủng hộ nhiệt thành Đài Loan—và Tổng thống Thái Anh Văn đều có những ấn tượng tốt về nhau và tin tưởng vào triển vọng phát triển của mối quan hệ song phương. Bà Thái từng được cho là đã gặp mặt ông Abe tại Nhật vào năm 2015 (dù cả hai đều phủ nhận), trước thềm cuộc tranh cử tổng thống ở Đài Loan năm 2016. Thậm chí ngay cả khi ông Abe từ chức thủ tướng Nhật Bản, ông vẫn tiếp tục ủng hộ Đài Loan và tích cực thúc đẩy quan hệ Nhật - Đài. Mặc dù sự ra đi của ông Abe sau vụ ám sát hồi năm 2022 để lại nhiều tiếc nuối cho nhân dân và chính phủ Đài Loan, song những di sản của ông được xem là nền tảng quan trọng cho sự phát triển quan hệ song phương giữa Nhật Bản và Đài Loan. Tổng thống Thái Anh Văn đã gọi cố Thủ tướng Shinzo Abe là “người bạn vĩnh hằng của Đài Loan”, người đã đóng góp cho “tình bạn Đài Loan - Nhật Bản, dân chủ, tự do, nhân quyền và hòa bình của thế giới”.

Tham vọng bá quyền khu vực và thống nhất Đài Loan của Trung Quốc cũng là vấn đề cần chú ý. Giới lãnh đạo Trung Nam Hải liên tục nhấn mạnh nhiệm vụ “tái thống nhất Đài Loan là tất yếu lịch sử”, thậm chí trong báo cáo của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tại kỳ họp Lưỡng hội vào tháng 3/2024 đã không đề cập đến cụm từ “tái thống nhất hòa bình” (peaceful reunification). Quân đội Trung Quốc cũng liên tục điều máy bay, tàu chiến và khinh khí cầu do thám tới gần Đài Loan, làm gia tăng nguy cơ Bắc Kinh sẽ dùng vũ lực để chiếm Đài Bắc.

Các rủi ro về an ninh khu vực từ các hành động quyết đoán của Trung Quốc khiến Nhật Bản thay đổi lập trường trong quan hệ với Trung Quốc cũng như Đài Loan, theo hướng gắn kết hơn nữa quan hệ Nhật - Đài và thận trọng nhưng quyết liệt trong quan hệ Nhật - Trung. Giới chức Nhật Bản nhiều lần lên tiếng về mối liên hệ giữa an ninh Đài Loan và an ninh của Nhật Bản. Đơn cử, cố Thủ tướng Abe từng cảnh báo rằng “trường hợp khẩn cấp của Đài Loan là trường hợp khẩn cấp của Nhật Bản”. Thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida cũng nhấn mạnh “hòa bình và ổn định ở eo biển Đài Loan là quan trọng không chỉ đối với đất nước của chúng tôi, mà còn cả cộng đồng quốc tế”. 

Nhận thức của các chính trị gia Nhật Bản một phần chịu sự chi phối của yếu tố địa chính trị. Cảm nhận gần gũi về mặt địa lý với Đài Loan đã đặt Nhật Bản vào tình trạng bất an về an ninh, đặc biệt là kịch bản Trung Quốc tiến hành chiến tranh với Đài Loan, bởi lẽ khoảng cách ngắn nhất giữa đảo Yonaguni (của Nhật Bản) và Đài Loan chỉ 111km. Các quan chức Nhật Bản cũng lo ngại rằng tham vọng của Bắc Kinh sẽ không dừng lại ở Đài Loan mà sẽ tiến xa hơn nữa, mà quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) có thể là mục tiêu mà Trung Quốc hướng tới. Vụ việc năm tên lửa của Trung Quốc được bắn vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản ngay sau chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi tới Đài Loan vào tháng 8/2022 là lời nhắc nhở cho Tokyo về tham vọng chủ quyền của Bắc Kinh. 

Sự chia sẻ về các giá trị, gồm dân chủ, tự do và nhân quyền, cũng như trật tự thế giới dựa trên luật lệ được hình thành từ sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945) lại là yếu tố tự nhiên giúp gắn kết Nhật Bản và Đài Loan. Nhật Bản cũng không ngừng ủng hộ sự hiện diện của Đài Loan trên trường quốc tế qua việc liên tục nhấn mạnh tầm quan trọng và vai trò không thể thiếu của Đài Loan, qua đó ủng hộ mạnh mẽ sự tham gia của hòn đảo vào các tổ chức quốc tế như Đại hội đồng Y tế Thế giới (WHA), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đồng thời, Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở (FOIP) của Nhật Bản đã đóng vai trò thúc đẩy sự can dự của Đài Loan trong khu vực, thông qua việc phối hợp với Chính sách hướng Nam mới (NSP). Vào tháng 3 năm nay, Tổng thống Thái Anh Văn đã gọi mối quan hệ giữa hai nước dân chủ Đài Loan và Nhật Bản là một “tình bạn” (friendship) được dựa trên việc quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau. 

Từ Thái Anh Văn đến Lại Thanh Đức: Kế thừa và phát triển 

Di sản quan hệ Nhật - Đài của bà Thái để lại là nền tảng quan trọng để chính quyền Lại Thanh Đức tiếp tục đưa mối quan hệ song phương này gắn bó chặt chẽ và đa dạng hơn. Ông Lại cũng đã bày tỏ hy vọng rằng “Đài Loan và Nhật Bản có thể xây dựng trên nền tảng hiện có và củng cố mối quan hệ thông qua nhiều hình thức hợp tác khác nhau”. Thêm nữa, ông Lại có nhiều thiện cảm với Nhật Bản và được cho là có mối quan hệ thân thiết với nhiều chính trị gia LDP cầm quyền tại Nhật Bản. Ông Lại đã nhiều lần đến thăm Nhật Bản và lần gần nhất là chuyến thăm của ông tới viếng đám tang của cố Thủ tướng Shinzo Abe vào năm 2022. Chuyến thăm của ông Lại khiến ông trở thành quan chức đương nhiệm cấp cao nhất (Phó Tổng thống) của Đài Loan đến thăm Nhật Bản kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao vào năm 1972. Sự kết hợp giữa lợi ích quốc gia và ấn tượng cá nhân của người lãnh đạo, ở đây là ông Lại, nhiều khả năng sẽ mang lại triển vọng tích cực cho quan hệ Đài Bắc - Tokyo trong thời gian tới.

Bên cạnh việc tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương trong lĩnh vực truyền thống là kinh tế và trao đổi văn hoá, chính quyền ông Lại cần vạch ra một chiến lược hiệu quả nhưng thận trọng nhằm mở rộng hợp tác với Nhật Bản (và có sự tham gia của Mỹ—quốc gia có mối quan hệ đặc biệt với cả Đài Bắc và Tokyo) về vấn đề an ninh, đặc biệt là các biện pháp phối hợp để đối phó với mối đe dọa Trung Quốc. Việc tìm kiếm mối quan hệ an ninh giữa Nhật Bản và Đài Loan đòi hỏi các tương tác chính thức giữa các kênh chính phủ. 

Ngoài ra, một số rào cản đối với hợp tác an ninh Nhật - Đài, như năng lực tương tác vũ khí, chia sẻ thông tin tình báo, tập trận,... đòi hỏi quyết tâm từ chính quyền hai nước, và có thể có sự phối hợp với Mỹ. Có thông tin cho rằng Tokyo đang cân nhắc quyết định gửi một quan chức dân sự của Bộ Quốc phòng Nhật Bản đến Hiệp hội Trao đổi Nhật Bản - Đài Loan tại Đài Bắc (cơ quan đóng vai trò là đại sứ quán trên thực tế của Nhật Bản tại Đài Loan), và đây sẽ là một biện pháp khả dĩ trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ an ninh Nhật - Đài. Trên thực tế, Mỹ và Nhật Bản được cho là đã thảo luận các biện pháp đáp trả trong những trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan. Việc tích hợp Đài Loan trong một khuôn khổ hợp tác tiểu đa phương (không chính thức) với Nhật Bản và Mỹ sẽ gửi đi thông điệp răn đe rõ ràng tới Trung Quốc về tham vọng chủ quyền của nước này và giúp Đài Loan gia tăng không gian hoạt động quốc tế.

Khung đào tạo hợp tác toàn cầu (Global Cooperation Training Framework - GCTF)—gồm Đài Loan, Nhật Bản, Australia và Mỹ, với chủ đề hợp tác về an ninh phi truyền thống như y tế công cộng, thực thi pháp luật, cứu trợ thiên tai, hợp tác năng lượng,…—có thể là nơi tiềm năng để thúc đẩy những liên kết giữa Đài Loan và ba cường quốc còn lại nhằm duy trì trật tự quốc tế tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và thúc đẩy lợi ích quốc gia của cả Nhật Bản và Đài Loan. 

Trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng đe dọa thống nhất Đài Loan, có thể bằng vũ lực, và sự nổi lên của liên minh phi dân chủ, độc tài và chủ nghĩa xét lại giữa Trung Quốc và Nga, Đài Loan dưới thời ông Lại cần thể hiện quyết tâm mạnh mẽ hơn trong việc phát triển mối quan hệ gần gũi với các quốc gia dân chủ, cùng chí hướng để đối trọng với Bắc Kinh và bảo vệ chủ quyền của mình. Thắt chặt quan hệ với Nhật Bản là đòi hỏi cấp thiết trong môi trường an ninh khu vực đầy bất định và khó tiên liệu.

Từ khoá: Đài Loan Nhật Bản Lại Thanh Đức bầu cử Đài Loan Đông Bắc Á

BÀI LIÊN QUAN