Chính trị - Ngoại giao | An ninh - Quốc phòng   19/06/2023

Vì sao quan hệ Nhật Bản - NATO ngày càng gắn bó?

Sự gắn bó giữa Nhật Bản và NATO không chỉ dựa trên việc chia sẻ các giá trị chung mà còn gắn với mối quan ngại chung về Nga và Trung Quốc.

Tim Phan

19/06/2023
Image
Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) bắt tay Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào ngày 31/01/2023 tại Tokyo - (C): Takashi Aoyama/Pool/REUTERS

Quan hệ Nhật Bản - NATO bền chặt hơn

Quan hệ giữa Nhật Bản và NATO đang được thắt chặt trong bối cảnh Tokyo nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ngoại giao và tăng cường vai trò an ninh trong khu vực để ứng phó với sự quyết đoán hơn của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Nhật Bản là ưu tiên của NATO khi tổ chức điều chỉnh chính sách nhằm can dự tích cực hơn vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Hiện NATO xem Nhật Bản là đối tác quan trọng tại khu vực. Trong nhóm “Đối tác châu Á - Thái Bình Dương” của của NATO (còn gọi là AP4, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) thì Nhật Bản là quốc gia ngoài châu Âu có mối quan hệ hợp tác lâu đời nhất với liên minh. Những tương tác không chính thức giữa hai bên diễn ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và trở nên chính thức vào đầu những năm 90, đặc biệt là từ sự kiện Tổng Thư ký Manfred Hermann Wörner trở thành lãnh đạo đầu tiên của NATO tới Nhật Bản vào năm 1991. Kể từ đó, quan hệ Nhật Bản - NATO không ngừng mở rộng, nhờ vào việc chia sẻ các giá trị chung (như dân chủ, tự do cá nhân, nhân quyền và pháp quyền) và lợi ích tương đồng.

Hợp tác giữa Nhật Bản và NATO được đưa lên tầm cao mới với các hoạt động đối thoại và tương tác diễn ra thường xuyên hơn và được chính thức hoá sau khi Shinzo Abe trở lại làm Thủ tướng vào năm 2012. Vào năm 2013, trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, hai bên đã ra Tuyên bố Chính trị Chung (Joint Political Declaration) nhằm vạch ra những ưu tiên cho hợp tác song phương. Tại thời điểm đó, ông Rasmussen đã gọi NATO và Nhật Bản là “những đối tác tự nhiên” (natural partners) chia sẻ giá trị và lợi ích chung. Vào năm 2014, Tokyo và NATO ký kết Chương trình Hợp tác Đối tác Cá nhân (Individual Partnership and Cooperation Programme - IPCP) và được gia hạn gần nhất là vào tháng 6/2020. IPCP nhấn mạnh hợp tác giữa Nhật Bản và NATO trên một số lĩnh vực như không gian mạng, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân, công nghệ quốc phòng và an ninh,... Năm 2018, Nhật Bản chỉ định Đại sứ quán của nước này tại Bỉ làm phái bộ tại NATO, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hai bên. 

Quan hệ Nhật Bản và NATO cũng diễn ra bên trong các khuôn khổ đa phương, với một số lĩnh vực trọng tâm. Thứ nhất là hợp tác xây dựng năng lực và khả năng tương tác. Từ năm 2014, Nhật Bản tích cực tham gia vào Nền tảng Khả năng Tương tác (Interoperability Platform - IP) thuộc khuôn khổ Sáng kiến Khả năng Tương tác Đối tác (Partnership Interoperability Initiative - PII) do NATO đề xuất, trong đó hai bên chú trọng vào đào tạo và phát triển khả năng tương tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải. 

Bên cạnh đó, NATO và Nhật Bản cũng tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung. Vào tháng 9/2014, hai bên đã tiến hành cuộc tập trận chống cướp biển lần đầu tiên tại vịnh Aden với sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Gần đây nhất là vào tháng 6/2022, hai bên đã tổ chức huấn luyện phối hợp diễn tập ở Địa Trung Hải. Các cuộc tập trận và huấn luyện này phản ánh nền ngoại giao dựa trên các giá trị (values-based diplomacy) của Nhật Bản, góp phần duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ được xác lập từ sau Thế chiến II. 

Thứ hai là hỗ trợ các hoạt động và sứ mệnh do NATO dẫn đầu. Điển hình là những đóng góp của Nhật Bản đối với Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (International Security Assistance Force - ISAF) tại Afghanistan cũng như tham gia vào các nỗ lực tái thiết và phát triển ở quốc gia Trung Á này. Nhật Bản gần đây cũng phối hợp cùng NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga thông qua Quỹ Uỷ thác về Gói Hỗ trợ Toàn diện (Comprehensive Assistance Package - CAP). Thông qua Quỹ này, Nhật Bản đã đóng góp 30 triệu USD để Ukraine có thể mua sắm các thiết bị quân sự phi sát thương. 

Thứ ba là tham gia và đóng góp vào các sáng kiến với nhiều nội dung hợp tác do NATO đề xuất, mà nổi bật là những Quỹ Uỷ thác (Trust Fund). Gần đây nhất, Nhật Bản tham gia vào Quỹ Uỷ thác Xây dựng Năng lực Quốc phòng và An ninh Liên quan (DCB); khuôn khổ của Chương trình Khoa học vì Hòa bình và An ninh (SPS), đặc biệt là trong lĩnh vực chống khủng bố, dò tìm, rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ,... Những sáng kiến này giúp thắt chặt liên kết giữa Nhật Bản và NATO, qua đó, góp phần thúc đẩy an ninh khu vực và thế giới. 

Bên cạnh đó, Nhật Bản và NATO cũng duy trì đối thoại chính trịtrao đổi quân sự ở các cấp khác nhau nhằm nâng cao sự hiểu biết và lòng tin lẫn nhau. Những cuộc trao đổi góp phần giúp hai bên cập nhật những diễn biến an ninh mới nhất ở châu Âu - Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đáng chú ý, vào tháng 12/2020, Nhật Bản lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng NATO. Đến tháng 6/2022, Fumio Kishida là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Madrid (Tây Ban Nha). Tại hội nghị, NATO đã thông qua Khái niệm Chiến lược (Strategic Concept) 2022, lần đầu tiên đề cập đến các thách thức mang tính hệ thống do Trung Quốc gây ra đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương. 

Động lực làm sâu sắc quan hệ Nhật Bản - NATO

Các động lực chung thúc đẩy NATO tham sự tích cực hơn vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và việc Nhật Bản theo đuổi mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với NATO là:

Đầu tiên, với việc trọng tâm cán cân quyền lực dịch chuyển từ châu Âu sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (một phần lớn là do Trung Quốc “trỗi dậy” và Mỹ “xoay trục” sang khu vực), NATO và Nhật Bản có cơ hội thắt chặt quan hệ dựa trên các giá trị và tầm nhìn chung. Cụ thể, Nhật Bản ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và đã có những nỗ lực cụ thể để thực hiện hoá tầm nhìn này. Trong khi đó, mặc dù mối quan tâm an ninh lớn nhất của NATO vẫn là châu Âu nhưng tổ chức này đang điều chỉnh chiến lược để mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Trong Khái niệm Chiến lược 2022, NATO khẳng định “tăng cường đối thoại và hợp tác với các đối tác mới và hiện có ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để giải quyết các thách thức xuyên khu vực và chia sẻ lợi ích an ninh”. Phái đoàn NATO tham dự Đối thoại Shangri-La 2023 tại Singapore cũng kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn giữa NATO và các đối tác trong khu vực, nhấn mạnh dù Nhật Bản “cách xa châu Âu nhưng chúng ta chia sẻ chung các giá trị cần phải bảo vệ trong một môi trường an ninh toàn cầu đang thay đổi đáng kể”. Việc NATO thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản là minh chứng sống động nhất cho những bước chuyển mình này. Là một cường quốc có vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh khu vực, Nhật Bản có thể đóng vai trò “cầu nối” để NATO làm sâu sắc quan hệ với các đối tác trong AP4 cũng như các quốc gia cùng chí hướng (like-minded countries) khác tại khu vực.

Một số thành viên NATO cũng nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đang tích cực can dự vào khu vực. Mỹ, Canada, Pháp, Đứcnhiều quốc gia châu Âu khác đã công bố các tài liệu thể hiện tầm nhìn chiến lược về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, qua đó định hướng cách tiếp cận tổng thể đối với khu vực. Thêm vào đó, những thành viên có nguồn lực tương đối hơn đã tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực qua việc cử tàu chiến hay tiến hành tập trận chung. Những năm gần đây, Anh (2021), Pháp (2021), Canada (2021, 2022, 2023) đã triển khai các tàu chiến tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là những điểm nóng như eo biển Đài Loan, Biển Đông. Vào năm 2021, Anh thông báo nước này quyết định triển khai tàu chiến dài hạn tại các vùng biển châu Á. Mới đây, Đức cũng thông báo về sự hiện diện quân sự lớn hơn trong khu vực. 

Thứ hai, nhận thức chung về “mối đe dọa” mà Trung Quốc gây ra cho khu vực và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cũng thúc đẩy quan hệ Nhật Bản - NATO. Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản công bố tháng 12/2022 khẳng định các hành động quân sự của Trung Quốc đặt ra “một thách thức chiến lược lớn nhất và chưa từng có trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản cũng như hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế”. Trong Khái niệm Chiến lược 2022, NATO lần đầu tiên chỉ ra “các chính sách tham vọng và cưỡng ép” của Trung Quốc đang “thách thức các lợi ích, an ninh và giá trị” của các thành viên NATO. Tương tự, Tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Madrid vào năm 2022 cũng nhấn mạnh NATO đang đối mặt với sự cạnh tranh có hệ thống từ Bắc Kinh, nhất là về lợi ích, an ninh và giá trị của liên minh.

ý kiến cho rằng việc xác định Trung Quốc là thách thức đối với liên minh là cách để NATO tăng cường tính chính danh cho sự tồn tại của tổ chức, đồng thời tìm kiếm động lực phát triển mới sau khi đối thủ chính là Liên Xô tan rã vào ba thập kỷ trước. Tuy nhiên, lập luận này không thuyết phục. Thực tế, việc Nga xâm lược Ukraine đã làm NATO quyết tâm hơn, với việc các thành viên đoàn kết hơn và liên minh kết nạp thêm Phần Lan. NATO hiện xem Nga “mối đe dọa trực tiếp và to lớn nhất”. Trong khi đó, NATO cũng coi Trung Quốc là thách thức hệ thống của tổ chức. Điều này có nguyên nhân từ sự chuyển biến nhận thức của liên minh và các quốc gia thành viên về cường quốc này. Hơn một thập niên qua, Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng tại châu Âu thông qua các biện pháp ngoại giao, thương mại và các đầu tư kinh tế. Ngoài ra, việc Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự “sát sườn” NATO đã khiến liên minh điều chỉnh các tiếp cận với cường quốc châu Á này. 

Bên cạnh đó, mối quan hệ “không giới hạn” ngày càng sâu sắc của Nga và Trung Quốc đã thúc đẩy NATO và Nhật Bản xích lại gần nhau. Trong Khái niệm Chiến lược 2022, NATO nhấn mạnh “mối quan hệ chiến lược sâu sắc giữa Trung Quốc và Nga cùng với những nỗ lực chung của hai nước đang làm xói mòn trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và đi ngược lại các giá trị của liên minh”. Trong khi đó, Nhật Bản là quốc gia cảm nhận rõ ràng mối đe dọa từ sự liên kết quân sự của hai cường quốc trên. Tàu chiếnmáy bay quân sự của Nga và Trung Quốc thường tuần tra chung tại vùng biển và vùng trời xung quanh Nhật Bản và khiến nước này phải nâng cao cảnh báo. Do đó, việc thắt chặt quan hệ giữa NATO và Nhật Bản sẽ giúp củng cố tính răn đe và gửi thông điệp mạnh mẽ tới cả Nga và Trung Quốc. 

Cuối cùng, cuộc chiến tranh Ukraine tạo xung lực quan trọng cho hợp tác Nhật Bản - NATO. Cuộc chiến phơi bày thực tế rằng “kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận”. Nói cách khác, các quốc gia có tư tưởng xét lại như Nga và Trung Quốc có thể vi phạm luật pháp quốc tế hòng đạt được tham vọng. Trước việc Nga xâm lược Ukraine và Trung Quốc gia tăng sức ép lên Đài Loan và hung hăng hơn ở Biển Đông, Thủ tướng Kishida cảnh báo “Ukraine hôm nay có thể là Đông Á ngày mai”. Khi các điểm nóng (như Đài Loan, Biển Đông) có thể bùng phát thành các xung đột, việc ngăn chặn các hành động gây hấn và đe dọa đến an ninh khu vực là quan trọng hơn bao giờ hết. 

Khủng hoảng an ninh ở một khu vực có thể lan rộng ra các khu vực khác. Vào tháng 1/2023, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhấn mạnh an ninh xuyên Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có liên kết chặt chẽ với nhau. Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cũng nhấn mạnh lý do khiến hợp tác giữa Tokyo và NATO ngày càng cấp thiết khi tuyên bố những gì đang xảy ra ở Đông Âu “không chỉ giới hạn trong vấn đề ở Đông Âu”, mà còn “ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ở Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao sự hợp tác giữa chúng ta ở Đông Á và NATO (đang) trở nên… ngày càng quan trọng.”

Triển vọng cho quan hệ Nhật Bản - NATO?

Quan hệ Nhật Bản - NATO có nhiều tiến triển, với việc hai bên cùng chia sẻ các giá trị và lợi ích. Về phía Nhật Bản, thúc đẩy quan hệ với NATO là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của nước này, đó là tăng cường hội nhập vào các cấu trúc an ninh khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, NATO là một khối quân sự to lớn và tiềm năng, có thể góp phần tạo ra trọng lực cho Nhật Bản trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, Triều Tiên, và Nga - vốn là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Gắn kết chặt chẽ hơn với NATO cũng là bước tiến tự nhiên trong chính sách châu Âu của chính quyền Kishida, nhất là khi quan hệ giữa Nhật Bản với AnhPháp đang tốt đẹp. Thúc đẩy quan hệ với NATO cũng giúp Nhật Bản củng cố và mở rộng quan hệ đối tác tại châu Âu. 

Kỳ vọng về việc quan hệ Nhật Bản - NATO sẽ sớm được thể chế hóa trong tương lai gần là hoàn toàn có cơ sở khi hai bên đang hướng tới ký kết Chương trình hợp tác đáp ứng nhu cầu riêng (Individually Tailored Partnership Programme - ITPP) nhằm nâng cấp mối quan hệ. Vào tháng 4/2023, Ngoại trưởng Hayashi xác nhận hai bên đang thảo luận về kế hoạch trên.

Mặc dù Thủ tướng Kishida tuyên bố Nhật Bản không có ý định trở thành thành viên chính thức hay bán thành viên của NATO, việc nâng cấp quan hệ đối tác với liên minh này qua ITPP sẽ giúp thiết lập một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh đúng mức độ hợp tác chặt chẽ hiện nay giữa hai bên. ITPP cũng có thể được xem là cơ sở cho sự thành lập văn phòng liên lạc đầu tiên của NATO ở Nhật Bản. Trên cơ sở đó, các tương tác chính thức giữa các lãnh đạo cấp cao của Nhật Bản và NATO sẽ thường xuyên hơn, nội dung hợp tác cũng sẽ được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm an ninh mạng, không gian và chống tin giả.

Quan hệ Nhật Bản - NATO bền chặt hơn

Quan hệ giữa Nhật Bản và NATO đang được thắt chặt trong bối cảnh Tokyo nỗ lực mở rộng ảnh hưởng ngoại giao và tăng cường vai trò an ninh trong khu vực để ứng phó với sự quyết đoán hơn của Trung Quốc. Bên cạnh đó, Nhật Bản là ưu tiên của NATO khi tổ chức điều chỉnh chính sách nhằm can dự tích cực hơn vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Hiện NATO xem Nhật Bản là đối tác quan trọng tại khu vực. Trong nhóm “Đối tác châu Á - Thái Bình Dương” của của NATO (còn gọi là AP4, gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) thì Nhật Bản là quốc gia ngoài châu Âu có mối quan hệ hợp tác lâu đời nhất với liên minh. Những tương tác không chính thức giữa hai bên diễn ra trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh và trở nên chính thức vào đầu những năm 90, đặc biệt là từ sự kiện Tổng Thư ký Manfred Hermann Wörner trở thành lãnh đạo đầu tiên của NATO tới Nhật Bản vào năm 1991. Kể từ đó, quan hệ Nhật Bản - NATO không ngừng mở rộng, nhờ vào việc chia sẻ các giá trị chung (như dân chủ, tự do cá nhân, nhân quyền và pháp quyền) và lợi ích tương đồng.

Hợp tác giữa Nhật Bản và NATO được đưa lên tầm cao mới với các hoạt động đối thoại và tương tác diễn ra thường xuyên hơn và được chính thức hoá sau khi Shinzo Abe trở lại làm Thủ tướng vào năm 2012. Vào năm 2013, trong chuyến thăm Nhật Bản của Tổng Thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen, hai bên đã ra Tuyên bố Chính trị Chung (Joint Political Declaration) nhằm vạch ra những ưu tiên cho hợp tác song phương. Tại thời điểm đó, ông Rasmussen đã gọi NATO và Nhật Bản là “những đối tác tự nhiên” (natural partners) chia sẻ giá trị và lợi ích chung. Vào năm 2014, Tokyo và NATO ký kết Chương trình Hợp tác Đối tác Cá nhân (Individual Partnership and Cooperation Programme - IPCP) và được gia hạn gần nhất là vào tháng 6/2020. IPCP nhấn mạnh hợp tác giữa Nhật Bản và NATO trên một số lĩnh vực như không gian mạng, an ninh hàng hải, hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thiên tai, kiểm soát và không phổ biến vũ khí hạt nhân, công nghệ quốc phòng và an ninh,... Năm 2018, Nhật Bản chỉ định Đại sứ quán của nước này tại Bỉ làm phái bộ tại NATO, đánh dấu cột mốc mới trong quan hệ hai bên. 

Quan hệ Nhật Bản và NATO cũng diễn ra bên trong các khuôn khổ đa phương, với một số lĩnh vực trọng tâm. Thứ nhất là hợp tác xây dựng năng lực và khả năng tương tác. Từ năm 2014, Nhật Bản tích cực tham gia vào Nền tảng Khả năng Tương tác (Interoperability Platform - IP) thuộc khuôn khổ Sáng kiến Khả năng Tương tác Đối tác (Partnership Interoperability Initiative - PII) do NATO đề xuất, trong đó hai bên chú trọng vào đào tạo và phát triển khả năng tương tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải. 

Bên cạnh đó, NATO và Nhật Bản cũng tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung. Vào tháng 9/2014, hai bên đã tiến hành cuộc tập trận chống cướp biển lần đầu tiên tại vịnh Aden với sự tham gia của Lực lượng Phòng vệ bờ biển Nhật Bản. Gần đây nhất là vào tháng 6/2022, hai bên đã tổ chức huấn luyện phối hợp diễn tập ở Địa Trung Hải. Các cuộc tập trận và huấn luyện này phản ánh nền ngoại giao dựa trên các giá trị (values-based diplomacy) của Nhật Bản, góp phần duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ được xác lập từ sau Thế chiến II. 

Thứ hai là hỗ trợ các hoạt động và sứ mệnh do NATO dẫn đầu. Điển hình là những đóng góp của Nhật Bản đối với Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (International Security Assistance Force - ISAF) tại Afghanistan cũng như tham gia vào các nỗ lực tái thiết và phát triển ở quốc gia Trung Á này. Nhật Bản gần đây cũng phối hợp cùng NATO hỗ trợ Ukraine trong cuộc chiến chống lại Nga thông qua Quỹ Uỷ thác về Gói Hỗ trợ Toàn diện (Comprehensive Assistance Package - CAP). Thông qua Quỹ này, Nhật Bản đã đóng góp 30 triệu USD để Ukraine có thể mua sắm các thiết bị quân sự phi sát thương. 

Thứ ba là tham gia và đóng góp vào các sáng kiến với nhiều nội dung hợp tác do NATO đề xuất, mà nổi bật là những Quỹ Uỷ thác (Trust Fund). Gần đây nhất, Nhật Bản tham gia vào Quỹ Uỷ thác Xây dựng Năng lực Quốc phòng và An ninh Liên quan (DCB); khuôn khổ của Chương trình Khoa học vì Hòa bình và An ninh (SPS), đặc biệt là trong lĩnh vực chống khủng bố, dò tìm, rà phá bom mìn và vật liệu chưa nổ,... Những sáng kiến này giúp thắt chặt liên kết giữa Nhật Bản và NATO, qua đó, góp phần thúc đẩy an ninh khu vực và thế giới. 

Bên cạnh đó, Nhật Bản và NATO cũng duy trì đối thoại chính trịtrao đổi quân sự ở các cấp khác nhau nhằm nâng cao sự hiểu biết và lòng tin lẫn nhau. Những cuộc trao đổi góp phần giúp hai bên cập nhật những diễn biến an ninh mới nhất ở châu Âu - Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Đáng chú ý, vào tháng 12/2020, Nhật Bản lần đầu tiên tham dự Hội nghị Ngoại trưởng NATO. Đến tháng 6/2022, Fumio Kishida là Thủ tướng Nhật Bản đầu tiên dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO tại Madrid (Tây Ban Nha). Tại hội nghị, NATO đã thông qua Khái niệm Chiến lược (Strategic Concept) 2022, lần đầu tiên đề cập đến các thách thức mang tính hệ thống do Trung Quốc gây ra đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương. 

Động lực làm sâu sắc quan hệ Nhật Bản - NATO

Các động lực chung thúc đẩy NATO tham sự tích cực hơn vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và việc Nhật Bản theo đuổi mối quan hệ đối tác chặt chẽ hơn với NATO là:

Đầu tiên, với việc trọng tâm cán cân quyền lực dịch chuyển từ châu Âu sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (một phần lớn là do Trung Quốc “trỗi dậy” và Mỹ “xoay trục” sang khu vực), NATO và Nhật Bản có cơ hội thắt chặt quan hệ dựa trên các giá trị và tầm nhìn chung. Cụ thể, Nhật Bản ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở và đã có những nỗ lực cụ thể để thực hiện hoá tầm nhìn này. Trong khi đó, mặc dù mối quan tâm an ninh lớn nhất của NATO vẫn là châu Âu nhưng tổ chức này đang điều chỉnh chiến lược để mở rộng ảnh hưởng sang khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. 

Trong Khái niệm Chiến lược 2022, NATO khẳng định “tăng cường đối thoại và hợp tác với các đối tác mới và hiện có ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương để giải quyết các thách thức xuyên khu vực và chia sẻ lợi ích an ninh”. Phái đoàn NATO tham dự Đối thoại Shangri-La 2023 tại Singapore cũng kêu gọi hợp tác chặt chẽ hơn giữa NATO và các đối tác trong khu vực, nhấn mạnh dù Nhật Bản “cách xa châu Âu nhưng chúng ta chia sẻ chung các giá trị cần phải bảo vệ trong một môi trường an ninh toàn cầu đang thay đổi đáng kể”. Việc NATO thúc đẩy hợp tác với Nhật Bản là minh chứng sống động nhất cho những bước chuyển mình này. Là một cường quốc có vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh khu vực, Nhật Bản có thể đóng vai trò “cầu nối” để NATO làm sâu sắc quan hệ với các đối tác trong AP4 cũng như các quốc gia cùng chí hướng (like-minded countries) khác tại khu vực.

Một số thành viên NATO cũng nhận thấy tầm quan trọng chiến lược của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và đang tích cực can dự vào khu vực. Mỹ, Canada, Pháp, Đứcnhiều quốc gia châu Âu khác đã công bố các tài liệu thể hiện tầm nhìn chiến lược về khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, qua đó định hướng cách tiếp cận tổng thể đối với khu vực. Thêm vào đó, những thành viên có nguồn lực tương đối hơn đã tăng cường hiện diện quân sự tại khu vực qua việc cử tàu chiến hay tiến hành tập trận chung. Những năm gần đây, Anh (2021), Pháp (2021), Canada (2021, 2022, 2023) đã triển khai các tàu chiến tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là những điểm nóng như eo biển Đài Loan, Biển Đông. Vào năm 2021, Anh thông báo nước này quyết định triển khai tàu chiến dài hạn tại các vùng biển châu Á. Mới đây, Đức cũng thông báo về sự hiện diện quân sự lớn hơn trong khu vực. 

Thứ hai, nhận thức chung về “mối đe dọa” mà Trung Quốc gây ra cho khu vực và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ cũng thúc đẩy quan hệ Nhật Bản - NATO. Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản công bố tháng 12/2022 khẳng định các hành động quân sự của Trung Quốc đặt ra “một thách thức chiến lược lớn nhất và chưa từng có trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản cũng như hòa bình và ổn định của cộng đồng quốc tế”. Trong Khái niệm Chiến lược 2022, NATO lần đầu tiên chỉ ra “các chính sách tham vọng và cưỡng ép” của Trung Quốc đang “thách thức các lợi ích, an ninh và giá trị” của các thành viên NATO. Tương tự, Tuyên bố Hội nghị Thượng đỉnh Madrid vào năm 2022 cũng nhấn mạnh NATO đang đối mặt với sự cạnh tranh có hệ thống từ Bắc Kinh, nhất là về lợi ích, an ninh và giá trị của liên minh.

ý kiến cho rằng việc xác định Trung Quốc là thách thức đối với liên minh là cách để NATO tăng cường tính chính danh cho sự tồn tại của tổ chức, đồng thời tìm kiếm động lực phát triển mới sau khi đối thủ chính là Liên Xô tan rã vào ba thập kỷ trước. Tuy nhiên, lập luận này không thuyết phục. Thực tế, việc Nga xâm lược Ukraine đã làm NATO quyết tâm hơn, với việc các thành viên đoàn kết hơn và liên minh kết nạp thêm Phần Lan. NATO hiện xem Nga “mối đe dọa trực tiếp và to lớn nhất”. Trong khi đó, NATO cũng coi Trung Quốc là thách thức hệ thống của tổ chức. Điều này có nguyên nhân từ sự chuyển biến nhận thức của liên minh và các quốc gia thành viên về cường quốc này. Hơn một thập niên qua, Trung Quốc không ngừng gia tăng ảnh hưởng tại châu Âu thông qua các biện pháp ngoại giao, thương mại và các đầu tư kinh tế. Ngoài ra, việc Trung Quốc mở rộng hiện diện quân sự “sát sườn” NATO đã khiến liên minh điều chỉnh các tiếp cận với cường quốc châu Á này. 

Bên cạnh đó, mối quan hệ “không giới hạn” ngày càng sâu sắc của Nga và Trung Quốc đã thúc đẩy NATO và Nhật Bản xích lại gần nhau. Trong Khái niệm Chiến lược 2022, NATO nhấn mạnh “mối quan hệ chiến lược sâu sắc giữa Trung Quốc và Nga cùng với những nỗ lực chung của hai nước đang làm xói mòn trật tự quốc tế dựa trên luật lệ và đi ngược lại các giá trị của liên minh”. Trong khi đó, Nhật Bản là quốc gia cảm nhận rõ ràng mối đe dọa từ sự liên kết quân sự của hai cường quốc trên. Tàu chiếnmáy bay quân sự của Nga và Trung Quốc thường tuần tra chung tại vùng biển và vùng trời xung quanh Nhật Bản và khiến nước này phải nâng cao cảnh báo. Do đó, việc thắt chặt quan hệ giữa NATO và Nhật Bản sẽ giúp củng cố tính răn đe và gửi thông điệp mạnh mẽ tới cả Nga và Trung Quốc. 

Cuối cùng, cuộc chiến tranh Ukraine tạo xung lực quan trọng cho hợp tác Nhật Bản - NATO. Cuộc chiến phơi bày thực tế rằng “kẻ mạnh làm bất cứ những gì mình có thể, còn kẻ yếu thì phải chấp nhận những gì họ phải chấp nhận”. Nói cách khác, các quốc gia có tư tưởng xét lại như Nga và Trung Quốc có thể vi phạm luật pháp quốc tế hòng đạt được tham vọng. Trước việc Nga xâm lược Ukraine và Trung Quốc gia tăng sức ép lên Đài Loan và hung hăng hơn ở Biển Đông, Thủ tướng Kishida cảnh báo “Ukraine hôm nay có thể là Đông Á ngày mai”. Khi các điểm nóng (như Đài Loan, Biển Đông) có thể bùng phát thành các xung đột, việc ngăn chặn các hành động gây hấn và đe dọa đến an ninh khu vực là quan trọng hơn bao giờ hết. 

Khủng hoảng an ninh ở một khu vực có thể lan rộng ra các khu vực khác. Vào tháng 1/2023, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nhấn mạnh an ninh xuyên Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương có liên kết chặt chẽ với nhau. Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cũng nhấn mạnh lý do khiến hợp tác giữa Tokyo và NATO ngày càng cấp thiết khi tuyên bố những gì đang xảy ra ở Đông Âu “không chỉ giới hạn trong vấn đề ở Đông Âu”, mà còn “ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình ở Thái Bình Dương. Đó là lý do tại sao sự hợp tác giữa chúng ta ở Đông Á và NATO (đang) trở nên… ngày càng quan trọng.”

Triển vọng cho quan hệ Nhật Bản - NATO?

Quan hệ Nhật Bản - NATO có nhiều tiến triển, với việc hai bên cùng chia sẻ các giá trị và lợi ích. Về phía Nhật Bản, thúc đẩy quan hệ với NATO là một phần trong chiến lược rộng lớn hơn của nước này, đó là tăng cường hội nhập vào các cấu trúc an ninh khu vực và toàn cầu. Bên cạnh đó, NATO là một khối quân sự to lớn và tiềm năng, có thể góp phần tạo ra trọng lực cho Nhật Bản trước các hành động gây hấn của Trung Quốc, Triều Tiên, và Nga - vốn là các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.

Gắn kết chặt chẽ hơn với NATO cũng là bước tiến tự nhiên trong chính sách châu Âu của chính quyền Kishida, nhất là khi quan hệ giữa Nhật Bản với AnhPháp đang tốt đẹp. Thúc đẩy quan hệ với NATO cũng giúp Nhật Bản củng cố và mở rộng quan hệ đối tác tại châu Âu. 

Kỳ vọng về việc quan hệ Nhật Bản - NATO sẽ sớm được thể chế hóa trong tương lai gần là hoàn toàn có cơ sở khi hai bên đang hướng tới ký kết Chương trình hợp tác đáp ứng nhu cầu riêng (Individually Tailored Partnership Programme - ITPP) nhằm nâng cấp mối quan hệ. Vào tháng 4/2023, Ngoại trưởng Hayashi xác nhận hai bên đang thảo luận về kế hoạch trên.

Mặc dù Thủ tướng Kishida tuyên bố Nhật Bản không có ý định trở thành thành viên chính thức hay bán thành viên của NATO, việc nâng cấp quan hệ đối tác với liên minh này qua ITPP sẽ giúp thiết lập một khuôn khổ hợp tác mới, phản ánh đúng mức độ hợp tác chặt chẽ hiện nay giữa hai bên. ITPP cũng có thể được xem là cơ sở cho sự thành lập văn phòng liên lạc đầu tiên của NATO ở Nhật Bản. Trên cơ sở đó, các tương tác chính thức giữa các lãnh đạo cấp cao của Nhật Bản và NATO sẽ thường xuyên hơn, nội dung hợp tác cũng sẽ được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, bao gồm an ninh mạng, không gian và chống tin giả.

Từ khoá: Nhật Bản NATO AP4 an ninh - quốc phòng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

BÀI LIÊN QUAN