Chính trị - Ngoại giao   24/02/2024

Vì sao tân tổng thống Đài Loan nên tiếp tục “Chính sách hướng Nam mới”?

Chính quyền mới do ông Lại Thanh Đức lãnh đạo cần kế thừa và thúc đẩy Chính sách hướng Nam mới (NSP) của người tiền nhiệm, qua đó mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và không gian quốc tế của Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường cô lập hòn đảo.

Tim Phan

24/02/2024
Image
Phó Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức phát biểu tại Diễn đàn Yushan 2023 hôm 12/10/2023 tại Đài Bắc - (C): Twitter

Chiến thắng của ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te)—ứng cử viên đại diện Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP)—trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1/2024 cho thấy rằng, ở một mức độ nào đó, người dân Đài Loan vẫn ủng hộ các chính sách và chương trình hành động của Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) trong hai nhiệm kỳ vừa qua (2016 - 2024) và mong muốn chính quyền mới tiếp tục di sản của bà Thái, đặc biệt là về chính sách đối ngoại. 

Trong khi tập trung vào các vấn đề kinh tế - xã hội như thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết tình trạng thất nghiệp, điều chỉnh giá nhà ở và giảm tình trạng bất bình đẳng—những khó khăn về đối nội đang đe dọa hình ảnh và thử thách khả năng quản trị của DPP, ông Lại cũng cần một chính sách đối ngoại toàn diện và linh hoạt để mở rộng không gian quốc tế cho Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường cô lập hòn đảo. Việc Nauru chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang thiết lập quan hệ với Trung Quốc chỉ hai ngày sau cuộc bầu cử cho thấy ảnh hưởng và nỗ lực của Bắc Kinh trong việc cô lập Đài Bắc.

Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, ông Lại cần kế thừa di sản đối ngoại được đánh giá là tương đối thành công của người tiền nhiệm. Trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Thái Anh Văn đã theo đuổi chính sách ngoại giao thực dụng (pragmatic) và linh hoạt (flexible), nổi bật là Chính sách hướng Nam mới (New Southbound Policy - NSP) được công bố vào năm 2016 ngay sau khi bà Thái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. 

Chính sách hướng Nam mới: thấy gì qua gần tám năm triển khai?

Chính quyền bà Thái xem NSP là một trụ cột quan trọng chính sách ngoại giao của Đài Loan, qua đó giúp đa dạng hóa hoạt động thương mại, giảm lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời củng cố sự hiện diện của Đài Loan trong khu vực để thúc đẩy lợi ích quốc gia. Trọng tâm của NSP là hợp tác kinh tế, giao lưu nhân tài, cùng chia sẻ nguồn lực và liên kết khu vực với các nước ASEAN, Nam Á, Australia và New Zealand. Thông qua NSP, Đài Loan có thể tăng cường sự can dự của nước này đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua việc hợp tác cùng thắng (win-win cooperation). Và hơn hết, NSP được xem là chiến lược giúp Đài Loan “không bị bỏ lại phía sau” trong bối cảnh các cường quốc bên ngoài tăng cường can dự vào khu vực, chẳng hạn như Ấn Độ với chính sách Hành động hướng Đông (Act-East Policy), Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jae-in có Chính sách hướng Nam mới (New Southern Policy), Nhật Bản thì triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy). 

Sau gần tám năm triển khai, NSP đã giúp Đài Loan tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia phương Nam, đặc biệt là các nước ASEAN, trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, đầu tư cho đến giao lưu nhân dân. Về hợp tác kinh tế, tổng kim ngạch thương mại giữa Đài Loan và các nước NSP gia tăng đáng kể, từ 95,83 tỷ USD vào năm 2016 (thời điểm công bố NSP) lên đến 152,35 tỷ USD vào năm 2023, tăng gần 60%. Trong khi đó, thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc cũng tăng nhưng chậm hơn, chỉ khoảng 41%

NSP được thực thi cùng thời điểm nhiều quốc gia chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, do lo ngại sự cạnh tranh thương mại gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ bắt đầu từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, đại dịch Covid-19, và môi trường kinh doanh tại Trung Quốc có nhiều bất ổn. Bối cảnh quốc tế này đã mang lại nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư Đài Loan tại khu vực. Kết quả là, đầu tư của Đài Loan vào các nước NSP tăng mạnh, phần nào giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ra khỏi Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp của Đài Loan tới các quốc gia NSP đã tăng từ 11% năm 2016 lên 35% vào năm 2022. Chỉ tính riêng trong sáu tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư của Đài Loan tới các đối tác NSP đạt 2,126 tỷ USD, so với 1,9 tỷ USD đầu tư vào Trung Quốc. Trong khi đó, tổng vốn đầu tư vào Đài Loan từ các nước NSP tăng gấp 8 lần, lên tới 5,4 tỷ USD vào năm 2022. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng đã ký kết các hiệp định đầu tư với Philippines (2017), Ấn Độ (2018), Việt Nam (2019). 

Cách tiếp cận “lấy con người làm trung tâm” (people-centric) được xem là trọng tâm trong NSP của bà Thái Anh Văn, đây cũng là điểm khác biệt so với các chính sách hướng Nam (Go South) của các chính quyền trước đó là Tổng thống Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) và Trần Thuỷ Biển (Chen Shui-bian), vốn ưu tiên cho lĩnh vực thương mại và đầu tư. Về du lịch, nhờ vào chính sách nới lỏng điều kiện cấp thị thực (visa), số lượng khách du lịch đến Đài Loan từ các nước NSP tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2016 đến trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với năm 2019 ghi nhận số lượng khách du lịch kỷ lục là 2,7 triệu người. Sau hơn hai năm bị gián đoạn bởi Covid-19—cuộc khủng hoảng y tế khiến cho ngành du lịch thế giới điêu đứng, thì du lịch Đài Loan bắt đầu hồi phục khi chứng kiến số lượng du khách từ các nước NSP tăng 85% so với mức trước đại dịch. 

Hợp tác giáo dục giữa Đài Loan và các nước NSP cũng được đẩy mạnh, góp phần vào sự thành công của chính sách. Thông qua các chương trình học bổng, các hoạt động trao đổi và giao lưu học thuật, văn hóa, chính quyền bà Thái mong muốn mở rộng sự hiểu biết, kinh nghiệm lẫn nhau nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với các nước NSP. Một số sáng kiến đã được đề ra để đẩy mạnh hợp tác giáo dục chẳng hạn như Chương trình phát triển tài năng hướng Nam mới (New Southbound Talent Development Program), Quỹ trao đổi Đài Loan - Châu Á (Taiwan-Asia Exchange Foundation). Nhờ đó, số lượng sinh viên từ các nước NSP theo học tại các cơ sở giáo dục của Đài Loan tăng đều trong những năm qua. 

Những thành tựu trên cho thấy sự thành công (dựa trên một số tiêu chí) và tính khả thi của NSP, tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự gắn kết giữa Đài Loan và khu vực. Về mặt chiến lược, thành tựu của NSP trong những năm qua cho thấy hướng đi đúng đắn của chính quyền bà Thái trong nỗ lực “khu vực hóa” nền kinh tế và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Có thể nói, NSP là “cầu nối” giúp Đài Loan xích lại gần hơn với khu vực, và mở rộng sự tương tác với các nước láng giềng trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng sử dụng mọi biện pháp để cô lập Đài Loan, đồng thời chính sách này còn là “đòn bẩy” giúp xác lập và nâng cao vị thế của hòn đảo trong khu vực. Phát biểu tại Diễn đàn Yushan (Yushan Forum) năm 2023, bà Thái tuyên bố trong bối cảnh “mối đe dọa về chủ nghĩa độc tài và biến đổi khí hậu, cũng như việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu, Đài Loan đã chứng minh là một đối tác an toàn và đáng tin cậy”.

Dù vậy, quá trình triển khai NSP cũng gặp không ít khó khăn và thách thức. Thứ nhất là nhân tố Trung Quốc. Mặc dù chính quyền bà Thái tuyên bố NSP không tìm cách cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI) của Trung Quốc trong khu vực, song nhân tố Trung Quốc là yếu tố phải xét đến khi đánh giá sự tương tác giữa các nước NSP với Đài Loan trong khuôn khổ NSP. Không thể phủ nhận rằng Trung Quốc hiện có tầm ảnh hưởng to lớn, đặc biệt là đối với các quốc gia Đông Nam Á. Lợi thế của Bắc Kinh so với Đài Bắc ở chỗ, nước này có quan hệ ngoại giao chính thức với tất cả các đối tác NSP (thậm chí có nước duy trì mối quan hệ bền chặt với Bắc Kinh). Bên cạnh đó, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của các quốc gia trong khu vực, cùng với các sáng kiến hấp dẫn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement - RCEP), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) là những đòn bẩy giúp Bắc Kinh gia tăng vai trò lãnh đạo kinh tế tại khu vực. Vì những lẽ trên, các nước NSP áp dụng cách tiếp cận thận trọng (low-key) trong quan hệ với Đài Loan nói chung và NSP nói riêng nhằm tránh “làm phật lòng” Trung Quốc đến mức thấp nhất (có thể vì lãnh đạo ở những nước này tin rằng việc công khai ủng hộ NSP sẽ vấp phải sự phản đối và trả đũa từ Bắc Kinh).

Thứ hai, một trong những mục tiêu của NSP là mở rộng sự trao đổi qua lại trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư và con người. Tuy nhiên, nhìn tổng quan, sự trao đổi này có vẻ nghiêng về mối quan hệ một chiều (one-way) khi Đài Loan là “bên cho đi” và các nước NSP là “bên nhận lại” nhiều hơn. Đơn cử, trong khi số lượng du học sinh từ các nước NSP sang học tập tại Đài Loan tăng đều thì số lượng sinh viên Đài Loan theo học tại các cơ sở giáo dục ở các nước NSP vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân là vì người Đài Loan ưa chuộng các nước phát triển hơn, chẳng hạn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, bất chấp nỗ lực của chính phủ Đài Loan trong việc dành nhiều nguồn lực hơn để khuyến khích công dân học tập và tìm hiểu về các nước NSP như đưa chương trình ngoại ngữ từ các nước NSP vào trường học tại Đài Loan. Hạn chế này khiến mục tiêu kết nối con người giữa Đài Loan và các nước NSP vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến quyền lực mềm (soft power) của quốc gia này tại khu vực chưa phát huy hết hiệu quả. 

Triển vọng NSP và quan hệ Việt Nam – Đài Loan dưới thời Lại Thanh Đức

Việc ông Lại được bầu làm tổng thống Đài Loan kế nhiệm bà Thái giúp DPP tiếp tục đà duy trì quyền lực, mở ra triển vọng về sự tiếp tục, thậm chí là mở rộng và nâng cấp NSP. Trước xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc gay gắt, tân tổng thống Đài Loan đã phát đi tín hiệu tiếp tục chiến lược đa dạng hóa đối tác kinh tế và chuyển dịch chuỗi chiến lược nhằm giảm sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và để đảm bảo an ninh kinh tế của hòn đảo trước sự gia tăng áp lực từ Bắc Kinh. Trên cơ sở đó, NSP sẽ là ưu tiên trong chiến lược giảm rủi ro (de-risking strategy) của chính quyền ông Lại. Ngoài ra, thúc đẩy NSP thông qua đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư với các nước NSP sẽ góp phần giúp Đài Loan nhận được sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực cho mục tiêu gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP). 

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân giữa Đài Loan với các nước NSP cũng sẽ là trụ cột mà chính quyền ông Lại nên thúc đẩy nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trên phương diện đất nước, văn hóa, và ngôn ngữ; qua đó, giúp Đài Loan hội nhập tốt hơn vào khu vực, củng cố sự hiện diện của hòn đảo trong bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tại Diễn đàn Yushan năm 2023, ông Lại tuyên bố người dân là chính sách trọng tâm trong NSP và cam kết “sẽ tiếp tục mở ra những bước tiến mới trong việc tương trợ phát triển giữa Đài Loan và các quốc gia trong khu vực”. Trong tương lai, những chiều kích của NSP có thể sẽ được ông Lại điều chỉnh để tập trung nhiều hơn vào các vấn đề an ninh phi truyền thống và không nhạy cảm về chính trị nhưng là thế mạnh của Đài Loan, chẳng hạn như y tế, năng lượng bền vững, và giáo dục. 

Tuy nhiên, ông Lại sẽ phải giải quyết nhiều thách thức, cả từ bên trong và bên ngoài, trong quá trình triển khai hoặc nâng cấp NSP. Trung Quốc vẫn sẽ là yếu tố tác động tới NSP của ông Lại, đặc biệt khi quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng trong thời gian tới. Về nội bộ, ông Lại đang phải đối mặt với tình trạng chia rẽ, khác biệt sâu sắc giữa chính phủ của ông với nhánh lập pháp do Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) kiểm soát sau khi DPP để mất thế đa số tại Viện Lập pháp trong cuộc bầu cử vừa qua. Điều này khiến phạm vi hoạch định chính sách của chính quyền ông Lại bị thu hẹp, và tân tổng thống Đài Loan cũng có ít không gian triển khai quyền lực hơn. Sự đối đầu với một bên là chính quyền DPP do ông Lại lãnh đạo—ưu tiên chính sách kết nối Đài Loan với khu vực thông qua NSP, và một bên là KMT—có quan điểm thân Trung Quốc (pro-China) và ưu tiên phát triển quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, có thể gây cản trở đối với quá trình thúc đẩy NSP, khiến các cam kết của Đài Loan dành cho khu vực khó mang lại kết quả đáng kể. Kịch bản tiềm tàng cho sự chia rẽ này là các đảng đối lập tại Viện Lập pháp có thể sẽ chặn các đề xuất ngân sách hoặc yêu cầu chính phủ giảm ngân sách đối với NSP.

Dù vậy, triển vọng NSP được tiếp tục duy trì dưới thời ông Lại sẽ tạo một đòn bẩy cho quan hệ Việt Nam - Đài Loan. Việt Nam được xem là đối tác quan trọng trong NSP của Đài Loan, góp phần không nhỏ vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của Đài Bắc trong chính sách khu vực này. Với Đài Loan, Việt Nam không chỉ vì có quan hệ kinh tế và đầu tư lâu đời, có nền văn hóa tương đồng, mà còn bởi Hà Nội là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, năng động trong khu vực với nguồn lực đa dạng, như lực lượng lao động trẻ và có tay nghề, tài nguyên phong phú, và các chính sách đầu tư hấp dẫn và luôn được cải thiện. Chính vì thế, quan hệ Việt - Đài dưới thời ông Lại sẽ tiếp tục được phát triển trong khuôn khổ NSP, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giao lưu nhân dân.

Về phần mình, trong khi vẫn ưu tiên mối quan hệ chính thức với Trung Quốc—đối tác thương mại lớn nhất hiện nay, Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tương tác một cách thận trọng và khéo léo với Đài Bắc nhằm tận dụng nguồn đầu tư từ Đài Loan vào các ngành như nông nghiệp, y tế, và năng lượng. Tăng cường giao lưu nhân dân qua đẩy mạnh du lịch, phát triển các chương trình trao đổi giáo dục và thu hút lao động nhập cư người Việt sẽ giúp thúc đẩy sự gắn kết trong quan hệ Việt - Đài trong thời gian tới.

Chiến thắng của ông Lại Thanh Đức (Lai Ching-te)—ứng cử viên đại diện Đảng Dân chủ Tiến bộ (Democratic Progressive Party - DPP)—trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan vào tháng 1/2024 cho thấy rằng, ở một mức độ nào đó, người dân Đài Loan vẫn ủng hộ các chính sách và chương trình hành động của Tổng thống Thái Anh Văn (Tsai Ing-wen) trong hai nhiệm kỳ vừa qua (2016 - 2024) và mong muốn chính quyền mới tiếp tục di sản của bà Thái, đặc biệt là về chính sách đối ngoại. 

Trong khi tập trung vào các vấn đề kinh tế - xã hội như thúc đẩy tăng trưởng, giải quyết tình trạng thất nghiệp, điều chỉnh giá nhà ở và giảm tình trạng bất bình đẳng—những khó khăn về đối nội đang đe dọa hình ảnh và thử thách khả năng quản trị của DPP, ông Lại cũng cần một chính sách đối ngoại toàn diện và linh hoạt để mở rộng không gian quốc tế cho Đài Loan trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường cô lập hòn đảo. Việc Nauru chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chuyển sang thiết lập quan hệ với Trung Quốc chỉ hai ngày sau cuộc bầu cử cho thấy ảnh hưởng và nỗ lực của Bắc Kinh trong việc cô lập Đài Bắc.

Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng, nâng cao vị thế của quốc gia trên trường quốc tế, ông Lại cần kế thừa di sản đối ngoại được đánh giá là tương đối thành công của người tiền nhiệm. Trong thời gian cầm quyền, Tổng thống Thái Anh Văn đã theo đuổi chính sách ngoại giao thực dụng (pragmatic) và linh hoạt (flexible), nổi bật là Chính sách hướng Nam mới (New Southbound Policy - NSP) được công bố vào năm 2016 ngay sau khi bà Thái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên. 

Chính sách hướng Nam mới: thấy gì qua gần tám năm triển khai?

Chính quyền bà Thái xem NSP là một trụ cột quan trọng chính sách ngoại giao của Đài Loan, qua đó giúp đa dạng hóa hoạt động thương mại, giảm lệ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, đồng thời củng cố sự hiện diện của Đài Loan trong khu vực để thúc đẩy lợi ích quốc gia. Trọng tâm của NSP là hợp tác kinh tế, giao lưu nhân tài, cùng chia sẻ nguồn lực và liên kết khu vực với các nước ASEAN, Nam Á, Australia và New Zealand. Thông qua NSP, Đài Loan có thể tăng cường sự can dự của nước này đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thông qua việc hợp tác cùng thắng (win-win cooperation). Và hơn hết, NSP được xem là chiến lược giúp Đài Loan “không bị bỏ lại phía sau” trong bối cảnh các cường quốc bên ngoài tăng cường can dự vào khu vực, chẳng hạn như Ấn Độ với chính sách Hành động hướng Đông (Act-East Policy), Hàn Quốc dưới thời Tổng thống Moon Jae-in có Chính sách hướng Nam mới (New Southern Policy), Nhật Bản thì triển khai Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific Strategy). 

Sau gần tám năm triển khai, NSP đã giúp Đài Loan tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia phương Nam, đặc biệt là các nước ASEAN, trên nhiều lĩnh vực, từ thương mại, đầu tư cho đến giao lưu nhân dân. Về hợp tác kinh tế, tổng kim ngạch thương mại giữa Đài Loan và các nước NSP gia tăng đáng kể, từ 95,83 tỷ USD vào năm 2016 (thời điểm công bố NSP) lên đến 152,35 tỷ USD vào năm 2023, tăng gần 60%. Trong khi đó, thương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc cũng tăng nhưng chậm hơn, chỉ khoảng 41%

NSP được thực thi cùng thời điểm nhiều quốc gia chuyển dịch chuỗi cung ứng ra khỏi Trung Quốc, do lo ngại sự cạnh tranh thương mại gay gắt giữa Trung Quốc và Mỹ bắt đầu từ thời cựu Tổng thống Donald Trump, đại dịch Covid-19, và môi trường kinh doanh tại Trung Quốc có nhiều bất ổn. Bối cảnh quốc tế này đã mang lại nhiều lợi thế cho các nhà đầu tư Đài Loan tại khu vực. Kết quả là, đầu tư của Đài Loan vào các nước NSP tăng mạnh, phần nào giúp đẩy nhanh quá trình chuyển dịch chuỗi giá trị ra khỏi Trung Quốc. Đầu tư trực tiếp của Đài Loan tới các quốc gia NSP đã tăng từ 11% năm 2016 lên 35% vào năm 2022. Chỉ tính riêng trong sáu tháng đầu năm 2023, tổng vốn đầu tư của Đài Loan tới các đối tác NSP đạt 2,126 tỷ USD, so với 1,9 tỷ USD đầu tư vào Trung Quốc. Trong khi đó, tổng vốn đầu tư vào Đài Loan từ các nước NSP tăng gấp 8 lần, lên tới 5,4 tỷ USD vào năm 2022. Bên cạnh đó, Đài Loan cũng đã ký kết các hiệp định đầu tư với Philippines (2017), Ấn Độ (2018), Việt Nam (2019). 

Cách tiếp cận “lấy con người làm trung tâm” (people-centric) được xem là trọng tâm trong NSP của bà Thái Anh Văn, đây cũng là điểm khác biệt so với các chính sách hướng Nam (Go South) của các chính quyền trước đó là Tổng thống Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) và Trần Thuỷ Biển (Chen Shui-bian), vốn ưu tiên cho lĩnh vực thương mại và đầu tư. Về du lịch, nhờ vào chính sách nới lỏng điều kiện cấp thị thực (visa), số lượng khách du lịch đến Đài Loan từ các nước NSP tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2016 đến trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, với năm 2019 ghi nhận số lượng khách du lịch kỷ lục là 2,7 triệu người. Sau hơn hai năm bị gián đoạn bởi Covid-19—cuộc khủng hoảng y tế khiến cho ngành du lịch thế giới điêu đứng, thì du lịch Đài Loan bắt đầu hồi phục khi chứng kiến số lượng du khách từ các nước NSP tăng 85% so với mức trước đại dịch. 

Hợp tác giáo dục giữa Đài Loan và các nước NSP cũng được đẩy mạnh, góp phần vào sự thành công của chính sách. Thông qua các chương trình học bổng, các hoạt động trao đổi và giao lưu học thuật, văn hóa, chính quyền bà Thái mong muốn mở rộng sự hiểu biết, kinh nghiệm lẫn nhau nhằm thúc đẩy quan hệ song phương với các nước NSP. Một số sáng kiến đã được đề ra để đẩy mạnh hợp tác giáo dục chẳng hạn như Chương trình phát triển tài năng hướng Nam mới (New Southbound Talent Development Program), Quỹ trao đổi Đài Loan - Châu Á (Taiwan-Asia Exchange Foundation). Nhờ đó, số lượng sinh viên từ các nước NSP theo học tại các cơ sở giáo dục của Đài Loan tăng đều trong những năm qua. 

Những thành tựu trên cho thấy sự thành công (dựa trên một số tiêu chí) và tính khả thi của NSP, tạo ra một cơ sở vững chắc cho sự gắn kết giữa Đài Loan và khu vực. Về mặt chiến lược, thành tựu của NSP trong những năm qua cho thấy hướng đi đúng đắn của chính quyền bà Thái trong nỗ lực “khu vực hóa” nền kinh tế và đa dạng hóa quan hệ đối ngoại. Có thể nói, NSP là “cầu nối” giúp Đài Loan xích lại gần hơn với khu vực, và mở rộng sự tương tác với các nước láng giềng trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng sử dụng mọi biện pháp để cô lập Đài Loan, đồng thời chính sách này còn là “đòn bẩy” giúp xác lập và nâng cao vị thế của hòn đảo trong khu vực. Phát biểu tại Diễn đàn Yushan (Yushan Forum) năm 2023, bà Thái tuyên bố trong bối cảnh “mối đe dọa về chủ nghĩa độc tài và biến đổi khí hậu, cũng như việc tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu, Đài Loan đã chứng minh là một đối tác an toàn và đáng tin cậy”.

Dù vậy, quá trình triển khai NSP cũng gặp không ít khó khăn và thách thức. Thứ nhất là nhân tố Trung Quốc. Mặc dù chính quyền bà Thái tuyên bố NSP không tìm cách cạnh tranh với Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative - BRI) của Trung Quốc trong khu vực, song nhân tố Trung Quốc là yếu tố phải xét đến khi đánh giá sự tương tác giữa các nước NSP với Đài Loan trong khuôn khổ NSP. Không thể phủ nhận rằng Trung Quốc hiện có tầm ảnh hưởng to lớn, đặc biệt là đối với các quốc gia Đông Nam Á. Lợi thế của Bắc Kinh so với Đài Bắc ở chỗ, nước này có quan hệ ngoại giao chính thức với tất cả các đối tác NSP (thậm chí có nước duy trì mối quan hệ bền chặt với Bắc Kinh). Bên cạnh đó, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của các quốc gia trong khu vực, cùng với các sáng kiến hấp dẫn như Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement - RCEP), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank - AIIB) là những đòn bẩy giúp Bắc Kinh gia tăng vai trò lãnh đạo kinh tế tại khu vực. Vì những lẽ trên, các nước NSP áp dụng cách tiếp cận thận trọng (low-key) trong quan hệ với Đài Loan nói chung và NSP nói riêng nhằm tránh “làm phật lòng” Trung Quốc đến mức thấp nhất (có thể vì lãnh đạo ở những nước này tin rằng việc công khai ủng hộ NSP sẽ vấp phải sự phản đối và trả đũa từ Bắc Kinh).

Thứ hai, một trong những mục tiêu của NSP là mở rộng sự trao đổi qua lại trên các lĩnh vực thương mại, đầu tư và con người. Tuy nhiên, nhìn tổng quan, sự trao đổi này có vẻ nghiêng về mối quan hệ một chiều (one-way) khi Đài Loan là “bên cho đi” và các nước NSP là “bên nhận lại” nhiều hơn. Đơn cử, trong khi số lượng du học sinh từ các nước NSP sang học tập tại Đài Loan tăng đều thì số lượng sinh viên Đài Loan theo học tại các cơ sở giáo dục ở các nước NSP vẫn còn khiêm tốn. Nguyên nhân là vì người Đài Loan ưa chuộng các nước phát triển hơn, chẳng hạn như Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, bất chấp nỗ lực của chính phủ Đài Loan trong việc dành nhiều nguồn lực hơn để khuyến khích công dân học tập và tìm hiểu về các nước NSP như đưa chương trình ngoại ngữ từ các nước NSP vào trường học tại Đài Loan. Hạn chế này khiến mục tiêu kết nối con người giữa Đài Loan và các nước NSP vẫn chưa rõ ràng, dẫn đến quyền lực mềm (soft power) của quốc gia này tại khu vực chưa phát huy hết hiệu quả. 

Triển vọng NSP và quan hệ Việt Nam – Đài Loan dưới thời Lại Thanh Đức

Việc ông Lại được bầu làm tổng thống Đài Loan kế nhiệm bà Thái giúp DPP tiếp tục đà duy trì quyền lực, mở ra triển vọng về sự tiếp tục, thậm chí là mở rộng và nâng cấp NSP. Trước xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu và cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc gay gắt, tân tổng thống Đài Loan đã phát đi tín hiệu tiếp tục chiến lược đa dạng hóa đối tác kinh tế và chuyển dịch chuỗi chiến lược nhằm giảm sự lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và để đảm bảo an ninh kinh tế của hòn đảo trước sự gia tăng áp lực từ Bắc Kinh. Trên cơ sở đó, NSP sẽ là ưu tiên trong chiến lược giảm rủi ro (de-risking strategy) của chính quyền ông Lại. Ngoài ra, thúc đẩy NSP thông qua đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư với các nước NSP sẽ góp phần giúp Đài Loan nhận được sự ủng hộ của các quốc gia trong khu vực cho mục tiêu gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership - CPTPP). 

Đẩy mạnh giao lưu nhân dân giữa Đài Loan với các nước NSP cũng sẽ là trụ cột mà chính quyền ông Lại nên thúc đẩy nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau trên phương diện đất nước, văn hóa, và ngôn ngữ; qua đó, giúp Đài Loan hội nhập tốt hơn vào khu vực, củng cố sự hiện diện của hòn đảo trong bối cảnh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Tại Diễn đàn Yushan năm 2023, ông Lại tuyên bố người dân là chính sách trọng tâm trong NSP và cam kết “sẽ tiếp tục mở ra những bước tiến mới trong việc tương trợ phát triển giữa Đài Loan và các quốc gia trong khu vực”. Trong tương lai, những chiều kích của NSP có thể sẽ được ông Lại điều chỉnh để tập trung nhiều hơn vào các vấn đề an ninh phi truyền thống và không nhạy cảm về chính trị nhưng là thế mạnh của Đài Loan, chẳng hạn như y tế, năng lượng bền vững, và giáo dục. 

Tuy nhiên, ông Lại sẽ phải giải quyết nhiều thách thức, cả từ bên trong và bên ngoài, trong quá trình triển khai hoặc nâng cấp NSP. Trung Quốc vẫn sẽ là yếu tố tác động tới NSP của ông Lại, đặc biệt khi quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục leo thang căng thẳng trong thời gian tới. Về nội bộ, ông Lại đang phải đối mặt với tình trạng chia rẽ, khác biệt sâu sắc giữa chính phủ của ông với nhánh lập pháp do Quốc dân Đảng (Kuomintang - KMT) kiểm soát sau khi DPP để mất thế đa số tại Viện Lập pháp trong cuộc bầu cử vừa qua. Điều này khiến phạm vi hoạch định chính sách của chính quyền ông Lại bị thu hẹp, và tân tổng thống Đài Loan cũng có ít không gian triển khai quyền lực hơn. Sự đối đầu với một bên là chính quyền DPP do ông Lại lãnh đạo—ưu tiên chính sách kết nối Đài Loan với khu vực thông qua NSP, và một bên là KMT—có quan điểm thân Trung Quốc (pro-China) và ưu tiên phát triển quan hệ gần gũi với Bắc Kinh, có thể gây cản trở đối với quá trình thúc đẩy NSP, khiến các cam kết của Đài Loan dành cho khu vực khó mang lại kết quả đáng kể. Kịch bản tiềm tàng cho sự chia rẽ này là các đảng đối lập tại Viện Lập pháp có thể sẽ chặn các đề xuất ngân sách hoặc yêu cầu chính phủ giảm ngân sách đối với NSP.

Dù vậy, triển vọng NSP được tiếp tục duy trì dưới thời ông Lại sẽ tạo một đòn bẩy cho quan hệ Việt Nam - Đài Loan. Việt Nam được xem là đối tác quan trọng trong NSP của Đài Loan, góp phần không nhỏ vào việc hiện thực hóa các mục tiêu của Đài Bắc trong chính sách khu vực này. Với Đài Loan, Việt Nam không chỉ vì có quan hệ kinh tế và đầu tư lâu đời, có nền văn hóa tương đồng, mà còn bởi Hà Nội là một nền kinh tế tăng trưởng nhanh, năng động trong khu vực với nguồn lực đa dạng, như lực lượng lao động trẻ và có tay nghề, tài nguyên phong phú, và các chính sách đầu tư hấp dẫn và luôn được cải thiện. Chính vì thế, quan hệ Việt - Đài dưới thời ông Lại sẽ tiếp tục được phát triển trong khuôn khổ NSP, đặc biệt là hợp tác trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và giao lưu nhân dân.

Về phần mình, trong khi vẫn ưu tiên mối quan hệ chính thức với Trung Quốc—đối tác thương mại lớn nhất hiện nay, Hà Nội vẫn sẽ tiếp tục tương tác một cách thận trọng và khéo léo với Đài Bắc nhằm tận dụng nguồn đầu tư từ Đài Loan vào các ngành như nông nghiệp, y tế, và năng lượng. Tăng cường giao lưu nhân dân qua đẩy mạnh du lịch, phát triển các chương trình trao đổi giáo dục và thu hút lao động nhập cư người Việt sẽ giúp thúc đẩy sự gắn kết trong quan hệ Việt - Đài trong thời gian tới.

Từ khoá: Đài Loan Chính sách Hướng Nam mới Lại Thanh Đức tổng thống Đài Loan

BÀI LIÊN QUAN