Chính trị - Ngoại giao   19/01/2024

Đối tác Nhật - Hàn: ngả hẳn về Mỹ hay cân bằng Mỹ - Trung?

Nhật Bản và Hàn Quốc đang nỗ lực hàn gắn quan hệ để cùng phối hợp trong chính sách đối ngoại cân bằng với Mỹ và Trung Quốc.

Image
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) và Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol (phải) bắt tay nhau trong cuộc gặp thượng đỉnh ở Seoul ngày 7/5/2023. - (C): Jung Yeon-je/REUTERS

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1965, Hàn Quốc và Nhật Bản đã từng bước xây dựng một “mối quan hệ định hướng tương lai”, tập trung vào các giá trị và lợi ích chung trong hiện tại hơn là xoáy sâu vào những mâu thuẫn trong quá khứ. Mặc dù vậy, hòa giải song phương thực sự và hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh và kinh tế vẫn bị cản trở bởi các mâu thuẫn lịch sử chưa được giải quyết thoả đáng, chủ yếu liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức phụ nữ giải khuây thời Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản trong thế kỷ XX (1910 - 1945).

Gần đây, mối quan hệ dường như đóng băng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ đang có dấu hiệu “tan băng”. Kể từ khi lên nắm chính quyền ở Hàn Quốc vào năm 2022, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã khởi động các biện pháp ngoại giao theo hướng ưu tiên hàn gắn quan hệ Hàn - Nhật. Theo ông Yoon, Nhật Bản đã “chuyển đổi từ một kẻ xâm lược quân sự thành một đối tác chia sẻ cùng các giá trị phổ quát với chúng tôi [Hàn Quốc]”, và ông cam kết “suy nghĩ lại” về tầm quan trọng chiến lược của việc bình thường hóa quan hệ với Tokyo.

Ngày 10/3/2023, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Yoon Suk-yeol với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ song phương. Từ ngày 7-8/5 năm ngoái, ông Kishida đã có chuyến thăm Seoul, đánh dấu lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản trở lại Hàn Quốc sau 12 năm. Tại đây, hai bên cũng tuyên bố khởi động lại “ngoại giao con thoi” (shuttle diplomacy), bao gồm kế hoạch nối lại Đối thoại An ninh và Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng giữa hai nước, và thiết lập một cuộc đối thoại an ninh kinh tế song phương mới để thảo luận về hợp tác chuỗi cung ứng và các công nghệ chủ chốt, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác đang trên đà cải thiện.

Vượt ra ngoài khuôn khổ lợi ích song phương, động lực hàn gắn quan hệ Nhật - Hàn còn đến từ các đòi hỏi thực tiễn, được thể hiện qua cách hai nước cùng phối hợp để ứng phó trong xử lý mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc đều là đồng minh quân sự của Mỹ và cùng chia sẻ các giá trị dân chủ. Song song đó, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ tư ở châu Á cũng có lợi ích phát triển gắn chặt với cường quốc có vị trí địa lý cận kề là Trung Quốc. Những lợi ích ràng buộc giữa Nhật Bản và Hàn Quốc với Mỹ và Trung Quốc, cũng như ảnh hưởng của hai siêu cường đến an ninh và kinh tế của Tokyo và Seoul, chi phối đáng kể đến quyết định thúc đẩy hợp tác và phối hợp hành động giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này.

Xích lại gần Mỹ…

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ hầu như không chú ý nhiều đến việc thắt chặt quan hệ với các đồng minh, nhưng sang thời Tổng thống Joe Biden, tăng cường hợp tác ba bên Mỹ - Nhật - Hàn giữ vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự của Washington. Cơ chế hợp tác ba bên do chính quyền Biden xây dựng đang góp phần làm hoà hợp lợi ích và thúc đẩy sự gắn bó của Tokyo và Seoul trong các chính sách an ninh chung với Washington.

Tổng thống Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của các đồng minh và tích cực khuyến khích tăng cường liên minh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau khi ông Yoon Suk-yeol vừa nhậm chức tổng thống Hàn Quốc, lãnh đạo Nhà Trắng - vào tháng 5/2022 - đã có hai chuyến thăm liên tiếp tới Hàn Quốc và Nhật Bản nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh của Bộ tứ (QUAD – gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ). Mục tiêu của chuyến công du tới Nhật Bản và Hàn Quốc của Tổng thống Joe Biden là để củng cố hệ thống liên minh và khẳng định với các đồng minh rằng Mỹ sẽ không từ bỏ châu Á vì cuộc chiến ở châu Âu (chiến tranh Ukraine).

Tháng 11/2022, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra tại Campuchia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đưa ra “Tuyên bố Phnom Penh về Quan hệ Đối tác ba bên về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, nhấn mạnh quan hệ hợp tác dựa trên các giá trị chung, cùng lên án các mối đe dọa hạt nhân của Nga, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, cam kết xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Trên cơ sở đó, Tổng thống Biden tích cực ủng hộ việc Nhật Bản và Hàn Quốc hàn gắn quan hệ. Sau khi Tokyo và Seoul đưa ra tuyên bố chung về phát triển quan hệ song phương vào tháng 3 năm ngoái, người đứng đầu Nhà Trắng đã tuyên bố rằng Hàn Quốc và Mỹ đang cố gắng thực hiện các bước đi “nhằm tạo dựng một tương lai cho người dân Hàn Quốc và Nhật Bản an toàn hơn, an ninh hơn và thịnh vượng hơn”, đồng thời nhấn mạnh “Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc khi họ thực hiện các bước đi để biến sự hiểu biết mới này thành tiến bộ lâu dài”.

Sang tháng 6/2023, “liên minh” Mỹ - Nhật - Hàn đã tiến hành cuộc họp ba bên chính thức và đồng ý tiếp tục hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đến tháng 8 cùng năm, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã công bố kế hoạch hợp tác ba bên trong một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định và thịnh vượng của khu vực và toàn cầu, bao gồm cam kết tham vấn và phối hợp ứng phó với những thách thức ảnh hưởng đến lợi ích an ninh chung của ba quốc gia. Trong bài phát biểu chung tại Trại David (David Camp, Maryland), lãnh đạo Mỹ, Nhật, Hàn nhấn mạnh rằng “những thách thức đe dọa an ninh khu vực phải được giải quyết qua việc chúng ta xây dựng một cam kết mạnh mẽ hơn để làm việc cùng nhau”.

Chuỗi động thái thắt chặt liên minh Mỹ - Nhật - Hàn đang tiến triển cho thấy Nhật Bản và Hàn Quốc sẵn sàng gác lại những mâu thuẫn trong quá khứ để cùng bắt tay với Mỹ vì lợi ích chung.

…Nhưng không rời xa Trung Quốc

Trung Quốc được coi là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản, hình ảnh cường quốc này cũng ngày càng tiêu cực trong mắt người dân Hàn Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản (được công bố vào 12/2022) xác định Trung Quốc là “thách thức chiến lược chưa từng có và lớn nhất trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản”. Ở Hàn Quốc, tình cảm chống Trung Quốc (anti-China sentiment) cũng đạt mức cao lịch sử vào năm ngoái (với 81%).

Tuy vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc - yếu tố khiến Tokyo và Seoul, tuy hiện cùng chiến tuyến với Mỹ trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, vẫn lựa chọn không tách rời Bắc Kinh về mặt kinh tế và thậm chí còn tích cực thúc đẩy ngoại giao với cường quốc hàng đầu châu Á.

Trung Quốc và Nhật Bản có lợi ích đan cài nhau do sự gần gũi về địa lý và bản chất bổ sung của hai nền kinh tế. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và là một trong những điểm đến đầu tư lớn nhất của các công ty Nhật Bản. Những liên kết kinh tế sâu sắc làm cho cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản trở thành một tiếng nói quan trọng về chính sách của Trung Quốc, và tiếng nói đó đã âm thầm thúc đẩy sự ổn định của quan hệ song phương.

Trong hai năm liên tiếp (2022 và 2023), Nhật Bản và Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong cùng tháng 11, qua đó cam kết “giữ quan hệ song phương đi đúng hướng” và “xây dựng quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản mang tính xây dựng và ổn định phù hợp với thời đại mới”. Sự nhượng bộ của Nhật Bản đối với Trung Quốc còn thể hiện qua việc Tokyo đã tránh công kích trực tiếp Bắc Kinh trong các phát biểu của mình ở Đối thoại Shangri La 2023 và trong diễn ngôn liên quan đến việc tham gia cùng Washington ban hành lệnh giới hạn xuất khẩu thiết bị bán dẫn đối với Trung Quốc vào giữa năm ngoái.

Hàn Quốc cũng chia sẻ với Nhật Bản tình huống tương tự trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Trước đại dịch Covid-19, thương mại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã có một “thời kỳ hoàng kim” (golden age) trong giai đoạn 2018 - 2021, với mô hình thương mại được phát triển dựa trên xuất khẩu hàng hóa trung gian (thiết bị và linh kiện cốt lõi) từ Hàn Quốc sang Trung Quốc để lắp ráp thành phẩm, sau đó xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới. Mỹ chỉ mới vượt Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc vào năm 2022, lần đầu tiên sau 14 năm. Tuy nhiên, sang năm 2023, vị trí này lại quay về với Bắc Kinh, cho thấy tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Hàn Quốc.

Vì lợi ích kinh tế, quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh vẫn được Seoul nỗ lực duy trì theo hướng tích cực. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng đã có hai lần gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11/2022 và tháng 11/2023. Trong hội nghị thượng đỉnh vào năm 2022, lãnh đạo hai bên đã bày tỏ mong muốn làm việc cùng nhau để cùng xây dựng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau dựa trên lợi ích chung, bao gồm hợp tác trên các lĩnh vực giao lưu nhân dân, duy trì hệ thống thương mại tự do, và cùng giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu. Đối với cuộc gặp vào năm ngoái, mặc dù chỉ dừng lại ở “trao đổi lời chào” (exchange of well-wishing remarks), các biểu hiện ngoại giao cho thấy lãnh đạo hai nước có thiện chí duy trì quỹ đạo quan hệ theo hướng ổn định và tránh đối đầu.

Ba tháng sau Hội nghị Thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật - Hàn bị Trung Quốc chỉ trích, vào tháng 11/2023, các ngoại trưởng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã cùng ngồi lại trong một cuộc đối thoại ba bên lần đầu tiên sau bốn năm, nhất trí thúc đẩy hợp tác giữa ba nước trong sáu lĩnh vực, bao gồm giao lưu nhân dân, hợp tác kinh tế và thương mại, hòa bình và an ninh. Nguyên nhân thúc đẩy sự khôi phục của cơ chế đối thoại có thể một phần xuất phát từ ý muốn của Seoul và Tokyo nhằm giảm bớt lo ngại của Bắc Kinh về sự hiện diện an ninh mạnh mẽ hơn của Washington trong khu vực.

Tính toán của Nhật, Hàn: Cân bằng theo hướng “phòng bị nước đôi”

Nhật Bản và Hàn Quốc cần sự hỗ trợ về an ninh từ Mỹ để răn đe Trung Quốc, nhưng cần duy trì hợp tác kinh tế với Trung Quốc vì lợi ích phát triển của quốc gia. Do đó, mặc dù xem Trung Quốc là mối đe doạ về an ninh, hai quốc gia ở khu vực Đông Á vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đối thoại song phương và ba bên với Bắc Kinh. Đây là biểu hiện rõ nét của chính sách cân bằng theo hướng phòng bị nước đôi (hedging) của Tokyo và Seoul. Nói cách khác, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang theo đuổi đồng thời nhiều chính sách khác nhau, thậm chí mang tính đối nghịch, như vừa hợp tác, vừa răn đe; vừa thỏa hiệp, vừa phòng bị... để giữ cho quan hệ với Mỹ và Trung Quốc trong quỹ đạo ổn định nhưng vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia.

Đối với Nhật Bản, việc duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc không chỉ nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế trong quan hệ song phương, mà còn là biện pháp phòng ngừa khi bị Mỹ “quay lưng” - điều đã xảy ra trong quá khứ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Vào năm 2018, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đã từng bị chính quyền Trump áp thuế 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với các sản phẩm nhôm nhập khẩu. Sau đó, Mỹ đã miễn hai loại thuế này cho Liên minh châu Âu, Canada, Mexico, Argentina, Australia, Brazil và Hàn Quốc - nhưng không miễn trừ cho Nhật Bản (người viết nhấn mạnh). Quyết định “thiếu công bằng này” đã thúc đẩy Nhật Bản – dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo - tăng cường hợp tác với Trung Quốc nhằm đối phó với chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Washington.

Về phía Hàn Quốc, nước này cũng không “xoay trục” hẳn về phía Mỹ như một số học giả nhận định. Trước lời đề nghị, thậm chí gây áp lực, của Mỹ với Hàn Quốc về việc tham gia Liên minh Chip 4 (Chip 4 Alliance) giữa Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng bán dẫn độc quyền loại trừ Trung Quốc, chính quyền hiện tại ở Hàn Quốc vẫn giữ thái độ cẩn trọng và chưa có lời hồi đáp chính thức.

Thái độ “lưỡng lự” của Hàn Quốc có thể xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc phụ thuộc đáng kể vào Trung Quốc vì hơn 60% xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc là sang nước này (bao gồm Hong Kong). Cùng với đó, Samsung Electronics và SK Hynix cũng đang vận hành các nhà máy ở Trung Quốc. Thứ hai, mặc dù đi đầu về công nghệ, Mỹ vẫn đứng sau Hàn Quốc về năng lực sản xuất chip. Việc đồng ý tham gia vào Liên minh Chip 4 vừa khiến Hàn Quốc phải hứng chịu các tổn thất xuất khẩu lẫn biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc, vừa đặt vị thế dẫn đầu thế giới về sản xuất chip của Seoul đứng trước nguy cơ rơi vào quỹ đạo kiểm soát của Washington.

Tựu trung, viễn cảnh “ngả hẳn” về phía Mỹ và “đóng băng quan hệ” với Trung Quốc sẽ gây nhiều rủi ro cho cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì chia sẻ chung cả lợi ích và rủi ro trong quan hệ với hai siêu cường, Tokyo và Seoul đang ngày càng có xu hướng gác lại bất đồng để phối hợp trong các tương tác cân bằng với Washington và Bắc Kinh.

Vào tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC Summit) do Mỹ chủ trì tại San Francisco, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã trấn an các đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rằng Mỹ không buộc các nước phải “chọn bên” giữa Mỹ và Trung Quốc. Lập trường này đã góp phần tạo điều kiện để Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục duy trì chính sách cân bằng quan hệ với hai siêu cường, chí ít là đến khi nào Tokyo và Seoul vẫn chưa thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ vào năm 1965, Hàn Quốc và Nhật Bản đã từng bước xây dựng một “mối quan hệ định hướng tương lai”, tập trung vào các giá trị và lợi ích chung trong hiện tại hơn là xoáy sâu vào những mâu thuẫn trong quá khứ. Mặc dù vậy, hòa giải song phương thực sự và hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, an ninh và kinh tế vẫn bị cản trở bởi các mâu thuẫn lịch sử chưa được giải quyết thoả đáng, chủ yếu liên quan đến vấn đề lao động cưỡng bức phụ nữ giải khuây thời Hàn Quốc là thuộc địa của Nhật Bản trong thế kỷ XX (1910 - 1945).

Gần đây, mối quan hệ dường như đóng băng giữa Hàn Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập kỷ đang có dấu hiệu “tan băng”. Kể từ khi lên nắm chính quyền ở Hàn Quốc vào năm 2022, Tổng thống Yoon Suk-yeol đã khởi động các biện pháp ngoại giao theo hướng ưu tiên hàn gắn quan hệ Hàn - Nhật. Theo ông Yoon, Nhật Bản đã “chuyển đổi từ một kẻ xâm lược quân sự thành một đối tác chia sẻ cùng các giá trị phổ quát với chúng tôi [Hàn Quốc]”, và ông cam kết “suy nghĩ lại” về tầm quan trọng chiến lược của việc bình thường hóa quan hệ với Tokyo.

Ngày 10/3/2023, trong cuộc điện đàm giữa Tổng thống Yoon Suk-yeol với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, hai nhà lãnh đạo đều bày tỏ mong muốn cải thiện quan hệ song phương. Từ ngày 7-8/5 năm ngoái, ông Kishida đã có chuyến thăm Seoul, đánh dấu lần đầu tiên Thủ tướng Nhật Bản trở lại Hàn Quốc sau 12 năm. Tại đây, hai bên cũng tuyên bố khởi động lại “ngoại giao con thoi” (shuttle diplomacy), bao gồm kế hoạch nối lại Đối thoại An ninh và Đối thoại Chiến lược cấp Thứ trưởng giữa hai nước, và thiết lập một cuộc đối thoại an ninh kinh tế song phương mới để thảo luận về hợp tác chuỗi cung ứng và các công nghệ chủ chốt, nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác đang trên đà cải thiện.

Vượt ra ngoài khuôn khổ lợi ích song phương, động lực hàn gắn quan hệ Nhật - Hàn còn đến từ các đòi hỏi thực tiễn, được thể hiện qua cách hai nước cùng phối hợp để ứng phó trong xử lý mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Nhật Bản và Hàn Quốc đều là đồng minh quân sự của Mỹ và cùng chia sẻ các giá trị dân chủ. Song song đó, nền kinh tế lớn thứ hai và thứ tư ở châu Á cũng có lợi ích phát triển gắn chặt với cường quốc có vị trí địa lý cận kề là Trung Quốc. Những lợi ích ràng buộc giữa Nhật Bản và Hàn Quốc với Mỹ và Trung Quốc, cũng như ảnh hưởng của hai siêu cường đến an ninh và kinh tế của Tokyo và Seoul, chi phối đáng kể đến quyết định thúc đẩy hợp tác và phối hợp hành động giữa hai quốc gia Đông Bắc Á này.

Xích lại gần Mỹ…

Dưới thời Tổng thống Donald Trump, Mỹ hầu như không chú ý nhiều đến việc thắt chặt quan hệ với các đồng minh, nhưng sang thời Tổng thống Joe Biden, tăng cường hợp tác ba bên Mỹ - Nhật - Hàn giữ vai trò quan trọng trong chương trình nghị sự của Washington. Cơ chế hợp tác ba bên do chính quyền Biden xây dựng đang góp phần làm hoà hợp lợi ích và thúc đẩy sự gắn bó của Tokyo và Seoul trong các chính sách an ninh chung với Washington.

Tổng thống Biden nhấn mạnh tầm quan trọng của các đồng minh và tích cực khuyến khích tăng cường liên minh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau khi ông Yoon Suk-yeol vừa nhậm chức tổng thống Hàn Quốc, lãnh đạo Nhà Trắng - vào tháng 5/2022 - đã có hai chuyến thăm liên tiếp tới Hàn Quốc và Nhật Bản nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh của Bộ tứ (QUAD – gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ). Mục tiêu của chuyến công du tới Nhật Bản và Hàn Quốc của Tổng thống Joe Biden là để củng cố hệ thống liên minh và khẳng định với các đồng minh rằng Mỹ sẽ không từ bỏ châu Á vì cuộc chiến ở châu Âu (chiến tranh Ukraine).

Tháng 11/2022, trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS) diễn ra tại Campuchia, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã đưa ra “Tuyên bố Phnom Penh về Quan hệ Đối tác ba bên về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, nhấn mạnh quan hệ hợp tác dựa trên các giá trị chung, cùng lên án các mối đe dọa hạt nhân của Nga, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, cam kết xây dựng một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở.

Trên cơ sở đó, Tổng thống Biden tích cực ủng hộ việc Nhật Bản và Hàn Quốc hàn gắn quan hệ. Sau khi Tokyo và Seoul đưa ra tuyên bố chung về phát triển quan hệ song phương vào tháng 3 năm ngoái, người đứng đầu Nhà Trắng đã tuyên bố rằng Hàn Quốc và Mỹ đang cố gắng thực hiện các bước đi “nhằm tạo dựng một tương lai cho người dân Hàn Quốc và Nhật Bản an toàn hơn, an ninh hơn và thịnh vượng hơn”, đồng thời nhấn mạnh “Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ các nhà lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc khi họ thực hiện các bước đi để biến sự hiểu biết mới này thành tiến bộ lâu dài”.

Sang tháng 6/2023, “liên minh” Mỹ - Nhật - Hàn đã tiến hành cuộc họp ba bên chính thức và đồng ý tiếp tục hợp tác hướng tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Đến tháng 8 cùng năm, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã công bố kế hoạch hợp tác ba bên trong một loạt các vấn đề ảnh hưởng đến sự ổn định và thịnh vượng của khu vực và toàn cầu, bao gồm cam kết tham vấn và phối hợp ứng phó với những thách thức ảnh hưởng đến lợi ích an ninh chung của ba quốc gia. Trong bài phát biểu chung tại Trại David (David Camp, Maryland), lãnh đạo Mỹ, Nhật, Hàn nhấn mạnh rằng “những thách thức đe dọa an ninh khu vực phải được giải quyết qua việc chúng ta xây dựng một cam kết mạnh mẽ hơn để làm việc cùng nhau”.

Chuỗi động thái thắt chặt liên minh Mỹ - Nhật - Hàn đang tiến triển cho thấy Nhật Bản và Hàn Quốc sẵn sàng gác lại những mâu thuẫn trong quá khứ để cùng bắt tay với Mỹ vì lợi ích chung.

…Nhưng không rời xa Trung Quốc

Trung Quốc được coi là mối đe doạ đối với an ninh quốc gia của Nhật Bản, hình ảnh cường quốc này cũng ngày càng tiêu cực trong mắt người dân Hàn Quốc. Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản (được công bố vào 12/2022) xác định Trung Quốc là “thách thức chiến lược chưa từng có và lớn nhất trong việc đảm bảo hòa bình và an ninh của Nhật Bản”. Ở Hàn Quốc, tình cảm chống Trung Quốc (anti-China sentiment) cũng đạt mức cao lịch sử vào năm ngoái (với 81%).

Tuy vậy, không thể phủ nhận tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc - yếu tố khiến Tokyo và Seoul, tuy hiện cùng chiến tuyến với Mỹ trong cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, vẫn lựa chọn không tách rời Bắc Kinh về mặt kinh tế và thậm chí còn tích cực thúc đẩy ngoại giao với cường quốc hàng đầu châu Á.

Trung Quốc và Nhật Bản có lợi ích đan cài nhau do sự gần gũi về địa lý và bản chất bổ sung của hai nền kinh tế. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản và là một trong những điểm đến đầu tư lớn nhất của các công ty Nhật Bản. Những liên kết kinh tế sâu sắc làm cho cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản trở thành một tiếng nói quan trọng về chính sách của Trung Quốc, và tiếng nói đó đã âm thầm thúc đẩy sự ổn định của quan hệ song phương.

Trong hai năm liên tiếp (2022 và 2023), Nhật Bản và Trung Quốc đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong cùng tháng 11, qua đó cam kết “giữ quan hệ song phương đi đúng hướng” và “xây dựng quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản mang tính xây dựng và ổn định phù hợp với thời đại mới”. Sự nhượng bộ của Nhật Bản đối với Trung Quốc còn thể hiện qua việc Tokyo đã tránh công kích trực tiếp Bắc Kinh trong các phát biểu của mình ở Đối thoại Shangri La 2023 và trong diễn ngôn liên quan đến việc tham gia cùng Washington ban hành lệnh giới hạn xuất khẩu thiết bị bán dẫn đối với Trung Quốc vào giữa năm ngoái.

Hàn Quốc cũng chia sẻ với Nhật Bản tình huống tương tự trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Trước đại dịch Covid-19, thương mại giữa Trung Quốc và Hàn Quốc đã có một “thời kỳ hoàng kim” (golden age) trong giai đoạn 2018 - 2021, với mô hình thương mại được phát triển dựa trên xuất khẩu hàng hóa trung gian (thiết bị và linh kiện cốt lõi) từ Hàn Quốc sang Trung Quốc để lắp ráp thành phẩm, sau đó xuất khẩu sang phần còn lại của thế giới. Mỹ chỉ mới vượt Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Hàn Quốc vào năm 2022, lần đầu tiên sau 14 năm. Tuy nhiên, sang năm 2023, vị trí này lại quay về với Bắc Kinh, cho thấy tầm quan trọng của Trung Quốc đối với nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu như Hàn Quốc.

Vì lợi ích kinh tế, quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh vẫn được Seoul nỗ lực duy trì theo hướng tích cực. Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cũng đã có hai lần gặp gỡ Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 11/2022 và tháng 11/2023. Trong hội nghị thượng đỉnh vào năm 2022, lãnh đạo hai bên đã bày tỏ mong muốn làm việc cùng nhau để cùng xây dựng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau dựa trên lợi ích chung, bao gồm hợp tác trên các lĩnh vực giao lưu nhân dân, duy trì hệ thống thương mại tự do, và cùng giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu. Đối với cuộc gặp vào năm ngoái, mặc dù chỉ dừng lại ở “trao đổi lời chào” (exchange of well-wishing remarks), các biểu hiện ngoại giao cho thấy lãnh đạo hai nước có thiện chí duy trì quỹ đạo quan hệ theo hướng ổn định và tránh đối đầu.

Ba tháng sau Hội nghị Thượng đỉnh ba bên Mỹ - Nhật - Hàn bị Trung Quốc chỉ trích, vào tháng 11/2023, các ngoại trưởng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã cùng ngồi lại trong một cuộc đối thoại ba bên lần đầu tiên sau bốn năm, nhất trí thúc đẩy hợp tác giữa ba nước trong sáu lĩnh vực, bao gồm giao lưu nhân dân, hợp tác kinh tế và thương mại, hòa bình và an ninh. Nguyên nhân thúc đẩy sự khôi phục của cơ chế đối thoại có thể một phần xuất phát từ ý muốn của Seoul và Tokyo nhằm giảm bớt lo ngại của Bắc Kinh về sự hiện diện an ninh mạnh mẽ hơn của Washington trong khu vực.

Tính toán của Nhật, Hàn: Cân bằng theo hướng “phòng bị nước đôi”

Nhật Bản và Hàn Quốc cần sự hỗ trợ về an ninh từ Mỹ để răn đe Trung Quốc, nhưng cần duy trì hợp tác kinh tế với Trung Quốc vì lợi ích phát triển của quốc gia. Do đó, mặc dù xem Trung Quốc là mối đe doạ về an ninh, hai quốc gia ở khu vực Đông Á vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đối thoại song phương và ba bên với Bắc Kinh. Đây là biểu hiện rõ nét của chính sách cân bằng theo hướng phòng bị nước đôi (hedging) của Tokyo và Seoul. Nói cách khác, cả Nhật Bản và Hàn Quốc đều đang theo đuổi đồng thời nhiều chính sách khác nhau, thậm chí mang tính đối nghịch, như vừa hợp tác, vừa răn đe; vừa thỏa hiệp, vừa phòng bị... để giữ cho quan hệ với Mỹ và Trung Quốc trong quỹ đạo ổn định nhưng vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia.

Đối với Nhật Bản, việc duy trì quan hệ ổn định với Trung Quốc không chỉ nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế trong quan hệ song phương, mà còn là biện pháp phòng ngừa khi bị Mỹ “quay lưng” - điều đã xảy ra trong quá khứ dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Vào năm 2018, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác đã từng bị chính quyền Trump áp thuế 25% đối với sản phẩm thép và 10% đối với các sản phẩm nhôm nhập khẩu. Sau đó, Mỹ đã miễn hai loại thuế này cho Liên minh châu Âu, Canada, Mexico, Argentina, Australia, Brazil và Hàn Quốc - nhưng không miễn trừ cho Nhật Bản (người viết nhấn mạnh). Quyết định “thiếu công bằng này” đã thúc đẩy Nhật Bản – dưới thời Thủ tướng Abe Shinzo - tăng cường hợp tác với Trung Quốc nhằm đối phó với chủ nghĩa bảo hộ thương mại của Washington.

Về phía Hàn Quốc, nước này cũng không “xoay trục” hẳn về phía Mỹ như một số học giả nhận định. Trước lời đề nghị, thậm chí gây áp lực, của Mỹ với Hàn Quốc về việc tham gia Liên minh Chip 4 (Chip 4 Alliance) giữa Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản, nhằm xây dựng một chuỗi cung ứng bán dẫn độc quyền loại trừ Trung Quốc, chính quyền hiện tại ở Hàn Quốc vẫn giữ thái độ cẩn trọng và chưa có lời hồi đáp chính thức.

Thái độ “lưỡng lự” của Hàn Quốc có thể xuất phát từ hai nguyên nhân. Thứ nhất, ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc phụ thuộc đáng kể vào Trung Quốc vì hơn 60% xuất khẩu chất bán dẫn của Hàn Quốc là sang nước này (bao gồm Hong Kong). Cùng với đó, Samsung Electronics và SK Hynix cũng đang vận hành các nhà máy ở Trung Quốc. Thứ hai, mặc dù đi đầu về công nghệ, Mỹ vẫn đứng sau Hàn Quốc về năng lực sản xuất chip. Việc đồng ý tham gia vào Liên minh Chip 4 vừa khiến Hàn Quốc phải hứng chịu các tổn thất xuất khẩu lẫn biện pháp trả đũa từ phía Trung Quốc, vừa đặt vị thế dẫn đầu thế giới về sản xuất chip của Seoul đứng trước nguy cơ rơi vào quỹ đạo kiểm soát của Washington.

Tựu trung, viễn cảnh “ngả hẳn” về phía Mỹ và “đóng băng quan hệ” với Trung Quốc sẽ gây nhiều rủi ro cho cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì chia sẻ chung cả lợi ích và rủi ro trong quan hệ với hai siêu cường, Tokyo và Seoul đang ngày càng có xu hướng gác lại bất đồng để phối hợp trong các tương tác cân bằng với Washington và Bắc Kinh.

Vào tháng 11 năm ngoái, tại Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC Summit) do Mỹ chủ trì tại San Francisco, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen đã trấn an các đồng minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương rằng Mỹ không buộc các nước phải “chọn bên” giữa Mỹ và Trung Quốc. Lập trường này đã góp phần tạo điều kiện để Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục duy trì chính sách cân bằng quan hệ với hai siêu cường, chí ít là đến khi nào Tokyo và Seoul vẫn chưa thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

Từ khoá: Nhật Bản Hàn Quốc Nhật - Hàn Đông Bắc Á Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

BÀI LIÊN QUAN