An ninh - Quốc phòng | Biển Đông   16/05/2024

Tại sao Trung Quốc gia tăng căng thẳng với Philippines trên Biển Đông?

Bất chấp những nỗ lực của Philippines trong việc tăng cường hợp tác cùng Mỹ, Nhật Bản và Australia, các vụ va chạm giữa Trung Quốc với Manila trên Biển Đông vẫn tiếp diễn, cho thấy quyết tâm gia tăng sức ép của Bắc Kinh.

Image
Hai tàu Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Philippines tại khu vực gần bãi cạn Scarborough hôm 30/4 - (C): Philippine Coast Guard

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn trong việc thực thi các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, tạo ra vô số vụ va chạm khác nhau, đặc biệt là với Philippines. Chỉ trong vòng hai tháng trở lại đây, Bắc Kinh và Manila đã đối đầu với nhau ít nhất bốn lần. Vụ đụng độ đầu tiên diễn ra vào ngày 5/3 gần bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Khi đó, Lực lượng đặc nhiệm quốc gia phụ trách Biển Tây Philippines (West Philippine Sea) (cách chính quyền Philippines gọi Biển Đông) cáo buộc các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã va chạm và đồng thời triển khai vòi rồng nhằm vào tàu tiếp tế Unaizah May 4 (UM4) của Philippines, khiến tấm chắn gió của UM4 bị vỡ, và có ít nhất bốn thủy thủ trên tàu bị thương nhẹ. Chưa đầy 20 ngày sau (ngày 23/3), quân đội Philippines tiếp tục cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc chặn và phun vòi rồng vào tàu tiếp tế UM4, khiến con tàu bị hư hại nặng ngay sau khi được sửa chữa từ vụ va chạm lần trước.  

Tối ngày 13/4, một vụ va chạm khác diễn ra khi một tàu hải cảnh Trung Quốc đã chặn một tàu nghiên cứu hàng hải và một tàu hộ tống của Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) trong hơn 8 giờ tại vị trí chỉ cách bờ biển Philippines 35 hải lý. Đến ngày 30/4, căng thẳng giữa hai nước tiếp tục khi Bắc Kinh tuyên bố xua đuổi tàu tuần duyên 4410 và tàu công vụ 3004 của Manila tại khu vực gần bãi cạn Scarborough. Phía Philippines cáo buộc ba tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đâm và phun vòi rồng vào hai tàu của nước này, khiến một chiếc trong số đó bị hư hại. 

Hệ quả là, kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức vào tháng 7/2022, Manila đã phản đối Trung Quốc tổng cộng 153 lần (tính đến đầu tháng 5/2024), 20 lần trong số đó diễn ra kể từ đầu năm đến nay. Cùng với đó, Manila tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực hàng hải cũng như có được sự răn đe tốt hơn với Trung Quốc. Cụ thể, Philippines đã cùng Mỹ, Nhật Bản và Australia tham gia tập trận bốn bên trên Biển Đông vào ngày 7/4 vừa qua. Các quốc gia này sau đó cũng đã gặp nhau vào ngày 2/5 để cùng bàn luận và lập ra một nhóm mới gọi là “SQUAD”. Trong những tháng tới, bốn quốc gia dự kiến sẽ tăng cường năng lực tương tác, tiến hành nhiều cuộc tuần tra và tập trận chung hơn, đồng thời tăng cường hợp tác tình báo và an ninh hàng hải. Tất cả những nỗ lực phối hợp vừa nêu đều nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. 

Ở cấp độ hợp tác ba bên, Philippines, Mỹ và Nhật Bản đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Washington vào ngày 11/4, và đạt được những kết quả đáng chú ý như thiết lập cơ chế đối thoại, cam kết hỗ trợ xây dựng năng lực cho PCG, cũng như cùng xây dựng kế hoạch để triển khai tập trận chung trên biển.

Trong khi đó, Mỹ và Philippines đã tổ chức tập trận song phương thường niên Salaknib 24, bắt đầu vào ngày 8/4 và kéo dài trong hai tuần. Nối tiếp ngay sau đó, cuộc tập trận Balikatan 2024 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã khai mạc, kéo từ ngày 22/4 đến 18/5. Sự xuất hiện đáng chú ý trong hai cuộc tập trận trên là hệ thống phóng tên lửa tầm trung Typhoon. Đây là hệ thống phóng tên lửa tầm trung đầu tiên mà Mỹ triển khai ở châu Á nói chung và tại Chuỗi đảo thứ nhất (First island chain) nói riêng kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, hàng loạt nỗ lực kể trên của Philippines, Mỹ, Nhật Bản và Australia dường như chưa đủ sức răn đe Trung Quốc, thậm chí còn thúc đẩy Bắc Kinh đưa ra những hành động táo bạo hơn. Chẳng hạn, theo Hải quân Philippines, lực lượng này - vào ngày 24/4 - đã phát hiện tổng cộng 124 tàu Trung Quốc xuất hiện trên Biển Đông, bao gồm ba tàu hải quân, 11 tàu hải cảnh và 120 tàu dân quân. Ông Commodore Roy Vincent Trinidad, phát ngôn viên của Hải quân Philippines, cho rằng đây là số lượng xuất hiện đông bất thường của Bắc Kinh.  

Động cơ khiến Trung Quốc gia tăng sức ép với Philippines? 

Tình trạng căng thẳng hiện nay giữa hai nước bắt nguồn từ sự việc đã diễn ra 25 năm trước. Cụ thể, Philippines - vào năm 1999 - đã cho tàu BRP Sierra Madre đến neo đậu tại bãi Cỏ Mây và tàu BRP Benguet đến một rạn san hô gần đó trong cùng một thời điểm. Trung Quốc khi đó đã yêu cầu Philippines phải đưa tàu rời khỏi khu vực. Phía Manila đã làm theo lời đề nghị trên nhưng chỉ rút tàu Benguet, trong khi tiếp tục giữ lại tàu Sierra Madre cùng một trung đội thủy quân lục chiến với lý do tàu bị hỏng. 

Đến tháng 8/2023, Tổng thống Marcos khẳng định Manila chưa từng đưa ra lời hứa nào về việc rút tàu Sierra Madre khỏi bãi Cỏ Mây. Ông nói thêm rằng “nếu tồn tại một thỏa thuận như vậy, tôi sẽ hủy bỏ thỏa thuận đó ngay bây giờ” (if there does exist such an agreement, I rescind that agreement now). Thêm vào đó, Quốc hội Philippines có kế hoạch chi khoảng 1,8 triệu USD trong năm nay nhằm xây dựng một công trình để làm căn cứ đóng quân lâu dài cho lực lượng thủy quân lục chiến trên bãi Cỏ Mây, cho thấy quyết tâm của Manila trong việc duy trì lực lượng “bám trụ” tại khu vực này.

Tranh cãi càng được thổi bùng khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines - vào ngày 18/4/2024 - bất ngờ tiết lộ từng có một “thỏa thuận của các quý ông” (gentlemen’s agreement) nhằm tránh xung đột ở Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh dưới thời cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Theo phía Trung Quốc, đây là một thỏa thuận bất thành văn, bắt đầu xuất hiện kể từ năm 2016. Cụ thể, Philippines đã hứa sẽ không sửa chữa hoặc xây dựng các công trình tại bãi Cỏ Mây. Đổi lại, Trung Quốc đồng ý không can thiệp vào việc vận chuyển thực phẩm và các vật tư khác cho tàu Sierra Madre. Đại sứ quán nước này nói thêm rằng Trung Quốc cũng đã nhiều lần thông báo cho chính quyền hiện tại của Philippines về thỏa thuận này, nhưng đã bị “phía Philippines đơn phương từ bỏ mà không có lý do chính đáng”. 

Với sự cứng rắn và quyết tâm bảo vệ cũng như xây dựng căn cứ trên bãi Cỏ Mây từ chính quyền Tổng thống Marcos, Bắc Kinh không thể ngồi yên. Do đó, những vụ va chạm vừa qua trên thực địa là động thái dường như là “tất yếu”, vì Trung Quốc luôn mang tâm thế không để Philippines có cơ hội mở rộng sự hiện diện tại bãi Cỏ Mây, đồng thời tìm cách gây sức ép để lực lượng thủy quân lục chiến của quốc gia Đông Nam Á phải rời khỏi tàu Sierra Madre.  

Trong khi đó, mặc dù Philippines đã có hàng loạt động thái gắn kết với Mỹ nhằm gia tăng khả năng răn đe với Trung Quốc, nhưng xét cho cùng vấn đề Biển Đông vẫn là ưu tiên thứ yếu đối với Washington nếu xét đến nhiều vấn đề nóng khác đang diễn ra như chiến sự ở Ukraine, khủng hoảng ở Dải Gaza hay cuộc chạy đua cho vị trí tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay. 

Điều này phản ánh rõ trong cách Mỹ ứng xử với tình hình trên thực địa trong thời gian qua. Trong những lần tàu của Philippines và Trung Quốc chạm trán nhau trên Biển Đông, Mỹ chưa bao giờ đưa ra động thái can thiệp hoặc hỗ trợ nào cho Manila, dù cho Washington - vào đầu tháng 2/2024 - đã điều ba tàu sân bay gồm USS Carl Vinson, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan tới Thái Bình Dương, lần đầu tiên sau hai năm. Xét lại lịch sử, Philippines đã từng mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc vào năm 2012 (dưới thời Tổng thống Barack Obama), nhưng Mỹ cũng không giúp ích gì cho đồng minh của mình. 

Hơn nữa, trong tuyên bố hôm 15/4 vừa qua, Tổng thống Marcos nói rằng Philippines sẽ kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ nếu có một binh sĩ nước này thiệt mạng từ cuộc tấn công của nước ngoài. Như vậy, tình hình hiện tại chưa đủ điều kiện để kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung, do Trung Quốc chưa vượt qua “lằn ranh đỏ” mà ông Marcos đã cảnh báo.   

Tuy nhiên, ngay cả khi đối mặt với sự răn đe của Mỹ và đồng minh, cũng như nguy cơ Mỹ và Philippines kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung để chống lại, Trung Quốc vẫn có lý do để tự tin thực hiện các hành động gây hấn. Hiện nay, Bắc Kinh sở hữu ít nhất 350 tàu chiến, đông hơn so với Mỹ chỉ 290 chiếc. Mặc dù Mỹ có thể kết hợp với các đồng minh ở khu vực như Philippines, Nhật Bản, Australia để cân bằng số lượng với Trung Quốc, nhưng thực tế là không dễ dàng vì Washington chắc chắn không thể dồn phần lớn số lượng tàu chiến đang có để chuyển đến Biển Đông, vì còn nhiều khu vực khác như Trung Đông, châu Âu… cũng cần sự hiện diện của quân đội Mỹ. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Trung Quốc hiện sở hữu 500 đầu đạn hạt nhân (dự kiến đến năm 2030 là hơn 1.000 đầu đạn), đứng thứ ba thế giới sau Nga (1.550 đầu đạn) và Mỹ (3.700 đầu đạn). Mặc dù số lượng đầu đạn của Bắc Kinh vẫn ít hơn Washington nhiều lần, nhưng không thể phủ nhận rằng Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm mà Mỹ phải rất cân nhắc nếu muốn tham chiến trực tiếp.  

Nhìn chung, lý do chính thúc đẩy Trung Quốc gia tăng sức ép đối với Philippines trên Biển Đông là nhằm răn đe Manila trước sự cứng rắn và “không nghe lời” của chính phủ Tổng thống Marcos. Cùng với đó, sự răn đe thiếu thực chất của Mỹ cũng góp phần giúp Trung Quốc có cơ hội thực hiện các hành động gây hấn, vì suy cho cùng, các cuộc đụng độ trên Biển Đông trong thời gian đều chỉ xoay quanh Bắc Kinh và Manila. Ngoài ra, năng lực vũ khí và tốc độ hiện đại hoá hải quân nhanh chóng của Trung Quốc (chẳng hạn tốc độ đóng tàu của Bắc Kinh nhanh gấp 232 lần so với Mỹ) giúp quốc gia này có thể tự tin thực hiện các hoạt động leo thang căng thẳng.  

An ninh Biển Đông sẽ tiếp tục “căng như dây đàn” 

Vào ngày 10/5 vừa qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano kêu gọi trục xuất các nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, vì đã dàn dựng “nhiều hành động lôi kéo và phổ biến thông tin sai lệch lặp đi lặp lại” (repeated acts of engaging and dissemination of disinformation). Sau đó một ngày, PCG tuyên bố đã triển khai một tàu đến bãi cạn Sa Bin (Sabina Shoal), nơi mà Manila cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng một hòn đảo nhân tạo. Ngoài ra, Philippines cũng bổ sung hai tàu triển khai luân phiên tại khu vực này. Bãi cạn Sa Bin chính là nơi tập trung của các tàu thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho trung đội thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên xác tàu Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây. Vì thế, bãi cạn Sa Bin có thể trở thành điểm nóng va chạm mới giữa Manila và Bắc Kinh.

Tình hình tại bãi cạn Scarborough nhiều khả năng cũng sẽ khó có dấu hiệu hạ nhiệt khi vào ngày 15/5, một đội tàu gồm khoảng 100 tàu đánh cá bằng gỗ kích thước nhỏ của Philippines chở theo ngư dân, các nhà hoạt động và hàng chục nhà báo đã đến khu vực này nhằm “dân sự hóa khu vực” (civilianize the region) và thúc đẩy cái gọi là chủ quyền của Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đáp trả hoạt động của phía Philippines, vì trong một hoạt động dân sự tương tự của Philippines đến một bãi cạn tranh chấp khác hồi tháng 12/2023, tàu của Bắc Kinh cũng đã bám đuôi và buộc nhóm tàu của Manila phải cắt ngắn chuyến đi.     

Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam dường như đang đóng vai trò cân bằng xung đột trên Biển Đông. Chỉ trong tháng 4 vừa qua, đã có liên tiếp hai quan chức cấp cao của Việt Nam sang thăm Trung Quốc là Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (từ ngày 3-4/4) và cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (từ ngày 7-12/4). Sau đó không lâu vào giữa tháng 4, Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam đã đồng ý thiết lập đường dây nóng giữa hai bên. Những động thái như vậy một mặt giúp Hà Nội củng cố quan hệ hữu nghị với nước láng giềng, mặt khác có thể làm cho Bắc Kinh không cảm thấy bị gây sức ép từ nhiều bên cùng lúc mà tạo cớ đưa ra những phản ứng mạnh mẽ, vượt ngoài tầm kiểm soát, khiến tình hình Biển Đông trở nên “hỗn loạn”.   

Tuy nhiên, những nỗ lực cân bằng xung đột của Việt Nam (nếu có) sẽ chỉ giúp tình hình an ninh Biển Đông không trở nên tồi tệ hơn, song sẽ không thể ngăn những vụ va chạm giữa Trung Quốc và Philippines tiếp tục diễn ra với tần suất cao. Đồng thời, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục “chiến thuật vùng xám” (grey-zone tactics) quen thuộc mà nước này đã sử dụng trong nhiều năm qua. Cách tiếp cận này bao gồm việc sử dụng các lực lượng phi chính quy, tiêu biểu là các đội tàu dân quân biển, nhằm từng bước chiếm đoạt vùng biển đảo của các nước khác mà không phải dùng lực lượng vũ trang trực tiếp với quy mô lớn. 

Do đó, giải pháp lâu dài mà các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông cần làm là tiếp tục các hoạt động bảo vệ thực địa, không lơ là, mất cảnh giác trước Trung Quốc. Mỗi quốc gia cũng cần chú trọng và quyết liệt đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa hải quân, mua sắm vũ khí, vì Bắc Kinh đang mở rộng năng lực quân đội với tốc độ rất nhanh. 

Thêm vào đó, để chống lại chiến thuật vùng xám của Trung Quốc, các quốc gia như Việt Nam, Philippines hay Malaysia cần tăng cường phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa, tích cực phối hợp chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ, tạo nên nguồn lực tổng hợp để giảm thiểu khoảng cách về năng lực, sức mạnh so với Trung Quốc. 

Điểm tích cực là nhân chuyến thăm của Tổng thống Marcos đến Hà Nội vào tháng 1 vừa qua, Việt Nam và Philippines đã ký kết hai Bản ghi nhớ (MoU) về phòng ngừa và quản lý sự cố tại Biển Đông; và về hợp tác biển giữa hai lực lượng cảnh sát biển. Tuy nhiên, việc các thỏa thuận chỉ mới dừng lại ở cấp độ MoU cho thấy sự cẩn trọng vẫn đang tồn tại, và hai nước chưa thực sự tạo ra một mặt trận thống nhất để chống lại Trung Quốc.    

Trong khi đó, sự hỗ trợ từ bên ngoài bởi các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Australia… tuy cần thiết nhưng không thể mang lại sự tin cậy “hoàn hảo”, vì khó có quốc gia nào thật sự bảo vệ quốc gia khác nếu có xung đột xảy ra, nhất là khi các xung đột lại liên quan đến “chủ quyền” – vốn là vấn đề “nhạy cảm” trong quan hệ quốc tế. Hơn nữa, việc các quốc gia ngày càng thực dụng trong bối cảnh chính trị cường quyền (great-power politics) đang nổi lên cũng là trở ngại cho các hành động phối hợp mang tính bền vững. 

Trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn hơn trong việc thực thi các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông, tạo ra vô số vụ va chạm khác nhau, đặc biệt là với Philippines. Chỉ trong vòng hai tháng trở lại đây, Bắc Kinh và Manila đã đối đầu với nhau ít nhất bốn lần. Vụ đụng độ đầu tiên diễn ra vào ngày 5/3 gần bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Khi đó, Lực lượng đặc nhiệm quốc gia phụ trách Biển Tây Philippines (West Philippine Sea) (cách chính quyền Philippines gọi Biển Đông) cáo buộc các tàu hải cảnh của Trung Quốc đã va chạm và đồng thời triển khai vòi rồng nhằm vào tàu tiếp tế Unaizah May 4 (UM4) của Philippines, khiến tấm chắn gió của UM4 bị vỡ, và có ít nhất bốn thủy thủ trên tàu bị thương nhẹ. Chưa đầy 20 ngày sau (ngày 23/3), quân đội Philippines tiếp tục cáo buộc tàu hải cảnh Trung Quốc chặn và phun vòi rồng vào tàu tiếp tế UM4, khiến con tàu bị hư hại nặng ngay sau khi được sửa chữa từ vụ va chạm lần trước.  

Tối ngày 13/4, một vụ va chạm khác diễn ra khi một tàu hải cảnh Trung Quốc đã chặn một tàu nghiên cứu hàng hải và một tàu hộ tống của Lực lượng tuần duyên Philippines (PCG) trong hơn 8 giờ tại vị trí chỉ cách bờ biển Philippines 35 hải lý. Đến ngày 30/4, căng thẳng giữa hai nước tiếp tục khi Bắc Kinh tuyên bố xua đuổi tàu tuần duyên 4410 và tàu công vụ 3004 của Manila tại khu vực gần bãi cạn Scarborough. Phía Philippines cáo buộc ba tàu Hải cảnh Trung Quốc đã đâm và phun vòi rồng vào hai tàu của nước này, khiến một chiếc trong số đó bị hư hại. 

Hệ quả là, kể từ khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức vào tháng 7/2022, Manila đã phản đối Trung Quốc tổng cộng 153 lần (tính đến đầu tháng 5/2024), 20 lần trong số đó diễn ra kể từ đầu năm đến nay. Cùng với đó, Manila tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ nhằm nâng cao năng lực hàng hải cũng như có được sự răn đe tốt hơn với Trung Quốc. Cụ thể, Philippines đã cùng Mỹ, Nhật Bản và Australia tham gia tập trận bốn bên trên Biển Đông vào ngày 7/4 vừa qua. Các quốc gia này sau đó cũng đã gặp nhau vào ngày 2/5 để cùng bàn luận và lập ra một nhóm mới gọi là “SQUAD”. Trong những tháng tới, bốn quốc gia dự kiến sẽ tăng cường năng lực tương tác, tiến hành nhiều cuộc tuần tra và tập trận chung hơn, đồng thời tăng cường hợp tác tình báo và an ninh hàng hải. Tất cả những nỗ lực phối hợp vừa nêu đều nhằm ngăn chặn Trung Quốc bành trướng ở khu vực Tây Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông. 

Ở cấp độ hợp tác ba bên, Philippines, Mỹ và Nhật Bản đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh tại Washington vào ngày 11/4, và đạt được những kết quả đáng chú ý như thiết lập cơ chế đối thoại, cam kết hỗ trợ xây dựng năng lực cho PCG, cũng như cùng xây dựng kế hoạch để triển khai tập trận chung trên biển.

Trong khi đó, Mỹ và Philippines đã tổ chức tập trận song phương thường niên Salaknib 24, bắt đầu vào ngày 8/4 và kéo dài trong hai tuần. Nối tiếp ngay sau đó, cuộc tập trận Balikatan 2024 với quy mô lớn nhất từ trước đến nay đã khai mạc, kéo từ ngày 22/4 đến 18/5. Sự xuất hiện đáng chú ý trong hai cuộc tập trận trên là hệ thống phóng tên lửa tầm trung Typhoon. Đây là hệ thống phóng tên lửa tầm trung đầu tiên mà Mỹ triển khai ở châu Á nói chung và tại Chuỗi đảo thứ nhất (First island chain) nói riêng kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Tuy nhiên, hàng loạt nỗ lực kể trên của Philippines, Mỹ, Nhật Bản và Australia dường như chưa đủ sức răn đe Trung Quốc, thậm chí còn thúc đẩy Bắc Kinh đưa ra những hành động táo bạo hơn. Chẳng hạn, theo Hải quân Philippines, lực lượng này - vào ngày 24/4 - đã phát hiện tổng cộng 124 tàu Trung Quốc xuất hiện trên Biển Đông, bao gồm ba tàu hải quân, 11 tàu hải cảnh và 120 tàu dân quân. Ông Commodore Roy Vincent Trinidad, phát ngôn viên của Hải quân Philippines, cho rằng đây là số lượng xuất hiện đông bất thường của Bắc Kinh.  

Động cơ khiến Trung Quốc gia tăng sức ép với Philippines? 

Tình trạng căng thẳng hiện nay giữa hai nước bắt nguồn từ sự việc đã diễn ra 25 năm trước. Cụ thể, Philippines - vào năm 1999 - đã cho tàu BRP Sierra Madre đến neo đậu tại bãi Cỏ Mây và tàu BRP Benguet đến một rạn san hô gần đó trong cùng một thời điểm. Trung Quốc khi đó đã yêu cầu Philippines phải đưa tàu rời khỏi khu vực. Phía Manila đã làm theo lời đề nghị trên nhưng chỉ rút tàu Benguet, trong khi tiếp tục giữ lại tàu Sierra Madre cùng một trung đội thủy quân lục chiến với lý do tàu bị hỏng. 

Đến tháng 8/2023, Tổng thống Marcos khẳng định Manila chưa từng đưa ra lời hứa nào về việc rút tàu Sierra Madre khỏi bãi Cỏ Mây. Ông nói thêm rằng “nếu tồn tại một thỏa thuận như vậy, tôi sẽ hủy bỏ thỏa thuận đó ngay bây giờ” (if there does exist such an agreement, I rescind that agreement now). Thêm vào đó, Quốc hội Philippines có kế hoạch chi khoảng 1,8 triệu USD trong năm nay nhằm xây dựng một công trình để làm căn cứ đóng quân lâu dài cho lực lượng thủy quân lục chiến trên bãi Cỏ Mây, cho thấy quyết tâm của Manila trong việc duy trì lực lượng “bám trụ” tại khu vực này.

Tranh cãi càng được thổi bùng khi Đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines - vào ngày 18/4/2024 - bất ngờ tiết lộ từng có một “thỏa thuận của các quý ông” (gentlemen’s agreement) nhằm tránh xung đột ở Biển Đông giữa Manila và Bắc Kinh dưới thời cựu Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Theo phía Trung Quốc, đây là một thỏa thuận bất thành văn, bắt đầu xuất hiện kể từ năm 2016. Cụ thể, Philippines đã hứa sẽ không sửa chữa hoặc xây dựng các công trình tại bãi Cỏ Mây. Đổi lại, Trung Quốc đồng ý không can thiệp vào việc vận chuyển thực phẩm và các vật tư khác cho tàu Sierra Madre. Đại sứ quán nước này nói thêm rằng Trung Quốc cũng đã nhiều lần thông báo cho chính quyền hiện tại của Philippines về thỏa thuận này, nhưng đã bị “phía Philippines đơn phương từ bỏ mà không có lý do chính đáng”. 

Với sự cứng rắn và quyết tâm bảo vệ cũng như xây dựng căn cứ trên bãi Cỏ Mây từ chính quyền Tổng thống Marcos, Bắc Kinh không thể ngồi yên. Do đó, những vụ va chạm vừa qua trên thực địa là động thái dường như là “tất yếu”, vì Trung Quốc luôn mang tâm thế không để Philippines có cơ hội mở rộng sự hiện diện tại bãi Cỏ Mây, đồng thời tìm cách gây sức ép để lực lượng thủy quân lục chiến của quốc gia Đông Nam Á phải rời khỏi tàu Sierra Madre.  

Trong khi đó, mặc dù Philippines đã có hàng loạt động thái gắn kết với Mỹ nhằm gia tăng khả năng răn đe với Trung Quốc, nhưng xét cho cùng vấn đề Biển Đông vẫn là ưu tiên thứ yếu đối với Washington nếu xét đến nhiều vấn đề nóng khác đang diễn ra như chiến sự ở Ukraine, khủng hoảng ở Dải Gaza hay cuộc chạy đua cho vị trí tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm nay. 

Điều này phản ánh rõ trong cách Mỹ ứng xử với tình hình trên thực địa trong thời gian qua. Trong những lần tàu của Philippines và Trung Quốc chạm trán nhau trên Biển Đông, Mỹ chưa bao giờ đưa ra động thái can thiệp hoặc hỗ trợ nào cho Manila, dù cho Washington - vào đầu tháng 2/2024 - đã điều ba tàu sân bay gồm USS Carl Vinson, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan tới Thái Bình Dương, lần đầu tiên sau hai năm. Xét lại lịch sử, Philippines đã từng mất quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vào tay Trung Quốc vào năm 2012 (dưới thời Tổng thống Barack Obama), nhưng Mỹ cũng không giúp ích gì cho đồng minh của mình. 

Hơn nữa, trong tuyên bố hôm 15/4 vừa qua, Tổng thống Marcos nói rằng Philippines sẽ kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ nếu có một binh sĩ nước này thiệt mạng từ cuộc tấn công của nước ngoài. Như vậy, tình hình hiện tại chưa đủ điều kiện để kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung, do Trung Quốc chưa vượt qua “lằn ranh đỏ” mà ông Marcos đã cảnh báo.   

Tuy nhiên, ngay cả khi đối mặt với sự răn đe của Mỹ và đồng minh, cũng như nguy cơ Mỹ và Philippines kích hoạt hiệp ước phòng thủ chung để chống lại, Trung Quốc vẫn có lý do để tự tin thực hiện các hành động gây hấn. Hiện nay, Bắc Kinh sở hữu ít nhất 350 tàu chiến, đông hơn so với Mỹ chỉ 290 chiếc. Mặc dù Mỹ có thể kết hợp với các đồng minh ở khu vực như Philippines, Nhật Bản, Australia để cân bằng số lượng với Trung Quốc, nhưng thực tế là không dễ dàng vì Washington chắc chắn không thể dồn phần lớn số lượng tàu chiến đang có để chuyển đến Biển Đông, vì còn nhiều khu vực khác như Trung Đông, châu Âu… cũng cần sự hiện diện của quân đội Mỹ. Cùng với đó, Bộ Quốc phòng Mỹ ước tính Trung Quốc hiện sở hữu 500 đầu đạn hạt nhân (dự kiến đến năm 2030 là hơn 1.000 đầu đạn), đứng thứ ba thế giới sau Nga (1.550 đầu đạn) và Mỹ (3.700 đầu đạn). Mặc dù số lượng đầu đạn của Bắc Kinh vẫn ít hơn Washington nhiều lần, nhưng không thể phủ nhận rằng Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm mà Mỹ phải rất cân nhắc nếu muốn tham chiến trực tiếp.  

Nhìn chung, lý do chính thúc đẩy Trung Quốc gia tăng sức ép đối với Philippines trên Biển Đông là nhằm răn đe Manila trước sự cứng rắn và “không nghe lời” của chính phủ Tổng thống Marcos. Cùng với đó, sự răn đe thiếu thực chất của Mỹ cũng góp phần giúp Trung Quốc có cơ hội thực hiện các hành động gây hấn, vì suy cho cùng, các cuộc đụng độ trên Biển Đông trong thời gian đều chỉ xoay quanh Bắc Kinh và Manila. Ngoài ra, năng lực vũ khí và tốc độ hiện đại hoá hải quân nhanh chóng của Trung Quốc (chẳng hạn tốc độ đóng tàu của Bắc Kinh nhanh gấp 232 lần so với Mỹ) giúp quốc gia này có thể tự tin thực hiện các hoạt động leo thang căng thẳng.  

An ninh Biển Đông sẽ tiếp tục “căng như dây đàn” 

Vào ngày 10/5 vừa qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano kêu gọi trục xuất các nhà ngoại giao thuộc Đại sứ quán Trung Quốc tại Manila, vì đã dàn dựng “nhiều hành động lôi kéo và phổ biến thông tin sai lệch lặp đi lặp lại” (repeated acts of engaging and dissemination of disinformation). Sau đó một ngày, PCG tuyên bố đã triển khai một tàu đến bãi cạn Sa Bin (Sabina Shoal), nơi mà Manila cáo buộc Trung Quốc đang có hoạt động xây dựng một hòn đảo nhân tạo. Ngoài ra, Philippines cũng bổ sung hai tàu triển khai luân phiên tại khu vực này. Bãi cạn Sa Bin chính là nơi tập trung của các tàu thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho trung đội thủy quân lục chiến Philippines đồn trú trên xác tàu Sierra Madre ở bãi Cỏ Mây. Vì thế, bãi cạn Sa Bin có thể trở thành điểm nóng va chạm mới giữa Manila và Bắc Kinh.

Tình hình tại bãi cạn Scarborough nhiều khả năng cũng sẽ khó có dấu hiệu hạ nhiệt khi vào ngày 15/5, một đội tàu gồm khoảng 100 tàu đánh cá bằng gỗ kích thước nhỏ của Philippines chở theo ngư dân, các nhà hoạt động và hàng chục nhà báo đã đến khu vực này nhằm “dân sự hóa khu vực” (civilianize the region) và thúc đẩy cái gọi là chủ quyền của Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc nhiều khả năng sẽ đáp trả hoạt động của phía Philippines, vì trong một hoạt động dân sự tương tự của Philippines đến một bãi cạn tranh chấp khác hồi tháng 12/2023, tàu của Bắc Kinh cũng đã bám đuôi và buộc nhóm tàu của Manila phải cắt ngắn chuyến đi.     

Trong bối cảnh như vậy, Việt Nam dường như đang đóng vai trò cân bằng xung đột trên Biển Đông. Chỉ trong tháng 4 vừa qua, đã có liên tiếp hai quan chức cấp cao của Việt Nam sang thăm Trung Quốc là Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (từ ngày 3-4/4) và cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ (từ ngày 7-12/4). Sau đó không lâu vào giữa tháng 4, Bộ Tư lệnh Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và Hải quân Việt Nam đã đồng ý thiết lập đường dây nóng giữa hai bên. Những động thái như vậy một mặt giúp Hà Nội củng cố quan hệ hữu nghị với nước láng giềng, mặt khác có thể làm cho Bắc Kinh không cảm thấy bị gây sức ép từ nhiều bên cùng lúc mà tạo cớ đưa ra những phản ứng mạnh mẽ, vượt ngoài tầm kiểm soát, khiến tình hình Biển Đông trở nên “hỗn loạn”.   

Tuy nhiên, những nỗ lực cân bằng xung đột của Việt Nam (nếu có) sẽ chỉ giúp tình hình an ninh Biển Đông không trở nên tồi tệ hơn, song sẽ không thể ngăn những vụ va chạm giữa Trung Quốc và Philippines tiếp tục diễn ra với tần suất cao. Đồng thời, Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục “chiến thuật vùng xám” (grey-zone tactics) quen thuộc mà nước này đã sử dụng trong nhiều năm qua. Cách tiếp cận này bao gồm việc sử dụng các lực lượng phi chính quy, tiêu biểu là các đội tàu dân quân biển, nhằm từng bước chiếm đoạt vùng biển đảo của các nước khác mà không phải dùng lực lượng vũ trang trực tiếp với quy mô lớn. 

Do đó, giải pháp lâu dài mà các nước ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông cần làm là tiếp tục các hoạt động bảo vệ thực địa, không lơ là, mất cảnh giác trước Trung Quốc. Mỗi quốc gia cũng cần chú trọng và quyết liệt đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa hải quân, mua sắm vũ khí, vì Bắc Kinh đang mở rộng năng lực quân đội với tốc độ rất nhanh. 

Thêm vào đó, để chống lại chiến thuật vùng xám của Trung Quốc, các quốc gia như Việt Nam, Philippines hay Malaysia cần tăng cường phối hợp với nhau chặt chẽ hơn nữa, tích cực phối hợp chia sẻ kinh nghiệm và công nghệ, tạo nên nguồn lực tổng hợp để giảm thiểu khoảng cách về năng lực, sức mạnh so với Trung Quốc. 

Điểm tích cực là nhân chuyến thăm của Tổng thống Marcos đến Hà Nội vào tháng 1 vừa qua, Việt Nam và Philippines đã ký kết hai Bản ghi nhớ (MoU) về phòng ngừa và quản lý sự cố tại Biển Đông; và về hợp tác biển giữa hai lực lượng cảnh sát biển. Tuy nhiên, việc các thỏa thuận chỉ mới dừng lại ở cấp độ MoU cho thấy sự cẩn trọng vẫn đang tồn tại, và hai nước chưa thực sự tạo ra một mặt trận thống nhất để chống lại Trung Quốc.    

Trong khi đó, sự hỗ trợ từ bên ngoài bởi các cường quốc như Mỹ, Nhật Bản, Australia… tuy cần thiết nhưng không thể mang lại sự tin cậy “hoàn hảo”, vì khó có quốc gia nào thật sự bảo vệ quốc gia khác nếu có xung đột xảy ra, nhất là khi các xung đột lại liên quan đến “chủ quyền” – vốn là vấn đề “nhạy cảm” trong quan hệ quốc tế. Hơn nữa, việc các quốc gia ngày càng thực dụng trong bối cảnh chính trị cường quyền (great-power politics) đang nổi lên cũng là trở ngại cho các hành động phối hợp mang tính bền vững. 

Từ khoá: Philippines Biển Đông Mỹ Nhật Bản Autralia Trung Quốc

BÀI LIÊN QUAN