Biển Đông   26/07/2024

Thấy gì từ thỏa thuận “đình chiến” giữa Manila và Bắc Kinh?

Tranh cãi về các điều khoản trong “thỏa thuận tạm thời” khiến căng thẳng ở Bãi Cỏ Mây vẫn dai dẳng.

Image
Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines đứng cảnh giác khi một tàu cảnh sát biển Trung Quốc chặn đường họ thực hiện nhiệm vụ tiếp tế tại Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024. - (C): Reuters

Vào ngày 21/7, Philippines và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận tạm thời về việc tiếp tế cho binh lính Manila đóng quân tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Biển Đông. Căn cứ theo thỏa thuận này, hai nước cam kết chấm dứt đối đầu tại Bãi Cỏ Mây và sẽ tích cực duy trì đối thoại lẫn tham vấn để giảm căng thẳng.

Thỏa thuận, dù mang tính tạm thời, nhưng là kết quả tích cực gần nhất mà hai nước đạt được, sau hàng loạt các căng thẳng và va chạm trên biển trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, những tranh cãi và sự “lỏng lẻo” xung quanh các cam kết vẫn còn đó.

Có tuyên bố nhưng cũng có bất đồng

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết: “Cả hai bên tiếp tục nhận thấy sự cần thiết phải giảm leo thang tình hình ở Biển Đông và giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn, đồng thời nhất trí rằng thỏa thuận sẽ không gây phương hại đến lập trường của nhau ở Biển Đông”.

Hai nước đều nhất trí rằng thỏa thuận này “không ảnh hưởng đến lập trường của mỗi bên” trên Biển Đông – có nghĩa là các bên không nhượng bộ về vấn đề yêu sách lãnh thổ. Điều này cho thấy thỏa thuận về bản chất là mang tính tạm thời; nói cách khác, đây là sự hoà hoãn để hai bên có thời gian cho những tính toán và các bước đi mới.

Thông báo của phía Philippines diễn ra sau các cuộc đàm phán giữa đại diện hai nước trong tháng này khi cả hai bên đồng ý tăng số lượng kênh liên lạc để giải quyết những bất đồng trên biển. Bên cạnh đó, không có nhiều chi tiết về thoả thuận, ngoại trừ việc nó là kết quả của các cuộc thảo luận giữa hai bên vào ngày 2/7 tại Manila trong khuôn khổ Cơ chế tham vấn song phương lần thứ 9 về Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận đây là “thỏa thuận tạm thời” (provisional arrangement) – với việc hai bên đồng ý cùng giải quyết những khác biệt trên biển và giảm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho biết thêm: “Nếu Philippines cần cung cấp hàng tiếp tế cho lực lượng đồn trú trên tàu trước khi Philippines kéo tàu chiến mắc cạn đi, phía Trung Quốc sẵn sàng cho phép phía Philippines thực hiện việc vận chuyển và tiếp tế vì lý do nhân đạo”.

Tuy nhiên, Trung Quốc nêu cụ thể là Philippines phải thông báo trước (informs China in advance) và cho phép nước này kiểm tra tại chỗ (on-site verification) đối với các tàu tiếp tế, đồng thời khẳng định “Trung Quốc sẽ giám sát toàn bộ quá trình tiếp tế”.

Bộ Ngoại giao Philippines nhanh chóng bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng “thỏa thuận tạm thời” có điều khoản yêu cầu Manila phải “thông báo trước” và cho phép Bắc Kinh kiểm tra các tàu tiếp tế, đồng thời khẳng định các nội dung mà Bắc Kinh nêu là “không chính xác” (inaccurate) và khác với những gì hai bên đã thỏa thuận.

Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano nhấn mạnh thỏa thuận này không có cái gọi là kiểm tra tại chỗ (nguyên văn: “There’s no such kind of on-site inspection”).

Căng thẳng giữa hai nước liên quan đến chủ quyền của Bãi Cỏ Mây (nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Vị trí của Bãi Cỏ Mây cách đảo Palawan phía Tây Philippines khoảng 200km (124 dặm) và cách đảo Hải Nam, nơi gần nhất của Trung Quốc, hơn 1.000 km (620 dặm). Đây cũng là điểm nóng tranh chấp gay gắt nhất ở Biển Đông trong hơn nửa năm nay và được xem là khu vực có khả năng làm bùng phát các căng thẳng ngoài tầm kiểm soát của Manila và Bắc Kinh.

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc cùng các lực lượng khác của nước này thường xuyên sử dụng vòi rồng cùng các phương tiện vũ trang để ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế thực phẩm và các nguồn cung cấp khác đến với lực lượng hải quân nước này đồn trú trên tàu chiến BRP Sierra Madre (từ năm 1999) vốn đã bị mắc cạn và rỉ sét từ rất lâu.

Nguy hiểm hơn, các cuộc đối đầu bạo lực thậm chí đã làm bị thương một số thuỷ thủ Philippines, và một thuỷ thủ nước này đã bị mất ngón tay cái vào ngày 17/6, trong một cuộc giao tranh hỗn loạn được lan truyền rộng rãi qua video và hình ảnh trên Internet.

Sự bế tắc càng làm dấy lên quan ngại rằng cuộc đối đầu có thể gây ra một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, một đồng minh thân cận của Philippines ở Đông Nam Á, căn cứ theo hiệp ước phòng thủ chung mà Washington và Manila đã ký kết vào năm 1951. Nếu kịch bản này xảy ra, Biển Đông có nguy cơ trở thành “chảo lửa” của những xung đột được thổi bùng bởi các tranh chấp chủ quyền, chủ nghĩa dân tộc, và các toan tính chính trị của các cường quốc.

Kỳ vọng gì từ thỏa thuận lần này?

Khả năng Trung Quốc sẽ thực thi các điều khoản trong thỏa thuận và thật tâm cam kết làm giảm căng thẳng với Philippines ở Bãi Cỏ Mây là không mấy tươi sáng. Hiện vẫn chưa rõ liệu việc giải thích sai thỏa thuận là do lỗi của người phát ngôn Trung Quốc khi cố ý chuyển hướng mục tiêu sang Philippines (qua trò chơi “đổ lỗi”), hay phải chăng đây là việc “cố ý” dẫn dắt dư luận theo hướng có lợi cho Bắc Kinh (!).

Sự khác biệt về diễn ngôn và các diễn giải của Trung Quốc cũng có thể là động thái giúp nước này “lùi một bước, tiến hai bước” trong các nỗ lực tăng cường gây sức ép với Philippines. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng có thể cáo buộc Manila vi phạm các điều khoản của thỏa thuận và xem đây là cái cớ để “dồn Philippine vào chân tường”.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc dường như đang đóng khung (frame) thỏa thuận theo cách để cho thế giới thấy Philippines mới là bên đang nhượng bộ các yêu cầu của Bắc Kinh. Nếu Manila nhượng bộ thì Bắc Kinh có thể xem đây là một chiến thắng ngoại giao và theo đó tuyên bố giành được tính “chính nghĩa” trong tranh chấp.

Dù đang là bên chịu nhiều sức ép và chưa có gì chắc chắn từ cam kết của Bắc Kinh, Manila rất có thể sẽ không chùn bước. Vào hôm 21/7, người phát ngôn của quân đội Philippines cho biết trong một tuyên bố riêng rằng nước này “sẽ dùng mọi biện pháp trước khi tìm kiếm sự can thiệp của nước ngoài” vào các nhiệm vụ tiếp tế của mình. Điều này cho thấy Philippines sẽ không nhượng bộ và nhấn mạnh tính tự chủ của nước này, thay vì lệ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài; tuy vậy, Manila vẫn để ngỏ khả năng tìm kiếm sự ủng hộ và can dự từ các quốc gia khác (rất có thể là Mỹ).

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này sẽ tiếp tục khẳng định các quyền (chủ quyền) của mình ở Biển Đông, đồng thời khẳng định tuyên bố của Trung Quốc “liên quan đến thông báo trước và xác nhận tại chỗ là không chính xác”. Lập trường cứng rắn của Philippines là chỉ dấu cho thấy Manila vẫn sẽ kiên quyết “bảo vệ chủ quyền” của mình ở Bãi Cỏ Mây dù cho sức ép từ Bắc Kinh có lớn đến đâu chăng nữa.

Tuy vậy, việc thỏa thuận nhanh chóng bị đặt câu hỏi về các điều khoản cụ thể (mà cho đến nay vẫn chưa được các bên công bố) – qua đó làm gia tăng tính không chắc chắn của một thỏa thuận chính thức cùng với các mâu thuẫn về diễn giải dường như không phải là điềm báo tốt cho sự thành công hay bền vững của nó.

Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), cho biết hai nước có thể đã giữ lại các chi tiết bằng văn bản để giữ thể diện; tuy nhiên, cách giải thích khác nhau của họ có thể làm suy yếu thỏa thuận, và chúng ta chỉ có thể biết về tính hiệu quả của thỏa thuận khi xem xét những diễn biến tiếp theo – nhất là việc Philippines triển khai các chuyến tiếp tế sắp tới đến tiền đồn BRP Sierra Madre.

Antonio Tirol Carpio, cựu Phó Thẩm phán của Tòa án tối cao Philippines (nay đã nghỉ hưu), đã kêu gọi Bộ Ngoại giao nước này công bố đầy đủ các chi tiết của thỏa thuận. Ông cũng không tin chính phủ đã đồng ý với yêu cầu của Trung Quốc về việc “thông báo trước” và “kiểm tra tại chỗ”, vì điều đó sẽ là “vi hiến” do bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tuy nhiên, nhiều khả năng phía Philippines sẽ không công bố chi tiết thoả thuận, nhất là khi rất có thể hai bên ký kết đã nhất trí với nhau rằng thỏa thuận sẽ không được công bố trừ khi có những diễn biến cụ thể.

Dù có các tranh cãi, vẫn có tín hiệu lạc quan mà các bên tranh chấp có thể hy vọng. Có lẽ khía cạnh tích cực nhất của thỏa thuận tạm thời là nó mở ra hy vọng rằng Bắc Kinh có thể ký kết các thỏa thuận tương tự với các quốc gia có tranh chấp khác trong khu vực để tránh làm leo thang căng thẳng trong khi cùng tạm thời nỗ lực “làm giảm nhiệt” các tranh chấp chủ quyền vẫn chưa được (và rất khó để) giải quyết.

Tuy vậy, các quốc gia trong khu vực cũng cần rút ra các bài học từ những tranh cãi ngoại giao liên quan đến thỏa thuận lần này. Thứ nhất, các bên, nhất là cường quốc như Trung Quốc, vẫn có thể diễn giải các điều khoản của thỏa thuận theo hướng có lợi cho mình (nhất là khi việc diễn giải mơ hồ và/hoặc sai lệch có chủ đích không gây nhiều rủi ro), trừ khi thỏa thuận được các bên công khai. Thứ hai, các kỳ vọng về khả năng sử dụng công cụ ngoại giao hay thông qua đàm phán để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông vẫn cần dựa trên tình hình thực tế và sự thận trọng, thay vì kỳ vọng quá mức hoặc lạc quan không có cơ sở vào các hứa hẹn hay bất kỳ khả năng nào.

Vào ngày 21/7, Philippines và Trung Quốc đã ký kết thỏa thuận tạm thời về việc tiếp tế cho binh lính Manila đóng quân tại Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) ở Biển Đông. Căn cứ theo thỏa thuận này, hai nước cam kết chấm dứt đối đầu tại Bãi Cỏ Mây và sẽ tích cực duy trì đối thoại lẫn tham vấn để giảm căng thẳng.

Thỏa thuận, dù mang tính tạm thời, nhưng là kết quả tích cực gần nhất mà hai nước đạt được, sau hàng loạt các căng thẳng và va chạm trên biển trong những tháng gần đây. Tuy nhiên, những tranh cãi và sự “lỏng lẻo” xung quanh các cam kết vẫn còn đó.

Có tuyên bố nhưng cũng có bất đồng

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết: “Cả hai bên tiếp tục nhận thấy sự cần thiết phải giảm leo thang tình hình ở Biển Đông và giải quyết những khác biệt thông qua đối thoại và tham vấn, đồng thời nhất trí rằng thỏa thuận sẽ không gây phương hại đến lập trường của nhau ở Biển Đông”.

Hai nước đều nhất trí rằng thỏa thuận này “không ảnh hưởng đến lập trường của mỗi bên” trên Biển Đông – có nghĩa là các bên không nhượng bộ về vấn đề yêu sách lãnh thổ. Điều này cho thấy thỏa thuận về bản chất là mang tính tạm thời; nói cách khác, đây là sự hoà hoãn để hai bên có thời gian cho những tính toán và các bước đi mới.

Thông báo của phía Philippines diễn ra sau các cuộc đàm phán giữa đại diện hai nước trong tháng này khi cả hai bên đồng ý tăng số lượng kênh liên lạc để giải quyết những bất đồng trên biển. Bên cạnh đó, không có nhiều chi tiết về thoả thuận, ngoại trừ việc nó là kết quả của các cuộc thảo luận giữa hai bên vào ngày 2/7 tại Manila trong khuôn khổ Cơ chế tham vấn song phương lần thứ 9 về Biển Đông.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng xác nhận đây là “thỏa thuận tạm thời” (provisional arrangement) – với việc hai bên đồng ý cùng giải quyết những khác biệt trên biển và giảm leo thang căng thẳng ở Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho biết thêm: “Nếu Philippines cần cung cấp hàng tiếp tế cho lực lượng đồn trú trên tàu trước khi Philippines kéo tàu chiến mắc cạn đi, phía Trung Quốc sẵn sàng cho phép phía Philippines thực hiện việc vận chuyển và tiếp tế vì lý do nhân đạo”.

Tuy nhiên, Trung Quốc nêu cụ thể là Philippines phải thông báo trước (informs China in advance) và cho phép nước này kiểm tra tại chỗ (on-site verification) đối với các tàu tiếp tế, đồng thời khẳng định “Trung Quốc sẽ giám sát toàn bộ quá trình tiếp tế”.

Bộ Ngoại giao Philippines nhanh chóng bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc rằng “thỏa thuận tạm thời” có điều khoản yêu cầu Manila phải “thông báo trước” và cho phép Bắc Kinh kiểm tra các tàu tiếp tế, đồng thời khẳng định các nội dung mà Bắc Kinh nêu là “không chính xác” (inaccurate) và khác với những gì hai bên đã thỏa thuận.

Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines Eduardo Ano nhấn mạnh thỏa thuận này không có cái gọi là kiểm tra tại chỗ (nguyên văn: “There’s no such kind of on-site inspection”).

Căng thẳng giữa hai nước liên quan đến chủ quyền của Bãi Cỏ Mây (nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam). Vị trí của Bãi Cỏ Mây cách đảo Palawan phía Tây Philippines khoảng 200km (124 dặm) và cách đảo Hải Nam, nơi gần nhất của Trung Quốc, hơn 1.000 km (620 dặm). Đây cũng là điểm nóng tranh chấp gay gắt nhất ở Biển Đông trong hơn nửa năm nay và được xem là khu vực có khả năng làm bùng phát các căng thẳng ngoài tầm kiểm soát của Manila và Bắc Kinh.

Lực lượng hải cảnh Trung Quốc cùng các lực lượng khác của nước này thường xuyên sử dụng vòi rồng cùng các phương tiện vũ trang để ngăn chặn quân đội Philippines tiếp tế thực phẩm và các nguồn cung cấp khác đến với lực lượng hải quân nước này đồn trú trên tàu chiến BRP Sierra Madre (từ năm 1999) vốn đã bị mắc cạn và rỉ sét từ rất lâu.

Nguy hiểm hơn, các cuộc đối đầu bạo lực thậm chí đã làm bị thương một số thuỷ thủ Philippines, và một thuỷ thủ nước này đã bị mất ngón tay cái vào ngày 17/6, trong một cuộc giao tranh hỗn loạn được lan truyền rộng rãi qua video và hình ảnh trên Internet.

Sự bế tắc càng làm dấy lên quan ngại rằng cuộc đối đầu có thể gây ra một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Mỹ, một đồng minh thân cận của Philippines ở Đông Nam Á, căn cứ theo hiệp ước phòng thủ chung mà Washington và Manila đã ký kết vào năm 1951. Nếu kịch bản này xảy ra, Biển Đông có nguy cơ trở thành “chảo lửa” của những xung đột được thổi bùng bởi các tranh chấp chủ quyền, chủ nghĩa dân tộc, và các toan tính chính trị của các cường quốc.

Kỳ vọng gì từ thỏa thuận lần này?

Khả năng Trung Quốc sẽ thực thi các điều khoản trong thỏa thuận và thật tâm cam kết làm giảm căng thẳng với Philippines ở Bãi Cỏ Mây là không mấy tươi sáng. Hiện vẫn chưa rõ liệu việc giải thích sai thỏa thuận là do lỗi của người phát ngôn Trung Quốc khi cố ý chuyển hướng mục tiêu sang Philippines (qua trò chơi “đổ lỗi”), hay phải chăng đây là việc “cố ý” dẫn dắt dư luận theo hướng có lợi cho Bắc Kinh (!).

Sự khác biệt về diễn ngôn và các diễn giải của Trung Quốc cũng có thể là động thái giúp nước này “lùi một bước, tiến hai bước” trong các nỗ lực tăng cường gây sức ép với Philippines. Bên cạnh đó, Bắc Kinh cũng có thể cáo buộc Manila vi phạm các điều khoản của thỏa thuận và xem đây là cái cớ để “dồn Philippine vào chân tường”.

Các nhà phân tích cho rằng Trung Quốc dường như đang đóng khung (frame) thỏa thuận theo cách để cho thế giới thấy Philippines mới là bên đang nhượng bộ các yêu cầu của Bắc Kinh. Nếu Manila nhượng bộ thì Bắc Kinh có thể xem đây là một chiến thắng ngoại giao và theo đó tuyên bố giành được tính “chính nghĩa” trong tranh chấp.

Dù đang là bên chịu nhiều sức ép và chưa có gì chắc chắn từ cam kết của Bắc Kinh, Manila rất có thể sẽ không chùn bước. Vào hôm 21/7, người phát ngôn của quân đội Philippines cho biết trong một tuyên bố riêng rằng nước này “sẽ dùng mọi biện pháp trước khi tìm kiếm sự can thiệp của nước ngoài” vào các nhiệm vụ tiếp tế của mình. Điều này cho thấy Philippines sẽ không nhượng bộ và nhấn mạnh tính tự chủ của nước này, thay vì lệ thuộc vào sự trợ giúp bên ngoài; tuy vậy, Manila vẫn để ngỏ khả năng tìm kiếm sự ủng hộ và can dự từ các quốc gia khác (rất có thể là Mỹ).

Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này sẽ tiếp tục khẳng định các quyền (chủ quyền) của mình ở Biển Đông, đồng thời khẳng định tuyên bố của Trung Quốc “liên quan đến thông báo trước và xác nhận tại chỗ là không chính xác”. Lập trường cứng rắn của Philippines là chỉ dấu cho thấy Manila vẫn sẽ kiên quyết “bảo vệ chủ quyền” của mình ở Bãi Cỏ Mây dù cho sức ép từ Bắc Kinh có lớn đến đâu chăng nữa.

Tuy vậy, việc thỏa thuận nhanh chóng bị đặt câu hỏi về các điều khoản cụ thể (mà cho đến nay vẫn chưa được các bên công bố) – qua đó làm gia tăng tính không chắc chắn của một thỏa thuận chính thức cùng với các mâu thuẫn về diễn giải dường như không phải là điềm báo tốt cho sự thành công hay bền vững của nó.

Gregory Poling, giám đốc Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI), cho biết hai nước có thể đã giữ lại các chi tiết bằng văn bản để giữ thể diện; tuy nhiên, cách giải thích khác nhau của họ có thể làm suy yếu thỏa thuận, và chúng ta chỉ có thể biết về tính hiệu quả của thỏa thuận khi xem xét những diễn biến tiếp theo – nhất là việc Philippines triển khai các chuyến tiếp tế sắp tới đến tiền đồn BRP Sierra Madre.

Antonio Tirol Carpio, cựu Phó Thẩm phán của Tòa án tối cao Philippines (nay đã nghỉ hưu), đã kêu gọi Bộ Ngoại giao nước này công bố đầy đủ các chi tiết của thỏa thuận. Ông cũng không tin chính phủ đã đồng ý với yêu cầu của Trung Quốc về việc “thông báo trước” và “kiểm tra tại chỗ”, vì điều đó sẽ là “vi hiến” do bãi cạn này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines. Tuy nhiên, nhiều khả năng phía Philippines sẽ không công bố chi tiết thoả thuận, nhất là khi rất có thể hai bên ký kết đã nhất trí với nhau rằng thỏa thuận sẽ không được công bố trừ khi có những diễn biến cụ thể.

Dù có các tranh cãi, vẫn có tín hiệu lạc quan mà các bên tranh chấp có thể hy vọng. Có lẽ khía cạnh tích cực nhất của thỏa thuận tạm thời là nó mở ra hy vọng rằng Bắc Kinh có thể ký kết các thỏa thuận tương tự với các quốc gia có tranh chấp khác trong khu vực để tránh làm leo thang căng thẳng trong khi cùng tạm thời nỗ lực “làm giảm nhiệt” các tranh chấp chủ quyền vẫn chưa được (và rất khó để) giải quyết.

Tuy vậy, các quốc gia trong khu vực cũng cần rút ra các bài học từ những tranh cãi ngoại giao liên quan đến thỏa thuận lần này. Thứ nhất, các bên, nhất là cường quốc như Trung Quốc, vẫn có thể diễn giải các điều khoản của thỏa thuận theo hướng có lợi cho mình (nhất là khi việc diễn giải mơ hồ và/hoặc sai lệch có chủ đích không gây nhiều rủi ro), trừ khi thỏa thuận được các bên công khai. Thứ hai, các kỳ vọng về khả năng sử dụng công cụ ngoại giao hay thông qua đàm phán để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông vẫn cần dựa trên tình hình thực tế và sự thận trọng, thay vì kỳ vọng quá mức hoặc lạc quan không có cơ sở vào các hứa hẹn hay bất kỳ khả năng nào.

Từ khoá: Philippines Trung Quốc Biển Đông Bãi Cỏ Mây

BÀI LIÊN QUAN