An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 (Phần 6)
Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào sáu chủ đề trọng điểm: chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Thông qua loạt bài này, chúng tôi kỳ vọng góp phần thúc đẩy các cuộc thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi cơ hội và thách thức đan xen, đồng thời các tương tác quyền lực làm gia tăng tính bất ổn và sự không chắc chắn. Mời quý độc giả cùng đón đọc bài viết thứ sáu: "Biển Đông năm 2025: Biển động, sóng ngầm và ánh hải đăng le lói”.


Bước sang năm 2025, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục chứng kiến những bất ổn an ninh kéo dài. Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine chưa có hồi kết đã bước sang năm thứ ba, trong khi Myanmar vẫn chìm trong bạo lực triền miên gần bốn năm kể từ cuộc đảo chính quân sự. Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan đối mặt với nguy cơ xung đột vũ trang. Cùng lúc đó, các diễn biến trên Biển Đông và sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của BRICS – khối đa phương lớn nhất toàn cầu – cũng là những chuyển động địa chính trị đáng chú ý tại khu vực.
Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào 6 chủ điểm chính: Chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Với việc trình bày súc tích và bàn luận trực tiếp các khía cạnh chủ yếu của vấn đề, các tác giả không chỉ cung cấp bức tranh khái quát về tình hình các “điểm nóng” trong năm 2024 mà còn đưa ra những dự báo cho năm 2025.
Với chuỗi bài này, chúng tôi mong muốn thúc đẩy các thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi các cơ hội và thách thức đan xen, và cũng là nơi mà các tương tác quyền lực khiến tính bất ổn và sự không chắc chắn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Bài viết thứ sáu: Biển Đông năm 2025: Biển động, sóng ngầm và ánh hải đăng le lói
Đã mười năm trôi qua kể từ ngày Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại La Haye khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” (historic rights) của Trung Quốc đối với vùng biển nằm trong “đường chín đoạn” (nine-dash line) mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là không có cơ sở. Bất chấp chiến thắng pháp lý của Philippines, Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông, thậm chí càng quyết đoán hơn trong việc cưỡng ép các quốc gia khác. Sự quyết đoán của Trung Quốc là nguồn cơn gây bất ổn chủ yếu ở khu vực.
Tuy nhiên, chỉ đến khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức vào tháng 7/2022, căng thẳng mới phủ bóng lên mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh, trái ngược với giai đoạn nồng ấm trong nhiệm kỳ của Tổng thống Rodrigo Duterte. Đụng độ trên biển giữa lực lượng chấp pháp của hai nước xảy ra thường xuyên hơn, thu hút dư luận gần đây là vụ va chạm vào tháng 6/2024 tại vùng biển gần tàu BRP Sierra Madre (LT-57) trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Hậu quả, Trung Quốc bắt người và tịch thu dụng cụ của Philippines trong một hành động mà Manila lên án là “cướp bóc”.
Việc ngăn chặn Manila tiến hành hoạt động tiếp tế và hiện diện thường xuyên trên con tàu mắc cạn một cách cố ý—vốn phục vụ cho mục đích làm tiền đồn quân sự của Philippines tại vùng biển tranh chấp—là minh chứng cho thái độ cứng rắn của Trung Quốc. Cụ thể, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ hơn thông qua chiến thuật “vùng xám” (gray zone tactics), miễn là không chạm ngưỡng sử dụng vũ lực với các quốc gia khác.
Thêm vào đó, sự khó lường từ các cuộc chạm trán kéo dài giữa hai nước tại bãi cạn Sa Bin (Sabina) và việc Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở (baseline) quanh bãi cạn Scarborough (Bắc Kinh giành quyền kiểm soát từ Philippines vào năm 2012) tiếp tục đặt Biển Đông vào trạng thái bất ổn. Ở đó, ranh giới mong manh giữa căng thẳng và xung đột trong các tranh chấp chủ quyền giữa các bên, mà cụ thể nhất là Bắc Kinh và Manila, ngày càng trở nên rõ rệt.
Thống kê cho thấy tần suất và cường độ các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc trên vùng biển này đã gia tăng đáng kể. Được tiến hành gần các thực thể tranh chấp nhằm mục đích phô trương sức mạnh, Trung Quốc muốn gửi thông điệp răn đe đến các bên tranh chấp và qua đó củng cố các yêu sách lãnh thổ phi lý. Lực lượng dân quân biển (maritime militia) của Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động quấy rối tàu nước ngoài, can thiệp vào việc khai thác tài nguyên của quốc gia khác và thực hiện các hoạt động thu thập thông tin tình báo. Không chỉ thực hiện các hoạt động đánh bắt cá, dân quân biển còn phục vụ các mục tiêu chính trị và quân sự của Trung Quốc, giúp nước này duy trì sự hiện diện và kiểm soát tại khu vực mà không cần phải can thiệp quân sự trực tiếp. Lợi dụng sự mập mờ giữa yếu tố “dân” và “quân”, Trung Quốc biến nỗ lực truy cứu trách nhiệm trở nên phức tạp và khiến các quốc gia khác gặp khó khăn trong việc phản ứng.
Trong khi Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ nỗ lực bồi đắp mở rộng và quân sự hóa các đảo và đá nhân tạo trên vùng biển tranh chấp, sự hiện diện của lực lượng vũ trang nước này trên Biển Đông tiếp tục là một mối lo ngại lớn. Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) hiện là đảo nhân tạo được Trung Quốc trang bị hiện đại nhất tại quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), với diện tích đã được cải tạo khoảng 2,74km². Đá Vành Khăn (Mischief Reef) với diện tích cải tạo 5,66km² và đá Subi (Subi Reef) với diện tích cải tạo 3,95km2 cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Việc xây dựng các hầm chứa tên lửa, cơ sở radar và các hạ tầng khác trên ba thực thể nhân tạo lớn nhất ở Biển Đông này, thường được gọi là “Big Three”, cho thấy Trung Quốc đang muốn tiếp tục nâng cao khả năng triển khai sức mạnh quân sự, qua đó từng bước thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Dù vậy, hành động quyết đoán của Bắc Kinh vẫn có dấu hiệu của sự thận trọng. Bởi lẽ bất luận chiến thắng thuộc về ai trong một cuộc xung đột nóng về lãnh thổ, với các bên tham chiến, cái giá phải trả là rất đắt. Hiện tại, Bắc Kinh dường như ưu tiên cho mục tiêu làm lung lay ý chí của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, ngăn cản sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài tại những địa điểm có ý nghĩa chiến lược về quân sự với nước này. Với Luật Hải cảnh mới có hiệu lực từ tháng 6/2024, Trung Quốc tiến thêm một bước trong việc củng cố “cơ sở pháp lý tự xưng”, tạo điều kiện thuận lợi hơn để lực lượng chấp pháp hành động. Nỗ lực này tránh cho Bắc Kinh phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề phức tạp khi một cuộc xung đột toàn diện có thể kích hoạt phản ứng tập thể từ các quốc gia khác trong khu vực.
Hiện tại, các quyết sách của Trung Quốc bị chi phối bởi xu hướng tăng cường hợp tác an ninh giữa Philippines, Mỹ, Nhật Bản và Australia, cùng với sự xuất hiện của các cơ chế an ninh khu vực như nhóm Đối thoại Tứ giác An ninh (Quadrilateral Security Dialogue, gọi tắt là Quad) gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản và Đối tác an ninh ba bên (Trilateral Security Partnership, ngắn gọn hơn là AUKUS) gồm Mỹ, Australia và Anh. Bắc Kinh rất có thể đã lo ngại về khả năng Mỹ muốn hình thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Sự hiện diện của Mỹ trên thực tế đã thúc đẩy mối quan tâm lớn của các quốc gia đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Australia, New Zealand và Canada, cùng các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Italy và Hà Lan. Từ năm 2015 đến nay, bằng cách này hay cách khác, công khai hay lặng lẽ, tất cả các quốc gia nói trên đều từng tổ chức hoạt động quân sự trên Biển Đông để phản đối các yêu sách của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, chính quyền của Tổng thống Marcos sẽ tiếp tục nỗ lực củng cố quan hệ với Mỹ. Bên cạnh tăng cường hợp tác quân sự, Philippines có thể xúc tiến kế hoạch mua sắm khí tài và hiện đại hóa trang thiết bị từ đồng minh lớn nhất trong thời gian tới, cụ thể là thông qua hệ thống tên lửa tầm trung Typhon. Manila cũng cân nhắc việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho vụ kiện thứ hai đối với Bắc Kinh, liên quan đến các tổn thất môi trường mà Trung Quốc gây ra trên biển. Quốc gia này có thể sử dụng phương thức PCA tương tự năm 2016 theo Phụ lục VII của UNCLOS. Tuy nhiên, cũng như cách đây 10 năm, đoán trước cách phản ứng của Trung Quốc (từ chối công nhận, tuyên truyền bác bỏ giá trị của phán quyết và tiếp tục thực thi các yêu sách chủ quyền gây tranh cãi), các chuyên gia cho rằng, Manila có thể dùng chiến thắng năm 2016 làm tiền đề để kêu gọi một nghị quyết ủng hộ của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và đưa vấn đề ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) để xin ý kiến tư vấn. Cách làm này dù không thể buộc Bắc Kinh tuân thủ ngay phán quyết của PCA nhưng sẽ khiến uy tín quốc tế của Trung Quốc giảm sút, gây áp lực buộc nước này phải hành xử đúng mực một khi muốn tiếp tục theo đuổi hình mẫu cường quốc có trách nhiệm.
Về phần mình, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì ảnh hưởng lớn tại Biển Đông thông qua chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhấn mạnh việc đảm bảo một khu vực tự do và rộng mở. Các hoạt động như Tự do Hàng hải (FONOPs) và hỗ trợ quân sự cho các đồng minh được kỳ vọng sẽ gia tăng. Thậm chí, với cách tiếp cận mang tính trực diện của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai, các chuyên gia nhìn nhận khả năng xảy xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc cũng lớn hơn thông qua ngòi nổ là Philippines và mối quan hệ đồng minh giữa Washington với Manila. Dù vậy, chí ít điều này cũng chỉ dừng lại ở mức dự báo. Washington nhiều khả năng sẽ tăng cường cam kết an ninh với Manila, mở rộng hỗ trợ ngoại giao và nâng cấp các hoạt động quân sự chung, cùng quốc gia Đông Nam Á kêu gọi nhiều hơn sự tham gia của các quốc gia khác vào nỗ lực nhằm “đứng lên chống lại Trung Quốc vì lợi ích tập thể” (stand up against China on behalf of everyone). Song, nếu lập trường của Mỹ là thúc đẩy các nỗ lực hợp tác ở khu vực, Washington cần đóng vai trò trung gian hỗ trợ giải quyết các tranh chấp song phương giữa Việt Nam, Philippines hay Malaysia để giảm thiểu khác biệt và tăng tính thống nhất về lập trường giữa các thành viên ASEAN.
Bên cạnh Philippines, Trung Quốc cũng sẽ theo dõi sát sao hoạt động của Việt Nam trên Biển Đông, nhất là sau một năm ghi nhận “mức độ kỷ lục về hoạt động xây dựng đảo” của Hà Nội. Hiện diện tích cải tạo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (955ha) đã hơn một nửa của Trung Quốc (1.882ha), với một đường băng 1.300m trên đảo Trường Sa Lớn (Spratly), một đường băng sắp hoàn thành dài 3.000m trên Đá Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và có thể sẽ thêm các đường băng khác ở đảo Phan Vinh (Pearson Reef) và đảo Đá Lát (Ladd Reef). Theo các chuyên gia, Hà Nội đang muốn tối đa hóa tiềm năng chiến lược của các thực thể mà nước này chiếm đóng. Dù vậy, Việt Nam vẫn không phải đối mặt với áp lực quá gay gắt từ Trung Quốc, trái với việc cường quốc này đang o ép Philippines ở khu vực bãi Cỏ Mây. Dù tàu cá Việt Nam vẫn thường xuyên là nạn nhân của các vụ cướp bóc, đâm va, đánh chìm và bắn pháo sáng từ Trung Quốc, lãnh đạo cao nhất của Hà Nội và Bắc Kinh—hai quốc gia “vừa là đồng chí, vừa là anh em”—vẫn có thể ngồi lại và khẳng định mong muốn chung là đảm bảo bất đồng trên biển không ảnh hưởng đến đại cục của quan hệ song phương. Sau khi phản đối Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam vào tháng 9/2024, đến tháng 12 cùng năm hai nước đã tổ chức đối thoại cấp cao thông qua “cơ chế 3+3”, giúp bổ sung thêm lĩnh vực an ninh bên cạnh hai nội dung bàn thảo truyền thống là ngoại giao và quốc phòng để tìm giải pháp cho các vấn đề còn khúc mắc. Cách tiếp cận “vừa hợp tác vừa đấu tranh” của Việt Nam khiến Manila, thay vì Hà Nội, là quốc gia phản đối Trung Quốc mạnh mẽ nhất trong số các bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ giữa năm 2022 (thời điểm ông Marcos nhậm chức) đến nay.
Ở góc độ chiến lược, diễn biến thực tế trên biển đang làm nổi bật các cơn “sóng ngầm” chi phối tình hình khu vực, đáng chú ý là xu hướng “tách rời về ngoại giao” (diplomacy decoupling), mà Philippines là ví dụ điển hình. Tình trạng này biểu hiện cụ thể trong cơ chế hoạch định chính sách chiến lược nội bộ của Philippines, trong bối cảnh căng thẳng hiện tại giữa Philippines và Trung Quốc và giữa Philippines với các quốc gia Đông Nam Á khác (Manila là quốc gia đồng minh duy nhất với Mỹ trong số các bên có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông). Cụ thể, việc thiếu vắng vai trò (mềm dẻo, linh hoạt) của Bộ Ngoại giao trong việc quyết định chính sách và chiến lược đã tạo điều kiện để quân đội và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển là đại diện chủ yếu cho lập trường (cứng rắn) của Philippines. Trong khi đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cuộc va chạm với Trung Quốc gia tăng, buộc Manila tìm tới cộng đồng quốc tế để công khai các hành động của Bắc Kinh. Nhìn về khu vực, Philippines một mặt vừa hoài nghi về vai trò của ASEAN trong việc giải tỏa căng thẳng tại Biển Đông, mặt khác vừa cảm thấy đơn độc trong cách tiếp cận có phần cứng rắn về lập trường so với các quốc gia khác trong Hiệp hội.
Với ASEAN, Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có lẽ sẽ là giải pháp phù hợp nhất ở thời điểm hiện tại. Năm 2023, các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất về lộ trình ba năm để hoàn tất đàm phán COC, dự kiến trùng với nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Philippines vào năm 2026. Hiện tại bất đồng về phạm vi, mức độ ràng buộc pháp lý, các cơ chế thực thi của COC và mối quan hệ giữa COC và Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 đang tiếp tục cản trở tiến độ chung. Quan trọng hơn, sự khác biệt về lợi ích giữa các bên có yêu sách (Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Philippines và Việt Nam) kết hợp với ảnh hưởng từ các cường quốc khác trong khu vực (nhất là Mỹ) cũng làm phức tạp thêm lộ trình của các cuộc đàm phán.
Trong một nỗ lực tháo gỡ khó khăn do cơ chế đồng thuận (consensus) của ASEAN, Philippines đã muốn xây dựng một “bộ quy tắc ứng xử riêng” trước hết là với Việt Nam và Malaysia, sau là cho các quốc gia Đông Nam Á và dần bao gồm cả Trung Quốc. Dù nỗ lực này sẽ dấy lên câu hỏi về vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN centrality), quyết tâm của Manila cho thấy nước này thực sự cố gắng để tìm ra giải pháp cho những điểm nghẽn về nhận thức chung lâu nay. Thực tế này đòi hỏi các bên phải “thật sự cởi mở để nghiêm túc giải quyết những khác biệt”, như lời ông Marcos tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc ở Vientiane (Lào) vào tháng 10/2024.
Trong khi chờ đến năm 2026, sự chú ý của cộng đồng quốc tế sẽ hướng về Malaysia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2025. Dù Kuala Lumpur thường được xem là trường hợp ngoại lệ trong số các quốc gia ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông (ưu tiên đối thoại song phương với Bắc Kinh và đôi khi có những lập trường ngoại giao phù hợp với yêu cầu của Trung Quốc), việc Malaysia cần có một cái nhìn mới về lợi ích chung của khu vực trong các vấn đề riêng giữa nước này với Trung Quốc là điều cần thiết. Đòi hỏi này không quá đáng, nhất là đặt trong bối cảnh khẩu hiệu chủ đề năm nay của ASEAN là “bao trùm và bền vững” (Inclusivity and Sustainability). Quan trọng hơn, sự cầu thị của các quốc gia sẽ tạo tiền đề quan trọng để quá trình đàm phán COC—cơ chế ngoại giao đa phương tiềm năng duy nhất giúp kiểm soát căng thẳng trong khu vực—có thể hội tụ mọi điều kiện cần thiết và tiến tới thống nhất vào năm 2026.
Đây cũng là bài viết cuối cùng của chuỗi bài viết An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Các bạn có thể đọc lại chuỗi bài viết của VSF tại:
Bài viết thứ nhất: Chiến tranh Nga - Ukraine: bế tắc còn kéo dài dù le lói khả năng đàm phán
Bài viết thứ hai: Bán đảo Triều Tiên năm 2025: Bước vào vùng biển dữ
Bài viết thứ ba: Eo biển Đài Loan: Khu vực “thử nghiệm quyền lực”
Bài viết thứ tư: Tổng tuyển cử ở Myanmar: mong manh và hình thức
Bài viết thứ năm: BRICS vẫn là khối kinh tế đáng gờm bất chấp những khác biệt nội bộ

Bước sang năm 2025, khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tiếp tục chứng kiến những bất ổn an ninh kéo dài. Cuộc chiến tranh Nga - Ukraine chưa có hồi kết đã bước sang năm thứ ba, trong khi Myanmar vẫn chìm trong bạo lực triền miên gần bốn năm kể từ cuộc đảo chính quân sự. Bán đảo Triều Tiên và eo biển Đài Loan đối mặt với nguy cơ xung đột vũ trang. Cùng lúc đó, các diễn biến trên Biển Đông và sự “trỗi dậy” mạnh mẽ của BRICS – khối đa phương lớn nhất toàn cầu – cũng là những chuyển động địa chính trị đáng chú ý tại khu vực.
Chuỗi bài phân tích của Vietnam Strategic Forum về an ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025 tập trung vào 6 chủ điểm chính: Chiến tranh Nga - Ukraine, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan, tình hình Myanmar, Biển Đông và khối BRICS. Với việc trình bày súc tích và bàn luận trực tiếp các khía cạnh chủ yếu của vấn đề, các tác giả không chỉ cung cấp bức tranh khái quát về tình hình các “điểm nóng” trong năm 2024 mà còn đưa ra những dự báo cho năm 2025.
Với chuỗi bài này, chúng tôi mong muốn thúc đẩy các thảo luận sâu rộng về tương lai khu vực, nơi các cơ hội và thách thức đan xen, và cũng là nơi mà các tương tác quyền lực khiến tính bất ổn và sự không chắc chắn trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
Bài viết thứ sáu: Biển Đông năm 2025: Biển động, sóng ngầm và ánh hải đăng le lói
Đã mười năm trôi qua kể từ ngày Tòa Trọng tài thường trực (PCA) tại La Haye khẳng định cái gọi là “quyền lịch sử” (historic rights) của Trung Quốc đối với vùng biển nằm trong “đường chín đoạn” (nine-dash line) mà nước này tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông là không có cơ sở. Bất chấp chiến thắng pháp lý của Philippines, Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng độc chiếm Biển Đông, thậm chí càng quyết đoán hơn trong việc cưỡng ép các quốc gia khác. Sự quyết đoán của Trung Quốc là nguồn cơn gây bất ổn chủ yếu ở khu vực.
Tuy nhiên, chỉ đến khi Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức vào tháng 7/2022, căng thẳng mới phủ bóng lên mối quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh, trái ngược với giai đoạn nồng ấm trong nhiệm kỳ của Tổng thống Rodrigo Duterte. Đụng độ trên biển giữa lực lượng chấp pháp của hai nước xảy ra thường xuyên hơn, thu hút dư luận gần đây là vụ va chạm vào tháng 6/2024 tại vùng biển gần tàu BRP Sierra Madre (LT-57) trên Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Hậu quả, Trung Quốc bắt người và tịch thu dụng cụ của Philippines trong một hành động mà Manila lên án là “cướp bóc”.
Việc ngăn chặn Manila tiến hành hoạt động tiếp tế và hiện diện thường xuyên trên con tàu mắc cạn một cách cố ý—vốn phục vụ cho mục đích làm tiền đồn quân sự của Philippines tại vùng biển tranh chấp—là minh chứng cho thái độ cứng rắn của Trung Quốc. Cụ thể, Bắc Kinh sẵn sàng sử dụng các biện pháp cưỡng chế mạnh mẽ hơn thông qua chiến thuật “vùng xám” (gray zone tactics), miễn là không chạm ngưỡng sử dụng vũ lực với các quốc gia khác.
Thêm vào đó, sự khó lường từ các cuộc chạm trán kéo dài giữa hai nước tại bãi cạn Sa Bin (Sabina) và việc Trung Quốc tuyên bố đường cơ sở (baseline) quanh bãi cạn Scarborough (Bắc Kinh giành quyền kiểm soát từ Philippines vào năm 2012) tiếp tục đặt Biển Đông vào trạng thái bất ổn. Ở đó, ranh giới mong manh giữa căng thẳng và xung đột trong các tranh chấp chủ quyền giữa các bên, mà cụ thể nhất là Bắc Kinh và Manila, ngày càng trở nên rõ rệt.
Thống kê cho thấy tần suất và cường độ các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc trên vùng biển này đã gia tăng đáng kể. Được tiến hành gần các thực thể tranh chấp nhằm mục đích phô trương sức mạnh, Trung Quốc muốn gửi thông điệp răn đe đến các bên tranh chấp và qua đó củng cố các yêu sách lãnh thổ phi lý. Lực lượng dân quân biển (maritime militia) của Trung Quốc sẽ tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong các hoạt động quấy rối tàu nước ngoài, can thiệp vào việc khai thác tài nguyên của quốc gia khác và thực hiện các hoạt động thu thập thông tin tình báo. Không chỉ thực hiện các hoạt động đánh bắt cá, dân quân biển còn phục vụ các mục tiêu chính trị và quân sự của Trung Quốc, giúp nước này duy trì sự hiện diện và kiểm soát tại khu vực mà không cần phải can thiệp quân sự trực tiếp. Lợi dụng sự mập mờ giữa yếu tố “dân” và “quân”, Trung Quốc biến nỗ lực truy cứu trách nhiệm trở nên phức tạp và khiến các quốc gia khác gặp khó khăn trong việc phản ứng.
Trong khi Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ nỗ lực bồi đắp mở rộng và quân sự hóa các đảo và đá nhân tạo trên vùng biển tranh chấp, sự hiện diện của lực lượng vũ trang nước này trên Biển Đông tiếp tục là một mối lo ngại lớn. Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) hiện là đảo nhân tạo được Trung Quốc trang bị hiện đại nhất tại quần đảo Trường Sa (Spratly Islands), với diện tích đã được cải tạo khoảng 2,74km². Đá Vành Khăn (Mischief Reef) với diện tích cải tạo 5,66km² và đá Subi (Subi Reef) với diện tích cải tạo 3,95km2 cũng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động quân sự của Trung Quốc. Việc xây dựng các hầm chứa tên lửa, cơ sở radar và các hạ tầng khác trên ba thực thể nhân tạo lớn nhất ở Biển Đông này, thường được gọi là “Big Three”, cho thấy Trung Quốc đang muốn tiếp tục nâng cao khả năng triển khai sức mạnh quân sự, qua đó từng bước thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực.
Dù vậy, hành động quyết đoán của Bắc Kinh vẫn có dấu hiệu của sự thận trọng. Bởi lẽ bất luận chiến thắng thuộc về ai trong một cuộc xung đột nóng về lãnh thổ, với các bên tham chiến, cái giá phải trả là rất đắt. Hiện tại, Bắc Kinh dường như ưu tiên cho mục tiêu làm lung lay ý chí của các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, ngăn cản sự hiện diện của các lực lượng nước ngoài tại những địa điểm có ý nghĩa chiến lược về quân sự với nước này. Với Luật Hải cảnh mới có hiệu lực từ tháng 6/2024, Trung Quốc tiến thêm một bước trong việc củng cố “cơ sở pháp lý tự xưng”, tạo điều kiện thuận lợi hơn để lực lượng chấp pháp hành động. Nỗ lực này tránh cho Bắc Kinh phải giải quyết cùng lúc nhiều vấn đề phức tạp khi một cuộc xung đột toàn diện có thể kích hoạt phản ứng tập thể từ các quốc gia khác trong khu vực.
Hiện tại, các quyết sách của Trung Quốc bị chi phối bởi xu hướng tăng cường hợp tác an ninh giữa Philippines, Mỹ, Nhật Bản và Australia, cùng với sự xuất hiện của các cơ chế an ninh khu vực như nhóm Đối thoại Tứ giác An ninh (Quadrilateral Security Dialogue, gọi tắt là Quad) gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ và Nhật Bản và Đối tác an ninh ba bên (Trilateral Security Partnership, ngắn gọn hơn là AUKUS) gồm Mỹ, Australia và Anh. Bắc Kinh rất có thể đã lo ngại về khả năng Mỹ muốn hình thành một mặt trận thống nhất chống lại Trung Quốc ở Biển Đông. Sự hiện diện của Mỹ trên thực tế đã thúc đẩy mối quan tâm lớn của các quốc gia đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương như Nhật Bản, Australia, New Zealand và Canada, cùng các nước phương Tây như Anh, Pháp, Đức, Italy và Hà Lan. Từ năm 2015 đến nay, bằng cách này hay cách khác, công khai hay lặng lẽ, tất cả các quốc gia nói trên đều từng tổ chức hoạt động quân sự trên Biển Đông để phản đối các yêu sách của Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, chính quyền của Tổng thống Marcos sẽ tiếp tục nỗ lực củng cố quan hệ với Mỹ. Bên cạnh tăng cường hợp tác quân sự, Philippines có thể xúc tiến kế hoạch mua sắm khí tài và hiện đại hóa trang thiết bị từ đồng minh lớn nhất trong thời gian tới, cụ thể là thông qua hệ thống tên lửa tầm trung Typhon. Manila cũng cân nhắc việc chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho vụ kiện thứ hai đối với Bắc Kinh, liên quan đến các tổn thất môi trường mà Trung Quốc gây ra trên biển. Quốc gia này có thể sử dụng phương thức PCA tương tự năm 2016 theo Phụ lục VII của UNCLOS. Tuy nhiên, cũng như cách đây 10 năm, đoán trước cách phản ứng của Trung Quốc (từ chối công nhận, tuyên truyền bác bỏ giá trị của phán quyết và tiếp tục thực thi các yêu sách chủ quyền gây tranh cãi), các chuyên gia cho rằng, Manila có thể dùng chiến thắng năm 2016 làm tiền đề để kêu gọi một nghị quyết ủng hộ của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc và đưa vấn đề ra Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) để xin ý kiến tư vấn. Cách làm này dù không thể buộc Bắc Kinh tuân thủ ngay phán quyết của PCA nhưng sẽ khiến uy tín quốc tế của Trung Quốc giảm sút, gây áp lực buộc nước này phải hành xử đúng mực một khi muốn tiếp tục theo đuổi hình mẫu cường quốc có trách nhiệm.
Về phần mình, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì ảnh hưởng lớn tại Biển Đông thông qua chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhấn mạnh việc đảm bảo một khu vực tự do và rộng mở. Các hoạt động như Tự do Hàng hải (FONOPs) và hỗ trợ quân sự cho các đồng minh được kỳ vọng sẽ gia tăng. Thậm chí, với cách tiếp cận mang tính trực diện của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong nhiệm kỳ thứ hai, các chuyên gia nhìn nhận khả năng xảy xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc cũng lớn hơn thông qua ngòi nổ là Philippines và mối quan hệ đồng minh giữa Washington với Manila. Dù vậy, chí ít điều này cũng chỉ dừng lại ở mức dự báo. Washington nhiều khả năng sẽ tăng cường cam kết an ninh với Manila, mở rộng hỗ trợ ngoại giao và nâng cấp các hoạt động quân sự chung, cùng quốc gia Đông Nam Á kêu gọi nhiều hơn sự tham gia của các quốc gia khác vào nỗ lực nhằm “đứng lên chống lại Trung Quốc vì lợi ích tập thể” (stand up against China on behalf of everyone). Song, nếu lập trường của Mỹ là thúc đẩy các nỗ lực hợp tác ở khu vực, Washington cần đóng vai trò trung gian hỗ trợ giải quyết các tranh chấp song phương giữa Việt Nam, Philippines hay Malaysia để giảm thiểu khác biệt và tăng tính thống nhất về lập trường giữa các thành viên ASEAN.
Bên cạnh Philippines, Trung Quốc cũng sẽ theo dõi sát sao hoạt động của Việt Nam trên Biển Đông, nhất là sau một năm ghi nhận “mức độ kỷ lục về hoạt động xây dựng đảo” của Hà Nội. Hiện diện tích cải tạo của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa (955ha) đã hơn một nửa của Trung Quốc (1.882ha), với một đường băng 1.300m trên đảo Trường Sa Lớn (Spratly), một đường băng sắp hoàn thành dài 3.000m trên Đá Thuyền Chài (Barque Canada Reef) và có thể sẽ thêm các đường băng khác ở đảo Phan Vinh (Pearson Reef) và đảo Đá Lát (Ladd Reef). Theo các chuyên gia, Hà Nội đang muốn tối đa hóa tiềm năng chiến lược của các thực thể mà nước này chiếm đóng. Dù vậy, Việt Nam vẫn không phải đối mặt với áp lực quá gay gắt từ Trung Quốc, trái với việc cường quốc này đang o ép Philippines ở khu vực bãi Cỏ Mây. Dù tàu cá Việt Nam vẫn thường xuyên là nạn nhân của các vụ cướp bóc, đâm va, đánh chìm và bắn pháo sáng từ Trung Quốc, lãnh đạo cao nhất của Hà Nội và Bắc Kinh—hai quốc gia “vừa là đồng chí, vừa là anh em”—vẫn có thể ngồi lại và khẳng định mong muốn chung là đảm bảo bất đồng trên biển không ảnh hưởng đến đại cục của quan hệ song phương. Sau khi phản đối Trung Quốc tấn công ngư dân Việt Nam vào tháng 9/2024, đến tháng 12 cùng năm hai nước đã tổ chức đối thoại cấp cao thông qua “cơ chế 3+3”, giúp bổ sung thêm lĩnh vực an ninh bên cạnh hai nội dung bàn thảo truyền thống là ngoại giao và quốc phòng để tìm giải pháp cho các vấn đề còn khúc mắc. Cách tiếp cận “vừa hợp tác vừa đấu tranh” của Việt Nam khiến Manila, thay vì Hà Nội, là quốc gia phản đối Trung Quốc mạnh mẽ nhất trong số các bên tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông từ giữa năm 2022 (thời điểm ông Marcos nhậm chức) đến nay.
Ở góc độ chiến lược, diễn biến thực tế trên biển đang làm nổi bật các cơn “sóng ngầm” chi phối tình hình khu vực, đáng chú ý là xu hướng “tách rời về ngoại giao” (diplomacy decoupling), mà Philippines là ví dụ điển hình. Tình trạng này biểu hiện cụ thể trong cơ chế hoạch định chính sách chiến lược nội bộ của Philippines, trong bối cảnh căng thẳng hiện tại giữa Philippines và Trung Quốc và giữa Philippines với các quốc gia Đông Nam Á khác (Manila là quốc gia đồng minh duy nhất với Mỹ trong số các bên có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông). Cụ thể, việc thiếu vắng vai trò (mềm dẻo, linh hoạt) của Bộ Ngoại giao trong việc quyết định chính sách và chiến lược đã tạo điều kiện để quân đội và các lực lượng thực thi pháp luật trên biển là đại diện chủ yếu cho lập trường (cứng rắn) của Philippines. Trong khi đó, tần suất và mức độ nghiêm trọng của các cuộc va chạm với Trung Quốc gia tăng, buộc Manila tìm tới cộng đồng quốc tế để công khai các hành động của Bắc Kinh. Nhìn về khu vực, Philippines một mặt vừa hoài nghi về vai trò của ASEAN trong việc giải tỏa căng thẳng tại Biển Đông, mặt khác vừa cảm thấy đơn độc trong cách tiếp cận có phần cứng rắn về lập trường so với các quốc gia khác trong Hiệp hội.
Với ASEAN, Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông (COC) có lẽ sẽ là giải pháp phù hợp nhất ở thời điểm hiện tại. Năm 2023, các quốc gia ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất về lộ trình ba năm để hoàn tất đàm phán COC, dự kiến trùng với nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN của Philippines vào năm 2026. Hiện tại bất đồng về phạm vi, mức độ ràng buộc pháp lý, các cơ chế thực thi của COC và mối quan hệ giữa COC và Tuyên bố về Ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002 đang tiếp tục cản trở tiến độ chung. Quan trọng hơn, sự khác biệt về lợi ích giữa các bên có yêu sách (Trung Quốc, Brunei, Malaysia, Đài Loan, Philippines và Việt Nam) kết hợp với ảnh hưởng từ các cường quốc khác trong khu vực (nhất là Mỹ) cũng làm phức tạp thêm lộ trình của các cuộc đàm phán.
Trong một nỗ lực tháo gỡ khó khăn do cơ chế đồng thuận (consensus) của ASEAN, Philippines đã muốn xây dựng một “bộ quy tắc ứng xử riêng” trước hết là với Việt Nam và Malaysia, sau là cho các quốc gia Đông Nam Á và dần bao gồm cả Trung Quốc. Dù nỗ lực này sẽ dấy lên câu hỏi về vai trò trung tâm của ASEAN (ASEAN centrality), quyết tâm của Manila cho thấy nước này thực sự cố gắng để tìm ra giải pháp cho những điểm nghẽn về nhận thức chung lâu nay. Thực tế này đòi hỏi các bên phải “thật sự cởi mở để nghiêm túc giải quyết những khác biệt”, như lời ông Marcos tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc ở Vientiane (Lào) vào tháng 10/2024.
Trong khi chờ đến năm 2026, sự chú ý của cộng đồng quốc tế sẽ hướng về Malaysia trong vai trò Chủ tịch ASEAN 2025. Dù Kuala Lumpur thường được xem là trường hợp ngoại lệ trong số các quốc gia ASEAN có tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông (ưu tiên đối thoại song phương với Bắc Kinh và đôi khi có những lập trường ngoại giao phù hợp với yêu cầu của Trung Quốc), việc Malaysia cần có một cái nhìn mới về lợi ích chung của khu vực trong các vấn đề riêng giữa nước này với Trung Quốc là điều cần thiết. Đòi hỏi này không quá đáng, nhất là đặt trong bối cảnh khẩu hiệu chủ đề năm nay của ASEAN là “bao trùm và bền vững” (Inclusivity and Sustainability). Quan trọng hơn, sự cầu thị của các quốc gia sẽ tạo tiền đề quan trọng để quá trình đàm phán COC—cơ chế ngoại giao đa phương tiềm năng duy nhất giúp kiểm soát căng thẳng trong khu vực—có thể hội tụ mọi điều kiện cần thiết và tiến tới thống nhất vào năm 2026.
Đây cũng là bài viết cuối cùng của chuỗi bài viết An ninh khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2025. Cảm ơn quý vị và các bạn đã quan tâm theo dõi. Các bạn có thể đọc lại chuỗi bài viết của VSF tại:
Bài viết thứ nhất: Chiến tranh Nga - Ukraine: bế tắc còn kéo dài dù le lói khả năng đàm phán
Bài viết thứ hai: Bán đảo Triều Tiên năm 2025: Bước vào vùng biển dữ
Bài viết thứ ba: Eo biển Đài Loan: Khu vực “thử nghiệm quyền lực”
Bài viết thứ tư: Tổng tuyển cử ở Myanmar: mong manh và hình thức
Bài viết thứ năm: BRICS vẫn là khối kinh tế đáng gờm bất chấp những khác biệt nội bộ
Từ khoá: Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Biển Đông cạnh tranh Mỹ - Trung Đông Nam Á