Hàm ý từ chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình?
Chuyến thăm Việt Nam sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho thấy tầm quan trọng chiến lược của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Tuy nhiên, Việt Nam nên ứng xử ra sao trước một Trung Quốc ngày càng tham vọng?
Đầu tháng 12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội. Sắp tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam trong hai ngày 12 và 13/12. Việc chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị cho thấy đây là sự kiện được Trung Quốc chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Chuyến thăm của ông Tập diễn ra đúng vào dịp Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ “Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện” (2008-2023). Sự kiện cũng kỷ niệm 5 năm kể từ lần gần nhất người đứng đầu nhà nước Trung Quốc thăm chính thức Việt Nam vào năm 2017 trong khuôn khổ Hội nghị thường niên APEC tổ chức tại Đà Nẵng. Vậy, bối cảnh quan hệ Việt - Trung cho đến chuyến thăm của ông Tập có điểm gì nổi bật, và Việt Nam nên ứng xử ra sao sau sự kiện này?
Hà Nội đang nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh?
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia có lập trường “cứng rắn” rõ rệt với Trung Quốc. Vào tháng 12/2022, Nhật Bản đã công bố ba văn kiện chiến lược quan trọng: Chiến lược An ninh Quốc gia, Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Xây dựng Quốc phòng. Trong đó, Chiến lược An ninh Quốc gia đề ra mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng từ khoảng 1% GDP lên 2% để giúp Nhật Bản đối phó với các vấn đề an ninh mới, trong đó bao gồm thách thức đến từ Trung Quốc. Đến tháng 7/2023, Nhật Bản đã thông qua Sách trắng Quốc phòng, nêu rằng: Trung Quốc đã trở thành “mối quan ngại nghiêm trọng đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế, đồng thời đặt ra thách thức chiến lược lớn nhất và chưa từng có”. Vào tháng 8 cùng năm, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề xuất tăng 12% chi tiêu quốc phòng cho năm 2024 (tương đương 52,67 tỷ USD) nhằm đối phó với tiến bộ quân sự của Trung Quốc. Những động thái này của Tokyo không khỏi vấp phải phản ứng kịch liệt từ Bắc Kinh, với việc phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi, đã chỉ trích Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản là “can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Trung Quốc và kích động căng thẳng trong khu vực”.
Trong khi đó, Mỹ đang từng bước can dự tích cực hơn vào Biển Đông, thông qua các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs), nhằm thách thức yêu sách về quyền hàng hải và chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông. Trong năm 2022, Mỹ đã triển khai 3 nhóm tác chiến tàu sân bay (carrier strike groups), 20 máy bay ném bom và 12 tàu ngầm tấn công hạt nhân ở Biển Đông. Với tiềm lực hùng mạnh, Mỹ không những thách thức Trung Quốc thông qua tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông mà còn lên tiếng bảo vệ các đồng minh trước các hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Vào tháng 5, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu lực lượng tuần duyên của nước này bị tấn công “ở bất cứ đâu trên Biển Đông”.
Như vậy, việc Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương lên cấp “đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ và Nhật Bản trong năm 2023 mang hàm ý rằng Việt Nam sẽ xích lại gần hơn với hai cường quốc này, bao gồm việc thắt chặt hợp tác an ninh trong vấn đề Biển Đông để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Theo đó, mối đe doạ chung từ Trung Quốc và tầm nhìn chung về một “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” (đối trọng với “tầm nhìn thế giới mới” của Trung Quốc) là “chất keo” kết dính quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ thắt chặt quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, với việc Mỹ có thể chuyển một phi đội F16 cho Việt Nam trong tương lai cũng Nhật Bản làm sâu sắc hợp tác quốc phòng với Việt Nam thông qua chương trình Hỗ trợ An ninh Chính thức (OSA). Việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và Nhật Bản giúp Việt Nam củng cố an ninh trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng phô trương sức mạnh quân sự trên Biển Đông.
Hai đồng minh khác của Mỹ là Hàn Quốc và Australia cũng có quan hệ không mấy tốt đẹp với Trung Quốc. Cả Seoul và Canberra đều quan ngại về tham vọng của Bắc Kinh và hiện có “căng thẳng” với cường quốc này. Việc tàu Trung Quốc nhiều lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Hàn Quốc khiến quốc gia này ngày càng “ngả về” phía Mỹ. Trong khi đó, mối quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Canberra tăng cường an ninh thông qua việc tham gia vào các cơ chế đối trọng với Bắc Kinh như Đối thoại Tứ giác An ninh (QUAD, gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ), Liên minh Ngũ nhãn (Five Eyes, gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand), hay Liên minh quân sự ba bên giữa Australia, Anh và Mỹ (AUKUS).
Chia sẻ quan ngại chung về Trung Quốc, Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác an ninh với Hàn Quốc và Australia. Vào tháng 12/2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, và vào tháng 6/2023, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã thăm Việt Nam, khẳng định quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp và nhất trí sớm nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới. Trong giai đoạn 2017-2021, Hàn Quốc là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 3 (sau Nga và Israel), chiếm 6,6% lượng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam; và sau khi quan hệ Việt - Hàn được nâng cấp, hai nước có nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như an ninh hàng hải, sản xuất vũ khí, giáo dục và đào tạo quốc phòng. Trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước và đa dạng hóa nguồn cung vũ khí kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Hàn Quốc nổi lên là một đối tác tiềm năng. Trong khi đó, vào tháng 12/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles đã đến thăm và gặp gỡ người đồng cấp Phan Văn Giang, hai bên tái khẳng định cam kết đối với quan hệ đối tác quốc phòng, xem xét hợp tác lâu dài trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo và gìn giữ hòa bình, đồng thời nhất trí mở rộng quan hệ đối tác hơn nữa.
Bên cạnh đó, các học giả và giới hoạt động chính sách của Việt Nam cũng có phần “ủng hộ” (supportive) hơn là quan ngại rằng QUAD có thể “khiêu khích” Trung Quốc. Theo báo cáo của Viện Chiến lược Chính sách Australia (Australian Strategic Policy Institute), có 55% người được hỏi ở Việt Nam cho rằng QUAD có vai trò to lớn trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực. Ngoài ra, ở Việt Nam, “không có câu trả lời nào” cho rằng việc QUAD là một “bức tường thành chống Trung Quốc” (anti-China bulwark) là nguy hiểm; ngược lại, hơn 50% người tham gia khảo sát cho rằng đó là “điều cần thiết”. Việt Nam cũng chia sẻ tầm nhìn chung với các nguyên tắc nhấn mạnh tự do và rộng mở trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của QUAD, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự ủng hộ này và mối quan hệ tốt đẹp với từng thành viên QUAD cung cấp cho Hà Nội một “tấm khiên” để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán (assertive).
Ngược lại, đối với Trung Quốc, Việt Nam có sự thận trọng rõ rệt, nhất là với các dự án đầu tư của Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI). Hà Nội nhận thức rõ nguy cơ phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh và sự thiếu minh bạch của các dự án BRI, do đó đã chủ động hạn chế tham gia vào sáng kiến này. Việt Nam đã từ chối tài trợ của Trung Quốc cho dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái do quan ngại về an ninh quốc gia. Dự án BRI duy nhất được triển khai ở Việt Nam là dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vốn đã đội nhiều chi phí và trì trệ về tiến độ. Khi cân nhắc chất lượng không đảm bảo của các dự án cùng rủi ro rằng Trung Quốc có thể tận dụng chúng như “đòn bẩy chính trị” để thực hiện “ngoại giao bẫy nợ” (debt-trap diplomacy), điển hình là đối với Lào, sự thận trọng của Việt Nam là có cơ sở.
Như vậy, những động thái trên của Việt Nam trong năm ngoại giao sôi động vừa qua cho thấy Hà Nội có xu hướng xích lại gần hơn với hệ thống “trục và nan hoa” (hub-and-spoke system) của Washington trong khi tỏ ra thận trọng trước Bắc Kinh. Điều này đến từ việc cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung ngày càng gay gắt và không gian chiến lược để các nước tầm trung như Việt Nam “cân bằng” trong quan hệ với hai cường quốc ngày càng bị thu hẹp. Trong tương lai, với tham vọng không có giới hạn của Trung Quốc trên Biển Đông và quan hệ Mỹ - Trung càng đối đầu, Hà Nội có khả năng sẽ càng xích lại gần hơn với Washington.
Nhưng Bắc Kinh thì gần và Washington thì xa…
Tuy nhiên, Việt Nam không hẳn đã “chọn phe” trong đối đầu Mỹ - Trung. Trong các mối quan hệ song phương của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác quan trọng và là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đều là hai đối tác sở hữu cấp độ ngoại giao cao nhất trong quan hệ với Việt Nam, về nội hàm, quan hệ “đối tác hợp tác [tác giả in nghiêng] chiến lược toàn diện” với Trung Quốc (được xác lập từ năm 2008), được xếp ở mức cao hơn vì có thêm thành tố “hợp tác” trong tên gọi. Nói cách khác, về hàm ý, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn được xếp trên quan hệ với Mỹ.
Vốn có lịch sử “thăng trầm” với Trung Quốc, Việt Nam cần duy trì quan hệ tốt đẹp với cường quốc láng giềng. Bên cạnh yếu tố lịch sử và địa lý thì ảnh hưởng đáng kể của Trung Quốc lên Việt Nam trên phương diện kinh tế và an ninh cũng mang tính chiến lược.
Về thương mại song phương, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ). Riêng trong tháng 6, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 8,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch của hai thị trường tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan (lần lượt là 4,1 và 1,4 tỷ USD). Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm như máy móc và thiết bị điện tử, kim loại, hoá chất, vải, nhựa. Những sản phẩm này là đầu vào quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam, điển hình là công nghiệp dệt may, da, giày với hơn 50% nguyên liệu thô được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam, chiếm hơn 65% tổng sản lượng xuất khẩu trái cây và rau củ của Việt Nam. Việc Trung Quốc nhiều lần ngăn cửa khẩu đối với hàng hóa nông sản Việt Nam đã khiến nông dân và thương lái Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, những hành vi quấy nhiễu và gây sức ép của tàu Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng khiến Việt Nam khó khai thác nguồn lợi kinh tế to lớn từ biển. Điển hình là vụ việc tàu Qng 90675 (Quảng Ngãi), vào tháng 8 năm nay, đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát và uy hiếp tịch thu ngư cụ và cắt lưới vứt xuống biển khi đang đánh cá ở quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập một đội tàu đánh bắt cá xa bờ với số lượng hơn 16 nghìn chiếc và có khả năng đánh bắt tận diệt nguồn lợi cá trên vùng biển tranh chấp với Việt Nam. Bên cạnh việc nguồn lợi kinh tế từ tài nguyên cá bị tổn thương, việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam cũng chịu sức ép từ Trung Quốc. Vào tháng 7/2020, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã phải hủy một số dự án hợp tác thăm dò dầu khí với các đối tác Repsol (Tây Ban Nha) và Mubadala (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất) sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa sẽ tấn công các cơ sở của Việt Nam tại Trường Sa nếu Việt Nam không dừng khoan.
An ninh nguồn nước sông Mekong cũng là vấn đề mà Trung Quốc có thể “gây ảnh hưởng” đến Việt Nam. Tính đến nay, Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 11 đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong cũng như đầu tư xây dựng các đập khác ở Lào và Campuchia (hai quốc gia đang rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc) thông qua dự án BRI. Sự xuất hiện dày đặc của các con đập này đã làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và môi trường của các quốc gia ở hạ nguồn, trong đó có Việt Nam. Đỉnh điểm là đợt hạn mặn mùa khô năm 2019-2020 đã gây thiệt hại khoảng 42.000 ha lúa Đông Xuân, trong đó mất trắng 26.000 ha cùng nhiều tổn thất khác cho ngành nông nghiệp. Tình trạng hạn mặn này nếu lặp lại trong tương lai, có thể gây mất an ninh lương thực cũng như suy giảm nguồn lợi thủy sản của Việt Nam. Như vậy, với việc kiểm soát thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc có khả năng “vũ khí hóa” nguồn tài nguyên nước này để gây sức ép lên Việt Nam.
Thế nhưng, Mỹ khó có thể được xem là một đối tác “đáng tin cậy” để Việt Nam “hoá giải” thách thức từ Trung Quốc. Mỹ đang cho thấy dấu hiệu của một “đế quốc bị dàn trải quá mức” (imperial overstretch) và đang “suy yếu”. Các quốc gia độc tài về quân sự là Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên đều có chung mục tiêu là lật đổ cái mà họ coi là “bá quyền áp bức” (oppressive hegemony) của Mỹ. Và bốn quốc gia này, dù không có liên minh chính thức, luôn phối hợp hành động bất cứ khi nào có cơ hội để thúc đẩy các dự án chung nhằm làm suy yếu nước Mỹ. Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho Mỹ trong việc bảo vệ các lợi ích của siêu cường mà không phải “căng mình” ở nhiều mặt trận và khu vực.
Bên cạnh đó, các căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu (cuộc chiến giữa Nga và Ukraine), Trung Đông (cuộc chiến giữa Israel và Hamas) và Đông Bắc Á (mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Đài Loan) có thể khiến trọng tâm chính sách của Mỹ phải hướng đến các vấn đề an ninh truyền thống mang tính cấp thiết. Sau khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng nổ vào tháng 10, dư luận Mỹ đồng lòng ủng hộ Nhà Trắng hỗ trợ nhà nước Do Thái Israel. Israel từ lâu là trọng tâm trong chiến lược Trung Đông của Mỹ, và được Mỹ ủng hộ một cách rõ ràng. Bên cạnh Israel, Mỹ cũng có lợi ích chiến lược ở nhiều khu vực khác, và cần bảo vệ các đồng minh trên thực tế (như Đài Loan, Ukraine). Trong bối cảnh đó, Việt Nam khó có thể là ưu tiên dài hạn trong chính sách của Mỹ. Đặc biệt, với nền chính trị đảng phái bị chia rẽ và năm 2024 là thời gian bầu cử tổng thống Mỹ, nước Mỹ - trong thời gian sắp tới - sẽ ưu tiên cho chính trị trong nước.
Những hàm ý đối với Việt Nam
Như vậy, với ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc lên Việt Nam, Hà Nội cần ứng xử khéo léo và thận trọng trước Bắc Kinh. Bởi, quan hệ Việt - Trung là mối “quan hệ bất cân xứng” (asymmetric relationship), với Việt Nam là quốc gia nhỏ hơn so với Trung Quốc. Việc duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu của Hà Nội vì điều này giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trước sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc cũng như hưởng lợi ích kinh tế to lớn từ thị trường của nước này.
Về bản chất, để quản trị mối quan hệ song phương bất cân xứng, hai quốc gia cần dành cho nhau sự tôn trọng. Trong bối cảnh đó, Hà Nội đã khéo léo thể hiện sự tôn trọng với Bắc Kinh. Đáng chú ý nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc vào cuối tháng 10, đầu tháng 11/2022, cho thấy Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên quan hệ với Trung Quốc. Ngay trước khi Tổng thống Biden đến Việt Nam, Việt Nam cũng đã tiếp đón Lưu Kiến Siêu, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, và sau khi quan hệ Việt - Mỹ được nâng cấp, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã sang sang thăm Trung Quốc. Trong năm 2023, lần lượt hai lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng sang thăm và làm việc tại Trung Quốc. Gần đây nhất, trong chuyến công tác của Vương Nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định sự coi trọng cao độ và ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ Việt - Trung. Như vậy, Việt Nam đã thành công “xoa dịu” Trung Quốc, rằng Hà Nội không có mục tiêu “liên Mỹ kháng Trung”.
Chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình đồng thời cho thấy Trung Quốc cũng tôn trọng Việt Nam. Trong năm qua, quan hệ hai nước được duy trì đều đặn bởi các cuộc tiếp xúc cấp cao (high-level meetings) giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Trung Quốc (như Triệu Lạc Tế, Lý Cường, Tần Cương). Ngoài ra, quan hệ hai nước còn được đặt củng cố bởi nền tảng quan hệ khá tốt đẹp giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai nước cũng tham gia tích cực vào các diễn đàn giải quyết các vấn đề mà cả hai có mối quan tâm chung như Hợp tác Mekong - Lancang (MLC).
Nhìn chung, chuyến thăm Việt Nam của ông Tập sẽ khép lại một năm ngoại giao thành công của Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam nên tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong quan hệ với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ song phương. Dư địa cho phát triển quan hệ với Trung Quốc về kinh tế là rất đáng kể. Với vị trí chiến lược – là láng giềng của Trung Quốc, có đường bờ biển dài và thuế xuất khẩu thấp – Việt Nam là điểm đến thuận lợi cho đầu tư của các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia đang thực hiện chiến lược “Trung Quốc + 1” (China Plus One strategy) nhằm tìm kiếm các thị trường tiềm năng bên cạnh Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc phát huy nội lực cũng giúp Việt Nam gia tăng vị thế trong quan hệ với Trung Quốc, và qua đó tăng cường tính độc lập, tự chủ của Hà Nội trong đối sách với Bắc Kinh.
Đầu tháng 12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã có chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội. Sắp tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ sang thăm Việt Nam trong hai ngày 12 và 13/12. Việc chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Vương Nghị cho thấy đây là sự kiện được Trung Quốc chuẩn bị rất kỹ lưỡng. Chuyến thăm của ông Tập diễn ra đúng vào dịp Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 15 năm thiết lập quan hệ “Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện” (2008-2023). Sự kiện cũng kỷ niệm 5 năm kể từ lần gần nhất người đứng đầu nhà nước Trung Quốc thăm chính thức Việt Nam vào năm 2017 trong khuôn khổ Hội nghị thường niên APEC tổ chức tại Đà Nẵng. Vậy, bối cảnh quan hệ Việt - Trung cho đến chuyến thăm của ông Tập có điểm gì nổi bật, và Việt Nam nên ứng xử ra sao sau sự kiện này?
Hà Nội đang nỗ lực thoát khỏi ảnh hưởng của Bắc Kinh?
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ và Nhật Bản là hai quốc gia có lập trường “cứng rắn” rõ rệt với Trung Quốc. Vào tháng 12/2022, Nhật Bản đã công bố ba văn kiện chiến lược quan trọng: Chiến lược An ninh Quốc gia, Chiến lược Quốc phòng và Chương trình Xây dựng Quốc phòng. Trong đó, Chiến lược An ninh Quốc gia đề ra mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng từ khoảng 1% GDP lên 2% để giúp Nhật Bản đối phó với các vấn đề an ninh mới, trong đó bao gồm thách thức đến từ Trung Quốc. Đến tháng 7/2023, Nhật Bản đã thông qua Sách trắng Quốc phòng, nêu rằng: Trung Quốc đã trở thành “mối quan ngại nghiêm trọng đối với Nhật Bản và cộng đồng quốc tế, đồng thời đặt ra thách thức chiến lược lớn nhất và chưa từng có”. Vào tháng 8 cùng năm, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề xuất tăng 12% chi tiêu quốc phòng cho năm 2024 (tương đương 52,67 tỷ USD) nhằm đối phó với tiến bộ quân sự của Trung Quốc. Những động thái này của Tokyo không khỏi vấp phải phản ứng kịch liệt từ Bắc Kinh, với việc phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Đàm Khắc Phi, đã chỉ trích Chiến lược An ninh Quốc gia của Nhật Bản là “can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Trung Quốc và kích động căng thẳng trong khu vực”.
Trong khi đó, Mỹ đang từng bước can dự tích cực hơn vào Biển Đông, thông qua các hoạt động tự do hàng hải (FONOPs), nhằm thách thức yêu sách về quyền hàng hải và chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đối với các đảo trên Biển Đông. Trong năm 2022, Mỹ đã triển khai 3 nhóm tác chiến tàu sân bay (carrier strike groups), 20 máy bay ném bom và 12 tàu ngầm tấn công hạt nhân ở Biển Đông. Với tiềm lực hùng mạnh, Mỹ không những thách thức Trung Quốc thông qua tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông mà còn lên tiếng bảo vệ các đồng minh trước các hành vi khiêu khích của Trung Quốc. Vào tháng 5, Lầu Năm Góc cho biết Mỹ sẽ bảo vệ Philippines nếu lực lượng tuần duyên của nước này bị tấn công “ở bất cứ đâu trên Biển Đông”.
Như vậy, việc Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương lên cấp “đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ và Nhật Bản trong năm 2023 mang hàm ý rằng Việt Nam sẽ xích lại gần hơn với hai cường quốc này, bao gồm việc thắt chặt hợp tác an ninh trong vấn đề Biển Đông để kiềm chế tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Theo đó, mối đe doạ chung từ Trung Quốc và tầm nhìn chung về một “trật tự thế giới dựa trên luật lệ” (đối trọng với “tầm nhìn thế giới mới” của Trung Quốc) là “chất keo” kết dính quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và Nhật Bản. Trên cơ sở đó, không loại trừ khả năng Việt Nam sẽ thắt chặt quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, với việc Mỹ có thể chuyển một phi đội F16 cho Việt Nam trong tương lai cũng Nhật Bản làm sâu sắc hợp tác quốc phòng với Việt Nam thông qua chương trình Hỗ trợ An ninh Chính thức (OSA). Việc tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và Nhật Bản giúp Việt Nam củng cố an ninh trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng phô trương sức mạnh quân sự trên Biển Đông.
Hai đồng minh khác của Mỹ là Hàn Quốc và Australia cũng có quan hệ không mấy tốt đẹp với Trung Quốc. Cả Seoul và Canberra đều quan ngại về tham vọng của Bắc Kinh và hiện có “căng thẳng” với cường quốc này. Việc tàu Trung Quốc nhiều lần xâm nhập vào vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của Hàn Quốc khiến quốc gia này ngày càng “ngả về” phía Mỹ. Trong khi đó, mối quan ngại về ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông khiến Canberra tăng cường an ninh thông qua việc tham gia vào các cơ chế đối trọng với Bắc Kinh như Đối thoại Tứ giác An ninh (QUAD, gồm Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ), Liên minh Ngũ nhãn (Five Eyes, gồm Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand), hay Liên minh quân sự ba bên giữa Australia, Anh và Mỹ (AUKUS).
Chia sẻ quan ngại chung về Trung Quốc, Việt Nam cũng thúc đẩy hợp tác an ninh với Hàn Quốc và Australia. Vào tháng 12/2022, Việt Nam và Hàn Quốc đã chính thức nâng cấp quan hệ lên “đối tác chiến lược toàn diện”, và vào tháng 6/2023, Thủ tướng Australia Anthony Albanese đã thăm Việt Nam, khẳng định quan hệ hai nước đang phát triển tốt đẹp và nhất trí sớm nâng cấp quan hệ lên tầm cao mới. Trong giai đoạn 2017-2021, Hàn Quốc là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ 3 (sau Nga và Israel), chiếm 6,6% lượng nhập khẩu vũ khí của Việt Nam; và sau khi quan hệ Việt - Hàn được nâng cấp, hai nước có nhiều dư địa để thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực như an ninh hàng hải, sản xuất vũ khí, giáo dục và đào tạo quốc phòng. Trong bối cảnh Việt Nam nỗ lực phát triển công nghiệp quốc phòng trong nước và đa dạng hóa nguồn cung vũ khí kể từ khi chiến tranh Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, Hàn Quốc nổi lên là một đối tác tiềm năng. Trong khi đó, vào tháng 12/2022, Bộ trưởng Quốc phòng Australia Richard Marles đã đến thăm và gặp gỡ người đồng cấp Phan Văn Giang, hai bên tái khẳng định cam kết đối với quan hệ đối tác quốc phòng, xem xét hợp tác lâu dài trong các lĩnh vực như giáo dục, đào tạo và gìn giữ hòa bình, đồng thời nhất trí mở rộng quan hệ đối tác hơn nữa.
Bên cạnh đó, các học giả và giới hoạt động chính sách của Việt Nam cũng có phần “ủng hộ” (supportive) hơn là quan ngại rằng QUAD có thể “khiêu khích” Trung Quốc. Theo báo cáo của Viện Chiến lược Chính sách Australia (Australian Strategic Policy Institute), có 55% người được hỏi ở Việt Nam cho rằng QUAD có vai trò to lớn trong việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực. Ngoài ra, ở Việt Nam, “không có câu trả lời nào” cho rằng việc QUAD là một “bức tường thành chống Trung Quốc” (anti-China bulwark) là nguy hiểm; ngược lại, hơn 50% người tham gia khảo sát cho rằng đó là “điều cần thiết”. Việt Nam cũng chia sẻ tầm nhìn chung với các nguyên tắc nhấn mạnh tự do và rộng mở trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của QUAD, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình và phù hợp với luật pháp quốc tế. Sự ủng hộ này và mối quan hệ tốt đẹp với từng thành viên QUAD cung cấp cho Hà Nội một “tấm khiên” để chống lại một Trung Quốc ngày càng quyết đoán (assertive).
Ngược lại, đối với Trung Quốc, Việt Nam có sự thận trọng rõ rệt, nhất là với các dự án đầu tư của Trung Quốc trong Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI). Hà Nội nhận thức rõ nguy cơ phụ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh và sự thiếu minh bạch của các dự án BRI, do đó đã chủ động hạn chế tham gia vào sáng kiến này. Việt Nam đã từ chối tài trợ của Trung Quốc cho dự án đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái do quan ngại về an ninh quốc gia. Dự án BRI duy nhất được triển khai ở Việt Nam là dự án tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông, vốn đã đội nhiều chi phí và trì trệ về tiến độ. Khi cân nhắc chất lượng không đảm bảo của các dự án cùng rủi ro rằng Trung Quốc có thể tận dụng chúng như “đòn bẩy chính trị” để thực hiện “ngoại giao bẫy nợ” (debt-trap diplomacy), điển hình là đối với Lào, sự thận trọng của Việt Nam là có cơ sở.
Như vậy, những động thái trên của Việt Nam trong năm ngoại giao sôi động vừa qua cho thấy Hà Nội có xu hướng xích lại gần hơn với hệ thống “trục và nan hoa” (hub-and-spoke system) của Washington trong khi tỏ ra thận trọng trước Bắc Kinh. Điều này đến từ việc cạnh tranh địa chính trị Mỹ - Trung ngày càng gay gắt và không gian chiến lược để các nước tầm trung như Việt Nam “cân bằng” trong quan hệ với hai cường quốc ngày càng bị thu hẹp. Trong tương lai, với tham vọng không có giới hạn của Trung Quốc trên Biển Đông và quan hệ Mỹ - Trung càng đối đầu, Hà Nội có khả năng sẽ càng xích lại gần hơn với Washington.
Nhưng Bắc Kinh thì gần và Washington thì xa…
Tuy nhiên, Việt Nam không hẳn đã “chọn phe” trong đối đầu Mỹ - Trung. Trong các mối quan hệ song phương của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác quan trọng và là ưu tiên hàng đầu. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đều là hai đối tác sở hữu cấp độ ngoại giao cao nhất trong quan hệ với Việt Nam, về nội hàm, quan hệ “đối tác hợp tác [tác giả in nghiêng] chiến lược toàn diện” với Trung Quốc (được xác lập từ năm 2008), được xếp ở mức cao hơn vì có thêm thành tố “hợp tác” trong tên gọi. Nói cách khác, về hàm ý, quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc vẫn được xếp trên quan hệ với Mỹ.
Vốn có lịch sử “thăng trầm” với Trung Quốc, Việt Nam cần duy trì quan hệ tốt đẹp với cường quốc láng giềng. Bên cạnh yếu tố lịch sử và địa lý thì ảnh hưởng đáng kể của Trung Quốc lên Việt Nam trên phương diện kinh tế và an ninh cũng mang tính chiến lược.
Về thương mại song phương, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai (sau Mỹ). Riêng trong tháng 6, nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam đạt 8,5 tỷ USD, lớn hơn tổng kim ngạch của hai thị trường tiếp theo là Hàn Quốc và Đài Loan (lần lượt là 4,1 và 1,4 tỷ USD). Việt Nam chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc các sản phẩm như máy móc và thiết bị điện tử, kim loại, hoá chất, vải, nhựa. Những sản phẩm này là đầu vào quan trọng cho nhiều ngành công nghiệp của Việt Nam, điển hình là công nghiệp dệt may, da, giày với hơn 50% nguyên liệu thô được nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu nông sản chủ yếu của Việt Nam, chiếm hơn 65% tổng sản lượng xuất khẩu trái cây và rau củ của Việt Nam. Việc Trung Quốc nhiều lần ngăn cửa khẩu đối với hàng hóa nông sản Việt Nam đã khiến nông dân và thương lái Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, những hành vi quấy nhiễu và gây sức ép của tàu Trung Quốc trên vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam cũng khiến Việt Nam khó khai thác nguồn lợi kinh tế to lớn từ biển. Điển hình là vụ việc tàu Qng 90675 (Quảng Ngãi), vào tháng 8 năm nay, đã bị tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát và uy hiếp tịch thu ngư cụ và cắt lưới vứt xuống biển khi đang đánh cá ở quần đảo Hoàng Sa. Ngoài ra, Trung Quốc còn thiết lập một đội tàu đánh bắt cá xa bờ với số lượng hơn 16 nghìn chiếc và có khả năng đánh bắt tận diệt nguồn lợi cá trên vùng biển tranh chấp với Việt Nam. Bên cạnh việc nguồn lợi kinh tế từ tài nguyên cá bị tổn thương, việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam cũng chịu sức ép từ Trung Quốc. Vào tháng 7/2020, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) đã phải hủy một số dự án hợp tác thăm dò dầu khí với các đối tác Repsol (Tây Ban Nha) và Mubadala (Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất) sau khi Trung Quốc được cho là đe dọa sẽ tấn công các cơ sở của Việt Nam tại Trường Sa nếu Việt Nam không dừng khoan.
An ninh nguồn nước sông Mekong cũng là vấn đề mà Trung Quốc có thể “gây ảnh hưởng” đến Việt Nam. Tính đến nay, Trung Quốc đã hoàn thành xây dựng 11 đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong cũng như đầu tư xây dựng các đập khác ở Lào và Campuchia (hai quốc gia đang rơi vào vòng ảnh hưởng của Trung Quốc) thông qua dự án BRI. Sự xuất hiện dày đặc của các con đập này đã làm thay đổi dòng chảy của sông Mekong, gây ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái và môi trường của các quốc gia ở hạ nguồn, trong đó có Việt Nam. Đỉnh điểm là đợt hạn mặn mùa khô năm 2019-2020 đã gây thiệt hại khoảng 42.000 ha lúa Đông Xuân, trong đó mất trắng 26.000 ha cùng nhiều tổn thất khác cho ngành nông nghiệp. Tình trạng hạn mặn này nếu lặp lại trong tương lai, có thể gây mất an ninh lương thực cũng như suy giảm nguồn lợi thủy sản của Việt Nam. Như vậy, với việc kiểm soát thượng nguồn sông Mekong, Trung Quốc có khả năng “vũ khí hóa” nguồn tài nguyên nước này để gây sức ép lên Việt Nam.
Thế nhưng, Mỹ khó có thể được xem là một đối tác “đáng tin cậy” để Việt Nam “hoá giải” thách thức từ Trung Quốc. Mỹ đang cho thấy dấu hiệu của một “đế quốc bị dàn trải quá mức” (imperial overstretch) và đang “suy yếu”. Các quốc gia độc tài về quân sự là Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên đều có chung mục tiêu là lật đổ cái mà họ coi là “bá quyền áp bức” (oppressive hegemony) của Mỹ. Và bốn quốc gia này, dù không có liên minh chính thức, luôn phối hợp hành động bất cứ khi nào có cơ hội để thúc đẩy các dự án chung nhằm làm suy yếu nước Mỹ. Điều này đặt ra thách thức rất lớn cho Mỹ trong việc bảo vệ các lợi ích của siêu cường mà không phải “căng mình” ở nhiều mặt trận và khu vực.
Bên cạnh đó, các căng thẳng địa chính trị ở Đông Âu (cuộc chiến giữa Nga và Ukraine), Trung Đông (cuộc chiến giữa Israel và Hamas) và Đông Bắc Á (mâu thuẫn giữa Trung Quốc và Đài Loan) có thể khiến trọng tâm chính sách của Mỹ phải hướng đến các vấn đề an ninh truyền thống mang tính cấp thiết. Sau khi xung đột giữa Israel và Hamas bùng nổ vào tháng 10, dư luận Mỹ đồng lòng ủng hộ Nhà Trắng hỗ trợ nhà nước Do Thái Israel. Israel từ lâu là trọng tâm trong chiến lược Trung Đông của Mỹ, và được Mỹ ủng hộ một cách rõ ràng. Bên cạnh Israel, Mỹ cũng có lợi ích chiến lược ở nhiều khu vực khác, và cần bảo vệ các đồng minh trên thực tế (như Đài Loan, Ukraine). Trong bối cảnh đó, Việt Nam khó có thể là ưu tiên dài hạn trong chính sách của Mỹ. Đặc biệt, với nền chính trị đảng phái bị chia rẽ và năm 2024 là thời gian bầu cử tổng thống Mỹ, nước Mỹ - trong thời gian sắp tới - sẽ ưu tiên cho chính trị trong nước.
Những hàm ý đối với Việt Nam
Như vậy, với ảnh hưởng sâu rộng của Trung Quốc lên Việt Nam, Hà Nội cần ứng xử khéo léo và thận trọng trước Bắc Kinh. Bởi, quan hệ Việt - Trung là mối “quan hệ bất cân xứng” (asymmetric relationship), với Việt Nam là quốc gia nhỏ hơn so với Trung Quốc. Việc duy trì quan hệ tốt đẹp với Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu của Hà Nội vì điều này giúp Việt Nam giảm thiểu rủi ro trước sức mạnh kinh tế và quân sự của Trung Quốc cũng như hưởng lợi ích kinh tế to lớn từ thị trường của nước này.
Về bản chất, để quản trị mối quan hệ song phương bất cân xứng, hai quốc gia cần dành cho nhau sự tôn trọng. Trong bối cảnh đó, Hà Nội đã khéo léo thể hiện sự tôn trọng với Bắc Kinh. Đáng chú ý nhất là chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc vào cuối tháng 10, đầu tháng 11/2022, cho thấy Việt Nam luôn coi trọng và ưu tiên quan hệ với Trung Quốc. Ngay trước khi Tổng thống Biden đến Việt Nam, Việt Nam cũng đã tiếp đón Lưu Kiến Siêu, Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, và sau khi quan hệ Việt - Mỹ được nâng cấp, Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã sang sang thăm Trung Quốc. Trong năm 2023, lần lượt hai lãnh đạo cấp cao của Việt Nam là Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cũng sang thăm và làm việc tại Trung Quốc. Gần đây nhất, trong chuyến công tác của Vương Nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định sự coi trọng cao độ và ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước Việt Nam đối với quan hệ Việt - Trung. Như vậy, Việt Nam đã thành công “xoa dịu” Trung Quốc, rằng Hà Nội không có mục tiêu “liên Mỹ kháng Trung”.
Chuyến thăm sắp tới của Chủ tịch Tập Cận Bình đồng thời cho thấy Trung Quốc cũng tôn trọng Việt Nam. Trong năm qua, quan hệ hai nước được duy trì đều đặn bởi các cuộc tiếp xúc cấp cao (high-level meetings) giữa lãnh đạo Việt Nam và lãnh đạo Trung Quốc (như Triệu Lạc Tế, Lý Cường, Tần Cương). Ngoài ra, quan hệ hai nước còn được đặt củng cố bởi nền tảng quan hệ khá tốt đẹp giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hai nước cũng tham gia tích cực vào các diễn đàn giải quyết các vấn đề mà cả hai có mối quan tâm chung như Hợp tác Mekong - Lancang (MLC).
Nhìn chung, chuyến thăm Việt Nam của ông Tập sẽ khép lại một năm ngoại giao thành công của Việt Nam. Trong tương lai, Việt Nam nên tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được trong quan hệ với Trung Quốc để thúc đẩy quan hệ song phương. Dư địa cho phát triển quan hệ với Trung Quốc về kinh tế là rất đáng kể. Với vị trí chiến lược – là láng giềng của Trung Quốc, có đường bờ biển dài và thuế xuất khẩu thấp – Việt Nam là điểm đến thuận lợi cho đầu tư của các doanh nghiệp và tập đoàn đa quốc gia đang thực hiện chiến lược “Trung Quốc + 1” (China Plus One strategy) nhằm tìm kiếm các thị trường tiềm năng bên cạnh Trung Quốc. Bên cạnh đó, việc phát huy nội lực cũng giúp Việt Nam gia tăng vị thế trong quan hệ với Trung Quốc, và qua đó tăng cường tính độc lập, tự chủ của Hà Nội trong đối sách với Bắc Kinh.
Từ khoá: quan hệ Việt - Trung chính sách đối ngoại phòng ngừa rủi ro quan hệ bất cân xứng